Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ẢNH HƯỞNG của bón đạm THEO BẢNG SO màu lá lên NĂNG SUẤT mía tại cù LAO DUNG và LONG mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.33 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

------------

HUỲNH MẠCH TRÀ MY

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ
LÊN NĂNG SUẤT MÍA TẠI CÙ LAO DUNG
VÀ LONG MỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT
CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH
KHÓA 35

Cần thơ, tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

------------

HUỲNH MẠCH TRÀ MY

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ
LÊN NĂNG SUẤT MÍA TẠI CÙ LAO DUNG
VÀ LONG MỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Ngô Ngọc Hưng


2. Ths. Nguyễn Quốc Khương
3. Ks. Trương Thúy Liễu

Cần thơ, tháng 12/2012


LỜI CẢM ƠN
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Thầy hướng dẫn Ngô Ngọc Hưng, người đã luôn dõi theo, hết lòng hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Thầy cố vấn Châu Minh Khôi đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ
chúng em trong suốt khoá học.
Chân thành cảm ơn !
Thầy Nguyễn Trọng Cần, anh Nguyễn Quốc Khương, chị Phạm Thị Yony và
chị Trương Thúy Liễu, người đã luôn tận tình chỉ dẫn, giải đáp những khó khăn cho
em trong thời gian thực hiện bài luận văn này.
Quý Thầy Cô, Anh Chị công tác tại Bộ môn Khoa học đất – Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm bổ ích cho chúng em.
Tập thể lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 35 và các bạn trong đội văn nghệ Khoa
Nông Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Kính dâng!
Cha mẹ hết lòng nuôi dạy con khôn lớn nên người!

Huỳnh Mạch Trà My

ii



QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Nơi sinh:
Nơi ở hiện tại:
Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ.
Điện thoại:
E-mail:

Huỳnh Mạch Trà My
Giới tính:
Nữ
28/03/1991
Dân tộc:
Kinh
Trà Nóc, Cần Thơ
17/8A, đường Lê Hồng Phong, phường Trà Nóc,
01234 465 283


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1997 đến năm 2002
Trường: Tiểu học Trà Nóc 2
Địa chỉ: phường Trà Nóc, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2002 đến n ăm 2006
Trường: THPT Trà Nóc

Địa chỉ: phường Trà Nóc, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2006 đến năm 2009
Trường: THPT Trà Nóc
Địa chỉ: phường Trà Nóc, Q.Bình Thủy, Tp Cần Thơ
4. Từ năm 2009 đến nay: Sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành: Nông nghiệp sạch
Khóa: 35
Địa chỉ: đường 3/2, Q.Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Ngày….. tháng…… năm….
Người khai ký tên

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của b ản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ
LÊN NĂNG SUẤT MÍA TẠI CÙ LAO DUNG
VÀ LONG MỸ
Do sinh viên Huỳnh Mạch Trà My thực hiện từ 05/2012 – 09/2012
Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng ….năm 2012
Cán Bộ Hướng Dẫn

GS.TS. Ngô Ngọc Hưng

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư chuyên
ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ
LÊN NĂNG SUẤT MÍA TẠI CÙ LAO DUNG
VÀ LONG MỸ
Do sinh viên Huỳnh Mạch Trà My thực hiện từ 05/2012 – 09/2012

Xác nhận của Bộ Môn
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Đánh Giá
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Bộ Môn

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-------------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN ĐẠM THEO BẢNG SO MÀU LÁ
LÊN NĂNG SUẤT MÍA TẠI CÙ LAO DUNG
VÀ LONG MỸ
Do sinh viên Huỳnh Mạch Trà My thực hiện từ 0 5/2012 – 09/2012 và bảo vệ
trước hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .............. ................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:................................................

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

vii


MỤC LỤC
Danh sách hình ...................................................................................................... xi
Danh sách bảng ..................................................................................................... xii
Danh sách chữ viết tắt ........................................................................................... xiii
Tóm lược ............................................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1 Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình trồng mía ở huyện Cù
Lao Dung - Sóc Trăng........................................................................................... 2
1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 2
1.1.2 Khí hậu, thủy văn và đất đai ................................................................... 2
1.1.3 Tình hình sản xuất mía đường tại Sóc Trăng ......................................... 3
1.2 Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên-kinh tế -xã hội tỉnh Hậu Giang . 4
1.2.1 Vị trí địa lí............................................................................................... 4
1.2.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 4
1.3 Giá trị kinh tế của cây mía .............................................................................. 8
1.4 Đặc điểm thực vật học của mía ....................................................................... 9
1.4.1 Phân loại ................................................................................................. 9
1.4.2 Rễ mía..................................................................................................... 9
1.4.3 Thân mía ................................................................................................. 9

