Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM sán dây TRÊN CHÓ và THỬ HIỆU lực một số LOẠI THUỐC tẩy TRỪ tại 4 QUẬN HUYỆN THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN TUẤN ANH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN DÂY TRÊN CHÓ VÀ
THỬ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TẨY TRỪ
TẠI 4 QUẬN HUYỆN-THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN TUẤN ANH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN DÂY TRÊN CHÓ VÀ
THỬ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TẨY TRỪ
TẠI 4 QUẬN HUYỆN-THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN HỮU HƯNG



Sinh viên thực hiên
NGUYỄN TUẤN ANH
MSSV: 3064565
Lớp: Thú y k32

Cần Thơ, 12/2010
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Điều tra tình hình nhiễm sán dây và thử hiệu lực của một số loại
thuốc tẩy trừ tại 4 quận huyện - Thành phố Cần Thơ
Do sinh viên Nguyễn Tuấn Anh thực hiện tại 4 quận huyện- Thành Phố Cần
Thơ và phòng Kí sinh trùng và bệnh truyền nhiễm - Bộ môn Thú y, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ. Từ tháng 7/2010 đến
tháng 12/2010.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày

Duyệt của Bộ môn

tháng


năm 2010

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Hữu Hưng

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt của Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những kết quả trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu
của bản thân tôi.
Tất cả các số liệu, kết quả hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình hay luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Anh

iii



LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành biết ơn cha mẹ, người đã sinh thành, lo lắng và hy sinh tất cả vì
tương lai của tôi.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Nguyễn Hữu Hưng đã hết lòng hướng dẫn,
truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, ban chủ nhiệm
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng, Bộ Môn Thú Y đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Quý thầy cô bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình giảng dạy
tôi trong suốt thời gian học tập.
Các cô chú và anh chị em ở các trạm Thú Y tại thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình
chỉ bảo giúp đỡ hổ trợ trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Thú Y K32 đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn
trong suốt khoá học cũng như sự giúp đỡ của các bạn để tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.

iv


MỤC LỤC
Đề mục
Trang
Trang tựa......................................................................................................................... i
Trang duyệt .................................................................................................................... ii
Lời cam đoan.................................................................................................................iii
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... iv
Mục lục .......................................................................................................................... v
Danh sách chữ viết tắt .................................................................................................. vii
Danh mục bảng ........................................................................................................... viii

Danh mục biểu đồ ......................................................................................................... ix
Danh mục hình ............................................................................................................... x
Tóm lược....................................................................................................................... xi
Chương 1: Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 2
2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây kí sinh ở chó trên thế giới........................ 2
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây kí sinh ở chó ở trong nước....................... 4
2.3 Đặc điểm phân loại các loài sán dây ký sinh ở chó .............................................. 5
2.3.1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758) ........................................................ 5
2.3.2 Spirometra mansoni (Cobbold, 1882).......................................................... 6
2.3.3 Taenia hydatigena (Pallas, 1766) ................................................................ 6
2.3.4 Taenia pisiformis (Bloch, 1780).................................................................. 7
2.3.5 Multiceps multiceps (Leske, 1780) .............................................................. 7
2.3.6 Mesocestoides lineatus (Geoze, 1782)......................................................... 7
2.4 Đặc điểm sinh học một số loài sán dây kí sinh ở chó .......................................... 8
2.4.1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758) ........................................................ 8
2.4.2 Diphyllobothrium mansoni (Cobbold, 1882) ............................................ 11
2.4.3 Taenia hydatigena (Pallas,1976) .............................................................. 14
2.4.4 Taenia pisiformis (Bloch, 1780) ............................................................... 14
2.4.5 Multiceps multiceps (Leske, 1780) ............................................................ 17
2.4.6 Mesocestoides lineatus (Geoze, 1782)....................................................... 17
2.5 Tác hại sán dây đối với sức khỏe con người ...................................................... 17
2.6 Giới thiệu một số thuốc được sử dụng để tẩy trừ sán dây trên chó ..................... 19
2.6.1 Praziquantel .............................................................................................. 19
2.6.2 Albendazol................................................................................................ 21
2.6.3 Niclosamide.............................................................................................. 22
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................... 24
3.1 Nội dung ........................................................................................................... 24
3.2 Giới thiệu điều kiện tự nhiên tại thành phố Cần Thơ ......................................... 24
3.2.1 Vị trí địa lý................................................................................................ 24

