Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO sát sự PHÁT TRIỂN HOA và TRÁI của cây QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột tại xã tân PHƯỚC, HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.66 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN KIM NHƢ VÂN

KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN HOA VÀ TRÁI CỦA CÂY
QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT TẠI XÃ TÂN PHƢỚC,
HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN KIM NHƢ VÂN

KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN HOA VÀ TRÁI CỦA CÂY
QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT TẠI XÃ TÂN PHƢỚC,
HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. NGUYỄN BÁ PHÚ

Cần Thơ, 2009



Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với đề tựa là “KHẢO SÁT SỰ PHÁT TRIỂN
HOA VÀ TRÁI CỦA CÂY QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT TẠI XÃ TÂN
PHƢỚC, HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP” do sinh viên Nguyễn Kim
Nhƣ Vân thực hiện và báo cáo, và đã đƣợc Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
thông qua.

Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2010.

Ths. LÊ THỊ XUA

Ths. NGUYỄN HUY TÀI

Ths. NGUYỄN BÁ PHÚ

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả
thu thập trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Nhƣ Vân

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn kim Nhƣ Vân

Năm sinh : 12 – 09 – 1988
Nơi sinh : Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Cha : Nguyễn Kim Đồng Tam, năm sinh : 1964
Mẹ: Trần Thị Chăm, năm sinh : 1965
Quê Quán: Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Quá trình học tập:
1994 – 1999 : Học cấp I tại trƣờng tiểu học Bến Tre
1999 – 2003 : Học cấp II tại trƣờng Trung học cơ sở Thành phố Bến Tre
2003 – 2006 : Học cấp III tại trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Đình
Chiểu
2007 – 2011 : Học trƣờng Đại học Cần Thơ, ngành trồng trọt K33 .

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo tƣơng lai chúng con.
Thành kính ghi ơn
Thầy Nguyễn Bá Phú đã tận tụy hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn
Thầy Trần Văn Hậu cố vấn lớp trồng trọt K33 và toàn thể quý thầy, cô khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm bổ ích cho em trong suốt khoa học.
Chân thành cảm ơn
Gia đình anh Huỳnh Thanh Bình, Huyện Lai Vung – Tỉnh Đồng Tháp đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành thí nghiệm.
Thân thương gửi về
Các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt K33, những ngƣời đã cùng em sẽ chia

niềm vui, nỗi buồn và động viên, giúp đỡ em trong thời gian học tập và làm đề tài
này.
Xin ghi nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất!
Nguyễn Kim Nhƣ Vân

iv


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan

ii

Lý lịch cá nhân

iv

Lời cảm tạ

v


Tóm lƣợc

vi

Mục lục

vii

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CAM QUÝT
1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Phân loại cây cam quýt

2


1.2 ĐẶC TÍNH HOA CAM QUÝT

3

1.3 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TRÁI CAM QUÝT
1.3.1 Đặc tính trái

4

1.3.2 Sự phát triển trái cây cam quýt

5

1.4 ĐẶC TÍNH TRÁI CAM QUÝT KHÔNG HỘT
1.4.1 Khái niệm không hột

6

1.4.2 Hiện tƣợng trinh quả sinh

6

1.4.3 Các kiểu trinh quả sinh

7

1.5 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÔNG TRÊN CAM QUÝT
1.5.1 Tam bội


8

1.5.2 Hiện tƣợng tự bất dung hợp

9

v


1.5.3 Hiện tƣợng bất dục giao tử

10

1.5.4 Hiện tƣợng biến dị và đột biến ở cây cam quýt

12

Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm thí nghiệm

15

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

15

2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Thí nghiệm 1: Sự phát triển hoa của

2 cây quýt Đƣờng không hột
* Bố trí thí nghiệm

15

* Các chỉ tiêu theo dõi

15

2.2.2 Thí nghiệm 2: Sự phát triển trái của
2 cây quýt Đƣờng không hột
* Bố trí thí nghiệm

16

* Các chỉ tiêu theo dõi

16

2.3 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU, THỐNG KÊ

17

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 SỰ PHÁT TRIỂN HOA CỦA
HAI CÁ THỂ QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT
3.1.1 Thời gian từ khi xuất hiện nụ
đến khi hoa và thời gian từ khi hoa nở đến hoa tàn

18


3.1.2 Sự phát triển chiều dài hoa
3.1.2.1 Chiều dài hoa theo thời gian

19

3.1.2.2 Sự tăng trƣởng chiều dài hoa

20

3.1.3 Sự phát triển chiều rộng hoa
3.1.3.1 Chiều rộng hoa theo thời gian

21

3.1.3.2 Sự tăng trƣởng chiều rộng hoa theo thời gian

23

3.1.4 Tỷ số chiều dài/chiều rộng hoa
3.2 SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI CỦA HAI CÁ THỂ
QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT

vi

24


3.2.1 Sự phát triển chiều cao trái
3.2.1.1 Chiều cao trái theo thời gian


26

3.2.1.2 Sự tăng trƣởng chiều cao trái theo thời gian

27

3.2.2 Sự phát triển chiều rộng trái
3.2.2.1 Chiều rộng trái theo thời gian

28

3.2.2.2 Sự tăng trƣởng chiều rộng trái theo thời gian

30

3.2.3 Tỷ số chiều dài/chiều rộng hoa

31

Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN

35

4.2 ĐỀ NGHỊ

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO


36

PHỤ CHƢƠNG

39

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

Nội dung
Trang
Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở và thời gian từ khi
18
hoa nở đến hoa tàn của quýt Đƣờng không hột ở Lai Vung Đồng Tháp (2010 )

