Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HIỆU QUẢ của PHÂN bã bùn mía TRICÔ TRONG cải THIỆN đất và NĂNG SUẤT của cây bắp tại CHỢ mới AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


DƯƠNG NGỌC TRỌN

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ
TRONG CẢI THIỆN ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY BẮP TẠI CHỢ MỚI - AN GIANG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT KHÓA 28

Cần Thơ, 2007
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


DƯƠNG NGỌC TRỌN

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ
TRONG CẢI THIỆN ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÂY BẮP TẠI CHỢ MỚI - AN GIANG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT KHÓA 28

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGs. Ts. Võ Thị Gương


2. ThS. Võ Văn Bình

Cần Thơ, 2007
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
---------

Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt với đề tài

“HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ TRONG CẢI THIỆN
ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BẮP TẠI CHỢ MỚI – AN GIANG”

Do sinh viên Dương Ngọc Trọn thực hiện.
hội đồng chấm Luận văn Tốt nghiệp.
Trung Kính
tâmchuyển
Học lên
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày.…..tháng……năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Võ Thị Gương

3



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong Luận văn Tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
(ký tên)
Dương Ngọc Trọn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs. Ts. Võ Thị Gương và ThS. Võ Văn Bình, người đã tận tình hướng dẫn, gợi
ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn.
Quí thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quí báu cho
tôi trong suốt các năm học.
Xin chân thành cám ơn
ThS. Trần Bá Linh, Ks. Phạm Nguyễn Minh Trung, Ngô Thiện Nhựt, đã giúp đỡ
trong suốt quá trình thí nghiệm ngoài đồng.
Các anh chị Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Phụng Kiều, Phan Toàn Nam
và các bạn trong phòng thí nghiệm đã cộng tác phân tích mẫu trong quá trình thực hiện
Luận văn Tốt nghiệp.
Gia đình chú năm Trạng ở Chợ Mới-An Giang, đã cộng tác hoàn thành thí


Trung nghiệm
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngoài đồng.
Cố vấn học tập Phạm Văn Phượng và các bạn lớp Trồng Trọt khóa 28 đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành ghi nhớ những chân tình, sự giúp đỡ của bè bạn, của những nông
dân đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện thí nghiệm ngoài đồng mà tôi không thể liệt kê
trong trang cảm tạ này.
Thân ái gửi về các lớp TT29. TT30, TT31, TT32 lời chào thân thương và đoàn kết.
Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.

5


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Dương Ngọc Trọn

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 06/04/1985

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Ấp Thị Tứ (Vàm Xáng) – xã Nhơn Nghĩa - huyện Phong Điền – thành
phố Cần Thơ.
Con ông Dương Văn Khỏe và bà Trần Thị Tràng.

Đã tốt nghiệp tú tài năm 2002 tại trường phổ thông trung học Phan Văn Trị,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2002, học lớp Trồng Trọt khóa 28,
thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Ngày

tháng

năm 2007

Người khai ký tên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dương Ngọc Trọn

6


DƯƠNG NGỌC TRỌN, 2007 “Hiệu quả của phân bã bùn mía-Tricô trong cải thiện
đất và năng suất của cây bắp tại Chợ Mới – An Giang”. Luận văn Tốt nghiệp Đại học,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Võ Thị Gương và ThS. Võ Văn Bình
___________________________________________________________________ _

TÓM LƯỢC
Đề tài nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ được sản xuất từ bã bùn
mía có bổ sung nấm Trichoderma spp. (phân bã bùn mía-Tricô) trong cải thiện các tính
chất hóa, lý, sinh học của đất và cải thiện năng suất bắp so với chỉ bón phân vô cơ.
Trong thí nghiệm phân bã bùn mía-Tricô được sử dụng với lượng bón 3,5 t.ha-1 và 7

t.ha-1 kết hợp với công thức bón phân hóa học theo khuyến cáo (150-90-60) để so sánh
với đối chứng bón phân theo nông dân (320-240-30). Bên cạnh đó, việc bón 7 t.ha-1
phân bã bùn mía-Tricô kết hợp với bón phân vô cơ giảm 50% lượng khuyến cáo cũng
được thực hiện. Qua hai vụ thí nghiệm kết quả cho thấy các nghiệm thức bón phân bã
bùn mía-Tricô có hiệu quả trong việc nâng cao pH đất, khả năng trao đổi cation
(CEC), chất hữu cơ, độ bền đoàn lạp, thành phần lân dễ tiêu và giúp tăng cường sự
hoạt động của hệ vi sinh vật đất so với bón phân vô cơ lượng cao theo nông dân. Bón

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phân hóa học theo nông dân qua hai vụ có khuynh hướng làm cho đất trở nên bạc màu
do giảm pH đất và sự hoạt động của hệ vi sinh vật so với đất đầu vụ. Kết quả cho thấy
bón kết hợp 3,5-7 t.ha-1 phân hữu cơ đều có hiệu quả trong việc nâng cao pH, CEC,
chất hữu cơ trong đất, hô hấp đất và độ bền đoàn lạp của đất khác biệt ý nghĩa với các
nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ. Trong vụ thứ nhất, bón giảm lượng phân vô cơ kết
hợp với bón phân bã bùn mía-Tricô và bón phân cân đối theo khuyến cáo đã cho năng
suất trái bắp không khác biệt ý nghĩa với bón phân hóa học lượng cao theo nông dân.
Trong vụ thứ hai, hiệu quả của phân bã bùn mía-Tricô trong cải thiện các tính chất lýhóa-sinh của đất ảnh hưởng rõ hơn đến năng suất. Năng suất bắp thu được cao hơn và
khác biệt ý nghĩa với bón phân theo nông dân. Bón phân với lượng N cao theo nông
dân qua hai vụ dẫn đến tỷ lệ năng suất/sinh khối thấp nhất và khác biệt ý nghĩa với các
nghiệm thức bón kết hợp với phân hữu cơ. Như vậy, bón nhều phân vô cơ, đặc biệt là
phân đạm chỉ giúp cây bắp phát triển thân, lá dẫn đến năng suất bắp thu được thấp hơn
so với bón kết hợp phân bã bùn mía-Tricô.

