Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN móc ở CHÓ tại THÀNH PHỐ cần THƠ và THỬ HIỆU lực của một số THUỐC tẩy TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THỊ MỸ HIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN MÓC Ở CHÓ TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ THỬ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ
Trung tâm Học liệu ĐH CầnTHUỐC
Thơ @TẨY
Tài liệu
TRỪhọc tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 7/2006


MỤC LỤC

Trung

Trang tựa
Trang duyệt
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Tóm lược
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương 2: Lược khảo tài liệu


1 Tình hình nghiên cứu giun móc ở nước ngoài
2 Tình hình nghiên cứu giun móc trong nước
3 Đặc điểm chó nuôi ở nước ta
3.1 Nguồn gốc và phân loại chó
3.2 Một số giống chó thường thấy
3.3 Một số hằng số sinh lý
3.4 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của chó
tâm4 Học
liệu
ĐHmóc
Cần
Thơgiun
@ móc
Tàiởliệu
Sơ lược
về giun
và bệnh
chó học tập và
4.1 Ancylostoma caninum
4.2 Ancylostoma braziliense
4.3 Uncinaria stenocephala
5 Vòng đời sinh học
5.1 Phát triển ở môi trường bên ngoài
5.2 Phát triển bên trong cơ thể
6 Tác hại của giun móc
6.1 Về tác hại của giun móc đối với cơ thể vật chủ
6.2 Về tác hại của giun móc đối với sức khỏe của con người
7 Bệnh tích
8 Chẩn đoán
9 Phòng bệnh

10 Điều trị
10.1 Mebendazole
10.2 Pyrantel pomoat
10.3 Levamisole
10.4 Ivermectin
Trang iv

Trang
i
ii
iii
iv
vi
vii
viii
1
2
2
2
4
4
4
5
5
nghiên
6
7
7
8
9

10
11
11
11
12
12
12
13
13
13
14
15
16

cứu


Trung

Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm
18
1 Sơ lược về Thành phố Cần Thơ
18
1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
18
1.2 Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ
18
1.3 Điều kiện xã hội của Thành phố Cần Thơ
19
1.4 Tình hình tập quán chăn nuôi chó

19
2 Phương tiện thí nghiệm
19
2. 1 Dụng cụ
19
2.2 Hóa chất
20
3 Phương pháp thí nghiệm
20
3. 1 Kiểm tra phân để tìm trứng giun sán
20
3.1.1 Các bước tiến hành
20
3.1.2 Phương pháp Willis
21
3.1.3 Chỉ tiêu theo dõi
21
3. 2 Phương pháp Mac – Master (áp dụng để thử thuốc)
21
3.2.1 Cách tiến hành
22
3.2.2 Cách tính cường độ nhiễm
22
3.3 Phương pháp mổ khám từng phần của Viện sĩ Skrjabin
22
tâm3.3.1
Học
liệu
ĐH
Cần

Thơ
@
Tài
liệu
học
tập

nghiên
Phương pháp lấy mẫu
22
3.3.2 Xác định tuổi chó bằng phương pháp xem răng
23
3.3.3 Phương pháp mổ khảo sát
23
3.3.4 Định danh phân loại giun sán
24
3. 4. Phương pháp xử lý số liệu
25
3. 5 Thử nghiệm một số thuốc tẩy trừ giun móc
25
3. 5.1 Đối tượng
25
3. 5.2 Bố trí thí nghiệm
25
3.5.3 Cách tính tỉ lệ sạch trứng
25
Chương 4: Kết quả và thảo luận
26
1. Kết quả tình hình nhiễm giun móc bằng phương pháp kiểm tra
phân và mổ khám

26
2. Hiệu quả tẩy trừ
39
Chương 5: Kết luận và đề nghị
41
1 Kết luận
41
2 Đề nghị
41
Tài liệu tham khảo
42
Phần phụ chương
43

Trang v

cứu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phát đồ tẩy trừ.
Bảng 2: Tỉ lệ nhiễm chung.
Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc theo lứa tuổi ở phương pháp
kiểm tra phân .
Bảng 4: Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc theo lứa tuổi theo phương pháp
mổ khám.
Bảng 5: So sánh tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc theo giống chó ở
phương pháp kiểm tra phân.
Bảng 6: Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc giữa hai phương thức nuôi theo
phương pháp kiểm tra phân.

Bảng 7: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc theo giới tính ở phương pháp
kiểm tra phân.
Bảng 8: Kết quả tình hình nhiễm giun móc theo giới tính ở phương pháp mổ
khám.
Bảng 9 : Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun móc theo trạng thái phân ở phương
Trung
tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
pháp
kiểmHọc
tra phân.
Bảng 10: Kết quả thành phần loài giun móc ký sinh trên chó theo lứa tuổi ở
phương pháp kiểm tra phân.
Bảng 11: Thành phần loài giun móc ký sinh ở chó theo phương pháp mổ khám.
Bảng 12: Kết quả tình hình nhiễm ghép của giun móc qua phương pháp kiểm tra
phân.
Bảng 13: Kết quả tình hình nhiễm ghép giun móc qua phương pháp mổ khám.

Trang vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vòng đời phát triển của giun móc trên chó.
Hình 2: Bảng đồ hành chính Thành phố Cần Thơ.
Hình 3 : So sánh về tỉ lệ nhiễm giữa hai phương pháp kiểm tra phân và mổ khám
Hình 4: So sánh tỉ lệ nhiễm giun móc theo lứa tuổi ở phương pháp kiểm tra phân
Hình 5: Tỷ lệ nhiễm giun móc theo lứa tuổi ở phương pháp mổ khám.
Hình 6: So sánh tỷ lệ nhiễm giun móc theo giống chó ở phương pháp kiểm tra
phân.
Hình 7: So sánh tỉ lệ nhiễm giun móc giữa giữa hai phương thức nuôi ở phương

pháp kiểm tra phân.
Hình 8: Tỉ lệ nhiễm giun móc theo giới tính giữa hai phương pháp kiểm tra phân
và mổ khám.
Hình 9 : So sánh tỷ lệ nhiễm giun móc theo trạng thái phân ở phương pháp kiểm
tra phân.
Hình 10: So sánh tỉ lệ nhiễm giữa các loài giun móc ký sinh trên chó ở phương
pháp kiểm tra phân.
Hình 11:Tỷ lệ thành phần loài giun móc ký sinh ở chó ở phương pháp mổ khám.
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 12: Kết quả tình hình nhiễm ghép của giun móc qua phương pháp kiểm tra
phân.
Hình 13: Kết quả tình hình nhiễm ghép giun móc qua phương pháp mổ khám.