3.2.2 Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 26
3.2.3 Chế độ thủy văn ........................................................................................ 27
3.2.4 Tình hình chăn nuôi chó và công tác tiêm phòng tại các quận huyện của
Thành phố Cần Thơ...................................................................................................... 27

v


3.3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu........................................................... 28
3.3.1 Xác định tình hình nhiễm sán dây ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ
(qua phương pháp kiểm tra phân) ................................................................................. 28
3.3.2 Xác định tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ
(qua phương pháp mổ khám) ........................................................................................ 30
3.3.3 Thử hiệu quả thuốc tẩy trừ một số loài sán dây ký sinh phổ biến trên
chó 33
Chương 4: Kết quả thảo luận ........................................................................................ 36
4.1 Kết quả tình hình nhiễm sán dây ở chó tại các quận huyện Thành phố Cần Thơ
(qua phương pháp kiểm tra phân) ................................................................................. 36
4.1.1 Tình hình nhiễm sán dây ở chó tại TP. Cần Thơ .......................................... 36
4.1.2 Tình hình nhiễm sán ở chó theo lứa tuổi (qua phương pháp kiểm tra
phân) 36
4.1.3 Kết quả thành phần loài sán dây ký sinh ở chó theo lứa tuổi tại TP. Cần
Thơ 39
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm ghép các loài sán dây ............................................................... 40
4.2 Kết quả tình hình nhiễm sán dây ở chó tại các quận huyện Thành phố Cần Thơ
(qua phương pháp mổ khám) ........................................................................................ 41
4.2.1 Tình hình nhiễm sán dây ở chó tại thành phố Cần Thơ................................. 41
4.2.2 Tình hình nhiễm sán dây ở chó theo lứa tuổi................................................ 42
4.2.3 Thành phần loài sán dây ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ..................... 43
4.2.4 Kết quả tình hình nhiễm ghép các loài sán dây ở chó TP.Cần Thơ ............... 44

4.2.5 Cường độ nhiễm sán dây ở chó.................................................................... 45
4.3 Xác định loài sán dây có sự truyền lây giữa người và động vật nuôi .................... 46
4.4 Kết quả theo dõi các triệu chứng trên chó bị nhiễm sán dây ................................. 47
4.5 Hiệu quả thuốc tẩy trừ một số loài sán dây ký sinh phổ biến ở chó....................... 47
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..................................................................................... 51
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 51
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 51
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 52
Phụ chương .................................................................................................................. 58

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
SMKT: số mẫu kiểm tra
SMN: số mẫu nhiễm
TLN: tỉ lệ nhiễm
CDN: cường độ nhiễm
Kg P: kilogram thể trọng

vii


DANH SÁCH BẢNG
STT
Tựa bảng
Bảng
1
Tổng số đàn chó nuôi ở 4 quận huyện
Phân bố lấy mẫu phân theo lứa tuổi chó tại 4 địa điểm khảo

2
sát
3
Phân bố số chó mổ khám tại địa bàn thành phố Cần Thơ
4
Phác đồ thí nghiệm 1
5
Phác đồ thí nghiệm 2
Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại TP. Cần Thơ qua phương pháp
6
kiểm tra phân
7
Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó theo lứa tuổi
Tỉ lệ nhiễm sán dây ở chó theo lứa tuổi giữa các điểm khảo
8
sát
Thành phần loài sán dây kí sinh ở chó theo lứa tuổi tại TP.
9
Cần Thơ
Tỷ lệ nhiễm ghép các loài sán dây ở chó theo lứa tuổi qua
10
kiểm tra phân
Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại các địa điểm khảo sát qua
11
phương pháp mổ khám.
Tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó theo lứa tuổi qua phương pháp
12
mổ khám
Tỉ lệ nhiễm sán dây ở chó theo lứa tuổi giữa các điểm khảo
13

sát qua mổ khám
Thành phần loài sán dây kí sinh ở chó theo lứa tuổi tại TP.
14
Cần Thơ qua mổ khám
Tỷ lệ nhiễm ghép các loài sán dây theo lứa tuổi ở chó tại
15
TP.Cần Thơ qua mổ khám
Cường độ nhiễm sán dây theo lứa tuổi ở chó tại thành phố
16
Cần Thơ
17
Hiệu quả tẩy ở chó bằng thuốc Albendazol
Hiệu quả tẩy trừ sán dây ở chó bằng thuốc Sampet
18
(Praziquantel)

viii

Trang
27
28
30
34
35
36
37
38
39
40
42

42
43
44
45
45
48
49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
Biểu đồ
1
2

Tựa
So sánh tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó theo lứa tuổi
So sánh tỉ lệ nhiễm ghép các loài sán dây theo lứa tuổi
qua kiểm tra phân

