Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SO SÁNH sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT của năm GIỐNG dưa LEO NHẬP nội TRỒNG TRONG NHÀ lưới vụ XUÂN hè 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THÀNH LUÂN

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO NHẬP NỘI
TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI
VỤ XUÂN HÈ 2010

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THÀNH LUÂN

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO NHẬP NỘI
TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI
VỤ XUÂN HÈ 2010

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT
Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba


ThS. Võ Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thành Luân
MSSV: 3077161
Lớp: Trồng trọt k33

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
оОо

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM
CHẤT CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO NHẬP NỘI
TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI
VỤ XUÂN HÈ 2010
Do sinh viên Nguyễn Thành Luân thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010


Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Thị Ba


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thành Luân
Ngày sinh : 07/09/1989
Họ và tên cha: Nguyễn Huy Hoàng
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Bích Liên
Quê quán: Kiên Lương – Kiên Giang
Quá Trình học tập:
1995-2000: Trường tiểu học Tân Khánh Hoà.
2000-2004: Trường trung học cơ sở Tân Khánh Hoà.
2004-2007: Trường phổ thông trung học Thoại Ngọc Hầu.
2007-2011: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Trồng trọt, khóa 33, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp chúng em hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn!
- Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu, thầy Bùi Văn Tùng cùng các thầy cô

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã động viên và
giúp đỡ em trong học tập và trong thời gian làm luận văn.
- Các anh, chị Bộ môn Khoa Học Cây Trồng đặc biệt là chị Lê Thị Thúy Kiều
đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm.
- Các bạn: Mỹ Giang, Tứ Lanh, Đức Mạnh, Ngọc Vân, Văn Thơ, Thức (Trồng
trọt k34)… đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
Thân gởi về!
Tất cả các bạn lớp Trồng Trọt K33 lời chúc tốt đẹp nhất.

Nguyễn Thành Luân

ii


Nguyễn Thành Luân. 2010. “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của năm
giống dưa leo nhập nội trồng trong nhà lưới vụ Xuân hè 2010”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy

TÓM LƯỢC
Đề tài “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của năm giống dưa leo
nhập nội trồng trong nhà lưới vụ Xuân hè 2010” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng
5/2010 nhằm chọn ra giống có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, thích hợp
trồng trong nhà lưới trường Đại học Cần Thơ, vụ Xuân hè.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 5 nghiệm
thức, tương ứng với năm giống dưa leo:1/ Giống TN 123; 2/ Giống TN 457; 3/ Giống
Jina 72; 4/ Giống Myrthos; 5/ Giống CU – 10 – 007. Diện tích thí nghiệm 78,4m2.
Kết quả thí nghiệm cho thấy giống CU-10-007 có năng suất tổng cao nhất
(55,03 tấn/ha), thấp nhất là giống TN 457 (18,24 tấn/ha). Năng suất thương phẩm cao
tương đương ở các giống CU-10-007, TN 123, Jina 72, Myrthos biến thiên từ 31,4935,55 tấn/ha, thấp nhất là giống TN 457 (16,29 tấn/ha). Giống sinh trưởng mạnh là

TN 123 (chiều dài thân chính 418,1 cm/dây và số lá 47,2 lá/dây). Các giống TN 457,
Jina 72, Myrthos, CU-10-007 sinh trưởng trung bình và tương đương nhau (dài dây
chính từ 253,7-266,4 cm/dây và số lá trên dây chính từ 36,3-39,8 lá/dây). Về độ Brix
(4,00-4,67%) và độ cứng (0,86-1,07 kgf/cm2) của năm giống dưa leo không khác biệt.

iii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trang
I
Ii
Iii
Iv
Vi
Vii
1
2


1.1

2
2
2
3
3
5
6
6
7
9
11
11
11
11
12
13
13
13
14
15
16
16
16
16
18
19
20

21
22
22
22
23

Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và tình hình sản xuất dưa leo
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của dưa leo
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa leo
1.2
Đặc tính thực vật và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa leo
1.2.1 Đặc tính thực vật
1.2.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa leo
1.3
Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa leo
1.3.1 Vai trò của giống dưa leo trong sản xuất
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa leo
1.4
Một vài nghiên cứu về sản xuất rau trong nhà lưới
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1
Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Khí hậu
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2
Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.4 Phân tích số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
Ghi nhận tổng quát
3.2
Tình hình sinh trưởng
3.2.1 Chiều dài dây chính
3.2.2 Số lá trên dây chính
3.2.3 Kích thước lá
3.2.4 Đường kính gốc thân
3.2.5 Kích thước trái
3.3
Thành phần năng suất và năng suất
3.3.1 Trọng lượng trái
3.3.2 Tổng số trái trên cây
3.3.3 Trọng lượng trái trên cây
3.3.4 Trọng lượng toàn cây, tỷ lệ trọng lượng trái trên trọng
lượng toàn cây

25
iv


3.3.5 Năng suất
3.4
Một vài chỉ tiêu về phẩm chất trái
3.4.1 Độ Brix thịt trái
3.4.2 Độ dày thịt trái
3.4.3 Độ cứng trái
3.4.4 Độ khác màu