3.2

Chiều dài hoa (mm) của quýt Đƣờng không hột theo thời gian ở

19

Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )

3.3


Sự tăng trƣởng chiều dài hoa (mm) của quýt Đƣờng không hột

21

theo thời gian ở Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )

3.4

Chiều rộng hoa (mm) của quýt Đƣờng không hột theo thời gian

22

ở Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )
3.5

Sự tăng trƣởng chiều rộng hoa (mm) của quýt Đƣờng không hột

24

theo thời gian ở Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )
3.6

Chiều cao trái (mm) của quýt Đƣờng không hột theo thời gian ở

26

Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )

3.7


Sự tăng trƣởng chiều cao trái (mm) của quýt Đƣờng không hột

28

theo thời gian ở Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )

3.8

Chiều rộng trái (mm) của quýt Đƣờng không hột theo thời gian ở

29

Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )
3.9

Sự tăng trƣởng chiều rộng trái (mm) của quýt Đƣờng không hột
theo thời gian ở Lai Vung - Đồng Tháp (2010 )

viii

31


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1

Nội dung
Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hoa theo thời gian của 2 cây quýt


Trang
25

Đƣờng không hột tại huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp (2010)
3.3

Tỷ lệ chiều cao/chiều rộng trái theo thời gian của 2 cây quýt

32

Đƣờng không hột tại huyện Lai Vung – tỉnh Đồng Tháp
(2010).

3.4

Dạng trái quýt Đƣờng không hột (a) và có hột (b) tại huyện Lai
Vung – tỉnh Đồng Tháp (2010).

ix

33


Nguyễn Kim Nhƣ Vân, 2010 . “ Khảo sát sự phát triển hoa và trái của cây quýt
Đƣờng không hột tại xã Tân Phƣớc, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn
kỹ sƣ trồng trọt, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần
Thơ. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ths. Nguyễn Bá Phú.
TÓM LƢỢC
Đề tài: Khảo sát sự phát triển hoa và trái của cây quýt đƣờng không hột tại xã
Tân Phƣớc, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, đƣợc tiến hành nhằm hai mục tiêu:

(i) so sánh sự phát triển hoa của 2 cây quýt Đƣờng không hột với nhau và với cây
quýt Đƣờng có hột và (ii) so sánh sự phát triển trái của 2 cây quýt Đƣờng không hột
với nhau và với cây quýt Đƣờng có hột.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: sự phát triển hoa: thời gian từ khi xuất hiện nụ
đến khi hoa nở và thời gian từ khi hoa nở đến hoa tàn giữa 2 cây quýt Đƣờng không
hột và cây quýt Đƣờng có hột không khác biệt với nhau. Chiều rộng hoa ở một số
thời điểm khảo sát của cây quýt Đƣờng không hột mã số 80 thấp hơn cây quýt
Đƣờng không hột mã số 1 và quýt Đƣờng có hột mã số 63. Bên cạnh đó, các chỉ
tiêu khác nhƣ chiều dài hoa, sự tăng trƣởng chiều dài hoa, sự tăng trƣởng chiều rộng
hoa, tỷ số chiều dài hoa/chiều rộng hoa có xu thế không khác biệt giữa 2 cây quýt
Đƣờng không hột với nhau và với cây quýt Đƣờng có hột. Chiều cao trái và sự tăng
trƣởng chiều cao trái có khác biệt giữa cây quýt Đƣờng không hột mã số 80 với cây
quýt Đƣờng không hột mã số 1 và quýt Đƣờng có hột. Trong đó, các chỉ tiêu về
chiều rộng trái, tăng trƣởng chiều rộng trái, tỷ số chiều cao trái/chiều rộng trái có xu
thế không có sự khác biệt giữa 2 cây quýt Đƣờng không hột với nhau và với cây
quýt Đƣờng có hột. Từ đó, có thể kết luận sự phát triển hoa và trái của 2 cây quýt
Đƣờng không hột có xu thế là giống nhau và không khác với cây quýt Đƣờng có
hột.

x


MỞ ĐẦU
Cam quýt là một loại cây quan trọng có giá trị kinh tế cao đƣợc trồng phổ
biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệ t là ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Những năm gần đây, đặc tính không hột trên cam quýt
đƣợc rất nhiều nông dân chú ý, bởi vì cam quýt không hột hay hột lép là một đặc
tính quý của giống, là một trong những đặc tính quan trọng để đánh giá chất lƣợng
trái cam quýt và đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc rất ƣa chuộng. Nguyên nhân
gây ra hiện tƣợng cam quýt không hột là rất phức tạp có thể do sự bất tƣơng hợp về

hình thái giữa bộ phận đực và bộ phận cái hoặc do di truyền chi phối, hay do yếu tố
môi trƣờng cũng ảnh hƣởng đến hiện tƣợng này.
Trên thế giới cũng đã xuất hiện nhiều loại cam quýt không hột đƣợc sản xuất
nhƣ: cam Navel, quýt Satsuma...(Vũ Công Hậu, 1999). Quýt Satsuma có số hạt
phấn tạo ra trong bao phấn nhỏ, tế bào mẹ hạt phấn thoái hóa ở các giai đoạn khác
nhau của sự phát triển nên giai đoạn nở hoa chỉ vài hạt phấn phát triển bình thƣờng
(Iwamasa, 1966). Frost và Soost (1968) cho rằng hiện tƣợng không hột trên cam
quýt có thể do hiện tƣợng tự bất dung hợp.
Quýt đƣờng có tên khoa học là Citrus nobilis var. Microcarpa Hassk, là loại
cây ăn trái có phẩm chất thơm ngon, rất nhiều ngƣời ƣa chuộng, nhƣng trái quýt
Đƣờng thƣờng có rất nhiều hột nên không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (Nguyễn Bảo Vệ
và Lê Thanh Phong, 2004). Chính vì thế việc chọn tạo ra giống quýt Đƣờng không
hột là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trong những năm gần đây, Bộ
môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã phát hiện hai cá thể quýt Đƣờng không hột trong quần thể quýt
Đƣờng có hột tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Để góp phần tìm hiểu rõ hơn về
đặc tính của 2 cá thể quýt Đƣờng không hột đặc biệt quý giá này, nhằm làm cơ sở
cho việc phát triển giống cây quýt Đƣờng không hột ở ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc
nói chung, đề tài “ Khảo sát sự phát triển của hoa và trái cây quýt Đƣờng không hột
tại xã Tân Phƣớc, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc tiến hành nhằm 2 mục
tiêu: (i) so sánh sự phát triển hoa của 2 cây quýt Đƣờng không hột với nhau và với


