Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

KHẢO sát BỆNH ký SINH TRÊN đàn ONG mật (APIS MELLIFERA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH TUẤN ANH

KHẢO SÁT BỆNH KÝ SINH TRÊN
ĐÀN ONG MẬT (APIS MELLIFERA)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài

KHẢO SÁT BỆNH BỆNH KÝ SINH TRÊN
ĐÀN ONG MẬT (APIS MELLIFERA)

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Đỗ Trung Giã
Th.s Võ Minh Châu

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Tuấn Anh


Mssv: 3064500
Lớp Thú Y K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề Tài: Khảo sát bệnh ký sinh trên đàn ong mật (Apis mellifera); do sinh viên
Huỳnh Tuấn Anh thực hiện tại Trung Tâm Thú Y Vùng VI (địa chỉ 124 Phạm Thế
Hiển, phƣờng 2, quận 8, Tp HCM), từ ngày 08/09/2010 đến ngày 08/11/2010.

Cần thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Giáo Viên Hƣớng Dẫn

Duyệt Bộ Môn

Cần thơ, ngày tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Huỳnh Tuấn Anh

ii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình vì đã nuôi dƣỡng
và động viên con trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Trung Giã, cô
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp những ý
kiến quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn các thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi thú y đã hƣớng dẫn
và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Cám ơn lãnh đạo Cơ Quan Thú y Vùng VI đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học
tập và thực hiện đề tài tại cơ quan. Cám ơn Th.s Võ Minh Châu và các anh chị tại
cơ quan đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện đề tại tại cơ
quan.
Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú y K32 đã động viên và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

iii


MỤC LỤC
Trang bìa

i

Trang duyệt

ii

Lời cam đoan

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii


Tóm lƣợc

viii

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 2: TỔNG QUAN

3

2.1 Giới thiệu một số bệnh trên đàn ong mật

3

2.2 Bệnh tiêu chảy ở ong – Nosemosis of honey bees

3

2.2.1 Tác nhân gây bệnh

4

2.2.2 Nhiễm bệnh tự nhiên

4

2.2.3 Triệu chứng


5

2.2.4 Điều trị

7

2.3 Bệnh ký sinh do ve Varroa – Varoatosis:

7

2.3.1 Hình dạng

8

2.3.2 Vòng đời

8

2.3.3 Nguồn gốc xuất xứ và cách lây lan

10

2.3.4 Mức độ tác hại của ve

10

2.3.5 Các biện pháp phòng và trị ve

12


iv


Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
15
3.1 Thời gian và địa điểm
15
3.2 Vật liệu, hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
15
3.3 Nội dung nghiên cứu
16
3.4 Cách lấy mẫu và xét nghiệm
16
3.5 Tiến hành xét nghiệm
18
3.5.1 Phƣơng pháp khảo sát bệnh tiêu chảy ở ong
18
3.5.2 Phƣơng pháp khảo sát bệnh ký sinh do ve Varroa
19
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
22
4.1 Tình hình nhiễm Nosema ở ong
22
4.2 Tình hình nhiễm ve Varroa ở ong
26
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
32
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
33


v


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Nôi dung

Trang

Bảng 3.1

Phân bố số mẫu khảo sát tình hình nhiễm ve Varroa và Nosema
trên đàn ong mật ở Tây Nguyên

17

Bảng 4.1

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên ong tại thành phố
Buôn Ma Thuộc

22

Bảng 4.2

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên ong tại Buôn
Đôn

23


Bảng 4.3

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên ong tại Đắc
Nông

24

Bảng 4.4

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên ong tại Gia Lai

24

Bảng 4.5

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên ong tại thành phố
Pleiku

25

Hình 4.6

Kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema trên đàn ong mật tại
Tây Nguyên.

25

Bảng 4.7


Kết quả khảo sát ve Varroa tại Buôn Đôn đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiểm tra trên ong

27

Bảng 4.8

Kết quả khảo sát ve Varroa tại Đắc Nông đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiểm tra trên ong

28

Bảng 4.9

Kết quả khảo sát ve Varroa tại Gia Lai đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiểm tra trên ong

28

Bảng 4.10

Bảng kết quả khảo sát nhiễm ve Varroa đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiểm tra mẫu tạp chất tại Buôn Đôn.

29

Bảng 4.11

Bảng kết quả khảo sát nhiễm ve Varroa đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiểm tra mẫu tạp chất tại Đắc Nông.


