Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN vạn THỌ và KIM PHÁT tài tại THÀNH PHỐ cần THƠ và THỊ xã SA đéc và HIỆU QUẢCỦA một số VI SINH vật đối KHÁNG đối với các tác NHÂN gây BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Trần Thị Kim Hạnh

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN VẠN THỌ
VÀ KIM PHÁT TÀI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT
SỐ
VIĐH
SINH
ĐỐI
ĐỐIvàVỚI
Trung tâm Học
liệu
CầnVẬT
Thơ @
TàiKHÁNG
liệu học tập
nghiên cứu
CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Trần Thị Kim Hạnh

ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN VẠN THỌ
VÀ KIM PHÁT TÀI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ MỘT CỦA
SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG ĐỐI VỚI
CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trần Thị Thu Thuỷ
KS. Lê thị Mai Thảo

Cần Thơ - 2007


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp của chúng con.
Thành kính biết ơn Cô Trần Thị Thu Thủy và Chị Lê Thị Mai Thảo đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn thầy Phạm Văn Phượng, quí thầy cô đã giảng dạy và
hướng dẫn tôi trong 5 năm học vừa qua, quí thầy cô thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực
Vật đã đóng góp ý kiến quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn chỉnh
luận văn tốt nghiệp.

Chân thành cám ơn anh Huỳnh Minh Châu và các anh chị trong Bộ Môn
Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện cũng như hoàn
chỉnh
luậnHọc
văn. liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâm
Thân ái cám ơn tập thể lớp Trồng Trọt khóa 28 đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học.

Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Hạnh

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: TRẦN THỊ KIM HẠNH
Sinh ngày: 12 tháng 12 năm 1984
Quê quán: ấp Thới Thạnh - xã Thới Thuận - huyện Thốt Nốt - TP Cần Thơ.
Họ và tên cha: TRẦN VĂN TRẮT
Nghề nghiệp: Kỹ sư Chăn Nuôi.
Họ và tên mẹ: TRẦN THỊ THU NGA
Nghề nghiệp: Giáo viên, Trường Tiểu Học Thới Thuận 2.
Đã tốt nghiệp tú tài tại trường PTTH Thốt Nốt vào năm 2002.
Năm 2002, đã trúng tuyển vào Trường Đại Học Cần Thơ khóa 28 (2002 – 2007).
Năm 2007, đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG ĐỐI VỚI CÁC
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do sinh viên Trần Thị Kim Hạnh thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2007

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. Trần Thị Thu Thủy

Ks. Lê Thị Mai Thảo


iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐIỀU TRA GIÁM ĐỊNH BỆNH TRÊN VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG ĐỐI VỚI CÁC
TÁC NHÂN GÂY BỆNH”

Do sinh viên: Trần Thị Kim Hạnh
Thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng ngày

tháng

năm 2007

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn đã được Hội Đồng đánh giá ở mức:………………điểm
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG:...................................................................................
........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày
Duyệt khoa

tháng

năm 2007


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

v


MỤC LỤC
Trang
Danh sách hình

x

Danh sách bảng

xii

Tóm lược

xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1

2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI

2

1.1.1 Cây Vạn Thọ

2

1.1.1.1 Đặc điểm thực vật

2

1.1.1.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng

3

1.1.2 Cây Kim Phát tài

3

Trung tâm1.1.2.1
HọcĐặc
liệu
ĐHthực
Cần

điểm
vật Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên3cứu
1.1.2.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng

3

1.2 MỘT SỐ BỆNH TRÊN VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI ĐÃ ĐƯỢC

4

BÁO CÁO
1.2.1 Trên Vạn Thọ

4

1.2.1.1 Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium, Verticillium sp.)

5

1.2.1.2 Bệnh đốm lá (Alternaria sp.)

5

1.2.1.3 Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

6

1.2.1.4 Bệnh đốm lá (Septoria tageticola)

6


1.2.1.5 Bệnh héo xanh (Pseudomonas sp.)

6

1.2.2 Cây Kim Phát Tài

7

1.2.2.1 Bệnh thối hạch (Sclerotium rolfsii)

7

1.2.2.2 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)

8

1.2.2.3 Bệnh thối cuống lá và chết cây (Phytophthora nicotiana)

8

vi


1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG ĐƯỢC

8

DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.3.1 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17


8

1.3.2 Vi khuẩn Bacillus sp. TG19

9

1.3.3 Nấm Tricô-Đại Học Cần Thơ

10

CHƯƠNG 2

11

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

11

2.1 PHƯƠNG TIỆN

11

2.1.1 Vật liệu và dụng cụ

11

2.1.2 Phương tiện thí nghiệm

12


2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

12

2.2.1 Phương pháp điều tra giám định bệnh trên Vạn Thọ và Kim

12

Phát Tài
2.2.1.1 Phương pháp điều tra

12

phápCần
giám Thơ
định @ Tài liệu học tập và nghiên
13cứu
Trung tâm2.2.1.2
HọcPhương
liệu ĐH
2.3 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG

17

ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRÊN VẠN THỌ VÀ
KIM PHÁT TÀI
2.3.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với