cây quýt Đƣờng có hột và (ii) so sánh sự phát triển trái của 2 cây quýt Đƣờng không
hột với nhau và với cây quýt Đƣờng có hột.

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1


NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CAM QUÝT

1.1.1 Nguồn gốc
Theo Swingle (1943) sự đa dạng họ cây cam quýt bắt nguồn từ Đông Nam
Châu Á, Đông Bắc Ấn Độ, New Guinea , Melanesia , New Caledonia và phía Nam
úc, cam mật có thể bắt nguồn từ Ấn Độ, cam ba lá và quýt bắt nguồn ở Trung Quốc,
loại cam chua bắt nguồn từ Malaysia. Nhƣng theo viên tài nguyên Di Truyền thực
vật Quốc Tế ( trích dẫn Sầm Lạc Bình, 2007) có thể có nguồn gốc từ Miền Nam
Trung Quốc, Đông Dƣơng hoặc Việt Nam, cam chua (Citrus aurantium L.) có thể
khởi thủy từ Philipines hoặc vùng Đông Dƣơng, chanh giây ( Citrus aurantifolia )
hoang dại ở vùng Bắc Ấn Độ và vùng quần đảo Malaysia.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003) các giống quýt hàng hóa có
nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Đông Nam Á, riêng quýt Satsuma có
nguồn gốc hoàn toàn ở Nhật Bản.
Theo Trần Thƣợng Tuấn (1999), cây quýt Đƣờng không biết đƣợc trồng ở
ĐBSCL từ bao giờ và có phải đƣợc nhập từ Thái Lan hay không, vì quýt Đƣờng
trƣớc đây còn đƣợc gọi là quýt Xiêm do trái lúc còn non ít chua nên ngƣời dân chợ
Lách chở cây giống đem bán gọi là quýt Đƣờng.
1.1.2 Phân loại cây cam quýt
Theo Đƣờng Hồng Dật (2000) họ phụ Aurantoideac có 250 loài khác nhau.
Họ phụ này đƣợc chia thành 2 tộc chính : Clauseneae và Citreae. Tộc Citreae đƣợc
chia thành 3 tộc phụ. Trong đó tộc phụ Citrinecae bao gồm phần lớn các loài cam
quýt hiện có đang đƣợc con ngƣời trồng trọt. Tộc phụ Citrincae đƣợc chia thành 3
nhóm A, B, C. Trong số này nhóm C là quan trọng. Nhóm C đƣợc chia thành 6 chi :

2


Poncirus, Eremocitrus, Citrus, Fortunella, Microcitrus và Clymenia. Trong đó chi
citrus bao gồm hầu hết các loài cam quýt hiện đang đƣợc trồng trọt.

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), quýt Đƣờng thuốc giống
Citrus, nhóm nhỏ Eucitrus, họ Rutaceae và họ phụ Aurantioideae.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2009) có 9 loài quan trọng nhất của cam quýt bao
gồm : quýt (Citrus reticulate Beanco), bƣởi chua (Citrus maxima) cam ngọt (Citrus
sinensis Osbeck) chanh (Citrus limon Burn ), Laime (citrus aurantifolia swingle )
Tahiti laime (Citrus latifolia) cam chua (Citrus aurantium ) bƣởi chùm (Citrus
paradishi Macfe ) và chanh yên (Citrus medica ).
1.2 ĐẶC TÍNH HOA CAM QUÝT
Theo Trần Thƣợng Tuấn (1994) hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm,
mọc từ nách lá, có dạng hình thuẫn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dƣới, đƣờng kính rộng
từ 2,5cm – 4cm, rất thơm, thƣờng là hoa lƣỡng tính. Đài hoa dai không rụng, hình
phật thủ có màu tía hồng. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nho cao
hơn đầu nƣớm nhụy. Đầu nƣớm nhụy cái to. Bầu noãn có 8 – 15 ngăn dính liền
nhau tại một trục ở giữa tái, mỗi tâm bì có 0 – 6 tiểu noãn. Theo Nguyễn Văn Siêu
và ctv.(1978), hoa cam quýt màu trắng hay tím hồng có mùi thơm ngát… Có hai
loại hoa đơn và hoa chùm.
Hoa quýt Đƣờng thuộc loại hoa đơn hay chùm, hoa mọc ở nách lá của đọt
mới ra. Hoa quýt Đƣờng thƣờng theo kiểu chùm ngắn hơn, dài hoa không có lông.
Búp hoa có màu trắng, chiều dài trung bình 7,1mm với cuống hoa dài 5,6mm và hoa
nở cũng có màu trắng. Cánh hoa dài trung bình 14,1m và rộng 5,1mm, trung bình
có 24 nhị đực. Bao phấn dài 1,5mm. Thời gian từ khi trổ hoa đến khi trái chín
khoảng 9 tháng và có thể neo trái đến tháng thứ 10 ( Trần Thƣợng Tuấn và ctv.,
1999)
Họ cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thƣờng là hoa
lƣỡng tính. Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có loài thụ phấn
chéo nhƣ một số loài quýt . Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhƣng trái sẽ có
nhiều hạt (Trần Văn Hâu,2008)

