Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

KHẢO sát BỆNH VIÊM TAI và HIỆU QUẢ điều TRỊ BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ tại BỆNH xá THÚ y đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.7 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHẠM THỊ BÍCH LIỄU

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TAI VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 11/2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM TAI VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM TAI TRÊN CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ BÉ MƯỜI


Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ BÍCH LIỄU
MSSV: 3072679
Lớp: Thú Y 33A

Cần Thơ, 11/2011

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài “Khảo sát bệnh viêm tai và hiệu quả điều trị bệnh viêm tai trên chó tại
Bệnh xá thú y Đại học Cần Thơ” do sinh viên Phạm Thị Bích Liễu thực hiện tại
Bệnh Xá Thú Y, Trường Đại học Cần Thơ, từ ngày 1/8/2011 đến 2/11/2011.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…
Duyệt Của Giáo Viên Hướng Dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…
Duyệt Của Bộ Môn

Nguyễn Thị Bé Mười

Cần Thơ, ngày … tháng ... năm 20…
Duyệt của khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii



LỜI CẢM TẠ
Trải qua 5 năm học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, được sự dìu dắt, dạy dỗ
tận tình của thầy cô, chúng em đã tích lũy cho mình những kiến thức chuyên môn
và những kinh nghiệm sống quý báu, đó là hành trang mà chúng em sẽ mang theo
để tự tin bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng
quý báu.
Các anh, chị làm việc ở Bệnh Xá Thú Y Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, những người anh em Thú Y K33 đã cùng
tôi sẽ chia buồn vui, đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị được dồi dào sức khỏe và
thành công trong công việc. Chúc những người bạn của tôi nhiều sức khỏe và thành
đạt.
Cần Thơ, ngày 23 tháng 12 năm 2011
Phạm Thị Bích Liễu

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Trang duyệt ................................................................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Mục lục...................................................................................................................... iv

Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục hình ......................................................................................................... vii
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................... 2
2.1 Cấu tạo và chức năng tai chó ................................................................ 2
2.1.1 Tai ngoài.................................................................................................... 2
2.1.2 Tai giữa ..................................................................................................... 4
2.1.3 Tai trong .................................................................................................... 6
2.2 Sinh lý quá trình viêm ........................................................................... 6
2.2.1 Khái Niệm ................................................................................................ 6
2.2.2 Nguyên nhân gây viêm............................................................................. 7
2.2.3 Phân loại viêm .......................................................................................... 7
2.2.4 Những biến đổi chủ yếu trong viêm ......................................................... 8
2.2.5 Ảnh hưởng của phản ứng viêm đến cơ thể............................................. 10
2.3 Một số dạng viêm tai ........................................................................... 10
2.3.1 Viêm tai ngoài ........................................................................................ 10
2.3.2 Viêm tai giữa .......................................................................................... 14
2.3.3 Viêm tai trong ........................................................................................ 16
2.4 Chẩn đoán viêm tai .............................................................................. 17
2.4.1 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................... 17
2.4.2 Chẩn đoán cận lâm sàng ......................................................................... 19
2.5 Tính chất dược lý một sô thuốc dùng trong thí nghiệm ...................... 19
2.5.1 Dexa VMD ............................................................................................. 19

iv


2.5.2 Polydexa ................................................................................................. 20
2.5.3 Dexoryl ................................................................................................... 21

2.5.4 Gentamicin ............................................................................................. 23
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................ 24
3.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng, phương tiện thí nghiệm .................... 24
3.1.1 Thời gian – Địa diểm ............................................................................. 24
3.1.2 Đối tượng ............................................................................................... 24
3.1.3 Phương tiện thí nghiệm .......................................................................... 24
3.2Nội dung và phương pháp thí nghiệm .................................................. 25
3.2.1 Nội dung thí nghiệm............................................................................... 25
3.2.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................ 26
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 29
4.1 Tỷ lệ viêm tai so với các bệnh khác .................................................... 29
4.2 Tỷ lệ bệnh viêm tai dựa vào triệu chứng lâm sàng ............................. 30
4.3 Tỷ lệ viêm tai theo hình thái tai chó .................................................... 31
4.4 Tỷ lệ viêm tai theo số lần tắm/tuần ..................................................... 33
4.5 Tỷ lệ viêm tai theo nhóm tuổi ............................................................. 34
4.6 Tỷ lệ viêm tai theo giống chó .............................................................. 35
4.7 Kết quả điều trị .................................................................................... 36
Chượng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................... 38
5.2 Đề nghị ................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 39
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 40