Trang vii


TÓM LƯỢC
Qua kiểm tra 220 mẫu phân và mổ khám 30 con chó. Chúng tôi có một số
nhận xét như sau:
- Đối với phương pháp kiểm tra phân: Tình hình nhiễm giun móc ở Thành
phố Cần Thơ khá cao, chiếm tỉ lệ 60,45%. Trong đó chúng tôi nhận thấy:
+ Chó từ 1-4 tháng tuổi nhiễm giun móc với tỉ lệ 73,84%; chó từ 512 tháng tuổi nhiễm với tỉ lệ 59,46% và chó từ >12 tháng tuổi nhiễm với tỉ lệ
49,38%.
+ Tỉ lệ nhiễm cao 80,10% đối với giống địa phương; và giảm dần ở
giống lai 55,7% và giống ngoại chiếm tỉ lệ 45,56%.
+ Tỉ lệ nhiễm theo phương thức nuôi cho thấy chó nuôi thả rong
67,59% cao hơn đối với những con chó nuôi theo phương thức nhốt 53,57%.
+ Tỉ lệ nhiễm theo giới tính thì những con chó cái chiếm tỉ lệ
66,12% cao hơn so với những con chó đực 53,53%.

+ Theo trạng thái phân thì những chó có biểu hiện phân lỏng (tiêu
chảy) thì tỉ lệ nhiễm 68,54% cao hơn so với những chó có biểu hiện phân bình
thường 54,96%.
Trung tâm Học+ liệu
ĐHphần
CầnloàiThơ
@tôiTài
tậploàivàtrong
nghiên
Về thành
chúng
ghi liệu
nhận học
được ba
đó tỉ lệcứu
nhiễm các loài như sau: Ancylostoma caninum 42,27%, Ancylostoma braziliense
30,9%, Uncinaria stenocephala 11,36%. Và thấy nhiễm ghép giữa hai loài
Ancylostoma caninum và Ancylostoma braziliense là phổ biến.
- Đối với phương pháp mổ khám, chó nhiễm chiếm tỉ lệ 83,33% có phần
cao hơn đối với phương pháp kiểm tra phân 60,45%.
+ Tỉ lệ nhiễm theo lứa tuổi: chó <1 năm tuổi chiếm tỉ lệ 77,78%; chó
từ 1-2 năm tuổi chiếm tỉ lệ 90,90% và chó từ >2 năm tuổi chiếm tỉ lệ 80,00%.
+ Tỉ lệ nhiễm theo giới tính thì những con chó cái chiếm tỉ lệ
92,85% cao hơn so với những con chó đực 75,00%.
+ Về thành phần loài chúng tôi ghi nhận được ba loài trong đó tỉ lệ
nhiễm các loài như sau: Ancylostoma caninum 73,73%, Ancylostoma braziliense
60,00%, Uncinaria stenocephala 46,67%. Và thấy nhiễm ghép giữa hai loài
Ancylostoma caninum và Ancylostoma braziliense là phổ biến.
- Về phần thử thuốc chúng tôi sử dụng hai loại thuốc là Levamisole với liều
lượng 20mg/kg P và Ivermectin với liều lượng 0,25 mg/kg P, mỗi loại tẩy đối với

7 con chó, nhận thấy rằng thuốc Ivermectin có hiệu quả tốt hơn Levamisole.

Trang viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung

Hiện nay việc nuôi chó không chỉ là tập quán của người dân mà còn là
nhu cầu phục vụ đời sống con người như nuôi chó để làm cảnh, làm bạn, bảo
vệ an ninh quốc phòng và tài sản người dân.
Do nuôi chó với mục đích đa dạng và phổ biến như vậy nên số lượng
chó nuôi ngày càng tăng đặc biệt chó nghiệp vụ và chó cảnh được nuôi nhiều ở
thành phố. Song song với số lượng chó nuôi tăng lên kéo theo các dịch bệnh ở
chó ngày càng nhiều. Trong các bệnh gây nguy hiểm cho chó thì bệnh giun
móc (Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala )
ngoài ảnh hưởng đến chó nuôi là làm cho chó gầy còm, chậm lớn, giảm sức đề
kháng và làm tiền đề cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Bên cạnh đó bệnh
giun móc ở chó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. (Monnig. H.O, 1949).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và từng bước bảo vệ sức khỏe cho đàn chó
nuôi, được sự chấp thuận của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi thực hiện đề tài: “ĐIỀU TRA
tâm
Học
liệu
ĐH Cần
Tài TẠI
liệuTHÀNH

học tập
vàCẦN
nghiên
TÌNH
HÌNH
NHIỄM
GIUNThơ
MÓC @
Ở CHÓ
PHỐ
THƠ
VÀ THỬ HIỆU LỰC MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ”.
Mục đích của đề tài
• Xác định tình hình nhiễm giun móc ở Thành phố Cần Thơ.
• Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của giun móc theo lứa tuổi.
• Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của giun móc theo giống.
• Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của giun móc theo phương thức
nuôi.
• Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của giun móc theo giới tính.
• Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của giun móc theo trạng thái
phân.
• Xác định thành phần loài giun móc theo lứa tuổi.
• Thử hiệu lực của thuốc tẩy Ivermectin và Levamisole.
Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người nuôi tẩy trừ và
phòng bệnh giun móc, góp phần hạn chế sự lây lan và phát tán bệnh đối với vật
nuôi và con người tại Thành phố Cần Thơ.

Trang 1

cứu



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trung

1 Tình hình nghiên cứu giun móc ở nước ngoài.
Islam; AWMS; HGB (1983), nghiên cứu sự lưu hành của giun sán ký
sinh ở chó tại Lusaka, Zambia. Giữa tháng 5/1980 và tháng 4/1982 đã kiểm tra
85 con chó nhà địa phương cho thấy có 40% chó bị nhiễm với một hay nhiều
loài giun sán ký sinh. Trong đó, loài Ancylostoma caninum (8%), Ancylostoma
braziliense (2%).
Sự lưu hành bệnh giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá của chó trong vùng
nông thôn ở Negeria, theo các tác giả Basa- SS; Ogunkoya-AB; Ezeocoli- CD
(1983), tại Chori, Bắc Nigeria, đã kiểm tra 144 chó thì thấy có 61 con nhiễm
Ancylostoma caninum (42,4%). Tỉ lệ nhiễm có khuynh hướng cao trong mùa
mưa, Ancylostoma caninum lưu hành suốt cả mùa ẩm ướt và mùa khô.
Shien-YS; Jou-SR; Wong - CW; Ni-WJ; Lin-SY (1983) thấy rằng
những chó nuôi ở vùng Taipei, Đài Loan, trong số 4900 chó tại bệnh xá ở Đài
Loan thì hầu hết thường nhiễm bệnh ký sinh trùng vào giữa tháng 6/1978 và
tâm
Học
liệu
ĐH giun
Cầnmóc
Thơ
@ Tài
tập hết
vànhững