1.4.4 Lá mía ..................................................................................................... 10
1.4.5 Hoa và hạt mía ........................................................................................ 10
1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mía ............................................. 11
1.5.1 Nẩy mầm ................................................................................................. 11
1.5.2 Thời kỳ cây con ..................................................................................... 11
1.5.3 Thời kì đẻ nhánh (nhảy bụi hoặc đâm chồi) .......................................... 12
1.5.4 Thời kì vươn cao (vươn lóng) ................................................................ 12
1.5.5 Thời kì chín của mía và trổ cờ ................................................................ 13
1.6 Nguồn gốc và đặc điểm của giống mía thí nghiệm ......................................... 16
1.7 Điều kiện sinh thái cho mía............................................................................. 17

viii


1.7.1 Khí hậu ................................................................................................... 17
1.7.2 Đất đai..................................................................................................... 18
1.8 Kỹ thuật trồng mía .......................................................................................... 19
1.8.1 Chuẩn bị đất............................................................................................ 19
1.8.2 Chuẩn bị hom giống ............................................................................... 20
1.8.3 Mật độ khoảng cách và phương pháp trồng ........................................... 21
1.9 Bón phân ......................................................................................................... 22
1.9.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía ........................................................... 23
1.9.2 Vai trò của đạm đối với mía ................................................................... 24
1.9.3 Chẩn đoán đạm trong cây bằng bảng so màu lá (LCC) .......................... 27
1.9.4 Kỹ thuật bón phân cho mía..................................................................... 28
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................... 30
2.1 Phương tiện ..................................................................................................... 30
2.1.1 Địa điểm bố trí thí nghiệm...................................................................... 30
2.1.2 Thời gian bố trí thí nghiệm ..................................................................... 30
2.1.3 Nguyên, vật liệu thí nghiệm ................................................................... 30

2.2 Phương pháp................................................................................................... 31
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................... 31
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 31
2.2.3 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 31
2.3 Chỉ tiêu theo dõi, phương pháp lấy mẫu và t hời gian thu mẫu ....................... 33
2.4 Phương pháp tính toán và xử lí số liệu ........................................................... 33
2.4.1 Phương pháp tính hàm lượng đạm ......................................................... 33
2.4.2 Phương pháp tính năng suất ................................................................... 34
2.4.3 Xử lý số liệu ............................................................................................ 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 35
3.1 Ảnh hưởng của 3 mức độ phân đạm và 4 phương pháp bón phân lên sự
sinh trưởng và phát triển của mía .......................................................................... 35
3.1.1 Chiều cao cây.......................................................................................... 35
3.1.2 Chiều cao lóng ........................................................................................ 36

ix


3.1.3 Đường kính thân ..................................................................................... 37
3.1.4 Mật độ cây .............................................................................................. 39
3.1.5 Sự tích lũy chất khô ................................................................................ 40
3.2 Ảnh hưởng của 3 mức độ phân đạm và 4 phương pháp bón phân lên sự hút
thu đạm của mía .................................................................................................... 41
3.2.1 Hàm lượng đạm trong thân và lá mía tại thời điểm thu hoạch ............... 41
3.2.2 Tổng lượng đạm hút thu trên toàn bộ cây trong ruộng mía tại thời điểm
thu hoạch ....................................................................................................... 43
3.3 Ảnh hưởng của 3 mức độ phân đạm và 4 phương pháp bón phân lên năng
suất mía ................................................................................................................. 45
3.4 Ảnh hưởng của 3 mức độ đạm và 4 phương pháp bón phân lên độ Brix
của mía .................................................................................................................. 47

3.5 Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng đạm v à phương pháp bón trên đặc tính
sinh trưởng và năng suất mía ở Cù Lao Dung và Long Mỹ .................................. 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 51
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 54

x


DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang

2.1

Bảng so màu lá 4 vạch

31

3.1

Ảnh hưởng của phương pháp bón đạm lên năng suất mía (tấn/ha) ở
Cù Lao Dung và Long Mỹ (Vụ mía 2011-2012)

46

3.2

Ảnh hưởng của phương pháp bón đạm lên năng suất mía (t ấn/ha) ở

Cù Lao Dung và Long Mỹ (Vụ mía 2011-2012)

47

xi


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Cù Lao Dung giai
đoạn 2005-2008

3

1.2

Lượng dinh dưỡng lấy đi và nhu cầu phân bón để đạt nă ng suất 100
tấn mía cây trên 1 ha

23

1.3

Lượng bón cho 1 ha


28

1.4

Cách bón và liều lượng bón

29

2.1

Liều lượng và thời kỳ bón N-P-K cho mía

32

2.2

Tiêu chí và cách lấy mẫu

33

3.1

Chiều cao cây (cm) dưới ảnh hưởng của các mức đạm và phương
pháp bón

35

3.2

Chiều cao phần lóng trên thân (cm) dưới ảnh hưởng của các mức

đạm và phương pháp bón

37

3.3

Đường kính thân (cm) dưới ảnh hưởng của các mức đạm và phương
pháp bón

38

3.4

Mật độ (cây/ha) dưới ảnh hưởng của các mức đạm và phương pháp
bón

39

3.5

Sinh khối khô của thân và lá (tấn/ha) dưới ảnh hưởng của các mức
đạm và phương pháp bón

