TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRƯƠNG VĂN NHO
ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI MUỖI - NHÂN TỐ TRUNG
GIAN TRUYỀN BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TẠI
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA PHÂN LOẠI MUỖI - NHÂN TỐ TRUNG
GIAN TRUYỀN BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TẠI
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Nho
MSSV: 3042823
Lớp: Thý Y K30
TS. Hồ Thị Việt Thu
Cần Thơ, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Điều tra phân loại muỗi nhân tố trung gian truyền bệnh viêm não Nhật
Bản tại quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ; do sinh viên Trương Văn Nho
thực hiện tại Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại
Học Cần Thơ từ 29/12/2008 đến 19/04/2009
Cần thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ môn
Cần thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Hồ Thị Việt Thu
Cần thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến
TS. Hồ Thị Việt Thu đã tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập cũng như thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chị Huỳnh Ngọc Trang, chị Nguyễn Hải Ngân và các bạn học cùng lớp đã hỗ trợ tôi
rất nhiều.
Lãnh đạo trại chăn nuôi ở quận Ninh Kiều đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập mẫu
Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời
gian qua.
Trương Văn Nho
iii
MỤC LỤC
Trang tựa..................................................................................................................... i
Trang duyệt................................................................................................................ ii
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................vii
TÓM TẮT............................................................................................................viii
Chương 1................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
Chương 2................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................2
2.1 GIỚI THIỆU BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN.................................................2
2.2 Đặc Điểm chung ................................................................................................8
2.2.1 Hình Thể Chung .............................................................................................8
2.3 Tính chất nguy hiểm của muỗi trong y học và trong thú y................................ 13
2.4 Những nhóm muỗi truyền Virút viêm não Nhật Bản B ....................................13
Chương 3..............................................................................................................17
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................17
3.1 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................17
3.1.2 Phương tiện dùng trong thí nghiệm ............................................................... 17
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................18
3.2.1 Phương pháp điều tra điều kiện tự nhiên .......................................................18
3.2.2 Phương pháp thu thập muỗi ..........................................................................18
3.2.3 Cách bảo quản mẫu.......................................................................................18
3.2.4 Thống kê và xử lý số liệu..............................................................................18
3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................18
3.2.6 Phương pháp định danh phân loại .................................................................19
Chương 4..............................................................................................................20
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................20
4.1 Điều kiện tự nhiên và khí tượng của quận Ninh Kiều.......................................20
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của quận Ninh Kiều ........................................................20
4.1.2 Điều kiện khí tượng và thủy văn của thành phố Cần Thơ .............................. 20
4.2 Kết quả thu thập muỗi và phân loại muỗi.........................................................20
4.2.1 Kết quả thu thập muỗi và phân loại muỗi theo địa phương có trại heo và
không có trại heo ...................................................................................................20
4.2.2 Kết quả thu thập muỗi và phân loại muỗi theo địa phương có trồng lúa và
không trồng có lúa.................................................................................................22
iv
Chương 5..............................................................................................................24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................24
Kết luận.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................25
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG PHÂN LOẠI MUỖI .......................27
PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ .....................................................................................35
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số loài Culex phổ biến ở Đông Nam Á………………………………8
Bảng 4.1 Mật độ muỗi theo phường có trại nuôi heo và không có trại nuôi heo…..21
Bảng 4.2 Thành phần giống muỗi theo phường có trại nuôi heo và không có trại
nuôi heo…………………………………………………………………………….22
Bảng 4.3 Tỉ lệ đực cái của giống culex thu thập…………………………………...22
Bảng 4.4 Thành phần loài muỗi của giống Culex thu thập………………………...23
Bảng 4.5 Số lượng muỗi theo phường có trồng lúa và không trồng lúa…………...23
Bảng 4.6 Thành phần giống muỗi theo phường có trồng lúa và phường không trồng
lúa…………………………………………………………………………………..24
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo muỗi (hướng lưng-bụng)………………………………………….9
Hình 2.2 Cấu tạo muỗi (hướng bên hông)…………………………………..……..10
Hình 2.3 Cấu tạo đầu muỗi………………………………………………………...10
Hình 2.4 Ngực muỗi…………………………………………………………….….11
Hình 2.5 Hình thái và các giai đoạn phát triển của muỗi……………………….…12
Hình 3.1 Cấu tạo đèn bắt muỗi……………………………………………………..18
Hình 3.2 Ống nghiệm chứa muỗi sau phân loại……………………………………19
vii
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu phân loại muỗi gây bệnh viêm não Nhật Bản ở quận Ninh Kiềuthành phố Cần Thơ, muỗi được bắt tại 9 phường của quận Ninh Kiều (An Bình, An
Khánh, Xuân Khánh, Hưng Lợi, Thới Bình, An Phú, An Hòa, Tân An, An Hội).
