Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

SO SÁNH NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT gạo của 2 bộ GIỐNG lúa NGẮN NGÀY a0 và a1 vụ hè THU năm 2010 tại TRẠI GIỐNG BÌNH đức HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.65 KB, 80 trang )

KHOA NN & SHƢD - VIỆN NCPT ĐBSCL
--- o0o ---

NGUYỄN VĂN THƢƠNG

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO
CỦA 2 BỘ GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY A0 VÀ A1
VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI TRẠI GIỐNG
BÌNH ĐỨC HUYỆNCHÂU THÀNH
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


KHOA NN & SHƢD - VIỆN NCPT ĐBSCL
--- o0o ---

NGUYỄN VĂN THƢƠNG

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 24 GIỐNG
LÚA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU NĂM 2010
TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Chuyên Ngành : TRỒNG TRỌT
Cán Bộ Hƣớng Dẫn
Th.S PHẠM THỊ PHẤN

Cần Thơ, 2010




,
.
,

.

.

Thầy, Cô tại viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trƣờng
Đại Học Cần Thơ.
, Châu Ngân, Thanh Tú, Quốc Trung, Vƣơng Quang,
Kim Quyên, Đức Mạnh, Quang Vũ, Nhƣ Vân, Yến

.
Thân mến gởi cho,
.

Nguyễn Văn Thƣơng

i


: Nguyễn Văn Thƣơng
, năm sinh: 09/03/1989
: Nguyễn Văn Điền
: Số nhà 812 - Tỉnh lộ 927- Thị trấn Cây Dƣơng
huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang.
Quá trình học tập:

Học cấp I:
Thời Gian : 1995-2000
Học Cấp II:
Thời Gian : 2000 - 2004
Học Cấp III:
Thời Gian : 2004 - 2007
-

33, Khoa Nông

C

.. năm ..

Nguyễn Văn Thƣơng

ii


.

Nguyễn Văn Thƣơng

iii


:

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 24 GIỐNG
LÖA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI TRẠI

GIỐNG BÌNH ĐỨC, AN GIANG

Do sinh viên Nguyễn Văn Thƣơng
Ý kiến cán bộ hƣớng dẫn: ...............................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

năm

Phạm Thị Phấn

4


T

------------------------------------------------------------------------------------------------:
SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 24 GIỐNG LÖA NG ẮN
NG ÀY VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH ĐỨC, AN G IANG

................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
: ................................................

& SHƢD

5


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

Error! Bookmark not defined.
ii
OAN

iii

Ý KIẾN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

iv

TRANG CHẤP NHẬN LUẬN VĂN

v


MỤC LỤC

6

DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG

ix
x

TÓM LƢỢC

xii

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1 :LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 VAI TRÕ CỦA GIỐNG LÖA TRONG CANH TÁC