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bố trí các phác đồ điều trị viêm tai ...................................................... 26
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh viêm tai so với các bệnh khác trên chó .............................. 29

Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh và dấu hiệu lâm sàng của chó bị viêm tai .......................... 30
Bảng 4.3 Tỷ lệ viêm tai theo hình thái tai chó .................................................... 32
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó viêm tai theo số lần tắm/tuần ............................................... 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó viêm tai theo nhóm tuổi ....................................................... 34
Bảng 4.6 Tỷ lệ viêm tai theo giống chó .............................................................. 35
Bảng 4.7 Tỷ lệ khỏi bệnh ở các phác đồ điều trị ................................................. 36

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc tai chó....................................................................................... 2
Hình 2.2 Cấu tạo tai ngoài ..................................................................................... 4
Hình 2.3 Cấu tạo tai giữa và tai trong ................................................................... 5
Hình 2.4 Dung dịch tiêm Dexa VMD ................................................................. 20
Hình 2.5 Thuốc nhỏ tai Polydexa ........................................................................ 21
Hình 2.6 Thuốc nhỏ tai Dexoryl .......................................................................... 22
Hình 2.7 Gentamicin ........................................................................................... 23
Hình 3.1 Dụng cụ vệ sinh tai ............................................................................... 24
Hình 3.2 Vệ sinh vành tai .................................................................................... 27
Hình 3.3 Vệ sinh ống tai ...................................................................................... 27
Hình 4.1 Dịch viêm trong ống tai ........................................................................ 31
Hình 4.2 Loa tai ửng đỏ ....................................................................................... 31
Hình 4.3 Tai chó kém thông thoáng, kém vệ sinh............................................... 32
Hình 4.4 Nấm ký sinh trên vành tai..................................................................... 32

vii



TÓM LƯỢC
Nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm tai ở chó, chẩn đoán
đúng bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và xác định phương pháp điều trị hiệu
quả nhất, chúng tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát bệnh viêm
tai và hiệu quả điều trị bệnh viêm tai trên chó tại Bệnh xá thú y Đại học Cần
Thơ”.
Kết quả thu được:
Trong tổng số 684 ca bệnh được điều trị tại Bệnh xá, bệnh viêm tai ở chó chiếm tỷ
lệ 3,22%.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng của chó bệnh viêm tai: 100% tai chó có mùi hôi, dịch
viêm trong ống tai; 72,73% loa tai ửng đỏ, sưng trong kênh tai; 68,18% cào-gãi tai,
lắc đầu.
Dựa vào hình thái tai: bệnh viêm tai ở nhóm chó tai xụ chiếm tỷ lệ 4,6% trong khi
nhóm chó tai đứng là 1,79%.
Dựa vào số lần tắm/tuần của chó bệnh viêm tai: chó có số lần tắm >= 2 lần/tuần có
tỷ lệ viêm tai là 59,09% trong khi chó có số lần tắm < 2 lần/tuần là 40,91%.
Dựa vào độ tuổi của chó: tỷ lệ bệnh viêm tai cao nhất ở chó >= 24 tháng tuổi
(6,45%) và thấp nhất là chó dưới 2 – 6 tháng tuổi (1,03%).
Dựa theo giống thì tỷ lệ bệnh viêm tai ở giống chó ngoại là 4,02%, giống chó nội là
1,69%.
Kết quả điều trị: với thời gian 4 ngày thì tỷ lệ khỏi bệnh ở nghiệm thức 2 là 100%,
nghiệm thức 3 là 66,67% và thấp nhất là nghiệm thức 1 là 60%.

