Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN nấm gây BỆNH TRÊN hạt lúa tại AN GIANG và ĐỒNG THÁP TRONG vụ ĐÔNG XUÂN, hè THU và HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC đối với nấm trichoconis padwickii và diplodina sp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HỒ VĂN THƠ

GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN
HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HỒ VĂN THƠ

GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN
HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Trần Thị Thu Thủy
ThS. Lê Hoàng Lệ Thủy

Cần Thơ-2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
………………………………………………………………………………………………..

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài :

“GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN
HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.”
Do sinh viên Hồ Văn Thơ thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày 28 tháng 02 năm 2007

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Thị Thu Thủy

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
………………………………………………………………………………………………..

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Trồng Trọt với đề tài:

“GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN
HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005-2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.”
Do sinh viên Hồ Văn Thơ thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, ngày 07
tháng 03 năm 2007.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………điểm

Ý KIẾN HỘI ĐỒNG…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….


Cần Thơ, ngày 07 tháng 03 năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
CHỦ NHIỆM KHOA

iii

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Hồ Văn Thơ

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 21/ 01/1984

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Thị Xã Châu Đốc – An Giang
Quê quán: Khóm Châu Long 4, phường Châu Phú B, Thị xã Châu Đốc, An Giang.
Cha: Hồ Văn Tùng
Mẹ : Lê Thị Tuyết
Quá trình học tập:
Năm 1990 – 1995: học tại trường Tiểu học “A” Châu Phú B.
Năm 1996 – 1999: học tại trường THPT Thủ Khoa Nghĩa
Năm 1999 – 2002: học tại trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa
Tốt nghiệp tú tài năm 2002 tại trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa .Trúng tuyển
ngành Trồng Trọt Khoá 28 – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường
HọcHọc
Cần Thơ

TrungĐại
tâm
liệunăm
ĐH2002.
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tôt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Trồng Trọt năm 2007.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Hồ văn Thơ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Cha Mẹ, người đã chăm lo con ăn học cho đến ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn:
+ Cô Trần Thị Thu Thủy và chị Lê Hoàng Lệ Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
+ Cô Nguyễn Thị Thu Cúc và cô Nguyễn Thị Diệu Hương đã tận tình giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình làm luận văn.
+ Quý Thầy cô và toàn thể Cán bộ Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
+ Chân thành cảm ơn anh Huỳnh Minh Châu, anh Lê Bảo Ti và anh Dương Kế
Truyền đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn.
+ Cám ơn các bạn Trần Nguyên, Nguyễn Văn Đệ Em, La Chí Khôn, Huỳnh Ngọc Thi và
các bạn cùng nhóm với tôi đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

TrungThân
tâmáiHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gởi về:
+ Tất cả các bạn lớp Trồng Trọt K28 và toàn thể các bạn sinh viên Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, những lời chúc tốt đẹp
và thành đạt nhất.

HỒ VĂN THƠ

vi


HỒ VĂN THƠ, 2007. “GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN

HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2005 2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI
NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.”. Luận văn tốt nghiệp ngành Trồng
Trọt, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn Ts. Trần Thị Thu Thủy và Ths. Lê Hoàng Lệ Thủy.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Giám định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại An Giang và
Đồng Tháp trong vụ Đông Xuân 2005- 2006, Hè Thu 2006 và hiệu quả của một số
loại thuốc đối với nấm Trichoconis padwickii và Diplodina sp.” được thực hiện từ
tháng 09 năm 2006 đến tháng 02 năm 2007 tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ nhằm mục đích:
(1) Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại An Giang và Đồng Tháp. (2)
So sánh tần số xuất hiện của các loại nấm này trong điều kiện ánh sáng đèn huỳnh
quang và ánh sáng đèn cận cực tím. (3) Thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc đối

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

với nấm Trichoconis padwickii và Diplodina sp. Sau đây là một số kết quả đã ghi
nhận được.
+ Kết quả giám định thành phần nấm gây bệnh trên 23 mẫu lúa thu thập tại