29

Bảng 4.12

Bảng kết quả khảo sát nhiễm ve Varroa đƣợc phát hiện bằng
phƣơng pháp kiễm tra mẫu tạp chất tại Gia Lai.

30

Bảng 4.13

Tỷ lệ nhiễm ve Varroa trên đàn ong mật Tây Nguyên (kết quả
tổng hợp từ 2 phƣơng pháp kiểm tra)

30

vi


DANH MỤC HÌNH
Tên Hình

Nội Dung

Trang

Hình 2.1

Những con ong yếu ớt, bò lết trên mặt đất


5

Hình 2.2

Ve cái và ve đực

8

Hình 2.3

Sự phát triển của ve Varroa

9

Hình 2.4

Tác động của ve Varroa lên hình thái của ong

11

Hình 2.5

Ve bám vào ấu trùng và nhộng

11

Hình 2.6

Phơi nắng thùng hoặc để nơi khô ráo


13

Hình 2.7

Phƣơng pháp điều trị ve Varroa hiện nay

13

Hình 2.8

Bayvarol đƣợc sử dụng trong điều trị ve Varroa

14

Hình 3.1

Thu nhặt 60 con ong cho vào lọ nhựa

17

Hình 3.2

Bào tử Nosema

19

Hình 3.3

Mẫu tạp chất dƣới đáy thùng ong


20

Hình 3.4

Phân biệt ve Varroa và rệp ong

21

Hình 4.1

Biểu đồ kết quả khảo sát tình hình nhiễm Nosema tại Buôn
Ma Thuộc

22

Hình 4.2

Biểu đồ tỷ lệ nhiễm Nosema trên đàn ong mật Tây Nguyên

26

Hình 4.3:

Biểu đồ kết quả khảo sát tình hình nhiễm ve Varroa tại Buôn
Đôn đƣợc xác định bằng phƣơng pháp kiểm tra ve trên ong

27

Hình 4.4:


Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ve Varroa tại Tây Nguyên.

31

vii


TÓM LƯỢC

Hiện nay, một số bệnh xảy ra trên đàn ong mật đã gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng về mặt kinh tế, số lƣợng ong giảm gây thiệt hại đến ngành nông lâm
nghiệp, sản lƣợng các sản phẩm từ ong giảm gây ảnh hƣởng đến nhu cầu tiêu dùng
và xuất khẩu.
Đề tài: “Khảo sát bệnh ký sinh trên đàn ong mật (Apis Mellifera)” đƣợc thực
hiện tại trung tâm thú y vùng VI từ ngày 14/10/2010 đến 17/10/2010. Mẫu đƣợc lấy
về từ các tỉnh Tây nguyên một cách ngẫu nhiên. Tại 27 trại đƣợc khảo sát mẫu đƣợc
lấy ngẫu nhiên và bảo quản cẩn thận.
Sau khi tiến hành khảo sát ta thu đƣợc các kết quả nhƣ sau: Tỷ lệ nhiễm
Nosema là 70,4 % - một tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ nhiễm ký sinh ve Varroa trên đàn ong
mật ở Tây Nguyên rất thấp trung bình chỉ chiếm 11,1 % ở các trại ong.

viii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ động thực vật
phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nghề chăn nuôi ong.

Ong mật cho chúng ta nhiều sản phẩm quý giá như: mật ong, sữa ong chúa,
phấn hoa, sáp ong… Đó là những sản phẩm bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe con
người. Các sản phẩm trên còn có trong các bài thuốc y học cổ tryền có giá trị chữa
bệnh cao và còn là các nguyên liệu để chế biến mỹ phẩm cao cấp và nhiều sản phẩm
của các nghành công nghiệp khác. Ngày nay con người thích sử dụng các sản phẩm
có nguồn gốc tự nhiên, nên nhu cầu của con người về các sản phẩm ong cũng được
tăng lên đáng kể.
Ngoài việc cung cấp cho con người các sản phẩm quý giá kể trên ong còn có
vai trò hết sức quan trọng là thụ phấn chéo cho các cây trồng và cây tự nhiên khi
bay đến các bông hoa để lấy mật và phấn. Nhờ thụ phấn chéo mà năng suất và
phẩm chất các cây nông lâm nghiệp tăng lên rõ rệt. Ong còn là thiên địch của một
số côn trùng gây hại cho cây trồng nông nghiệp.
Nuôi ong còn là một ngành có giá trị kinh tế và xã hội vì nó không bóc lột
nguồn tài nguyên của thiên nhiên, không tốn đất đai như các ngành kinh tế khác.
Nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao vì các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, làm
tăng thu nhập cho nhiều gia đình.
Trước đây nghề nuôi ong chỉ hạn chế ở các vùng trung du và vùng rừng núi
miền Bắc và miền Trung. Vào đầu những năm 1960, ở miền Bắc ong nội địa được
chuyển sang nuôi trong thùng cải tiến, có khung cầu, lấy mật bằng thùng quay li
tâm. Ở miền Nam khi ong ngoại (Apis mellifera) được du nhập từ Hồng Kông vào
nước ta thì nghề nuôi ong mới được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt vào những năm
đầu của thế kỷ XXI, nghề nuôi ong nước ta đã có bước phát triển đột phá.
Theo số liệu của U.S. Customs Service (2006) thì sản lượng mật ong nhập
khẩu vào Hoa Kỳ liên tục tăng từ năm 1995 đến 2005 và đến năm 2005 thì chiếm
khoảng 12,85% tổng lượng mật ong nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Theo báo cáo của
trung tâm thú y vùng TP. Hồ Chí Minh (2005, 2006), số liệu xuất khẩu mật ong