17


các tác nhân gây bệnh trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài trong điều kiện
phòng thí nghiệm
2.3.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của vi khuẩn Burkholderia

19

cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các tác nhân gây bệnh
trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài trong điều kiện phòng thí nghiệm
CHƯƠNG 3

20

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH HẠI HOA KIỂNG TẠI

20

THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỊ XÃ SA ĐÉC

vii


3.1.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên Vạn Thọ tại Tp.CầnThơ

20


3.1.2 Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên Kim Phát Tài tại thị xã

24

Sa Đéc
3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH BỆNH

26

3.2.1 Kết quả giám định bệnh trên cây Vạn Thọ

26

3.2.1.1 Bệnh héo vàng

26

3.2.1.2 Bệnh đốm lá

27

3.2.1.3 Bệnh héo xanh

29

3.2.1.4 Bệnh cháy lá do nấm Choanephora sp.

29

3.2.2 Kết quả giám định bệnh trên cây Kim Phát Tài


31

3.2.2.1 Bệnh thán thư

31

3.2.2.1 Bệnh cháy lá

33

3.2.2.3 Bệnh thối hạch

34

3.2.2.4 Bệnh đốm xám

34

3.3 tâm
KHẢO
SÁTliệu
HIỆU
QUẢ
ĐỐIThơ
KHÁNG
CỦAliệu
CHỦNG
Trung
Học

ĐH
Cần
@ Tài
họcNẤM
tập Tvà nghiên36cứu
BM2a ĐỐI VỚI CÁC CHỦNG NẤM GÂY HẠI TRÊN VẠN THỌ
VÀ KIM PHÁT TÀI
3.3.1 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a trên 15 chủng

37

nấm Colletotrichum spp. gây hại trên Kim Phát Tài
3.3.2 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a trên 11 chủng

39

nấm Pestalotia spp. gây hại trên Kim Phát Tài
3.3.3 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a trên chủng nấm

41

Sclerotium rolfsii và Curvularia sp. được phân lập trên cây Kim Phát
Tài
3.3.4 Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với các chủng

41

nấm Alternaria sp. và Fusarium sp. gây bệnh trên Vạn Thọ
3.4 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA 2 CHỦNG VI
KHUẨN Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 ĐỐI VỚI


viii

43


CÁC CHỦNG NẤM GÂY HẠI TRÊN VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT
TÀI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.4.1 Khảo sát hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn

43

Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với 15 chủng
Colletotrichum spp. trên cây Kim Phát Tài
3.4.2 Khảo sát hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn

43

Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với 11 chủng
Pestalotia spp. trên cây Kim Phát Tài
3.4.3 Khảo sát hiệu quả đối kháng của hai chủng vi khuẩn

49

Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với 14 chủng
nấm khác gây hại trên Vạn Thọ và cây Kim Phát Tài
CHƯƠNG 4

53


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

4.1 KẾT LUẬN

53

4.2 tâm
ĐỀ NGHỊ
54 cứu
Trung
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ quy trình giám định bệnh do nấm


16

2.2

Sơ đồ quy trình giám định bệnh do vi khuẩn

17

2.3

Cách bố trí thí nghiệm đối kháng giữa chủng nấm T-BM2a với

18

nấm gây bệnh
2.4

Sơ đồ thử nghiệm hiệu quả của vi khuẩn đối kháng đối với nấm

19

gây bệnh
3.1

Triệu chứng bệnh héo vàng trên Vạn Thọ

26

3.2


Tác nhân gây bệnh héo vàng trên Vạn Thọ

27

3.3

Triệu chứng bệnh đốm lá trên Vạn Thọ

28

3.4

Tác nhân bệnh đốm lá trên Vạn Thọ

28

3.5

Triệu chứng bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas sp. trên

29

Trung tâm Vạn
HọcThọ
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.6

Triệu chứng bệnh cháy lá do nấm Choanephora trên Vạn Thọ


30

3.7

Tác nhân gây bệnh cháy lá trên Vạn Thọ

31

3.8

Triệu chứng và tác nhân bệnh thán thư trên Kim Phát Tài

32

3.9

Triệu chứng bệnh cháy lá trên Kim Phát Tài

33

3.10

Tác nhân gây bệnh cháy lá trên Kim Phát Tài

34

3.11

Triệu chứng và tác nhân bệnh thối hạch trên Kim Phát Tài


35

3.12

Triệu chứng và tác nhân bệnh đốm xám trên Kim Phát Tài

35

3.13

Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng

39

nấm Colletotrichum 2 ở thời điểm 72 giờ sau khi cấy
3.14

Hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a đối với chủng

41

nấm Pestalotia 7 ở thời điểm 72 giờ sau khi cấy
3.15

Hiệu quả đối kháng của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với chủng
nấm Colletotrichum 11 gây bệnh trên Kim Phát Tài

x

46



DANH SÁCH HÌNH (tt)
Hình

Tên hình

Trang

3.16

Các dạng khuẩn ty nấm Colletotrichum spp.

47

3.17

Hiệu quả đối kháng của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với chủng

46

nấm Pestalotia 3 gây bệnh trên Kim Phát Tài
3.18

Các dạng khuẩn ty nấm Pestalotia spp.