3

1.1.1 Vai trò của giống

3


1.1.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa

3

1.2. TIẾN TRÌNH CHỌN GIỐNG

4

1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu

4

1.2.2 Thí nghiệm sơ khởi

4

1.2.3 Thí nghiệm hậu kỳ

4

1.2.4 So sánh năng suất
1.2.5 Chọn giống phổ biến và đặt tên

4
5

1.3. QUAN ĐIỂM VỀ KIỂU HÌNH CÂY LÖA NĂNG SUẤT CAO
5
1.4. ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC


6

1.4.1 Thời gian sinh trƣởng

6

1.4.2 Chiều cao cây lúa

7

1.4.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu

8

1.4.4 Chiều dài bông

8

1.5. NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
1.5.1 Số bông trên mét vuông

8
8

6


1.5.2 Số hạt chắc/bông

9


1.5.3 Phần trăm hạt chắc

9

1.5.4 Trọng lƣợng 1000 hạt

10

1.6. TÍNH KHÁNG – NHIỄM SÂU BỆNH

10

1.7 PHẨM CHẤT GẠO

11

1.7.1 Phẩm chất xay chà
1.7.2 Chiều dài hạt gạo

11
12

1.7.3 Độ bạc bụng

12

1.7.4 Độ trở hồ

12


1.7.5 Hàm lƣợng amylose

13

1.7.6 Hàm lƣợng protein

14

Chƣơng 2 : PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

15

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

15

2.2 PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG PHÁP

15

2.2.1 Vật liệu thí nghiệm

15
15

2.2.3 Phƣơng pháp thí nghiệm:
2.3 CHỈ TIÊU THEO DÕI

16

17

2.3.1 Ghi nhận tổng quát

17

2.3.2 Chỉ tiêu nông học

17

2.3.2.1 Chiều cao cây

17

2.3.2.2 Số chồi/m

2

17

2.3.2.3 Tính đổ ngã

17

2.3.2.4 Số lá xanh / bông

18

2.3.2.5 Chiều dài bông


18

2.3.2.6 Chỉ tiêu sâu bệnh

18

2.3.2.7 Các thành phần năng suất

22

2.3.2.8 Năng suất thực tế

22

2.3.2.9 Các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo
2.4 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

23
27

2.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

27

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ THẢO LUẬN

28

3.1 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC


28

7


3.1.1 Thời gian sinh trƣởng

28

3.1.2 Chiều cao cây

29

3.1.3 Chiều dài bông

29

3.1.4 Tính đỗ ngã

31

3.2 TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRÊN RUỘNG THÍ NGHIỆM

32

3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
3.3.1 Số bông/m2

33
33


3.3.2 Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc

34

3.3.3 Trọng lƣợng 1000 hạt

36

3.3.4 Năng suất thực tế

36

3.4 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT GẠO

39

3.4.1 Phẩm chất xay chà

39

3.4.2 Tỷ lệ bạc bụng và độ lớn bạc bụng

42

3.4.2.1 Tỷ lệ bạc bụng

42

3.4.2.2 Độ lớn bạc bụng


43

3.4.3 Dạng hạt và kích thƣớc hạt

45

3.4.4 Độ trở hồ
3.4.5 Hàm lƣợng amylose

46
47

Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

50

4.1 KẾT LUẬN

50

4.2 KIẾN NGHỊ

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ CHƢƠNG


54

8


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1

Tựa

Trang

Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 24 giống lúa cao sản, vụ hè thu 2010 tại trại

16

giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
2

Sơ đồ lấy mẫu năng suất và thành phần năng suất

9

23


DANH SÁCH BẢNG
Hình


Tựa

Trang

1

Danh sách 24 giống lúa cao s ản vụ Hè Thu 2012 tại trại giống Bình Đức tỉnh

15

An Giang
2

Đặc tính nông học của 9 giống lúa cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại

29

giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
3

Đặc tính nông học của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại

30

giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
4

Tình hình sâu bệnh của 9 giống lúa cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại


31

giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
5

Tình hình sâu bệnh của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại

32

giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
6

Thành phần năng suất và năng suất của 9 giống lúa cực ngắn ngày vụ Hè

36

Thu 2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
7

Thành phần năng suất và năng suất của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè – Thu

37

2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
8

Phẩm chất xay chà của 9 giống lúa cực ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại

39


giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
9

Phẩm chất xay chà của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại

40

giống Bình Đức, huyệ n Châu Thành, tỉnh An Giang
10

Tỷ lệ bạc bụng và độ lớn bạc bụng của 9 giống lúa cực ngắn ngày vụ Hè Thu

43

2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
11

Tỷ lệ bạc bụng và độ lớn bạc bụng của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu
2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

10

44


12

Kích thƣớc hạt, độ trổ hồ, hàm lƣợng amylose của 9 giống lúa cực ngắn

47


ngày vụ Hè Thu 2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
13

Kích thƣớc hạt, độ trổ hồ, hàm lƣợng amylose của 15 giống lúa ngắn ngày
vụ Hè Thu 2010 tại Trại giống Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.