An Giang và Đồng Tháp ghi nhận có 11 tác nhân gây bệnh trên hạt là Fusarium
spp., Helminthosporium spp., Curvularia spp., Trichoconis padwickii, Nigrospora
spp., Cercospora oryzae, Trichothecium sp., Tilletia barclayana, Diplodina sp.,
Alternaria sp. và Pyricularia oryzae.
Điều kiện ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tần số xuất hiện ở một số loại nấm. Điều
kiện ánh sáng đèn huỳnh quang và ánh sáng đèn cận cực tím có sự khác biệt có ý nghĩa
về tần số xuất hiện của bốn loài nấm Fusarium spp., Helminthosporium sp., Curvularia
spp., và Trichoconis padwickii. Tần số xuất hiện của bảy loài nấm Nigrospora spp.,
Cercospora oryzae, Trichothecium sp., Tilletia barclayana, Diplodina sp., Alternaria sp.
và Pyricularia oryzae khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, hai loại thuốc Tilt Super 300 EC và
Dithane M-45 80 WP cho hiệu quả cao nhất trong việc ức chế sự phát triển khuẩn ty

vii



của cả sáu chủng nấm Trichoconis padwickii và ba chủng nấm Diplodina sp.,. Đặc
biệt Tilt Super 300 EC còn ức chế được sự hình thành bào tử nấm Diplodina sp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Tiểu sử cá nhân

iv

Cam đoan

v

Cảm tạ

vi

Tóm lược

vii


Mục lục

ix

Danh sách bảng

xii

Danh sách hình

xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1. CẤU TẠO HẠT LÚA

2

1.2. SƠ LƯỢC VỀ CÁC BỆNH TRÊN HẠT LÚA

3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

1.2.1. Bệnh cháy lá (Blast)

3

1.2.2. Bệnh đốm nâu (Brown Spot)

4

1.2.3. Bệnh gạch nâu (Narrow Brown Leaf Spot)

6

1.2.4. Bệnh đốm vòng (Stack Burn)

7

1.2.5. Bệnh lúa von (Bakanae Disease)

8

1.2.6. Bệnh mốc hồng hạt (Scab)

9

1.2.7. Bệnh thối bẹ (Sheath Rot)

10

1.2.8. Bệnh than vàng hạt (False Smut)


11

1.2.9. Bệnh than đen hạt (Kernel Smut)

12

1.2.10. Bệnh lem lép hạt (Grain Discoloration)

13

1.2.11. Bệnh đốm đen hạt

16

1.2.12. Bệnh đốm nâu xám

17

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ

18

THÀNH PHẦN NẤM BỆNH TRÊN HẠT LÚA
1.3.1. Trên thế giới

18

1.3.2. Tại Việt Nam

20


ix


1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY BỆNH

21

1.4.1. Nấm Helminthosporium oryzae

21

1.4.2. Nấm Trichoconis padwickii

22

1.4.3. Nấm Curvularia spp.

24

1.4.4. Nấm Nigropora spp.

24

1.4.5. Nấm Fusarium moniliforme

25

1.4.6. Nấm Fusarium graminearum (Fusarium sp.)


26

1.4.7. Nấm Tilletia barclayana

26

1.5. ĐẶC TÍNH SÁU LOẠI THUỐC

27

SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.5.1. TILT SUPER 300 EC
1.5.2. DITHANE M-45 80 WP

27
27

1.5.3. FOLICUR 250 EW

28

1.5.4. COPPER-B 75 WP

28

1.5.5. ROYAL 350 SC

29

1.5.6. APPENCARB SUPER 50 FL


29

TrungCHƯƠNG
tâm Học2: liệu
ĐH Cần
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
PHƯƠNG
TIỆN –Thơ
PHƯƠNG
PHÁP
30
2.1. PHƯƠNG TIỆN

30

2.1.1. Dụng cụ thí nghiệm

30

2.1.2. Vật liệu thí nghiệm

30

2.1.3. Phương tiện thí nghiệm

32

2.2. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH

2.2.1. Giám định thành phần nấm gây bệnh trên hạt

32
32

2.2.1.1. Thu thập mẫu bệnh

32

2.2.1.2. Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt

32

2.2.2. Xác định tần số xuất hiện của

34

các thành phần nấm gây bệnh trên hạt
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ IN-VITRO

35

CỦA SÁU LOẠI THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI NẤM Trichoconis padwickii & Diplodina sp.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

x

37



3.1. KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN

37

NẤM GÂY BỆNH TRÊN HẠT LÚA
3.1.1. Thu thập mẫu lúa bệnh

37

3.1.2. Thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa

38

3.1.3. Mô tả đặc điểm của các tác nhân gây bệnh trên hạt lúa

41

* Nấm Helminthosporium spp.

41

* Nấm Trichoconis padwickii

44

* Nấm Curvularia spp.

46


* Nấm Trichothecium sp.

49

* Nấm Nigrospora spp.

52

* Nấm Fusarium spp.

54

* Nấm Diplodina sp.

57

* Nấm Tilletia barclayana

60

* Nấm Alternaria spp.