48

3.19


Các dạng khuẩn ty nấm Alternaria spp.

51

3.20

Hiệu quả đối kháng của vi khuẩn TG17 và TG19 đối với chủng

52

nấm Curvularia sp. gây bệnh trên Kim Phát Tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phân cấp mức độ bệnh (Bộ Môn Bảo Vệ Thực vật, ĐHCT)

13


3.1

Mức độ bệnh trên cây Vạn Thọ tại Bà Bộ (Thành Phố Cần Thơ)

22

qua các tháng điều tra
3.2

Mức độ bệnh trên cây Kim Phát Tài tại Sa Đéc qua các tháng

25

điều tra
3.3

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a trên 15 chủng nấm

38

Colletotrichum spp. gây hại trên Kim Phát Tài ở thời điểm 48
giờ và 72 giờ sau khi cấy
3.4

Hiệu suất đối kháng của chủng nấm T-BM2a trên 11 chủng nấm

40

Pestalotia spp. gây hại trên Kim Phát Tài ở thời điểm 48 giờ và
72 giờ sau khi cấy


Trung
Học
ĐH Cần
Thơnấm
@ T-BM2a
Tài liệuđốihọc
tập và
3.5 tâmHiệu
suấtliệu
đối kháng
của chủng
với chủng
nấmnghiên
42cứu
Alternaria spp. và Fusarium sp. gây bệnh trên Vạn Thọ ở thời
điểm 48 giờ và 72 giờ sau khi cấy
3.6

So sánh hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và

44

TG19 đối với 15 chủng nấm Colletotrichum spp. gây hại trên
Kim Phát Tài
3.7

So sánh hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và

45


TG19 đối với 11 chủng nấm Pestalotia spp. gây hại trên Kim
Phát Tài
3.8

So sánh hiệu quả đối kháng của 2 chủng vi khuẩn TG17 và
TG19 đối với 14 chủng nấm khác gây hại trên Vạn Thọ và Kim
Phát Tài

xii

50


TRẦN THỊ KIM HẠNH, 2007. Điều tra, giám định bệnh trên Vạn Thọ và Kim
Phát Tài tại thành phố Cần Thơ và thị xã Sa Đéc và hiệu quả của một số vi sinh
vật đối kháng đối với các tác nhân gây bệnh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC
Đề Tài “điều tra, giám định bệnh trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài tại thành phố
Cần Thơ và Thị Xã Sa Đéc và hiệu quả của một số vi sinh vật đối kháng đối với
các tác nhân gây bệnh” được thực hiện vào tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm
2007 tại bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ nhằm: (1) Điều tra, đánh giá mức độ bệnh và xác định
tên tác nhân gây bệnh trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài (2) Đánh giá hiệu quả một số
vi sinh
đối kháng
tác nhân
và Kimcứu
Trung

tâmvậtHọc
liệu đối
ĐHvớiCần
Thơgây
@bệnh
Tàiquan
liệutrọng
họctrên
tậpVạn
vàThọ
nghiên
Phát Tài trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả điều tra và giám định cho thấy:
- Trên Vạn Thọ xác định được 4 bệnh gây hại là bệnh héo vàng do nấm
Fusarium sp., bệnh đốm lá do nấm Alternaria spp., bệnh cháy lá do nấm
Choanephora sp. và 1 bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp. trong đó bệnh do
nấm Fusarium sp. là bệnh gây hại quan trọng nhất.
- Trên Kim Phát Tài xác định được 4 bệnh, bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum spp., bệnh cháy lá Pestalotia spp., bệnh thối hạch Sclerotium
rolfsii, bệnh đốm xám Curvularia sp.. Trong đó bệnh do nấm thán thư
Colletotrichum spp. là bệnh gây hại quan trọng cần phải quan tâm.
Kết quả khảo sát hiệu quả đối kháng của chủng nấm T-BM2a, vi khuẩn
Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 đối với các tác nhân gây bệnh
trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài cho thấy:

xiii


- Trên Kim Phát Tài, chủng nấm T-BM2a cho hiệu suất đối kháng cao với
chủng nấm Sclerotium rolfsii và Curvularia sp. với hiệu suất đối kháng > 50%.

Đối với các chủng nấm Colletotrichum spp. và Pestalotia spp. thu thập tại các địa
điểm khác nhau thì hiệu quả đối kháng thay đổi tùy theo từng chủng nấm. Trong
đó, các chủng Colletotrichum 2, 3 và Colletotrichum 12 (thu thập tại vườn 1, 2 và
vườn 5); Pestalotia 1, 2 và Pestalotia 7 (thu thập tại vườn 2 và vườn 4) có hiệu
suất đối kháng >50%, hiệu suất đối kháng <40% ở chủng Colletotrichum 9 (vườn
4); Pestalotia 6, 8 và Pestalotia 11 (vườn 4 và vườn 7). Trên Vạn Thọ, chủng TBM2a cho hiệu quả đối kháng thấp (<40%) đối với các chủng nấm Alternaria
spp. và Fusarium sp.
Vi khuẩn TG17 và TG19 cho hiệu quả đối kháng tương đương nhau đối với
15 chủng Colletotrichum spp. gây hại trên Kim Phát Tài. Đối với các chủng nấm
Pestalotia spp., Curvularia sp. (Kim Phát Tài) và Alternaria spp., Fusarium sp.
(Vạn Thọ) thì vi khuẩn TG17 cho hiệu quả đối kháng cao hơn. Ngược lại, đối với
chủng
Sclerotium
rolfsii
thì Cần
vi khuẩn
TG19
hiệu
quả học
đối kháng
TG17. cứu
Trung
tâm
Học liệu
ĐH
Thơ
@cho
Tài
liệu
tập cao