41

3.6

Hàm lượng đạm tổng số trên thân và lá (%) dưới ảnh hưởng của các
mức đạm và phương pháp bón


42

3.7

Tổng hút thu đạm của cây (kg/ha) dưới ảnh hưởn g của các mức đạm
và phương pháp bón

44

3.8

Ảnh hưởng của 3 mức độ phân đạm và 4 phương pháp bón phân lên
năng suất mía

45

3.9

Ảnh hưởng của 3 mức độ phân đạm và 4 phương pháp bón phân lên
độ Brix của mía

48

3.10

Bảng tổng kết các điều kiện bón đạm để cây mía đạt năng suất tối
hảo ở hai địa điểm

49


xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
NSKT: Ngày sau khi trồng
PPB: Phương pháp bón
Từ viết tắt Tiếng Anh
LCC: Leaf Colour Chart

xiii


Huỳnh Mạch Trà My (2012), “ Ảnh hư ởng của bón đạm theo bảng so màu lá lên
năng suất mía tại Cù Lao Dung và Long Mỹ”. Luận văn kỹ sư chuyên ngành Nông
Nghiệp Sạch, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụ ng, Trường Đại học Cần Thơ,
61 trang, Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Ngọc Hưng.
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 9 /2012 nhằm xác định
liều lượng phân đạm và thời điểm bón thông qua bảng so màu lá. Giống mía sử
dụng trong thí nghiệm là K88 -92. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu
nhiên theo kiểu thừa số 2 nhâ n tố là liều lượ ng đạm và phương pháp bón.
Kết quả thí nghiệm cho thấy , giai đoạn thu hoạch (330 NSKT), nhìn
chung các chỉ tiêu như chiều cao cây, chiều cao lóng, mật độ, trọng lượng khô
và hàm lượng đạm tích lũy trong thân tỉ lệ thuận với mức độ đạm. N ăng suất
tối hảo đạt được khi bón 300 kg N/ha cho cả Cù Lao Dung và Long Mỹ. Tuy
nhiên, ở cả hai địa điểm thì đường kính thân và độ Brix trong thân thì không
khác biệt giữa 3 mức đạm. Về phương pháp bón, PPB -4 tỏ ra hiệu quả vì các
chỉ tiêu như chiều cao cây, chiều cao lóng, mật độ, hàm lượng đạm tích lũy
trong cây, năng suất thu hoạch và tổng trọng lượng khô đều đạt giá trị cao hơn

so với các phương pháp còn lại. Đ ường kính thân và độ Brix thì không khác
biệt giữa các phương pháp bón phân. Sự biểu hiện ảnh hưởng từ phương pháp
bón lên mía ở hai địa điểm là giống nhau, q ua đó cho thấy bón phân đạm cho
mía theo phương pháp so màu lá hàng tuần có hiệu quả cao. Cần tiếp tục nghiên
cứu khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất kết hợp chẩn đoán màu lá để đánh giá
tốt hơn về liều lượng và thời điểm bón đạm thích hợp cho cây mía trên từng loại
đất.
Từ khóa: mía đường, bón N theo so màu lá, độ Brix, Cù Lao Dung, Long Mỹ.

xiv


MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong các loại cây trồng hiện nay ở khu vực ĐBSCL thì cây mía
nguyên liệu đã trở thành cây chủ lực giúp cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Cây mía đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu cây trồng, về mặt kinh tế, sản
phẩm thu được là đường, phụ phẩm giàu giá trị, về mặt sinh học là sự tiết kiệm
giống mà sinh khối thu được lại lớn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công
nghiệp phân bón, đặc biệt là nhận thấy vai trò cực kì quan trọng của phân đạm đối
với việc tăng sinh khối cây trồng, người nông dân lại luôn nhìn tới cái hiệu quả nhất
thời khi bón đạm là cây cao nhanh, lá xanh tốt...mà thường không chú ý đến quá
trình lâu dài, dẫn đến việc bản thân nông hộ chưa đạt hiệu quả kinh tế do chi phí
phân bón thường cao mà giá đầu ra sản phẩm lại không tăng nhiều, về lâu dài còn
gây ra ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính do lượng tồn dư phân bón
mà cây trồng không cần thiết, thậm chí gây giảm năng suất do sâu bệnh, đổ ngã.
Bên cạnh đó, một trong những phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng cây
trồng tiêu biểu đã được nhiều nghiên cứu trước thực hiện đó là kiểm tra tình trạng
dinh dưỡng cây trồng qua màu sắc lá . Đo màu xanh lá của cây bằng bảng so màu lá
là một phương pháp đơn giản , dễ làm, đã được ứng dụng có kết quả tốt đối với cây
lúa và cây bắp . Màu xanh của các sắc tố, chủ yếu là diệp lục tố. Diệp lục tố cần thiết