3.5
Giá trị kinh tế của giống dưa leo nhập nội
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1
Kết luận
4.2
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

v

26
27
27
28
28
28
28
31
31
31
32
35


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

2.1

Loại, liều lượng và thời gian bón phân cho năm giống dưa

13

3.1

leo nhập nội tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (3-5/2010)
Tổng số trái trên cây, tổng số trái thương phẩm và trọng

23

lượng trái của năm giống dưa leo nhập nội, nhà lưới Đại học
3.2

Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Một số chỉ tiêu phẩm chất trái của năm giống dưa leo nhập

27

3.3

nội, nhà lưới Đại học Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
So sánh hiệu quả kinh tế của năm giống dưa leo

29


vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ trung bình trong ngày 2 lần đo

11

tháng 4/2010, nhà lưới trường Đại học Cần Thơ, (Xuân Hè
3.1

2010).
Chiều dài dây chính của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại

17

3.2

học Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Đọt dưa leo bị quăn queo và chết khô do ảnh hưởng của


17

3.3

nhiệt độ cao, giai đoạn gần kết thúc thu hoạch
Số lá trên dây chính của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại

18

3.4

học Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Kích thước lá của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại học

19

3.5

Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Đường kính gốc thân của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại

20

3.6

học Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Kích thước trái của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại học

21


3.7
3.8

Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Hình dạng trái của năm giống dưa leo
Năm giống dưa leo đang cho trái ở giai đoạn 28 ngày sau

22
24

3.9

khi trồng.
Trọng lượng trái trên cây, trọng lượng toàn cây của năm

25

3.10

giống dưa leo, nhà lưới Đại học Cần Thơ (Xuân hè, 2010)
Năng suất của năm giống dưa leo, nhà lưới Đại học Cần

26

Thơ (Xuân hè, 2010)

vii


MỞ ĐẦU

Ngày nay, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, việc canh
tác nhiều loại cây trồng gặp nhiều khó khăn, trong đó dưa leo là loại rau được trồng
phổ biến tại nước ta. Tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng
ảnh hưởng lớn tới năng suất và phẩm chất của dưa leo. Nhiều biện pháp được thực
hiện trong canh tác nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh cũng như điều kiện ngoại
cảnh bất lợi như làm đất kĩ, sử dụng màng phủ, bẫy côn trùng…đặc biệt là trồng dưa
leo trong nhà lưới nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để tìm ra những giống dưa
leo tốt và thích nghi trong sản xuất hiện nay.
Trong canh tác dưa leo có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nhưng quan
trọng nhất là giống, việc chọn giống tốt không chỉ gia tăng năng suất, hạn chế sâu
bệnh mà còn góp phần thâm canh tăng vụ (Trần Thượng Tuấn, 1992). Với giống dưa
leo F1 khá phong phú trên thị trường và phần lớn các giống này có nguồn gốc từ
nước ngoài, người sản xuất chưa nắm rõ đặc điểm sinh trưởng cũng như khả năng
thích nghi của giống. Theo Lê Thị Phương Vân (2001), hầu hết các tỉnh khu vực
đồng bằng Sông Cửu Long đều canh tác các giống dưa leo F1, nên cần thiết phải có
sự đánh giá nhằm chọn ra giống tốt thích nghi với điều kiện canh tác trong nhà lưới,
loại bỏ những giống đã thoái hóa. Vì vậy đề tài: “So sánh sự sinh trưởng, năng suất
và phẩm chất của năm giống dưa leo nhập nội nhà lưới Đại học Cần Thơ” được thực
h

i


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT DƯA LEO
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của dưa leo
* Nguồn gốc lịch sử
Dưa leo có nguồn gốc ở Ấn Độ giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas cách nay

hơn 3.000 năm và giống dưa này được mang đi dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu
Phi và miền Nam Châu Âu. Vào thế kỷ 16, dưa leo được mang tới Trung Quốc và
hiện nay được trồng rộng rãi trên thế giới và phổ biến tại Việt Nam (Trần Thị Ba và
ctv., 1999)
* Giá trị dinh dưỡng
Dưa leo là loại rau ăn trái chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp
nhưng có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Hàm lượng nước thấp nhưng hàm
lượng protêin cao nhất (0,7 mg/100 g trọng lượng tươi) trong họ bầu bí (Trần Thế
Tục, 2000). Các thành phần có trong 100 g trái tươi gồm 95% nước, 15 calo, 0,7 mg
protein, 16 mg Calcium, 13 mg Magnesium, 24 mg Phosphorus, 147 mg Potassium,
20 IU vitamin A, 2,8 mg vitamin C, 0,259 mg vitamin B5 và 0,04 mg vitamin B6
(Dương Kim Thoa, 1998).
Theo Đông y, dưa leo vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi
tiểu, chữa phù thũng, kiết lỵ ở trẻ em (Đường Hồng Dật, 2002).
1.1.2 Tình hình sản xuất dưa leo
* Trên thế giới
Hiện nay dưa leo được trồng khắp nơi ở các nước từ Châu Á, Châu Phi đến
630 vĩ Bắc (Tạ Thu Cúc, 2005). Diện tích trồng đứng thứ 6 trong các loại rau trồng
trên thế giới (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Theo Trần Khắc Thi (1996) dưa
leo được xếp thứ 4 chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành. Theo số liệu thống kê từ
FAO, năm 2007 diện tích trồng dưa leo trên thế giới khoảng 2.583,3 ha, năng suất đạt
2


17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 44.160,94 nghìn tấn. Trong đó Trung Quốc là nước có
diện tích và sản lượng cao nhất thế giới kế đến là Nhật Bản. Như vậy chỉ riêng hai
nước Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn thế giới.
* Ở Việt Nam
Ở nước ta, cây dưa leo trồng được ở các vùng từ Bắc đến Nam, là cây rau quan
trọng ở các vùng chuyên canh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường. 2007).

