Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

KẾT QUẢ CHẨN đoán và điều TRỊ một số BỆNH SINH sản ở CHÓ cái tại BỆNH VIỆN THÚ y PETCARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

TRƯƠNG VĂN GIÀN

KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ
BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI TẠI BỆNH VIỆN THÚ
Y PETCARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ 5/2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

TRƯƠNG VĂN GIÀN

KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ
BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI TẠI BỆNH VIỆN THÚ
Y PETCARE, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo Viên Hướng Dẫn
Th.S NGUYỄN DƯƠNG BẢO
Th.S HUỲNH THỊ THANH NGỌC

Cần Thơ 05/2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản ở chó
cái tại Bệnh viện Thú y Petcare, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; do
sinh viên: Trương Văn Giàn thực hiện tại Bệnh viện Thú y Petcare từ ngày
12/01/2009 đến ngày 15/04/2009.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009
Duyệt khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

i


LỜI CẢM TẠ

Chân thành ghi ơn sâu sắc đến cha, mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ
con nên người và cho con có được ngày hôm nay. Và xin cám ơn toàn thể gia
đình, người thân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được nguyện
vọng.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Dương Bảo, người
Thầy đã tận tâm hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ những kiến thức và lời động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Bộ môn Thú y cùng toàn thể quý thầy
cô trong Bộ môn Thú y, Bộ môn Chăn nuôi, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận
tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian trong giảng đường đại học.
Đặc biệt cảm ơn Thạc sĩ Huỳnh Thị Thanh Ngọc, Bác sĩ Thú y Nguyễn
Thị Quỳnh Hoa cùng toàn thể các anh chị tại Bệnh viện Thú y Petcare đã tận
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt
nghiệp và hoàn thành luận văn.
Và xin cám ơn đến các bạn lớp Thú y K 30 đã giúp đỡ, động viên cùng
tôi vượt qua khó khăn trong suốt thời gian học tập tại giảng đường Trường
Đại Học Cần Thơ.

Ngày 14 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Giàn

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ............................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG ..............................................................................vii

DANH SÁCH HÌNH...............................................................................viii
TÓM LƯỢC..............................................................................................ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................2
2.1. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI............................................. 2
2.1.1. Noãn sào hay buồng trứng (Ovaries)......................................................... 2
2.1.2. Ống dẫn noãn hay ống dẫn trứng (Oviducts)............................................. 3
2.1.3. Tử cung (Uterus) ...................................................................................... 3
2.1.4. Âm đạo (Vagina) ...................................................................................... 4
2.1.5. Tiền đình .................................................................................................. 4
2.1.6. Âm hộ....................................................................................................... 4
2.2. CHU KỲ SINH DỤC CỦA CHÓ CÁI ........................................................ 4
2.2.1. Sự thành thục tính dục .............................................................................. 4
2.2.2. Chu kỳ động dục....................................................................................... 5
2.3. MỘT SỐ HORMONE SINH DỤC .............................................................. 6
2.3.1. FSH (Follicle Stimulating Hormone = kích noãn bào tố) .......................... 6
2.3.2. LH (Luteinizing hormone = kích hoàng thể tố) ......................................... 6
2.3.3. LTH (Luteotropic hormone = Prolactin) ................................................... 6
2.3.4. Oestrogen ................................................................................................. 6
2.3.5. Progesterone ............................................................................................. 7
2.3.6. Oxytoxin................................................................................................... 7
2.3.7. Relacxin.................................................................................................... 7

iii


2.4. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG SINH DỤC CÁI CỦA KÍCH DỤC TỐ ...... 7
2.5. SỰ SINH ĐẺ............................................................................................... 8
2.5.1. Dấu hiệu chó sắp sanh .............................................................................. 8
2.5.2. Những giai đoạn của quá trình đẻ.............................................................. 8

2.6. MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI ................................................... 9
2.6.1. Viêm mủ tử cung (pyometra) .................................................................... 9
2.6.2. Đẻ khó (dystocia).................................................................................... 12
2.6.3. Khối u tuyến vú (Mammary Tumor) ....................................................... 14
2.6.4. Bệnh sốt sữa ........................................................................................... 15

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........17
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ............................................... 17
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ................................... 17
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm.............................................................................. 17
3.2.2. Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................ 17
3.2.3. Hóa chất và thuốc điều trị ....................................................................... 18
3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................................... 18
3.3.1. Nội dung đề tài ....................................................................................... 18
3.3.2. Phương pháp khám ................................................................................. 18
3.3.3. Điều trị ................................................................................................... 21
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................... 23

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................24
4.1. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI TẠI BỆNH
VIỆN THÚ Y PETCARE.........................................................................24
4.2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CÁC BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI ....................... 24
4.3. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP ... 26
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐẺ KHÓ ..................................................... 27
4.5. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN PHÂN LOẠI
BỆNH VIÊM MỦ TỬ CUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ...................... 28
4.6. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MỦ TỬ CUNG ................................ 29

iv



4.7. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH KHỐI U TUYẾN VÚ VÀ BỆNH SỐT SỮA ............ 29

Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................32

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

FSH: Follice stimulating hormone

Kích nang noãn tố

GnRH: Gonadotropin-releasing hormone

Kích tố giải phóng
gonadotropin

LH: Luteinizing hormone

Kích tố gây xuất noãn

LTH: Luteotropic hormone
PG F2α: Prostaglandin F2α

vi



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Các bệnh điều trị bằng thuốc.
Bảng 3.2: Các bệnh điều trị bằng phẫu thuật.
Bảng 4.1: Tỷ lệ bệnh sinh sản ở chó cái đến khám và điều trị tại bệnh viện thú y
Petcare.
Bảng 4.2: Tỷ lệ các bệnh sinh sản ở chó cái.
Bảng 4.3: Tỷ lệ các nguyên nhân gây đẻ khó và phương pháp điều trị.
Bảng 4.4: Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.
Bảng 4.5: Tỷ lệ các dạng viêm mủ tử cung và phương pháp điều trị.
Bảng 4.6: Tỷ lệ chó khỏi bệnh sau khi điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.
Bảng 4.7: Phương pháp điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh khối u tuyến vú và bệnh sốt sữa.