cho quang hợp của cây trồng. Khi hàm lượng đạm trong lá cao thì hàm lượng diệp
lục tố gia tăng và màu lá trở nên xanh đậm. Ngược lại, nếu hàm lượng đạm của cây
thấp thì màu xanh lá nhạt.
Đề tài: “Ảnh hưởng của bón đạm theo bảng so màu lá lên năng suất mía tại
Cù Lao Dung và Long Mỹ” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sử
dụng phương pháp bón phân đạm cho mía theo bảng so màu lá trên đất phù sa và
đất phèn. Từ đó đưa ra được phương pháp bón phân đạm hiệu quả nhất mà người
dân lại có thể dễ dàng áp dụng và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình trồng mía ở huyện
Cù Lao Dung-Sóc Trăng
1.1.1 Vị trí địa lý
Theo Hoàng Đức Nhuận và Phạm Thị Hương Giang (2007), Sóc Trăng là
tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối lưu vực sông MêKông (ở đoạn cuối của
sông Hậu).
Tọa độ địa lý:
 1002’ 21’’ Bắc
 105046’54’’ Đông
Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện Cù Lao Dung có 1
thị trấn là: Cù Lao Dung và 7 xã là: An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân
1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam, có hai nông trường 30/4 và
416. Có hai cửa Định An và Trần Đề - nơi sông Hậu đổ ra biển Đô ng. Là vùng Cù
Lao lớn nhất của sông Hậu, nằm sát biển Đông, bốn mặt được bao bọc bởi sông
nước:
1.1.2 Khí hậu, thủy văn và đất đai

Nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, điều kiện khí tượng thủy văn trong
vùng có những đặc trưng chính như sau: Nắng nhi ều (trung bình 6,5 giờ/ngày),
năng lượng bức xạ mặt trời dồi dào (150 -160 kcal/cm2/năm), nhiệt độ cao đều trong
năm (trung bình từ 25,2 đến 27,2 0C) rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo
hướng thâm canh tăng vụ. Mùa mưa tương đối dài, thường bắt đầu t ừ đầu tháng 5
kết thúc cuối tháng 11, nếu có biện pháp giữ nước trên đồng ruộng tốt có thể kéo dài
thời gian canh tác từ 1-2 tháng.
Vùng Cù Lao chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông với chế độ bán
nhật triều, nước mặn quanh năm và truyền vào trong nội đồng theo hai cửa biển
Định An và Trần Đề. Hệ thống kênh rạch trong vùng khá chằng chịt, địa hình bị
chia cắt, chế độ thủy văn diễn biến khá phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
bố trí sản xuất trong vùng. Toàn vùng bao gồm nhiều Cù Lao nhỏ và chưa thật ổn
định. Hầu hết các nhóm đất tại vùng Cù Lao đều có tầng chứa vật liệu sinh phèn
nằm bên dưới, đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét cao), thoát nước kém,
vẫn còn bồi tụ khi ngập triều nên độ phì khá cao (Lê Quang Trí et al., 2004). Theo
số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng cho thấy thời tiết trong giai đoạn thu
hoạch mía là rất thuận lợi, lượng mưa giảm sau tháng 10 hàng năm, độ ẩm cũng có
xu hướng giảm như lượng mưa, nhiệt độ thì hầu như thay đổi không lớn giữa các

2


tháng trong năm, số giờ nắng thì tăng dần sau tháng 10 hàng năm. Điều này cho
thấy thời điểm thu hoạch mía nguyên liệu ở Cù Lao Dung rơi vào đầu mùa khô, rất
thuận lợi cho cây mía tăng chữ đường, thu hoạch và vận chuyển mía cũng dễ dàng
hơn (Nguyễn Văn Đắc, 2010).
Tiềm năng đất đai và thổ nhưỡng
Hầu hết các nhóm đất tại vùng Cù Lao đều có tầng chứa vật liệu sinh phèn
nằm bên dưới, đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét cao), thoát nước kém,
vẫn còn bồi tụ khi ngập triều nên độ phì khá cao (Lê Quang Trí et al., 2004).