Trong phường có trại nuôi heo (An Bình, An Khánh, Xuân Khánh, Hưng Lợi, Thới
Bình, An Phú, An Hòa) muỗi được bắt trong chuồng heo và trong nhà. Ở các
phường không có trại nuôi heo (Tân An, An Hội ) vị trí được chọn đặt muỗi chỉ
trong nhà. Đèn bắt muỗi được đặt từ 19h-7h sáng hôm sau. Mỗi địa điểm bắt muỗi
được lập lại 2 lần cách nhau 1 tuần. Qua kết quả phân loại dựa vào khóa phân loại
muỗi có hình ảnh mô tả của tác giả (Reuben et al., 1994). Có tấc cả 6 giống muỗi
phân loại được, trong đó muỗi Culex. sp chiếm tỉ lệ cao nhất 88,70%. Phường có
nuôi heo Culex 88,63 %, phường không nuôi heo giống Culex có tỉ lệ 96,15 %. Ở
quận Ninh Kiều xuất hiện 6 loài muỗi thuộc giống Culex. Loài Cx.
tritaeniorhynchus chiếm tỉ lệ cao nhất 41,44 %, thấp hơn là Cx. gelidus 38.61 %,
Cx. quinquefasciatus 16,24%, Cx. pseudovishnui 3,45 %, Cx. vishnui 0.21 %, thấp
nhất là Cx .fuscocephala 0.05 %. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian
thực hiện đề tài từ tháng 2 đến tháng 3 có thể Cx. Tritaeniorhynchus và Cx. gelidus
là vectơ chính gây bệnh viêm não Nhật Bản tại quận Ninh Kiều Thành phố Cần
Thơ.
viii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Muỗi là côn trùng quan trọng trong thú y. Ngoài việc chích hút gây khó chịu, ảnh
hưởng đến sức khỏe, muỗi còn là nhân tố trung gian truyền nhiều bệnh vô cùng
nguy hiểm như bệnh sốt rét, giun tim và các bệnh do Arbovirus gây ra (Trần Xuân
Mai, 1994). Trong các bệnh nói trên, bệnh viêm não Nhật Bản giữ vai trò quan
trọng trong việc gây bệnh ở người, gia súc và các động vật khác. Đối tượng muỗi
truyền bệnh có thể là động vật hữu nhũ, loài chim, lưỡng thê và bò sát (Rodhain at
Rerez, 1985). Bệnh viêm não Nhật Bản cũng là một trong những nguyên nhân gây
viêm não phổ biến nhất Châu Á. Ước lượng mỗi năm có khoảng 35.000 ca bệnh xảy
ra trên người (Igarashi, 1992) và tỉ lệ tử vong có thể lên đến 30% và khoảng 50%
bệnh nhân sống sót bị di chứng thần kinh (Akira, 1988).
Cần thơ là một trong những địa phương được ghi nhận có bệnh viêm não Nhật Bản
trên người và heo (Hồ Thị Việt Thu, 2007). Do đó việc điều tra phân loại muỗi rất
có ý nghĩa quan trọng để làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng bệnh có
hiệu nhất, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho con người cũng như gia súc trên địa bàn
quận Ninh Kiều nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung. Do tính chất quan trọng
nói trên chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra phân loại muỗi - nhân tố trung gian
truyền bệnh viêm não Nhật Bản tại Thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài
- Xác định các loài muỗi truyền viêm não Nhật Bản phân bố tại quận Ninh
Kiều Thành phố Cần Thơ.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện chăn nuôi và mùa vụ trồng lúa đến mật độ
muỗi gây viêm não Nhật Bản.
1
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
2.1.1 Bệnh viêm não nhật bản
Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra do virút
thuộc nhóm Arbovirus. Bệnh có thể xảy ra rải rác hay phát triển thành dịch trên
người và gia súc. Vectơ truyền bệnh là muỗi. Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương
tại hệ thần kinh trung ương (HTKTW) mà bệnh sẽ gây ra viêm não, viêm màng não,
viêm sừng trước tủy sống hoặc kết hợp viêm não màng não và viêm não màng não
tủy sống.
2.1.2 Lịch sử bệnh
Viêm não Nhật Bản được nói đến ở Nhật từ năm 1871 nhưng đến 1924 mới biết rõ
về lâm sàng khi có một vụ dịch lớn với hơn 6.000 trường hợp mắc phải, và mãi tới
năm 1935 mới được phân lập từ người bệnh ở Tokyo (Nhật Bản). Các trận dịch lớn
có tính chất lan rộng ở châu Á và các đảo ven Thái Bình Dương, người ta đã tìm
thấy kháng thể tăng trong máu bệnh của người và động vật. Từ đó nghiên cứu về
viêm não Nhật Bản được đẩy mạnh, từ nghiên cứu mô tả đến nghiên cứu về sinh
học phân tử, dịch tễ học, chẩn đoán cũng như điều trị, phòng bệnh ở nhiều nơi như
Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Đài Loan và Triều Tiên.
Năm 1934, virút được phân lập từ não của bệnh nhân chết do bệnh viêm não, được
đặt tên là chủng Nakayama (Mitamura và ctv, 1936).
Năm 1936, bệnh xảy ra ở Nhật Bản với hơn 1180 con ngựa đã bị chết với triệu
chứng viêm não cấp, người cũng bị bệnh, virút viêm não Nhật Bản được phân lập từ
bệnh phẩm người tử vong đã chứng minh có kháng thể trung hòa trong những
trường hợp nặng (Lê Thị Thu, 2004).
2.1.3 Những nghiên cứu trong và ngoài nước
Những nghiên cứu ngoài nước
Kaneko (1925) mô tả vụ dịch năm 1920 lan tràn nhiều vùng ở Nhật Bản, gọi là viêm
não B.
Năm 1940-1041, Sublatze và Petriseva lần lượt phân lập được virút ở Liên Xô cũ và
xác định vật chủ trung gian truyền bệnh là giống muỗi Culex và Aedes (Dư Vũ
Khánh, 2005).
Năm 1952-1957 Buescher và Scherer đã nghiên cứu, chứng minh vai trò truyền
bệnh của muỗi Cx. triaeniorhynchus (Buescher and Scherer, 1959).
Năm 1973, Self và cộng sự đã xác định vòng lây truyền của virút viêm não Nhật
Bản trong tự nhiên với vectơ chính là muỗi Cx. tritaeniorhynchus.