nghiên
tháng
8/1982
thì bệnh
có 1480
trườngliệu
hợp học
bệnh. Hầu
chó
thường nhiễm ký sinh trùng dưới 1 năm tuổi. Sự lưu hành của bệnh giun móc
cao xảy ra suốt năm.
Blagbum-BL; Lindsay- DS; Vaughan- JL; Rippei-NS; Wright- JC;
Lynn- RC; Kelch-WJ; Ritchie-GC; Hepler-DI (1996) ở Mỹ thấy rằng giun sán
ký sinh ở đường tiêu hoá của chó ở Mỹ đã được nghiên cứu trên cơ sở kiểm tra
phân. Trình bày sự lưu hành của giun sán và nguyên sinh động vật thường gặp
khác nhau tuỳ theo từng vùng tại Mỹ và sự lưu hành của giun sán tuỳ theo tuổi
của vật chủ, tình trạng sản xuất và giống. Những loài giun sán ký sinh thường
xuyên và phổ biến trong đó có loài Ancylostoma caninum (19,19%) và giun
tóc (14,3%). Kết quả trên cho thấy cần phải kiểm soát bệnh ký sinh trùng và trị
liệu kịp thời, đặc biệt là giun móc vì gây bệnh nghiêm trọng.
2 Tình hình nghiên cứu giun móc trong nước.
Tỉ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, cao nhất là Ancylostoma. Theo Đỗ
Hải, 1972. Chó Bắc bộ nhiễm Ancylostoma 83,33%.
Theo Trần Thị Thanh Hằng và Lương Văn Huấn, 1989. Chó nuôi tại
Thành phố Hồ Chí Minh nhiễm:
• Ancylostoma caninum 91,17%
• Ancylostoma braziliense 82,35%

Trang 2


cứu


Trung

• Uncinaria stenocephala 41,17%
Theo Trịnh Văn Thịnh và Phạm Văn Khuê, 1982. Tỉ lệ nhiễm giun móc
ở chó săn là 75 – 82% . Tỉ lệ này tùy thuộc theo lứa tuổi và giống chó.
• Chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm 82%
• Chó 6 – 12 tháng tuổi nhiễm 75%
• Chó lớn nhiễm 74%
• Chó ngoại nhiễm 83%
• Chó nội nhiễm 63%
Theo Phạm Văn Khuê, 1967. Tỉ lệ nhiễm giun móc cao và thường gây
bệnh nhất là ở chó con, giun móc đẻ rất nhiều trứng, do vậy rất dể tìm thấy
trứng trong phân.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Trịnh Văn Thịnh, 1982; Lương
Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996; Kolevatova.AL, 1959; Georgi.Jay. R,
1969; Fraser.CM, 1986.
• Ở 23 – 300 C thích hợp nhất cho trứng và ấu trùng phát triển
• Ở 12 – 170C toàn bộ trứng và ấu trùng ngừng phát triển
• Ở 400C trứng và ấu trùng bị diệt rất nhanh
Theo Nguyễn Văn Nghĩa (1998) tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm
giun móc ở Thành phố Cần Thơ, kết quả kiểm tra 280 mẫu phân và mổ khám
tâm
Học
ĐHnhư
Cần
@ Tài
tậpVàvàthành

nghiên
35 con
chóliệu
cho thấy
sau Thơ
tỉ lệ nhiễm
giun liệu
móc làhọc
78,93%.
phần
loài giun móc ký sinh ghi nhận có ba loài với tỉ lệ như sau Ancylostoma
caninum 87,50%, Ancylostoma braziliense 81,25%, Uncinaria stenocephala
43,75%.
Theo Trần Đệ Quang (1998), khảo sát tình hình nhiễm nội ký sinh trùng
trên đàn chó tai Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm 220 mẫu phân và
mổ khám 232 con chó cho thấy như sau tỉ lệ nhiễm ở phương pháp kiểm tra
phân là 69,55% và tỉ lệ nhiễm qua phương pháp mổ khám là 69,55%. Trong đó,
loài Ancylostoma caninum chiếm tỉ lệ 76.29%, cường độ nhiễm 9,02 ± 2,26.
Theo luận án thạc sĩ của Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình
hình nhiễm giun sán ký sinh ở ống tiêu hóa chó tại Thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang, kết quả xét nghiệm phân 244 chó cho biết tỉ lệ nhiễm như sau tỉ
lệ nhiễm chung 75% với 6 loài thuộc lớp giun tròn và 01 loài thuộc lớp sán dây
trong đó Ancylostoma caninum 59,84%, Ancylostoma braziliense 26,64%,
Uncinaria stenocephala 15,57%.
Cùng tác giả qua mổ khám 124 chó cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán là
100%, trong đó 4 loài sán dây và 8 loài giun tròn trong đó Ancylostoma
caninum 77,42%, Ancylostoma braziliense 17,74%, Uncinaria stenocephala
14,52%.

Trang 3


cứu


Trung

Theo Văng Phước Hậu (2000), điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh
ở đương tiêu hóa chó và thử hiệu lực thuốc tẩy Ivermectin trên chó tại thị xã
Vỉnh Long, tỉnh Vỉnh Long xét nghiệm 180 mẫu phân và thử nghiệm tẩy trừ 64
chó nuôi tại thị xã Vỉnh Long, tỉnh Vỉnh Long, nhận thấy tỉ lệ nhiễm giun sán
là 71,11%. Về thử hiệu lực thuốc Ivermectin 0.1% cho thấy hiệu quả 100%.
Theo Skrjabin.K.I, Petro ấu trùng chưa cảm nhiễm thì không rời khỏi
đóng phân, còn ấu trùng cảm nhiễm thì rời khỏi đóng phân và có khả năng
không những di chuyển thắng đứng theo ngọn cỏ.
3 Đặc điểm chó nuôi ở nước ta
3.1 Nguồn gốc và phân loại chó
Chó là một động vật có vú, ăn thịt. Được loài người nuôi dưỡng như là
người bạn đồng hành, cách đây ít nhất 12 ngàn năm. Là một trong những loài
vật được nuôi dưỡng sớm nhất, nuôi trong nhà. Theo Đac uyn tổ tiên của loài
chó ngày nay có nguồn gốc từ giống chó xám (canis pulus) sống rãi rác ở nhiều
nơi, tập trung nhiều nhất là ở vùng Bắc cực và được thuần hóa nhiều nơi trên
thế giới chứ không riêng ở vùng nào.
Thủy tổ của chúng ngày xưa được người ta nuôi để giữ gia súc. Có thể
đầu tiên con người huấn luyện chúng vào mục đích ấy.
Bề ngoài của những giống chó ngày nay không khác gì giống chó xám
ngàyHọc
xưa. Tuy
quáThơ
trình @
nuôiTài

dưỡng,
chọn
lọc cũng
kiện
tâm
liệunhiên
ĐHtrong
Cần
liệu
học
tập như
và điều
nghiên
chăn nuôi ở mỗi nơi mỗi khác, nên hình dáng và màu sắc của chúng có sự thay
đổi khác nhau. Giống chó lớn ở Alaska, những giống chó nhỏ từng ở Châu Á.
Khi xã hội ngày càng phát triển và ổn định thì nhu cầu chăn nuôi chó
càng nhiều và người ta đã tìm ra và nuôi được nhiều giống chó mới quý. Hiện
nay có khoảng trên 300 giống chó khác nhau, hình dáng và màu sắc cũng đa
dạng, có con to bằng nắm tay, có con to bằng bê nghé, có giống lông dài, lông
ngắn, đủ màu sắc, có con hiền lành, dể thương, có con hung dữ, đáng sợ. Do
đó, mục đích sử dụng cũng khác nhau: Chó nhỏ đẹp sử dụng làm kiểng, chó
lớn, hung dữ, thông minh và đánh hơi giỏi được sử dụng vào những việc:
nghiệp vụ, canh giữ, săn bắt...
3.2 Một số giống chó thường thấy
Chó là động vật ăn thịt, có những biến động lớn về hình dạng và kích
thước. Chó nuôi ở nước ta rất đa dạng có thể chia làm hai nhóm:
3.2.1 Chó địa phương
Chó vàng có bộ lông vàng tuyền, tầm vóc trung bình, biết đi săn và khá
tinh khôn.
Chó Lào có bộ lông xồm màu hung với hai vệt trắng trên mắt.