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi chó kiểng ở nước ta ngày càng phát
triển. Ở thành thị, chó được nuôi với mục đích giữ nhà và làm cảnh. Vùng nông

thôn, chó được nuôi chủ yếu với mục đích giữ nhà. Trong an ninh, chó được huấn
luyện làm công tác điều tra phá án, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Sở dĩ chó được tin
nuôi như vậy vì đây không những là loài vật dễ thương, thông minh, trung thành,
biết nghe lời,… mà chó còn là loài có sự nhạy bén cao về khứu giác, thị giác và cả
thính giác.
Tuy nhiên, cơ quan thính giác của chó rất dễ bị tổn thương do điều kiện chăm sóc
hoặc do một số bệnh. Khi mắc các bệnh về tai, đặc biệt là bệnh viêm tai do dịch
viêm ứ đọng trong tai, sưng tai, thính giác của chó sẽ bị yếu đi. Bệnh ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng thu nhận âm thanh, sự thăng bằng của cơ thể và chức
năng xử lý thông tin của não bộ chó. Bên cạnh đó, tai chó bị viêm thường rất hôi,
con vật cảm thấy khó chịu, dễ nỗi cáu nếu bị chạm đến tai. Điều này ảnh hưởng đến
quan hệ giữa chủ và vật nuôi. Bệnh viêm tai ngoài nếu không được phát hiện sớm
thường diễn biến nặng, dẫn đến viêm tai giữa hoặc viêm tai trong rất nguy hiểm. Do
đánh giá sai lầm của chủ nuôi về bệnh viêm tai nên chó thường không được điều trị
sớm, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị.
Chính vì vậy, để phát hiện sớm nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều
trị, chúng tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát bệnh viêm tai và
hiệu quả điều trị bệnh viêm tai trên chó tại Bệnh xá thú y Đại học Cần Thơ”
với sự hướng dẫn của quý thầy cô bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ.
Mục tiêu đề tài:
-

Khảo sát triệu chứng lâm sàng các ca chó bệnh viêm tai.

-

Xác định tỷ lệ viêm tai xảy ra trên chó.

- Xác định hiệu quả điều trị của một số loại thuốc.


1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cấu tạo và chức năng tai chó
Theo Phạm Thị Xuân Vân (1982): cơ quan thính giác và thăng bằng nằm trong hốc
xương thái dương có chức năng phức tạp. Bộ phận chính của nó gọi là mê lộ
(labirinthus) đảm nhiệm hai chức năng: tiếp nhận dao động sóng âm và hướng cho
cơ thể giữ vị trí thăng bằng trong không gian. Mê lộ nằm ở hốc tai trong, khoét sâu
trong xương thái dương.

Màng nhĩ

Vành tai

Các xương
thính giác

Bộ phận bán
khuyên

Ốc tai

Dây thần kinh
thính giác

Ống nhĩ hầu


Ống tai

Tai giữa

Tai ngoài

Tai trong

Hình 2.1 Cấu trúc tai chó
( />
Theo Malcolm E. Miller (1964): tai được chia thành ba phần: tai ngoài, tai giữa và
tai trong có chức năng khác nhau.
2.1.1 Tai ngoài
Theo Earl J. Cacott (1968): hình thái cấu tạo tai ngoài có sự khác nhau tuỳ theo
giống chó. Sự khác nhau này thể hiện qua kích cỡ, hình dáng lớp lông bám trên
vành tai. Các loại hình thái tai cơ bản như: loại tai đứng (Chihuahua, Bergie, …),
loại tai đứng phân nửa (Collie, Wire Haired Terrier,…), loại tai xụ (Dachshund,
Spanishs,…). Một khác biệt quan trọng khác là chiều dài của lớp lông bám trên
vành tai và trong ống tai, lông ngắn ở chó Chihuahua, Boston Terrier và chó có lông