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.2: Ảnh siêu âm tử cung có mủ (F) của chó Corgi 12 tuổi.
Hình 2.4: Ảnh siêu âm của chó Doberman 10 tuổi bị bội triển nội mạc tử cung.
Hình 3.1: Dụng cụ giải phẫu.
Hình 3.2: Máy siêu âm.

viii


TÓM LƯỢC

Bệnh sinh sản xảy ra không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí

có thể gây chết vật nuôi mà phổ biến hơn là ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản,
duy trì nòi giống nhất là các giống chó quý. Bằng phương pháp hỏi bệnh sử, khám
lâm sàng và kết hợp với chẩn đoán siêu âm chúng tôi đã chẩn đoán được 108 ca chó
cái bị bệnh sinh sản (chiếm tỷ lệ 20,89 %) trong tổng số 517 ca chó cái được mang
đến khám và điều trị tại Bệnh viện thú y Petcare.
Có 4 loại bệnh sinh sản thường gặp ở chó cái là: đẻ khó 46 ca chiếm tỷ lệ
(42,59 %), viêm mủ tử cung 31 ca chiếm tỷ lệ (28,70 %), khối u tuyến vú 20 ca
chiếm tỷ lệ (18,52 %), sốt sữa 11 ca chiếm tỷ lệ (10,19 %).
Các nguyên nhân đẻ khó thường gặp ở chó cái là: hẹp khung chậu (32,61 %),
tư thế thai bất thường (15,22 %), thai lớn (10,87 %), vỡ tử cung (6,52 %), thai chết
(6,52 %), tử cung co bóp kém (28,26 %).
Có 2 dạng viêm mủ tử cung là viêm mủ tử cung dạng kín (chiếm tỷ lệ 35,48
%) và viêm mủ tử cung dạng hở (chiếm tỷ lệ 64,52).
Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở chó cái: bệnh khối u tuyến vú hiệu quả
thành công điều trị bằng phẫu thuật đạt 100 %, bệnh sốt sữa hiệu quả điều trị 100
%. Bệnh viêm mủ tử cung hiệu quả điều trị thành công 100 % và bệnh đẻ khó hiệu
quả điều trị đạt 97,83 %.

ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nuôi chó và nhất là chó kiểng ở nước ta đã trở thành một nhu cầu
khá phổ biến nên đã làm gia tăng cả về số lượng và chủng loại với nhiều giống chó
quý hiếm đã được nhập từ nước ngoài. Cùng với sự gia tăng đó thì tình hình bệnh
tật trên chó cũng ngày càng nhiều và đa dạng. Một trong những loại bệnh đang được
nhiều người nuôi và cán bộ thú y quan tâm đó là các bệnh sinh sản ở chó cái. Bệnh
xảy ra không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây chết vật
nuôi mà phổ biến hơn là ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, duy trì nòi giống

nhất là các giống chó quý. Ngoài ra, một số bệnh sinh sản ở chó còn có thể truyền
lây sang người.
Nhằm bảo vệ sức khỏe đàn chó, và cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng
đồng, được sự đồng ý của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Cần Thơ và Bệnh Viện Thú Y PetCare chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Kết Quả Chẩn Đoán Và Điều Trị Một Số Bệnh Sinh Sản Ở
Chó Cái Tại Bệnh Viện Thú Y PetCare, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu đề tài:
Xác định tình hình bệnh sinh sản ở chó cái tại bệnh viện thú y PetCare.
Xác định kết quả phân loại bệnh sinh sản ở chó cái và đề xuất phương pháp điều trị.
Xác định kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở chó cái.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI
Cơ quan sinh dục của chó cái gồm có noãn sào, ống dẫn noãn, tử cung, âm
đạo, tiền đình và âm hộ. Ngoài ra, còn có tuyến vú mặc dù là tuyến của da nhưng
cũng được ghép vào cơ quan sinh dục vì nó liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục
cái (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).

Hình 2.1: cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
(Nguồn: />
2.1.1. Noãn sào hay buồng trứng (Ovaries)
Buồng trứng của chó cái hình bầu dục, dài và dẹt, dài khoảng 2 cm, gồm một
đôi nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận. Mỗi buồng trứng được dính bởi
dây riêng vào tử cung và dây treo vào cân mạc ngang của bụng, ngay phía trong của
xương sườn chót, khoảng đốt sống thắt lưng thứ 3 hoặc thứ 4. Buồng trứng phải

thường nằm về trước hơn buồng trứng trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái). Buồng
trứng vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục cái (noãn bào), vừa là tuyến

2


nội tiết tổng hợp và phân tiết kích thích tố estrogen, progesterone (Đỗ Hiếu Liêm,
2006; Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
Cắt ngang noãn sào: ngoài cùng là miền vỏ, có nhiều noãn bào phát triển ở
những giai đoạn khác nhau, bên trong là miền tủy có chứa nhiều mạch máu và dây
thần kinh. Noãn bào sẽ rụng khi chín và được phần loa kèn hứng lấy, chỗ noãn rụng
sẽ biến thành hoàng thể (thể vàng) có chức phận nội tiết, tiết ra hormone
progesterone có tác dụng trong việc biến đổi lớp niêm mạc của thành tử cung để
đón nhận noãn thụ tinh và thể vàng sẽ tồn tại suốt thời gian mang thai. Nếu trứng
không được thụ tinh, sau vài tuần thể vàng sẽ biến đi, niêm mạc thành tử cung bị
bong ra và được đẩy ra ngoài (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
Động mạch noãn sào xuất phát từ nhánh của động mạch tử cung - noãn sào
và từ động mạch tử cung vào vùng rốn noãn sào vào vùng tủy rồi chia nhánh đến
vùng vỏ và nuôi dưỡng cả nang noãn. Noãn sào có nhiều mạch bạch huyết chạy dọc
theo động mạch tử cung - noãn sào để tới các hạch chậu trong (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007).
2.1.2. Ống dẫn noãn hay ống dẫn trứng (Oviducts)
Ống dẫn trứng còn được gọi là vòi Fallop bắt đầu từ cạnh bên buồng trứng
bởi một phần loa rộng gọi là loa kèn, ống dẫn trứng thông với đầu sừng tử cung.
Ống dẫn noãn của chó dài khoảng 5 - 8 cm. Sự thụ tinh được thực hiện ở 1/3 đầu
của ống dẫn trứng (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
2.1.3. Tử cung (Uterus)
Tử cung của chó cái có dạng chữ Y. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần
bụng của bàng quang và kết tràng (một phần nằm trong xoang bụng và một phần
nằm trong xoang chậu). Kích thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc

của thú, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản, chó cái có mang thai hay
không mang thai (Đỗ Hiếu Liêm, 2006).
Tử cung thông với ống dẫn noãn về phía trước và với âm đạo về phía sau. Tử
cung bao gồm các phần: 2 sừng tử cung, thân tử cung, cổ tử cung.
- Sừng tử cung (Horn): sừng tử cung được treo vào thành bụng bởi dây
chằng rộng tử cung, hai sừng tử cung được nối liền nhau bởi dây chằng liên sừng.
Sừng tử cung của chó cái 12 - 15 cm. Các sừng có đường kính đồng đều và gần
thẳng. Từ thân tử cung chúng rẽ ra thành hình chữ V hướng về mỗi thận.
- Thân tử cung (Body): có hình ống, phía trước thông với đầu sừng tử
cung, phía sau thông với âm đạo qua một eo hẹp gọi là cổ tử cung. Thân tử cung dài
khoảng 2-3 cm.

3


- Cổ tử cung (Cervix): là chỗ co lại ngăn cách cổ tử cung với âm đạo. Có
tính chất cứng rắn hơn các phần khác là do ở trong có các nếp xoắn nhô lên thành
giồng. Cổ tử cung chó rất ngắn, thành cổ tử cung dầy.
Nhiệm vụ cổ tử cung là ngăn cản ngoại vật vào tử cung. Bình thường cổ tử
cung khép chặt, lúc con vật lên giống, cổ tử cung mở ra tạo điều kiện cho tinh trùng
đi vào. Trước khi sinh, cổ tử cung mở ra. Trong thời gian mang thai, các tuyến nhờn
tiết chất nhầy bít cổ tử cung lại để bảo vệ thai (Lăng Ngọc Huỳnh, 2007).
2.1.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là phần tiếp nối với tử cung, trước nó là cổ tử cung, sau nó là tiền
đình và âm hộ. Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới là bóng đái và
ống thoát tiểu. Ở chó, âm đạo tương đối dài và hẹp ở phần trước (Lăng Ngọc
Huỳnh, 2007).
Âm đạo nằm hoàn toàn trong xoang chậu. Âm đạo đảm nhận các chức năng
như tiếp nhận dương vật của thú đực trong quá trình phối giống và là đường tiếp
dẫn thú con sinh ra (Đỗ Hiếu Liêm, 2006).

2.1.5. Tiền đình
Là phần phía sau âm đạo và phía trước âm hộ, phía trước tiền đình có một
nếp gấp gọi là màng trinh (Hymen), sau màng trinh phía dưới là lỗ thoát tiểu (Lăng
Ngọc Huỳnh, 2007).
2.1.6. Âm hộ
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng,
nằm dưới hậu môn, được giới hạn bởi hai mép dầy ở hai bên và chụm lại bằng một
chóp nhọn ở phía dưới. Ở thành âm hộ có các tuyến nhờn. Ngoài ra ở mép dưới
cũng có một cơ cấu đặc biệt là âm vật, nằm trong một hố nhỏ (Lăng Ngọc Huỳnh,
2007).
2.2. CHU KỲ SINH DỤC CỦA CHÓ CÁI
2.2.1. Sự thành thục tính dục
Tuổi thành thục hay trưởng thành sinh dục là tuổi mà cơ quan sinh dục bắt
đầu hoạt động, buồng trứng của thú cái sản sinh noãn bào, dịch hoàn sản sinh tinh
trùng và các tế bào giao tử này có khả năng thụ tinh. Chó cái thành thục tính dục
trung bình 6 - 12 tháng tuổi nhưng rất biến động và chịu tác động của nhiều yếu tố,
trong đó giống có ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm động dục lần đầu. Do vậy, rất
khó xác định chính xác tuổi thành thục của chó cái (Đỗ Hiếu Liêm, 2006).
Kinh nghiệm của các nhà chăn nuôi và cho biết các giống chó tầm vóc nhỏ
thành thục khoảng 6 - 10 tháng tuổi, các giống tầm vóc to thành thục muộn hơn
4


(khoảng 12 tháng tuổi). Tuy nhiên, nhiều giống chó to có chu kỳ sinh dục đầu tiên
xảy ra từ 18 - 24 tháng tuổi. Sự thay đổi tự nhiên này có thể do chó cái biểu hiện
động dục thầm lặng nên nhà chuyên môn và chủ nuôi không thể xác định thời điểm
động dục đầu tiên (Đỗ Hiếu Liêm, 2006).
2.2.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục của chó cái kéo dài thường 6 tháng hoặc có những cá thể
kéo dài đến 10 - 12 tháng. Một chu kỳ được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn trước