1.1.3 Tình hình sản xuất mía đường tại Sóc Trăng
Cù Lao Dung có diện tích đất tự nhiên là 25.488,44 ha (2002), trong đó đất
nông nghiệp là 13.295,09 ha, chiếm tỷ lệ 52,16% diện tích đất tự nhiên (Nguyễn
Văn Đắc, 2010).
Theo Hứa Thanh Xuân (2008), Sóc Trăng là tỉnh có diện tích trồng mía khá
lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phần lớn diện tích tập trung ở vùng đất ven biển
nhiễm mặn thuộc huyện Cù Lao Dung, Long Phú và đất thấp nhiễm mặn của huyện
Mỹ Tú. Với một nhà máy đường công nghiệp công suất 2.000 tấn mía cây/ngày, do
vậy đã tạo điều kiện khá tốt cho cây mía Sóc Trăng phát huy tiềm năng năng suất và
cải thiện chất lượng trong những năm tiếp theo. Năm 2005, toàn tỉnh có 10.975 ha
mía với năng suất trung bình là 74 tấn/ha, tương đương với sản lượng là 954 .381
tấn. Đến năm 2006, toàn tỉnh đạt được 12.973 ha mía với năng suất trung bình là
82,16 tấn/ha, tương đương với sản lượng là 1.165.008 tấn .
Riêng tại vùng nguyên liệu huyện Cù Lao Dung thì trong giai đoạn từ năm
2005 đến 2008 diện tích mía không ngừng tăng lên từ 6.296 ha năm 2005 đến 7.214
ha năm 2008. Cùng với diện tích thì năng suất mía vùng Cù Lao này nhiều năm liền
dẫn đầu cả nước và luôn duy trì ở mức cao như năm 2005 là 96 tấn/ha đến 2008 là
96.8 tấn/ha. Hiện nay năng suất mía của Cù Lao Dung đã cao hơn năng suất bình
quân của thế giới (Nguyễn Văn Đắc, 2010).
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng mía của huyện Cù Lao Dung giai
đoạn 2005-2008
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2005

6.269
95.99
601.794
2006
7.661
97.25
745.032
2007
7.585
96.77
733.989
2008
7.214
96.76
698.056
(Nguồn: Theo số liệu phòng thống kê huyện Cù Lao Dung năm 2009)

3


1.2 Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên -kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang
1.2.1 Vị trí địa lí
Vị trí: tỉnh Hậu Giang nằm về phía Tây sông Hậu thuộc vùng trung tâm của
Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tọa độ địa lí:
 Từ 9030’35’’ đến 10 019’17’’ vĩ Bắc.
 Từ 105014’03’’ đến 106 017’57’’ kinh Đông.
Địa giới hành chính tiếp giáp 6 tỉnh:
 Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ.
 Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu.

 Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
 Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Hậu Giang được thành lập với diện tích tự nhiên là 1601.1 km 2, chiếm
khoảng 4% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiếm khoảng 0,4% tổng
diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Hậu Giang có dân số 756,625 người (1/4/2009)
với mật độ dân số 505 người/ km 2. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%.
Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6% (Cổng thông tin điện tử Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang).
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1 Địa hình
Tỉnh Hậu Giang có độ cao mặt đất trung bình so với toàn vùng và không thay
đổi nhiều qua các năm. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây. Có thể chia thành ba vùng như sau:
Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19200
ha, phát triển mạnh kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều, diện tích khoảng 16800 ha, phát
triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng, phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía,
khóm,…). Có khả năng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

4


1.2.2.2 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo.
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa có gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Các đặc trưng của khí hậu:
Nhiệt độ trung bình: 27 0C, không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.
Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3 0C).

Mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 đến 97%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800
mm/năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 9 (250,1 mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm. Ẩm độ phân hóa theo mùa tương đối
rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng
11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 3 và tháng 4 (77%). Giá trị độ ẩm trung
bình tronh năm là 82%.
1.2.2.3 Đất đai
Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến
nặng, chia thành hai tầng rõ rệt: tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao, tầng dưới là
sét dẻo với độ sâu vài chục mét. Do đó, khả năng chịu lực rất kém. Xét về hoá tính,
đất Hậu Giang có tỷ lệ mùn cao, nhất là trong các tầng đất than bùn và phèn. Về cơ
bản, đất Hậu Giang có thể chia thành các nhóm chính sau đây:
Đất phù sa chủ yếu nằm trong phạ m vi tác động mạnh của sông Hậu, loại đất
này được khai thác sớm, lại được bồi đắp hằng năm nên đã có biến đổi đáng kể.
Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất, tập trung ở phần trung tâm và phần phía
Tây của tỉnh, có 2 loại là đất phèn hoạt động và đất phèn t iềm tàng. Vào mùa khô,
thường có hiện tượng dậy phèn. Giữ nước ém phèn hoặc chọn những cây trồng ưa
phèn là nhân tố quan trọng để cải tạo đất, bảo vệ cây trồng.
Đất mặn diện tích khoảng 5000 ha, tập trung ở Tây Nam Long Mỹ, Nam Vị
Thanh, thường xuyên bị n hiễm mặn do ảnh hưởng của biển theo hệ thống sông Cái
Lớn đưa vào. Tỉnh phải xây dựng các hệ thống đê và cống đập để điều phối nước.

