Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI và SALMONELLA SPP TRONG PHÂN cò tại vườn cò BẰNG LĂNG và tân LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÂM KIM LONG

ðỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI &
SALMONELLA SPP. TRONG PHÂN CÒ TẠI VƯỜN
CÒ BẰNG LĂNG & TÂN LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên ñề tài:

ðỊNH LƯỢNG VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI &
SALMONELLA SPP. TRONG PHÂN CÒ TẠI VƯỜN
CÒ BẰNG LĂNG & TÂN LONG

Sinh viên thực hiện:
LÂM KIM LONG
MSSV: 3072682
Lớp: THÚ Y – K33



Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THU TÂM

Cần Thơ, 2011

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
ðề tài: “ðịnh lượng vi khuẩn Escherichia Coli và Salmonella spp. trong phân
cò tại vườn cò Bằng Lăng & Tân Long”
Sinh viên thực hiện: Lâm Kim Long, lớp THÚ Y K33.
ðịa ñiểm: Phòng thí nghiệm Vi trùng và Miễn dịch, bộ môn Thú Y, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: từ tháng 09 năm 2011 ñến tháng 11 năm 2011.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ môn

tháng


năm 2011.

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

NGUYỄN THU TÂM

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ của rất nhiều người.
Tôi không biết nói gì hơn. Trước khi ra trường, tôi xin:
Thành kính biết ơn !
Cha mẹ ñã hết lòng tận tuỵ chăm sóc, dạy bảo cho tôi nên người. Kính dâng lên
cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc và những người thân trong gia ñình ñã ñộng viên con
trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành tri ân !
Cô Nguyễn Thu Tâm ñã dành thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cô Lý Thị Liên Khai, cố vấn học tập ñã luôn nhắc nhở và ñộng viên tôi trong

suốt thời gian học tập ở Trường.
Quý Thầy, Cô bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn nuôi ñã tận tình truyền ñạt những
kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu với tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn !
Chị Nguyễn Thị Lệ Hà ở vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt), anh Huỳnh Hải ðăng
vườn cò Tân Long (Sóc Trăng) ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong việc lấy mẫu và tạo
ñiều kiện thuận lợi ñể hoàn thành luận văn.
Cùng tất cả bạn bè ñã ñộng viên, chia sẽ và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện ñề tài.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2011

Lâm Kim Long

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................................... i
Trang duyệt ..................................................................................................................... ii
Lời cám ơn ..................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng – sơ ñồ .................................................................................................. vii
Danh mục hình ............................................................................................................. viii
Tóm lược ......................................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 ðẶT VẤN ðỀ ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 2
2.1. ðặc ñiểm sinh lý của cò ......................................................................................... 2
2.1.1. Phân bố .......................................................................................................... 2
2.1.2. ðặc tính cư trú và mật ñộ ................................................................................ 2

2.1.3. Nơi ở .............................................................................................................. 2
2.1.4. Sinh sản .......................................................................................................... 2
2.1.5. Thức ăn .......................................................................................................... 3
2.2. Vi khuẩn Escherichia coli .................................................................................... 3
2.2.1. ðại cương ....................................................................................................... 3
2.2.2. ðặc ñiểm hình thái cấu tạo ............................................................................. 4
2.2.3. ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................... 4
2.2.4. ðặc ñiểm sinh hóa .......................................................................................... 5
2.2.5. Cấu trúc kháng nguyên ................................................................................... 5
2.2.6. ðộc tố ............................................................................................................ 6
2.2.7. Tính gây bệnh và sức ñề kháng ....................................................................... 7
2.3. Vi khuẩn Salmonella spp. ...................................................................................... 9
2.3.1. ðại cương về vi khuẩn Salmonella spp. ........................................................... 9
2.3.2. ðặc ñiểm hình thái cấu tạo ........................................................................... 10
2.3.3. ðặc ñiểm nuôi cấy......................................................................................... 10
2.3.4. ðặc ñiểm sinh hóa ........................................................................................ 11

iv


2.3.5. Cấu trúc kháng nguyên ................................................................................. 11
2.3.6. Sức ñề kháng ................................................................................................ 13
2.3.7. Tính biến dị .................................................................................................. 13
2.3.8. ðộc tố .......................................................................................................... 14
2.3.9. Tính gây bệnh ............................................................................................... 14
2.4. Sự tiềm tàng mầm bệnh ở cò ............................................................................... 16
2.5. Giới thiệu sơ lược về ñịa ñiểm lấy mẫu ................................................................ 17
2.5.1. ðiều kiện tự nhiên và xã hội của quận Thốt Nốt (Cần Thơ ) .......................... 17
2.5.2. Khái quát về vườn cò Bằng Lăng................................................................... 17
2.5.3. ðiều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Ngã Năm (Sóc Trăng ) ..................... 19

2.5.4. ðôi nét về vườn cò Tân Long ........................................................................ 19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 22
3.1. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 22
3.1.1. Thời gian – ñịa ñiểm – ñối tượng nghiên cứu ................................................ 22
3.1.2. Thiết bị - hóa chất ......................................................................................... 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu ................................................................................... 23
3.2.2. Phương pháp xữ lý mẫu ................................................................................ 23
3.3. Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ............................................................................. 24
3.4. Kiểm tra ñặc tính sinh hóa ................................................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 30
4. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella spp.
trong phân cò ở vườn cò Bằng Lăng và Tân Long .................................................. 30
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ðỀ NGHỊ .............................................................................. 33
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 33
5.2. ðề nghị ............................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 34
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 37

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

E. coli: Escherichia coli.

EHEC: Enterohemorrhagic E. coli.

EPEC: Enteropathogenic E. coli.


ETEC: Enterotoxigenic E. coli.

EIEC: Enteroinvasive E. coli.

EaggEC: Enteroaggregative E. coli.