7


MỤC LỤC

Trang phụ bìa


Trang
ii

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tiểu sử cá nhân

v

Tóm lược

vi

Mục lục

vii

Danh sách hình

ix

Danh sách bảng

x


MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 PHÂN HỮU CƠ –PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Trung

2

1.1.1 Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh
2
1.1.2 Các phương pháp ủ phân hữu cơ
5
Mộtliệu
số điểm
ý khi sử
dụng@
phân
hữuliệu
cơ học tập và nghiên cứu
5
tâm1.1.3
Học

ĐHlưuCần
Thơ
Tài
1.1.4 Một số nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp 6
1.2 VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
7
1.2.1 Đặc điểm về nấm Trichoderma
1.2.2 Cơ chế tác động của nấm đối kháng Trichoderma spp.
1.2.3 Công dụng của nấm đối kháng Tricoderma spp.
1.3 THÀNH PHẦN LÂN TRONG ĐẤT

8
9
10
12

1.3.1 Lân hữu cơ

13

1.3.2 Lân vô cơ

13

1.4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY BẮP

14

1.4.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bắp
1.4.2 Đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng khoáng của bắp

1.5 ĐẶC ĐIỂM HUYỆN CHỢ MỚI – AN GIANG

14
15
16

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

18

2.1 Thí nghiệm: Hiệu quả của phân bã bùn mía-Tricô trong cải thiện đất và năng
suất của cây bắp
18
2.2 Xử lý số liệu
20
2.3 Tính chất đất thí nghiệm
21
2.4 Phương pháp phân tích một số tính chất lý-hóa học và hô hấp của đất
21
8


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

24

3.1 HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ TRONG CẢI THIỆN TÍNH
CHẤT HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐẤT


25

3.1.1 pH đất
25
3.1.2 Khả năng trao đổi cation (CEC)
28
3.1.3 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất
29
3.1.4 Thành phần lân dễ tiêu trong đất
30
3.1.5 Hoạt động của vi sinh vật đất
32
3.2 HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ TRONG CẢI THIỆN TÍNH
CHẤT LÝ HỌC CỦA ĐẤT

34

3.2.1 Dung trọng của đất
34
3.2.2 Chỉ số độ bền của đất
34
3.3 HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÃ BÙN MÍA-TRICÔ TRONG CẢI THIỆN NĂNG
SUẤT CÂY BẮP

35

3.3.1 Năng suất bắp tươi
3.3.2 Năng suất/sinh khối
KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ


35
37
41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

Trung PHỤ
tâmCHƯƠNG
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 49
cứu

9


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Bố trí thí nghiệm hiệu quả của phân bã bùn mía-Tricô đối với cây Bắp

24


3.1

Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến độ chua
hiện tại của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.2

Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến độ chua
tiềm tàng của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.3

27

Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến khả năng
trao đổi cation của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.5

26

Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến pH đất tươi
của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.4

26

28


Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến phần trăm
chất hữu cơ trong đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.6

Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến hô hấp ở đất cuối vụ trên đất

3.7

Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân khác nhau đến chỉ số độ

30

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên33cứu
trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
bền của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
3.8

Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất bắp tươi bắp tại
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ thứ nhất và thứ hai

3.9

36

Ảnh hưởng các công thức bón phân đến tỷ lệ năng suất/sinh khối bắp
tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ thứ nhất

3.10


35

38

Ảnh hưởng các công thức bón phân đến tỷ lệ năng suất/sinh khối bắp
tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ thứ hai.

39

3.11

Trái bắp ở nghiệm thức bón 150-90-60

40

3.12

Trái bắp ở nghiệm thức bón 320-240-30

40
-1

3.13

Trái bắp ở nghiệm thức bón 75-45-30 + 7 t.ha phân hữu cơ

40

3.14


Trái bắp ở nghiệm thức 150-90-60 + 7 t.ha-1 phân hữu cơ

40

3.15

Trái bắp ở nghiệm thức 150-90-60 + 3,5 t.ha-1 phân hữu cơ

40

10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1

Tựa bảng

Trang

Thành phần dinh dưỡng của phân bã bùn mía-Tricô dùng trong thí
nghiệm (Chương trình ươm tạo công nghệ, bộ môn Khoa Học Đất,
2006)

2.2

19


Một số tính chất hóa học của đất đầu vụ tại huyện Chợ Mới - tỉnh An
Giang

3.1

21

Ảnh hưởng của phân bã bùn mía-Tricô đến thành phần lân hoà tan
trong nước của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

3.2

31

So sánh thành phần lân vô cơ chậm hữu dụng và lân hữu cơ dễ phân
hủy của đất trồng bắp tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

11


MỞ ĐẦU
Sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ được chú trọng cung cấp
phân vô cơ. Kết quả nghiên cứu về đất vườn trồng cây ăn trái cho thấy hàm lượng chất
hữu cơ rất nghèo, đất bị nén dẽ, nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật phát triển kém. Cung
cấp phân hữu cơ và phân xanh giúp cải thiện một cách có ý nghĩa các tính chất bất lợi
trên (Võ Thị Gương và ctv., 2004).

Huyện Chợ Mới thuộc vùng cù lao tỉnh An Giang, nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với 97% diện tích là đất phù sa màu mỡ.
Tuy nhiên, để giảm thiệt hại do lũ gây ra trong sản xuất nông nghiệp huyện đã xây
dựng khu vực đê bao khép kín chống lũ. Theo Phạm Ngọc Xuân (2004), các khu vực
có đê bao khép kín đang có những tác động xấu đến các đặc tính lý, hóa và sinh học
của đất do đã sử dụng nhiều phân bón và thuốc hóa học trên mỗi hecta trong năm cao
hơn các khu vực không có đê bao. Chất hữu cơ trong đất được xem là yếu tố chính ảnh
hưởng đến các đặc tính sinh học, vật lý và độ phì nhiêu đất, do đó quyết định khả năng
sản xuất của đất và duy trì chất lượng đất (Robison và ctv., 1994). Vì thế hướng lâu dài

Trung vàtâm
Họctrong
liệu
Thơ
Tài
học bền
tậpvững
và lànghiên
cứu
ổn định
cảiĐH
thiệnCần
đất, giúp
tăng@
năng
suấtliệu
cây trồng
tăng cường
hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Hiện nay, thị trường phân bón cũng khá đa dạng về phân hữu cơ, trong đó có

dạng phân nén viên. Tuy nhiên giá cả một số sản phẩm rất cao và chất lượng thì rất
biến động. Vấn đề tận dụng các phế phẩm như bã bùn mía, xác mía, chất thải từ trại
chăn nuôi heo để sản xuất ra phân hữu cơ giúp tăng hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp và giảm ô nhiễm môi trường mang ý nghĩa lớn. Mặt khác, kết hợp dòng nấm đã
được nghiên cứu thành công tại trường Đại Học Cần Thơ để kiểm soát một số bệnh
cây trồng góp phần giảm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe cộng
đồng. Yếu tố này còn giúp giảm chi phí thuốc phòng trừ dịch hại, tăng chất lượng và
tăng tính cạnh tranh của phân hữu cơ.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Hiệu quả của phân bã bùn mía-Tricô trong cải
thiện đất và năng suất của cây Bắp” được thực hiện qua hai vụ tại Chợ Mới-An
Giang.