động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục, giai đoạn nghỉ ngơi (Đỗ
Hiếu Liêm, 2006).
Giai đoạn trước động dục: kéo dài từ 6 - 11 ngày, trung bình khoảng 9 ngày.
Nếu quá ngắn (2 - 3 ngày) hay quá dài (hơn 25 ngày) là tình trạng bất thường. Đây
là một phần mở đầu cho một chu kỳ động dục mới của chó cái với lượng estrogen
tăng cao dưới sự kích thích của FSH và một phần hỗ trợ của LH. Kết quả là hàm
lượng estrogen trong máu tăng cao dần và đạt đỉnh vào khoảng 1 - 2 ngày cuối của
giai đoạn trước động dục. Dưới sự ảnh hưởng của estrogen, cơ quan sinh dục có
nhiều biến đổi như vách của ống dẫn trứng phát triển có nhiều nhung mao để chuẩn
bị đón noãn bào, gia tăng mạch máu, tử cung phát triển các nang tuyến và lớp nội
mạc, tăng sinh biểu mô âm đạo. Trong giai đoạn này chó cái có biểu hiện sinh lý
như âm hộ sưng phồng, dịch tiết lẫn máu, pheromone được phân tiết để dẫn dụ chó
đực nhưng không cho chó đực giao phối (Phan Thị Bích, 2004).
Giai đoạn động dục: chó có thời gian động dục là 9 - 18 ngày, trung bình
khoảng 9 ngày. Lượng estrogen bắt đầu giảm dần vào những ngày cuối của giai
đoạn trước động dục, thấp nhất ở giai đoạn 1/3 giai đoạn động dục. Sau 24 - 48 giờ
khi chuyển qua giai đoạn động dục LH đạt đỉnh, sự xuất noãn xảy ra và hình thành
hoàng thể, kết quả gia tăng lượng progesterone. Ở giai đoạn này, những thay đổi
của đường sinh dục chó cái so với giai đoạn trước càng thêm sâu sắc hơn như sự
phân tiết dịch từ nang tuyến của tử cung gia tăng, lớp biểu mô âm đạo tăng sinh để
chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh. Thú có những hành vi tính dục như tìm kiếm chó
đực, đứng yên cho chó đực nhảy và chờ phối, âm hộ giảm trương phồng, dịch tiết
trong và keo lại (Phan Thị Bích, 2004).
Giai đoạn sau động dục: kéo dài 70 - 80 ngày, trung bình là 60 ngày. Sau khi
xuất noãn ở giai đoạn động dục, hoàng thể được thành lập. Progesterone huyết
thanh do hoàng thể xuất tiết tăng dần, ngược lại nồng độ estrogen huyết thanh giảm
thấp và sự xuất noãn chấm dứt. Nếu chó cái không có mang thai, hoàng thể thoái
hóa sau 57 ngày và chuẩn bị bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Trong giai đoạn sau
động dục, chó cái từ chối chó đực. Âm hộ teo và không xuất dịch, cổ tử cung thắt
lại (Phan Thị Bích, 2004).


5


Giai đoạn nghỉ ngơi: là giai đoạn dài nhất, bình thường là từ 4 - 5 tháng,
nhưng có thể biến thiên từ 2 - 10 tháng nhất là đối với những giống chó động dục 1
lần/ năm như Basenji và Dingo. Vào giai đoạn nghỉ ngơi, tử cung tiết ra
prostaglandin F2 làm phân giải hoàng thể dẫn đến ngừng tiết progesterone. Do đó,
hàm lượng progesterone giảm thấp và kéo dài đến giai đoạn động dục của chu kỳ
sau. Đồng thời, lớp nội mạc tử cung được “sửa chữa”, cổ tử cung thắt lại, tính dục
của chó cái không biểu hiện. Thời kỳ nghỉ ngơi chấm dứt khi có hiện tượng xuất
dịch có lẫn máu ở âm hộ chó cái, mở đầu chu kỳ động dục kế tiếp (Phan Thị Bích,
2004).
2.3. MỘT SỐ HORMONE SINH DỤC
2.3.1. FSH (Follicle Stimulating Hormone = kích noãn bào tố)
Do não thùy trước tiết ra và có tác dụng kích thích làm cho những nang noãn
trên buồng trứng trở thành những nang noãn trưởng thành nhưng không gây hiện
tượng rụng trứng (Nguyễn Thị Kim Đông, 2006).
2.3.2. LH (Luteinizing hormone = kích hoàng thể tố)
Do não thùy trước tiết ra có tác dụng kích thích những nang noãn đã trưởng
thành trở nên thành thục và kích thích những nang noãn thành thục tiết ra kích thích
tố estrogen (Nguyễn Thị Kim Đông, 2006).
LH có tác động thúc đẩy sự xuất noãn và kích thích những tế bào hạt của
nang trứng phát triển thành hoàng thể, đồng thời kích thích hoàng thể tổng hợp và
phân tiết progesterone (Trần Thị Dân, 2001).
2.3.3. LTH (Luteotropic hormone = Prolactin)
Do tuyến não thùy trước tiết ra, đóng vai trò quan trọng trong sự tiết sữa. Nó
duy trì sự hoạt động của hoàng thể và kích thích hoàng thể tiết ra kích thích tố
Progesterone (Nguyễn Thị Kim Đông, 2006).
2.3.4. Oestrogen