và hơn
nghiên

xiv


MỞ ĐẦU
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã
mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa. Năm 1995 sản lượng hoa
cây cảnh thế giới đạt khoảng 31 tỷ đô la, trong đó hoa hồng chiếm 25 tỷ. Ba nước
sản xuất hoa cây cảnh lớn với sản lượng khoảng 50% sản lượng hoa của thế giới đó
là Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ. Châu Á Thái Bình Dương có diện tích hoa cây cảnh
khoảng 134.000 ha chiếm 60% diện tích hoa của thế giới (Nguyễn Xuân Linh và
Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Ở Việt Nam diện tích trồng hoa cả nước là 1500 ha và ngày càng được mở
rộng thêm (Nguyễn Xuân Linh, 1998). Một trong những loại hoa kiểng rất được ưa
chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam là hoa cúc Vạn Thọ và cây Kim Phát
Tài. Vạn Thọ dùng trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng lễ và trưng bày
trong dịp tết Nguyên Đán. Ngoài ra, cây Vạn Thọ còn có tác dụng xua đuổi côn
trùng có hại, lá Vạn Thọ có thể chữa bệnh nấc cụt, ho gà,… Ở Thái Lan, Ấn Độ hoa

Trung
tâm
liệucông
ĐHnghệ
Cần
Thơ
Tàisúcliệu
tập và nghiên cứu
Vạn Thọ

cònHọc
dùng trong
chế biến
thức@
ăn gia
(Đào học
Mạnh Khuyến,
1996). Bên cạnh đó cây Kim phát Tài với đặc điểm dễ trồng, phát triển tốt trong
điều kiện râm mát, lá sáng bóng đẹp nên thường được dùng làm cây cảnh trang trí
trong nhà (Chen, 2002). Tuy nhiên, nghiên cứu về bệnh hại trên Vạn Thọ và Kim
Phát Tài còn rất hạn chế. Do đó đề tài : “Điều tra, giám định bệnh trên Vạn Thọ &
Kim Phát Tài tại Thành Phố Cần Thơ và thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và thử
nghiệm hiệu quả một số vi sinh vật đối kháng đối với các tác nhân gây bệnh” được
thực hiện nhằm mục đích (1) Điều tra, đánh giá mức độ bệnh và xác định tên tác
nhân gây bệnh trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài (2) Đánh giá hiệu quả một số vi sinh
vật đối kháng đối với tác nhân gây bệnh quan trọng trên Vạn Thọ và Kim Phát Tài
trong điều kiện phòng thí nghiệm.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI
1.1.1 Cây Vạn Thọ
1.1.1.1 Đặc điểm thực vật
Vạn Thọ là cây hai lá mầm (dicotyledonae), thuộc phân lớp Cúc (Asteridae), bộ
Cúc (Asterales), họ Cúc (Asteraceae). Trên thế giới có khoảng 12 loài Vạn Thọ
(Seidemann, 2004), phổ biến là 2 loài Tagetes erecta và Tagetes patula (Vạn Thọ
Pháp) (Kessler, 1998). Ngoài ra còn có một loài ít được biết hơn là Tagetes

tenuifolia.
Theo Baker và Cook (1983) Cúc Vạn Thọ (Tagetes erecta Linn) là cây thân cỏ
sống hằng năm, cao khoảng 60 cm thẳng đứng đôi khi phân nhánh, cây có thể cao
đến 1m, lá chia thùy dạng lông chim sâu như lá kép, nhẵn, mép có tuyến lớn và răng
cưa (Trần Hợp, 2000). Vạn Thọ có hoa tự dạng đầu, hoa đơn tràng hoặc trùng tràng
một nữa,
đường
kínhliệu
4cm, hoa
lưỡi màu
vàng,
da cam
vàngtập
tím và
Trung
tâm
Học
ĐHdạng
Cần
Thơ
@vàng
Tài
liệuhoặc
học
và nghiên cứu
đỏ tím Trần Văn Mão (2004). Tagetes erecta hoa có đường kính 5-10 cm. Lá bắc
tổng bao sát nhau làm thành ống dài màu xanh bóng. Hoa ở ngoài không đều, cánh
môi nhăn xoắn lại, hoa ở giữa hình ống tất cả đều màu vàng tươi, quả bế có 2 gai
ngắn (Cook và Baker, 1983; Trần Hợp,2000).
Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes patula Lin) có nguồn gốc từ Mehico, cây thân cỏ,

sống hằng năm, mọc thẳng thấp với chiều cao khoảng 30cm (Trần Hợp, 2000). Cây
có thể cao 30-50 cm Trần Văn Mão (2004). Cây phân nhiều cành ở sát gốc, mọc
thành cụm, lá màu xanh đậm, xẻ thùy kép lông chim, mép khía răng cưa, cụm hoa
hình đầu nhỏ đường kính 4 cm trên một cuống chung đài (Cook và Baker, 1983),
hoa ngoài có cánh môi màu đỏ nâu hay hoàn toàn vàng, hoa giữa hình ống (Trần
Hợp, 2000).
Bên cạnh đó, loài Tagetes tenuifolia ít được biết đến, loài này có hoa và lá
nhỏ hơn những loài Vạn Thọ khác. Hoa có nhiều màu như vàng, cam, vàng gold,
tán lá có màu xanh đậm (Gilman,1999)