60

3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TẦN SỐ XUẤT HIỆN

62

CỦA CÁC THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH


Trung tâm Học liệu
ĐH
Cần
Thơ HAI
@ Tài
học
tậpSÁNG
và nghiên cứu
TRÊN
HẠT
TRONG
ĐIỀUliệu
KIỆN
ÁNH
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SÁU LOẠI
THUỐC TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.3.1. Hiệu quả của sáu loại thuốc trên các chủng
nấm Trichoconis padwickii thu thập tại ĐBSCL
3.3.2. Hiệu quả của sáu loại thuốc đối với
các chủng nấm Diplodina sp.
* Hiệu quả thuốc đối với sự phát triển
khuẩn ty ở thời điểm 7 ngày sau khi thử thuốc
* Hiệu quả của sáu loại thuốc đối với sự

65
65
70
70
71


hình thành bào tử trên ba chủng nấm Diplodina
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

72

4.1. KẾT LUẬN

72

4.2. ĐỀ NGHỊ

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ CHƯƠNG

78

xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng


Trang

Bảng 2.1 Nguồn gốc và hoạt chất của sáu loại thuốc sử dụng trong thí
nghiệm

31

Bảng 2.2 Nồng độ thuốc sử dụng trong thí nghiệm

35

Bảng 3.1 Danh sách 23 mẫu lúa bệnh thu thập tại An Giang và Đồng
Tháp. Vụ lúa Đông Xuân 2005-2006 và Hè Thu 2006

37

Bảng 3.2 Sự hiện diện của các loại nấm có trong các mẫu hạt lúa được
thu thập tại An Giang và Đồng Tháp. Vụ Đông Xuân 20052006 và Hè Thu 2006

39

Bảng 3.3 Tần số xuất hiện của 11 chủng nấm gây bệnh trên hạt tại An
Giang trong hai điều kiện ánh sáng đèn huỳnh quang và đèn cận
cực tím

62

Bảng 3.4 Tần số xuất hiện của 11 chủng nấm gây bệnh trên hạt tại Đồng


63

Trung tâm Học Tháp
liệu giữa
ĐH hai
Cần
học tập
điềuThơ
kiện @
ánh Tài
sáng liệu
đèn huỳnh
quangvà
và nghiên
đèn cận cứu
cực tím
Bảng 3.5 Tần số xuất hiện của 11 loại nấm gây bệnh trên hạt tại An Giang
và Đồng Tháp giữa hai điều kiện ánh sáng

64

Bảng 3.6 Hiệu quả của sáu loại thuốc hóa học đối với các chủng nấm
Trichoconis padwickii ở thời điểm 7 ngày

66

Bảng 3.7 Hiệu quả của sáu loại thuốc hóa học đối với sự phát triển
khuẩn ty của ba chủng nấm Diplodina sp. ở thời điểm 7 ngày

70


Bảng 3.8 Hiệu quả của sáu loại thuốc hóa học đối với sự hình thành bào
tử của ba chủng nấm Diplodina sp. ở thời điểm 8 ngày

71

xii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Hình 1.1

Cấu tạo hạt lúa

2

Hình 2.1

Cách ủ hạt trên đĩa petri

33

Hình 2.2


Cách đặt khoanh khuẩn ty trên đĩa môi trường

36

Hình 3.1

Triệu chứng bệnh trên bông lúa do nấm Diplodina sp. gây ra

40

Hình 3.2

Triệu chứng bệnh trên bông lúa do nấm Trichothecium sp. gây ra

40

Hình 3.3

Sự phát triển của Helminthosporium spp. từ hạt bệnh khi
quan sát dưới kính lúp

41

Hình 3.4

Sợi nấm và bào tử Helminthosporium spp.

42


Hình 3.5

Triệu chứng bệnh và nấm Helminthosporium spp. gây
bệnh trên hạt

43

Hình 3.6

Sự phát triển của nấm Trichoconis padwickii từ hạt bệnh
khi quan sát dưới kính lúp

44

Hình 3.7

Triệu chứng và nấm Trichoconis padwickii gây bệnh trên hạt

45

Hình 3.8.

Sự phát triển của nấm Curvularia spp. từ hạt bệnh khi quan
sát dưới kính lúp

46

Hình 3.9

Sợi nấm và bào tử Curvularia spp.


47

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3.10 Triệu chứng bệnh và nấm Curvularia spp. gây bệnh trên hạt

48

Hình 3.11 Sự phát triển của nấm Trichothecium sp. từ hạt bệnh khi quan
sát dưới kính lúp

49

Hình 3.12 Khuẩn ty và bào tử của nấm Trichothecium sp.