1



năm 2004 là 10.000 tấn, năm 2005 là 12.449 tấn và sáu tháng đầu năm 2006 là
12.500 tấn. Điều này cho thấy khối lượng mật ong xuất khẩu tăng đều qua các năm.
Hiểu được những lợi ích nghề chăn nuôi ong mang lại. Được sự đồng ý
trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát bệnh ký sinh trên đàn ong mật apis mellifera”.
Luận văn được hướng dẫn bởi Th.s Đỗ Trung Giả và Th.s Võ Minh Châu.
1.2 Mục đích và yêu cầu:
Mục đích:
Khảo sát tình hình nhiễm ve Varroa và Nosema trên đàn ong mật.
Yêu cầu:
 Học được các phương pháp chuẩn đoán tại khu vực lấy mẫu và các phương
pháp chuẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
 Đánh giá tình hình nhiễm bệnh ký sinh trên ong mật Apis mellifera.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu một số bệnh trên đàn ong mật
Giống như các loài vật nuôi khác, ong mật cũng dễ dàng mắc một số bệnh.
Các bệnh do vi khuẩn như: thối ấu trùng Châu Âu, thối ấu trùng Châu Mỹ. Bệnh do
virus như: bệnh thối tuổi lớn hoặc nấm gây ra những thiệt hại cho người nuôi ong
mật. Đặc biệt là do nuôi ong phải di chuyển đường dài bệnh càng lây lan nhanh.
Tuy nhiên có 2 loại bệnh quan trọng gây tổn thất nặng nề cho đàn ong mật đó
là 2 bệnh: nội ký sinh do Nosema và ngoại ký sinh là ve Varroa. Vì vậy đề tài này
nghiên cứu tập trung vào 2 bệnh này để xem mức độ nhiễm bệnh ở trên đàn ong mật
Apis mellifera như thế nào.
Theo báo khoa học và đời sống ngày 27 tháng 8 năm 2010, từ nhiều năm nay
giới nuôi ong cũng như những người quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trên

thế giới đều lo lắng trước hiện tượng ong mật chết quá nhiều.
Theo khảo sát vào năm 2008, tỷ lệ ong mật chết lên đến 30% ở Mỹ vào cuối
mùa đông, Canada tổn thất một phần ba số ong. Ở Trung Đông tỷ lệ ong chết lên
đến 20% tại Libya và Jordan, thậm chí đến 80% ở một số vùng được nghiên cứu
thuộc Syria và Iraq.
Các nhà nuôi ong Châu Âu xác định loại ký sinh trùng ve Varroa chính là sát
thủ đã tiêu diệt ong. Nhà nghiên cứu Tây Ban Nha Mariano Higes (2010) cho rằng
ký sinh trùng Nosema cũng là nguyên nhân của các tai họa xảy đến cho loài ong.
Những thiệt hại do ký sinh trùng gây ra ảnh hưởng lớn đến tất các đàn ong
mật trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
2.2 Bệnh tiêu chảy ở ong – Nosemosis of honey bees
Bệnh Nosemosis là một bệnh của ong trưởng thành. Bệnh phổ biến ở nhiều
nước. Theo Zender (1912) tác nhân gây bệnh là Nosema apis tấn công chủ yếu ở
thành ruột giữa và ở khí quản trên cơ thể ong. Bệnh có thể tiến triển một cách tiềm
ẩn (mãn tính) hay biểu hiện dưới thể cấp tính làm suy yếu hay chết đàn, gây những
tổn thất kinh tế quan trọng. Bệnh tiêu chảy do Nosema gây ra thường xuất hiện vào
vụ đông xuân sau những ngày mưa kéo dài ong không bay ra ngoài được.