3



Theo Trần Thế Tục et al. (1998), mỗi hoa của nhóm cam quýt biến động từ 3
– 7 cành hoa, có màu trắng. ngoại trừ ở loài chanh có màu tím ở phía ngoài.Hoa đơn
chỉ có 1 hoa ở đầu cành nhóm hoa chùm trên cành ở mỗi nách lá có ngọn cành có 1
hoa, thông thƣờng có từ 3 – 7 hoa trên 1 cành, 1 số cành hoa không có lá, một chùm
có 3 – 5 hoa.
Theo Randhawa et al. (1961) phát hoa của nhóm cam quýt thuộc dạng chùm,
hoa đính trên cuống hoa. Hoa lúc trổ có chiều dài từ 1,3 – 1,5cm, lá đài có 5 lá
giống nhƣ cái ly lúc chƣa chín thành thục, nụ hoa có dạng tròn phía đầu có lá đài
bao quanh bộ phận hoa bên trong và mở ra khi tràn hoa kéo dài ra. Tràn hoa có 5
cánh hoa màu trắng luân phiên với các lá đài, cánh hoa dày gắn xen kẽ với nhau.
Nhị đực có khoảng 20 – 40 chỉ nhị màu trắng, chúng dính nhau 1 phần, mỗi chỉ nhị
mang 1 bao phấn có 4 ngặn màu vàng bao phấn bao quanh gần hoặc ngang với
nƣớm của nhụy cái. Hoa tiết ra mùi thơm qua đƣờng khí khổng. Phần gốc trong của
mỗi ngăn là 1 tâm bì, đính phôi phát triển và mang tiểu noãn. Tiểu noãn có kiểu
đính dạng noãn ngƣợc, với lỗ noãn đối diện với trục của bầu noãn, tiểu noãn chín
bao gồm cuốn noãn, phôi tâm, túi phôi có 8 nhân và 2 lớp vỏ tiểu noãn. Lúc trổ bầu
noãn có dạng cầu méo, khác biệt với hình dạng vòi nhụy hẹp nhƣ ở cây cam hoặc
gần giống dạng hình trụ lấn vào bên trong phía dƣới vòi nhụy nhƣ ở cây Citrus
media. Nƣớm nhụy có 1 đôi lớn, có khả năng nhận hạt phấn trƣớc một hoặc vài
ngày trƣớc khi bao phấn vỡ, trong một số trƣờng hợp nƣớm nhụy có thể nhận hạt
phấn trƣớc từ 6 – 8 ngày.
1.3 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÁI
CỦA CÂY CAM QUÝT
1.3.1 Đặc tính trái
Theo Lima và Davies (1984) trái đƣợc tăng trƣởng và phát triển từ bầu noãn.
Bao gồm một số tâm bì, cam quýt có trên 8 tâm bì, chúng sắp xếp quanh lỗi. Theo
mối quan hệ tiến hóa, tâm bì đƣợc xem là lá, đƣợc thay đổi theo huwosng đứng dọc,
bìa lá uốn cong lại thành trục giữa, do đó sẽ thành lập múi, trong múi chứa hột hay
con tép phát triển ( đƣợc trích dẫn từ Trần Thị Bích Vân, 2008)


4


Theo Đƣờng Hồng Dật (2000) cho rằng, trái các loài cam quýt có 8 – 14 múi.
Mỗi múi có 0 – 20 hạt hoặc nhiều hơn. Một ngoài vỏ trái có lớp tế bào sừng và có
rất nhiều túi tinh dầu. Lớp giữa vỏ ngoài và vách múi là một tầng vỏ trắng xốp (còn
gọi là abêđo). Vỏ trái có thể tách dễ dàng khỏi thịt trái nhƣ ở các loài quýt nhƣng
cũng có thể khó tách nhƣ các loài cam.
Trái quýt gồm 3 phần: ngoại trung và nội quả bì ( Trần Tƣơng Tuấn, 1994).
Ở các loài cam quýt, thời gian chín của trái thay đổi từ 7 – 14 tháng kể từ khi thụ
phấn.
Theo Phạm Hoàng Hổ (1970), quýt Đƣờng có trái tròn, to hơi dẹp, dáy của
núm, quả bì mỏng không tróc. Trái có chiều cao trung bình 5,5cm và đƣờng kính
trái 6.2cm, trọng lƣợng trái khoảng 100 – 120g (Trần Thế Tục, 1998).
Trái quýt Đƣờng khi chín vỏ trái có màu vàng tƣơi, láng, vỏ mỏng (1,5mm)
và dai, vỏ trái có trọng lƣợng khoảng 15g và chiếm 13,2% trọng lƣợng trái tinh dầu
ở vỏ trái ít the và ít đắng. Mỗi trái trung bình có khoảng 10, múi, dễ tách rời nhau,
có thể lột vỏ và tách múi bằng tay dễ dàng.
1.3.2 Sự phát triển trái cây cam quýt
Sự phát triển trái cây cam quýt theo đƣờng cong đơn giản, gồm 3 giai đoạn
nhƣ các loài cây khác:
- Giai đoạn phân chia tế bào : 4 – 6 tuần sau khi ra hoa.
- Sự phát triển kích thƣớc trái.
- Giai đoạn trƣởng thành: ngắn hơn 2 tháng.
Một số đặc tính của trái (nhƣ kích thƣớc, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) đƣợc xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa.
Theo Coggins (1986) quá trình phát triển của cam Valencia chia làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn I: là thời kì phát triển chậm nhƣng có sự phân chia mạnh của các tế

bào trong hầu hết các mô. Giai đoạn này kéo dài khoảng 9 tuần. Kết quả của quá
trình phân chia tế bào là sự phát triển của lớp vỏ bên ngoài và con tép bên trong,