12


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 PHÂN HỮU CƠ –PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999), phân hữu cơ là các
loại chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, phân hủy và có khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất rất tốt.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren và ctv. (2004), phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại
phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, phân chuồng, phân
rác và phân xanh. Lê Văn Khoa và ctv. (1996) đưa ra một định nghĩa khác, phân hữu
cơ được gọi là những chất tươi hay đã hoai có nguồn gốc động thực vật bón vào đất để
tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì của đất, bao gồm: phân chuồng, than bùn, phân
chim, phân rác, phân xanh. Như vậy nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất phần lớn là
xác bã và thải của thực vật và động vật (Lê Văn Căn, 1979). Theo Lê Văn Tri (2002),
phân hữu cơ vi sinh là phân trộn cơ học giữa phân vi sinh và phân hữu cơ. Phân hữu
vi sinh

chủliệu
yếu là
dùng
để bón
lót hoặc
dùngliệu
làm nguyên
liệu và
để sản
xuất phân
Trung cơ
tâm
Học
ĐH
Cần
Thơ
@ Tài
học tập
nghiên
cứu
phức hợp hữu cơ vi sinh.
1.1.1 Tác dụng của phân hữu cơ
* Cải tạo hóa tính đất
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999), phân hữu cơ khi bón
vào đất, sau khi khoáng hóa sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm
thành phần dinh dưỡng cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi các ion
trong đất.
Chất hữu cơ sẽ có tác dụng làm gia tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng trong
đất, chủ yếu là N, P, và S trong tất cả các loại đất. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả của
phân hóa học bón vào đất (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., 2004). Mặc khác, chất hữu cơ

còn có khả năng tạo phức hữu cơ-khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trong đất
(Lê Văn Khoa và ctv., 1996). Theo Lưu Văn Tưởng và ctv. (2006), acid humic là hợp
phần quan trọng của đất mùn đặc biệt trong chất hữu cơ của đất. Acid humic là nguồn
dự trữ các chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, điều hòa và kích thích các quá trình
13


sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời là tác nhân quan trọng chi phối các
tính chất hóa học và lý học của đất. Chính sự hiện diện của các nhóm chức OH,
COOH, phenol, quinon, hydroxyquinon, vòng và dị vòng thơm, các nhóm amin,
amid…trong phân tử acid humic là lời giải thích tại sao chất này lại có những hoạt tính
đặc biệt như vậy. Theo Hoàng Minh Châu (1998), bón phân hữu cơ cho các loại đất
khoáng có thể làm gia tăng độ hữu dụng của các chất lân trong đất. Chất hữu cơ còn là
nhân tố tham gia tích cực vào việc chuyển hóa lân trong đất từ dạng khó tiêu sang
dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thúy và ctv., 1997).
Theo Lê Duy Phước và Nguyễn Ngọc Trìu (1968), khi tăng cường bồi dưỡng đất
bằng phân hữu cơ kết hợp với sử dụng vôi, phân hoá học hợp lý đã cải tạo thành phần
lý-hoá của đất, cải tạo nhanh chóng đất bạc màu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Thành (2003), việc bón 5 t.ha-1 phân hữu cơ vi sinh cho cây lạc trên đất xám bạc
màu thì đều làm tăng pH, giảm độ chua đất nhờ vào hoạt động của vi sinh vật.
* Cải tạo lý tính đất
Việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu của đất (Vũ Hữu Yêm,

Trung 1995),
tâm giúp
Họclàm
liệu
Cần
Thơ
Tàihóa

liệu
vàvànghiên
cứu
tăngĐH
độ xốp
đất hơn
do @
sự hoạt
của học
vi sinhtập
vật đất
tạo lớp phủ
bề mặt cho đất (Hoàng Minh Châu, 1998). Phân hữu cơ trong đất có tác dụng làm cho
nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn và việc bốc hơi
mặt đất ít đi. Bên cạnh đó chất hữu cơ còn hạn chế đóng ván bề mặt (Vũ Hữu Yêm,
1995 và Nguyễn ngọc Nông, 1999). Theo Phùng Quang Minh và ctv. (1997), sự suy
thoái về cấu trúc đất do quá trình canh tác cũng như các biện pháp quản lý đất canh tác
có liên quan rất nhiều đến chất hữu cơ trong đất xảy ra trên đất Haplic Ferralsol ở Bảo
Lộc và vai trò của chất hữu cơ đối với cấu trúc đất Ferralsol.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1998), thông qua quá trình hoạt động của vi sinh vật,
chất hữu cơ phân hủy biến thành chất mùn. Chất mùn có tác dụng cải thiện cấu trúc
đất, gia tăng khả năng giữ nước, cải thiện độ thoáng khí và làm gia tăng nhiệt độ đất.
Theo Nguyễn Thị Thúy và ctv. (1997), mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân
tán làm cho đất có cấu trúc tốt, tăng độ xốp đất, dễ cày bừa, giữ nước và phân bón tốt
hơn. Tác dụng chất hữu cơ đến các tiến trình vật lý đất thể hiện rõ trên đất trồng màu
hơn là trên đất lúa ngập nước. Theo Lê Duy Phước (1968), thì phân hữu cơ rất cần
thiết trong việc nâng cao tỷ lệ mùn trong đất bạc màu và cải thiện tính chất vật lý của
14



đất. Bón phân hữu cơ cho đất chua mặn vẫn là một yêu cầu quan trọng nhằm cải tạo
tính chất vật lý và hóa học của đất.
* Phân hữu cơ tác động đến tính chất sinh học của đất.
Sau khi vùi phân hữu cơ vào đất, quần thể vi sinh vật đất phát triển rất nhanh và
giúp làm phong phú thêm hệ vi sinh vật đất có ích (Vũ Hữu Yêm, 1995 và Nguyễn
Ngọc Nông, 1999). Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2003), bón phân hữu cơ làm tăng
chủng loại và số lượng vi khuẩn amôn hóa, xạ khuẩn và các loại nấm có ích rất rõ rệt.
Theo Mai Văn Trị và Nguyễn Thị Thúy Bình (2003), bón phân hữu cơ vi sinh đã
làm tăng hoạt động của vi khuẩn đối kháng actinomycces dẫn đến ngăn chặn sự phát
triển của nấm Phytopthora palmivora, làm gia tăng tỉ lệ sống của cây sầu riêng trong
vườn ươm.
Chất hữu cơ là môi trường tốt cho vi sinh vật sống và phát triển nhanh chóng,
chất mùn trích từ phân chuồng làm tăng hiệu quả cố định đạm của Rhizobium và
Azobacter và khả năng nitrate hóa của đất cũng tăng lên (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv.,
1993). Nó cũng là nguồn năng lượng, nguồn thức ăn đối với đối với vi khuẩn đất và
cũng là nguồn vi sinh vật cung cấp cho đất. Bên cạnh đó, khi bón phân hữu cơ một