VT: Verocytotoxin

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella......................... 13
Bảng 2. Loài mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh............................................... 16
Bảng 3. Chỉ tiêu sinh hoá .................................................................................... 28
Bảng 4: Kết quả về tỷ lệ nhiễm E. coli và Salmonella spp trong phân cò ............ 30
Bảng 5: Kết quả ñịnh lượng vi khuẩn E. coli trong phân cò ................................ 31
Bảng 6: Kết quả ñịnh lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân cò................... 31
Bảng 7: Tỷ lệ nhiễm E. coli và Salmonella spp ................................................... 32
Bảng 8: Tổng số vi khuẩn E. coli trong 1 gram phân cò ...................................... 37
Bảng 9: Tồng số vi khuẩn Salmonella spp. trong 1 gram phân cò........................ 42

Sơ ñồ: Quy trình phân lập vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. ........................... 26

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi ñiện tử ..................................................4
Hình 2. Salmonella spp. dưới kính hiển vi ñiện tử..................................................10

Hinh 3: Bản ñồ hành chính quận Thốt Nốt .............................................................18
Hình 4: ðiểm tham quan vườn cò Bằng Lăng .......................................................19
Hình 5: Sân chim vườn cò Bằng Lăng ...................................................................19
Hình 6: Bản ñồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.............................................................20
Hình 7: ðiểm tham quan vườn cò Tân Long .........................................................21
Hình 8: Sân chim ở vườn cò Tân Long ..................................................................21
Hình 9. Dụng cụ và thao tác lấy mẫu .....................................................................23
Hình 10. Phương pháp pha loãng mẫu ...................................................................23
Hình 11. Khuẩn lạc E. coli và Salmonella trên môi trường DHL............................24
Hình 12. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường MLCB .......................................24
Hình 13. Phản ứng sinh hóa của vi khuẩn E. coli ...................................................28
Hình 14. Phản ứng sinh hóa vi khuẩn Salmonella spp. ...........................................29

viii


TÓM LƯỢC

Từ tháng 9 ñến tháng 11 năm 2011, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
trên 100 mẫu phân cò ở hai vườn cò Bằng Lăng và Tân Long. Sau khi ñem mẫu về,
cân 1 gram mẫu tiến hành pha loãng ñến nồng ñộ thích hợp. Chọn hai nồng ñộ
thích hợp kế tiếp nhau, chang 0,1ml mẫu vào môi trường DHL ñể phân lập vi khuẩn
E. coli và Salmonella spp. ủ trong tủ ấm ở 370C trong 24 giờ. ðối với vi khuẩn E.
coli chọn những khuẩn lạc màu hồng ñỏ tiến hành làm sinh hoá. ðối với vi khuẩn
Salmonella cấy thuần trên BGA và NA ủ trong tủ ấm ở 370C trong 24 giờ, sau ñó
chọn 4 khuẩn lạc màu ñen bóng tiến hành làm sinh hóa.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm của E. coli là 97% và của Salmonella spp. là
26%. Tỷ lệ ñịnh lượng vi khuẩn E. coli trong phân cò ở 105CFU/g là 4,1%,
106CFU/g là 35,1% và 107CFU/g là 60,8%. Tỷ lệ ñịnh lượng vi khuẩn Salmonella
spp. trong phân cò ở 105CFU/g là 11,5%, 106CFU/g là 88,5%. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn

E. coli là 94% và Salmonella spp. là 12% trong phân cò ở vườn cò Bằng Lăng .Tỷ
lệ nhiễm vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. trong phân cò ở vườn cò Tân Long lần
lượt là 100% và 40%.

ix


CHƯƠNG 1
ðẶT VẤN ðỀ

Hiện nay, vấn ñề phòng chống dịch bệnh là mối quan tâm lớn lao của nhiều
người và toàn thế giới. Dịch bệnh có thể ảnh hưởng từ nhiều phương diện: sức
khỏe, kinh tế,… Vi khuẩn E. coli và Salmonella là những vi khuẩn ñường ruột nên
mang tính tiềm ẩn rất cao, với nội và ngoại ñộc tố chúng có thể gây bệnh bằng
nhiều cách: chúng có thể vấy nhiễm vào ñất, nước, sinh vật,… Ở môi trường tự
nhiên vi khuẩn E. coli tồn tại ñược 4 tháng, vi khuẩn Salmonella có thể sống 2-3
tháng trong bùn, cát, các sinh vật khác khi ăn, uống hay tiếp xúc ñều có thể bị lây
nhiễm, gây những triệu chứng: tiêu chảy, phù… ðặc biệt khi con người sử dụng
nước hay thực phẩm ñã bị vấy nhiễm mà không ñược xử lý sẽ dẫn tới ngộ ñộc thực
phẩm cho vật nuôi và cũng có thể là con người.
Bên cạnh nhiều nghiên cứu khoa học chủ ñạo: trên vật nuôi, nước, không
khí… Rất ít ñề tài nghiên cứu về những ñộng vật hoang dã mà ñặc biệt là những
loài chim di trú, sống và làm tổ theo tập ñoàn. Trong ñó loài Cò trắng ñược bảo tồn
ở các vườn cò và sân chim lớn trên cả nước, ñó rất có thể là nơi tồn trữ và phát tán
mầm bệnh. Cò là loài chim di trú, sống và làm tổ theo tập ñoàn nên khi bị nhiễm
mầm bệnh khả năng lưu trữ và tự lây nhiễm rất cao. Mặt khác, với tập tính kiếm ăn
xa trên những cánh ñồng, ao, hồ,… sẽ làm phát tán mầm bệnh trên diện rộng, gây
ảnh hưởng ñến các sinh vật trong vùng cò sinh sống và những vùng lân cận.
Nhằm tìm hiểu thông tin và số lượng vi khuẩn E. coli & Salmonella spp.
trong phân cò. ðược sự cho phép của Bộ môn Thú Y – Khoa Nông Nghiệp và Sinh