50

Hình 3.13 Triệu chứng bệnh và nấm Trichothecium sp gây bệnh trên hạt

51

Hình 3.14 Sự phát triển của nấm Nigrospora spp. từ hạt bệnh khi
quan sát dưới kính lúp và bào tử

52

Hình 3.15 Đính bào đài và bào tử nấm Nigrospora spp.

53


xiii


Hình 3.16 Sự phát triển của nấm Fusarium spp. từ hạt bệnh khi quan
sát dưới kính lúp

54

Hình 3.17 Đính bào đài và bào tử nấm Fusarium spp.

55

Hình 3.18 Triệu chứng bệnh và nấm Fusarium spp. gây bệnh trên hạt

56

Hình 3.19 Sự phát triển của nấm Diplodina sp. từ hạt bệnh khi quan
sát dưới kính lúp

57

Hình 3.20 Bào tử và sợi nấm Diplodina sp.

58

Hình 3.21 Triệu chứng bệnh và nấm Diplodina sp. gây bệnh trên hạt

59


Hình 3.22 Bào tử nấm Tilletia barclayana

60

Hình 3.23 Sự phát triển của nấm Alternaria spp. từ hạt bệnh khi
quan sát dưới kính lúp

60

Hình 3.24 Bào tử nấm Alternaria spp.

61

Hình 3.25 Khuẩn ty Alternaria spp. trên môi trường PDA

61

Hình 3.26 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Trichoconis

Trung tâm Học padwickii
liệu ĐHAG10
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên67cứu
Hình 3.27 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Trichoconis
padwickii HLA3

67

Hình 3.28 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Trichoconis
padwickii HTG1


68

Hình 3.29 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Trichoconis
padwickii HTV3

68

Hình 3.30 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Trichoconis
padwickii HHG1

69

Hình 3.31 Hiệu quả của sáu loại thuốc lên chủng nấm Diplodina sp.
HTV1

69

xiv


-1-

MỞ ĐẦU
Hạt giống khoẻ, sạch bệnh và có phẩm chất tốt chính là tiền đề cho sản lượng
và chất lượng nông sản cao. Tuy nhiên hầu hết các bệnh trên lúa đều có nguồn gốc
từ hạt giống như lúa von (Fusarium moniliform), đốm nâu (Bipolaris oryzae), bạc lá
(Xanthomonas oryzae), đốm vòng (Trichoconis padwickii), lem lép hạt (grain
discoloration),…
Nấm bệnh truyền qua hạt giống làm giảm tỉ lệ nảy mầm và là nguồn quan
trọng gây dịch bệnh trên đồng ruộng dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Phạm Văn

Dư (2004), nếu sử dụng hạt giống nhiễm bệnh gieo trồng cho vụ sau thì có khả năng
làm thất thoát năng suất từ 3 – 20%. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, bệnh gây hại
nặng cho vụ lúa Hè Thu và Thu Đông, thiệt hại rất đáng kể về sản lượng và chất
lượng, có những nơi ước tính từ 20 – 50% hạt bị lép lửng (Trần Văn Hai, 1999).
Bệnh trên hạt lúa do nhiều tác nhân gây ra, hạt lúa có thể bị nhiễm bệnh
trước hay sau khi thu hoạch, mức độ nhiễm bệnh thay đổi tùy theo mùa vụ và tùy
địa phương. Triệu chứng điển hình là hạt lúa bị biến màu gây nên hiện tượng lem

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hoặc lép hạt và ảnh hưởng đến năng suất cho nhiều khu vực trồng lúa (Trần Văn
Hai, 1999).
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hạt giống lúa và phẩm chất gạo
cho xuất khẩu, đề tài “GIÁM ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM GÂY BỆNH TRÊN

HẠT LÚA TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2005 – 2006, HÈ THU 2006 VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
ĐỐI VỚI NẤM Trichoconis padwickii VÀ Diplodina sp.” được thực hiện với
mục đích: (1) Xác định thành phần nấm gây bệnh trên hạt lúa tại An Giang và Đồng
Tháp. (2) So sánh tần số xuất hiện của các loại nấm này trong điều kiện ánh sáng
đèn huỳnh quang và ánh sáng đèn cận cực tím. (3) Thử nghiệm hiệu quả của các
loại thuốc đối với nấm Trichoconis padwickii và Diplodina sp.


2

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. CẤU TẠO HẠT LÚA


Hạt lúa thường gọi là hột, gồm có trái thật hay gạo lức (dỉnh quả) và trấu,
bao quanh gạo lức. Gạo lức gồm phần lớn là phôi và nội phôi nhủ. Bề mặt chứa
nhiều lớp mô thực vật mỏng chuyên hoá bao bọc phôi và nội phôi nhủ.
Trấu trên, trấu dưới, mày, và trục gié hoa hợp thành trấu của lúa. Trấu dưới
lớn hơn trấu trên và bao khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành (Yoshida,
1992) (Hình 1.2).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1.1. Cấu tạo hạt lúa


3

1.2.