Trung cách
tâmhệHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thống sẽ cải thiện những tính chất lý-hóa-sinh học và chế độ nhiệt của đất (Lê
Văn Khoa và ctv., 1996).
* Phân hữu cơ tác động trực tiếp đến cây trồng
Hầu hết các phản ứng của vật liệu hữu cơ xảy ra trong đất được gây nên bởi hoạt
động của vi sinh vật, điều này có nghĩa là những yếu tố ảnh hưởng đến chúng thì rất
quan trọng trong việc chuyển hóa vật liệu thực vật, những yếu tố ảnh hưởng quan
trọng nhất là nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện thoáng khí, dinh dưỡng sẵn có và cấu trúc của
vật liệu khoáng (Wolfgang Flaig, 1984). Nhờ các acid humic trong phân hữu cơ mà nó
giúp cây hấp thu tốt chất dinh dưỡng (Nguyễn Bảo Vệ, 1996) và chất hữu cơ cũng là
nguồn cung cấp dưỡng chất cho cây do mùn bị khoáng hóa (Akio Inoko, 1984) và hòa

tan các chất vô cơ trong đất (Hoàng Minh Châu, 1998).
Theo Lê Văn Khoa và ctv. (1996), chất hữu cơ trước hết là nguồn dinh dưỡng đối
với thực vật do tất cả các nguyên tố đa lượng và vi lượng cùng với phân chuồng thâm
nhập vào đất cho nên loại phân này cũng gọi là phân toàn phần.
Theo Nguyễn Lân Dũng (1986), nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu dựa vào
các nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của các vi sinh vật sống trong đất. Chất hữu
15


cơ chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, S và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho
cây trồng, cây có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu cơ dưới dạng các
aminoacid như alanin, glycin còn thông thường cây hút các chất dưới dạng muối
khoáng hóa chất hữu cơ (Trần Thành Lập, 1998). Chất hữu cơ không chỉ là nguồn
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tính chất bền vững đến năng suất tiềm
năng cao nhất cho phép của đất nhờ con đường khoáng hóa và cải tạo tính chất lý-hóa
đất (Wolfgang Flaig, 1984).
1.1.2 Các phương pháp ủ phân hữu cơ
Có ba phương pháp ủ phân chính: Phương pháp ủ nóng, phương pháp ủ nguội và
phương pháp ủ kết hợp nóng trước nguội sau (Lê Văn Căn, 1978. Vũ Hữu yêm, 1995.
Lê Văn Khoa và ctv., 1996. Trần Thành lập, 1998).
Theo Lê Hoàng Việt (1998), trong quá trình ủ phân có thể được chia ra làm 4 giai
đoạn như sau: a) Giai đoạn chậm, là thời gian cần thiết để vi sinh vật thích nghi và tạo
khuẩn lạc trong mẻ ủ; b) Giai đoạn tăng trưởng, ở giai đoạn này nhiệt độ tăng lên do
nhiệt của các quá trình sinh học và đạt tới giới hạn của vi sinh vật ưa ấm (30-40oC); c)

Trung Giai
tâmđoạn
Học
liệu ĐHởCần
Thơ

Tài
liệulênhọc
tập cao
vànhất
nghiên
cứu
Thermophilic,
giai đoạn
này@
nhiệt
độ tăng
đến mức
thích hợp
cho sự hoạt động của các vi sinh vật ưa nhiệt; d) Giai đoạn thuần thục (khoáng hóa), ở
giai đoạn này nhiệt dộ giảm dần xuống mức mesophilic rồi cân bằng với nhiệt độ môi
trường. Cũng theo tác giả quá trình ủ được diễn ra với sự tham gia của vi khuẩn, nấm,
nguyên sinh động vật và một số động vật không xương sống như: giun tròn, mối, bọ
cánh cứng, rết và một số sinh vật khác.
1.1.3 Một số điểm lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ
Phân hữu cơ có thể dùng để bón lót cho cây trồng, nhưng bón phân chưa hoai có
nhiều bất lợi như: hạt cỏ, mầm bệnh từ phân gia xúc mắc bệnh, nấm bệnh, các acid
hữu cơ (Vũ Hữu Yêm, 1995 và Trần Thành lập, 1998). Hơn nữa nguồn đạm trong
phân chuồng rất dễ mất do bay hơi (Lê Văn Khoa và ctv.,1996).
Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ
cao hơn 30oC hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì một số vi sinh vật sẽ bị chết.
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu
nhất định. Thường chúng phát triển tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng
16



cạn (Đường Hồng Dật, 2002). Theo Vũ Hữu Yêm (2000), muốn sử dụng phân vi sinh
có hiệu quả cao phải chú ý đến việc cải tạo môi trường đất trước khi bón phân vi sinh
vật, như khử chua nếu thấy pH đất không phù hợp với sự phát triển của vi sinh vật.
Nguyễn Thơ (2005), phần lớn phân hữu cơ vi sinh được sử dụng chất lượng còn
thấp, không đủ dinh dưỡng nên hiệu quả trên cây trồng không cao. Phân hữu cơ sinh
học có tác dụng chậm nên phải bón nhiều năm mới thể hiện rõ tác dụng. Hơn nữa, đất
của chúng ta bị thối rữa lâu ngày nên không cải tạo nhanh chóng được. Trong sản xuất
vẫn còn lạm dụng các biện pháp hóa học, làm hạn chế tác dụng của phân hữu cơ.
1.1.4 Một số nghiên cứu ứng dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
Theo Lê Văn Khoa và ctv.(1996), để bón phân chuồng có hiệu lực cao, trước hết
phải bảo quản phân chuồng cho tốt, ngoài ra cần có phương pháp làm tăng phẩm chất
của phân chuồng hay hạn chế đến mức tối đa sự mất chất dinh dưỡng. Nước phân
chuồng cần phải được tận dụng vì có chứa rất nhiều đạm ở dạng dễ tiêu và đem tưới
cho cây sẽ có hiệu lực nhanh chóng nhất. Phân chuồng chủ yếu đạm chủ yếu dùng để
bón lót. Phần lớn các trường hợp bón thúc thì tác dụng kém hơn vì phân chuồng