Học Ứng Dụng – Trường ðại Học Cần Thơ. Tôi ñã tiến hành thực hiện ñề tài:
“ðịnh lượng vi khuẩn E. coli & Salmonella spp. trong phân cò tại vườn cò Bằng
Lăng và Tân Long”.
Mục tiêu ñề tài:
ðịnh lượng vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. trong phân cò tại vườn cò
Bằng Lăng và Tân Long.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ðặc ñiểm sinh lý của cò
Theo Võ Quý (1971) thì Cò có những ñặc ñiểm sau:
2.1.1. Phân bố
Cò trắng có vùng phân bố rộng: ở châu Âu gồm Bồ ðào Nha, Nam Tây Ban
Nha, Nam Pháp, Bắc Ý, Hungari, Bungari, Anbani và Nam Liên Xô; ở Châu Á gặp
ở Xiri, Iran, Trung Á, Ấn ðộ, Thái Lan, Miến ðiện, Lào, Việt Nam, Campuchia,
Mã Lai, Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Châu Phi Cò trắng thường làm tổ tam
giác châu thổ sông Nin, quần ñảo Capve, và thỉnh thoảng ở hồ Victoria. Mùa ñông
gặp Cò trắng ở Bắc Phi và phần Nam của vùng phân bố.
Ở Việt Nam cò trắng gặp khắp nơi: vùng ñồng bằng, vùng trung du và ñôi khi
cả ở vùng núi.
2.1.2. ðặc tính cư trú và mật ñộ
Ở Việt nam Cò trắng có thể gặp quanh năm nhưng mật ñộ thay ñổi theo mùa.
Vào mùa sinh sản, chỉ có một số ít Cò trắng làm tổ ở vùng ñồng bằng. Phần lớn
quần thể của chúng sống ñịnh cư ở những chỗ có ñầm lầy hoặc vùng ruộng lúa,
phần còn lại thì lang thang khắp vùng ñồng bằng ñể kiếm ăn. ðến mùa lạnh số
lượng Cò trắng ở Việt nam tăng lên rất nhiều. Chắc chắn rằng ñây là những quần
thể khác từ phương Bắc ñã về ñây ñể trú ñông ñến tháng ba. Trong mùa lạnh,

thường gặp từng ñàn Cò trắng 50-100 con, ñôi khi nhiều hơn.
2.1.3. Nơi ở
Cò trắng thường làm tổ trên bụi tre, hay những bụi cây lớn rậm rạp ở gần hồ,
ao, ñôi khi cả trong thành phố. Cò trắng kiếm ăn ở các ruộng lúa, các vực nước cạn,
những chỗ nước chảy và ñầm lầy.
2.1.4. Sinh sản
Cò trắng làm tổ theo tập ñoàn. Vào ñầu tháng tư Cò trắng tập trung ở chổ làm
tổ, kết ñôi và xây dựng tổ. Ở vùng Hà Nội và Hà ðông, tìm thấy tổ cò vào cuối
tháng tư. Vào cuối tháng sáu lứa chim non thứ nhất ñã bắt ñầu rời tổ. ðầu tháng
bảy, cò tu bổ lại tổ và ñẻ lứa thứ hai, lứa này kết thúc vào cuối tháng mười một.
Cò trắng làm tổ cách mặt ñất 5-10 m. Vật liệu xây dựng tổ là các cành cây, cỏ
khô và lá khô. Cả hai con ñực và cái cùng tham gia làm tổ. ðường kính ngoài của
tổ: 20-50 cm, lòng tổ 15-25 cm, số trứng mỗi lứa thay ñổi từ 3-5. Vỏ trứng màu

2


xanh da trời nhạt. Ở Miến ðiện và Ấn ðộ, thời kỳ sinh sản của Cò trắng từ tháng
bảy ñến tháng chín, ở Trung Quốc từ tháng ba ñến tháng chín.
2.1.5. Thức ăn
Thức ăn của Cò trắng là cá nhỏ và tôm. Trong môt nghiên cứu trong 7 dạ dày
của Cò trắng thì tôm tép chiếm 71% số lần gặp và cá nhỏ chiếm 57%.
2.2.Vi khuẩn Escherichia coli
2.2.1. ðại cương
Escherichia coli ñược gọi tên là E. coli thuộc họ Enterobacteriaeceae ñược
bác sĩ người ðức là Theodor Eschrich phân lập ñầu tiên và ñưa ra ñặc ñiểm của vi
khuẩn vào năm 1885. E. coli là loài quan trọng ñược tìm thấy trong phân (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Năm 1940 người ta tìm thấy những serotype của E. coli gây ra một trận dịch
tiêu chảy nặng bộc phát ở một bệnh viện. Từ ñó serotype ñược xem là phương pháp

tốt nhất ñể xác ñịnh E. coli gây bệnh, những E. coli này ñược gọi là
Enteropathogenic E. coli (EPEC) (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Cho ñến những năm cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Enterotoxin do vi khuẩn E.
coli tiết ra lần ñầu tiên ñược phân lập từ những gia súc có triệu chứng tiêu chảy
nặng giống triệu chứng của Vibrio gây ra những Enterotoxigenic E. coli (ETEC)
không cùng serotype với EPEC ñã biết trước ñó.
E. coli thường xuất hiện rất sớm bên trong ñường ruột của người và ñộng vật
sơ sinh (sau ñẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít ở dạ dày hay ruột non.
Trong nhiều trường hợp chúng ñược tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác
nhau trong cơ thể (Nguyễn Như Thanh, 1997). Trong các vi khuẩn ñường ruột loài
Escherichia là loài phổ biến nhất, chúng sinh sống bình thường trong ñường ruột
của người và ñộng vật. Khi các ñiều kiện nuôi dưỡng kém, thay ñổi khẩu phần thức
ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống ñỡ bệnh tật của con vật yếu, thì E. coli trở nên
cường ñộc và có khả năng gây bệnh.
Từ ruột E. coli theo phân ra ñất, nước. Tìm chỉ số E. coli trong một nguồn
nước cho phép ta kết luận nước có bị nhiễm phân hay không và là một trong những
cơ sở nói rằng nước ñó tốt hay xấu (Nguyễn Như Thanh, 1997).