Theo Nguyễn Mân (1984) ở Việt Nam dưa leo được tập trung trồng ở đồng bằng
Sông Hồng, trung du Bắc Bộ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long đặc biệt là vùng rau
Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên trồng vào mùa mưa). Diện tích trồng dưa leo ở nước ta
ngày càng tăng do nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu (Nguyễn Văn Thắng và Trần
Khắc Thi, 1999). Chỉ riêng nhà máy chế biến ở phía bắc của tổng công ty rau quả
Việt Nam, từ năm 1995, hàng năm đã xuất khẩu sang các nước Châu Âu trên 2.000
tấn dưa leo muối chua nguyên trái (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Tháng
12/2005 công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Sơn (thuộc Liên Hiệp Hợp Tác Xã Bến
Thành, thành phố Hồ Chí Minh) đã ký hợp đồng xuất khẩu 400 tấn dưa leo muối
chua sang Mỹ, đồng thời công ty đầu tư 45 tỉ đồng xây dựng nhà máy chế biến dưa
leo muối, ớt muối chua cùng nhiều sản phẩm khác (tại Bình Thuận) nhằm đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu nông sản đã qua chế biến sang nước ngoài (Nguyễn Thanh Tùng,
2006).
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA
CÂY DƯA LEO
1.2.1 Đặc tính thực vật
* Rễ: dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ ưa ẩm, chịu khô
hạn và ngập úng kém, bộ rễ yếu hơn rễ của của các cây Bí Ngô, Dưa hấu và Dưa
thơm (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Phạm Hồng Cúc (2001) rễ dưa leo phát triển rất yếu
và chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 – 40 cm.
* Thân: thuộc thân thảo hằng niên, thân dài trung bình 1 – 3 m, có nhiều tua
cuống. Chiều dài thân tuỳ điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng
thường chỉ dài 0,5 – 2,5 m (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Thân chính thường phân

3


nhiều nhánh nhưng cũng có nhiều giống dưa leo hoàn toàn không phân nhánh, đặc
tính phân nhánh của dưa leo còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ vào ban đêm (Trần Thị
Ba và ctv., 1999). Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá tình hình sinh trưởng của cây, đối với những giống trung bình và giống muộn
đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc, 2005).
* Lá: hai lá mầm hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán
tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2005), lá thật thuộc dạng lá đơn, mọc
cách trên thân, hình hơi tròn hoặc lục giác, cuống lá dài 5 – 15 cm, rìa lá nguyên hay
có răng cưa (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Gân lá hình chân chim tỏa ra các thùy, hai
mặt lá đều có lông (Đường Hồng Dật, 2002). Số lá nhiều hay ít ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát triển của các giống, giúp các giống đạt năng suất và phẩm chất cao
(Phạm Thị Minh Tâm và ctv., 2000)
* Hoa: hoa đơn tính đồng chu hay biệt chu, đôi khi cũng có hoa lưỡng tính.
Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay đơn độc, hoa đực mọc thành chùm 5 – 7 hoa
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Việc hình thành hoa cái gặp thuận lợi trong điều kiện
thời tiết mát mẻ lúc cây bắt đầu trổ hoa (Wien, 1997). Các giống dưa leo ở đồng bằng
Sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 và 5 trên dây chính, sau
đó hoa sẽ nở liên tục trên dây chính và nhánh (Trần Thị Ba, 1999).
Trong điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho
cây có nhiều hoa đực, ngoài ra tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ
phân bón có ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây (Phạm Hồng Cúc và ctv.,
2001). Theo Tạ Thu Cúc (2005) sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc
vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2. Nhiệt độ 18 ± 60C,
thời gian chiếu sáng 10 – 11 giờ/ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì
hoa cái sẽ xuất hiện sớm và nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài (> 14 giờ/ngày)
hoa cái ra muộn và ở vị trí cao.
* Trái và hạt: trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái
thường thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn. Hình dạng, khối lượng, độ dài,
màu sắc quả sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc chủ yếu vào giống (Tạ Thu
Cúc, 2005). Trái tăng trưởng nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau
khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ phụ thuộc vào độ chặt của thịt trái, chiều dày vỏ
4