2


tai dài như: Poodles, Spaniels,… Thông thường bệnh viêm tai hay xảy ra ở các loại
chó lông tai dài ở vành tai và ống tai.
Theo Malcolm E. Miller (1964): Tai ngoài bao gồm vành tai hay loa tai và ống tai.
Theo Phạm Thị Xuân Vân (1982): tại miền giới hạn tai ngoài và tai giữa là màng
nhĩ.
Cấu tạo:
Vành tai (auricula): cấu tạo như một cái phễu với đĩa sụn có lớp da bao phủ bên

ngoài. Có chức năng nhận xung động và truyền tín hiệu qua màng nhĩ vào tai giữa.
Vành tai có nhiều yếu tố cấu tạo như: cánh tai (scapha spars scaphoidea), gốc tai
(pars conchalis schoncha). Bên trong tai có lông tai làm chức năng bảo vệ. Ở gốc tai
có một lớp mỡ xen lẫn tổ chức liên kết làm cho tai có thể hoạt động trong phạm vi
180 độ.
Ống tai ngoài (meatus acusticus externus): dài khoảng 2cm. Ống xương thông với
phần sụn gọi là lỗ tai ngoài (porus acusticus externus). Ống tai ngoài của chó được
chia thành hai phần: phần thẳng đứng và phần nằm ngang. Phần ống tai thẳng đứng
dài gấp hai lần phần nằm ngang (Earl J. Catcott (1968)).
Theo Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2001): da của phần sụn có nhiều tuyến
nhờn và một loại tuyến đặc biệt tiết chất thải màu vàng tạo thành ráy tai có tác dụng
giữ bụi. Phần này có lông mọc để ngăn cản vật lạ lọt vào trong tai.
Màng nhĩ (membrana typany): giới hạn giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ không
phẳng mà hơi lõm, đáy lõm hướng ra ngoài gọi là rốn nhĩ (unbomembrance typany).
Màng nhĩ cấu tạo bởi mô sợi, xung quanh là các bó sợi vòng, giữa là các bó sợi hình
tia.
Chức năng:
Vành tai có tác dụng đón nhận âm thanh, ống tai thì hướng sóng âm thanh vào màng
nhĩ. Màng nhĩ sẽ rung khi tiếng động tác động vào. Do cấu tạo không đồng nhất, độ
căng của các sợi không đồng đều, màng nhĩ sẽ rung theo tần số phù hợp với tần số
sóng âm tác động vào. Những sóng âm có tần số phù hợp với tần số rung của màng
nhĩ (chiều dài bước sóng) sẽ được nghe rõ nhất.

3


Vành tai

Ống tai


Màng nhĩ

Hình 2.2 Cấu tạo tai ngoài
( />
2.1.2 Tai giữa (Auris media)
Theo Phạm Thị Xuân Vân (1982): tai giữa gồm: xoang nhĩ, ống nhĩ hầu và các nang
chũm.
Xoang nhĩ (Cavum typany):
Đục vào trong mảnh nhĩ của xương thái dương gồm hai thành và một đường vòng.
Thành ngoài ăn thông với tai ngoài và cách bởi một màng nhĩ.
Thành trong của nó liên quan với tai trong, có hai lỗ:
Cửa sổ bầu dục: cửa tiền đình.
Cửa sổ tròn: cửa ốc tai.
Đường vòng: nhiều hang hốc ở xung quanh tai giữa làm thành nhiều ô ở nhiều loại
gia súc. Các ô đó phình to ra gọi là bóng nhĩ. Bóng nhĩ có tác dụng cộng hưởng.
Dọc đường vòng có một dãy xương thính giác: xương búa, xương đe, xương bàn
đạp liên hệ với nhau.
Theo Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2001): các xương này có nhiệm vụ
khuếch đại và truyền dao động sóng âm từ màng nhĩ vào tai trong.
Xoang nhĩ gồm có hai cơ là cơ căng màng nhĩ, khi co làm màng nhĩ căng ra và làm
giảm bớt dao động của màng khi âm thanh có cường độ mạnh. Cơ thứ hai là cơ cố
định xương bàn đạp, nhằm hạn chế sự di động của xương này, làm giảm bớt khuếch
đại sóng âm từ màng nhĩ đến cửa bầu dục.