2.2.2. ðặc ñiểm hình thái cấu tạo

3


E. coli là trực khuẩn có hình gậy ngắn, kích thước 2-3 µm x 0,6 µm. Phần lớn
E. coli di ñộng do có lông ở xung quanh, một số không di ñộng. Vi khuẩn không
sinh nha bào, có thể có giáp mô. Thân ñược bao phủ bởi những sợi protein có chức
năng bám dính và giúp cơ thể di ñộng E. coli bắt màu gram âm có thể bắt màu ñều
hoặc sẫm ở 2 ñầu, khoảng giữa nhạt. Nếu cố ñịnh bằng acid osmic rồi quan sát dưới
kính hiển vi thấy tế bào E. coli có nhân, ñó là một khối tối nằm trong nguyên sinh
chất màu sáng (Nguyễn Như Thanh, 1997).


Hình 1. Vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi ñiện tử
(www.khoahoc.com.vn)

2.2.3. ðặc ñiểm nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường một số
còn phát triển ở môi trường tổng hợp ñơn giản. E. coli là trực khuẩn hiếu khí và
yếm khí tuỳ tiện, có thể sống ñược ở nhiệt ñộ từ 5-40oC, nhiệt ñộ thích hợp là 37oC,
pH thích hợp là 7,2-7,4; phát triển ñược ở pH 5,5-5,8.
Môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất ñục, có cặn màu
tro nhạt lắng xuống ñáy, ñôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường
có mùi phân thối (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trên môi trường MC (Mac conkey agar) vi khuẩn E. coli hình thành khuẩn to,
tròn, ñều, màu hồng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi, kích thước 2-3mm.
Trên môi trường EMB (Eosin methyl blue) khuẩn lạc E.coli to, tròn, hơi lồi,
bóng, màu thẫm tím, có ánh kim.
Môi trường Nutrient agar (NA), Trypticase soy agar (TSA) qua 18-24 giờ ủ
trong tủ ấm 37oC, hình thành những khuẩn lạc tròn ướt màu trắng nhạt, mặt khuẩn
lạc hơi lồi ñường kính 2-3 mm.

4


Một số hoá chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất của
nó, muối mật (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
2.2.4. ðặc ñiểm sinh hoá
E. coli lên men có sinh hơi glucose, galactose, lactose, maltose, aribinose,
xylose, mannitol, fructose,… không sinh H2S, hoàn nguyên nitrate thành nitrite,
không sử dụng urea, không sử dụng citrate làm nguồn cung cấp carbon. Tất cả vi
khuẩn E. coli ñều lên men ñường lactose nhanh và lên men glucose sinh hơi, ñây là

một ñặc ñiểm quan trọng, người ta dựa vào ñó ñể phân biệt E. coli và Salmonella
(Nguyễn Thanh, 1997).
Dùng các phản ứng IMViC (indole- methylred- Voges proskauer- Citrate) ñể
phân biệt E. coli với các vi khuẩn ñường ruột khác.
- Phản ứng Indole dương tính (+)
- Phản ứng MR (Methyl red) dương tính (+)
- Phản ứng VP (Voges - Proskauer) âm tính (-)
- Phản ứng Citrate âm tính (-)
2.2.5. Cấu trúc kháng nguyên
Kauffman (1947) người ñầu tiên khám phá ra kiểu huyết thanh dựa trên 3 loại
kháng nguyên của E. coli là: kháng nguyên O (somatic), kháng nguyên H
(flagellum),và kháng nguyên K (capsular) (Nguyễn Vĩnh Phước,1977).
2.2.5.1. Kháng nguyên O
Kháng nguyên O còn ñược gọi là kháng nguyên thân, kháng nguyên bề mặt,
ñây là kháng nguyên của vách tế bào, cấu tạo bởi polysaccharide. Nó ñược tìm thấy
trên các khuẩn lạc dạng S và chịu ñược nhiệt ñộ 100oC trong 2 giờ, không bị cồn
phá huỷ.
Mỗi type vi khuẩn có một kháng nguyên O riêng, chúng có những yếu tố khác
nhau ghi bằng I, II, III, IV, (Nguyễn Như Thanh, 1997).

5


2.2.5.2. Kháng nguyên H
Kháng nguyên H còn ñược gọi là kháng nguyên lông, có tính chịu nhiệt cao,
ñược cấu tạo bởi protein. Tuy nhiên khi ñun sôi 100oC trong 2 giờ 30 phút thì tính
kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng nguyên ñều bị huỷ. Các
nhóm kháng nguyên O khác nhau của vi khuẩn E. coli ñều có một loại type kháng
nguyên H và ñược biểu thị bằng số 1, 2, 3, 4.
2.2.5.3. Kháng nguyên K