và thịt trái, hương vị trái. Hạt có màu trắng ngà, trọng lượng 1.000 hạt từ 20 – 30 g,
trung bình có từ 200 – 500 hạt/trái (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
1.2.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của dưa leo
* Nhiệt độ: dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của dưa leo là 20 – 300C (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Nhiệt độ
cao hơn cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35 – 400C cây sẽ chết, dưới
150C cây phát triển ở trạng thái mất cân bằng giữa quá trình đồng hoá và dị hóa (Trần
Khắc Thi, 1999). Theo Tạ Thu Cúc (2000) đã báo cáo cho rằng nhiệt độ tối thiểu cho
dưa leo nảy mầm là 15,50C và tối đa là 40,50C. Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đền
thu hoạch trái đầu tiên là 9000C và đến hết thu hoạch là 1.6500C (Mai Thị Phương
Anh, 1996)
* Ánh sáng: cũng giống như các cây khác trong họ bầu bí dưa leo ưa ánh sáng
ngày ngắn. Cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở độ dài chiếu sáng 10 – 12
giờ/ngày. Cường độ ánh sáng trong phạm vi 15.000 – 17.000 lux (Mai Văn Quyền,
1995). Theo Fujieda (1994) thì độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn làm tăng tỉ lệ hoa
cái trên cây dưa leo.
* Ẩm độ và nước: yêu cầu về ẩm độ đất của dưa leo rất lớn 85 – 95%, đứng
đầu trong họ bầu bí do bộ rễ dưa leo chỉ phát triển ở tầng đất mặt nên yêu cầu nước
rất cao, nhất là thời kì phát triển trái. Đất trồng phải có thành phần cơ giới nhẹ như
cát pha, đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, pH từ 5,5 – 6,8 (Phạm Hồng Cúc, 2000).
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) đất trồng dưa leo có yêu cầu nghiêm khắc do bộ rễ
phát triển yếu, sức hấp thu của rễ lại kém, nếu gặp hạn hán hay ngập úng, hoặc nồng
độ phân bón cao dễ làm bộ rễ dưa vàng khô thân đen. Đất phải lên liếp cao 15 – 25
cm, nếu trồng trong mùa mưa hoặc trồng trên đất ruộng lúa cần lên liếp cao hơn (25 –
30 cm)

5



1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG
DƯA LEO
1.3.1 Vai trò của giống dưa leo trong sản xuất
Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất, việc chọn được giống tốt không chỉ
gia tăng năng suất, hạn chế một số sâu bệnh hại quan trọng, mang lại hiệu quả kinh tế
mà còn góp phần thâm canh tăng vụ, tạo ra những thay đổi về chất lượng sản phẩm
(Trần Thượng Tuấn, 1992).
Giống được chọn có khả năng chống chịu đối với sâu bệnh hại, đồng thời giảm
tổn thất và chi phí cho việc phòng trừ chúng, việc dùng giống kháng bệnh, sạch bệnh
có chất lượng tốt để gieo trồng, đảm bảo năng suất (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,
1999).
Giống ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu trái và khả năng phân nhánh, đây là đặc tính
sinh trưởng quan trọng của cây dưa leo. Theo Phạm Thị Minh Tâm và ctv. (2000),
khả năng phân nhánh cành nhiều hay ít, sớm hay muộn phụ thuộc vào giống cho thu
hoạch sớm hay muộn và còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, điều kiện trồng trọt.
Theo Lê Văn Hoà và ctv. (2001) ngoài số lượng lá trên dây thì diện tích bề mặt lá
cũng có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất của cây.
Theo xu hướng chọn lựa của người tiêu dùng hiện nay là ăn trái non, nhỏ, giòn
ngọt, da xanh, có gai… nên hầu hết các giống dưa leo được trồng là giống F1 có
nguồn gốc từ nước ngoài như Ninja 179, Mummy 331, Happy 02, Amata 765… của
các nước Nhật, Hà Lan, Mỹ, Thái Lan. Các giống F1 này có đặc tính chung là sinh
trưởng khoẻ, năng suất cao, kích thước lá lớn, 90 – 95% là hoa cái, hình thành trái
đơn tính không cần thụ phấn, trái lớn nhanh, có nhiều gai nhọn, mềm, một chùm
thường có 2 – 3 trái. Dưa leo F1 chịu lạnh tốt nhưng chống nóng, hạn, sâu bệnh
không bằng dưa nội.
Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) có 2 nhóm dưa leo được trồng phổ biến ở
đồng bằng Sông Cửu Long: i/ Nhóm dưa leo trồng giàn gồm có các giống lai F1 như
Mummy 331, giống 759, Mỹ Trắng, Mỹ Xanh, Happy 02, 04, 16, dưa leo xanh và
dưa Tây Ninh. ii/ Nhóm dưa leo trồng trên đất gồm phần lớn là những giống địa
phương như dưa leo Phụng Tường. Theo Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2000) các