5


*Đặc tính bất lợi của đất phèn
Đối với đất phèn hoạt động :
Các yếu tố bất lợi chính của đất phèn là pH thấp, n hôm và sắt hoà tan trong

dung dị ch đất cao, ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Nồng độ H 2S cao gây độc cho cây: Tình trạng nhập nước, khử kéo dài, pH
tăng trên 5 và hàm lượng Fe2+ thấp là điều kiện đưa đến hiện tượng ngộ độc H 2S
cho cây trồng do sự khử SO 42- cho ra H2S gia tăng trong điều kiện đất ngập nước và
hàm lượng Fe2+ không đủ để kết tủa thành FeS. H 2S có thể gây độc cho cây ở nồng
độ rất thấp 0,1 ppm và có thể xúc tiến sự ngộ độc Fe.
Đối với đất phèn tiềm tàng:
Độ mặn cao.
Khi đất không ngập cao, đất bị oxi hóa và gây chua.
Đất không có cấu trúc, chịu dựng cơ giới thấp.
Khả năng thấm rút cao.
*Các biện pháp cải tạo đất phèn
Ở đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1.5
triệu hecta, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông
Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Ở Hậu Giang, đất phèn tập trung chủ yếu ở các
huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh,...
Theo Phan Thanh Sĩ (1991) cải tạo đất phèn có những biện pháp:
Biện pháp thủy lợi:
Nhóm đất phèn tiềm tàng: Đặc điểm của loại đất này là có chứa tầng pyrite,
đất và nước không bị chua nhưng trong đất chứa nhiều H 2S, CH4. Vì vậy biện pháp
quan trọng nhất được sử dụng là luôn giữ được nước ngập trên mặt ruộng hoặc ít
nhất giữ được nước ngập trên tầng sinh phèn (FeS 2). Trong điều kiện đó, đất luôn ở
trạng thái khử nên không chua. Nhưng nếu giữ ngập nước lâu ngày thì các ion Fe 2+
và các chất H 2S, CH4 tăng dần đến mức độ cao sẽ gây độc cho cây, nếu chủ động
được lượng nước thì tiêu bỏ ngay lượng nước cũ lấy lượng nước khác.
Nhóm đất phèn hoạt động: Có nhiều đặc tính bất lợi như: pH rất thấp, độc tố
rất cao, biện pháp tốt nhất là tạo mương rãnh rửa phèn để đưa các ion Al 3+, Fe2+,
SO42- thoát ra mương, từ đó thoát ra sông rạch. Hiệu quả của việc rử a phèn này tùy
thuộc vào khoảng cách các mương rãnh và tính thấm của loại đất, độ sâu mương


6


phèn, tùy thuộc vào độ sâu xuất hiện jarosite, ở nơi chủ động được thủy triều đưa
nước vào mương rãnh để khống chế sự tạo thành acid.
Biện pháp canh tác:
Cày ải vào mùa khô là biện pháp làm đất có hiệu quả tốt nhất, cày ải nhằm
mục đích cắt đứt mao dẫn của các chất sinh phèn, cày ải giúp đất thoáng khí, quá
trình oxy hóa xảy ra mãnh liệt, sau đó nhờ nước mưa đầu mùa hòa tan và rửa trôi
độc chất. (Võ Đức Nguyên, 19 82).
Biện pháp hóa học: Vôi có khả năng cải tạo lý tính của đất làm cho đất có
cấu trúc tốt hơn, bón vôi có tác dụng nâng cao pH đất làm giảm độc chất Fe, Al.
Trong đất phèn, khi bón lân vào đất sẽ bị cố định ngay bởi Fe và Al, do đó trước khi
bón lân nên tiến hành bón vôi trước (Võ Đức Nguyên, 1982).
Biện pháp bố trí cây trồng hợp lí:
Đặc điểm của đất phèn là pH thấp (pH từ 3 -4,5 thậm chí có nơi chỉ có 2,5),
độ độc Fe, Al cao, hàm lượng lân, nhất là lân dễ tiêu thiếu nghiêm trọng. Nếu như
lai tạo được giống cây trồng nào đó nói chung nó có khả năng chống chịu phèn cao
sẽ tốt cho việc cải tạo bằng biện pháp hóa học nhưng thường rất tốn kém.
Hiện nay, ngành công nghiệp đang cố gắng tìm kiếm những loại cây trồng có
khả năng thích nghi được trong diều kiện đất phèn như: khóm, mía, khoai mì, bạch
đàn, tràm,... có thể cho năng suất nào đó mà trong điều kiện trước mắt chưa có khả
năng đầu tư, cải tạo.
Trong điều kiện đất quá chua chưa sử dụng được trong nông nghiệp, người ta
đề nghị dùng đất này trồng tràm hoặ c lên liếp trồng khóm, mía,... nước mưa sẽ rửa
phèn làm ngọt dần (Võ Đức Nguyên, 1982).
Ngoài ra, theo Trần Văn Sỏi (1988) muốn trồng mía trên đất phèn cần chú ý
các biện pháp sau:
Xây dựng hệ thống mương thoát nước tốt để chủ động rút thoát nước chua
phèn một cách thõa đáng.

Liên tục tháo chua, rửa phèn đúng kĩ thuật. Kết hợp với bón vôi để tăng pH
trong đất cao hơn 4,5 trước khi trồng mía.
Không bón các loại phân chua, chú ý bón đủ lân và cân đối giữa N, P, K.
Dùng biện pháp tưới nước hoặc xới ải, cắ t đứt mao quản để hạn chế lượng
phèn ở tầng dưới đi lên tầng đất mặt.