ix

Trang
37
41


DANH SÁCH HÌNH
TT
hình

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


Trang

Tựa hình
Dipylidium caninum (Linneus,1785)
Trứng Dipylidium caninum
Dipylidium caninum trưởng thành
Vòng đời của sán dây Dipylidium caninum
Bọ chét chó (Ctenocephalus canis)
Sán dây Diphyllobothrium mansoni
Trứng sán dây Diphyllobothrium mansoni (Cobbold, 1882)
Vòng đời sán dây Diphyllobothrium mansoni
Taenia hydatigena (Pallas, 1766)
Trứng Taenia pisiformis
Đầu Taenia pisiformis
Vòng đời sán dây Taenia hydatigena và Taenia pisiformis
Multiceps multiceps (Leske, 1780)
Mesocestoides lineatus (Geoze, 1782)
Phim chụp X quang kén nước (Echinoccocus granulosus) đáy phổi
phải (3x3,5cm) của 1 bệnh nhân nam, 52 tuổi
Mẫu sán dây thu thập qua mổ khám
Đầu Dipylidium caninum (10X)
Dipylidium caninum mổ khám
Đốt sán D.canium trưởng thành
Đốt sán Dipylidium caninum có chứa trứng
Diphyllobothrium mansoni thu thập trong mổ khám
Đầu sán dây Diphyllobothrium mansoni
Đốt sán dây Diphyllobothrium mansoni trưởng thành
Sán dây Taenia hydatigena thu thập sau mổ khám
Phần đầu và đuôi của Taenia hydatigena mổ khám
Phần đầu Taenia pisiformis

Phần thân Taenia pisiformis
Định danh phân loại sán dây sau mổ khám
Định danh phân loại trứng sán dây

x

8
9
9
10
11
11
12
13
14
15
15
16
17
17
18
58
58
59
59
59
60
60
61
61

62
62
63
63
64


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm sán dây trên chó và thử hiệu lực của một số
lọai thuốc tẩy trừ tạ 4 quận huyện - TP. Cần thơ” được tiến hành thực hiện từ
07/ 2010 đến 12/ 2010. Qua xét nghiệm 640 mẫu phân chó, mổ khảo sát 201 chó
tìm sán dây ký sinh trên chó ở 4 quận huyện (quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, quận
Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ) thuộc TP Cần Thơ, và sử dụng 2 loại thuốc Albendazol
và Sampet (Praziquantel) để tẩy trừ sán dây ký sinh trên chó:
Về kết quả xét nghiệm phân tìm trứng sán dây nhận thấy chó ở tất cả các lứa tuổi
đều có sự hiện diện của trứng sán dây với tỷ lệ nhiễm chung là 16,88%, ở chó 1 – 6
tháng tuổi nhiễm 8,75%, 7 – 12 tháng tuổi : 15,00%, 13 – 24 tháng tuổi : 18,75% và
chó > 24 tháng tuổi : 25,00%. Tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng tăng dần theo tuổi. Có
4 loài trứng sán dây thuộc lớp Cestoda được tìm thấy ở các địa bàn điều tra trong 3
loài trứng sán dây thuộc bộ Cyclophyllidea : Dipylidium caninum (15,00%), Taenia
hydatigena (4,37%), Taenia pisiformis (7,81%) và 1 loài thuộc bộ Pseudophyllidea
: Spirometra mansoni (8,60%).
Về kết quả mổ khám chó nhiễm sán dây với tỷ lệ 28,86%. Chó ở lứa tuổi 13 – 24
tháng tuổi nhiễm 25,50% và chó > 24 tháng tuổi : 38,46%. Tỉ lệ nhiễm tăng dần
theo lứa tuổi. Đã phát hiện chó nhiễm 4 loài sán dây: 3 loài thuộc bộ Cyclophyllidea
: Dipylidium caninum (27,36%), Taenia hydatigena (8,46%), Taenia pisiformis
(7,96%) và 1 loài thuộc bộ Pseudophyllidea : Spirometra mansoni (14,93%). Trong
đó có 2 loài có sự truyền lây giữa động vật nuôi và con người là Dipylidium
caninum và Spirometra mansoni.
Triệu chứng ghi nhận trong quá trình kiểm tra phân: mẫu phân chó nhiễm trứng sán

dây với cường độ nhiễm cao chó có biểu hiện ăn uống kém, gầy ốm, có trường hợp
bị nôn mửa và có khi đi phân bị táo bón, lúc bị tiêu chảy có lẫn máu nhưng lượng
máu theo phân rất ít, lông xơ xác, con vật hoạt động kém.
Thuốc Albendazol với liều lượng 1 ml/ 1,25 kg thể trọng và Sampet (Praziquantel)
với liều lượng 1 viên/ 8 kg thể trọng cho hiệu quả tẩy trừ tốt. Cả 2 loại thuốc đều an
toàn, không thấy có phản ứng phụ xảy ra trên chó trong suốt quá trình thí nghiệm.