Oestrogen được hình thành từ noãn bào, là hormone chủ yếu của gia súc cái.
Oestrogen có tác dụng kích thích cơ quan sinh dục cái phát triển làm cho tử cung
tăng sinh, niêm mạc tử cung dày lên hình thành nhiều mạch máu, các tuyến tử cung,
âm đạo phát triển và tăng tiết dịch. Ngoài ra còn kích thích các tế bào tuyến vú, các
ống dẫn sữa phát triển (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
Cấu tạo là steroid với 18 carbon, gồm có 3 chất chính là: estradiol, estrone và
estriol, được các tế bào hạt tổng hợp, từ tiền chất cholesterol thông qua chất trung
gian androstenedione dưới sự xúc tác của enzyme aromatase. Estradiol là chất có
hoạt tính sinh học cao nhất, có tác động làm thay đổi tổ chức mô bào ở âm đạo và tử
6


cung như là phát triển lớp niêm mạc tử cung và âm đạo, tăng sự tích lũy glycogen,
phát triển các nang tuyến vú, tuyến dịch nhờn, tăng tích lũy mở, nước, protein, tạo
đặc tính sinh dục thứ cấp ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và hành vi dục tính của
chó cái (Phan Thị Bích, 2004). Estrogen cũng ảnh hưởng sự phân tiết FSH và làm
tử cung cảm ứng đối với tác dụng của progesterone, oxytoxin và relaxin (Trần Thị
Dân, 2001). Đặc biệt ở âm đạo estrogen làm cho biểu mô âm đạo trở nên sừng hóa
xếp tầng, khó bị nhiễm trùng và tổn thương trong lúc giao hợp (Phan Thị Bích,
2004).
2.3.5. Progesterone
Progesterone (Agolutin, Progestin, …) do thể vàng của buồng trứng tiết ra
nhưng khi chưa hình thành thể vàng thì do những tế bào hạt Lutein của noãn bào
sản sinh ra. Progesterone có tác dụng kích thích tăng cường quá trình tăng sinh niêm
mạc tử cung và tăng tiết dịch các tuyến tử cung, làm xuất hiện hàng loạt biến đổi
trong cơ quan sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tử làm tổ và nuôi dưỡng
thai. Mặt khác, progesterone còn có tác dụng ngăn chặn tử cung co bóp, ức chế
noãn bao phát triển, ức chế tuyến yên tiết ra LH. Vì vậy trong thực tế, người ta ứng
dụng progesterone để kích thích tuyến sữa, ức chế động dục và chống hiện tượng
sẩy thai (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002; Phan Thị Bích, 2004).

2.3.6. Oxytoxin
Do tuyến não thùy sau tiết ra, có tác dụng đặc biệt là kích thích sự co bóp của
cơ tử cung, có thể tăng cường sự co bóp cơ tuyến sữa, cơ trơn bàng quang và cơ
trơn ruột. Oxytoxin không chỉ được sản sinh ra và có tác dụng trong thời gian sinh
đẻ, mà còn kích thích những phản xạ khác nhau trong thời gian giao phối như tăng
cường sự co bóp của đường sinh dục, đặc biệt nhất là kích thích sự chuyển động của
tinh trùng. Thời gian đầu thì oxytoxin và progesterone ở trong máu không hoạt
động. Ngoài ra, oxytoxin còn có tác dụng làm co những mạch máu nhỏ, nhất là
những mạch ở tử cung gia súc nên được sử dụng để cầm máu (Trần Tiến Dũng và
ctv, 2002)
2.3.7. Relacxin
Relacxin được hình thành từ thể vàng của buồng trứng. Nó có tính chất đặc
biệt là làm giảm tính trương lực của các dây chằng vùng xoang chậu, rất quan trọng
trong quá trình sinh đẻ được bình thường (Trần Tiến Dũng và ctv, 2002).
2.4. SỰ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG SINH DỤC CÁI CỦA KÍCH DỤC TỐ
Trần Tiến Dũng và ctv, (2002) cho rằng cùng với sự tác động của
prostaglandin làm thoái hóa thể vàng và các yếu tố ngoại cảnh đã tác động lên võ
đại não thông qua các giác quan của con vật. Từ đó dẫn tới sự tiết của GnRH,

7


GnRH theo máu tác động lên thùy trước tuyến yên tiết gonadotropin để thúc đẩy
quá trình phân chia và phát triển của tế bào trứng trên buồng trứng. Nang trứng phát
triển, chín đã tiết ra oestrogen gây tác động ngược lên Hypothalamus và Hypofisis
làm chúng tăng cường tiết LH. Điều này đã dẫn tới sự thải trứng và tạo thể vàng.
Thể vàng phát triển, tiết ra progesterone để bảo vệ và nuôi dưỡng thai, đồng thời
gây tác động ngược lên Hypothalamus và Hypofisis ức chế quá trình tiết GnRH,
FSH và LH. Khi con cái không chửa, prostaglandin được tiết từ các tế bào niêm
mạc âm đạo, tử cung làm thoái hóa thể vàng và chu kỳ mới lại tiếp tục.

2.5. SỰ SINH ĐẺ
2.5.1. Dấu hiệu chó sắp sanh
Hai hay ba ngày trước ngày dự kiến sanh ta có thể kiểm tra thân nhiệt mỗi
buổi sáng. Khoảng 12 - 18 giờ trước khi sanh thân nhiệt chó mẹ hạ từ nhiệt độ bình
thường (38,50C) xuống còn 37,50C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên trong một số trường
hợp thì thân nhiệt chó mẹ vẫn bình thường. Từ 12 - 24 giờ trước khi sanh chó mẹ
trở nên bồn chồn, bứt rứt. Chó mẹ hay cào ổ, có thể bỏ ăn (Trần Đăng Khôi, 2005).
2.5.2. Những giai đoạn của quá trình đẻ
Quá trình đẻ có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: thường kéo dài khoảng 6 - 12 giờ. Giai đoạn này có thể kéo dài
đến 36 giờ, đặc biệt ở những thú đẻ lần đầu. Ở giai đoạn này, thân nhiệt thú thường
thấp hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung dãn nở. Thân nhiệt thú giảm do sự
giảm hàm lượng progesterone trong máu. Tử cung co thắt từng cơn nhưng không có
dấu hiệu của sự co thắt thành bụng. Thú trở nên bức rức, khó chịu (Trần Đăng Khôi,
2005).
Giai đoạn 2: thường kéo dài từ 3 - 12 giờ, một số trường hợp có thể kéo dài
đến 24 giờ. Sau khi thân nhiệt thú giảm 24 giờ, thú bắt đầu bước vào giai đoạn 2
của quá trình đẻ. Thân nhiệt của thú trở lại bình thường hoặc đôi khi hơi cao hơn
bình thường. Giai đoạn này, bào thai đã bắt đầu đi vào xoang chậu và xuất hiện
đồng thời cả các cơn co thắt tử cung và các cơn co thắt thành bụng. Trong vòng 4
giờ sau khi các dấu hiệu của giai đoạn 2 xuất hiện, bào thai chó con bọc trong màng
ối sẽ được chó mẹ rặn đưa ra ngoài. Chó mẹ sẽ liếm, chọc thủng màng ối và đưa
chó con ra ngoài. Có ba dấu hiệu để biết chó mẹ đã vào giai đoạn hai của quá trình
đẻ: có sự chảy dịch thai ở âm hộ, thành bụng co thắt, thân nhiệt trở lại bình thường
(Trần Đăng Khôi, 2005).
Giai đoạn 3: đây là giai đoạn tống nhau và sừng tử cung dần thu ngắn lại
(Trần Đăng Khôi, 2005).