5


tuyến dầu lớn hơn. Sự phát triển ở giai đoạn này là sự phát triển của lớp vỏ bên
ngoài (lớp vỏ chiếm 95% kích thƣớc trái khi kết thúc giai đoạn I)
Giai đoạn II: đặc trƣng bởi sự phát triển nhanh của trái, trong giai đoạn này
tế bào lớn lên và sự phân chia tế bào là chủ yếu. Trong thời kì đầu vỏ phát triển dày
lên do sự tăng trƣởng mạnh của tế bào bên ngoài làm cho vỏ trai bong, khi kết thúc
thời kì phát triển vỏ trái trở nên mỏng hơn.
Giai đoạn III: đây là giai đoạn chín, lƣợng đƣờng và nƣớc đƣợc tích lũy
trong con tép tăng, lƣợng acid giảm. Lớp vỏ mỏng, có lớp sạp bao bên ngoài và dễ
lột hơn. Trong giai đoạn chín hàm lƣợng chlorophyll II giảm và tăng cƣờng tổng
hợp sắc tố. Carotenoid đƣợc hình thành và một số sắc tố khác đƣợc tổng hợp. Sự
tổng hợp các sắc tố tùy thuộc nhiều vào ánh sang mặt trời cho nên trái có màu sắc
đẹp hơn khi đƣợc chiếu sang đầy đủ (Lê Văn Hòa và ctv, 2001).
1.4 ĐẶC TÍNH TRÁI CAM QUÝT KHÔNG HỘT
1.4.1 Khái niệm không hạt
Theo Varoquaux và ctv. (2000) đƣợc trích dẫn bởi Nguyễn Bá Phú (2006),
trái cam quýt đƣợc xem là không hột khi số hột nhỏ hơn 5 hột. Theo Sauls (1998)
thì ở Mỹ ngƣời ta định nghĩa sự không hột trên grapefruit là từ 0 – 6 hột và cũng ở
Mỹ trái cam đƣợc xem là không hột khi có từ 0 – 6 hột (Trần Văn Hâu, 2005).
1.4.2 Hiện tƣợng trinh quả sinh
Trinh quả sinh là trái phát triển mà không cần thụ tinh. Hiện tƣợng trinh quả
sinh đặc biệt quan trọng cho cây trồng do sản phẩm thƣơng mại là những trái trinh
quả sinh. Suốt thời gian ra hoa, điều kiện không thuận lợi có thể ngăn cản hoặc
giảm sự thụ phấn và sự thụ tinh làm giảm năng suất và chất lƣợng không cao nhƣng
lại hiện diện trái không hạt (Rotino và ch, 2005 đƣợc trích dẫn bởi Sầm Lạc Bình,

2007)
Theo Trần Văn Hâu (2008), trinh quả sinh là khả năng suản xuất trái mà
không cần thụ phấn, có thể chia làm 3 kiểu trinh quả sinh:

6


- Trinh quả sinh yếu: chỉ một ít trái đƣợc sản xuất mà không cần thụ phấn
nhƣ cam Navel
- Trinh quả sinh trung bình: đạt năng suất trung bình nếu không thụ phấn
nhƣng đạt năng suất cao nếu đƣợc thụ phấn nhƣ quýt Orlando.
- Trinh quả sinh mạnh: đạt năng suất cao nhƣng không cần thụ phấn nhƣ
chanh Tahiti.
Theo Goetz và ctv (2006), tính trinh quả sinh đƣợc xác định do 2 allen lặn bổ
sung phối hợp tạo nên và gây ra bởi những thay đổi bên trong vùng auxin response
factor8. Những thí nghiệm di truyền học đã chỉ ra rằng vùng auxin response factor8
hoạt động nhƣ một mạch ức chế để dừng lại sự phát triển của lá noãn trong sự thiếu
thụ tinh và những tín hiệu khởi đàu của sự phát triển trái và hột. Trong trái không có
thụ tinh vủa thể đột biến Arabidopsis thaliana, một thay đổi ở trong vùng auxin
response factor8 đã dẫn đến sự phát triển của trái mà không cần thụ phấn, thụ tinh
và làm phát sinh trái không có hột (trái trinh sinh).
Smith (2000) cho rằng sự hình thái trái trinh quả sinh có thể xảy ra ít
nhất cách sau:
- Sự thay đổi nồng độ hormone tăng trƣởng trong mô bầu noãn có thể kích
thích tạo trinh quả sinh.
- Gen liên quan đến trinh quả sinh có thể biến đổi trực tiếp trong vùng auxin
response factor8 và sự thay đổi này ảnh hƣởng lên sự phát triển và giảm đi của trái
trinh quả sinh mà không cần thụ tinh.
- Sự tổn thƣơng làm tăng trinh quả sinh có thể liên quan đến sự thụ phấn đặc
biệt.