xi


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là con vật đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng từ rất lâu đời do có các
đặc tính trung thành, thông minh, nhanh nhẹn và dễ huấn luyện. Với nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam hiện nay, chó không chỉ được nuôi để giữ nhà, săn
bắt mà còn được nuôi để giải trí, là con vật cưng thân thiết trong nhiều gia đình.
Ngoài ra, chó còn được nuôi và được huấn luyện để phục vụ cho con người trong
nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
Từ những mục đích và lợi ích đó nên số lượng chó được nuôi ngày càng nhiều và
phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Vì vậy, con người cần có sự quan tâm đến vấn
đề chăm sóc nuôi dưỡng và kiểm soát bệnh trên chó. Ngoài những bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm gây ra thiệt hại trên chó mà người nuôi cần phải quan tâm hàng
đầu thì ta cũng phải đặc biệt chú trọng đến những bệnh do ký sinh trùng gây ra trên
chó, đây là bệnh xảy ra rất phổ biến ở điều kiện khí hậu nước ta. Thông thường,
bệnh do sán dây gây ra ít được người nuôi chú trọng phòng ngừa bởi vì bệnh do
nhiễm sán dây không gây chết hàng loạt như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng
chúng ký sinh lâu dài làm cho chó gầy ốm, giảm sức đề kháng và mở đường cho các
bệnh khác bộc phát.
Sán dây là một trong những loài dễ lây truyền giữa con người và động vật nuôi. Mặt
khác, sán dây cũng là loài rất khó tẩy trừ ở cả vật nuôi lẫn con người. Vì vậy, việc
hiểu biết để tẩy trừ và phòng ngừa bệnh sán dây ở chó là rất cần thiết, nhằm tiêu

diệt nguồn bệnh trên con vật để bảo vệ sức khỏe cho người nuôi và cộng đồng.
Được sự chấp thuận của Bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Tình hình nhiễm
sán dây ký sinh trên chó và thử hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ tại 4 quận
huyện-Thành phố Cần Thơ”. Với mục đích:
- Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây trên chó tại các địa bàn thí
nghiệm
- Xác định thành phần loài sán dây ký sinh trên chó
- Xác định loài sán dây có sự truyền lây giữa người và động vật nuôi
- Xác định hiệu quả của thuốc tẩy trừ
Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người nuôi tẩy trừ và phòng bệnh
nhằm hạn chế sự lây lan bệnh giữa con người và động vật nuôi tại thành phố Cần
Thơ.
1


CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây kí sinh ở chó trên thế giới
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, các công trình nghiên cứu bệnh ký sinh
trùng ký sinh trên chó cũng được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả
nghiên cứu của một số tác giả cho biết hệ giun sán ký sinh trên chó rất đa dạng và
phong phú. Sán dây là loài sống ký sinh đường tiêu hóa chó và chúng hầu như được
tìm thấy khắp nơi trên thế giới.
Cotteleer et al., (1980), làm xét nghiệm 2.432 mẫu phân chó ở Brussel (Bỉ) cho thấy
40,67% chó nhiễm ký sinh trùng đường ruột; trong đó tỷ lệ chó bị nhiễm sán dây là
3,13%.
Hinz (1980), xét nghiệm 107 mẫu phân chó ở Bangkok (Thái Lan) cho thấy tỉ lệ chó
bị nhiễm Spirometra mansoni là 1,90%.
Cho et al., (1981), mổ khám 102 chó ở Hàn Quốc cho biết có 72 chó nhiễm giun
sán, trong đó tỉ lệ nhiễm Dipylidium caninum là 47%, Taenia pisiformis 9%,

Spirometra mansoni 2%.
Nicholas et al., (1982), khảo sát 544 chó, xác định 2 loài sán dây ký sinh trên chó ở
Úc gồm có Dipylidium caninum và Taenia spp.
Theo các tác giả Basa và Ogunkoya (1983), nghiên cứu sự lưu hành về bệnh giun
sán ký sinh ở đường tiêu hóa của chó trong vùng nông thôn ở Nigeria, phát hiện có
61 con bị nhiễm trong tổng số 144 chó, trong đó loài Dipylidium caninum là 7,60%.
Pandey et al., (1987), khảo sát 57 chó ở Rabat, Morocco, đã tìm thấy được các loài
sán dây ký sinh trên chó như: Dipylidium caninum 40,40%, Taenia hydatigena
12,30%, Taenia pisiformis 12,30%. Trong đó, Taenia hydatigena và Taenia
pisiformis chỉ có ở trên chó hơn 1 năm tuổi.
Fok et al., (1988), làm xét nghiệm 1.674 mẫu phân chó ở Budapest (Hungari) bằng
phương pháp kiểm tra phân, phát hiện chó bị nhiễm Taenia spp. 2,90%. Ngoài ra,
tác giả còn mổ khám 49 chó, phát hiện tỉ lệ nhiễm Dipylidium caninum 40,80% và
Taenia pisiformis 10,20%.
Hoffman et al., (1990), khảo sát 316 mẫu phân chó ở Puerto Alegre (Brazil), kết
quả nhiễm Dipylidium caninum 1,50%.