3


2.2.1 Tác nhân gây bệnh
Về mặt phân loại Nosema apis thuộc ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ
Cnidosporidae, giống Nosema. Để phát tán chúng phải tăng trưởng ở một giai đoạn
nhất định của chu kỳ sinh học để hình thành nhiều nha bào. Ở bộ Cnidosporidae
những nha bào còn có 1 sợi cố định nha bào vào thành ruột ong và nhờ sợi ấy mà
mầm bệnh xâm nhập vào các mô. Sợi cực này cuộn xoáy ốc trong nha bào.
Chu trình phát triển của của Nosema apis đã được mô tả chi tiết lần đầu tiên
bởi Trappmann năm 1920 và 1921. Những nghiên cứu của Kramer, Weiser, Vavra,
Huger và các tác giả khác chứng minh mầm phôi thai chủ động di chuyển trong sợi

cực đến đầu sợi thì nó xuất hiện như một giọt nhỏ rất dễ quan sát được. Tác giả
Bailey cho là mầm phôi thai di chuyển dọc theo sợi cực. Chống lại sợi cực có một
số trở ngại chủ yếu là màng dinh dưỡng ngoài của tế bào; tuy nhiên chính mầm phôi
thai đã tiết những chất men tác động trên màng tế bào, giúp cho sợi cực.
Theo Trappmann, sợi cực chỉ hình thành một khi nha bào ra ngoài thiên
nhiên và điều đó cho nó khả năng xâm nhiễm vào ong.
Ngoài thân thể ong, Nesoma chỉ có thể tồn tại dưới dạng nha bào. Với tác
động của ngoại cảnh sức chống đỡ của nha bào rất mạnh. Ở nhiệt độ bình thường
nha bào có thể tồn tại trong cơ thể ong chết trên đất sau 30 – 44 ngày. Tồn tại trong
mật đến 117 – 251 ngày. Khi đem đun mật ở 58oC nha bào tồn tại được 10 phút.
2.2.2 Nhiễm bệnh tự nhiên:
Nhiễm bệnh tự nhiên do nha bào Nesoma gây ra. Những nha bào này từ
phân của ong thợ rơi trên mình những ong làm việc trong tổ hay ong thợ lây bệnh
cho nhau do liếm lẫn nhau hoặc do tiếp xúc trực tiếp.
Gontarski và Wagner đã đếm được trong ruột giữa của một con ong hơn 250
triệu nha bào Nosema và trong trực tràng thì gấp đôi. Phân cũng rơi trên các ngăn
dự trữ mật, cửa thùng ong… Những ong khỏe sẵn sàng liếm khi phân còn tươi và
gặm khi phân khô. Chúng cũng liếm hậu môn lẫn nhau sau khi thải phân. Ong
chúa và ong đực cũng có thể nhiễm bằng cách đó và phân tán nha bào trong tổ cùng
với phân.
Theo Steche, mật của những đàn ong bị bệnh nặng chứa 1 lượng nha bào
tương ứng với cường độ của bệnh, có thể chứa 10 triệu nha bào trong 1g mật. Mật
là nguồn truyền bệnh nguy hiểm.

4


Năm 1961, Dreher đã lưu ý đến thói quen thải phân của ong khi chúng thu
hoạch thức ăn, nước uống hay phấn hoa; điều này không quan trọng lắm khi ong
thăm hoa, nhưng quan trọng với những chỗ cho ăn, cho uống nhân tạo. Ở những

chổ này những con ong chen chúc nhau. Không nên dùng các dụng cụ cho ăn
phẳng.
2.2.3 Triệu chứng:
Những triệu chứng phát tương đối muộn, không có gì đặc trưng và cũng
không giống nhau trong mọi trường hợp vì có nhiều nhân tố can thiệp vào nguyên
nhân bệnh. Một triệu chứng rõ là trạng thái của ruột giữa: bình thường và khi bệnh
bắt đầu, thành ruột trong, rồi thành nâu đỏ hay vàng nhạt.
Càng về sau thì lượng nha bào trong thành ruột tăng thì thành màu xám bẩn
hay màu trắng đục.
Khi bệnh bắt đầu, cũng không thấy các ong thợ hoạt động kém đi. Thường
bụng bị căng do tích lại quá nhiều thức ăn; trong trường hợp bệnh đã kéo dài thấy
ong không bay được do các túi hơi ở bụng bị ép. Quan sát gần tổ thấy có những
con ong bò lết trên mặt đất, leo lên các ngọn cỏ, cố gắng bay lên mà không được, có
những dấu hiệu yếu ớt, cánh xòe ra, tê liệt hay đi tả.