Chó miền núi cao có tầm vóc to con, tai vểnh quen với khí hậu vùng
cao.
Trang 4

cứu


Trung

Ngoài ra, còn có những giống chó địa phương khác có mặt ở khắp các
vùng quê như chó Mực với bộ lông đen tuyền, chó Trắng, chó Vá, chó Đốm,
chó Khoang...dùng giữ nhà và lấy thịt.
3.2.2. Chó nhập nội được nuôi ở nước ta như
Chó Berger: thân hình cao to, tai vểnh chuyên làm nhiệm vụ giữ nhà,
canh kho tàng và làm nhiệm vụ an ninh quốc phòng....
Chó bông Nhật: đây là giống chó cảnh có bộ lông dài xoăn hoặc không.
Màu lông trắng tinh đôi khi có một vài đốm nâu, đen...Thân hình nhỏ nhắn,
hiền lành. Hiện nay được nuôi nhiều ở thành phố đáp ứng yêu cầu làm cảnh và
giữ nhà.
Chó xù Bắc Kinh: ngoại hình giống như chó Nhật nhưng tầm vóc nhỏ
hơn. Bộ lông dài, lượn sóng có màu trắng tinh hay vàng, nâu ...tính tình hiền
lành được dùng làm cảnh.
Nhìn chung, chó nuôi ở nước ta hiện nay rất đa dạng về giống và mục
đích sử dụng.
3.3 Một số hằng số sinh lý
Theo Hồ Văn Nam, 1982. Giáo trình chẩn đóan bệnh không lây ở gia
súc, nhà xuất bản Nông Nghiệp thì
Thân nhiệt bình thường của chó trưởng thành là 380C – 38,50C. Chó con
0
là 38.5

C –liệu
390C.ĐH
Mùa hè
có thể
tăng @
0.20C,
mùaliệu
đônghọc
giảm tập
0.20C.và nghiên
tâm
Học
Cần
Thơ
Tài
Nhịp tim: 70 – 130 nhịp/phút. Mùa hè tăng 5 nhịp/phút. Mùa đông giảm
5 nhịp/phút. Khi hoạt động tăng 10 – 20 nhịp/phút.
Nhịp thở: 10 – 40 nhịp/phút. Mùa đông giảm 5 nhịp/phút, mùa hè tăng 5
nhịp/phút. Khi hoạt động tăng 10 – 15 nhịp/phút.
Hồng cầu (red blood cell): từ 5,2 – 8,4 triệu/mm3 máu, trung bình 6,2
triệu/mm3 máu.
Hemoglobine: từ 11–17 gam/100 ml máu, trung bình 14 gam/100ml
máu.
Bạch cầu (white blood cell): từ 7000 – 17000/mm3 máu, trung bình
12000/ mm3 máu.
3.4 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của chó
Tuổi trưởng thành trung bình của chó từ 8 – 12 tháng tuổi, sự thay đổi
giữa các cá thể trong cùng một loài nó phụ thuộc vào giống, khu vực nuôi, đặc
điểm nuôi, điều kiện khí hậu, tình trạng chăm sóc, điều kiện thời tiết.
Chu kỳ động dục 2 lần / năm

Thời gian mang thai 58 – 64 ngày
Chó mẹ có sữa trước khi đẻ 4 – 5 ngày
4 Sơ lược về giun móc và bệnh giun móc ở chó

Trang 5

cứu


Trung

Bệnh giun móc ở chó chủ yếu do các loài giun thuộc họ
Ancylostomatidae gây ra, là một trong những bệnh thường thấy và gây tác hại
cho nhiều loài gia súc đặt biệt là chó. Giun móc thường có ba loài
• Ancylostoma caninum
• Ancylostoma braziliense
• Uncinaria stenocephala
Hai lòai Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense thuộc lớp
Nematoda, họ Ancylostoma, họ phụ Ancylostomatinae Looss, 1905, bộ phụ
Strongulata, giống Ancylostoma Dubini (1843).
4.1 Ancylostoma caninum
4.1.1 Sơ lược về Ancylostoma caninum
Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859) Hall, 1913 đã tìm thấy ở ruột
non chó, cáo, chó sói đồng cỏ, chồn, gấu, và các loài thú rừng ăn thịt trên thế
giới. Có những báo cáo cho rằng ít thấy ở người và heo nhưng giá trị phát hiện
chưa được chắc chắn. Đây là loài giun móc ký sinh phổ biến ở chó tại các tiểu
bang của Mỹ. Chẳng hạn, Cooperider (1952) đã thấy chó nhiễm với tỉ lệ 86%,
trong số 50 chó tại bệnh xá thú y ở Goorgia, Mann (1955) chó nhiễm với tỉ lệ
22%, trong tổng số 100 chó thả rong tại New Jersey, Ehrenfor (1953) chó
nhiễm với tỉ lệ 51% trong tổng số 377 chó tại Ấn Độ và các vùng phụ cận,

tâm
Học(1964)
liệu trong
ĐH Cần
họcDetroit
tập và
nghiên
Worley
số 123Thơ
chó @
thả Tài
rong liệu
tại vùng
tỉ lệ
nhiễm
Ancylostoma caninum 51%, Ash (1962) tỉ lệ nhiễm ở chó là 71%, trong số 96
chó thả rong tại Oahu, Hawaii, Burrows (1962) tỉ lệ nhiễm 24%, trong số 1331
chó ở New Jersey, Lillis (1967) đã thấy có 27% chó bị nhiễm trứng giun trong
số 2737 chó tại New Jersey, Styles (1967) chó bị nhiễm với tỉ lệ 50%, trong số
120 chó thả rong dưới 6 tháng tuổi tại thành phố Mexico, và Vargas – Mena và
de Brondon (1967) chó bị nhiễm với tỉ lệ 98,5% trong số 200 chó tại
Monterrey, Mexico.
Người ta đã tìm thấy Ancylostoma caninum khắp nơi trên thế giới, Feichang Young; Mo- Kang Ming (1996) đã kiểm tra 96 chó thả rong ở vùng
Teipei của Đài Loan, thấy 96 chó bị nhiễm Ancylostoma caninum. Ở
Morogoro, Tanzania chó nhiễm giun móc tỉ lệ 72% (Maken; Muhair và
Mtambo, 1996), Wang – Daodi và Lui – Xioa Mieng (1995) đã kiểm tra phân
120 con chó ở Quãng Châu, Trung Quốc thấy có 67 chó bị nhiễm Ancylostoma
caninum.
Đặc điểm chung của các loài này là đầu cong về phía lưng (giống móc
câu). Ở vị trí vòng thần kinh có hai gai cổ. Túi miệng có cấu tạo đặc biệt là có