- Sự đột biến gây sự tổn thƣơng trong quá trình phát triển trên những mô đặc
biệt có thể cho phép sự phát triển trái mà không cần thụ tinh.
1.4.3 Các kiểu trinh quả sinh
Hiện tƣợng tự trinh quả sinh là hiện tƣợng tạo trái không hột (chuối,
khóm..vài loài cam quýt) mà không cần có sự thụ phấn, thụ tinh xảy ra nhƣng trái

7


vẫn đậu mà không cần sự kích thích bên ngoài (Spiegel – Roy và Goldsechmidt.
1996)
Hiện tƣợng trinh quả sinh có kích thích là hiện tƣợng trinh quả sinh nhƣng
cần có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm, ống phấn kéo dài ra để kích thích sự
đậu trái nhƣng không có quá trình thụ tinh xảy ra. Nguyên nhân của hiện tƣợng là
do tự bất tƣơng hợp trong thụ tinh. Nếu hạt phấn và noãn cùng kiểu gen thì không
xảy thụ tinh. Ngƣợc lại nếu hạt phấn và noãn khác kiểu gen thì xảy ra thụ tinh và
tạo ra trái có hột vì lúc đó cơ chế tự bắt tƣơng hợp thụ tinh không còn tác dụng. Các
giống cam không hột (Citrus tamurana) là do có sự thụ phấn nhƣng không có sự thụ
tinh (Kitajima, 2001).
Theo Vardi (1988), hầu hết các giống cam quýt trồng tạo trái không hột cần
có quá trình thụ phấn nhƣng không có sự thụ tinh xảy ra, hiện tƣợng này do vài gen
điều khiển. Sự phát triển của bầu noãn do có quá trình thụ phấn và sự hiện diện của
dấu hiệu sự tƣợng hợp hạt phấn sẽ tạo ra trái không hột.
Hiện tƣợng phôi bị thoái hóa là hiện tƣợng trinh quả sinh có quá trình thụ
phấn, thụ tinh xảy ra nhƣng phôi bị hƣ sau đó đƣa đến hột lép. Hiện tƣợng này còn
đƣợc gọi là hiện tƣợng có hột bị thoái hóa (Huang, 2001). Chen, 2002 giải thích cơ
chế không hột của cây bƣởi „Jishou Shatianyou‟ (Citrus grandis Osbeek ) là có sự
thụ tinh nhƣng phôi trong hột không phát triển đƣa đến hiện tƣợng hột lép.
Theo Vũ Văn Vụ (1999) có hai kiểu không hột trong tự nhiên:
- Trái đƣợc tạo nên không qua thụ tinh nhƣ chuối, dứa… Một số loài trái

không hột xảy ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi trên nƣớm nhụy, nhƣng sau
đó không có quá trình thụ tinh nhƣ nho, táo…
- Trái không hột đƣợc tạo nên qua thụ tinh nhƣng sau đó phôi không phát
triển mà bị thui đi nhƣ nho, anh đào, đào…

8


1.5 CÁC NGUYÊN NHÂN G ÂY KHÔNG HỘT
TRÊN CAM QUÝT
1.5.1 Tam bội
Mooney (1997), nhận thấy rằng giống cam quýt tam bội có chứa ba bộ nhiễm
sắc thể và có tiềm năng thƣơng mại lớn vì mức độ không hột cao, tuy nhiên tần số
xuất hiện cây tam bội trong tự nhiên là rất thấp. Jackson (1997), cho rằng trong quá
trình giảm phân, giao tử đực và cái đƣợc tạo ra với số nhiễm sắc thể mất cân bằng.
Phần lớn các giao tử mang số nhiễm sắc thể trung gian giữa 1n và 2n, nên không có
sức sống và tất nhiên là không có khả năng sinh sản. Đối với giống có nhiễm sắc thể
tam bội sẽ tạo ra trái hoàn toàn không hột, ngay cả khi trồng chung với những loài
cam quýt khác nhƣ giống quýt Tahoe Gold (Chao, 2004).
Theo Raza, (2003), giống tam bội trên Cam quýt có thể đƣợc tạo ra bằng
nhiều cách nhƣ: thụ phấn chéo giữa cây nhị bội và vây tử bội, kỹ thuật cứu phôi, sự
chiếu xạ, nuôi cấy phôi nhũ và công nghệ sinh học hiện đại. Với phƣơng pháp cho
thụ phấn chéo giữa cây tử bội và cây nhị bội trƣờng đại học California đã tạo đƣợc
hai cây lai tam bội giữa pummelo và grapetruit, Oroblanco và Melogold (Mooney,
1997). Trong cam quýt chọn lọc từ phôi hữu tính của cây trồng bằng hột có thể xuất
hiện những cây tam bội tự nhiên và tần số xuất những cây tam bội này là 5%
(Lapin, 1937). Chanh Tahiti là một ví dụ điển hình về một giống cam quýt tam bội
phát sinh tự nhiên trong phôi hữu tính và là giống hoàn toàn không hột (Mooney,
1997).
1.5.2 Hiện tƣợng tự bất dung hợp

Theo Trần Đinh Long (1997), hiện tƣợng tự bất dung hợp là hiện tƣợng hạt
phấn không thể thụ tinh đƣợc trên vòi nhụy của cùng một hoa ho ặc giữa các hoa
khác nhau trên cùng một cây. Ở những loài cây có hiện tƣợng tự bất dung hợp cấu
trúc của bộ phận sinh sản có những biểu hiện bất thƣờng nhƣ sau:
- Hạt phấn không nẩy mầm đƣợc trên vòi nhụy
- Nếu hạt phần này mẩm đƣợc thì cũng không tới đƣợc vòi nhụy.