7


1.3 Giá trị kinh tế của cây mía
Đường có vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn hằng ngày của con
người, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Cây mía là nguyên liệu
quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường trên thế giới và là nguồn nguyên
liệu duy nhấtcủa nước ta. So sánh với một số cây công nghiệp khác, cây mía là cây
trồng có nhiều ưu điểm.
Xét về mặt công nghiệp:
Ngoài sản phẩm chính là đường, các phụ phẩ m của mía gồm:
 Bã mía: chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Bã mía chứa trung bình
49% nước, 48,5% xơ (chứa 45 -55% xenlulô), 2,5% chất hòa tan (đường). Bã mía
có thể dùng ngay làm nhiên liệu đốt lò hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong
kiến trúc. Cao hơn nữa từ bã mía làm ra furfural là nguyên liệu của nhiều ngành sợi
tổng hợp.
 Mật gỉ: chiếm 3 -5% trọng lượng mía đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình
chứa 10% nước, đường saccaro 35%, đường khử 25%, tro 15%, tỷ trọng 1,4 -1,5.
Từ mật gỉ cho lên men, chưng cất để sản xuất rượu Rhums và cồn công nghiệp; sản
xuất men các loại (1 tấn mật gỉ cho 1 tấn men khô) hoặc các loại axit (axit axetic,
axit citric). Từ 1 tấn mật gỉ có thể sản xuất được 300 lít cồn và 3.800 lít rượu. Mía
là cây năng lượng của thế kỉ 21. Ngoài ra còn có thể tạo ra các sản phẩm khác như
bột ngọt, hóa chất khác.
 Bùn lọc: chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép, là sản phẩm cặn bã còn lại

sau khi chế biến đường. Bùn lọc chứa 0,5% N; 1,6% P 2O5; 0,4% K2O; 3% protein
thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất
nhựa xêrêzin làm sơn, xi đánh giày... Sau khi lấy sáp, bùn làm phân bón có hiệu
quả khá cao.
 Ngoài ra còn tận dụng phụ phẩm để sản xuất dược phẩm, thức ăn gia súc,
v.v... Tính giá trị của các phụ phẩm nói trên còn cao hơn 2-3 lần sản phẩm chính là
đường.
- Xét về mặt sinh học:
 Khả năng tạo ra sinh khối lớn: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (7 lần
> diện tích đất) và khả năng lợi dụng cao ánh sáng mặt trời (tối đa 6 -7 % trong khi
các cây trồng khác chỉ đạt 1-2%), trong vòng 10 - 12 tháng, 1 hecta mía có thể cho
năng suất hàng trăm t ấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ vùi lạ i
trong đất.
 Khả năng tái sinh mạnh: Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm, tức
là một lần trồng thu hoạch được nh iều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được

8


xử lý, chăm sóc, các mầ m gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển. Năng suất mía cây ở
vụ gốc đầu nhiều hơn cả vụ mía tơ. Ruộng mía để được nhiều vụ gốc, giá trị kinh tế
càng cao (giảm được chi phí sản xuất).
 Khả năng thích ứng rộng: Cây mía có thể trồng trê n nhiều vùng sinh thái
khác nhau, chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi
trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.
1.4 Đặc điểm thực vật học của mía
1.4.1 Phân loại
Trong phân loại, cây mía (Saccharum spp), thuộc họ Gramineae, chi
Andropogoneae, loại Saccharum.
Các loài mía : Trong loại Saccharum có trên 30 loài mía, phần lớn ở vùng

nhiệt đới và á nhiệt đới. Các loài mía này phân biệt giữa chúng với nhau bằng các
đặc điểm thực vật, hoa tự , mầm, sự phân bố lông ở lá. ..
Theo Lê Song Dự và Nguyễn Thị Quý Mùi (1997), đặc điểm thực vật học
của mía được mô tả như sau.
1.4.2 Rễ mía
Mía có bộ rễ sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh ở đất và
bệnh rễ, do đó có thể trồng lại cùng một ruộng mà không bị giảm sản lượng nhiều.
Mía trồng bằng rễ hom có 2 loại rễ: rễ hom mọc từ nốt rễ của hom giống và rễ cây
mọc từ nốt rễ của đốt thân ở góc cây con. Rễ hom bé, phân nhánh n hiều, ăn nông.
Rễ cây lớn, phân nhánh ít, ăn sâu. Rễ hom chỉ có tác dụng đối với cây mía trong
thời gian ngắn từ một đến ba tháng sau trồng, vì vậy hay còn gọi là rễ tạm thời hay
rễ sơ sinh.
Rễ cây có thời gian sống dài hơn (gọi là rễ thứ sinh hay rễ chính thức) có hai
nhiệm vụ: hút nước, dinh dưỡng nuôi cây và giữ cho cây khỏi đổ ngã. Rễ cây có ba
loại rễ: rễ mặt phân nhánh nhiều, sức hấp thu lớn; rễ giữ ăn sâu hơn; rễ thường có
thể ăn sâu tới 6 m trong điều kiện thuận lợi. Mười phần trăm bộ rễ nằm ở lớp đất 20
cm và 90% rễ phân bố ở tầng đất 60 cm. Rễ mía rất nhạy cảm với đất quá ẩm, thiếu
không khí và nhiệt độ thấp. Rễ mía phát triển tốt nhất ở nhiệt độ đất là 30 0C, thấp
nhất là từ 6-120C.
1.4.3 Thân mía
Đường được tổng hợp từ lá, vận chuyển tới thân và tích trữ ở các tế bào vách
mỏng trong thân cây mía-sản phẩm thu hoạch cuối cùng của người trồng mía.
Thân mía gồm nhiều đốt và lóng. Ở phần gốc các lóng rất ngắn và bé, xếp
khít nhau, càng lên trên lóng càng dài và ở ngọn lóng ngắn lại. Khi thu hoạch cây
mía có từ 20 -30 lóng, chiều dài mỗi lóng từ 10 -20 cm (tùy điều kiện khí hậu, dinh