11

48


Nguyễn Văn Thƣơng, 2010 “ SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 24
GIỐNG LÖA NGẮN NGÀY VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI TRẠI GIỐNG BÌNH
ĐỨC, AN GIANG”. Luân văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: Th.S Phạm Thị
Phấn.

TÓM LƢỢC
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với toàn thế giới (WTO).
Ở nƣớc ta, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm cả
nƣớc. Chính vì thế việc chọn tạo ra các giống lúa mới có năng suất chất lƣợng cao
để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu là vấn đề rất quan trọng trong thời điểm
hiện tại. Do đó, đề tài “So Sánh Năng Suất Và Phẩm Chất 24 Giống Lúa Ngắn
Ngày Vụ Hè Thu Năm 2010 Tại Trại giống Bình Đức, tỉnh An Giang ” đƣợc thực
hiện nhằm mục đích tìm ra những giống lúa ngắn ngày có năng suất, phẩm chất
tốt, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với với vùng canh tác của các giống trong
bộ giống thí nghiệm.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 24 nghiệm
thức là 24 giống lúa : MTL685, MTL687, MTL696, MTL697, MTL698, MTL699,
MTL700, MTL701, OMCS2000 (đc), MTL655, MTL664, MTL688, MTL689,
MTL690, MTL691, MTL695, MTL702, MTL703, MTL704, MTL705, MTL706,
MTL707, MTL708, MTL145 (đc). Với 3 lần lập lại, các giống lúa đƣợc gieo theo
phƣơng pháp mạ sân, sau đó cấy xuống ruộng thí nghiệm mật độ 15x20 cm, công
thức bón phân 90-60-60.
Kết quả cho thấy thời gian sinh trƣởng từ 99 - 114 ngày, chiều cao biến
thiên từ 105 – 133 cm, năng suất trung từ 2,85 -5,13 tấn/ha. Trong đó các giống
đƣợc đánh giá cao và có triển vọng là:

12


Giống MTL 700 có năng suất 5.01 tấn/ha, hạt chắc/bông 59 hạt, trọ ng
lƣợng 1000 hạt 26.95 gam, thời gian sinh trƣởng 102 ngày, chiều dài bông 24 cm,
nhiễm rầy nâu cấp 3, đạo ôn cấp 1, tỷ lệ gạo nguyên 58.10 %, hạt gạo dài 6,95
mm, dạng hạt thon dài, tỷ lệ bạc bụng 36%,tỷ lệ độ lớn vết bạc bụng cấp 9 thấp
3%, hàm lƣợng amylose trung bình 24.00%.
Giống MTL 708 có năng suất 4.19 tấn/ha, hạt chắc/bông 40 hạt, trọng
lƣợng 1000 hạt 23.94 gam, thời gian sinh trƣởng 104 ngày, chiều dài bông 26 cm,
nhiễm rầy nâu cấp 1, đạo ôn cấp 1, tỷ tỷ lệ gạo nguyên 64.13 %, hạt gạo rất dài 7 .2
mm, dạng hạt thon dài, tỷ lệ bạc bụng 45%, tỷ lệ độ lớn vết bạc bụng cấp 9 cao
15%.
Giống MTL 697 có năng suất 5.13 tấn/ha, hạt chắc/bông 49 hạt, trọng
lƣợng 1000 hạt 25.91 gam, thời gian sinh trƣởng 101 ngày, chiều dài bông 23 cm,
nhiễm rầy nâu cấp 5, đạo ôn cấp 1, tỷ lệ gạo nguyên 57.36 %, hạt gạo dài 6.6 mm,
dạng hạt thon dài, tỷ lệ bạc bụng khá cao 53%, tỷ lệ độ lớn vết bạc bụng cấp 9 cao
10%, hàm lƣợng amylose cao nhất 30.55%.
Giống MTL 655 có năng suất 4.86 tấn/ha, hạt chắc/bông 56 hạt, trọng