2
Năm 1976, Joo cùng cộng sự nghiên cứu sự phát triển của bệnh VNNB trên những
heo bị nhiễm qua nhau thai và những hậu quả bệnh lý của nó (Nguyễn Đa Phúc,
2001).
Ở Ấn Độ, một nghiên cứu xét nghiệm bằng phản ứng trung hòa và phản ứng HI để
kiểm tra máu các loài chim hoang và một số động vật hoang tại huyện Bankura, Tây
Bengal, kết quả đã tìm thấy kháng thể kháng virút VNNB trên một số loài chim
hoang và chuột (Kaul, 1976).
Năm 1978, Rosen và cộng tác viên nghiên cứu sự lưu truyền của virút VNNB trên
muỗi vượt đông.
Năm 1987, Bruce và cộng tác viên nghiên cứu về phương pháp thử huyết thanh heo.
Cùng năm này, Mc Ada và cộng sự mô tả hình dạng và cấu tạo của virút VNNB;
Kadarnath nghiên cứu về đặc tính nuôi cấy của virút VNNB (Nguyễn Đa Phúc,
2001).
Những nghiên cứu trong nước
Nước ta nằm trong vùng dịch tễ của bệnh, bệnh thường xảy ra quanh năm do đó
việc nghiên cứu về bệnh rất cần thiết.
Virút VNNB lần đầu tiên phân lập được trên một người lính châu Phi năm 1952,
đến năm 1953 có 98 người lính châu Âu và châu Phi trong quân đội viễn chinh
Pháp ở Việt Nam đã được báo cáo bị nhiễm bệnh (Nguyễn Đa Phúc, 2001).
Năm 1956, Caubet và Netter, viện Pasteur Nha Trang qua xét nghiệm huyết thanh
học đã kết luận có 20% người dân miền Nam có tiếp xúc với virút VNNB.
Năm 1970, trong lần điều tra dịch tễ học trên heo, người ta phát hiện heo mang
kháng thể dương tính là 64,23% ở một số vùng miền Bắc. Các gia súc khác như gà,
vịt, ngan, ngỗng, chó, trâu, bò…cũng mang kháng thể từ 42,85% đến 56,52% (Võ
Bé Hiền, 1998).
Từ năm 1965-1975 phát hiện nhiều chủng virút mới nâng cao tổng số chủng virút
phân lập lên 18 chủng, trong đó có một chủng được phân lập từ não heo và một
chủng từ muỗi Cx. tritaeniorhynchus bắt từ khu dân cư quanh các trại chăn nuôi
heo.
Năm 1993 Lê Hồng Phong bắt đầu nghiên cứu bệnh VNNB trên heo và ảnh hưởng
của virút trong hội chứng rối loạn sinh sản ở heo.
Ở miền Nam hội chứng viêm não cấp trên người được chi nhận trên nhiều tỉnh
thành dưới dạng lẻ tẻ trong năm, cao điểm ở tháng 2 và tháng 7 (Đỗ Quang Hà và
ctv, 1994).
Năm 1994, Nguyễn Việt Thanh điều tra tổng số mẫu huyết thanh heo ở các khu vực
đồng bằng Nam Bộ có 285 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 70,37%.
Năm 2000, Lê Thị Thu xét nghiệm 186 mẫu huyết thanh heo ở các trại tập trung
Vĩnh Long và Bến Tre. Kết quả có 298 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 66,13%.
3
Năm 2000, Nguyễn Hồ Thiện Trung khảo sát tỉ lệ nhiễm virút VNNB và bước đầu
tìm hiểu mối liên quan với hội chứng rối loạn sinh sản trên heo ở tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả xét nghiệm có 53,32% mẫu huyết thanh dương tính.
Năm 2001, Nguyễn Đa Phúc xét nghiệm có 263 mẫu huyết thanh heo ở thị xã Vĩnh
Long. Kết quả có 198 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 75,29%.
Năm 2002, Phan Thị Ngà và ctv tiến hành kiểm tra kháng thể kháng virút VNNB
trên quần thể heo tại Hà Tây và Tây Nguyên bằng phương pháp HI và MACELISA, tìm hiểu mối liên quan giữa HI và Mac-ELISA với kết quả MAC-ELISA
với số ca bệnh VNNB.
Năm 2004, Lê Thị Thu tiến hành xét nghiệm 435 mẫu huyết thanh heo trên địa bàn
Thành phố Cần Thơ. Kết quả có 316 mẫu dương tính chiếm tỉ lệ 72,64%.
2.1.4 Tác nhân gây bệnh
Virút viêm não Nhật Bản B là một Flavivirus, hình cầu, đường kính 15-40nm, cấu
trúc di truyền là một chuỗi ADN đơn với 20 mặt. Virút chịu đựng kém với nhiệt độ
cao, ở 600C virút chết sau 10 phút, ở 700C chết sau 5 phút. Trái lại ở nhiệt độ lạnh (700) thì giữ nguyên độc lực. Cồn, ête, acetone làm mất hoạt lực sau 3 ngày. Lysol
tiêu diệt virút sau 5 phút, phenol 1% sau 10 phút, formol 0,5% sau 48 giờ. Virút có
thể nuôi cấy trong các tổ chức tế bào phôi gà, thận hoặc tế bào có nguồn gốc từ
muỗi như tế bào C6/36 từ tế bào ấu trùng của Aedes albopictvs và dòng tế bào từ
phôi của Aedes aegypti. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào bạch cầu nhiều
loài động vật có vú cũng là môi trường tốt cho sự phát triển của virút (Kadarnath và
ctv, 1978).