2


1.1.1.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng
- Nhiệt độ: Vạn Thọ ưa nhiệt độ ấm, nhiệt độ tối thích trong khoảng 25-300c,
nếu nhiệt độ cao cây có hoa nhỏ, trong khi nhiệt độ thấp làm cho cây chậm sinh
trưởng và chết (Đặng Phương Trâm, 2005). Vạn Thọ nảy mầm trong điều kiện nhiệt
độ 21-240C (Kessler, 1998; Rimando, 2001).
- Ánh sáng: Vạn Thọ ưa ánh sáng trực tiếp nhưng cây không chịu ánh sáng
quá mạnh vì làm tăng nhiệt độ mặt lá, Van Thọ có thể trồng quanh năm, cây ra hoa
thích hợp nhất trong điều kiện ngày ngắn do Vạn Thọ chịu ảnh hưởng của quang kỳ.
Ngược lại trong điều kiện ngày dài cây ít hoa và có xu hướng kéo dài thân. Tác
động của quang kỳ có thể bị phá bằng cách che tối liên tục 14 giờ/ngày trong 2 - 3
tuần từ lúc gieo hạt. (kessler, 1998 và Đặng Phương Trâm, 2005).
- Đất: Vạn Thọ ưa ráo, đất úng và ẩm độ không khí cao đều có ảnh hưởng
xấu đến sinh trưởng và khả năng phát triển của cây. Cây không chịu điều kiện pH
thấp, pH=6,5 là thích hợp cho tất cả các giống Vạn Thọ (Đặng Phương Trâm,
2005).

Trung tâm

ĐHhòaCần
@đểTài
liệu
tập
và nghiên cứu
-Dinh Học
dưỡng: liệu
phân được
loãng Thơ
vào nước
tưới cho
câyhọc
với liều
lượng
100-150 ppm N, không tưới phân cho Vạn Thọ lúc 7- 10 ngày sau khi trồng. Sử
dụng cân đối giữa đạm và kali theo công thức (15-15-15). Nếu nhiệt độ trung bình
dưới 180C tránh bón phân với lượng đạm cao cho Vạn Thọ (Kessler, 1998).
1.1.2 Cây Kim Phát Tài
1.1.2.1 Đặc điểm thực vật
Kim Phát Tài có nguồn gốc từ Tanzania. Tên khoa học: Zamioculcas
zamiifolia, tên thường gọi: Aroid palm. Thuộc lớp: Liliopsida, bộ: Alismatales, họ:
Araceae, phân họ: Aroideae (Chen và ctv. , 2005).
Kim Phát Tài có lá sáng bóng thon tròn, nhánh hình lông chim. Cây có khả
năng chịu được mức độ ánh sáng thấp, điều kiện khô hạn. Kim Phát Tài có thể phát
triển thêm thân mới, lá mới dưới môi trường có ánh sáng thấp chỉ 519,1 lux như
điều kiện râm mát trong nhà, trong phòng. Bên cạnh đó, nó có thể sống sót và tồn
tại trong điều kiện không tưới nước từ 3-4 tháng. Cây có thể chịu đựng được khô
hạn là nhờ vào lớp sáp bóng của lá và chất béo có trong thân cây giúp cho tốc độ

3



thoát hơi nước của cây chậm lại và thân rễ đặc có thể giúp cây dự trữ nước (Chen
và ctv. , 2005).
1.1.2.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 21-270C. Khi nhân giống vô
tính thì môi trường giâm nên giữ nhiệt độ trong khoảng 24-300C (Chen và ctv.,
2005).
- Ẩm độ: ở nhiệt độ 21-270C tương quan với ẩm độ giữa 50-95%. (Chen và
ctv., 2005).
- Ánh sáng: Kim Phát Tài có thể phát triển tốt trong điều kiện râm mát với
mức độ ánh sáng thấp 519,1 lux. Khi nhân giống giữ ẩm độ trung bình, đặt cây nơi
râm mát với mức độ ánh sáng 20.764 lux - 31.146 lux (Chen và ctv., 2005).
- Dinh dưỡng: Sử dụng phân cân đối theo công thức (18N-2,6P-10K). Phân
được hòa loãng trong nước và tưới cho cây, khi bón kết hợp với khoáng vi lượng
(Chen và ctv., 2005).
1.2 MỘT SỐ BỆNH TRÊN VẠN THỌ VÀ KIM PHÁT TÀI ĐÃ ĐƯỢC BÁO