Hình 2.1: Những con ong yếu ớt, bò lết trên mặt đất
(Nguồn )

Khi mở nắp thùng thì thấy phân vung vãi ngay trên cầu ong, phân lỏng màu
vàng nâu. Các ong thợ không bay được, tụ tập thành từng đám nhỏ. Tỷ lệ chết thay
đổi tùy vào sự tiến triển của bệnh.
Nhưng những triệu chứng đó không đặc trưng cho bệnh vì giống nhiều bệnh
khác. Thường ong chết rất nhanh và do có nhiều con chết ngoài trời nên người nuôi
5


ong không thấy. Do đó nhiều đàn ong nhiễm bệnh Nosemosis bị diệt trong thời
gian ngắn, mà người nuôi ong không biết rõ nguyên nhân, trừ hiện tượng ong kéo lê
trước lỗ bay và rơi xuống đất.
Ở một con ong bệnh, sự tiêu hóa không thể thực hiện một cách bình thường,

do các tế bào ở ruột giữa và sự bài tiết của nó đã bị phá hoại; ong tiêu thụ thức ăn
nhiều hơn bình thường, khó phát hiện việc ăn quá mức này trên một con ong riêng
lẻ, nhưng dễ thấy trên toàn đàn.
Chuẩn đoán lâm sàng:
Theo tác giả Alfred Borchert thường khó phát hiện bệnh Nosemosis kịp thời
vì không thấy được các triệu chứng đặc trưng và những triệu chứng trước khi chết
của ong bệnh thường bị bỏ qua.
Vào mùa đông các đàn bị bệnh thường bị kích động, bay không nhanh nhẹn,
tiêu thụ thức ăn quá nhiều, khát nhiều, vãi phân khắp tổ, phân thành giọt nhỏ hay tia
lỏng màu nâu vàng, dính vào thành các ngăn tổ. Đàn phát triển chậm, ấu trùng phân
tán và không được nuôi dưỡng đầy đủ, đàn bị yếu đi.
Nếu không khắc phục sự thiếu hụt đó thì đàn bị chết hoặc năng suất vào mùa
hè giảm. Có khi chỉ còn một dúm ong bao quanh ong chúa. Trong thời kỳ nuôi ấu
trùng bao giờ cũng phải nghi ngờ khi một đàn khỏe mạnh bị suy sụp vào lúc qua
đông.
Chuẩn đoán dưới kính hiển vi:
Có thể chuẩn đoán bệnh một cách chắc chắn bằng cách xác minh dưới kính
hiển vi các nha bào của Nosema apis trong ruột của những con ong nghi ngờ; để
phát hiện nên kiểm tra những xác ong thu nhặt sau khi thấy chết hàng loạt (vào
những đợt bay dọn tổ).
Việc phát hiện các nha bào sau khi xét nghiệm chứng tỏ đàn ong đã nhiễm
bệnh Nosemosis và đòi hỏi cần điều trị. Đối với những trường hợp bệnh tiềm ẩn
(mãn tính) phải theo dõi chăm sóc đàn thật tốt, để phòng bệnh chuyển sang cấp tính
nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Để xác định ký sinh trùng có tồn tại trong đàn hay không, ta dùng phương
pháp sau: nghiền nát ruột hay bụng của khoảng 10 – 30 con ong làm tiêu bản soi
kính. Nếu muốn xác định cường độ nhiễm bệnh thì phải kiểm tra cá thể: đếm các
nha bào trong 30 thị trường ở kính hiển vi cho mỗi tiêu bản, rồi tính con số bình
quân cho một tiêu bản và một con ong. Cần làm kiểm tra cá thể khi muốn theo dõi
6