2.1.5 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Trên heo
Hiện nay chưa thể xác định được thời gian nung bệnh. Không có triệu chứng đặc
trưng. Triệu chứng chung là có biểu hiện thần kinh, nhiệt độ cơ thể tăng, biếng ăn,
run và co giật (Kyoguko và ctv, 1968).
Heo trưởng thành không có triệu chứng bệnh. Ở heo nái mang thai tuy không có
triệu chứng bệnh nhưng các ảnh hưởng bệnh lý của bệnh được ghi nhận qua các lứa
đẻ bất thường. Trong lứa có nhiều thai khô, thai chết, heo con yếu ớt với triệu
chứng thần kinh như run, co giật và chết. Thai khô có kích thước khác nhau, thai
chết có biểu hiện phù thủng, heo con yếu ớt, run, ứ nước dưới da, não (Shimizu và
ctv, 1954). Một số trường hợp virút không qua được nhau thai và người ta cho rằng
để gây bệnh thành công cho phôi còn tùy thuộc giai đoạn của thai kì, khi heo nái
nhiễm bệnh vào 1/3 giữa của thai kì (giai đoạn thai được 40-60 ngày tuổi) tác hại
thấy rõ nhất (Shimizu và ctv, 1954).
4
Ở heo nọc nhiều nghiên cứu đã phân lập được virút từ heo nọc bị viêm dịch hoàn,
điều đó đã chứng minh sự xâm nhập của virút vào cơ quan sinh dục gây rối loạn quá
trình sinh tinh (Ogasa và ctv, 1977).
Trên người
Trong những vụ dịch các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh sẽ phát hiện dần
sau những triệu chứng đầu tiên hoặc bệnh bột phát với nhức đầu ghê gớm và sốt cao
ngay khi triệu chứng chưa đầy đủ. Lyncolin và Syverton (1956) xem các triệu
chứng: cứng gáy, nhức đầu, sốt, thay đổi cảm giác có thể là bốn triệu chứng đầy đủ
để chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản trong một vụ dịch. (Lyncolin và Syverton,
1956)
Bệnh tích
Bệnh tích đại thể đáng chú ý là thai chết hoặc heo con sinh ra yếu ớt do viêm não
tích dịch, phù thủng ở da, tích nước xoang ngực xoang bụng, xuất huyết ở tương
mạc, hạch lâm ba sung huyết, hoại tử điểm ở gan, lách, sung huyết ở màng não và
tủy sống (Yamada và ctv, 2004).
Ở heo nọc dịch hoàn viêm. Hiện tượng xuất huyết cũng được ghi nhận ở mô kẻ của
dịch hoàn. Biểu mô ống sinh tinh bị thoái hóa (Hashimura và ctv, 1976).
2.1.6 Dịch tễ học bệnh viêm não Nhật Bản
Nguồn lây
Chim là vật chủ quan trọng chứa virút VNNB. Người ta phân lập được virút VNNB
từ nội tạng của chim hoang dã, chim mang virút huyết kéo dài nhưng không biểu
hiện bệnh, và là nguồn lây nhiễm cho các loài muỗi trong thiên nhiên.
Virút qua nhau nhiễm vào thai gây chết thai, sẩy thai ở heo nái…Tuy nhiên chỉ có
heo là nguồn nhiễm virút huyết quan trọng truyền cho muỗi vì heo đẻ nhiều lứa, tạo
ra số lượng một quần thể heo cảm nhiễm mới, luân chuyển đàn thường xuyên (6-8
tháng), số heo nhiễm virút trong tự nhiên cao hơn tất cả các gia súc khác, nhiễm
virút máu ở heo thường cao nên dễ truyền virút qua muỗi.
Phân bố theo tuổi và giới tính
Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từ 2-7
tuổi. Bệnh không liên quan tới giới tính tuy nhiên trong thực tế số bệnh nam nhiều
hơn nữ.
Hiện nay người ta đã phát hiện được virút VNNB ở 30 loài muỗi khác nhau thuộc
họ Culex, Anopheles, Aedes, Manosia và Amergeres, trong đó Cx. tritaeniorhynchus
và Cx. vishnui có khả năng truyền bệnh cao. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định muỗi
Cx. tritaeniorhynchus là trung gian chính lan truyền virút VNNB tại Việt Nam (Võ
Công Khanh, 2005).
Phân bố địa lý
Dịch tễ bệnh viêm não Nhật Bản B được Komo và cộng sự mô tả chi tiết năm 1966.
Bệnh viêm não Nhật Bản có phân bố địa lý tại các khu vực Đông và Nam châu Á.
5
Dịch tễ học từng vùng có thể khác nhau ở từng khu vực Đông và Nam châu Á, hoạt
động của vectơ truyền bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện cụ thể từng vùng. Bệnh
viêm não Nhật Bản trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng ở khu
vực Đông Nam châu Á trong suốt 2 thập kỉ, bao gồm ở những khu vực mới như Ấn
Độ và Nepal (Umenai et al. 1985)
Tại Việt Nam bệnh lưu hành ở nhiều nơi, đặc biệt nghiêm trọng ở vùng đồng bằng
châu thổ Sông Hồng, trung du Bắc Bộ và một số tỉnh miền trung.