Trung
CÁO tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1. Trên Vạn Thọ
Các nghiên cứu về bệnh trên Vạn Thọ
Trên Vạn Thọ được ghi nhận có 7 bệnh gồm 4 bệnh do nấm như đốm lá
(Alternaria sp.), chết cây do nấm (Pythium và Rhizoctonia), đốm xám trên hoa
(Botrytis cinerea), 2 bệnh do vi khuẩn là vi khuẩn héo xanh (Pseudomonas
solanacearum), vi khuẩn đốm lá (Pseudomonas syringae var.) và 1 bệnh do virus
TSWV (Kessler, 1998; Gilman, 1999; Mooran, 2006). Ngoài ra, còn có bệnh héo
cây do nấm Verticillium dahliae gây ra trên Vạn Thọ (Hine và McCain, 1981).
Mooran (2006) còn cho biết thêm bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxyporium.


4


1.2.1.1 Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium, Verticillium sp.)
Cây bị bệnh tại nhiều giai đoạn, cây con có thể bất ngờ khô héo, cây ở giai
đoạn trưởng thành khi bị bệnh từng nhánh cây bị héo, cây có thể héo vào giữa trưa
và phục hồi lại vào ban đêm, lá bên dưới có màu xanh nhợt nhạt và dần chuyển sang
màu vàng. Một vài cây không thấy biểu hiện của bệnh nhưng đến giai đoạn ra hoa
cây bất ngờ gãy ngã (Pataky, 1988). Theo Adams (2004) cả hai loài nấm gây bệnh
xâm nhiễm vào mô gỗ của cây, khi chẻ dọc thân thấy sự hóa nâu của mô gỗ. Cả hai
loài nấm gây bệnh có thể sống như những thực vật hoại sinh trong đất. Nấm
Fusarium oxyporum có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi bằng cách sinh sản vô tính
tạo bào tử có vách dầy, trong khi Verticillium hình thành những hạch nhỏ.
Mầm bệnh trong đất nên tránh làm tổn thương rễ tạo điều kiện cho nấm tấn
công, thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch, khử trùng đất bằng hơi nước hoặc
chất hóa học Methan sodium (Adams, 2004). Ngoài ra còn có thể sử dụng Daconil
500SC 25ml/bình 8 lít, Ridomil MZ 72WP, 25-30g/bình 8 lít để phòng trừ bệnh do
nấm Fusarium oxysporium (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).

Trung tâm
Cầnsp.)
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.1.2Học
Bệnh liệu
đốm láĐH
(Alternaria
Bệnh được ghi nhận gây hại trên lá, thân và hoa (Hotchkiss và Baxter, 1983).
cho biết vết bệnh có hình tròn hoặc bất định, màu nâu xám đến xám đen phát triển
từ mép lá hoặc chóp lá lan dần vào phiến lá. Đôi khi vết bệnh có màu đỏ sậm và có
tâm màu xám trắng (Moorman, 2006) .

Bệnh do nấm Alternaria tagetica gây ra (Hotchkiss và Baxter, 1983), thuộc
lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), bộ Moniliales, họ Dematiaceae. Nhiệt độ thích
hợp nhất cho nấm phát triển là 26-28oC. Sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, đính
bào đài và bào tử có màu nâu. Bào tử có nhiều vách ngăn ngang và dọc, (Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề,1998).
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao do đó cần tưới nước hợp lý
không tưới nước vào chiều tối. Để quản lý tốt bệnh cần ngắt bỏ và thiêu hủy lá bị
bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như chlorothalonil, mancozeb,
thiophanate methyl (Moorman, 2006).

5


1.2.1.3 Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)
Bệnh biểu hiện ở lá, thân và hoa. Các giống Tagetes erecta hầu hết đều
nhiễm bệnh. Bệnh bắt đầu ở những lá bên dưới sau đó phát triển lên các lá bên trên.
Trên lá, vết bệnh có dạng bầu dục hay bất định, đốm có màu xám đến đen, thân cây
bị bệnh héo tóp lại và có màu nâu. Hoa thối và chuyển sang màu nâu, đặc biệt trong
thời tiết ẩm, mốc xám hình thành trên hoa. Bệnh nặng toàn cây héo và chết
(Gilman,1999).
Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra (Gilman,1999), nấm thuộc lớp
Deuteromycetes, bộ Moniliales, họ Moniliacea. Bào tử đơn bào không màu hoặc
màu nâu nhạt, hình bầu dục kích thước 9 - 15 x 6 -10 µm (Đặng Văn Đông và Đinh
Thị Dinh, 2003).
Để hạn chế sự phát triển của bệnh tránh trồng quá dầy và để động nước trên
tán lá. Loại bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh, thuốc hóa học là không có hiệu quả.
(Gilman, 1999).
1.2.1.4 Bệnh đốm lá (Septoria tageticola)