9


dưỡng và giống). Chiều cao cây mía đạt từ 1,5 -4 m, trung bình là 2-3 m với đường

kính 2-4 cm, trọng lượng cây biến đổi từ 0,5 -2 kg.
Lóng có hình dạng, màu sắc thay đổi tùy giống, là đặc điểm để phân biệt các
giống với nhau. Hình dạng có thể là hình trụ, hình ống chỉ, hình trống, hình chóp
đuôi cụt hoặc ngược, hình cong,… Màu sắc thay đổi từ vàng, đỏ, xanh đến tím.
Đốt bao gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm.
Mầm (hoặc mắt) nằm trong vòng rễ, ở sát hoặc xa sẹo lá. Hình dạng mầm là
một đặc trưng để phân biệt giống. Mầm có thể hình trứng, trứng ngược, bầu dục,
tròn, tam giác, ngũ giác, mỏ chim, chữ nhật,… Khi quan sát mầm để nhận dạng
giống phải chọn mầm sinh trưởng 10 tháng tuồi mới biểu lộ rõ đặc tính giống.
Thân mía mọc thành bụi (kết quả của sự đẻ nhánh, có từ 15 -20 cây khi còn
non), những thân mía này (có kích thước, tuổi, đường kính khác nhau) có dáng mọc
khác nhau tùy giống, tuổi cây và điều kiện trồng trọt. Hàm lượng đường trong cây
mía cùng một bụi thay đổi khác nhau (những nhánh đẻ muộn nhiều nước, tỷ lệ
đường ít). Hàm lượng đường trong một cây mía thay đổi từ gốc tới ngọn, thường ở
ngọn có hàm lượng thấp hơn.
1.4.4 Lá mía
Lá mía mọc cách nhau, mỗi đốt mang một lá. Lá mía bao gồm phiến lá, bẹ lá
và gối lá. Hình dạng, kích thước và số lượng lá thay đổi tùy theo giống.
Phiến lá là bộ phận có diện tích tiếp xúc tối đa với môi trường, thường có
dạng mũi mác. Lá thường có chiều rộng từ 2 -10 cm, chiều dài từ 60 -150 cm, trong
thời kì sinh trưởng mạnh nhất mỗi cây mía có khoảng 10 lá xanh.
Gối lá là bộ phận nối liền bẹ lá và phiến lá, gồm hai mảnh ghép lại với nhau.
Hình dạng và màu sắc gối lá cũng là những đặc trưng phân biệt các giống khác
nhau.
Bẹ lá ôm chặt thân mía, có màu xanh hoặc xan h đốm đỏ, tím. Mặt ngoài có
sáp bao bọc và tùy giống bẹ lá có lông hay không.
1.4.5 Hoa và hạt mía
Khi mía kết thúc thời kì sinh trưởng, mầm hoa được hình thành ở điểm trên
cùng của thân cây (điểm sinh trưởng) và phát triển thành hoa, được bao bọc bởi lá
cuối cùng của bộ lá (lá cụt). Khi trổ, bung xòe ra nên còn được gọi là cờ mía, gồm

một trục thẳng đứng, phân nhánh nhiều và dày đặc.
Tổ chức sinh sản của hoa: là loại hoa có tổ chức sinh sản ngầm (hypogina).
Hoa lưỡng tính, có 3 nhị đực, một bầu noãn và 2 đầu nhụy cái. Mía sẽ ra hoa trong
điều kiện ngày dài (thời gian chiếu sáng khoảng 12 giờ) và liên tục nhiều ngày (24 50 ngày). Mía trổ hoa sẽ làm giảm lượng đường trong thân. Có thể điều khiển sự ra
hoa của mía bằng ánh sáng nhân tạo, hóa chất, thời vụ trồng, giống mía,...

10


×