SƠ LƯỢC VỀ CÁC BỆNH TRÊN HẠT LÚA

1.2.1. Bệnh cháy lá (Blast)
a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
trên năng suất và phẩm chất hạt lúa
Đây là bệnh phân bố rộng, hiện diện hơn 80 quốc gia trồng lúa trên thế giới.
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long bệnh thường xuất hiện ở các nơi như Tiền Giang,
An Giang, Cần Thơ. (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh làm cho lúa bị cháy rụi hoàn toàn nếu bị nhiễm bệnh ở giai đoạn mạ và
khi nhiễm ở giai đoạn trổ bệnh làm thối đốt thân, thối cổ gié làm đổ gẫy, làm hạt lép
và giảm trọng lượng hạt. Ước tính 10% gié bị nhiễm bệnh thì thất thu năng suất 6%
và tỷ lệ hạt kém phẩm chất gia tăng 5% (Vỏ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh làm gãy thân, gãy gié, lép hạt hay giảm trọng lượng hạt (Nguyễn Phú

Dũng, 2004-2005).
Năng suất lúa bị giảm do bệnh gây ra ở Philippines năm 1962 và 1963 ước

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

tính là 90% ở một số nơi (Nuque và CTV, 1979 trích dẫn từ Hoàng Đình Định,
1998).
Ở Việt Nam liên tiếp trong những năm 1980, 1981, 1982 dịch bệnh gây hại

nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang thiệt hại về năng suất
khoảng 40%. Năm 1995, bệnh gây hại ở hầu hết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long với trên 200.000 ha, mức thiệt hại chung từ 10 – 15% (Phạm Văn Dư, 1977;
Sang và CTV, 1997 trích dẫn từ Hoàng Đình Định, 1998).
b. Triệu chứng bệnh trên hạt
Nấm bệnh có thể tấn công ở lá, đốt thân, cổ gié, nhánh g ié và hạt. Trên hạt
vết bệnh là những đốm tròn, viền nâu, tâm xám trắng, đường kính 1-2 mm. (Võ
Thanh Hoàng, 1993).
Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với các vết màu nâu
xám tro thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm thì bông lúa bị lép, lững còn


4

muộn thì gây hiện tượng gãy cổ bông. Vết bệnh ở hạt thì không có hình dạng nhất
định (Nguyễn Phú Dũng, 2004-2005).
c. Tác nhân gây bệnh
Do nấm Pyricularia oryzae Cavara (P. grisea, Dactylaria oryzae). (Võ
Thanh Hoàng, 1993).
d. Lưu tồn
Nấm gây bệnh lưu tồn chủ yếu trong rơm lúa và hạt nhiễm bệnh. Ở hạt nấm

lưu tồn trong phôi, phôi nhũ, vỏ hạt và có khi ở lớp giữa vỏ và hạt. (Võ Thanh
Hoàng, 1993).
Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn
bệnh truyền từ vụ này qua vụ khác (Nguyễn Phú Dũng, 2004-2005).
e. Biện pháp phòng trị
Có thể phòng trị bệnh bằng một số loại thuốc hoá học như Fuji-one, Rabcide,

TrungBenlate,
tâm Học
liệu ởĐH
Cần
Thơ
@ Tài
liệu
tập
vàmột
nghiên
Topsin-M
nồng
độ 0,1
– 0,2%.
Ngoài
ra cóhọc
thể sử
dụng
số biệncứu
pháp
khác như sử dụng giống kháng, không bón nhiều đạm, không gieo sạ quá dầy…để
phòng trị bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.2. Bệnh đốm nâu (Brown Spot)

a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
trên năng suất và phẩm chất hạt lúa
Bệnh có phạm vi phân bố rộng, xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa của
Châu Á, Châu Mỹ và Châu phi (Trần Thị Thu Thuỷ, 1980). Tại Đồng Sông Cửu
Long, bệnh đã gây thành dịch ở Tiền Giang, Bến Tre và Hậu Giang (Trần Văn Hai,
1999).
Bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa. Về năng suất giảm 30 – 40%
ở Nigeria (Aluko, 1975), 50% ở Surinam (Klomp, 1977) (Trích dẫn từ Võ Thanh
Hoàng, 1993). Còn ờ Ấn Độ năng suất giảm 40-90% làm hai triệu người chết vì đói
vào năm 1943 (Padmanabhan, 1973 trích dẫn từ Trần Thị Thu Thủy, 2002).