2


Abo-Shehada (1991), xét nghiệm 756 mẫu phân chó ngoài đường phố và những nơi
công cộng ở Jordan, đã phát hiện 61,60% mẫu phân nhiễm ký sinh trùng. Trong đó,
các loài sán dây như Taenia spp. 41,20%, Dipylidium caninum 19,80%.
Cornack et al., (1991), xét nghiệm 112 mẫu phân chó ở Charleville, Queensland, đã
phát hiện tỷ lệ chó nhiễm Dipylidium caninum 4,10%, Taenia spp. 4,50%.
Vanparijs et al., (1991), mổ khám 212 chó ở Bỉ cũng đã phát hiện chó bị nhiễm
Dipylidium caninum và Taenia pisiformis.
Igarza et al., (1992), mổ khám 42 chó ở miền Bắc Tây Ban Nha đã phát hiện tỷ lệ
chó bị nhiễm giun sán là 69%, trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây là 47,62% gồm có các
loài sán dây như Dipylidium caninum, Taenia pisiformis, T.hydatigena, T.

multiceps, Taenia spp. và Echinococcus granulosus.
Jones và Walters (1992), điều tra tình hình nhiễm sán dây tại 315 trại nuôi chó ở
Wales đã xác định được 7 loài sán dây ký sinh ở chó là Taenia hydatigena, Taenia
pisiformis, T. multiceps, T. serialis, T. ovis, Echinococcus granulosus và
Dipylidium caninum. Tỷ lệ nhiễm sán dây trên 882 chó là 18,25%.
Wachira et al., (1993), mổ khám 156 chó ở Nairobi cho thấy có 10% chó bị nhiễm
Echinococcus granulosus, 45% Dipylidium caninum. Tất cả chó bị nhiễm
Echinococcus granulosus đều sống quanh các lò mổ.
Farias et al., (1995), xét nghiệm 314 mẫu phân chó ở Aracatula-Sao Paulo (Brazil)
bằng phương pháp phù nổi đã phát hiện chó nhiễm Dipylidium caninum 2,90%.
Anene et al., (1996), khảo sát 197 chó ở Nigeria cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng
đường ruột là 68,50%. Trong đó, Dipylidium caninum 11,20%, Taenia hydatigena
9,10%. Tỷ lệ chó bị nhiễm Dipylidium caninum cao ở chó trên 1 năm tuổi.
El-Shehabi et al., (1999), mổ khám 340 chó thả rông ở Jordan, kết quả có 66,80%
chó bị nhiễm sán dây. Loài sán dây bị nhiễm cao nhất là Dipylidium caninum
(19,40%).
Bugg et al., (1999), xét nghiệm 421 mẫu phân chó ở những nơi tập trung và bệnh xá
thú y ở Australia phát hiện Dipylidium caninum là 1 trong 3 loài giun sán ký sinh
chính ở chó.
Minnaar et al., (2001), xét nghiệm 164 mẫu phân chó và mổ khám 69 chó ở
Boksburg (Nam Phi). Kết quả cho thấy chó bị nhiễm Dipylidium caninum 39%,
Taenia spp. 4%.

3


Theo Georgi J.R (1987), ở Bắc Mỹ có 3 loài sán dây phổ biến ở chó là Dipylidium
caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis.
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây kí sinh ở chó ở trong nước
Trước năm 1975, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các loài giun sán ký sinh

trên chó tại Việt Nam, đa số các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ký sinh trên
chó phát triển ở giai đoạn sau năm 1975, có thể kể đến như sau:
Phan Thế Việt et al., (1977), đã hệ thống lại toàn bộ các công trình nghiên cứu có
liên quan đến thành phần loài giun sán ký sinh ở động vật tại Việt Nam. Tài liệu này
đã giúp ích rất nhiều cho công tác tra cứu và tham khảo về ký sinh trùng. Tác giả đã
bổ sung thêm một số loài sán dây mới so với trước đây như Diphyllobothrium
reptans, Mesocestodes lineatus.
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) đã tổng hợp tất cả các nghiên cứu trước
đây về ký sinh trùng ở Việt Nam của nhiều tác giả và đã tổng kết được có 9 loài sán
dây ký sinh trên chó có tại Việt Nam. Bên cạnh 7 loài sán dây đã có trước đây là
Dipylidium caninum, Diphyllobothrium mansoni, Taenia hydatigena, Taenia
pisiformis, Tetrathiridium baillieti, Echinococcus granulosus và Cysticercus
cellulosae, các tác giả đã bổ sung thêm được loài mới là Taenia multiceps và
Echinococcus polymorphus (ấu trùng).
Phạm Sỹ Lăng và Đào Hữu Thanh (1990), đã làm xét nghiệm 453 chó và mổ khám
17 chó tại khu vực Hà Nội trong 2 năm 1986-1987. Kết quả cho thấy có 50,56% chó
bị nhiễm sán dây, trong đó có 184 chó nhiễm Dipylidium caninum (40,61%).
Nguyễn Thị Kỳ (1994), đã tổng kết các tài liệu và mô tả các mẫu vật sán dây ký
sinh ở động vật nuôi, chim và thú hoang tại Việt Nam. Tác giả đã liệt kê được 7 loài
sán dây ký sinh ở chó là: Dipylidium caninum, Diphyllobothrium mansoni, Taenia
hydatigena, Taenia pisiformis, T.
multiceps, Echinococcus granulosus và
Mesocestoides lineatus.
Phạm Văn Khuê et al., (1995), thực hiện mổ khám 26 chó ở Hải Phòng đã cho thấy
tỷ lệ chó bị nhiễm sán dây là 42,30%. Trong đó, loài Taenia pisiformis có tỷ lệ
nhiễm khá cao (19,20%).
Ngô Huyền Thúy (1996), làm xét nghiệm 1.092 mẫu phân chó và mổ khám 516 chó
tại Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao (92,10%), trong đó có các
loài sán dây như Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis,
Diphyllobothrium mansoni. Tác giả cũng đã thử nghiệm 4 loại thuốc, trong đó