hiệu lực của 1 phương pháp điều trị hoặc sự tiến triển của bệnh trong 1 mùa nuôi
ong.
Quan sát có thể nhận thấy được những nha bào bên cạnh những vi khuẩn, tế
bào thành ruột, hạt phấn hoa .v.v… Nha bào rất to hình bầu dục, không màu, bóng
có vẻ như là rỗng. Nếu muốn nhìn rõ bên trong thì nhuộm bằng một dung dịch
loãng Fucsin hay xanh Metylen, Giemsa, những thuốc này làm nổi cái mầm dạng
Amip của ký sinh trùng, cấu tạo của nhân các tế bào riêng của thành ruột cũng nhìn
được rõ hơn.
2.2.4 Điều trị:
Cần xác định được những nhân tố bên ngoài có hại đã làm bệnh nổ ra, cố
gắng loại trừ những nhân tố đó. Ngăn cản sự phân tán của ký sinh trùng bằng các
phương pháp vệ sinh thích hợp, đặc biệt là loại trừ những ong già mang trùng và các
nguồn lây nhiễm khác (khu vực dự trữ phấn hoa, các khu vực khác của tổ).
Lập lại thăng bằng giữa ong và ký sinh trùng nếu không có khả năng loại trừ
ký sinh trùng hoặc thay chúa mới.
Sử dụng thuốc điều trị: Theo tác giả Phùng Hữu Chính (1999), có thể điều
trị Nosema bằng cách cho đàn ong ăn thuốc Fumagilin hòa tan trong nước đường
với liều lượng 25 mg thuốc / 1 lít sirô đường cho 40 cầu ong ăn liên tục trong 10
ngày. Cần dừng cho ăn trước vụ mật 3 tuần. Cần kết hợp thay thùng, rũ hết cầu
bệnh, ủ ấm cho đàn ong. Nếu không có Fumagilin có thể thay bằng thuốc Penicilin
1 triệu đơn vị / lít nước đường. Một số người nuôi ong giã nhỏ 10g gừng tươi hòa
trong 1 lít siro cho 10 cầu ong ăn cũng thấy có tác dụng.
2.3 Bệnh ký sinh do ve Varroa – Varoatosis:
Ve Varroa ký sinh ở ong trưởng thành và ấu trùng của ong. Ve xâm nhập
vào phần da giữa các đốt cơ thể giữa các mảnh giáp cứng của bụng ong trưởng
thành để hút bạch huyết. Ve đôi khi có thể được tìm thấy ở khớp nối giữa đầu và
ngực. Thời gian sống của ve tùy thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ, nhưng trên thực tế,
ve có thể sống từ vài ngày đến vài tháng.

Nhận diện tác nhân gây bệnh: Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh Varrosis chỉ
nhận thấy vào giai đoạn cuối của bệnh, do đó các chẩn đoán dựa vào kiểm tra các
tạp chất dưới đáy thùng ong. Tạp chất sinh ra vào mùa hè đặc biệt có ích cho chẩn
đoán. Chẩn đoán sớm và chính xác nhất chỉ có thể thực hiện được sau khi áp dụng
chế độ dùng thuốc làm cho ve rơi ra hay tiêu diệt ve trực tiếp. Số lượng lớn mẫu

7


tạp chất có thể được kiểm tra bằng phương pháp phù nổi. Ong được rửa trong dầu
khoáng, alcohol hay dung dịch chất tẩy rửa.
2.3.1 Hình dạng:
Ve Varroa chỉ ký sinh trên ong trưởng thành và ấu trùng ong. Bốn loài ve đã
được ghi nhận: Varroa jacobsoni, Varroa destructor, Varroa underwoodi và Varroa
rinderi. Cho đến gần đây, ve Varroa đang gây nhiễm cho ong Apis mellifera trên
thế giới là Varroa destructor.
Là loài ve 8 chân, con đực có kích thước 1,1 mm – 1,2 mm, màu trắng xám,
con cái có kích thước 1,5 mm – 1,8 mm màu nâu sáng, màu cà phê, chân có nhiều
giác bám và bám rất chắc.