Kháng nguyên K còn gọi là kháng nguyên vỏ, kháng nguyên màng tế bào
ñược cấu tạo bởi polysaccharide hoặc protein. Loại này chỉ có ở một số vi khuẩn
ñường ruột. Những chủng có kháng nguyên L và B thường không chịu nhiệt và
không tìm thấy giáp mô.
Hiện nay, có khoảng 80 loại kháng nguyên K ñã ñược biết ñến và ñược chia
làm 3 loại ký hiệu L, A, và B. Kháng nguyên L ngăn không cho hiện tượng ngưng
kết O của vi khuẩn sống xảy ra, kém chịu nhiệt, kháng nguyên L bị phá huỷ ở nhiệt
ñộ 100oC trong 1 giờ, kháng nguyên mất khả năng ngưng kết, kết tủa và không giữ
ñược tính kháng nguyên (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Kháng nguyên A là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá huỷ khi ñun sôi
ở 100oC trong 2 giờ 30 phút nên vẫn giữ ñược khả năng ngưng kết, kết tủa và tính
kháng nguyên vẫn còn.
Kháng nguyên B thì ít thấy, ở 100oC trong vòng một giở thì mất tính kháng
nguyên và vẫn giữ ñược khả năng ngưng kết và kết tủa. Kháng nguyên này rất ñặc
hiệu cho các type trong nhóm trực khuẩn ñường ruột.
Mặc dù trong tự nhiên trực khuẩn ñường ruột có nhiều serotype, nhưng chỉ
một phần nhỏ trong số ñó ñược xác ñịnh là mầm gây ra các bệnh ñường dạ dày,
ruột.
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E. coli ñược chia làm nhiều nhóm căn cứ
vào cấu tạo của kháng nguyên O, K, H, E. coli lại chia làm nhiều type, mỗi type ñều
ñược ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K, H. Trong số 28 huyết thanh phổ
biến có 8 chủng gây bệnh là: O111B4, O86B7, O55B5, O26B6, O127B8 (Mỹ),
O128B12 (Anh), 408 và 145 (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.2.6 ðộc tố
Ngoại ñộc tố: là một chất không chịu ñược nhiệt, dễ bị phá huỷ ở 56oC trong
vòng 10-30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại ñộc tố chuyển thành giải
ñộc tố. Ngoại ñộc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử. Khả năng tạo ñộc tố sẽ

6



mất ñi khi các chủng ñược giữ lâu dài, hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường
dinh dưỡng.
Nội ñộc tố: là yếu tố gây ñộc chủ yếu của vi khuẩn ñường ruột, chúng có trong
tế bào vi trùng và gắn vào tế bào vi trùng ñể gây bệnh. Nội ñộc tố có thể chiết xuất
bằng nhiều phương pháp: phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng phenol
hoặc dưới tác dụng của enzyme.
Về cấu trúc, nội ñộc tố có phức chất polysaccharide-protein-lipid, vì vậy nó
thuộc về kháng nguyên hoàn toàn và có tính ñặc hiệu cao ñối với các chủng của mỗi
serotype.
Hiện nay, các tác giả thường chú ý ñến hai lớp ñộc tố ñường ruột:
- ðộc tố chịu nhiệt (ST= heat-stable-toxin), ñộc tố này chịu ñược nhiệt ñộ
100 C trong 15 phút.
o

- ðộc tố kém chịu nhiệt (LT= heat-labile-toxin), ñộc tố này bị vô hoạt ở 60oC
trong 15 phút.
ðộc tố LT có trọng lượng phân tử cao, nó gồm 5 kháng nguyên B có khả năng
bám lên bề mặt biểu bì của ruột và một nhóm kháng nguyên A có 11 hoạt tính sinh
học cao. Ngoài ra còn có verocytotoxin (VT) cũng tham gia vào quá trình sinh bệnh
do E. coli gây ra.
2.2.7. Tính gây bệnh và sức ñề kháng
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli không chịu ñược
nhiệt ñộ cao, ñun 55oC trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút, ñun sôi 100oC chết ngay.
Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli ñộc có thể tồn tại ñến 4
tháng (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trong phòng thí nghiệm: tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột
lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết
chết con vật (Nguyễn Như Thanh, 1997).
E. coli có sẵn trong ruột của ñộng vật nhưng chỉ tác ñộng gây bệnh khi sức

ñề kháng của con vật kém ñi, lúc ñộng vật gầy yếu, chăm sóc và quản lý kém, bị
cảm hay cảm nóng, mắc các bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm, bệnh giun
sán. E. coli thường gây bệnh cho súc vật non từ 2-3 ngày tuổi, có khi từ 4- 8 ngày
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Bình thường E. coli sống trong ñường ruột nhưng không gây bệnh, khi cơ thể
suy yếu một số chủng trở nên gây bệnh, E. coli không chỉ gây bệnh ở ñường ruột

7


như tiêu chảy, kiết lỵ, mà còn có thể gây một số bệnh khách như viêm phế quản,
viêm màng phổi,…(Trần Cẩm Vân, 2001).
E. coli gây bệnh trên gà:
Thể viêm túi khí: thường ở thể kế phát các bệnh hô hấp như: CRD, tụ huyết
trùng, viêm phế quản và khí quản truyền nhiễm. Vi khuẩn E. coli có thể bị hít vào
trong những mô bị tổn thương của ñường hô hấp. Vi khuẩn phát triển rất nhanh
trong cơ thể và ñịnh hướng vào các túi khí. Viêm bã ñậu khiến con vật khó thở. Vi
khuẩn có thể tấn công vào nôi tạng khác: tim, gan…làm viêm dính fibrin, kết quả là
tuần hoàn suy giảm, tỷ lệ chết 8-10%.
Thể bại huyết: do vi khuẩn xâm nhập vào máu quá nhiều trong ñiều kiện cơ
thể suy yếu tỷ lệ chết nhanh chiếm 1-2%.
Thể viêm ruột: do niêm mạc ruột bị tổn thương có thể do kí sinh trùng, cầu
trùng,…và do bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, khi nhiễm bệnh gà thường bị tiêu
chảy nặng, phân có dịch nhầy màu nâu, xanh, trắng. Bệnh tích ở ñường tiêu hóa có
chứa máu và dịch nhầy, thành ruột sưng to, dày.
Thể viêm vòi trứng: xâm nhập qua lỗ huyệt, qua nang trứng hoặc từ máu
vào. Vi khuẩn gây viêm ñường sinh dục, vì vậy khi trứng ñi qua sẽ nhiễm E. coli
làm cho chết phôi trước và sau khi nở.
Thể chết phôi: vi khuẩn xâm nhập qua vỏ trứng vào phôi gây chết phôi.
Các thể khác:

Viêm rốn: rốn bị sưng ñỏ vi khuẩn có thể nhiễm từ mẹ qua trứng vào phôi
hoặc từ môi trường vào rốn.
Viêm khớp: vi khuẩn khớp sưng to, ñỏ. (Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân
Hạnh, Tô Thị Phấn, 2005)
E. coli gây bệnh trên bê, nghé:
Vi khuẩn thông qua thức ăn hay nước uống xâm nhập vào ruột hay có sẵn
trong ruột gặp ñiều kiện thuận lợi do bê, nghé thay ñổi thức ăn, gặp khí hậu khắc
nghiệt sẽ phát triển mạnh. Nhờ kháng nguyên bám dính bám vào niêm mạc ruột, từ
ñó xâm nhập vào thành ruột, ở ñây vi khuẩn sản sinh ñộc tố ñường ruột
(Enterotoxin) ñộc tố này làm tăng co bóp ñường ruột gây tiêu chảy, từ ñó bê nghé bị
mất nước, trụy tim mạch ñến chết (Viện Thú Y quốc gia, 2004).

8


Ngoài ra E. coli còn có mặt trong các bệnh về sinh sản của trâu bò: viêm
buồng trứng, tử cung, âm ñạo, vú, nhiễm trùng huyết sau ñẻ (Phạm Sỹ Lăng, Phan
ðịch Lân, 1999).
Qua ñó, ta thấy tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli rất nguy hiểm, xâm nhập
qua nhiều con ñường, nhiều ñối tượng và mọi lứa tuổi.
Những chủng E. coli có liên quan ñến tiêu chảy thường thuộc các nhóm sau:
EPEC (enteropathogenic E. coli), ETEC (enterotoxingenic E. coli), EIEC
(enteroinvasive E. coli), VTEC (verocytoxin-producing E. coli), EAEC
(enteroaggregative E. coli) (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
E. coli là nguyên nhân của khoảng 50% tử vong do tiêu chảy ở heo. Nó là
nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở heo con (Hồ Thị Việt Thu, 2008).
Dòng E. coli gây bệnh phổ biến là K88a, K99,… gây bệnh tiêu chảy ở heo con,
O149, O55, O64 gây bệnh phù thủng (Lê Văn Nam, 1999).
Ngoài ra O8, O9, O101, O157 gây tiêu chảy ở heo sơ sinh.
O8, O136, O14, O149, O157 gây bệnh tiêu chảy từ 4 tuần tuổi ñến sau cai sữa.

O138, O139, K82, O141, K85a,c gây bệnh phù thủng.
Nếu xuất hiện trong thức ăn hoặc nước uống sẽ dễ gây ngộ ñộc thực phẩm cho
người (Nguyễn Bá Hiên, 2008).
2.3. Vi khuẩn Salmonella spp.
2.3.1. ðại cương về vi khuẩn Salmonella spp.
Năm 1885 Salmonella Choleraesuis Salmon và Smith phát hiện và phân lập ở
Mỹ từ heo mắc bệnh dịch tả (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). Lúc bấy giờ người ta cho
rằng ñó là vi khuẩn gây bệnh dịch tả heo. Sau ñó 20 năm các nhà khoa học xác ñịnh
rằng nguyên nhân gây bệnh dịch tả là virus thì Salmonella ñược coi là vi trùng cơ
hội khi có bệnh dịch tả heo.
Năm 1934, theo ñề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, ñể kỷ niệm
người ñầu tiên tìm ra vi khuẩn là Salmon, người ta ñặt tên chính thức của vi khuẩn
này là Salmonella.
Có khoảng trên 2300 type huyết thanh học ñã ñược xác ñịnh, hầu hết ñều có
khả năng gây bệnh, gây nhiễm lẻ tẻ hoặc thành dịch lớn hoặc là bệnh thường xuyên
chết (Trần Thị Phận, 2000).

9


2.3.2. ðặc ñiểm hình thái cấu tạo
Salmonella là một loại vi khuẩn, hình gậy ngắn, hai ñầu tròn, kích thước 0,40,6 x 1-3 µm, không hình thành giáp mô và nha bào. ða số các loài Salmonella ñều
có khả năng di ñộng mạnh do có lông xung quanh thân trừ Salmonella gallinarumpullorum, vi khuẩn dễ nhuộm với thuốc nhuộm thông thường, gram âm, khi nhuộm
vi khuẩn bắt màu ñều toàn thân hoặc hơi ñậm hai ñầu. (Nguyễn Như Thanh, 1997) .

Hình 2. Salmonella spp. dưới kính hiển vi ñiện tử
(www.angiang.gov.vn)

2.3.3. ðặc ñiểm nuôi cấy
Salmonella vừa kỵ khí, vừa hiếu khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy tối hảo ở

nhiệt ñộ 35oC-37oC, pH thích hợp cho sự phát triển của Salmonella từ 6,5-7,5.
Salmonella spp. gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt ở ñiều kiện hiếu khí, kém hơn ở
ñiều kiện yếm khí, phát triển tốt trong cơ thể, môi trường trung tính hay hơi kiềm
(Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Nuôi cấy trong môi trường nước thịt: sau 18 giờ canh trùng ñục ñều, nuôi lâu
thì ở ñáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng, canh khuẩn có
mùi thối.
Nuôi cấy trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc tròn ñường kính 1-1,5mm;
trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc E. coli.
Trên môi trường thạch thông thường, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R
(rough), nhám, mặt trong mờ.
Gelatin: vi khuẩn không làm tan chảy gelatin. Chúng hình thành màng hơi mờ
trên mặt thạch, khuẩn lạc nhỏ, không trong suốt, chạy dài theo ñường cấy sâu
(Nguyễn Như Thanh, 1997).