4


Lopatol liều 50 mg/kg thể trọng tẩy sán dây đạt hiệu quả 76%, Niclosamide liều 100
mg/kg thể trọng đạt hiệu quả tẩy sán dây 77-81%.
Nguyễn Thị Lê et al., (1996), đã tổng hợp các tư liệu và mô tả những mẫu giun sán
có mặt tại Việt Nam. Các tác giả đã thống kê được 7 loài sán dây ký sinh trên chó ở
Việt Nam. Tác giả khẳng định chỉ có 1 loài sán dây thuộc Pseudophyllidea (bộ giả
diệp) được tìm thấy ở Việt Nam là Diphyllobothrium mansoni.
Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở ống tiêu
hóa chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, qua kết quả xét nghiệm 244 mẫu
phân chó đã phát hiện 1 loài thuộc nhóm sán dây là Dipylidium caninum. Ngoài ra,
tác giả thực hiện mổ khám 124 chó cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán là 100%, trong đó
có 4 loài sán dây có tỷ lệ nhiễm là Dipylidium caninum (33,87%), Multiceps
multiceps (17,74%), Mesocestoides lineatus (4,84%) và Taenia hydatigena 1,61%
với tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi.
Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000), đã kiểm tra phân 132 chó ngoại, lai và
chó nội thuộc các lứa tuổi tại thành phố Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán
chung là 55,38%, trong đó có 2 loài sán dây là Dipylidium caninum và
Diphyllobothrium mansoni, với tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó ở
một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Kết quả phân loại 73.757 mẫu vật đã định danh
được 12 loài giun sán. Số chó mổ khảo sát là 1.598 con, phát hiện có 4 loài thuộc
lớp sán dây với tỷ lệ nhiễm chung là 29,79%. Chó 4 – 6 tháng tuổi nhiễm sán dây
thấp nhất (22,27%) rồi tăng dần đến nhóm 7 – 12 tháng tuổi (28,58%) và đạt tỷ lệ
cao nhất ở nhóm 13 – 24 tháng tuổi (33,33%). Trong đó, tỷ lệ nhiễm Dipylidium
caninum là 24,09%, Spirometra mansoni 6,57%, Taenia hydatigena 1,38%, Taenia
pisiformis 0,06%. Riêng loài Dipylidium caninum phân bố khắp các địa điểm điều
tra và có khuynh hướng nhiễm tăng dần theo tuổi.

Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009), đã làm kiểm tra 597 mẫu phân chó,
đã phát hiện loài Dipylidium caninum có tỷ lệ nhiễm 15,91% và qua mổ khảo sát
409 chó tại thành phố Cần Thơ, đã phát hiện có sự hiện diện của hai loài sán dây
Dipylidium caninum và Multiceps multiceps có tỷ lệ nhiễm lần lượt là 28,85% và
6,11%.
2.3 Đặc điểm phân loại các loài sán dây ký sinh ở chó
2.3.1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
5


Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)
Bộ Cyclophyllidea (Braun, 1900)
Họ Dilepilidae (Fuhrmann, 1907)
Giống Dipylidium (Leuckart, 1863)
Loài Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758)
Dipylidium caninum ký sinh ở ruột non chó, mèo, cáo và nhiều loài động vật
khác, đôi khi thấy ở người (Railliet, 1892). Lê Hữu Khương et al. (1995) điều tra
trên chó nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nhiễm Dipylidium
caninum là 35,19%.
Lưu Văn Khoàn (1999) cho biết tỉ lệ nhiễm Dipylidium caninum là 32,5% trong
200 mẫu mổ khám chó tại thị xã Vĩnh Long.
2.3.2 Spirometra mansoni (Cobbold, 1882)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)
Bộ Pseudophyllidea (Carus, 1863)
Họ Diphyllobothriidae (Luhe, 1910)
Giống Spirometra (Mueller, 1937)

Loài Spirometra mansoni (Cobbold, 1882)

2.3.3 Taenia hydatigena (Pallas, 1766)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)
Bộ Cyclophyllidea (Braun, 1900)
Họ Taenidae (Ludwing, 1886)
Giống Taenia (Linnaeus, 1758)