Trung khoáng
tâm Học
liệukịp.
ĐH
Cần
@ Tàithậtliệu
nghiên
cứu
hóa không
Tuy
nhiên,Thơ
phân chuồng
hoaihọc
và cótập

nhiềuvà
nước
phân, nước
tiểu thì bón thúc vẫn có hiệu lực nhanh chóng (Trần Thành Lập, 1998).
Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc vào chất lượng phân, lượng bón cũng như
điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, đặc tính sinh học của cây trồng, thời kỳ bón và kỹ
thuật bón phân. Tốt nhất là sử dụng phân chuồng kết hợp đồng thời với phân hóa học
và phân chuồng bón xong phải được vùi ngay (Nguyễn Thị Thúy và ctv.,1997).
Theo Đỗ Ánh và ctv. (1968), phân chuồng kết hợp với phân hóa học sẽ có hiệu
lực cao và bón lót toàn bộ phân chuồng trước khi cày vỡ và bừa thì năng suất cây trồng
vẫn đảm bảo so với chia nhiều lần bón. Theo Akio Inoko (1984), bón phân chuồng và
dư thừa thực vật thì năng suất cây trồng không khác biệt gì so với bón phân vô cơ.
Nguyễn Lân Dũng (1968), cũng cho biết kết hợp bón cả phân hữu cơ lẫn phân khoáng
thì sự phát triển của azobacter trong đất còn được đẩy mạnh rõ rệt hơn nữa. Bón phân
lân kết hợp với phân hữu cơ cho chiều cao cây lúa, số lóng/cây, số cây/lô khác biệt có
ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng không bón phân hữu cơ (Nguyễn Đình Tân, 2000).
Theo Wolfgang Flaig (1984), phân chuồng như là nguồn cung cấp đạm từ từ, hay
bón phân chuồng vào đất, cây chưa sử dụng hết ngay vụ đầu mà thường có hiệu lực
17


qua nhiều vụ nữa (Đỗ Ánh và ctv., 1968). Tương tự, kết quả của Trần Bá Linh (1999)
cho thấy phân hữu cơ (sản phẩm hàm ủ Biogas) có tác dụng tốt trên đất phèn, hiệu lực
của phân gia tăng đáng kể ở vụ thứ hai. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hồng
(2002) bón 2 t.ha-1 phân hữu cơ cho hiệu quả lưu tồn của nguyên tố P tương đương với
bón 60 kg P2O5 trên hecta. Hơn nữa, bón phân theo công thức 60N-30P2O5-15K2O kết
hợp với 2 t.ha-1 phân hữu cơ cho hiệu quả lưu tồn lân và các chỉ tiêu nông học (chiều
cao cây, sinh khối và năng suất lúa) không khác biệt ý nghĩa với công thức bón 120N60P2O5-30K2O.
Theo Tống Thị Thu Thủy (1986), đất phù sa bón phân xanh có hiệu quả làm gia
tăng năng suất lúa ở nghiệm thức bón 30 t.ha-1 phân xanh so với nghiệm thức bón phân

đạm từ 25-100 kgN.ha-1. Đối với đất phèn, bón phân xanh ở liều lượng 20-30 t.ha-1 có
tác dụng tương tự như bón phân đạm ở mức 75-100 kgN.ha-1. Khi bón phân chuồng
kết hợp với phân đạm và lân thích hợp (2/3 N và 1/2 P) là mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Nguyễn Thị Tuyết và Trần Kim Châu (2000), bón 2 t.ha-1 phân hữu cơ kết
hợp 30 kg P2O5 cùng với việc giảm 50% lượng N và K, năng suất lúa tương đương so
với nghiệm thức bón 120N-60P2O5-30K2O và hiệu quả kinh tế nhất khi bón 2 t.ha-1

Trung phân
tâmhữu
Học
liệu
Cần
Thơở công
@ Tài
học tập
và 2O.
nghiên cứu
cơ kết
hợpĐH
với phân
khoáng
thức liệu
bón 60N-30P
2O5-15K
Theo Nguyễn Công Vinh (2002), bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và phẩm
chất cây trồng. Những nghiên cứu về cải tạo đất phiến thạch sét thoái hóa bằng bón
phân chuồng và phân xanh làm tăng năng suất cả hai loại cây trồng trong hệ thống xen
canh (sắn, lạc), cải tạo độ phì nhiêu của đất. Kết quả phân tích đất sau các vụ thu
hoạch vùi phụ phế phẩm cây họ đậu xen canh trong cây sắn sau ba năm đã tăng tổng
hàm lượng của chất hữu cơ tầng canh tác lên 0,22% và tầng dưới 0,019%.

Trong nhiều năm qua, các nước trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng phân vi
sinh nhằm nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường sinh thái. Phân vi sinh vật cố định
đạm cho cây họ đậu với các tên khác như: Nitrazin (Đức, Balan, Liên Xô), Bactenit
hoặc Rizonit (Hunggari), Nitrobacterin (Anh), campen (Ha Lan), Nitrozon (Tiệp)..
Chế phẩm phân giải chất hữu cơ Estrasol (Nga), Mana (Nhật)…Phân vi sinh vật tổng
hợp Tian-li-bao (Trung Quốc, Hồng Kông) (Lê Văn Tri, 2002).
1.2 VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
Các nhóm vi sinh vật trong đất, thường được quan sát là: vi khuẩn, xạ khuẩn,
tuyến trùng, giun đất, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, virus… . Theo ước tính của các
18


nhà khoa học về vi sinh vật đất, quần thể vi sinh vật ở tầng đất canh tác phong phú hơn
so với các tầng đất bên dưới. Ở độ sâu khoảng 30 cm lớp đất mặt canh tác qua nghiên
cứu cho thấy có khoảng 2-10 t.ha-1 sinh khối của hệ sinh vật đất. Hệ vi sinh vật đất này
đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình phân hủy chất hữu cơ, cung cấp dưỡng
chất hữu dụng cho cây trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chống xói mòn và góp phần
phục hồi, nâng cao độ phì tự nhiên của đất (Lê Văn Khoa, 2004). Theo nghiên cứu của
Võ Thị Gương và ctv. (2005), mật số vi khuẩn và nấm trong đất có thay đổi theo tuổi
liếp, vườn có tuổi liếp cao mật số nấm và vi khuẩn giảm thấp có thể do điều kiện như
đất chặt, độ nén dẽ cao, pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, dinh dưỡng thấp là
yếu tố là giảm sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Qua kết quả nghiêm cứu của Bossuyt và ctv. (2001), cho thấy hàm lượng nấm
trong đất có tác dụng liên kết các hạt đất lại thành những đòn lạp lớn. Trong khi đó, vi
khuẩn trong đất giúp ổn định các cỡ hạt sét-thịt trong đất (Tisdall, 1994). Do đó, sự
giảm mật số nấm và vi khuẩn trong đất liếp lâu năm ngoài ảnh hưởng bất lợi đến các
tiến trình sinh học như sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất mà còn ảnh hưởng bất lợi
về mặt vật lý đất như đất càng chặt, tế khổng trong đất kém, trao đổi khí và vận chuyển