10


Môi trường phổ biến ñể nuôi cấy và phân lập Salmonella spp. là Brilliant
Green Agar (BGA) và Manitol Lysine Crytal Violet Brilliant Green Agar (MLCB),
môi trường XLD (Xylose Lysine Deoxycholate Agar). Khuẩn lạc tròn nhẵn bóng
hơi lồi, có màu ñỏ nhạt trên BGA và màu ñen xám trên MLCB, màu ñỏ tâm ñen
trên môi trường XLD ñường kính khuẩn lạc từ 2-4 mm (www. Merck.com).
2.3.4. ðặc ñiểm sinh hoá
Lên men ñường: mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số loại ñường
nhất ñịnh và không ñổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh glucose,
mantose, galactose, levulose, arabinose (Lưu Hữu Mãnh, 2010).
Salmonella pullorum không lên men mantose.
Salmonella choleraesuis không lên men arabinose.
Hầu hết Salmonella không lên men lactose, sucrose.

Enzyme khử cacboxyl: khoảng 96% Salmonella tiết ra enzyme khử carboxyl
ñối với lysine, orthinine, arginine.
Hoàn nguyên Nitrate thành Nitrit.
Salmonella không sinh hoá indole, không phân giải urea, không có khả năng
tách nhóm amine trừ tryptophane, hầu hết các chủng ñều sinh H2S.
Dùng các phản ứng IMViC (indole- methylred- Voges proskauer- Citrate) ñể
phân biệt Salmonella với các vi khuẩn ñường ruột khác.
- Phản ứng Indole âm tính. (-)
- Phản ứng MR (Methyl red) dương tính. (+)
- Phản ứng VP (Voges - proskauer) âm tính. (-)
- Phản ứng Citrate dương tính. (+)
2.3.5. Cấu trúc kháng nguyên
Ở Salmonella, ngoài phản ứng huyết thanh ñặc hiệu của từng vi khuẩn còn
hiện tượng ngưng kết chéo giữa các kháng nguyên của vi khuẩn này với kháng
nguyên của loài khác. ðó là do thành phần kháng nguyên của Salmonella hết sức
phức tạp gồm nhiều thành phần ñặc hiệu ñại diện cho cả nhóm, loài, chủng huyết
thanh.
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella gồm 3 loại:
- Kháng nguyên thân O.

11


- Kháng nguyên lông H.
- Kháng nguyên nang Vi
2.3.5.1. Kháng nguyên thân O:(Somatic antigen)
ðây là loại kháng nguyên rất quan trọng. Hiện nay, người ta thấy 67 yếu tố
khác nhau, một Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố. Mỗi một yếu tố người
ta ñánh số bằng số La Mã.
- Yếu tố ñặc hiệu: chỉ có loài ñó mới có.

- Yếu tố không ñặc hiệu: có thể chung cho một số loài.
Kháng nguyên O là một phần của màng ngoài tế bào, gồm 4 lớp: lớp
Lipopolysaccharide (LPS), lớp lipoprotein và lớp peptidoglican. Kháng nguyên thân
O là một phần của lớp LPS, lớp này gồm 3 thành phần: phần ngoài là kháng nguyên
O có cấu trúc chuỗi mắc xích, phần giữa là lõi polysaccharide và phần 3 gọi là lipid
A
2.3.5.2. Kháng nguyên lông H (Flagellar antigen)
Chỉ có ở các Salmonella có lông. Các chủng Salmonella ñều có lông trừ
Salmonella gallinarum, Salmonella pullorum. ðây là loại kháng nguyên góp phần
xác ñịnh một cách chính xác các giống Salmonella. Kháng nguyên H gồm 2 pha
(phase).
Pha 1 gồm 28 loại kháng nguyên lông ñược biểu thị bằng mẫu chữ La tinh
thường a, b, c …
Pha 2 không có tính chất ñặc hiệu, gồm 6 loại kháng nguyên ñược biểu thị
bằng chữ số Ả-rập 1, 2, 3,…hay chữ Latin thường e, n, x,…ñôi khi những thành
phần này gặp ở E. coli (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.3.5.3. Kháng nguyên nang Vi (kháng nguyên K, capsurla antigen):
Kháng nguyên nang Vi ( kháng nguyên K) của Salmonella không phức tạp,
chỉ có Salmonella typhi, Salmonella dublin. Kháng nguyên nang Vi gặp kháng thể
Vi gây ra hiện tượng ngưng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ. Bản chất của kháng
nguyên nang Vi là phức hợp glucid-lipid-polipeptid gần giống như kháng nguyên
O, kháng nguyên nang Vi không tham gia vào quá trình mang bệnh.
Nghiên cứu các tính chất kháng nguyên O, H, Vi người ta xây dựng bảng công
thức kháng nguyên.