đôi răng lớn hình chìa khóa cong về phía trong. Từ đáy bao miệng có lớp phủ

Trang 6

cứu


Trung

thực quản bằng chitine lồi lên, con đực có túi đuôi, con cái có âm hộ nằm ở
giữa thân sau.
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, hút máu. Túi miệng bám chặt vào
niêm mạc làm tổn thương niêm mạc ngoài ra còn tiết độc tố có tác dụng ức chế,
phá hoại khả năng của cơ quan sinh huyết, phá vở hồng cầu, làm máu không
đông (Đỗ Dương Thái và Nguyễn Thị Minh Tâm, 1978; Trịnh Văn Thịnh,
1982).
4.1.2 Hình thái Ancylostoma caninum
Ancylostoma caninum: Bao miệng mỗi bên có ba đôi răng chia ba
nhánh, con đực dài 9 – 12 mm, đuôi phát triển có túi chitine, spicule dài bằng
nhau và bằng 0,74 – 0,87 mm, đọan cuối nhọn, bánh lái dài 0,13 – 0,21 mm,
âm hộ nằm 1/3 thân sau. Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều, có hai lớp vỏ
mỏng, trứng mới thải ra ngoài bên trong có 4 – 8 tế bào phôi. Kích thước
trứng 0,06 – 0,066 mm × 0,037 – 0,042 mm.
Mỗi giun cái có thể đẻ từ 7700 đến 28000 trứng trong một ngày
(Norman. D. Levin, 1977). Một cách tổng quát sự hiện diện của giun cái nhiều
hơn giun đực. Roche và Patek (1966), đã tìm thấy tỉ lệ 1.3:1.0 ở 57 chó, tỉ lệ
nhiễm có khuynh hướng gia tăng cao theo tuổi nhiễm và giảm ở vị trí gần cuối
đường tiêu hóa.
Sự phát
Ancylostoma

trong
cơ liệu
thể chó
giai tập
đoạn và
trưởng
thành
tâm Học
liệutriển
ĐHcủaCần
Thơ @
Tài
học
nghiên
kéo dài 14 – 16 ngày, còn thời gian sống của giun này trong khoảng từ 43 –
100 tuần.
Một số tác giả cho rằng, chó nhiễm Ancylostoma có sức đề kháng cao
với sự nhiễm mới của giun này. Nếu như ấu trùng này bị thải ra, thì chó lại bị
nhiễm bệnh. Thực nghiệm đã chứng minh chó ở điiều kiện ăn đói cũng trở nên
khá mẫn cảm hơn với Ancylostoma. Khi cho chó thí nghiệm ăn với khẩu phần
đầy đủ thì sức đề kháng lại được khôi phục và giải phóng nhanh khỏi một số
lượng lớn Ancylostoma một cách tự nhiên.
4.2 Ancylostoma braziliense
4.2.1 Sơ lược về Ancylostoma braziliense
Ancylostoma braziliense de Faria, 1910 được xác định bởi Boicca
(1951) ký sinh ở ruột non chó mèo, mèo rừng, con báo. Đã có những báo cáo
thấy ở người và nhiều loài động vật ăn thịt khác. Beaver (1956) đã có những
kết luận rằng không có sự ghi nhận Ancylostoma braziliense trưởng thành ở
người Bắc Mỹ. Tuy nhiên, Zuidema (1965) đã báo cáo tìm thấy Ancylostoma
braziliense ở 9 hải quân người Hà Lan ở phía Tây của New Guinea, có 3 người

trong số họ có số lượng giun lần lượt sau 297, 125 và 104.
4.2.2. Về hình thái Ancylostoma braziliense.

Trang 7

cứu


Trung

Giun ký sinh ở ruột non chó, mèo, có khi ở người và hổ, báo. Loài này
nhỏ hơn Ancylostoma caninum. Bao miệng chỉ có một đôi răng không phân
nhánh. Con đực dài 6 – 6,75 mm, con cái dài 7 – 10 mm. Trứng giống như
Ancylostoma caninum nhưng kích thước lớn hơn. Trứng Ancylostoma
braziliense dài 0,075 – 0,095 mm × 0,041 – 0,045 mm.
Mỗi giun cái có thể đẻ được khoảng 4000 trứng trong một ngày
(Norman D. Levin, 1977).
4.3 Uncinaria stenocephala
4.2.1 Sơ lược về Uncinaria stenocephala
Uncinaria stenocephala thuộc lớp Nematoda, họ phụ Bunostomatinae
Looss, 1911; bộ phụ Ancylostoma, giống Uncinaria ( Fohlich, 1789), trong đó
loài điển hình là Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884). Đặc điểm của giống
Uncinaria phần trước cong về phía lưng. Bao miệng hình phểu có hai mãnh
nghiền cắt phía bụng, hình bán nguyệt ở rìa miệng. Trong đáy bao miệng có hai
lưỡi mác phía gần bụng. Không có nón lưng.
Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) là loài giun móc ở thú ăn thịt
vùng Cực Bắc. Giun ký sinh ở ruột non chó, mèo, cáo, chồn và các thú ăn thịt
khác. Đây là loài đã tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu và ở Úc. Theo Cameron
(1951) nó chỉ là loài giun móc ở chó tại Anh và ở Canada, Ehrenfor (1953)
thấyHọc

trong liệu
số 377ĐH
chó, Cần
tỉ lệ nhiễm
Ấn Độ
và học
nhữngtập
tiểu và
bangnghiên
lân cận,
tâm
Thơ17%
@ ởTài
liệu
Levine và Ivens (1965) đã thấy có 3% chó bị nhiễm trứng giun trong số 2737
chó tại New Jersey, Pullar (1946) thấy tỉ lệ chó nhiễm 20% trong số 174 chó
chạy rông ở vùng thành thị và ở vùng xung quanh Melbourne tại Úc,
Matchanov (1961) thấy có 6% chó nhiễm trong số 71 chó ở Kelessk Massof tại
Kazakhstan.
4.3.2 Về hình thái Uncinaria stenocephala
Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non chó, mèo, màu vàng nhạt,
hai đầu thon nhọn. Bao miệng có năm phần mảnh lồi, Túi miệng rất lớn, phía
mặt bụng của túi miệng có hai đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng nhau.
Con đực dài 6 – 16 mm × 0,1 – 0,33 mm, thực quản dài 0,75 – 0,083 mm, túi
đuôi phát triển, hai gai giao hợp bằng nhau 0,65 – 0,75 mm, đầu mút của gai rất
nhọn, bánh lái gai giao hợp tròn dài 0,10 – 0,12mm, rộng nhất 0,28 – 0,37 mm.
Con cái dài 9 – 16 mm đỉnh của đuôi có gai mịn, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân.
Trứng hình bầu dục dài, kích thước trứng 0,078 – 0,083 mm × 0,052 –
0,059 mm.
5 Vòng đời sinh học