8



2.6. MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN Ở CHÓ CÁI
2.6.1. Viêm mủ tử cung (pyometra)
Viêm mủ tử cung là một tình trạng rối loạn trong giai đoạn không động dục
do yếu tố hormone, có đặc điểm là nội mạc tử cung bất thường, cùng với sự nhiễm
vi khuẩn kế phát (Aiello và ctv, 1998)
Nguyên nhân
Những rối loạn về nội tiết tố, sự lên giống dẫn đến gây bất thường ở nội mạc
tử cung thường là điều kiện dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Trong hoạt động sinh
dục, khi mức độ progesterone tăng lên thì nội mạc tử cung phát triển trong khi các
hoạt động của cơ tử cung giảm đi. Kế đó có sự tăng sinh nội mạc tử cung và cuối
cùng sự tiết dịch tử cung tăng lên. Dịch tiết từ các tuyến tử cung là môi trường rất
tốt cho vi trùng phát triển. Hệ vi khuẩn ở âm đạo là nguồn chủ yếu xâm nhập lên
gây nhiễm trùng tử cung, có lẽ các vi trùng này xâm nhập lúc cổ tử cung dãn nở
trong thời kỳ tiền lên giống. Ngoài ra vi khuẩn đường tiết niệu và vi khuẩn huyết
cũng là nguồn bệnh đáng chú ý. Escherichia coli là vi khuẩn đáng kể nhất trong tình
trạng này, mặc dù vậy các vi khuẩn như Staphylococcus, Proteus spp.,
Streptococcus, Pseudomonas và một số loại vi khuẩn khác cũng tìm thấy khi phân
lập (Nguyễn Văn Biện, 2001; Nguyễn Văn Thành, 2004). Do sử dụng progesterone
kéo dài để ngăn chặn và ức chế sự rụng trứng, hay do sử dụng estrogen trên những
chó đã phối giống (Aiello và ctv, 1998).
Triệu chứng
Các triệu chứng lâm sàng thường tùy thuộc vào sự mở hay đóng của cổ tử
cung và mức độ bệnh của tử cung (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Trường hợp viêm mủ tử cung dạng hở:
Viêm mủ tử cung dạng hở là trường hợp viêm tử cung với cổ tử cung mở và
dịch chảy ra ngoài âm hộ nên có thể quan sát được (Phan Thị Kim Chi, 2003).
Dịch tiết có mủ lẫn máu từ âm đạo có thể xuất hiện 4 - 8 tuần sau khi lên
giống. Những dấu hiệu khác có thể thấy như lừ đừ, suy nhược, tiểu nhiều, khát nước
nhiều, không thèm ăn và ói mửa, thú có thể sốt hoặc không sốt. Khi khám lâm sàng

thì ngoài các triệu chứng trên ta có thể thấy tử cung nở lớn, và có dịch tiết có mủ lẫn
máu từ âm đạo chảy ra (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Trường hợp viêm mủ tử cung dạng kín:
Viêm mủ tử cung dạng kín là trường hợp có mủ trong tử cung nhưng mủ
không chảy ra ngoài được do cổ tử cung đóng kín (Phan Thị Kim Chi, 2003).

9


Các triệu chứng bên ngoài có vẻ ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế thì các
trường hợp này khi ta chẩn đoán sẽ thấy chó còn bệnh nặng hơn vì cổ tử cung đóng
không cho phép các dịch bài xuất ra ngoài nên bệnh âm ỉ bên trong, người chủ
không chú ý đến. Ở những trường hợp này chỉ thấy các dấu hiệu như suy nhược, bỏ
ăn, bụng căng, tử cung nở lớn, tiểu nhiều, khát nước, ói mửa, và tiêu chảy. Những
triệu chứng trên có thể diễn biến nhanh làm cho con vật mất nước nghiêm trọng,
sốc, hôn mê và chết (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Việc khám bệnh nên bắt đầu bằng cách hỏi bệnh sử, đến khám lâm sàng, rồi
kết hợp với chụp x- quang vùng bụng. Việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn khi không
biết rõ lịch sử bệnh, dịch tiết từ âm đạo không phát hiện, hoặc có sự tiết dịch mà
không thấy hiện tượng nở lớn tử cung. Trong những trường hợp này thì cần thực
hiện những phương pháp khám đặc biệt như siêu âm, nội soi âm đạo, mổ ổ bụng.
Cần chẩn đoán phân biệt với viêm âm đạo và các trường hợp bệnh khác gây ra tiểu
nhiều, khát nước, có dịch tiết từ âm đạo với màu nho chín (Nguyễn Văn Biện,
2001).
Hình ảnh siêu âm tử cung bình thường:
Tử cung bình thường nhỏ, có hồi âm đồng nhất, vách tử cung khó có thể nhìn
thấy. Dựa vào khu vực trung tâm trống hay hồi âm kém mà xác định có dịch chất
hiện diện hay không. Thông thường, khi chó không mang thai thì tử cung có hồi âm
đồng nhất. Cổ tử cung, thân tử cung, đáy tử cung cách biệt nhau bởi một đường rất