lƣợng 1000 hạt 23.82 gam, thời gian sinh trƣởng 104 ngày, chiều dài bông 26 cm,
nhiễm rầy nâu cấp 1, đạo ôn cấp 1, tỷ lệ gạo nguyên 63.33 %, hạt gạo rất dài 7.3
mm, dạng hạt thon dài, tỷ lệ bạc bụng rất cao 71%,tỷ lệ độ lớn vết bạc bụng cấp 9
là 24%, hàm lƣợng amylose thấp 18.92%.
Trong các giống trên, triển vọng là 5 giống MTL697, MTL655, MTL700
MTL707, MTL708 năng suất cao, phẩm chất tốt và kháng bệnh tốt.

13


MỞ ĐẦU
Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay là vựa lúa lớn nhất cả nƣớc, phục vụ
cho an ninh Lƣơng thực quốc gia và xuất khẩu của Việt Nam. Với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, cùng với sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp. Nhu cầu lai tạo tìm giống lúa mới đạt năng suất cao và phẩm chất tốt cần
đƣợc quan tâm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con ngƣời.
Trong điều kiện kỹ thuật sản xuất còn yếu kém ở nƣớc ta thì việc đầu tƣ, lai
tạo giống mới để nâng cao năng suất và sản lƣợng lúa đƣợc coi là công tác hàng
đầu đối với nƣớc chú trọng nông nghiệp nhƣ nƣớc ta. Đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay, việc canh tác lúa chiếm diện tích lớn nhất cả nƣớc, là vựa lúa, xuất khẩu
lớn cả nƣớc, thời gian gần đây việc thâm canh đã làm cho sâu bệnh bộc phát khá
nghiêm trọng, đặc biệt sự bộc phát của rầy nâu trong những năm gần đây đã làm
tổn thất rất nghiêm trọng đến năng suất lúa. Bên cạnh đó thì một số bệnh nhƣ đạo
ôn, đốm vằn … cũng là mối đe dọa trong việc sản xuất lúa.
Diện tích trồng lúa năm 2008 trong cả nƣớc đ ạt 7,399.6 nghìn ha, tăng
2,8% so với năm trƣớc với sản lƣợng là 38,63 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt
2,69 tỉ USD, chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản cả
năm, trong đó ĐBSCL đóng góp hơn 90% lƣợng gạo xuất khẩu của cả nƣớc. Hàng
năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn
thuốc bảo vệ thực vật, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá cao dẫn

đến tồn dƣ hóa chất trong đất, làm bộc phát rầy nâu mạnh mẽ trong những năm
gần đây, giảm năng suất lúa và kết quả là giảm thu nhập của ngƣời nông dân (trích
từ www.agroviet.gov.vn, ngày 20/05/2010).
Nông nghiệp Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với toàn thế giới
(WTO). Ở nƣớc ta, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm
cả nƣớc. Chính vì thế việc chọn tạo ra các giống lúa mới có năng suất chất lƣợng
cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu là vấn đề rất quan trọng trong thời
điểm hiện tại. Do đó, đề tài “So Sánh Năng Suất Và Phẩm Chất 24 Giống Lúa
1


Ngắn Ngày Vụ Hè Thu Năm 2010 Tại Trại giống Bình Đức , tỉnh An Giang” đƣợc
thực hiện nhằm mục đích tìm ra những giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất
lƣợng cao trong bộ giống lúa. Đáp ứng với xu thế xuất khẩu của nƣớc ta hiện nay,
nhắm tới thị trƣờng các nƣớc giàu nhƣ : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số
nƣớc Nam Mỹ. Từ đó gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời nông dân.