9


- Hạt phấn nẩy mầm tới với nhụy nhƣng tại không đúng thời điểm để thụ
tinh, khi đó tính trùng tới đƣợc vòi nhụy thì trứng chƣa chín hoặc trứng đã quá chín
đều trở nên vô hiệu.
- Quá trình thụ tinh có thể diễn ra và hoàn thành những mầm phôi bị chết.
Trần Thƣợng Tuấn (1992),cho rằng tự bất dung hợp có hai loại đó là: bất dung hợp
dị hình và bất dung hợp đồng hình.
- Bất dung hợp dị hình: đƣợc xác định do bộ phận cái có cấu tạo không thích
hợp cho sự tự thụ phấn.
- Bất dung hợp đồng hình: tính bất dung hợp này không phải do sự không
phù hợp về cấu tạo hình thái của hoa mà do dãy alen ở một hay nhiều locus gây nên;
do vậy trong trƣờng hợp này khi xảy ra hiện tƣợng tự thụ thì sự tác động giữa hạt
phấn và nƣớm nhụy sẽ làm phát sinh những phản ứng sinh hóa làm hạt phấn không
nẩy mầm đƣợc hoặc nẩy mầm những ống phấn phát triển yếu không vƣơn đƣợc đến
noãn.
Ở một số loài nhƣ Primula vulgaris, Lythrum salicaria… tính dị hợp đƣợc
tăng cƣờng do hiện tƣợng đa hình trong cấu trúc hoa nhƣ vòi nhụy, hay chỉ nhị có
thể có các dạng dài, ngắn hay trung bình khác nhau: hoặc có hiện tƣợng đối lập về
độ lớn giữa hột với tế bào của nƣớm nhụy: dạng cây có vòi nhụy dài, có tế bào
nƣớm nhụy nhỏ những hạt phấn lại to. Hiện tƣợng vòi nhụy ngắn và dài do hai alen
S và s kiểm soát.

Trên quýt Monica và Sasuma trong quá trình thụ phấn, ống phấn vƣơn tới
bầu noãn chỉ trong 2 ngày, nhƣng đối với hoa tự thụ phấn thì không tìm thấy ống
phấn trong bầu noãn sau 8 ngày. Quýt Satsuma không có ống phấn vƣơn tới bầu
noãn do có sự tự bất tƣơng hợp khi tự thụ phấn (Alavaro, 2004).
Theo Brewbaker (1957), tính tự bất dung hợp là không có khả năng tạo hột
của giao tử đực và giao tử cái khi tự thụ. Có hai hệ thống tự bất dung hợp là tự bất
dung hợp giao tử và tự bất dung hợp bào tử.
- Bất dung hợp giao tử đƣợc xác định do giao tử đƣợc quy định bởi những
alen S đặc biệt trong hạt phấn. Trong hệ thống giao tử, alen S xuất hiện đi vào hoạt
động để tạo nhân tố ức chế hoặc tiền chất của nó sau giai đoạn kỳ sau của lần phân

10


chia giảm nhiễm thứ nhất. Trong hệ thống bào tử, hoạt động alen S phải xảy ra
trƣớc giai đoạn kỳ sau I. Sự ức chế giao tử thƣờng xảy ra vào một vài giai đoạn
trong suốt quá trình phát triển ống phấn trong nhụy hoa.
- Bất dung hợp bào tử đƣợc xác định do nhân lƣỡng bội của tế bào tử quy
định. Sự ức chế bào tử thƣờng xảy ra ở bề mặt nƣớm, kết quả là ức chế sự nẩy mầm
và giai đoạn sớm của sự phát triển ống phấn.
Đặc tính bất dung hợp bào tử là ức chế sự nẩy mầm của hạt phấn, bất dung hợp giao
tử thƣờng làm chậm sự phát triển ống phấn (Jackson, 1997).
1.5.3 Hiện tƣợng bất dục giao tử
Trần Thƣợng Tuấn (1992), cho rằng tính bất dục giao tử là không có khả
năng tạo ra hạt phấn. Nhiều giống cây trồng thực tế là không hột bởi khả năng hạt
phấn sống thấp hoặc bầu noãn bất dục (Frost và Soost, 1968).
Sự bất dục phần lớn phụ thuộc vào hạt phấn và thay đổi tùy theo loài và cây
trồng (Alavaro, 2004). Tự bất dục có thể là kết quả từ sự phất triển không bình
thƣờng của nhị hoa dẫn đến sự thiếu sót trong quá trình phát triển hạt phấn. Tí nh bất
dục hạt phấn thƣờng đƣợc tìm thấy ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều giống họ

cam quýt. Cam ngọt Washington có hạt phấn rỗng, trong khi đó, quýt Satsuma
(citrus unshiu Mare), có bầu noãn bất dục cao. Số tế bào hình thành hạt phấn thấp
và hầu hết hạt phấn bị thoái hóa, đặc biệt khi nhiệt độ dƣới 19°C (Soost và Roose,
1996). Trong tự nhiên, những cá thể cam Mật không hột đã đƣợc phát hiện tại tỉnh
Tiền Giang và sự không hột là do bất dục đực (Trần Thị Oanh Yến, 2003).
Theo Vũ Đình Hòa (2005), bất dục đực là cây không có khả năng tạo ra hoặc
phóng thích hạt phấn có chức năng. Trần Thƣợng Tuấn (1992), cho rằng nguyên
nhân của hiện tƣợng bất dục là do giao tử đực không có sức sống. Hiện tƣợng đực
bất dục có ở cây tự thụ phấn cũng nhƣ cây giao phấn là do các đột biến làm ngừng
trệ sự phất triển của giao tử đực vào những giai đoạn khác nhau. Đực bất dục
thƣờng thấy trong tự nhiên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhƣ điều
kiện bất lợi cua môi trƣờng, yếu tố di truyền nhƣ sai hình nhiễm sắc thể, hay do các