Ngày nay tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, bệnh viêm não Nhật Bản đã
giảm hẳn và hầu như không còn, hình ảnh dịch tễ và sự phân bố địa lý của viêm não
Nhật Bản đã thay đổi ở châu Á. Những trường hợp lâm sàng của viêm não đã giảm
mạnh là kết quả của chương trình tiêm chủng quốc gia phòng chống viêm não tác
động đến. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh viêm não Nhật Bản vẫn đang tăng ở các quốc gia
khác như Bangladesh, Ấn Độ, Srilanka, Nga và Việt Nam do vaccine phòng bệnh
chưa được sử dụng rộng rãi. Có nhiều giống muỗi có nhiễm virút viêm não Nhật
Bản, phần lớn là từ giống Culex, là vectơ chính gây bệnh VNNB ở Ấn Độ và Nepal
(Pan, 1979)
Có 42 loài muỗi thuộc giống Culex ở khu vực Đông Nam Á (Sirivanakarn, 1976).
Trong đó có 16 loài phổ biến và quan trọng trong chu trình tự nhiên bệnh VNNB
(Carey et al. 1968, Sirivanakarn 1976, Amersinghe et al.1988)
6
Bảng 2.1 Một số loài Culex phổ biến ở Đông Nam Á (Reuben et al, 1994)
Phân bố theo mùa
Khí hậu với những yếu tố nhiệt độ và mưa cũng ảnh hưởng đến tình hình bệnh. Vào
mùa mưa, ruộng lúa đầy nước tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển mạnh
trong thiên nhiên, trùng hợp với thời điểm bệnh xảy ra nhiều.
Vào mùa hè thời tiết nóng, virút thường phát triển tốt trong cơ thể muỗi. Nếu gặp
điều kiện lạnh sự phát triển của virút dừng lại.
Tại miền Bắc bệnh giảm nhiều vào những tháng lạnh, tăng vào những tháng hè và
đỉnh cao vào tháng 5, 6, 7. Tại miền Nam thời tiết nóng bệnh rải rác quanh năm.
Nhiều nghiên cứu về tính chất dịch tễ và sinh thái học của bệnh cũng được Schere
và Buescher thực hiện công phu trong sáu năm 1952-1957, tại vùng đồng bằng
Kanto, nơi có nhiều chim hoang sinh sống, được bao bọc ba phía bởi ruộng lúa và
sen, được xem là nơi chủ yếu cho muỗi Cx. tritaeniorhynchus sinh sản, đồng thời
cũng là vùng có nhiều trại heo tập trung. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mối
tương quan dịch tễ, và đi đến những kết luận cơ bản về sinh thái và dịch tễ của bệnh
viêm não Nhật Bản. Tác giả đã chứng minh vai trò truyền bệnh của muỗi Cx.
tritaeniorhynchus, chim hoang và heo là những kí chủ khuyếch đại virút, bệnh ở
người xảy ra mỗi năm vào cuối mùa hè (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.1.7 Nhân tố trung gian truyền bệnh
Việc lan truyền do muỗi trước đây là một trong những giả thuyết nhưng phải mất
nhiều năm sau người ta mới chứng minh được vai trò của muỗi. Hiện nay vai trò
truyền bệnh của muỗi đối với bệnh đã được xác định một cách chắc chắn và là nhân
tố truyền bệnh chính, có thể nói là vectơ duy nhất trong việc truyền bệnh cho người
và động vật (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Mặc dù có nhiều giống muỗi có nhiễm virút viêm não Nhật Bản, phần lớn là từ giống
Culex, chúng là vectơ chính gây bệnh viêm não Nhật Bản ở Ấn Độ và Nepal (Pan, 1979),
7
trong đó Cx. quinquefasciatus là nguồn chính chứa virút viêm não Nhật Bản trong tự
nhiên. Heo và chim là vật chủ chính của virút VNNB (Pan, 1979).
2.1.8 Chu trình truyền bệnh trong tự nhiên
Virút VNNB được bảo tồn trong tự nhiên do truyền bệnh học từ động vật có xương
sống này sang động vật có xương sống khác qua trung gian chính là muỗi. Đầu tiên
muỗi cái Culex hút máu của heo, nó sẽ hút theo các virút. Sau 14 ngày, muỗi Culex
đã có khả năng truyền virút viêm não, virút gây bệnh phát triển trong cơ thể heo
hoặc các loại chim hoang dại (Nguyễn Quốc Tuấn, 2002). Chim là vật chủ cơ bản
của chu trình chim - muỗi trong việc duy trì virút VNNB trong tự nhiên, nhưng
chưa có nghiên cứu rõ về vai trò quan trọng của chim trong việc truyền virút VNNB
từ muỗi đến người.
Heo là vật chủ quan trọng nhất có khả năng làm lan rộng virút VNNB, chu trình heo
muỗi tồn tại quanh năm. Người sống gần chu trình tự nhiên này, có thể mắc bệnh
khi bị muỗi đốt. Người được coi là vật chủ tử vong cuối cùng đối với virút VNNB
vì virút trong máu người tồn tại trong thời gian ngắn với nồng độ thấp nên không
thể lan truyền từ người sang người qua muỗi đốt.
2.2 Đặc Điểm chung
2.2.1 Hình Thể Chung
Cấu tạo ngoài
Con trưởng thành kích thước 5-20mm, cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt là đầu, ngực và
bụng.
Hình 2.1 Cấu tạo muỗi (hướng lưng-bụng)
(Stojanovich et al, 1966)
8
Hình 2.2 Cấu tạo muỗi (hướng bên hông)
(Reuben et al, 1994)
- Đầu
Hình cầu, mang hai mắt kép, vòi, pan, và ăng ten.