6


giống dưa leo ở đồng bằng Sông Cửu Long từ 55 – 65 ngày sau khi gieo thì tàn, năng
suất bình quân của dưa leo là 15 – 17 tấn/ha, mật độ 35.000 – 40.000 cây/ha. Ở đây
có các loại sâu bệnh hại chính: Bọ dưa, dòi đục lòn, sâu ăn tạp thườn tấn công lúc cây
dưa leo còn nhỏ. Giai đoạn sau thì bị Bù lạch, sâu xanh, rầy phấn trắng.
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống dưa leo
* Trên thế giới
Việc trắc nghiệm thường xuyên và cho ra đời các giống mới liên tục đã góp
phần làm thị trường giống dưa leo thêm phong phú với nhiều giống năng suất cao,
thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng trái cao, kháng bệnh tốt được sản xuất. Kết
quả trắc nghiệm 6 giống dưa leo do Cui Jizhe thực hiện tại đại học Kasetart (Thái
Lan) từ tháng 11/1992 – 01/1993, thấy 3 giống Taeny Ton (nguồn gốc Thái Lan),
Bukit Mertajan và TV 1043 (nguồn gốc Indonesia) là có triển vọng nhất. Từ tháng
11/1996 – 01/1997 Mingbao (1991) đã thử nghiệm 7 giống dưa leo tại đại học
Kasetart (Thái Lan) và kết quả cho thấy 2 giống Luchen 26 và Shasheng 4–1 có năng
suất cao, phẩm chất tốt.
Ngoài các giống truyền thống ngày càng được cải tiến, việc nghiên cứu các
giống dưa leo cho 100% hoa cái cũng đã được thực hiện. Theo Zandstra (1997), kết
quả thử nghiệm các giống dưa leo F1 ở Ridge town, đại học Guelph từ tháng 06 –
08/1997 đã tìm ra 2 giống dưa leo cho năng suất cao nhất là FMX 5020 (24,3 tấn/ha)
và Continental (23,7 tấn/ha). Đây là 2 giống cho nhiều trái, trái không bị đắng và
không có sự phân biệt hoa đực hay hoa cái. Kết quả nghiên cứu sự di truyền đặc tính
của 18 giống dưa leo do Dương Kim Thoa thực hiện tại đại học Kasetart (Thái Lan)
từ tháng 11/1997 – 02/1998 cho thấy cả 3 giống TOT 2516, TOT 2515 và TOT 2524
đều có thể phát triển những dòng dưa leo có hoa cái 100% (Dương Kim Thoa, 1998).
Theo Dickson (2004), tại British Columbia, Canada và một số nước ở vùng
biển phía bắc Thái Bình Dương đã thành công trong việc phát triển những giống dưa
leo khác nhau trong nhà kính. Tất cả những giống dưa leo này đều cho 100% hoa cái,

thích hợp cho điều kiện canh tác trong nhà kính, nhà lưới. Năm 2003, công ty
Seminis tiếp tục cho ra đời 2 giống dưa leo mới là Yellow Submarin và Sweeter Yet
từ việc cải tiến các giống dưa leo đã có, năng suất cao, độ ngọt cao và có hương

7


thơm, bảo quản lâu. Năm 2005, giống dưa leo Cucumber Gherkin Mexican Sour do
công ty Jung Quality Seeds sản xuất gọi là dưa leo Mouse Melon trông giống như
dưa hấu (Water melon) với kích thước lá nhỏ từ 3 – 6 cm, rất giòn và ngọt, hương
thơm đặc trưng, thời gian sinh trưởng khá dài từ 65 – 75 ngày.
* Trong nước
Theo Phạm Thị Minh Tâm (2000) kết quả trắc nghiệm 10 giống dưa leo thực
hiện từ tháng 01 – 03/1999 tại Bến Tre chọn ra được 3 giống 405 CT, TN 82 và TN
20, có năng suất cao, đặc tính trái thích hợp với người tiêu dùng. Thời gian sinh
trưởng tương đối ngắn và có tỷ lệ đậu trái cao. Năm 2000, công ty giống cây trồng
Miền Nam đã tiến hành thử nghiệm giống dưa leo nhập nội Fortune tại huyện Chợ
Gạo, tỉnh Tiền Giang, kết quả cho thấy giống dưa leo này cho năng suất cao (khoảng
40 – 50 tấn/ha), thời gian thu hoạch kéo dài (khoảng 27 lần/vụ) tỷ lệ đậu trái trên 90%
và chất lượng trái cao (Hồ Văn Đoàn, 2001). Tháng 4/2003 Trần Kim Cương tiến
hành so sánh 8 giống dưa leo thương phẩm tại tỉnh Tiền Giang, kết quả chọn được 3
giống 702, sm 3001, Malai 759 phát triển tốt, không hoặc ít nhiễm bệnh héo dây,
khảm và cho năng suất thực tế cao nhất (18 – 21 tấn/ha).
Theo sở Khoa Học và Công Nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu (2006) nhóm giống dưa
leo địa phương như dưa chuột, dưa Mốc, dưa Tam Dương, kháng bệnh và chất lưọng
tốt, chiều cao cây 1,5 – 2 m, nhiều hoa đực ít hoa cái, giống để được cho vụ sau. Còn
nhóm giống F1 cho năng suất cao, kháng chủ yếu bệnh sương mai, thán thư, trái
thuờng khá to, màu sắc, hình dạng khác nhau, không để giống được. Kết quả trắc
nghiệm 7 giống dưa leo trồng trên giá thể mụn xơ dừa, tưới nhỏ giọt trong nhà lưới
(Nguyễn Thanh Tùng, 2006) đã tuyển chọn được 3 giống có triển vọng là A 207, 702,