mảnh tăng hồi âm nhưng không cân xứng trên các mặt cắt dọc. Thành tử cung có ba
lớp cơ có độ hồi âm khác nhau.
Lớp ngoài: độ hồi âm kém.
Lớp giữa: dày nhất, hồi âm tăng hơn so với lớp ngoài và trong.
Lớp trong: mỏng nhất, nằm kề sát bao quanh lớp nội mạc tạo vòng giảm hồi âm
quanh nội mạc. Nội mạc tử cung có cấu trúc hồi âm và bề dày thay đổi theo chu kỳ
kinh (Mattoon và Nyland, 1995).
Hình ảnh siêu âm tử cung bất thường:
Ảnh siêu âm bụng chó Corgi 12 tuổi biểu hiện lòng tử cung rộng ra với đường kính
17 mm , chứa đầy dịch cho hồi âm kém (hình 2.2) và ảnh siêu âm bụng của chó
Doberman Pinscher 10 tuổi bị bội triển nội mạc tử cung tạo nang cho thấy các nang
với đường kính 2 - 3 mm không hồi âm (hình 2.3) (Đỗ Hiếu Liêm, 2006).

10


Hình 2.2: Ảnh siêu âm tử cung có mủ (F) của chó Corgi 12 tuổi.
(Nguồn: />
Hình 2.4: Ảnh siêu âm của chó Doberman 10 tuổi bị bội triển nội mạc tử cung.
(Nguồn: ).

Điều trị
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc prostaglandin F2 (PG F2) gây co thắt cơ tử cung, dãn nở cổ tử
cung và tống các chất chứa trong tử ra. Thuốc cũng làm tiêu hoàng thể hoặc ngăn
trở chức năng của nó, kết quả là làm giảm nồng độ progesterone trong huyết tương.
Thuốc này có thể được dùng trong trường hợp muốn cứu lấy khả năng sinh sản của
chó. Phải rất cẩn trọng khi dùng prostaglandin F2 cho chó cái bị chứng tích mủ tử
cung mà có cổ tử cung đóng. Nhưng đặc biệt cần thiết cho những trường hợp mà
con vật có đi kèm với một bệnh khác mà phương pháp giải phẫu không cho phép.

Ngoài ra cần phải loại trừ trường hợp chó đang mang thai vì thuốc prostaglandin
F2 sẽ làm con vật bị sẩy thai.
11


PG F2 với liều 0,25 mg/kg thể trọng tiêm dưới da ngày một lần tiêm
trong 5 ngày.
Truyền dịch trong trường hợp con vật bị mất nước hay bị sốc.
Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng trọng 7 - 10 ngày.
Dùng thuốc tăng cường trợ lực, trợ sức, tăng cường sức đề kháng.
Sau khi cho thuốc 2 tuần thì nên kiểm tra lại con vật. Nếu có dịch tiết lẫn
máu và mủ chảy ra từ âm đạo, tăng bạch cầu, sốt, hay tử cung vẫn còn to thì phải trở
lại liệu trình điều trị PG F2 như cũ. Đặc biệt trong trường hợp chứng tích mủ tử
cung với cổ tử cung đóng thì thuốc thường không có hiệu quả.
Thường đối với một con vật bị chứng tích mủ tử cung với các triệu chứng
không trầm trọng lắm mà được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thì tiên lượng
tốt. Còn đối với phương pháp dùng thuốc mà thấy bước đầu có giảm bệnh trong
trường hợp cổ tử cung mở là tốt, nhưng trong trường hợp không mở cổ tử cung là
xấu (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Điều trị bằng phẫu thuật
Cắt bỏ buồng trứng và tử cung là phương pháp trị liệu hiệu quả nhất, trừ
trường hợp muốn tận dụng chó tiếp tục cho đẻ. Tuy nhiên những con có vấn đề về
sức khỏe thì rất nguy hiểm khi thực hiện phương pháp này.
Với những trường hợp nặng thì cần điều trị thật tích cực bằng cách truyền
dịch đường tĩnh mạch và dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng. Chờ con vật tạm ổn thì
cắt tử cung, sau đó tiếp tục cho con vật uống thuốc kháng sinh trong 7 - 10 ngày.
Tuy nhiên sự nhiễm trùng huyết xuất phát từ tử cung nhiễm trùng sẽ làm cho
con vật bệnh nặng thêm và bệnh sẽ không trị khỏi nếu không cắt bỏ tử cung đi. Tỉ lệ
chết trong trường hợp giải phẫu là 8 % ở chó chưa bị vỡ tử cung, 62 % ở chó bị vở
tử cung (Nguyễn Văn Biện, 2001).

2.6.2. Đẻ khó (dystocia)
Nguyên nhân
Đẻ khó thường do những nguyên nhân sau: khiếm khuyết của cơ tử cung; bất
thường trong biến dưỡng như là hạ calci huyết; đường cho thai ra bị trở ngại như
xoang chậu hẹp, hẹp âm đạo, bướu âm đạo, hoặc có tiền sử bị gãy xương chậu;
thiếu sự dãn nở của đường sinh sản, thiếu hormone thai (corticosteroid thai); thai
quá lớn, thai chết, tư thế thai ra bất thường; thú ít được vận động trong thời kỳ mang
thai (Nguyễn Văn Biện, 2001; Trần Đăng Khôi, 2005).