4


Ống nhĩ hầu (tuba auditiva eustachii): nối thông xoang nhĩ với phần mũi-hầu ở
thành bên khoang miệng. Ống gồm một phần là xương phía xoang nhĩ, một phần là
sụn phía hầu. Bình thường đoạn phía hầu xẹp xuống đóng kín, khi nuốt nó được mở

ra làm không khí lọt vào xoang nhĩ. Điều đó đảm bảo cho áp lực xoang nhĩ cân
bằng với áp lực khí quyển, có tác dụng làm thuận lợi cho sự truyền dao động sóng
âm từ màng nhĩ vào tai trong và bảo vệ màng nhĩ khi có tiếng động mạnh.
Nang chũm (cellulae mastoideae): là những xoang nhỏ nằm sâu trong phần chũm
của xương thái dương. Các xương thông với nhau thành một hệ thống và thông với
xoang nhĩ.
Tai trong
Ống bán khuyên

Ốc tai

Thần kinh tiền đình
Thần kinh mặt
Thần kinh thính giác

Ống nhĩ hầu

4
3
2

Tai giữa

1

Hình 2.3 Cấu tạo tai giữa và tai trong
( />Chú thích:
1: màng nhĩ
2: xương búa
3: xương đe

4: xương bàn đạp

5


2.1.3 Tai trong (auris interna)
Theo Phạm Thị Xuân Vân (1982): tai trong là bộ phận cấu tạo phức tạp nhất cũng là
phần giữ chức năng quan trọng của cơ quan thính giác. Toàn bộ tai trong nằm trong
mảnh đá xương thái dương làm thành một kết cấu gọi là mê lộ (labyrinthus). Gồm
có mê lộ xương (labyrinthus osseus) và mê lộ màng (labyrinthus membranceus).
Mê lộ xương: gồm ba phần chính:
Phía trước là ốc tai có hình xoắn ốc làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh.
Giữa là tiền đình, là cơ quan nhận âm thanh và thăng bằng cảm giác.
Phía sau là vòng bán khuyên gồm ba ống hướng theo ba chiều không gian (trước,
sau, bên).
Cả ba phần có liên hệ với nhau và chứa đầy ngoại dịch (perilympha).
Mê lộ màng:
Phần mê lộ màng ở khoang tiền đình gồm hai túi: túi cầu thông với phần màng ốc
tai, túi bầu thông với phần vòng bán khuyên. Phần mê lộ màng ở phía các vòng bán
khuyên in hình theo mê lộ xương bán khuyên. Phần mê lộ màng ốc tai gồm hai
màng chạy dọc ống xương ốc tai: màng phía trên mỏng gọi là màng tiền đình (màng
Ressner), màng dưới dày hơn là màng nền. Màng này phân ống ốc tai thành ba ống
nhỏ:
Ống trên thông với tiền đình gọi là thang tiền đình.
Ống dưới thông ra đến cửa sổ tròn gọi là thang màng nhĩ.
Ống giữa thông ra túi cầu ở khoang tiền đình gọi là ống màng (ở gần đỉnh gốc tai,
hai màng tiền đình và màng nền dính lại thành ống màng). Ống màng chứa dịch nội
bào, thang tiền đình và thang màng nhĩ chứa dịch ngoại bào.
2.2 Sinh lý quá trình viêm
2.2.1 Khái niệm

Theo Vũ Triệu An và Nguyễn Hữu Mô (2002): viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ
thể mà nền tản của nó là phản ứng tế bào, phản ứng này được hình thành và phát
triển phức tạp dần trong quá trình tiến hoá của sinh vật.