6


Loài Taenia hydatigena (Pallas, 1766)
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, chó săn, chó sói, chó sói đồng cỏ,
mèo rừng. Cysticercus tenuicollis là dạng ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena
ký sinh ở màng treo ruột, màng treo dạ dày, mặt gan của động vật nuôi, động vật
gặm nhấm, động vật hoang dại và cả người.
2.3.4 Taenia pisiformis (Bloch, 1780)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)
Bộ Cyclophyllidea (Braun, 1900)
Họ Taenidae (Ludwing, 1886)
Giống Taenia (Linnaeus, 1758)
Loài Taenia pisiformis (Bloch, 1780)
2.3.5 Multiceps multiceps (Leske, 1780)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)

Bộ Taeniata (Skrjabin et Schulz, 1937)
Họ Taniidae (Ludwing, 1886)
Giống Multiceps (Goeze, 1782)
Loài Multiceps multiceps (Leske, 1780)
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, chó sói, cáo, mèo hoang. Coenurus
cerebralis là ấu trùng của sán dây Taenia multiceps ký sinh ở não, dây chằng, cột
sống của cừu, dê, động vật nuôi, các loài thú hoang, hiếm gặp ở người (Hall, 1910).
2.3.6 Mesocestoides lineatus (Geoze, 1782)
Ngành Platyhelminthes (Schneider, 1973)
Lớp Cestoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Eucestoda (Southwell, 1930)
Bộ Mesocestoidata (Skrjabin, 1940)
7


Họ Mesocestoididae (Perier, 1897)
Giống Mesocestoides (Wailand, 1782)
Loài Mesocestoides lineatus (Geoze, 1782)
Sán trưởng thành ký sinh ở chó, mèo và các động vật ăn thịt khác. Ấu trùng
Tetratirium sống trong phúc mạc, bề mặt niêm mạc ruột, dưới da của động vật có
xương sống (Trịnh Văn Thịnh, 1963).
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số loài sán dây ký sinh ở chó như sau:
Loài Diphyllobothrium reptans (Dies, 1850)
Loài Echinococcus granulosus (Pascais, 1786)
Trong số 8 loài trên, có hai loài chủ yếu ký sinh và gây bệnh cho chó ở nước ta là
Diphyllobothrium mansoni và Dipylidium caninum.

2.4 Đặc điểm sinh học một số loài sán dây ký sinh ở chó
2.4.1 Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758)
-Hình thái: sán dài từ 10-75cm, rộng 2-3mm, đầu nhỏ có 4 giác bám hình elip, đỉnh

đầu có 3-4 hàng móc, có từ 30-150 móc. Móc lớn dài 0,012-0,015mm, móc nhỏ dài
0,005-0,006mm, đốt trưởng thành và đốt già có chiều dọc lớn hơn chiều ngang và
có hình dạng giống như hạt dưa, mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục đổ ra 2 bên của đốt
sán.

Hình 1 : Dipylidium caninum (Linneus,1785)
1,2. Đầu; 3.Đốt lưỡng tính (Mathevosian, 1963)

8


Hình 2 :Trứng Dipylidium caninum
( />
Hình 3 Dipylidium caninum trưởng thành
(Nguồn : />
Theo các tác giả Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), sán dây Dipyllidium
caninum là một loài sán nhỏ dài 15 – 40 cm, chiều ngang tối đa 2 – 3 mm. Đầu sán
rộng 300 – 500 micromet, có bộ phận nhô ra khá rõ rệt và có 4 vòng móc dùng để
bám vào thành ruột, gồm từ 100 – 200 móc. Những đốt sán ở phần đầu rất nhỏ.
Những đốt sán già có hình hạt dưa nên có tên là “sán hạt dưa”. Đốt sán có lỗ sinh
dục chạy về hai bên đốt. Trứng sán hình tròn đường kính 35 – 40 micromet và
thường chụm với nhau thành từng đám, trong một nang có từ 8 – 20 trứng.
9


- Vòng đời
Đốt sán già thải ra ngoài có mang theo trứng. Đốt sán vỡ thải trứng ra tự nhiên được
các vật chủ trung gian là bọ chét chó Ctenocephalus canis, bọ chét mèo
Ctenocephalus felis, chấy Pulex irritans ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng. Chó
mèo và các thú ăn thịt khác ăn phải vật chủ trung gian có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán

dây (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001).
Bọ chét là ký chủ trung gian của sán dây Dipyllidium caninum gây bệnh ở chó mèo
và ngay cả con người. Ctenocephalus canis là loài phân bố rộng, ngoại ký sinh tạm
thời trên động vật ăn thịt, cả con đực và con cái đều hút máu làm cho con vật nuôi
bị bệnh, tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác tấn công gây bệnh cho con vật nuôi. Ấu
trùng của loài này sau 3 lần lột xác trở thành nhộng, được bao bọc bởi một kén, sau
đó phát triển thành giai đoạn trưởng thành. Hoàn thành vòng đời cần 234 ngày
(Nguyễn Hữu Hưng, 2009).
Ấu trùng của bọ chét ăn phải trứng sán dây có lẫn trong đất, trong phân hoặc dính ở
lông chó…, trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng, thời gian phát triển trong cơ thể
vật chủ trung gian khoảng 2 tuần. Ở người khi nuốt phải kén Cysticercoid sẽ bị
nhiễm và chúng phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian từ khi nhiễm đến khi
sán trưởng thành khoảng 20 ngày (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009).