Tong 819. Tiến sĩ Đào Xuân Thảng (viện cây lương thực và thực phẩm) chọn được
giống PC 4 cho năng suất cao nhất (50 tấn/ha) thời gian thu trái kéo dài 40 ngày, chất
lượng cao, kháng tương đối tốt với bệnh sương mai, phấn trắng và héo rũ (Báo nhân
dân điện tử).
Qua kết quả trồng thử nghiệm nhiều nơi ở nước ta, trong hai năm 2004 – 2005
cho thấy: Giống DV – 178 sinh trưởng, phát triển khoẻ, phân nhánh, nhiều hoa cái, dễ
đậu trái (mỗi nách lá là 1 trái), độ đồng đều cao, ăn giòn, ngon và bảo quản được lâu,

8


phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, thời gian cho thu hoạch 28 ngày sau trồng và thu
hoạch liên tục, kéo dài. Năng suất cao, trung bình 41,6 tấn/ha, giống DV – 178 chống
chịu đối với bệnh thường gặp vàng lá, sương mai và phấn trắng (Báo nông nghiệp
Việt Nam, 2006). Kết quả trắc nghiệm 6 giống dưa leo

(Trương Thị Kim Quyên,

2008) đã tuyển chọn được 3 giống có triển vọng là giống Chai Lai, POC FAH và TN
427. Các giống dưa leo baby TN 368, TN 204, TN 205 có đặc tính sinh trưởng mạnh
cả về chiều dài, số lá trên dây chính, năng suất cao và phẩm chất tốt qua kết quả thí
nghiệm của Thạch Thị Út Linh (2008) tại trường Đại học Cần Thơ.
1.4 MỘT VÀI NGHIÊN CỨU VỀ SẢN XUẤT RAU TRONG NHÀ LƯỚI
Việc trồng rau trong nhà lưới, nhà kính đã được thực hiện từ lâu ở nhiều nước
trên thế giới, để đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hiên nay, các nước có
công nghệ sản xuất rau sạch hàng đầu thế giới như Israel, Úc, Nhật Bản, Đài Loan…
Sản xuất rau sạch trong môi trường sạch, kết hợp cách ly bằng nhà lưới, nhà kính đã
cho phép giảm lượng nông dược và phân bón hoá học đến mức thấp và cho sản phẩm
rau khá sạch. Tuy nhiên trong quy trình công nghệ này với đầu tư khá lớn, chủ yếu
phục vụ cho một bộ phận dân cư có thu nhập cao trong xã hội (Ngô Xuân Chinh,

2006).
Năm 1995, viện Nghiên Cứu Rau Quả Việt Nam (Vegetexco) đã hợp tác với
công ty GINO xây dựng một số mô hình nhà lưới chống côn trùng, mưa gió, sương
lạnh với quy mô 5 ha tại Hà Nội, đây là quy mô nhà lưới lớn nhất hiện nay ở nước ta
(GINO co, Ltd và viện Nghiên Cứu Rau Quả Việt Nam, 1996).
Tại Cần Giuộc (Long An) năm 2003 đã thử nghiệm mô hình trồng rau an toàn
trong nhà lưới, kết quả thu được năng suất tăng lên từ 25 – 30% so với trồng đại trà,
giá thành sản phẩm giảm từ 30-35%, thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm. Từ hiệu
quả đó, hiện nay huyện Cần Giuộc phát triển được hơn 400 nhà lưới trồng rau an toàn
với hàng trăm hecta và đang từng bước nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh (Thông Tấn
Xã Việt Nam – 08/06/2005).
Tại Đà Lạt có 8 hợp tác xã chủ yếu hoạt động nghề rau, ngoài ra còn có hàng
chục hộ gia đình đầu tư nhà kính, nhà lưới sản xuất rau theo quy trình hoàn toàn mới,
ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học. Trong chín tháng đầu năm 2004,

9


các hợp tác xã này đã xuất khẩu 2.000 tấn rau các loại (Ngô Quang Vinh, 2006). Năm
2004, trung tâm Kĩ Thuật Rau Hoa – Quả Hà Nội đã đầu tư nhập và xây dựng nhiều
nhà kính của hãng Natafin (Israel) với 7.853 m2 nhà kính đồng bộ có hệ thống điều
khiển khí hậu hoàn toàn tự động với thiết bị tưới tiêu chủ động theo chương trình của
máy tính, với một công nghệ giúp làm chủ hoàn toàn về giống, thời tiết, lượng nước,
lượng phân bón…năng suất cây trồng tăng gấp 10 lần so với canh tác truyền thống
(Thục Hạnh, 2004).
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam 12/2005, từ số liệu thống kê chưa đầy đủ, 13
tỉnh thành phố phía nam có trồng rau trong nhà lưới đã xây dựng được 239.000 m 2
nhà lưới. Trong đó nhiều nhất là Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Long An với năng suất tăng từ 15 – 20% so với trồng ngoài nhà lưới.
Theo Ngô Xuân Chinh (2006) do được che chắn cẩn thận bên trong nhà lưới

nên cây trồng thường chỉ bị tấn công bởi một số loại côn trùng có kích thước nhỏ như
dòi đục lòn,bù lạch…Tóm lại trồng rau trong nhà lưới, nhà kính cho năng suất và
phẩm chất cao hơn trồng rau bên ngoài, trung bình từ 15 – 20%, có khi tới 25 – 30%
và có thể trồng được một số loại rau khó trồng ngoài nhà lưới trong mùa mưa như:
rau mùi, cải cúc…(Nguyễn Thơ, 2005).