2


Chƣơng 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VAI TRÕ CỦA GIỐNG LÖA TRONG CANH TÁC
1.1.1 Vai trò của giống
Giống đƣợc xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao
năng suất cây trồng. Các nhà khoa học đã ƣớc tính khoảng 30 - 50% mức tăng
năng suất hạt của cây lƣơng thực trên thế giới là nhờ đƣa vào sản xuất những
giống tốt (Trần Thƣợng Tuấn, 1992). Giống là một trong những tƣ liệu đầu tiên để
thâm canh tăng năng suất đặc biệt trong điều kiện sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu
và với những diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh hại (Huỳnh Quốc Quân,

1999). Việc chọn tạo các giống cây trồng nhằm cải tạo và hoàn thiện cấu trúc di
truyền của những đặc tính có lợi ở cây trồng tạo ra những cây trồng mới có tính
thích ứng và khả năng chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh bất lợi với côn
trùng và dịch hại, có kiểu hình đẹp, năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của con ngƣời (Vũ Hữu Yêm và ctv, 2001).
1.1.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa
Trong điều kiện sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu hiện nay do sự phát triển
của các cơ sở công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông kéo theo diện tích
sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp đã đặt ra cho nền nông nghiệp nƣớc ta một
nhiệm vụ lớn làm sao để gia tăng năng suất đảm bảo việc xuất khẩu và an ninh
lƣơng thực quốc gia. Đây là một vấn đề khó khăn nhƣng hoàn toàn có thể thực
hiện đƣợc và giống giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này (Trần
Thƣợng Tuấn, 1992).
Những thành tựu mang tính chất bƣớc ngoặc cho lịch sử trồng lúa là tạo ra các
giống cao sản, ngắn ngày, kháng đƣợc sâu bệnh, điều kiện bất lợi thời tiết, có năng
suất và phẩm chất cao (Trần Thƣợng Tuấn, 1992).

3


1.2. TIẾN TRÌNH CHỌN GIỐNG
1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu
Chọn lọc tự nhiên: chọn những cá thể tốt từ những cánh đồng tốt sau đó
đem về quan sát và loại bỏ cây lạ, giữ lại dòng tốt, bƣớc kế tiếp là trắc nghiệm lại
năng suất.
Chọn lọc nhân tạo: từ hai nguồn.
- Giống nhập từ nƣớc ngoài: tiến hành thí nghiệm và trắc nghiệm lại ở điều
kiện Việt Nam.
- Giống trong nƣớc: lai tạo và tuyển chọn qua nhiều thế hệ theo những mục
đích mong muốn của nhà chọn giống

1.2.2 Thí nghiệm sơ khởi
Dùng 100-200 giống/dòng để thí nghiệm sơ khởi. Mỗi giống/dòng cấy từ 56 hàng, mỗi hàng 4-5 m, không lập lại, cứ 10 - 20 giống/dòng cấy một giống đối
chứng (giống tốt ở vùng đó). Từ kết quả thí nghiệm này chọn 30 - 50 giống/dòng
có năng suất cao hơn giống đối chứng để trắc nghiệm hậu kỳ
1.2.3 Thí nghiệm hậu kỳ
Chọn những giống/dòng triển vọng nhất trong thí nghiệm sơ khởi đƣa vào
thí nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn 5-10 m2 để tăng độ chính
xác với 3 lần lập lại. Từ kết quả thí nghiệm hậu kỳ chọn ra 10-20 giống/dòng tốt
nhất đƣa vào so sánh năng suất với diện tích lớn và địa bàn rộng ở đồng bằng sông
Cửu Long.
1.2.4 So sánh năng suất
Các giống/dòng triển vọng nhất chọn đƣợc ở lô thí nghiệm hậu kỳ đƣợc dựa
vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều địa bàn khác nhau. Qua nhiều vụ sẽ
chọn một số giống nổi bật nhất đƣa ra khu vực hóa và sản xuất trên một diện tích
rộng lớn
4