5

Về phẩm chất hạt: Bệnh làm giảm phẩm chất và trọng lượng hạt từ 4,58 –
29,10% (Trần Văn Hai, 1999), từ 4,58 – 29,1% trọng lượng hạt (Bedi – Gill, 1960),
gây đốm nâu hạt cho khoảng 50% hạt có triệu chứng lem lép của vụ Hè Thu và Thu
Đông (Võ Thanh Hoàng, 1993).
b. Triệu chứng của bệnh trên hạt
Vết bệnh ban đầu là những điểm lấm chấm nâu sau lan ra làm cả hạt có màu
nâu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa ẩm thì trên vết bệnh ở hạt dễ dàng mọc ra
một lớp móc màu đen, đó là các đính bào đài và bào tử của nấm (Trần Thị Thu
Thủy, 1980). Nấm có thể xâm nhập vào bên trong, làm cho phôi nhủ có những đốm
đen (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Mathur và ctv (1989) cho rằng những hạt lúa bị nhiễm bệnh thể hiện những
đốm nâu và đôi khi có màu nâu đậm của đính bào tử và cuống đính bào tử (ISTA,
1964). Trên vỏ hạt xuất hiện các vết đen hoặc nâu đậm, trường hợp bệnh nặng các
vết bệnh có thể bao phủ phần lớn hay toàn bộ hay bề mặt vỏ hạt (Võ Thanh Hoàng,
1985).
Trung1993;

tâmOu,
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
c. Tác nhân gây bệnh
Helminthosporium oryzae (Trần Văn Hai, 1999).
Hoặc Bipolaris oryzae (Breda de Haan) Shoem. (syn. Drechslera oryzae
(Breda de Haan) Subram. & Jain) (Mathur, 1989).
d. Lưu tồn
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên xác bã cây bệnh, hạt bệnh (Võ Thanh Hoàng,
1993), trên rơm rạ, hạt giống (Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, 1998) và cả hạt khỏe
mạnh (Trần Văn Hai, 1999). Đất cũng là nguồn dự trữ bệnh (Thomas, 1949;
Ganguly, 1946 trích dẫn từ Trần Văn Hai, 1999).
e. Biện pháp phòng trị
Phun Kitazin hột 20 – 30kg/ha, hoặc Kitazin nước (10 – 15ml/bình 8 – 10 lít)
để trừ nấm khi cây lúa chớm bệnh (Võ Tòng Xuân, 1986; Võ Tòng Xuân và CTV,


6

1983 trích dẫn từ Trần Văn Hai, 1999), Rovrval 50 WP hay Copper Zine ở nồng độ
0,2% (Võ Thanh Hoàng, 1993). Dithane M-45 và Ceresan có thể phòng trừ hiệu quả
nấm H.oryzae (Dharam Vir, Mathur & Neergaard, 1970; Park & Cho, 1972 trích
dẫn từ Mathur el al, 1989). Ngoài ra có thể sử dụng một số biện pháp khác như sử
dụng giống kháng, cải tiến tình trạng đất và bón phân thích hợp, đốt rơm lúa bệnh,
xử lý hạt giống bằng nước nóng hoặc ngâm hạt trong CuSO4 (0,1%) (Võ Thanh
Hoàng, 1993).
1.2.3. Bệnh gạch nâu (Narrow Brown Leaf Spot)
a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
đến năng suất và phẩm chất hạt lúa
Bệnh có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như China, India, Indonesia, Malaysia,

Venezuela, Châu phi, Châu úc,…Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bệnh phân bố rộng
và thường thấy ở vụ Hè Thu (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Bệnh gây thất thu nặng cho các giống nhiễm và gây thất thu năng suất

Trungkhoảng
tâm Học
ĐH năm
Cần1953
Thơ
@ Tài
tậpBằng
và nghiên
40% ởliệu
Surinam
– 1954.
Một liệu
số nơihọc
ở Đồng
Sông Cửucứu
Long
vào vụ Hè Thu và Thu Đông, bệnh có thể gây 20% trong tổng số hạt bị lem lép (Võ
Thanh Hoàng, 1993).
b. Triệu chứng bệnh trên hạt
Vết bệnh là những vạch màu nâu, ngắn, dài 2-10 mm, rộng 1 mm trên lá, bẹ
lá và trên vỏ trấu. Kích thước và màu sắc của vết bệnh phụ thuộc vào tính kháng và
tính mẫn cảm của giống (Mathur, 1989).
c. Tác nhân gây bệnh
Cercospora janseana (Racib.) O. Const. (syn. Cercospora oryzae Miyake)
(Teleomorph Sphaerulina oryzina Hara) (Mathur, 1989).
d. Lưu tồn

Mầm bệnh lưu tồn trong hạt bệnh, rơm rạ, lúa rày, lúa chét hay cỏ dại (Võ
Thanh Hoàng, 1993).