Hình 2.3 Cấu tạo đầu muỗi
(Reuben et al, 1994)
Vòi của muỗi nhô ra phía trước đầu và thường bằng nửa chiều ngang thân. Vòi của
muỗi cái có cấu tạo hoàn chỉnh giúp cho việc hút máu. Cấu tạo của vòi gồm nhiều
bộ phận: 2 hàm dưới, 2 hàm trên, hạ hầu chứa nước bọt, môi trên thường nhọn, vát
ở đầu, có hình lòng máng khi đóng lại tạo nên ống thức ăn. Khi không hút máu
những bộ phận này được bọc trong một bao mềm gọi là môi dưới. Vòi của muỗi
đực do không hút máu nên có cấu tạo đơn giản.
9
Hai bên của vòi là pan làm chức năng xúc giác nên còn gọi là xúc biện. Pan khác
nhau tùy giống và loài muỗi nên được dùng để định loại.
Hai bên ngoài của pan là ăng ten. Ăng ten của con đực và con cái khác hẳn nhau.
Lông của ăng ten muỗi đực dài và rậm, lông của ăng ten muỗi cái ngắn và thưa.
- Ngực
Gồm 3 đốt dính liền nhau và được chia làm 3 phần: ngực trước, ngực giữa và ngực
sau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân, đốt ngực giữa rất phát triển và mang đôi
cánh. Khi muỗi đậu thì hai cánh cụp lại và khi bay mới xòe ra. Trên cánh có nhiều
đường sống, trên những đường sống có vẩy. Viền phần trước của cánh là đường
sống costa. Những đường sống trên cánh muỗi và hình thể vẩy có giá trị trong định
loại danh phân loại muỗi.
Hình 2.4 Ngực muỗi
(Stojanovich,
1960)
sdgsdfgsmuuuumuooixmu
- Bụng
ỗi
Gồm 9-10 đốt. Đốt thứ nhất bị che lấp một phần. Cũng như các phần của ngực, các
đốt bụng có một phần lưng và một phần bụng. Những đốt bụng cuối tạo thành bộ
phận sinh dục.
Cấu tạo trong
Bộ máy tiêu hóa gồm họng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn. Từ dạ
dày đến ruột, nơi ranh giới có ống bài tiết đổ vào ruột. Hai tuyến nước bọt nằm ở
phía dưới của ngực. Với Culicinae mỗi tuyến có hai nhánh, Anophelinae mỗi tuyến
có ba nhánh.
10
Bộ máy sinh dục cái gồm hai buồng trứng hợp thành ống chung đổ ra lỗ sinh dục, có túi
chứa tinh đổ vào lỗ sinh dục. Buồng trứng có rất nhiều dây trứng. Mỗi trứng sau khi đẻ để
lại một sẹo phình trên dây trứng.
2.2.2 Chu trình phát triển và sinh thái học
Chu kì phát triển
Chu kỳ của muỗi trải qua 4 giai đoạn: trứng, nhộng, ấu trùng và con trưởng thành.
Muỗi cái đẻ mỗi lần khoảng 100-400 trứng, sau 2-3 ngày trong điều kiện thích hợp
trứng nở thành ấu trùng. Ở điều kiện thuận lợi, 2-12 ngày, ấu trùng nở thành thanh
trùng. Thời gian từ thanh trùng trở thành muỗi trưởng thành rất nhanh, khoảng 1
ngày.
Hình 2.5 Hình thái và các giai đoạn phát triển của muỗi
(Stojanovich et al, 1962)
11
- Trứng
Trứng muỗi hình thuẫn, thường được đẻ trên mặt nước. Kích thước và hình dáng
trứng thay đổi theo loài. Trứng được đẻ riêng lẻ (Toxorynchites, Aedes,
Anopheles…) hoặc thành đám nổi (Uranotalnia, Culisseta,…) hoặc gắn trên một cái
nền (Mansonia). Đối với muỗi Culex thì trứng kết thành bè. Số lượng trứng cho một
lần đẻ khoảng 100-400 trứng, trứng nở sau 2-3 ngày trong điều kiện thích hợp, nếu
không thích hợp trứng sẽ nở sau 40 ngày (Dư Vũ Khánh, 2005). Trứng tổng cộng
của một con cái từ 800-2500 trứng trong cả đời (Nguyễn Vĩnh Niên và ctv, 1999).
- Ấu trùng (bọ gậy)
Hình thể bọ gậy giống nhau nhưng khác nhau về kích thước.
Bọ gậy chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. Toàn thân bên ngoài được bao
phủ bởi một phần kitin không thấm nước, trên thân có nhiều lông và gai có chức
năng cảm giác, vận động, giữ tư thế cân bằng và giữ cho bọ gậy bám. Đầu bọ gậy
hình cầu, hơi dẹt, trên đầu có những lông tơ khác nhau tùy theo từng loài. Ngực của
bọ gậy gồm 3 đốt nhưng không phân chia rõ. Bụng có 9 đốt, những đốt gần ngực thì
lớn, những đốt xa ngực càng nhỏ. Đốt thứ 8 và thứ 9 tạo thành một phức hợp đốt,
phía trên có lỗ thở (muỗi Anophelinae) hoặc có ống thở (muỗi Culicinae). Trên
những đốt của bụng có thể có những tấm kitin có giá trị cho định loại.
Bọ gậy có 4 giai đoạn liên tiếp nhau qua các lần lột xác. Ổ của ấu trùng là những
nơi có nước, nước chảy hay nước tù.
Thời gian phát triển của bọ gậy tùy thuộc vào nguồn thức ăn, nhiệt độ của nước và
loài muỗi. Giai đoạn bọ gậy thường kéo dài từ 8-12 ngày trong điều kiện thuận lợi
(Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Thức ăn của bọ gậy là những vi sinh vật nổi (vi trùng, vi tảo, đơn bào…) hoặc là ấu
trùng của những loài nhỏ đối với ấu trùng có kích thước lớn (Toxohynchites, Culex
giống phụ Lutzia, Aedes giống phụ Musidus).