Trung dưỡng

tâm chất
Họckém
liệu
@triển
Tài
tập và
gây ĐH
ra bấtCần
lợi choThơ
sự phát
củaliệu
rễ và học
sinh trưởng
của nghiên
cây trồng. cứu
Theo Lê Văn Khoa (2004), vai trò quần thể vi sinh vật trong đất có ảnh hưởng
trực tiếp đến các tiến trình trong đất, đặc biệt là những tiến trình thúc đẩy sự phát triển
và làm tăng độ phì tự nhiên của đất. Theo Võ Thị Gương (2002), hệ vi sinh vật đất
đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất hữu cơ và góp phần cải thiện tính
chất lý, hóa đất. Bản thân sinh vật đất khi chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và được
phân hủy là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Ngoài ra, vi
sinh vật có vai trò sản sinh enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ như: cellulase,
lignase, chitinase, protease, lipase… . Sản sinh các chất kháng sinh giúp rễ cây kháng
bệnh; Sản sinh một số chất kích thích sinh trưởng cây trồng: auxin, gibberellin,
cytokinin (Trần Thượng Tuấn, 2004).
1.2.1 Đặc điểm về nấm Trichoderma
Nấm Trichoderma thuộc nghành nấm Mycota, lớp nấm bất toàn (Imperfect
fungi) Deuteromycetes, bộ nấm bông Moniliales, họ Moniliceae, chi Trichoderma (Vũ
Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998). Nấm Trichoderma phân bố khắp nơi trên thế giới,
19



chúng sống trong đất, trên gỗ mục và xác bã thực vật. Chi nấm này thường xuyên là
thành phần vi sinh vật chiếm ưu thế trong hệ sinh vật đất, môi trường sống của chúng
thay đổi rất lớn. Điều này có thể cho là các loài nấm Trichoderma có nhiều khả năng
trao đổi chất và khả năng cạnh tranh trong tự nhiên. Những dòng nấm Trichoderma thì
ít khi là tác nhân gây bệnh trên thực vật, mặc dù dòng T. harzianum là nguyên nhân
gây bệnh quan trọng trên loài nấm thương phẩm (Kubicek và Harman, 1998).
Trichoderma atrviride có khuẩn lạc phát triển nhanh, bào tử có màu xanh, vách
dầy, trơn láng, bào tử có hình cầu, kích thước (2,6-3,8) x (2,2-3,4) µ m , khi nấm trưởng
thành thường mất màu hay màu vàng nhạt hoặc xám, bào tử già có phát ra mùi hương
dừa (Kubicek và Harmn, 1998).
Các loài Trichoderma spp. trong chi nấm theo Kubieek và Harman (1998) đã mô
tả chi tiết 33 loài Trichoderma spp. Và ông cho rằng tùy loài mà có hình dạng và kích
thước khác nhau, sau đây là một số loài có nhiều triển vọng trong phòng trừ sinh học
bệnh cây trồng.
Trichoderma hazianum (Rifai) khuẩn lạc phát triển nhanh và nhanh chóng
chuyển sang màu xanh vàng hay xanh tối, có bào tử trơn láng, màu xanh, hình cầu với

Trung kích
tâmthước
Học
liệu
ĐH Cần
(4-5)
x (2,5-3)
µ m . Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trichoderma hamatum (Bon.) bào tử có màu xanh, trơn, dạng elip-cầu, kích
thước (4-5) x (2,5-3) µ m (Cook và Baker, 1983).
Trichoderma viride (Pers) bào tử có màu xanh lục, vách xù xì, dạng hình cầu hơi

méo, kích thước (4-5) x (2,5-3) µ m (Cook và Baker, 1983).
Nấm Trichoderma có khu vực phân bố rất rộng, chúng hiện diện khắp nơi trong
đất, trên bề mặt rễ, trên vỏ cây mục nát…Khi quan sát hạch nấm hay chồi mầm của
nhiều loại nấm khác cũng có thể tìm thấy các loài Trichoderma (Papavizas, 1982;
Klein và Eveleigh, 1998).
1.2.2 Cơ chế tác động của nấm đối kháng Trichoderma spp.
Theo Harman (1996), nấm Trichoderma có nhiều cơ chế đối kháng: cơ chế ký
sinh lên nấm gây bệnh, cơ chế tiết kháng sinh, cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và không
gian sống. Còn theo Kredies (2003), quá trình đối kháng của nấm Trichoderma với
nấm gây bệnh chủ yếu bằng hai cơ chế: cơ chế thứ nhất là bao quanh, cuộn lấy nấm

20


gây bệnh và cơ chế thứ hai nối tiếp theo là cơ chế hóa học bằng cách tiết ra enzym
thủy phân.
Theo Elad (1996), có nhiều cơ chế ứng dụng trong phòng trừ sinh học của
Trichoderma spp. đối với nấm gây bệnh, nhưng chỉ có ba cơ chế quan trọng là: ký
sinh, cạnh tranh và tiết kháng sinh.
Đặc biệt, nấm Trichoderma tấn công trực tiếp bằng cách cuộn quanh và tiết ra
enzym phân hủy chitin của nấm gây hại thành những phân tử nhỏ hơn dễ hấp thu đồng
thời giúp cây trồng kháng lại bệnh.
Theo Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Thuyết (2000), tìm hiểu cơ chế tác động của
nấm Trichoderma, các kết quả nghiên cứu đã tìm ra được những điểm ký sinh hoặc sự
quấn của sợi nấm đối kháng (nấm Trichoderma) lên sợi nấm gây bệnh. Đôi khi còn
thấy hiện tượng sợi nấm bệnh bị quăn lại, chết từng đoạn và không cần ký sinh trực
tiếp. Điều này chứng tỏ nấm Trichoderma có thể tiết ra độc tố có hại cho nấm gây
bệnh.
1.2.3 Công dụng của nấm đối kháng Tricoderma spp.


Trung tâmTheo
Học
liệuMinh
ĐH(2003),
Cần Thơ
Tàinấm
liệu
học tậpspp.
vànội
nghiên
cứu
Dương
một số @
chủng
Trichoderma
địa vừa có
khả năng ức chế sự phát triển của sợi nấm, sự mọc bào tử của Fusarium solani vừa có
khả năng phân hủy tốt một số loại dư thừa thực vật, hữu dụng trong quá trình ủ phân
hữu cơ, cung cấp phân hữu cơ cho các nhà vườn trồng cam, quýt.
Đặc tính của các loài nấm Trichoderma phát triển cực nhanh và số lượng bào tử
sinh ra rất dồi dào nên Trichoderma phát triển rất nhanh trong đất sau khi đất đã được
xử lý thuốc hóa học. Đất có xử lý với carbon disulfide để phòng trừ Armillaria mellea
thì thấy mật số nấm Trichoderma khá cao so với các loài nấm khác. Mặc dù nấm
Trichoderma kháng trung bình với carbon disulfide nhưng vì chúng phát triển rất
nhanh nên nó phát triển vượt qua các loại nấm khác (Saksena, 1960).
Những dòng nấm Trichoderma thường được quan tâm tới là chỉ ảnh hưởng cụ
thể một mầm bệnh nào đó. Thực tế cho thấy điều này không những có liên quan đến
đặc tính của hệ sinh thái: nhiệt độ, ẩm độ, pH…mà còn có liên quan đến khả năng đối
kháng cụ thể một mầm bệnh như là một chất kháng sinh và vách tế bào làm suy giảm
hoạt tính enzym. Trong thực tế, Bell và ctv. (1982) tìm được hai chủng nấm cùng nuôi