7

e. Biện pháp phòng trị
Phun Copper-B hoặc Hinosan 40 EC, nồng độ 0,2%. Ngoài ra có thể sử dụng
giống kháng, đốt rơm rạ, vệ sinh cỏ dại,…để phòng trị (Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.4. Bệnh đốm vòng (Stack Burn)
a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
đến năng suất và phẩm chất hạt lúa
Trên thế giới, bệnh phân bố rộng ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, các nước
Đông Nam Á, Châu phi và Hoa Kỳ (Ou, 1983).
Tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh là rất cao. Ở Ấn Độ là có khoảng 51 – 76%
(Padmanabhan,1949). Một số nước Châu Á và Châu Phi có trường hợp lên đến 80%
hạt bị nhiễm bệnh (Mathur el al, 1972) (Trích dẫn từ Mathur, 1989).
Bệnh còn làm giảm sự nảy mầm, làm nâu tử diệp và chết mạ (Kauraw pers.
Comm.; Ou, 1985 trích dẫn bởi IRRI, 1988).
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long: Bệnh có thể tham gia 20% tổng số hạt lem

Trunglép
tâm
Cần
Thơ
@ TàiHoàng,
liệu 1993).
học tập và nghiên cứu
của Học
lúa Hèliệu

Thu ĐH
và Thu
Đông
(Võ Thanh
b. Triệu chứng của bệnh trên hạt
Trên vỏ hạt nhiễm có đốm nâu nhạt hay trắng bạc bìa vết có màu nâu sậm,
tâm vết có đốm đen nhỏ. Nấm có thể xâm nhập vào hạt gạo bên trong làm biến màu
hạt, hạt biến dạng, giòn, dễ vỡ khi xay (Trần Văn Hai, 1999).
Sợi nấm phát triển bên trong biểu bì của vỏ trấu, phôi nhủ và phôi. Trên vỏ
trấu xuất hiện những đốm bệnh lớn với những vòng sáng hơi tím. Ngoài ra, bệnh
còn làm giảm sự nảy mầm, làm nâu tử diệp và chết mạ (Kauraw pers. Comm.; Ou
1985 trích dẫn bởi IRRI, 1988).
c. Tác nhân gây bệnh
Alternaria padwickii (Ganguly) Ellis. (syns. Trichoconis pawickii Ganguly;
Trichoconiella padwickii (Ganguly) Jain) (Mathur & Mortensen, 1989).


8

d. Lưu tồn
Tisdale (1922) chắc chắn rằng nấm sống qua đông trong đất và rơm rạ lúa, và
gây bệnh cho lúa trong vụ sau. OU (1983) cho biết đã phân lập được nấm từ 60%
hạt bị biến màu ở Thái và có lẽ đó là một nguồn bệnh ban đầu quan trọng khác.
e. Biện pháp phòng trị
Dithane M-45 và Ceresan có thể phòng trừ hiệu quả nấm Alternaria
padwickii ở nồng độ 0,3% trong điều kiện phòng thí nghiệm (Dharam Vir, Mathur
& Neergaard, 1971 trích dẫn bởi Mathur & Mortensen, 1989).
Xử lý hạt với Dithane M-45 (Zineb) hay Rovral ở nồng độ 0,2%, hoặc bằng
nước nóng 540C. Phun Rovral 50WP nồng độ 0,2% từ khi lúa trổ trở về sau. Không
lấy giống ở ruộng bị nhiễm bệnh (Võ Thanh Hoàng, 1993).

1.2.5. Bệnh lúa von (Bakanae Disease)

Trung tâm Học

a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
đếnĐH
năngCần
suất và
phẩm
lúa học
liệu
Thơ
@chất
Tàihạtliệu

tập và nghiên cứu

Bệnh khá phổ biến trên thế giới, ngoài Ấn Độ và Nhật Bản bệnh còn thường
xuất hiện ở nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,...(Võ Thanh Hoàng,
1993) và gây thất thu năng suất rất đáng kể ở nhiều nơi như 20 - 40% ở Nhật; 15%
Ấn Độ; 3,7 – 14,7% ở Thái Lan (Ou, 1983).
Ở nước ta, bệnh này rất phổ biến, đâu cũng có, vụ nào cũng có (Trần Văn
Hai, 1999). Năm 1956, bệnh gây hại rất nặng và trên diện rộng ở vùng đồng bằng
sông Hồng, có nơi thiệt hại tới 2/3 sản lượng (Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề,
1998).
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long: Bệnh cũng có mặt ở nhiều nơi, nhất là
Đông Xuân. Bệnh có khi thành dịch trên diện rộng như vào năm 1980 ở Đồng Thấp
(Võ Thanh Hoàng, 1993).