- Nhộng (quăng)
Quăng có hình dạng giống như một dấu hỏi. Ở phía đầu có hai ống thở với hình thể
khác nhau tùy theo giống muỗi. Bụng gồm 9 đốt, trên một số đốt có lông. Hình thể
quăng phức tạp nên ít được dùng để định loại.
Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 1-5 ngày, sống dưới nước, không ăn và di động,
thở khí trời nhờ hai ống thở.
- Muỗi trưởng thành
Cuối giai đoạn nhộng, muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng. Con trưởng
thành lúc này thường rất yếu ớt nên tỉ lệ chết thường cao.
Sinh thái học
Muỗi sống phổ biến ở khắp mọi nơi, nhưng có nhiều nhất ở những vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Muỗi có thể có quanh năm, nhưng có những mùa phát triển nhiều.
12
Những vùng, những mùa có khí hậu nóng, ẩm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi
và phát sinh bệnh.
2.3 Tính chất nguy hiểm của muỗi trong y học và trong thú y
Tác hại của muỗi
Muỗi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và gia súc thông qua các cơ chế sau:
Hút máu
Gây ngứa ngáy và phiền toái
Gây nhiễm trùng kế phát nhiều bệnh ngoài da
Mang và truyền nhiều bệnh truyền nhiêm và ký sinh trùng nguy hiểm
2.4 Những nhóm muỗi truyền Virút viêm não Nhật Bản B
Cho đến nay, người ta đã phân lập được virút viêm não Nhật Bản từ 30 loài muỗi
thuộc 5 giống: Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Armigeres. Thành phần loài
muỗi truyền bệnh có thể khác nhau theo từng vùng địa lý do khác biệt về điều kiện
sinh thái. Trong đó, giống muỗi Culex đóng vai trò truyền bệnh quan trọng nhất
(Centre for Health Protection, 2004).
- Giống muỗi Culex
Trong số muỗi thuộc giống Culex thì các loài thuộc nhóm phụ Cx. vishnui (Cx.
tritaeniorhynchus, Cx. pseudovishnui, Cx. vishnui) là vectơ truyền bệnh chính
(Samuel, 2000), quan trọng nhất là Cx. tritaeniorhynchus (Innis, 1995; WHO, 1995;
Self và ctv, 1973). Ngoài ra còn có các loài khác như Cx. gelidus, Cx. fucocephala,
Cx. quinquefasciatus và Cx. bitaeniorhynchus (WHO, 1995)
Muỗi Culex có gần 800 loài trên thế giới. Trứng được đẻ thành bè. Ổ ấu trùng có thể
là đầm nước, đất ngập nước, ruộng nước, bờ sông, hiếm ở gốc cây hay nách lá
(Trần Xuân Mai, 1994).
Muỗi Culex là vật chủ trung gian đắc lực và chính yếu trong việc truyền bệnh viêm
não Nhật Bản B. Tùy loại muỗi mà chúng gây bệnh ở những vùng khác nhau: Cx.
tritaeniorhynchus truyền bệnh chủ yếu ở Châu Á, Cx. gelidus truyền bệnh chủ yếu ở
Malaysia và Singapore, Cx. pseudovishnui và Cx. gelidus chủ yếu ở Ấn Độ, Cx.
pipiens chủ yếu ở phía đông Liên Xô cũ (Dư Vũ Khánh, 2005).
Culex tritaeniorhynchus
Cx. tritaeniorhynchus là vectơ truyền bệnh chính ở nhiều nước Châu Á như Trung
Quốc, Indonesia, Singapore, Ấn độ…(Centre for Health protection, 2004) và Việt
Nam (Phan Thị Ngà và ctv, 2004).
Loài muỗi này phát triển quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào những tháng nóng
(Nguyễn Thị Minh Tâm và ctv, 1997). Chúng sinh sản chủ yếu ở các ruộng lúa,
mương, ao lục bình. Muỗi cái ưa thích máu súc vật hơn người, chủ yếu hút máu
trâu, bò và heo nhưng thỉnh thoảng có thể hút máu chim và người. Muỗi tìm mồi
ban đêm và bên ngoài nhà. Tuy nhiên, ở những mùa có mật độ muỗi cao loài muỗi
này cũng được tìm thấy ở trong nhà, điều này giải thích về sự lây truyền cho người.
13
Virút VNNB sinh sản nhanh chóng trong cơ thể của Cx. tritaeniorhynchus, sự lan
truyền virút tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Sự lan truyền virút trên muỗi cao
nhất (100%) sau 14 ngày ở 280C trong khi đó không có sự lan truyền virút ở nhiệt
độ 200C kéo dài trong 20 ngày (Takashi, 1976).
Culex pseudovishnui
Cx. pseudovishnui là vectơ truyền bệnh quan trọng ở Ấn Độ (Samuel, 2000) và là
loài muỗi phổ biến nhất ở miền nam Việt Nam (Đỗ Quang Hà và ctv, 1994; Hồ Thị
Việt Thu và ctv, 2006) sinh sản chủ yếu ở vùng đất ngập nước. Muỗi cái thích hút
máu chim và heo, ít hút máu chó, ngựa và người.
Culex vishnui
Cx. vishnui sinh sản chủ yếu ở vùng đất có nước. Muỗi trưởng thành thích hút máu
động vật và thường gặp ở chuồng heo. Loài muỗi này là vectơ truyền bệnh ở Đài
Loan, Ấn Độ… (Centre for Health Protection, 2004; Samel, 2000) và Việt Nam
(Phan Thị Ngà và ctv, 2004).