12


Rối loạn sản xuất và phân tiết hormone relaxin (hormone relaxin có tác động
làm dãn nở khớp bán động giữa hai cánh xương tọa mu) (Huỳnh Thị Bích Ngọc,
2008).
Triệu chứng
Nhiệt độ đã hạ xuống dưới 37,70 C sau 24 giờ mà chưa thấy chó đẻ; thành
bụng đã co thắt mạnh từ 1 đến 2 giờ mà không đẩy được thai nào ra; có dịch tiết
màu đen có mủ, hay có máu chảy ra từ âm đạo; có dấu hiệu của triệu chứng bệnh
toàn thân; sự mang thai quá lâu, hơn 70 ngày; thời gian chờ đẻ giữa hai chó con lâu
hơn 4 giờ; thú thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5 oC hoặc
thấp hơn 37,5oC (Nguyễn Văn Biện, 2001; Trần Đăng Khôi, 2005).
Chẩn đoán
Nên nghĩ đến đẻ khó trong những tình huống sau đây: con vật có tiền sử đẻ
khó trước đây, có sự tắc nghẽn đường sinh sản. Để có một phương pháp hợp lí, cần
phải xác định cho được nguyên nhân của đẻ khó và đánh giá tình trạng con vật. Cần
phải biết tiền sử con vật trước khi đẻ như có tổn thương vùng chậu hay không, xác
định ngày phối giống. Con vật nên được khám để tìm những dấu hiệu của bệnh toàn
thân nhất là khi bắt buộc phải mổ lấy thai ngay. Dịch tiết bình thường của âm đạo
lúc đẻ là màu xanh lá cây xậm, khi có màu hay tính chất gì bất thường thì phải chú

ý ngay. Việc thăm khám một cách vô trùng qua đường âm đạo phải được thực hiện
để đánh giá mức độ của sự dãn nở cổ tử cung, tình trạng của đường thai ra, vị trí,
ngôi của các thai. Có thể dùng phương pháp X - quang hay siêu âm để xác định sự
hiện diện của thai, độ lớn, số lượng, vị trí, và khả năng sống của thai (Nguyễn Văn
Biện, 2001).
Điều trị
Các trường hợp đẻ khó có thể xử lý bằng một vài phương pháp tùy theo thực
tế như sau:
Liệu pháp thúc đẻ
Dùng thuốc oxytoxin khi điều kiện của thai và thú mẹ được ổn định. Đặc biệt
khi xác định được là không có sự tắc nghẽn nào của đường sinh sản, thai không quá
lớn và ngôi thai bình thường thì dùng oxytoxin tiêm bắp thịt (3 - 20 đơn vị), thuốc
oxytoxin dùng không quá ba lần, mỗi lần cách nhau 30 phút. Có thể dùng thêm calci
gluconate 10% (3 - 5 ml), tiêm mạch thật chậm, chỉ tiêm một lần) nhằm thúc đẩy sự
co thắt tử cung (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Trong phương pháp này ta dùng thuốc để kích thích tử cung co thắt trong
trường hợp tử cung co thắt kém và thúc đẩy sự hiện diện của thai kế tiếp tại khu vực
xương chậu. Nó cũng thúc đẩy sự tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong
13


quá trình đẻ. Liệu pháp này tuyệt đối không được sử dụng trong trường hợp đường
sinh dục bị tắc nghẽn và được sử dụng sau khi khám âm đạo (Trần Đăng Khôi,
2005).
Những can thiệp cần thiết
Một số can thiệp khác có thể làm như sửa chữa khi có một vị trí, một ngôi
thai bất thường, hoặc dùng kẹp gấp thai chết ra nhưng phải rất cẩn thận hoặc lấy ra
từng bộ phận của thai. Có thể dùng tay nhưng phải nhẹ nhàng với dầu bôi trơn để
tránh gây tổn thương hoặc làm chết thai. Tùy trường hợp mà ta có thể cắt âm hộ để
cho thai ra dễ dàng hơn (Nguyễn Văn Biện, 2001).

Nếu sau khi kiểm tra âm đạo thấy có sự hiện diện của thai, lúc đó có thể can
thiệp bằng tay. Phương pháp này chỉ thực hiện khi thai đã vào khu vực xoang chậu
(Trần Đăng Khôi, 2005).
Can thiệp bằng phẫu thuật
Giải phẫu được chỉ định cho trường hợp đẻ khó do đường sinh sản bị bế tắc,
khi con vật bị đờ tử cung, khi hoạt động chuyển dạ kéo dài hoặc trường hợp dùng
thuốc không hiệu quả (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Ngoài ra, những chỉ định cho phẫu thuật lấy thai bao gồm thai quá lớn hoặc
quá nhiều thai, chết thai thối rửa, quái thai, quá nhiều hoặc quá ít dịch thai, có tiền
sử bị đẻ khó (Trần Đăng Khôi, 2005).
2.6.3. Khối u tuyến vú (Mammary Tumor)
Bướu hay u tuyến vú có thể xảy ra trên rất nhiều loài. U tuyến vú xảy ra
thường nhất ở những chó cái chưa thiến. Thiến chó cái trước lần lên giống đầu tiên
thì làm giảm rõ rệt nguy cơ này, còn thiến sau khi đã lên giống một lần thì nguy cơ
mắc bệnh cao hơn trường hợp trên. Những chó cái đã thiến này sau khi trưởng
thành thì cũng có nguy cơ bệnh như chó chưa thiến (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Nguyên nhân
Theo Nguyễn Văn Biện, (2001) thì những nguyên nhân sau là đáng nghi ngờ:
Virus: chưa xác định chắc chắn lắm.
Hormone: estrogen và progesterone giữ vai trò quan trọng cho sự hình thành
tăng sinh mô và các khối u ở vú. Tuy nhiên, cơ chế chính xác thì vẫn chưa biết rõ.
Về di truyền và dinh dưỡng: sự tác động của hai yếu tố này trên sự hình
thành khối u ở chuột thì đã xác định nhưng trên người và các loài khác thì chưa rõ.
Ngoài ra, cũng có thể do tuổi, các tác nhân vật lý (bức xạ tia cực tím,…) và
tác nhân hóa học (các chất tạo màu, chất bảo quản, hương vị trong thực phẩm; thuốc

14



×