Bệnh giun móc ở chó là bệnh lây lan trực tiếp không qua vật chủ trung
gian, bệnh tiến triển qua hai giai đoạn

Trang 8

cứu


• Phát triển ở môi trường bên ngoài
• Phát triển bên trong cơ thể ký chủ
5.1 Phát triển ở môi trường bên ngoài
Ấu trùng giun móc phát triển ở bên ngoài theo sơ đồ sau:
Trứng

Hình thành ấu trùng trong trứng
Trứng nở
Ấu trùng giai đoạn 1

2 – 8 ngày

Lột xác lần 1

Trung

Ấu trùng giai đọan 2
Lột sát lần 2
Ấu trùng giai đoạn 3
(Georgi. Jay . R, parasitology for veterinarians, 1969)
Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp.
Sau 20 giờ đến một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra

khỏiHọc
trứng liệu
qua 6 ĐH
– 7 ngày
lộtThơ
sát hai@
lần Tài
để trởliệu
thànhhọc
ấu trùng
(ấu
tâm
Cần
tậpgây
vànhiễm
nghiên
trùng giai đoạn 3). Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 – 0,69 mm. (Lương Văn Huấn
và Lê Hữu Khương, 1996). Ấu trùng gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể ký chủ
cuối cùng bằng ba con đường.

Hình 1: Vòng đời phát triển của giun móc trên chó

Trang 9

cứu


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trang 10



5.2 Phát triển bên trong cơ thể
Giun trưởng thành
(Ký sinh ở ruột non)

Ấu trùng gây nhiễm L3
(sống trong phân, đất)

3 tuần

Di trú theo đường khí quản
L3 qua da
Di trú trong cơ thể chó mang
thai
Tử cung
(ngày thứ 11)
Di trú trong niêm mạc ruột

Trung

L3 qua
đường tiêu hóa

2 – 3 tuần
(Georgi. Jay . R, parasitology for veterinarians, 1969).
Ấu trùng
khi gia
nhập@
đường

hóa:học tập và nghiên
tâm Học
liệugiun
ĐHmóc
Cần
Thơ
Tàitiêu
liệu
24 giờ đã thấy có trong niêm mạc dạ dày của chó, sau đó chui vào các
đáy khe (chỉ trong một thời gian ngắn).
48 – 72 giờ sau khi chui vào ruột nhất là ở đoạn không tràng. Tại đây ấu
trùng lột xác lần 3 thành ấu trùng giai đoạn 4, vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 9
lột xác lần 4 thành ấu trùng giai đọan 5. Sau 13 – 20 ngày thành giun trưởng
thành và đẻ trứng trong phân (Kolevatva.AL, 1959).
Nếu gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào phổi lột xác lần 3 thành ấu
trùng giai đọan 4. Về ruột lột xác lần 4 thành ấu trùng giai đoạn 5. Sau 14 – 20
ngày thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong phân. (Lương Văn Huấn và Lê
Hữu Khương, 1996).
Ấu trùng giun móc khi xâm nhập qua da: chúng theo chân lông vào da,
sau 40 phút tất cả ấu trùng di chuyển vào hệ thống tuần hoàn và theo hệ thống
tuần hoàn vào phổi. Từ phổi ấu trùng di chuyển tiếp vào bộ máy tiêu hóa của
chó và chúng di trú nhiều ở niêm mạc môn vị (khoảng 3 – 5 ngày). Sau đó về
ruột, phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong phân
(Kolevatova.AL, 1959).
Khi xâm nhập qua da, chỉ 40 phút tất cả ấu trùng chuyển vào hệ thống
tuần hoàn của chó. Trong hai ngày đầu ấu trùng di chuyển vào phổi nhiều nhất,

Trang 11

cứu



Trung

sau đó về ruột lột xác hai lần. Sau 14 – 20 ngày trở thành giun trưởng thành và
đẻ trứng trong phân. (Dương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996).
Trong khi cho con bú ấu trùng trong máu chó mẹ sẽ truyền qua sữa và
gây nhiễm cho chó con. (Trịnh Văn Thịnh, 1982; Fraser.C.M, 1986;
Kolevatova.AL., 1959).
6 Tác hại của giun móc
6.1 Về tác hại của giun móc đối với cơ thể vật chủ
Theo các tác giả Clarence (1996); Georgi. Jay. R. (1977); Đỗ Dương
Thái, Vi Kim Ngọc (1978), Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn
Khuê và Phan Lục (1982) trong quá trình ký sinh giun móc gây ra những biến
đổi bệnh lý ở chó do hai yếu tố: tác động cơ học và ảnh hưởng độc tố.
Giun móc có bao miệng phát triển lại được trang bị các mảnh chitine do
đó mà giun bám chắc vào niêm mạc ruột gây chảy máu mao mạch. Ấu trùng và
giun trưởng thành còn phá huỷ các mô cuả cơ thể trong quá trình di chuyển của
chúng ở tổ chức ruột và tổ chức dưới da.
Kolevatora. A.I (1959) thấy trên lớp sừng của biểu bì có những lổ thủng
khi ấu trùng giun móc chui qua để xâm nhập vào cơ thể chó. Ngoài ra ấu trùng
còn thấy ở trong bao lông, theo chân lông vào da và lớp dưới da giữa các hạt
mỡ. Khi chui qua da, ấu trùng từ 6-9 giờ đã có thể xâm nhập vào dạ dày di
chuyển
theoliệu
tuầnĐH
hoàn Cần
máu vàThơ
phần @
lớn chúng

cư trúhọc
lại ởtập
niêmvà
mạcnghiên
môn vị.
tâm
Học
Tài liệu
Giun trưởng thành cư trú ở không tràng, tá tràng và kết tràng.
Giun móc khi bám vào ruột hút máu tiết ra một chất kháng đông , dể đưa
đến hiện tượng xuất huyết ruột. Chúng còn tiết ra độc tố, độc tố có thể ngấm
vào máu đi khắp cơ thể gây ra hội chứng thần kinh, gây rối loạn tiêu hoá, viêm
ruột cấp tính. Ngoài ra, giun móc còn tạo điều kiện nhiễm khuẩn tại các tổn
thương mà chúng gây ra.
6.2 Về tác hại của giun móc đối với sức khỏe của con người
Theo bác sỹ Trần Xuân Mai Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh (1994) cho biết ấu trùng giun móc có thể chui qua da người, do
không có men phân giải vách tĩnh mạch của người nên chúng không vào máu
được, tại đây chúng tạo nên những nốt đỏ sần, có bọng nước nhô lên như sợi
chỉ, mỗi ngày dài ra vài mm đến vài cm. Cùng với nhận định này, theo Jay
R.Georgi (1992) khi ấu trùng chui qua da người sẽ gây nên phản ứng da tạo
thành những nốt đỏ gọi là hiện tượng “ấu trùng di cư dưới da”.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001), ấu trùng giun móc có thể xâm nhập vào
người bằng cách xuyên qua da, gây bệnh viêm da có mủ.
7 Triệu chứng và bệnh tích