12


Bảng 1. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella


Nhóm vi khuẩn

Loài vi khuẩn

Kháng nguyên
thân O

Kháng nguyên tiêm mao
Pha 1

Pha 2

A

S.paratyphi A

1, 2, 12

a

-

B

S.typhimurium

1, 4, 5, 12

i


1,2

C

S.cholerae

6, 7

c

1,5

D

S.typhi

9, 12

d

-

S.enteritidis

1, 9, 12

g,m

-


S.gallinarum

1, 9, 12

-

-

S.pullorum

9, 12

-

-

(Nguyễn Như Thanh, 1997)
2.3.6. Sức ñề kháng
Salmonella bị diệt ở 60oC trong một giờ, 70oC trong 20 phút, 75oC trong 5
phút. Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng diệt vi khuẩn trong nước khoảng 4 giờ.
Salmonella có thể sống trong 2-3 tháng trong xác ñộng vật chết chôn ở bùn, cát.
Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối (nồng ñộ 29%) ñược 4-8 tháng ở nhiệt
ñộ từ 6-12oC. Các chất sát trùng như HgCl 1/500, 1% formol 1/500, acid phenic
5% có thể diệt vi khuẩn trong 15-20 phút.
2.3.7. Tính biến dị
Salmonella có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên.
Biến dị khuẩn lạc S → R:
Vi khuẩn mới phân lập có khuẩn lạc dạng S (Smooth) có kháng nguyên ñặc
hiệu của chúng qua một thời gian nuôi cấy, vi khuẩn phát sinh khuẩn lạc dạng R
(Rough) lúc ñó kháng nguyên không còn ñặc hiệu nữa.

Biến dị kháng nguyên H→O:
Trong nuôi cấy dưới ảnh hưởng của một số chất như acid phenic… Vi khuẩn
sẽ mất lông sinh biến dị không di ñộng chỉ còn kháng nguyên O.
Biến dị kháng nguyên H:
13


Vi khuẩn có lông có thể biến dị từ pha 1 sang pha 2 có cấu tạo kháng nguyên
khác pha 1 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.3.8. ðộc tố
Salmonella có hai loại ñộc tố: Nội ñộc tố và ngoại ñộc tố.
Nội ñộc tố (endotoxin): nội ñộc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp
tiêm tĩnh mạch, ñộc tố của vi khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48
giờ. Bệnh tích ñặc trưng là ruột non sung huyết, mảng payer phù nề, ñôi khi hoại tử.
ðộc tố ở ruột gây ñộc thần kinh, gây hôn mê, co giật. Nội ñộc tố có hai loại: loại
gây sung huyết và mụn loét.
Ngoại ñộc tố (exotoxin): chỉ phát hiện khi lấy vi khuẩn có ñộc tính cao cho
vào bụng chuột lang. Sau 4 ngày lấy ra rồi lại cấy chuyền như vậy từ 5- 10 lần. Sau
cùng ñem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh cho ñộng vật thí nghiệm. Ngoại
ñộc tố còn tác dụng vào thần kinh và ruột. Ngoại ñộc tố có thể chế thành giải ñộc
bằng cánh trộn thêm 5% formol ñể ở 37oC trong 20 ngày. Giải ñộc tố tiêm cho
thuốc khả năng trung hoà ñộc tố của vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh, 1997).
2.3.9. Tính gây bệnh
Salmonella hiện nhiều nơi trong thiên nhiên, có thể tìm thấy trong ñường tiêu
hoá của nhiều loài ñộng vật khác nhau như người, ñộng vật có xương sống, bò sát,
chim, côn trùng… Chúng có thể sống cộng sinh, cũng có thể gây nhiều bệnh dưới
dạng khác nhau. Ở người, S. Typhi thường gây bệnh thương hàn và S. Paratyphi A,
B, C gây bệnh phó thương hàn (Nguyễn Như Thanh, 1997).

14



Bảng 2. Loài mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân

Loài mắc bệnh

Bệnh

S.paratyphi A, B, C

Người

Phó thương hàn

S.typhimurium

Người, hầu hết ñộng vật

Viêm dạ dày ruột

S.cholerae suis

Người, heo

Thương hàn ngộ ñộc

S.enteritidis

Người, ñộng vật


Ngộ ñộc, gây nhiễm

S.gallinarum

Người, gà

Thương hàn, ñường ruột

S.pullorum

Người, gà

Bệnh ñường ruột, bạch lỵ

S.typhi

Người

Sốt thương hàn

S.anatum

Người, ñộng vật

Bệnh ñường ruột

(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Salmonella gây bệnh ñường ruột cho người, gia súc và gia cầm, còn gọi là
bệnh thương hàn, phó thương hàn. Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong

ruột của người, bò, heo, gà, vịt,…và một số ñộng vật khoẻ mạnh. Trong ñiều kiện
sức ñề kháng của ñộng vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh
(Nguyễn Như Thanh, 1997).
Trong phòng thí nghiệm chuột bạch cảm nhiễm nhất, ngoài ra còn có thể sử
dụng chuột lang và thỏ. Sau khi tiêm vi khuẩn vào dưới da hoặc phúc mạc ở dưới da
sẽ phát sinh thuỷ thủng, sưng, nung mủ, lở loét, sau 4-5 ngày hoặc 8-10 ngày con
vật gầy dần và chết. Mổ khám có tích tụ máu, lách sưng, ruột viêm. Trong trường
hợp kéo dài thì gan và lách có ñiểm hoại tử.
Vi khuẩn Salmonella có thể ô nhiễm thức ăn, nước uống, hoặc sữa, bao gồm
các sản phẩm thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm như trứng nấu không ñược chín,
sữa không ñược khử trùng hoặc nhiễm phân bệnh của người làm ñồ ăn hay dụng cụ,
ñồ chế biến bị nhiễm. Ngoài ra do tiếp xúc với con vật bệnh (như người chăn nuôi,
công nhân giết mổ…) vật truyền bệnh trung gian như: chuột, gián,… (Hoàng Tương
Giao 2007).
Vi khuẩn Salmonella có thể xâm nhập qua cơ thể qua ñường miệng, thức ăn,
nước uống. ðến ruột non vi khuẩn chui qua niêm mạc ruột mà không làm tổn
thương niêm mạc ruột, xâm nhập vào các hạch bạch huyết, chúng dừng lại và phát

15


×