Culex gelidus
Cx. gelidus chỉ sinh sản và phát triển mạnh vào những tháng có gió mùa (Samuel,
2000), sinh sản chủ yếu ở nơi đầm lầy có nhiều thực vật. Muỗi cái tìm mồi ở nhà, kí
chủ ưa thích là các đại gia súc, chủ yếu hút máu trâu, bò và heo; không thích hút
máu người. Cx. gelidus có vai trò quan trọng trong chu trình truyền virút viêm não
Nhật Bản ở động vật (Sameul, 2004).
Cx. gelidus phân bố ở nhiều quốc gia Châu Á và là vectơ truyền bệnh quan trọng ở
Đông Nam Á gồm Indonesis, Singapore, Thái Lan và Việt Nam…(Centre for
Health Protection, 2004; Samel, 2000) và Việt Nam (Phan Thị Ngà và ctv, 2004).
Culex fucocephala
Muỗi cái thường đẻ trứng ở môi trường nước ô nhiễm. Muỗi cái đặc biệt thích hút
máu động vật chủ yếu hút máu trâu, bò, có vai trò quan trong trong việc duy trì và
truyền lây virút VNNB ở động vật (Samuel, 2000).
Loài muỗi này là vectơ truyền virút VNNB ở nhiều nước Châu Á như Ấn Độ, Đài
Loan…(Centre for Health Protection, 2004).
Culex quiquefasciatus
Cx. quiquefasciatus còn có tên là Cx. fatigans là vectơ truyền giun chỉ ở đô thị. Loài
muỗi này sinh sản chủ yếu nơi nước ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như cống rãnh, ao
tù. Đặc biệt ở đô thị rất thích hút máu người, có đến 52,3-62,7% là máu người
(Reuben và ctv, 1992). Cx. quiquefasciatus có khả năng truyền virút VNNB trong
phòng thí nghiệm và có thể là vectơ truyền bệnh VNNB ở một số nơi (Banerjee và
ctv, 1977).
Culex bitaeniorhynchus
Muỗi trưởng thành hút máu chim, heo, người và trâu bò. Vai trò truyền bệnh của nó
đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm (Banerjee, 1978). Muỗi có khả năng
14
truyền virút đến 40 ngày sau khi nhiễm (Dhanda và ctv, 1980) và có vai trò quan
trọng trong việc duy trì virút trong tự nhiên, trong đó chim là động vật tàng trữ virút
và có thể là vectơ truyền bệnh ở Ấn Độ (Samuel, 2000) và Hồng Kông (Centre for
Health Protection, 2004).
Các loài muỗi Culex khác
Ngoài 6 loài muỗi quan trọng ở trên, virút VNNB còn được phân lập từ nhiều loài
muỗi Culex khác như Cx. annulirostris, Cx. infula cũng được xem là vectơ truyền
bệnh ở Ấn Độ, Cx. pipien pallens được coi là vectơ truyền bệnh ở Triều Tiên
(Centre for Health Protection, 2004). Virút VNNB còn được phân lập từ Cx. sitiens
ở Malaysia và Úc (Vythiligam và ctv, 1994), Cx. epidesmus ở Ấn Độ (Samuel,
2000).
- Muỗi Anopheles
Virút VNNB được phân lập từ nhiều loài muỗi Anopheles (An. hyrcanus, An.
barbirostris, An. peditaeniatus, An. subpictvs).
An. hyrcanus, An. peditaeniatus đẻ trứng chủ yếu ở ruộng lúa, thích hút máu động
vật đặc biệt là trâu bò. Virút VNNB có thể tồn tại trong cơ thể muỗi sau khi nhiễm
khoảng 11 ngày, tuy nhiên chưa chứng minh được vai trò truyền virút của những
loài muỗi này trong thực nghiệm (Samual, 2000).
An. subpictvs cái đẻ trứng ở ruộng lúa bỏ hoang, phát triển nhiều ở những tháng
nóng, ưa hút máu động vật đặc biệt là trâu bò. Loài muỗi được xem như vectơ
truyền bệnh VNNB thứ yếu có vai trò trong việc lây truyền bệnh ở động vật
(Sameul, 2000).
Ngoài ra virút VNNB cũng được phân lập từ An. annularis, An. tessellates, an.
vagus (Centre for Health Protection, 2004; Samuel, 2000).
- Giống muỗi Aedes
Một số loài thuộc nhóm Aedes cũng là vectơ truyền bệnh VNNB. Virút VNNB
được phân lập ít nhất từ 6 loài trong tự nhiên: Ae. albopictvs, Ae. butleri, Ae.
vexans, Ae. lineatopennis ở Malaysia (Vythilingam và ctv, 1994), Ae. aegyti ở Việt
Nam (Đỗ Quang Hà và ctv, 1994). Ae. aegyti và Ae. albopictvs cũng được chứng
minh qua thực nghiện (Đổ Quang Hà và ctv, 1972).
- Giống muỗi Mansonia
Tấc cả loài muỗi này hút máu người và súc vật, thích hút máu người và gia súc là
trâu bò (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Virút VNNB cũng được phân lập từ Ma. uniformis, Ma. annulifera, Ma. indiana ở
Malaysia và Ấn Độ.
15
- Giống muỗi Armigeres
Đã phân lập được virút từ muỗi Ar. obturans và Armigeres spp ở Trung Quốc và
Malaysia. Tuy nhiên vai trò truyền virút VNNB của những loài muỗi này chưa được
nghiên cứu.
16