cấy trên môi trường dinh dưỡng thì một chủng cho hiệu quả rất cao trong khi xử lý
21


phòng trừ sinh học, một chủng còn lại là mầm bệnh và không có ảnh hưởng đến các
chủng khác trong cùng một loài. Khả năng đối kháng cụ thể trên một loại nấm bệnh
hay ở một vùng được xác định nào đó là điều trở ngại trong phòng trừ sinh học. Do đó,
một số tác giả đồng ý việc kết hợp nhiều dòng nấm khác nhau vào trong một hỗn hợp
nhằm làm tăng phạm vi phòng trừ sinh học (Sivan và ctv., 1984).
Theo Nguyễn Văn Tuất và Lê Văn Thuyết (2000), nấm Trichoderma trừ được
các loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium…gây bệnh chết héo cây con, cây
trưởng thành đối với hoa màu (rau, lạc, đậu đỗ).
Theo Schippers (1982) nấm Trichoderma còn biểu hiện kích thích sự phát triển
và sinh trưởng của cây trồng. Điều này được chứng minh bởi Mattner (2001), khả năng
kích thích sự phát triển cây trồng và ức chế nấm bệnh của Trichoderma là nhờ vào
chúng có khả năng tiết ra allelochemiel.
Bailey và Lumsden (1998) cho biết khi dùng huyền phù Trichoderma hazianum
vào trong đất làm tăng sự nẩy mầm, tăng khả năng ra hoa, tăng trọng lượng tươi và
chiều cao của cây ớt, hoa cúc, bắp, cà chua, thuốc lá…
Nòi Trichoderma 1290-22 của nấm Trichoderma hazianum còn làm tăng số chồi

Trung vàtâm
Học
Cần
học2000).
tập và nghiên cứu
rễ bắp
ngọt liệu
trong ĐH
nhà lưới

66%Thơ
so với@
đối Tài
chứngliệu
(Harman,
Theo Đường Hồng Dật (2002), cho nấm Trichoderma sp. vào vùng rễ cây húng
đồi làm giảm bệnh do nấm Fusarium oxysporum và tăng sinh khối chất xanh, tẩm bột
cho hạt cà rốt bằng màng nấm Trichoderma sản phẩm nghiền nhỏ làm giảm các loại
bệnh hại cây này 4 lần và tăng năng suất đến 27%. Ngâm hạt trong nước huyền phù
chứa bào tử nấm cũng cho kết quả tốt.
Theo Nguyễn Văn Dư và Nguyễn Thị Phong Lan (2004), hiện nay có khoảng 40
chế phẩm sinh học trị bệnh chứa nhóm nấm được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong
đó có ít nhất là 12 chế phẩm chứa Trichoderma như là Bio-Fungus, Binab-T,
Rooshield, Supreivit, T-22G, T-22HB, Trichodex, Trichopel, Trichoseal, Trichoject,
Trichodwels, Trichoderma 2000…, sử dụng phòng trừ một số bệnh do nấm Fusarium,
Gaeumannomyces, Rhizoctonia, Sclerotinia, Sclerotium, Verticillium và một số nấm
bệnh khác gây phân hủy gỗ.
Chế phẩm nấm Trichoderma được sử dụng để xử lý phân hủy rơm rạ. Rơm rạ đã
phân hủy được bón phối hợp với phân lân sinh học như dạng phân hữu cơ. Phân hữu
cơ được bón riêng rẽ hoặc phối hợp với phân vô cơ (NPK) trên nền đất sét nặng. Kết
22


quả qua 2 năm nghiên cứu trên giống lúa IR 64 cho thấy nếu bón liên tục 100% phân
hữu cơ cho năng suất tăng hơn đối chứng là 13,58% và nếu bón kết hợp 50% phân hữu
cơ phối hợp với 50% phân vô cơ cho năng suất tăng hơn so với đối chứng là 22,46%.
Kết quả khảo sát về quần thể vi sinh vật đất cho thấy rằng khi bón 50% phân hữu cơ
phối hợp với 50% phân vô cơ (NPK) cho quần thể vi sinh vật cao hơn nghiệm thức
bón đơn thuần 100% phân vô cơ và nghiệm thức đối chứng. Kết quả cũng cho thấy khi
bón liên tục 100% phân hữu cơ, côn trùng và bệnh khô vằn xuất hiện trể hơn và ít gây

thiệt hại cho cây lúa và quần thể vi sinh vật đất ổn định hơn và có chiều hướng gia
tăng hơn so với bón 100% phân vô cơ (Lưu Hồng Mẫn và ctv., 2001).
Sử dụng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride để xử lý hạt
giống, đất hoặc xử lý rễ cây cải bắp trước khi gieo trồng đều có hiệu quả phòng trừ
bệnh cải trong điều kiện phòng thí nghiệm và đồng ruộng (Nguyễn Kim Vân và ctv.,
2005).
Phạm Thị Thùy (2005), nấm có ích Trichoderma là một trong những tác nhân
sinh học đã được nhiều nước trên thế giới như Liên Xô cũ, Philippin, Thái Lan,
Hungary…nghiên cứu và sử dụng để hạn chế bệnh hại cây trồng, hầu hết các nhà khoa

Trung học
tâm
Học
liệu
Thơ @
Tàinăng
liệu
điều
khẳng
địnhĐH
nấm Cần
Trichoderma
có khả
đốihọc
khángtập
với và
nhiềunghiên
loại bệnhcứu

mức độ khác nhau như là nấm Rhizoctonia, Verticillium, Phytophthora…Năm 2002,

Viện Bảo Vệ Thực Vật đã tiến hành thí nghiệm ứng dụng chế phẩm nấm Trichoderma
hazianum để trừ bệnh lở cổ rễ trên diện tích 1 ha bắp cải tại hợp tác xã Song Phươnghuyện Hoài Đức- tỉnh Hà Tây, viện Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ nông dân xử lý nấm
Trichoderma hazianum để trừ bệnh. Kết quả cho thấy nấm đã hạn chế được bệnh lở cổ
rễ, thời vụ trồng ngày 11 tháng 10 đến ngày 15 tháng 10 cho hiệu quả cao từ 69-70%.
Theo “Sản Phẩm Vi Sinh Thử Nghiệm TRICÔ-ĐHCT”, nấm Trichoderma spp.
do trường Đại Học Cần Thơ nghiên cứu, mật số 109 bào tử/g sản phẩm. Công Dụng:
ngừa và trị các loại nấm gây bệnh hại rễ cây ăn trái và rau màu: Fusarium,
Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora, Corticum…và tuyến trùng hại rễ cây (Bộ Môn
Bảo Vệ Thực Vật - khoa nông Nghiệp & SHƯD, 2004).
1.3 THÀNH PHẦN LÂN TRONG ĐẤT
Trong đất lân tồn tại chủ yếu ở hai dạng: lân hữu cơ (Po) và lân vô cơ (Pi) hay còn
gọi là lân khoáng. Tỷ lệ hai dạng này tùy thuộc vào sự hình thành và phát triển của đất.
23