Trung tâm

Học
liệubầuĐH
Cần
Thơmàu
@xám
Tài
học
tập
và nghiên cứu
Vết bệnh
có hình
dục hay
bất định,
đếnliệu
đen với
những
chấm
nhỏ trên bề mặt lá. Bệnh xuất hiện trước tiên ở những lá bên dưới sau đó phát triển
lên trên (Moorman, 2006).
Bệnh do nấm Septoria tageticola gây ra (Moorman, 2006).
Để quản lý tốt bệnh tránh tưới đẫm, có thể sử dụng thuốc phun xịt như
chlorothalonil (Moorman, 2006).
1.2.1.5 Bệnh héo xanh (Pseudomonas sp.)
Cây bị bệnh rễ bị thối, khi chẻ dọc thân cây có những sọc màu nâu kéo dọc
theo mô gỗ, lá cây bệnh héo rũ tái xanh, héo từ gốc lên ngọn. Bệnh nặng làm cây
héo và nhũn nước (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ
Hằng, 2005). Vi khuẩn hình que, gram âm, có roi ở một đầu, khuẩn lạc màu trắng
kem. Vi khuẩn Pseudomonas sp. tồn tại lâu trong đất, lan truyền theo nước tưới
xâm nhập vào cây qua vết thương và di chuyển vào bó mạch (Đặng Văn Đông và

Đinh Thị Dinh, 2003).

6


Moorman (2006) còn ghi nhận vi khuẩn cũng gây đốm lá trên Vạn Thọ với
triệu chứng vết bệnh là những đốm tròn nhỏ (2-5 mm) hình thành trên những mô bị
xâm nhiễm khi thời tiết ẩm. Bệnh do vi khuẩn Speudomonas tagetis gây ra
(Moorman, 2006).
Quản lý bệnh bằng cách thiêu hủy những cây bị bệnh, tránh tưới nước quá
đẫm, vườn trồng cao ráo, thoát nước và phòng trừ mô giới truyền bệnh (Moorman,
2006). Có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để hạn chế sự phát sinh, phát triển
của bệnh như Streptomixin phun nồng độ 100-150 ppm, Vanidacin nồng độ 1,7- 2
lít/1ha, Kasumin nồng độ 0,1% (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).
1.2.2 Cây Kim Phát Tài
Trên Kim Phát Tài, Palmateer (2005) ghi nhận một bệnh do nấm Sclerotium
rolfsii. Feng và ctv. (2006) cho biết bệnh thối cuống lá và chết cây trên Kim Phát
Tài do nấm Phytophthora nicotiana. Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005)
cho biết trên Kim Phát Tài có 2 bệnh do nấm là thán thư (Colletotrichum spp.) và
thối hạch (Sclerotium rolfsii).

Trung tâm
liệuhạch
ĐH
Cần Thơ
1.2.2.1Học
Bệnh thối
(Sclerotium
rolfsii)@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh thường xuất hiện ở thân gốc và củ. Lúc đầu, dưới gốc mô cây bị thối có

màu nâu đen, quan sát dưới gốc cây có những sợi nấm màu trắng và có nhiều hạch
nấm tròn, láng, màu trắng hoặc màu vàng nâu, kích thước hạch nấm từ 0,6-1,5 mm
(Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
Tác nhân gây bệnh do nấm Sclerotium rolfsii (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ
Hằng, 2005).
Để quản lý bệnh nên thu dọn tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy, xử lí đất trước
khi trồng, nhổ bỏ cây bị bệnh nặng và phun thuốc hóa học phòng trừ bệnh (Đặng
Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).

7


1.2.2.2 Bệnh thán thư (Colletrichum spp.)
Triệu chứng bệnh xuất hiện ở chót lá, vết bệnh có hình tròn màu vàng sậm,
các vết bệnh liên kết lại làm cháy đen cả chót lá (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ
Hằng, 2005).
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ
Hằng, 2005), thuộc lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, bộ Melanconiales, họ
Melanconiaceae. Sợi nấm có vách ngăn, bào tử đính đơn bào, không màu có hình
trụ hoặc hình liềm, đĩa đài mang nhiều gai cứng (Vũ Triệu Mân và Lê Lương
Tề,1998).
Để quản lý bệnh tốt phải làm vệ sinh vườn, phát hiện kịp thời và cắt bỏ
những cành lá bị bệnh. Sau đó phun các loại thuốc trừ nấm như Topsin, kitazin,
Thiram, Zineb (Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003).
1.2.2.3. Bệnh thối cuống lá và chết cây (Phytophthora nicotiana)
Triệu chứng bệnh là sự ướt nhũn của cuống lá và màu vàng nhạt ở lá non sau
đó lá non chuyển màu nâu. Tiến trình bệnh tiếp theo là cuống lá chuyển sang màu

Trung
tâmtópHọc

liệu
ĐH
Cần
Tàibị liệu
học
tậpnâuvà nghiên cứu
nâu, nhăn
lại và thối
mục.
Bề mặt
rễ vàThơ
thân rễ@
của cây
bệnh lúc
đầu màu
đen, bệnh nặng rễ bị thối mục và cây chết (Feng và ctv, 2006).
Bệnh do nấm Phytophthora nicotianae gây ra (Feng và ctv.,2006).
Quản lý bệnh bằng cách khử trùng đất vườn ươm. Chăm sóc cây con, tưới
nước sạch và không tạo vết thương trong quá trình chăm sóc. Phun thuốc phòng trừ
kịp thời khi thấy bệnh xuất hiện với các loại thuốc Zineb 80 WP hoặc Maneb 80
WP nồng độ 0,2-0,3% (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG ĐƯỢC DÙNG
TRONG THÍ NGHIỆM
1.3.1 Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 được bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ phân lập từ đất ruộng lúa, tại tỉnh Tiền
Giang năm 1997, với tên ban đầu Pseudomonas cepacia, do viện Pasteur Thành Phố
Hồ Chí Minh định danh năm 1999. Đến Năm 2000, vi khuẩn được Viện Nghiên