Chó ăn bò
chét trưởng
thành có chứa
mầm bệnh

Sán trưởng
thành ở ruột non

Đốt tận cùng
của sán dây
thải theo
phân ra bên
ngòai
ấu trùng bọ
chét phát triển
thành bò chét

trưởng thành

Đốt và trướng sán dây bài
thải ra bên ngòai

ấu trùng bò
chét ăn phải
trứng này

Hình 4 Vòng đời của sán dây Dipylidium caninum
10


( Nguồn Internal Parasites of Dogs and Cats)

Hình 5 Bọ chét chó (Ctenocephalus canis)
(Nguồn: />
2.4.2 Diphyllobothrium mansoni (Cobbold, 1882)
- Hình thái

Hình 6: Sán dây Diphyllobothrium mansoni
(Nguồn: />
11


Hình 7: Trứng sán dây Diphyllobothrium mansoni (Cobbold, 1882)
Đây là loài thuộc bộ Pseudophyllidea được tìm thấy, loài này còn có tên khác là
Spirometra mansoni. Theo các tác giả Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), sán
trưởng thành sống ở ruột non của chó mèo, người. Sán dài 60 cm, rộng 5 – 6 mm.
Mỗi đốt có chiều ngang lớn hơn chiều dài. Đầu sán có chiều ngang 1mm, trông

giống như hình tứ giác, có môi tạo thành khe rãnh để bám. Trên mỗi đốt có tinh
hoàn và tuyến nuôi dưỡng trứng ở hai bờ của đốt. Số tinh hoàn có từ 300 – 540 ở
mỗi đốt. Ấu trùng Sparganum erinacei sống ở mô và cơ của động vật có xương
sống và người, dài
8 – 36 cm, ngang 0,1 – 1,2 mm, không có bộ phận sinh dục.
Theo Lê Hữu Khương (2005), qua kết quả khảo sát các loài sán dây ký sinh trên chó
tại 13 tỉnh miền nam Việt Nam đã xác định loài này có chiều dài khoảng 1.000 mm,
màu trắng, đầu có hình ngón tay không rộng hơn phần cổ. Lát cắt ngang có hình tứ
giác, rãnh bám rộng, nông và mờ dần về phía cổ. Lỗ sinh dục đực và cái nằm 3/8 về
phía trước của đốt, 2 lỗ sinh dục tách biệt và nằm gần nhau. Lỗ tử cung cũng là khe
nằm ngang phía dưới lỗ sinh dục. Tinh hoàn phân bố đều trong đốt, chỉ ở vùng
trung tâm không có tinh hoàn, vùng trên lỗ sinh dục có tinh hoàn và tuyến noãn
hoàng. Biên độ tử cung giảm dần về hướng lỗ tử cung, trứng có mấu gai.
- Vòng đời

12


Sán trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra ngoại cảnh. Trứng sẽ hình thành ấu
trùng hình cầu có nhiều lông và chui ra khỏi trứng sau 21 ngày. Ấu trùng Coracidia
trôi xuống nước, xâm nhập vào các loài giáp xác Cyclops stremus, Diaptomus
racilis phát triển thành ấu trùng đốt (Procercoid larvae), giáp xác có thể coi là vật
chủ phụ. Ấu trùng phát triển trong thời gian 20 ngày có thể gây nhiễm được cho vật
chủ trung gian là các loài cá, bò sát và lưỡng cư như ếch nhái ăn phải các giáp xác
nhiễm ấu trùng, ấu trùng đốt sẽ phát triển thành ấu trùng đốt sán trưởng thành
(Sparganum) bên trong vật chủ trung gian thứ 2. Ếch nhái ăn phải các loài giáp xác
có ấu trùng và ấu trùng sẽ chuyển vào sống trong phúc mạc hoặc cơ của ếch nhái. Ở
một số địa phương có tập quán dùng ếch nhái giã nhỏ đắp vào mắt người khi bị đau
mắt. Nếu ếch nhái có ấu trùng thì ấu trùng này sẽ chuyển vào sống trong kết mạc
mắt và gọi là bệnh sán nhái, gây thành các u ở mắt. Chó mèo ăn phải nhái, ếch có ấu

trùng thì sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành ở trong ruột. Theo Đỗ Dương Thái et
al., (1974), ở Việt Nam có tới 75% ếch nhái mang ấu trùng của D. mansoni. Ngoài
ếch nhái, ấu trùng còn ký sinh ở chuột và một số động vật khác.

13


×