Trong đất Po có thể khoáng hóa thành dạng Pi và ngược lại tùy theo điều kiện đất (Đỗ
Thị Thanh Ren và ctv., 2004).
1.3.1 Lân hữu cơ
Lân hữu cơ trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất hòa tan, không hòa tan và
biomass P, có công thức chung là (RO).PO3H3 và (RO)(RO).PO2H, trong đó R có
nguồn gốc hữu cơ. Chiếm ưu thế trong lân hữu cơ là dạng inositol P có công thức
chung là [(CH)6(OH)5(H2PO4)], chiếm tỷ lệ 50% (có thể cao hơn) của lân tổng số,
được tạo thành từ sự phân của hủy acid humic. Có thể gặp chúng ở 6 dạng khác nhau
tùy thuộc vào sự thêm vào các nhóm phosphate trong cấu trúc vòng.
Ngoài ra, lân hữu cơ còn tồn tại dưới dạng khác như: phospholipids, nucleic
acids, phosphoproteins… mặc dù chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng dễ dàng biến đổi
thành các dạng lân vô cơ dưới sự khoáng hóa của vi sinh vật.
Biomass P là dạng lân có trong cơ thể vi sinh vật, ở dưới dạng lipid phosphate và
nucleic acid phosphate và ATP. Erasmus Otabbong (1992) báo cáo rằng khoảng từ 25% tổng số lân hữu cơ ở trong đất trồng trọt, 20% trong đất trồng cỏ ở dưới dạng
biomass.


Trung tâmHầu
Học
liệu
ĐH
nghiên
cứu
hết các
dạng
lânCần
hữu cơThơ
trong @
đất ítTài
hữuliệu
dụng học
đối vớitập
cây và
trồng,
chỉ có một
số dạng như: phytin, succarophosphate, cây có thể sử dụng được. Còn các dạng lân
khác cây chỉ sử dụng được khi đã được khoáng hóa.
1.3.2 Lân vô cơ
Lân vô cơ trong đất được tạo thành chủ yếu từ biến đổi của đá trầm tích và sự
khoáng hóa từ lân hữu cơ. Lân vô cơ tồn tại dưới các dạng hợp chất khác nhau của
acid orthorphosphate, là kết quả của sự phản ứng giữa ion orthorphosphate với các ion
hay các thành phần trong đất.
Theo Henry (1994), đứng trên quan điểm dinh dưỡng cây trồng có thể chia lân
trong đất thành ba dạng quan trọng sau: (1) Lân hòa tan trong dung dịch đất. (2) Lân
chậm hữu dụng (có thể huy động được). (3) Lân khó tan (khó huy động được).
* Lân hòa tan trong dung dịch đất: Chủ yếu là các muối phosphate hóa trị một:

NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2, KH2PO4…là dạng cây trồng hấp thu điển hình nhưng nó
chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số hàm lượng lân có trong đất. Sự hiện diện của các
ion phosphate trong dung dịch đất phụ thuộc rất nhiều vào pH của dung dịch. Trong

24


các loại đất chua (pH từ 4,0-5,5) ion hóa trị một chiếm ưu thế, trong khi ở pH cao hơn
thì ion hóa trị hai chiếm ưu thế.
* Lân chậm hữu dụng: Dạng lần này phần lớn bị kiềm giữ trên bề mặt của các
phần tử rắn trong đất và hấp phụ trên bề mặt của keo sét. Dạng lân này bị đất thu hút
lỏng lẻo nên cũng được xếp vào dạng lân hữu dụng cho cây trồng. Nhiều khoáng
phosphate được tìm thấy trong đất. Các phosphate quan trọng nhất là phosphate nhôm,
sắt và canxi. Đối với đất chua sự kiềm giữ lân bởi các thành phần khoáng của đất
thường là kết quả từ phản ứng của ion phosphate với sắt, nhôm và có thể với khoáng
sét silicate. Các ion phosphate có thể phản ứng với các ion Fe2+, Al3+ tạo thành các hợp
chất hydroxy phosphate kết tủa, bị hấp phụ hoặc thay thế với nhóm OH- trong các oxyt
Fe, Al. Các ion phosphate có thể kết hợp trực tiếp với các khoáng sét do: (1) thay thế
nhóm hydroxyl từ nguyên tử nhôm, hoặc (2) tạo thành liên kết sét-Ca-P.
* Lân khó tan: Dạng lân này phóng thích rất chậm sang dạng dễ hòa tan. Nhiều
nghiên cứu thấy rằng apatite là dạng lân quan trọng nhất của dạng lân khó tan và các
dạng phosphate Fe, Al cũng như lân hữu cơ trao đổi rất chậm với các ion trong dung
dịch đất, vì vậy cũng được xem là dạng lân khó huy động được.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY BẮP

1.4.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bắp
Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến trái chín hoàn
toàn. Chu kỳ này thay đổi từ 50-350 ngày (trung bình là 75-100 ngày ở miền Tây) tùy

theo giống, điều kiện canh tác và môi sinh. Sự sinh trưởng của cây bắp được tiến hành
qua nhiều thời kỳ nối tiếp nhau một cách liên tục (Dương Minh, 1999).
Thời kỳ mọc mầm: Hột trương đầy nước khoảng 24 giờ sau khi gieo, khi đó đỉnh
sinh trưởng còn là một khối u rộng, nhưng bên trong đã phân hóa từ 5-7 lá mầm và đốt
thân. Trong thời kỳ này, cây bắp cần nhiệt độ 28-30oC, ẩm độ đất 80% và thoáng.
Thời kỳ cây con: (từ 1-5 lá): Khi cây có 3 lá thật, cây bắp bắt đầu sống nhờ vào
quang hợp và hấp thu dinh dưỡng từ rễ. Thời kỳ này quyết định số mắt và lóng của
cây, gặp điều kiện bất lợi cây sẽ cho ít mắt. Vào thời kỳ này thân cây thật sự chỉ cao
1-3 cm nhưng toàn bộ chiều cao cây bắp có thể 20-30 cm và ở khoảng 12-15 ngày sau
khi gieo trong điều kiện miền Tây Nam Bộ.

25


×