8



Cứu Quốc Gia Nông Nghiệp Nhật Bản định danh và chỉnh lại với tên Burkholderia
cepacia (Phạm Văn Kim, 2003).
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 là vi khuẩn hiếu khí thuộc gram âm,
có hình que kích thước 1,5-2,0 x 0.45- 0.5 µm. Khuẩn lạc màu vàng sữa trên môi
trường King’s B , tròn, nhô và bóng. Trên môi trường nuôi cấy trong đĩa petri vi
khuẩn này có phạm vi pH là từ 4 đến 8 và tối hảo là 7. Như vậy vi khuẩn này có thể
sống tốt trong điều kiện pH của đồng ruộng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn
Thị Thu Nga, 2003).
Vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng đối kháng mạnh với nấm
Rhizoctonia solani với bán kính vòng vô khuẩn là 16,5 mm (Phạm Văn Kim và ctv,
2003). Chủng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 có khả năng hạn chế sự hình
thành hạch nấm Rhizoctonia solani khi cùng chung sống với nấm trong đĩa petri.
Dịch trích nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường King′s B sau 48 giờ có khả năng ức
chế khuẩn ty nấm phát triển, hiệu quả ức chế càng cao khi nồng độ dịch trích càng
tăng, cơ chế đối kháng của vi khuẩn là tiết ra chất có khả năng hạn chế sự phát triển

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
của nấm (Nguyễn Thị Thu Nga, 2003).
1.3.2 Vi khuẩn Bacillus sp. TG19
Vi khuẩn Bacillus sp. có khả năng đối kháng tốt với nấm Rhizoctonia solani
với bán kính vòng vô khuẩn là 14,5 mm (Phạm văn Kim và ctv, 2003).
Lê Thị Kim Ngữ (2005), trích dẫn bởi (Nguyễn Quốc Đạt, 2006) cho biết hai
chủng vi khuẩn Burkholderia cepacia TG17 và Bacillus sp. TG19 có khả năng đối
kháng với 112 chủng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên các loại cây
trồng: dưa leo, cà chua, ớt, xoài và sầu riêng. Trong đó, vi khuẩn TG 19 có khả
năng đối kháng với nấm Colletotrichum spp. cao hơn so với chủng vi khuẩn TG 17
với bán kính vòng vô khuẩn trung bình lần lượt là vi khuẩn TG 19 (0,68 cm) và vi

khuẩn TG 17 (0,34 cm).
Ngoài ra, Biện Phương Đông (2005) còn ghi nhận cả hai vi khuẩn TG 17 và
TG 19 có khả năng đối kháng tốt với nấm Rhizoctonia solani gây bệnh trên cây cải
bẹ xanh và cải ngọt, trong điều kiện phòng thí nghiệm thông qua khả năng ức chế sự
phát triển của khuẩn ty nấm gây bệnh. Trong điều kiện nhà lưới thì hai chủng vi

9


khuẩn Burkholderia cepacia TG 17 và Bacillus sp. TG 19 đều có hiệu quả giúp
giảm bệnh chết cây con trên cây cải xanh và cải ngọt.
1.3.3 Nấm Tricô- Đại Học Cần Thơ
Dương Minh và ctv (2005) cho biết từ các vườn cam quít ở 3 tỉnh Vĩnh
Long, Đồng Tháp và Cần Thơ, đã phân lập và tuyển chọn được 5 dòng nấm
Trichoderma spp. triển vọng (T-BM2a, T-LV1a, T-OM2a, T-TO2a và T-TO2b) có
khả năng khống chế sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ cam
quít, trong điều kiện pH thấp (3,9–4,2). Riêng đối với chủng nấm T-BM2a được
phân lập tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm
Fusarium solani ở cả 3 mức độ pH (4,2–7) trong điều kiện in-vitro. Ngoài ra,
Nguyễn Văn Tứ (2005) cũng ghi nhận chủng nấm T-BM2a có khả năng đối kháng
hiệu quả với nấm Phytophthora palmivora gây bệnh trên Sầu Riêng, với hiệu suất
đối kháng trung bình là 50,5%. Bên cạnh đó, kết quả thí nghiệm của Lê Nguyễn
Ngọc Huỳnh (2006) cho thấy chủng T-OM2a có khả năng đối kháng tốt với nấm
Sclerotium rolfsii và Colletotrichum sp. gây hại trên Kim Phát Tài thông qua việc

Trung
Học
liệu
ĐH
Cần

@đốiTài
học
tập vàvà nghiên cứu
ức chếtâm
sự phát
triển của
khuẩn
ty nấm,
vớiThơ
hiệu suất
khángliệu
lần lượt
là 69,5%
62,8%.

10


×