1.2.5 Chọn giống phổ biến và đặt tên
Thí nghiệm đƣợc tiến hành ở nhiều nơi trên cả nƣớc. Thí nghiệm ở cả 3 vụ
liên tiếp nhau (Đông Xuân - Hè Thu - Đông Xuân) với bộ giống. Bộ giống này
đƣợc hình thành từ 1- 2 giống/dòng do nhiều cơ quan nghiên cứu phối hợp lại. Sau
đó chọn một vài giống nổi bật nhất đƣợc Bộ Nông Nghiệp công nhận, đặt tên và
phổ biến cho nông dân sản xuất.
1.3. Quan điềm về kiểu hình cây lúa năng suất cao
Matsushima (1970) đề nghị kiểu hình cây lúa lý tƣởng bao gồm 6 đặc điểm
nhƣ sau:
- Cây phải có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích để đạt đƣợc năng suất mong
muốn.
- Thân thấp, bông ngắn và có nhiều bông để tránh đổ ngã và gia tăng phần trăm

hạt chắc.
- Ba lá trên cùng phải ngắn, dầy và thẳng đứng để gia tăng hiệu quả sử dụng ánh
sáng và do đó gia tăng phần trăm hạt chắc.
- Duy trì khả năng hấp thụ N, ngay cả thời kì sau khi trổ để gia tăng phần trăm hạt
chắc.
- Có càng nhiều lá xanh trên thân càng tốt (số lá xanh đƣợc xem nhƣ là chỉ số biểu
hiện sức khỏe của cây).
- Trổ lúc thời tiết thuận lợi để nhận đƣợc nhiều nắng sau khi trổ, nhằm gia tăng sản
phẩm quang hợp ở thời kì chín.
Trong đó, đặc tính hình thái quan trọng nhất của cây lúa lý tƣởng là 3 lá
trên cùng ngắn dầy và thẳng đứng kết hợp với thân thấp. (trích từ Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).

5


Theo IRRI (1992) đã đề nghị các kiểu hình lúa cho công tác tạo giống trong
tƣơng lai cho cây lúa sạ thẳng ở vùng chủ động nƣớc (trích từ Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
- Số bông/bụi 3-4
- Không chồi vô hiệu
- Số hạt trên bông 200 – 250
- Độ cứng thân tốt
- Lá dầy, thẳng đứng, xanh đậm
- Chiều cao cây 90cm
- Thời gian sinh trƣởng 100 – 130 ngày
- Bộ rễ khỏe
- Kháng nhiều loại sâu bệnh
- Tiềm năng năng suất 13-15 (t/ha)
- Chỉ số thu hoạch = 0,6

Thực tế cho thấy, với cây lúa hiện nay, năng suất của nó đã đạt tới tiềm
năng tối đa, cần có những cấu trúc mới để có thể đột phá đƣợc ngƣỡng nói trên
(Bùi Chí Bửu, 1998).
Năng suất lúa đƣợc đóng góp bởi các thành phần năng suất: số bông/m 2 , số
hạt chắc/bông, trọng lƣợng 1000 hạt. Vào năm 1989, hình dạng cây lúa mới đƣợc
thiết lập thông qua nguyên lý cơ bản kiểu cây lúa lý tƣởng cho kỹ thuật sạ thẳng
(Vergara, 1988). Năm 1994, mô hình này đƣợc thể hiện chi tiết với đặc điểm cây
lúa nhƣ sau: thời gian sinh trƣởng 100 - 130 ngày, chiều cao 90 - 110 cm, lá dày,
ngắn và thẳng đứng, đẻ chồi không nhiều và rễ rất khỏe, khoảng 8 bông/bụi, mỗi
bông cho 200 - 250 hạt, chỉ số thu hoạch 0,55 - 0,60. (trích từ Lê Xuân Thái,
2003).