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian thực hiện từ tháng 3 – 5/2010.
- Địa điểm: Nhà lưới Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ.
2.1.2 Khí hậu
Thí nghiệm được thực hiện vào mùa nghịch (Tháng 3-5), nắng nhiều, nhiệt độ
trong nhà lưới luôn cao hơn bên ngoài từ 1 – 40C, trung bình khoảng 34,80C so với
bên ngoài là 33,20C ảnh hưởng đến sự sinh trưởng trưởng và phát triển của dưa leo.
50

100
85
70

30

55
40


20
25
10

10
7:00

9:00

11:00

13:00

15:00

17:00

Thờ i gian trong ngày (giờ)
Nhiệt độ bên trong nhà lưới

Nhiệt độ nhà lưới

Ẩm độ bên trong nhà lưới

Ẩm độ nhà lưới

Hình 2.1 Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ trung bình trong ngày 2 lần đo tháng
4/2010, nhà lưới trường Đại học Cần Thơ (Xuân hè, 2010).


11

Ẩm độ (%)

Nhiệt độ (0C)

40


2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: gồm 5 giống dưa leo F1.
- TN 123: cây có hoa đực và hoa cái xen kẽ. Trái nhiều gai, màu xanh nhạt.
Bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi trồng, năng suất trung bình 30 -35 tấn/ha,
trọng lượng trái trung bình 125-135 g, chiều dài trái 14-16 cm, đường kính 3,4-3,8
cm, phân nhánh mạnh. (Công ty giống Trang Nông).
- TN 457: cây có hoa đực và hoa cái xen kẽ, trái còn non nhiều gai, màu xanh
hơi nhạt. Bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi trồng, năng suất trung bình 20-25
tấn/ha, trọng lượng trái trung bình 120-125 g, chiều dài trái 19-21 cm, đường kính
3,4-3,8 cm, (Công ty giống Trang Nông).
- Jina 72: cây cho 100% hoa cái, mỗi nách lá là một hoa cái, có nhiều khía
nhỏ, khít nhau chạy dọc trên trái. Bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi trồng,
năng suất trung bình 35-40 tấn/ha, trọng lượng trái trung bình 105-130 g, chiều dài
trái 21-23 cm, đường kính 3,2-3,6 cm, phân nhánh ít. (nhập từ Australia)
- Myrthos: cây cho 100% hoa cái, mỗi nách lá là một hoa cái, có nhiều khía
nhỏ chạy dọc trên trái, trơn láng. Bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi trồng,
năng suất trung bình 30-35 tấn/ha, trọng lượng trái trung bình 90-125 g, chiều dài trái
22-24 cm, đường kính 3,1-3,5 cm, phân nhánh ít. (nhập từ Australia)
- CU-10-007: cây cho 100% hoa cái, chùm 1-3 hoa cái, trái có nhiều khía chạy
dọc trên trái, trơn láng, màu xanh đậm. Bắt đầu thu hoạch lúc 35-40 ngày sau khi
trồng, năng suất trung bình 50-55 tấn/ha, trọng lượng trái trung bình 120-130 g, chiều

dài trái 20-22 cm, đường kính 3,2-3,6 cm, phân nhánh ít. (Công ty giống Nông Hữu).
* Phân bón: NPK 20 – 20 – 15, KCl 60%, Urea 46%, phân Dơi.
* Thuốc bảo vệ thực vật: Basudin 10H, Topsin 72M, Validan 3DD, Regent 800WG,
dầu khoáng DS 98,8EC, Abatin 1,8EC, Marshal 200SC, Confidor 100SL, Nissorun
5EC.
* Vật liệu khác: Màng phủ nông nghiệp, hệ thống tưới nhỏ giọt, dây làm giàn.
Thước kẹp, thước dây, cân, Brix kế ATACO, máy đo độ cứng SATOFT 327.

12


2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trong nhà lưới với
5 nghiệm thức (tương ứng với 5 giống dưa leo) và 3 lần lặp lại. Diện tích thí nghiệm
78,4 m2.
1/ giống TN 123 (đối chứng)
2/ giống TN 457
3/ giống Jina 72
4/ giống Myrthos
5/ giống CU-10-007
2.2.2 Kỹ thuật canh tác dưa leo
* Chuẩn bị đất: lên líp cao 20-25 cm, rộng 0,8 m, rãi vôi, bón phân lót, đậy
màng phủ.
* Chuẩn bị cây con: hạt dưa leo được gieo thẳng vào ly nhựa có đục lỗ với giá
thể mụn xơ dừa, sau 12 ngày đem ra trồng.
* Chăm sóc cây con:
- Tưới nước: sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có Timer hẹn giờ, khi cây dưa leo
còn nhỏ tưới 2 lần/ngày, mỗi lần 5 phút, giai đoạn cây cho trái nhu cầu lượng nước
cao nên tưới 3 lần/ngày.