11


gen trong nhân tố bào, do yếu tố di truyền trong tế bào chất hoặc do sự tác động
tổng hợp của các yếu tố di truyền trong nhân và tế bào chất.
Hiện tƣợng đực bất dục do điều kiện ngoại cảnh bắt lợi nhƣ hạn hán, nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, thiếu dinh dƣỡng. Đực bất dục nầy không di truyền cho thế
hệ sau.
Hiện tƣợng đực bất dục do gen trong nhân thƣờng gặp ở một số loài cây
trồng. Nguyên nhân là do tác động của một gen lặn ở dạng đồng hợp từ nhƣ gen ms
ở một số loài cây trồng và đƣợc duy trì bằng cách lai với cây dị hợp từ hữu dục đực
Ms ms.
Hiện tƣợng đực bất dục tế bào chất do yếu tố tế bào chất quyết định. Cây đực
bất dục tế bào chất không có khả năng tự phối, những vẫn có khả năng cho hột nếu
đƣợc thụ bằng hạt phấn có sức sống bình thƣờng của cây khác. Các dòng đực bất
dục tế bào chất đƣợc duy trì bằng cách thụ cho cây đực bất dục tế bào chất bằng
phấn của dòng đực hữu dục tƣơng đƣơng.

Đực bất dục do tác động tổng hợp của gen trong nhân và tế bào chất. Đây là
dạng bất dục của phấn hoa, tuy do yếu tố di truyền trong tế bào chất gây ra nhƣng
lại có thể điều chỉnh bằng các gen trong nhân tế bào. Đặc điểm của tính bát dục gen
– tế bào chất này chỉ di truyền theo tế bào mẹ.
Jackson và Gmitter (1997) cho rằng bất dục cái có thể là kết quả từ hoa cái bị
thối hoặc phát triển túi phôi không đầy đủ.Quýt Satsuma và cam ngọt Washington
tế bào cái thƣờng bị thối trong giai đoạn giảm phân hoạc nhiều túi phôi bị ức chế
phát triển chậm là trứng không chín và không có sức sống cho sự thụ tinh.
Kahn và Chao (2004), cho biết những giống vừa tạo ra một ít hạt phấn hoặc
không tạo hạt phấn và một ít noãn hoặc noãn không có chức năng sẽ rất ít hột hoặc
không hột, không có vấn đề gì khi những giống cam quýt khác trồng xung quanh
giống này nhƣ cam Navel. Midnight, Delta Valencia và quýt Satsuma.

12


1.5.4 Hiện tƣợng biến dị và đột biến ở cây cam quýt
Theo Spiegel – Roy và Goldschmidt (1996), đột biến liên quan đến thay đổi
trong DNA thƣờng thấy ở cam quýt và tỉ lệ xuất hiện thay đổi theo từng giống. Tần
số xuất hiện của đột biến có thể ảnh hƣởng bởi môi trƣờng, trong quá trình trồng
trọt nhƣ xén tỉa cành. Đột biến làm xuất hiện những đặc tính có ích nhƣ không hột,
chín sớm, chín muộn, trái ít chua, trái có màu sắc đẹp…đã đƣợc tìm thấy, chọn lọc
và sử dụng nhƣ cam Navel, Clementine, quýt Satsuma. Tuy nhiên, cũng có những
đột biến không có ích nhƣ làm năng suất thấp, trái dị thƣờng, phẩm chất kém, cấu
trúc và kích thƣớc lá thay đổi. Đột biến gây nên bất dục hạt phấn và noãn làm xuất
hiện trinh quả sinh.
Đột biến tự nhiên là hiện tƣợng rất phổ biến ở cam quýt, nguyên nhân có thể
do các yếu tố di truyền không ổn định gây ra (Cameron và Frost, 1968). Đột biến tự
nhiện và biến dị thƣờng đƣợc tìm thấy ở cam quýt (Nito, 2003).
Raza (2003), cho rằng có thể tjao cây tam bội nếu xuất hiện đột biến sai hình

nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo giao tử 2n (thay vì là 1n) có thể là ở tế bào trứng
hoặc tinh trùng; hoặc nuôi cấy mô làm xuất hiện đột biến soma. Theo Vardi (1992),
tế bào trứng thƣờng xuất hiện 2n nhiều hơn. Sự đột biến gây sai hình nhiễm sắc thể
làm đực bất dục tạo nên sự không hột tự nhiên trong các giống cam quýt (Frost và
Soost, 1968).
Theo Nguyễn Ngọc An (19730, nhờ chọn lọc theo dòng vô tính, tất cả những
giống cam quýt hàng hóa hiện nay đang nổi tiếng ở Nhật Bản, Mỹ và các nƣớc vùng
Địa Trung Hải đã cho những dạng biến dị nhiều về mặt phẩm chất và thời gian trái
chín. Ở phần lớn những giống này đều có những khác biệt sinh thái theo giống về
nhiệt độ, độ ẩm và đất, chúng rất thích nghi với điều kiện thô nhƣỡng, khí hậy của
địa phƣơng, chẳng hạn nhƣ giống cam Shamouti chỉ cho trái sai và có phẩm chất
ngon ở Israel và ở đảo Chypre, quýt Ôn Châu và Satsuma ở Nhật Bản. Khi sinh sản
bằng con đƣờng sinh dƣỡng, bất kỳ một đột biến sooma nào cũng có thể tạo nên cây
nguyên vẹn với những tình trạng đột biến mới. Một trong các dạng đột biến ở thực

13


×