Trang 12

cứu



Trung

Theo Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2001. Theo dõi và điều trị 147
trường hợp chó nghiệp vụ và chó cảnh, có 67 trường hợp ở thể cấp tính chiếm
tỉ lệ 46,60% và 80 trường hợp ở thể mãn tính, chiếm tỉ lệ 54,40%.
Chó bị bệnh giun móc thường xảy ra ở hai thể:
• Thể cấp tính: Thường thấy ở chó con từ 1 – 4 tháng tuổi. Chó nôn
mữa liên tục ăn kém hoặc bỏ ăn, tiêu chảy. Trường hợp nặng chó nôn ra máu
tươi, tiêu chảy nặng phân có lẫn máu tươi hoặc màu đen như bã cà phê, chó bị
rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày dẫn đến viêm dạ dày ruột cấp.
Chó chết do tiêu chảy mất máu, mất chất điện giải, trụy tim.
• Thể mãn tính: triệu chứng thể mãn tính giống như thể cấp tính
nhưng thể hiện ở mứt độ thấp hơn và thời gian ngắn hơn. Chó có hội chứng
thiếu máu, chảy máu ruột, sau vài tháng triệu chứng này giảm đi chỉ còn hiện
tượng gầy còm, thiếu máu, thỉnh thoảng nôn khan.
Bệnh tích: mổ khám thấy giun cấm sâu vào niêm mạc ruột nhất là đoạn
không tràng. Ruột xuất huyết, niêm mạc ruột sưng và có chất dịch nhầy có khi
niêm mạc ruột viêm cata và loét, xuất huyết chảy máu. Gan có màu nâu sáng,
hóa mỡ.
8 Chẩn đoán
• Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
tâm Học •liệu
Cần
@trứng
Tàigiun
liệumóc
học
và pháp
nghiên

XétĐH
nghiêm
phânThơ
để tìm
theotập
phương
phù
nổi của Willis.
• Nuôi cấy trứng giun móc trong ống nghiệm hoặc trong than để
tìm ấu trùng.
9 Phòng bệnh
Chăm sóc nuôi dưỡng chó chu đáo để nâng cao sức đề kháng. Nếu thấy
chó gầy ốm, thiếu máu nên kiểm tra phân và kịp thời cho uống thuốc tẩy giun
móc.
Xung quanh nhà nên phát hoang các bụi cây để ánh nắng chiếu trực tiếp
vào có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.
Không nên nuôi chó thả rong.
Nên dùng thuốc tẩy cho chó mẹ một lần trong khi mang thai và hai lần
sau khi đẻ.
Phân chó cần được thu gom và xử lý.
Có thể sử dụng vaccin ấu trùng giun móc để phòng bệnh.
Tẩy sạch giun trước khi cho chó mẹ phối giống
10 Điều trị
10.1 Mebendazole
N (benzoyl – 5 – benzimidazolyl – 2) carbamat de methyl.

Trang 13

cứu



Công thức
O
C
N
NHCO – OCH 3
N
H

Trung

10.1.1 Tính chất
Thuốc ở dạng bột vô định hình, màu vàng nhạt, tan rất ít trong nước và
dung môi hữu cơ. Không hút ẩm, ổn định ở không khí.
Khi uống do thuốc rất ít được hấp thu ở ống tiêu hóa nên ít tác dụng
phụ. Sau khi uống từ 2 – 4 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương chỉ
khoảng 0,3% so với liều uống. Khi được hấp thu, thuốc gắn mạnh vào huyết
tương. Thời gian bán giã từ 6 đến 9 giờ. Nếu bị suy gan, thời gian bán giã thuốc
kéo dài. Thuốc được thải chủ yếu qua phân sau 24 giờ. Chỉ 5 – 10% liều uống
được thải qua nước tiểu.
Mebendazole là thuốc tổng hợp từ benzimidazole có tác động chống
giun sán rất rộng và ít tai biến.
10.1.2 Cơ chế
Ức chế
sự ĐH
tổng hợp
vi quản
của ký
sinhtập
trùngvà

hìnhnghiên
ống.
tâm Học
liệu
Cần
Thơ(microtubule)
@ Tài liệu
học
Ức chế sự tổng hợp glucose, dự trữ glycogen làm liệt cơ của giun ở ruột.
10.1.3 Cách dùng
• Cho uống.
• Liều lượng: 100 – 400mg/con/ngày: chia làm 2 lần trong ngày
cho uống trong 5 ngày (Nguyễn Phước Tương, 1994). 22mg/kg thể trọng uống
1 lần/ngày trong 3 ngày (Donal. Cplumb, 1991).
10.2 Pyrantel pomoat
Công thức
CO2H
CH3
OH
S
N
CH2
N
OH
CO2H

Trang 14

cứu



Trung

Là dẫn xuất từ tetrahydropirimidin, rất có hiệu quả trên giun kim, giun
đũa, giun móc và không có tác dụng trên giun lươn.
10.2.1 Sự chuyển hóa
Pyrantel ở dạng tartrat được hấp thu tốt và chuyển hóa nhanh trên chó.
Thuốc đạt nồng độ hữu hiệu trong huyết tương sau 2 – 3 giờ. Có khoảng 40%
liều sử dụng được thải ra ngoài qua nước tiểu. Khoảng 50% lượng thuốc được
thải qua phân dưới dạng không biến đổi. Pyrantel dứơi dạng muối pamoat rất ít
được hấp thu phần lớn thải ra ngoài theo phân. Dạng này chỉ điều trị các loại
giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa.
10.2.2 Độ độc
Pyrantel pomoat rất an toàn. Trên chó có thể sử dụng liều 1,450 mg/kg
thể trọng mới có dấu hiệu biểu hiện độc. Thuốc có thể gây độc cho những con
đang mang thai.
10.2.3 Cơ chế
Thuốc có tác dụng lên dạng trưởng thành và chưa trưởng thành của ký
sinh trùng, nhạy cảm với thuốc ở đường ruột nhưng không tác động ở giai đoạn
di trú của ký sinh trùng.
Ức chế dẫn truyền sung động đến thần kinh cơ làm liệt cơ của giun và
nhờ nhu động ruột đưa giun ra ngoài cơ thể.
Pyrantel
như Thơ
là chất @
phong
tỏaliệu
khử cực
thần
kinhvà

cơ điển
hình
tâm Học
liệuđược
ĐHxem
Cần
Tài
học
tập
nghiên
đồng thời cũng có tác dụng ức chế cholinesterase.
10.2.4 Cách dùng: cho uống.
Liều lượng: 15 mg/ kg thể trọng dùng 1 lần trong ngày liên tục 3 – 4
ngày (Donal. C. plumb, 1991).
10.3 Levamisole
Công thức

N
S

N

HCl

Là thuốc được tổng hợp từ imidazothizole và là đồng phân của DLtetramisol.
10.3.1 Cơ chế
Gây liệt cơ giun, làm ức chế phân hủy acetylcholin của cơ giun.
Giảm axit succinic là sản phẩm chuyển hóa cần thiết cho năng lượng co
cơ của giun.
10.3.2 Hấp thu