- Bón phân: 140 kg N-100 kg P2O5-80 kg K2O cho 1 ha, được chia làm 3 lần
bón (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Loại, liều lượng và thời gian bón phân cho năm giống dưa leo nhập nội tại
nhà lưới trường Đại học Cần Thơ (3-5/2010)
Loại phân
NPK (20-20-15)
Ure
Kali
Phân hữu cơ (Dơi)

Lượng phân
(kg/ha)
500
87
8,3
200

Bón lót
166,7
29
200

Bón thúc (NSKT)
20
30
166,7
166,7
29
29
4,16

4,16
-

- Tỉa nhánh: tỉa toàn bộ nhánh chừa một thân chính và ngắt hết lá từ hai lá
mầm đến lá thứ 5, tỉa những lá già, lá vàng, lá sâu bệnh. Việc tỉa nhánh thực hiện
13


thường xuyên cho đến khi thu hoạch và tiếp tục tỉa các nhánh nhỏ mới mọc để tập
trung chất dinh dưởng nuôi trái và dễ chăm sóc.
- Làm giàn: Dưa leo 20 ngày sau khi gieo dưa leo bắt đầu có tua cuốn, làm
giàn bằng cách treo dây, quấn vào thân cây, ngọn dưa sẽ từ từ bò lên, theo dõi và sửa
cây sao cho ngọn dưa leo luôn quấn quanh dây.
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
- Ghi nhận:
+ Ngày trồng dưa leo, ngày trổ hoa đầu tiên (50% cây có hoa nở), ngày thu
hoạch đầu tiên và kết thúc thu hoạch.
+ Sâu, bệnh hại chính xuất hiện.
+ Ánh sáng, nhiệt độ: treo nhiệt kế bên trong và bên ngoài nhà lưới, lấy lúc 21
ngày sau khi gieo và lúc thu hoạch rộ, vào thời điểm 7:00, 9:00, 11:00, 13:00, 15:00,
17:00.
- Chỉ tiêu sinh trưởng: chọn ngẫu nhiên 3 cây trên/lô, định kỳ 14 ngày/lần.
+ Chiều dài thân chính (cm/dây): dùng thước đo từ gốc thân (khoảng 2cm dưới
lá tử diệp) đến đỉnh sinh trưởng của dây chính.
+ Số lá trên dây chính (số lá/dây): đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối
cùng (lá có chiều dài phiến > 2cm trên dây chính)
+ Kích thước lá (cm): dùng thước dây đo chiều dài, rộng của phiến lá tại vị trí
lá thứ 10 và 20 trên dây chính, lúc bắt đầu và kết thúc thu hoạch.
+ Đường kính gốc thân (cm): dùng thước kẹp đo gốc thân cách 2 cm dưới lá tử
diệp của dưa leo vào lúc trổ hoa 50% và lúc kết thúc thu hoạch.

+ Kích thước trái (cm): dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính lớn nhất
của trái lúc thu hoạch rộ (lứa 5 - 8, khoảng 27 - 28 ngày sau khi trồng), rồi lấy giá trị
trung bình.
- Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất:
+ Trọng lượng trung bình trái (g/trái): cân trọng lượng trái ở mỗi cây rồi lấy
giá trị trung bình.

14


+ Tổng số trái trên/cây (trái/cây): đếm toàn bộ trái trên/cây (thương phẩm và
không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỷ lệ trái thương phẩm trên
tổng số trái trên/cây.
+ Trọng lượng trái/cây (kg/cây): cân toàn bộ trái trên cây (cân riêng trái
thương phẩm và không thương phẩm) ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra tỷ lệ trọng
lượng trái thương phẩm trên tổng trọng lượng trái/cây.
Trọng lương trái thương phẩm
Tỷ lệ =

x 100
Tổng trọng lượng trái

+ Trọng lượng toàn cây (kg/cây): cân toàn bộ cây (rễ, thân, lá) trên từng cây
khi kết thúc thu hoạch, quy ra tỷ lệ trọng lượng trái trên trọng lượng toàn cây.
Trọng lượng trái trên cây
Tỷ lệ =

x 100
Trọng lượng toàn cây


+ Năng suất tổng (tấn/ha): năng suất toàn lô (thương phẩm và không thương
phẩm, quy ra năng suất tấn/ha.
+ Năng suất thương phẩm (tấn/ha): cân toàn bộ trái bán được (trái không bị
sâu bệnh, không dị dạng) trên từng lô quy ra tấn/ha.
- Chỉ tiêu về phẩm chất trái
+ Độ Brix của thịt trái (%): lấy ngẫu nhiên 3 trái/một nghiệm thức đo độ Brix
(hàm lượng chất rắn hòa tan) của thịt trái ở 3 vị trí là đầu, giữa và cuối ở mỗi trái/một
nghiệm thức bằng máy đo khúc xạ kế Brix hiệu ATACO.
+ Độ cứng của trái (kgf/cm2): dùng máy SATOFT 327 đo độ cứng tại 3 điểm
khác nhau dọc theo trái. Lấy ngẫu nhiên 3 trái/một nghiệm thức.
+ Độ khác màu (E): dùng máy Colorimeter đo 3 vị trí trên trái, lấy ngẫu
nhiên 3 trái/lô rồi lấy giá trị trung bình.
2.2.4 Phân tích số liệu
- Nhập số liệu bằng chương trình Exel.
- Dùng phần mềm SPSS để phân tích thống kê số liệu thí nghi

15


×