Hình 2.2: Ve cái (bên trái) và ve đực (bên phải)
Ảnh chụp ở độ phóng đại ×10

kính phóng đại

2.3.2 Vòng đời:
Vòng đời phát dục của con cái là 8 – 10 ngày, con đực là 6 - 8 ngày, 90%
chúng thích sống trong ô lăng có ấu trùng và nhộng ong đực.
Ve tự chui vào khoảng giữa đốt bụng của ong trưởng thành ở đây chúng xâm
nhập đến màng da giữa hai đốt bụng ong để hút bạch huyết. Đôi khi chúng cũng có

thể thấy ở khoảng da giữa đầu và ngực. Để sinh sản, ve cái đi vào các ô có chứa ấu
trùng ngay trước khi ô được đậy nắp. Chúng thường ưa thích ấu trùng ong đực và

8


ong thợ. Sau khi ô chứa ấu trùng được đậy nắp, ve cái bắt đầu đẻ trứng vào 2-3
ngày sau (thường là trứng cho ve đực). Các trứng đẻ tiếp theo cách khoảng bảy
ngày (thường là trứng nở ra ve cái) và sau đó cách nhau 1-2 ngày. Trứng nở thành
các ấu trùng, nhưng chỉ hai đến ba ấu trùng đạt đến giai đoạn trưởng thành.

Hình 2.3: Sự phát triển của Varroa: E = Trứng, L = Ấu trùng, P = Tiền nhộng, D = nhộng,
A = Trưởng thành. (Giới tính của trứng, ấu trùng và tiền ấu trùng chỉ có thể phân biệt được
bằng kiểm tra nhiễm sắc thể)
Nguồn: Anderson & Trueman (2000)

Số lượng ve thường gia tăng chậm chạp và bắt đầu vào mùa ong mật. Các
dấu hiệu lâm sàng có thể thấy ở mọi thời điểm trong mùa hoạt động lấy mật, mặc dù
số lượng tối đa đạt được vào cuối mùa, khi đó các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên về tổn
hại mới có thể ghi nhận được. Thời gian sống của ve trong ấu trùng hay ong trưởng
thành tùy thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ.

9


2.3.3 Nguồn gốc xuất xứ và cách lây lan:
Nguồn gốc:
Nguồn gốc xuất xứ từ ong nội địa phương đông, nằm ở rặng núi Uran,
Afghanistan, mặc dù 2 khu vực này xa nhau nhưng do phương thức giao du tìm
nguồn thức ăn của ong rừng và việc mua bán ong giống mà mầm bệnh được lan

truyền từ con ong Apiscerana Indica ở các rừng núi trung đông sang con ong nuôi
Apis Mellifera ở phương Tây.
Cách lây lan và truyền bệnh:
 Do sự giao du của các đàn ong: Ong di chuyển vùng ở, ong bốc bay,
ong tìm nguồn thức ăn, ong di cướp mật và ong đi về nhầm tổ.
 Do sự mua bán ong chúa và các đàn ong giống của các trại ong, các
vùng, các địa phương không qua công tác kiểm dịch.
 Do thao tác chăm sóc nuôi dưỡng của những người nuôi ong, không
cách ly điều trị các đàn ong bị ve, nhân ghép đàn tùy tiện.
 Do công tác vệ sinh các dụng cụ nuôi ong không tốt, sử dụng khung
cầu quá cũ.
 Sự tồn tại của ong rừng Apis cerana vừa là ký chủ trung gian và là ký
chủ mầm bệnh.
2.3.4 Mức độ tác hại của ve:
Đối với loại ong trưởng thành:
 Gây cản trở đi lại vệ sinh và làm việc trong tổ, hạn chế ong chúa tiết
sữa nuôi ấu trùng.
 Làm ong thợ suy yếu giảm sức chống đỡ với các loài sâu bệnh khác,
ảnh hưởng tốc độ đi thu mật phấn hoa.
 Ve bám vào cơ thể ong thợ hút dinh dưỡng và tạo ra các vết thương để
cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập gây rối loạn chức năng hoạt
động của ong thợ.
Đối với ong non mới nở:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ngày càng tăng, thân hình con ong bị nhỏ bé lại, chân
cẳng què quặt, chân cụt cánh xoắn hoặc không có cánh.

10


Hình 2.4: Tác động của ve Varroa lên hình thái của ong.

Trái: hình dạng ong bình thường. Phải: ong bị ve tấn công nặng nề.
Ong mới lột xác này có cánh dị hình và thể tích bụng giảm đi.
Nguồn: Anderson & Trueman (2000)

Đối với ấu trùng và nhộng:
Khi ấu trùng gần vít nắp, ve lẻn vào sinh sống bằng chất huyết tương của ấu
trùng và nhộng đặc biệt là ấu trùng ong đực, nếu nặng thì ấu trùng và nhộng sẽ chết.