Trang 15

cứu


Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa hay tiêm. Tiêm được hấp
thu nhanh và có nồng độ trong máu cao hơn. Thời gian bán thải lớn hơn 4 giờ.
Thuốc nhanh chống thải ra ngoài qua nước tiểu 46%, qua phân 32% trong 24
giờ đầu. Thải qua hơi thở dưới dạng nguyên vẹn hay biến đổi.
10.3.3 Tồn lưu
Thuốc chỉ có mặt trong thịt sau 3 ngày và 1 ngày trong sữa sau khi
ngừng điều trị
10.3.4 Cách dùng: cho uống.
Liều lượng: 7 – 12 mg/kg thể trọng, 1 lần trong ngày, liên tiếp 3 – 7
ngày (Donal. C. plumb, 1991).
Chú ý
• Không dùng cho gia súc bị suy gan, suy thận.
• Liều độc so với liều điều trị gấp 5 – 6 lần.
10.4 Ivermectin

Trung tâm

Công thức
Với Dihydroavermectin B1a thay R = C2H5
Với Dihydroavermectin B1b thay R = CH 3
Lactose
– 23 @
dihydro
Học
liệumacrocylique,

ĐH Cần 22
Thơ
Tàiavermectin
liệu họcB 1tập
OCH3
O
O

CH3

O O
HO
CH3O

O

và nghiên cứu
H
R
C

H

CH3
CH3 CH3

CH 3
O
H


H
H

CH3
H

O
OH

O

H
HO

O
H

H

CH 3
H

10.4.1 Nguồn gốc
Được lấy ra từ nấm men Streptomyces avermitilis. Chất bột kết tinh,
màu vàng nhạt, không tan trong nước, nhưng tan mạnh trong dung môi hữu cơ.
Ivermectin là hổn hợp gồm 80% Dihydroavermectin B1a
và 20%
Dihydroavermectin B1b. Thuốc có tác dụng trị tất cả các giun tròn ký sinh.

Trang 16



Trung

Ưu điểm nổi bậc của thuốc là chỉ số an toàn cao. Không hề gây độc cho
bào thai, trừ một số giống chó kéo xe có thể bị triệu chứng ngộ độc của hệ thần
kinh.
Thuốc được dùng cả ba dạng: uống, tiêm dưới da, tiêm bắp.
Thuốc có tác dụng trị tất cả các giun tròn ký sinh. Thuốc có tác dụng
chống tất cả ký sinh trùng ở các thời kỳ khác nhau trưởng thành và các thời kỳ
phát triển của ấu trùng ký sinh trên động vật nuôi.
Thuốc được thải trừ qua phân nên cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.
Nó làm chậm quá trình phân giải các chất hữu cơ trong chất thải của động vật
khi ủ hay trong đất, trong nước.
Tỉ lệ hấp thu phụ thuộc vào cách bào chế, đường đưa thuốc. Nếu tiêm
cho chó mèo nồng độ thuốc cao nhất sẽ đạt sau 2 – 5 giờ.
10.4.2 Cơ chế
Thuốc ức chế sự dẫn truyền xung động thần kinh của nội ký sinh trùng.
Dưới tác dụng của thuốc enzym cholinestheraza bị phong tỏa, làm acetylcholin
tích lũy nhiều tại synap thần kinh. Trong khi đó hệ GABA ( δ - amino – butyric
acid) vẫn hoạt động bình thường, tức acetylcholin vẫn tiếp tục được tổng hợp.
Kết quả hoạt động của các nhánh thần kinh thuộc hệ trung ương không được
kiểm soát làm cho ký sinh trùng bị ngộ độc thuốc. Biểu hiện: run rẩy, co giật
liên Học
tục mấtliệu
năng ĐH
lượng,Cần
hết khả
năng@
bám,

liệtliệu
rồi chết.
tâm
Thơ
Tài
học tập và nghiên
Liều lượng: Chó 0,1 – 0,2 ml/kg thể trọng. Tiêm dưới da.

Trang 17

cứu


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1

Sơ lược về Thành phố Cần Thơ

1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thời gian: Từ ngày 27/03/2006 đến ngày 12/7/2006.
Đại điểm: Lấy mẫu ở hộ dân thuộc Thành phố Cần Thơ.
Được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ. Trước khi tiến hành điều tra
tình hình nhiễm giun móc ở chó tại Thành phố Cần Thơ, chúng tôi tìm hiểu
một số đặc điểm của Thành phố Cần Thơ có liên quan đến tình hình nhiễm
giun móc ở chó tại nơi đây. Những đặc điểm bao gồm:
1.2 Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ là trung tâm đầu mối giao thông của 12 tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm văn hóa khoa
học kỷ thuật và là nơi ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2: Bảng đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

Trang 18


Trung

Thành phố Cần Thơ có điều kiện khí hậu nhiệt đới với hai mùa rỏ rệt
trong năm: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11. Theo số liệu của đề tài khí tượng thủy văn Cần Thơ:
Nhiệt độ trung bình: 27°C.
Ẩm độ trung bình: 83%.
Lượng mưa trung bình: 1.635 mm.
1.3 Điều kiện xã hội của thành phố Cần Thơ
• Dân số: 1.121.141, nông thôn 50.14%, thành thị 49,86%
Diện tích: 1.389,60 km 2

Mật độ dân số: 800,2 người/km2

• Dân tộc: chủ yếu là dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer
• Tôn giáo: Phật giáo, Cao đài, Thiên chúa giáo, Tin lành
1.4 Tình hình tập quán chăn nuôi chó
Tập quán chăn nuôi chó đã có từ lâu đời, chó là một trong những loài
vật có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi chó rất phát triển. Theo số
liệu điều tra mới nhất ở Thành phố Cần Thơ có trên 15.000 con chó với các
giống khác nhau: Giống địa phương; giống chó ngoại (berge, lông xù...). Trong

đó chó nội chiếm tỉ lệ nhiều nhất, nhưng càng ngày người ta có xu hướng nuôi
tâm
liệu hơn.
ĐHNhưng
Cần hầu
Thơ
Tài
liệu
vàtiêm
nghiên
chó Học
ngoại nhiều
như@
chưa
quan
tâm học
nhiều tập
đến việc
ngừa
và tẩy giun sán.
Chăn nuôi chủ yếu sống trong nhà với chủ và thả rong, cách chăn nuôi
này thường gặp ở giống chó địa phương. Còn những giống chó ngoại chủ yếu
nuôi nhốt và bán nuôi nhốt.
2 Phương tiện thí nghiệm
2.1 Dụng cụ
- Cân
- Buồng đếm Mac – Master
- Cốc thủy tinh có mỏ:50 ml, 100ml
- Ống đong thủy tinh 60ml
- Đũa khuấy, đĩa petri

- Rây lược phân
- Túi nylon, dây thun, găng tay cao su
- Phích đá
- Ống hút dung dịch
- Viên bi thủy tinh hoặc bi Inox có đường kính 2 mm
- Tủ lạnh
- Lá kính, phiến kính, lọ đựng mẫu

Trang 19

cứu


×