6


1.4. Đặc tính nông học
1.4.1 Thời gian sinh trƣởng
Trong chu kỳ sống, cây lúa hoàn thành cơ bản hai giai đoạn sinh trƣởng
phân biệt kế tiếp nhau: Sinh trƣởng và sinh dục. Các giống lúa có thời gian sinh
trƣởng khác nhau chủ yếu là do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trƣởng dinh
dƣỡng, phụ thuộc giống và điều kiện ngoại cảnh.
Các giống lúa có thời gian sinh trƣởng quá ngắn thì cây lúa sẽ không đủ
thời gian tích lũy chất khô trong quá trình sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh trƣởng
sinh thực nên không thể cho năng suất cao đƣợc (Yoshida, 1976).
Đối với các giống lúa ngắn ngày, do có thời gian sinh trƣởng ngắn nên nó
cần sử dụng nhiều dinh dƣỡng, năng lƣợng ánh sáng mặt trời để tạo năng suất, do
đó phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng (Bùi Chí Bửu, 1998).
Thời gian sinh trƣởng thƣờng do nhiều gene điều khiển cho nên sự phân ly
có thể xảy ra đối với cả hai đặc tính chín sớm và chín muộn. Những giống lúa mùa
và trung mùa kết hợp dễ dàng với các tính trạng tốt khác (Bùi Chí Bửu và ctv.,

1998). Những giống lúa cực sớm kết hợp với đặc tính năng suất cao và các đặc
tính khác thì khó hơn nhiều.
1.4.2 Chiều cao cây lúa
Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dầy, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ
cứng chắc, khó đổ ngã và ngƣợc lại. Nếu đồng ruộng có nhiều nƣớc, sạ cấy dầy,
thiếu ánh sáng, bón nhiều đạm thì lóng có khuynh hƣớng vƣơn dài và mềm yếu
làm cây lúa dễ đổ ngã. Lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dƣỡng và quang hợp bị trở
ngại, sự vận chuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ, đƣa
đến hạt lép nhiều làm giảm năng suất. Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại càng
nhiều và năng suất càng giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Chiều cao cây lúa từ 90 - 100 cm đƣợc coi là lý tƣởng cho năng suất cao.
Cây có chiều cao thích hợp từ 80 - 100 cm và có thể cao đến 120 cm trong một số
7


điều kiện nào đó (Jennings và ctv., 1979). Thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết
định tính đổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu dễ đổ ngã, tăng hiện tƣợng bóng rợp, cản
trở sự di chuyển của các dƣỡng chất, các chất quang hợp làm hạt bị lép và giảm
năng suất. Không phải tất cả cây lùn đều cứng rạ, một số vẫn có thể bị đổ ngã. Nó
còn phụ thuộc vào một số đặc tính nhƣ đƣờng kính lóng thân, độ dày lóng thân,
mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng… (Jenning và ctv, 1979).
1.4.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở điều kiện đặc biệt, một cây lúa có
thể mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không nhất
thiết phát triển thành chồi. Khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dƣỡng và
điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật canh tác ảnh hƣởng đến sự nhảy chồi. Ở cây lúa,
khoảng 10-30 chồi có đƣợc sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý, nhƣng chỉ 2 5 chồi đƣợc hình thành trong lúa sạ thẳng (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phƣớc,
2003). Số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi hữu ích) thấp
hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trƣớc khi đạt đƣợc số chồi tối
đa. Các chồi ra sau đó thƣờng sẽ tự rụi đi không cho bông đƣợc do chồi nhỏ yếu

không đủ khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng, ánh sáng với các chồi khác gọi là chồi
vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). So sánh chỉ tiêu nhánh hữu hiệu với số nhánh
tối đa trên cây, những giống nào đẻ nhánh nhiều thƣờng tỉ lệ chồi hữu hiệu thấp
(Vũ Văn Liết và ctv, 2004).
1.4.4 Chiều dài bông
Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống, nó đƣợc tính từ đốt cổ
bông đến đầu mút bông. Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối
lƣợng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004). Chiều dài
bông thay đổi tùy giống và góp phần gia tăng năng suất. Do vậy trong tƣơng lai
việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nửa chiều cao của thân cây là tốt
nhất (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phƣớc, 2003).