Hình 2.5: Ve bám vào ấu trùng và nhộng

11


2.3.5 Các biện pháp phòng và trị ve:
Biện pháp phòng ngừa:
 Thùng cũ phải được khử trùng bằng cách phơi nắng hoặc để nơi khô
ráo trong vòng 15 - 30 ngày là ve sẽ chết.
 Trong trại ong khi phát hiện đàn ong có ve thì phải triệt để xử lý.
 Không đặt các trại ong gần những cánh rừng, ong nhà sẽ giao du với
ong rừng truyền lây ve.
 Địa điểm đặt trại ong đảm bảo thoáng mát có nhiệt độ từ 200C – 330C,
độ ẩm từ 60% – 65%.
 Tạo thế đàn ong lúc nào cũng mạnh, số lượng cầu ong phải đạt từ 10 –
12 cầu.
Điều trị:
 Khi phát hiện đàn ong có ve thì tách cầu trứng và cầu không tập trung
lại thành một đàn để đánh thuốc ngay.
 Tách cầu nhộng và cầu ấu trùng tuổi lớn rồi đánh thuốc.
 Đối với bầy ong trong thời gian khai thác thì không cần đánh thuốc vì
không có ấu trùng sẽ không có nơi sinh sản của ve cái.

 Sau khi ấu trùng và nhộng nở hết cũng là hết thời gian khai thác thì ta
dùng thuốc đánh liên tục 2 – 3 đêm.
Đối với ong trưởng thành:
 Dùng bột lưu huỳnh rắc lên than đã ngún lửa đỏ chỉ còn khói thổi nhẹ
lên người của ong thợ ở cửa tổ.
 Dùng acit formic 85% xông khoảng 5ml vào thùng ong vào buổi
chiều, 3 ngày liên tiếp.
 Dùng thuốc xông khói đặc trị Phenontiazin.
 Khi xông thuốc ve sẽ rơi xuống, dưới đáy thùng lót bìa dính, 5 phút
sau lấy bìa dính ra khỏi thùng, đóng dần nắp thùng ong lại.

12


Hình 2.6: Phơi nắng thùng hoặc để nơi khô ráo

Đối với ấu trùng
 Loại bỏ bớt nhộng ong đực.
 Dùng ấu trùng ong đực lớn ngày tuổi cho sang đàn có nhiều ve để
chúng ký sinh vào. Khi đã vít nắp thành nhộng thì rút ra và hủy đàn.
 Có thể dùng mủ chúa cho những đàn có ve nhiều để cắt giai đoạn ký
chủ một thời gian.
 Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay đang được sử dụng là Bayvarol
hoặc sả kết hợp với acid formic.

Hình 2.7: Phương pháp điều trị ve Varroa hiện nay

13



Hình 2.8: Bayvarol được sử dụng trong điều trị ve Varroa

Theo thạc sĩ Hoàng Phước Anh (2010) hiệu quả diệt ve sử dụng Bayvarol đạt
96, 94 %; Khi sử dụng sả kết hợp với acid formic đạt 82, 46 %. Tuy Bayvarol có
hiệu quả diệt ve rất cao, nhưng cần cân nhắc khi sử dụng thuốc này vì có thể ảnh
hưởng đến sản phẩm ong mật. Còn việc sử dụng acid formic 85% với liều 10 ml
phối hợp với dùng 200g sả tươi có tác dụng diệt ve tốt và ít ảnh hưởng đến sự phát
triển của đàn ong.

14


Chƣơng 3
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian thực hiện
Tiến hành 14/10/2010 đến 17/10/2010.
3.1.2 Địa điểm khảo sát.
 Trại ong, cơ sở nuôi ong tại Đắc Lắc và Gia Lai.
 Phòng thí nghiệm Trung tâm chuẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật,
cơ quan thú y vùng VI.
3.1.3 Đối tƣợng khảo sát.
 Trại ong, cơ sở nuôi ong mật giống ong Ý (Apis mellifera)
 Ong, mẫu tạp chất dưới đáy thùng được thu nhặt từ các trại ong.
3.2 Vật liệu, hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
3.2.1 Vật liệu
 Phiếu điều tra 27 phiếu.
 Các dụng cụ thông thường chuyên dụng trong phòng thí nghiệm.
3.2.2 Hóa chất.
Các dung môi, hóa chất cần thiết cho khảo sát.

3.2.3 Thiết bị.





Kính hiển vi, kính phóng đại.
Máy ly tâm Hettich – EBA đạt lực ly tâm 3.000 g ở dung tích 10ml.
Máy xác định ẩm độ và nhiệt độ Extech.
Máy lắc ông nghiệm (vortex) – IKA Mini Shake.

15


×