9

b. Triệu chứng bệnh trên hạt lúa
Hạt bị bệnh thường bị lửng, lép, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát
thấy lớp nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện khô, trên đốt
thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu xanh đen, đó là quả thể của nấm (Vũ
Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998). Khi bị bệnh nặng, hạt bị biến màu đỏ nhạt do sự
có mặt của các bào tử nấm gây bệnh, thường toàn bộ hạt bị biến màu (Ou, 1983).
c. Tác nhân gây bệnh
Fusarium moniliforme Sheld. (Teleomorph Gibberella fujikuroi (Saw.)
Wollenw.) (Mathur & Mortensen, 1989).
d. Khả năng lưu tồn
Nấm có thể lưu tồn trong đất do mưa rữa trôi đính bào tử hay nang bào tử,
trên hạt, trên cây bệnh; hay trên rơm rạ (Ou, 1983).
e. Biện pháp phòng trị

Trung tâm Xử
Học
ĐHthuốc
CầnCopper-B
Thơ @hoặc
TàiFudozol
liệu học
tập400g
và thuốc
nghiên
cứu
lý liệu
hạt bằng
(Trộn

Copper-B
hoặc 200g Fudozol cho một giạ lúa giống). Hoặc bằng Benomyl hay hỗn hợp
Benomyl và Thiram (Phạm Văn Kim – Lê Thị Sen,1993). Ngoài ra có thể sử dụng
giống kháng và không được lấy hạt từ những ruộng bị nhiễm (W.H. Reissig et al,
1993, Võ Thanh Hoàng, 1993).
1.2.6. Bệnh mốc hồng hạt (Scab)
a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
đến năng suất và phẩm chất hạt lúa
Bệnh này thường không gây tổn thất nhiều đến năng suất lúa gạo nhưng đôi
khi gặp điều kiện môi trường thích hợp(độ ẩm cao) cho sự phát triển của nấm thì sự
gây hại cũng có thể tăng cao.


10

b. Triệu chứng bệnh trên hạt lúa
Hạt lúa nhiễm bệnh thường có thể bị biến mà thành màu trắng, vàng, đỏ hay
là các đốm bao phủ một phần hay hoang toàn bề mặt hạt lúa, những đốm nầy
thường là nơi mang rất nhiều bào tử kèm theo. Hạt nhiễm bệnh thường nhẹ, biến
hình dễ gãy và thường không có khả năng nảy mầm, nếu nảy mầm được thì các hạt
lúa được sản xuất ra cũng nhiễm bệnh (Mathur & Mortensen, 1989).
c. Tác nhân gây bệnh
Fusarium graminearum Schwabe (Teleomorph Gibberella zeae (Schw.)
Petch) (Mathur & Mortensen, 1989).
d. Biện pháp phòng trị
Xử lý hạt bằng thuốc Rhodane ở nồng độ 2,3% (Mironenko, 1960 trích dẫn
từ Mathur & Mortensen, 1989).
1.2.7. Bệnh thối bẹ (Sheath Rot)

Trung tâm Học liệu

ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
a. Phân bố và thiệt hại của bệnh
đến năng suất và phẩm chất hạt lúa
Hiện nay bệnh có ở Nhật và rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á, ở Mỹ,
Ấn Độ và Tây Phi Châu…(Võ Thanh Hoàng, 1993). Bệnh đã gây tổn thất lớn và
làm biến màu hạt ở Ấn Độ (Upadhay & Diwakar, 1984). Chất lượng gạo bị giảm,
hàm lượng protein giảm từ 8 – 2,2% hạt bị lép và tỷ lệ nẩy mầm giảm từ 94 – 58%
(Vidhyasekaran, Ranganathan, Rajamanickam & Radhakrishnan, 1984 trích dẫn từ
Mathur & Mortensen, 1989).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, có khi bệnh gây nghẹn trổ hầu như cả ruộng,
gié hoàn toàn lép, thiệt hại cũng rất cao (Võ Thanh Hoàng, 1993).
b. Triệu chứng bệnh trên hạt lúa
Bệnh thối bẹ làm cho gié lúa bị nghẹn trổ hoàn toàn hay chỉ trổ được một
phần, hạt trên gié hầu như bị lép hoàn toàn và có màu nâu (Nguyễn Thị Nghiêm –
Võ Thanh Hoàng, 1999; Mathur và ctv,1989).


×