8


1.5. Năng suất và thành phần năng suất
1.5.1 Số bông trên mét vuông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số bông trên mét vuông đƣợc quyết định vào
giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của cây lúa, từ gieo cấy đến 10 ngày trƣớc khi đâm
chồi tốt đa. Yếu tố này tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi thay đổi
tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón, nhất là phân đạm
và chế độ nƣớc. Số bô ng/bụi mang đặc tính di truyền định lƣợng và còn chịu ảnh
hƣởng bởi điều kiện canh tác. Số bông/bụi di truyền độc lập với nhiều đặc tính
quan trọng khác. Đặc tính này biểu hiện trội hơn so với khối lƣợng 1000 hạt, chiều
dài hạt và đƣợc kiểm soát bởi tính trạng không cộng tính. Cây lúa chỉ cần có số
bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc/bông thì tốt hơn là gia tăng số bông/m 2
(Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997; Nguyễn Ngọc Đệ, 1998; bùi Chí Bửu và ctv.,
1998). Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh lên đến tới 20 - 25 nhánh/bụi trong
điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng nhƣng chỉ khoảng 14 - 15 nhánh cho bông hữu hiệu,
còn lại là nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).

1.5.2 Số hạt chắc/bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc
phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống, kỹ thuật
canh tác và điều kiện thời tiết. Theo Ahn (1986) hạt to thƣờng kéo theo độ bạc
bụng nhiều nên hạt không có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng. Hạt có kích thƣớc
trung bình và mức độ đóng hạt dày hơn thì đƣợc coi là tối ƣu.
1.5.3 Phần trăm hạt chắc
Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị các chất mạnh,
cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong
điều kiện thời tiết tốt, di nh dƣỡng đầy đủ thì tỉ lệ hạt chắc sẽ cao và ngƣợc lại.
Muốn có năng suất cao tỷ lệ hạt chắc phải đạt đến 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

9


Xu hƣớng chọn giống hiện nay là chọn giống có mật độ hạt/bông cao cùng với tỉ
lệ hạt chắc cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004).
Theo Yoshida (1981) phần trăm gié hoa đƣợc xác định trƣớc trong và sau
khi trổ gié. Những điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhƣ nhiệt độ thấp và cao
vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ. Các điều
kiện thời tiết không thuận lợi lúc lúa chín có thể ức chế sự sinh trƣởng tiếp của vài
gié hoa, cho ra những gié hoa lép. Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến
tỉ lệ hạt chắc thấp
1.5.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
Trọng lƣợng từng hạt thay đổi ở vài trƣờng hợp nhƣng giá trị trung bình
không đổi. Đặc tính khối lƣợng 1000 hạt rất ít chịu tác động của điều kiện môi
trƣờng và có hệ số di truyền cao (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Trọng lƣợng
hạt cũng là một đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất lúa. Theo
Yoshida (1981) kích thƣớc hạt bị khống chế chặt chẽ bởi kích thƣớc vỏ trấu, gene
điều khiển tính trạng hạt ở mức độ trội hoàn toàn hoặc trội từng phần. Trọng lƣợng

1000 hạt của một giống có đặc tính không đổi không có nghĩa từng hạt có cùng
trọng lƣợng. Trọng lƣợng từng hạt thay đổi ở vài trƣờng hợp nhƣng giá trị trung
bình không đổi. Các điều kiện thời tiết, sự canh tác và nguồn cung cấp dinh dƣỡng
ảnh hƣởng nhiều đến mỗi thành phần năng suất. Việc hiểu rõ sự liên hệ giữa chúng
là chìa khóa cho sự cải tiến năng suất (Yoshida, 1981). Tóm lại các thành phần
năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, 4 thành phần năng suất càng gia tăng thì
năng suất càng cao, cho đến lúc 4 thành phần này đạt mức cân bằng tối hảo thì
năng suất đạt tối đa. Vƣợt trên mức cân bằng này, nếu một tro ng bốn thành phần
năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh hƣởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm
năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

10


×