6


Theo Nguyễn Ngọc Lanh và ctv (2002): viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống
lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương,
hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan,… có thể ở mức độ nặng nề, nguy hiểm. Viêm
có bốn tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau.
2.2.2 Nguyên nhân gây viêm
Theo Nguyễn Ngọc Lanh và ctv (2002):
Mọi nguyên nhân dẫn đến tổn thương và làm chết một lượng tối thiểu tế bào tại chỗ
đều có thể gây viêm ở chỗ đó. Có thể xếp thành hai nhóm lớn:
Nguyên nhân bên ngoài:
Cơ học: từ sây sát nhẹ tới chấn thương nặng… gây phá huỷ tế bào và mô, làm
phóng thích ra những chất gây viêm nội sinh.
Vật lý: nhiệt độ quá cao hay quá thấp làm thoái hoá protid tế bào gây tổn thương
enzyme; tia phóng xạ (UV, tia X) do tạo ra các gốc oxy tự do gây phá huỷ một số
ezyme oxy hoá, gây tổn thương AND.
Hoá học: các axit, kiềm mạnh, các chất hoá học khác (thuốc trừ sâu, các độc tố,…)
gây huỷ hoại tế bào.
Sinh học: là nguyên nhân phổ biến nhất gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đơn
bào, đa bào hay nấm.
Nguyên nhân bên trong:
Có thể gặp như thiếu oxy tại chỗ, hoại tử mô, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh
dưỡng (tắt mạch). Ngoài ra, viêm có thể gây ra do phản ứng kết hợp kháng nguyênkháng thể như viêm cầu thận.
2.2.3 Phân loại viêm
Theo Nguyễn Ngọc Lanh và ctv (2002): viêm được phân loại theo:

Nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn.
Tính chất: viêm đặc hiệu và không đặc hiệu.
Vị trí: viêm nông và viêm sâu (viêm bên ngoài và viêm bên trong).
Diễn biến: viêm cấp và viêm mạn tính.

7


Dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ, … tuỳ theo dịch viêm
giống huyết thanh, huyết tương hay chứa nhiều bạch cầu thoái hoá.
Theo Nguyễn Vượng và ctv (2000): viêm mủ do bạch cầu đa nhân bị huỷ hoại (tế
bào mủ) và các mô bị hoại tử tạo ra. Thường do các vi khuẩn sinh mủ (liên cầu
khuẩn, tụ cầu khuẩn) nhưng đồng thời cũng có tổn thương mủ vô khuẩn với cơ chế
phức tạp hơn nhiều, có thể do: bạch cầu đa nhân bị huỷ hoại do chất độc không phải
của vi khuẩn, hoặc hiện tượng tự huỷ, chính các enzyme trong lysosome của chúng
gây ra (hiện tượng “tái xuất trong khi ăn” hoặc “hút nội bào đảo ngược”).
Viêm hoại thư: đây là một tổn thương hoại thư do thiếu máu, dịch rỉ viêm rất nhiều
nhưng ít bạch cầu xuyên mạch, dễ hình thành huyết khối ở các tiểu động mạch
thường do các vi khuẩn yếm khí, đặc biệt là Clostridium perfingenrs có độc tính rất
mạnh gây hoại tử viêm tấy và sinh hơi.
Theo Đỗ Trung Giã (2006): viêm hoại thư là do gia súc bị viêm cơ giới, sau đó vi
khuẩn xâm nhập vào tổ chức gây viêm hoại thư. Nếu trong vùng tổ chức bị hoại tử
có những mạch máu bị tổn thương mà không được thay thế thì vùng tổ chức bị hoại
tử ấy sẽ thành hoại thư.
2.2.4 Những biến đổi chủ yếu trong viêm
Theo Nguyễn Ngọc Lanh và ctv (2002): tại ổ viêm có bộ ba biến đổi sau đây: rối
loạn tuần hoàn, rối loạn chuyển hoá, tổn thương mô và tăng sinh tế bào. Sự phân
chia như vậy có tính chất nhân tạo cho dễ hiểu; trên thực tế chúng đan xen và liên
kết chặt chẽ với nhau.
Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm

Thường sớm, dễ thấy nhất; xảy ra ngay khi các yếu tố gây viêm tác động lên cơ thể.
Có 4 hiện tượng sau đây của rối loạn tuần hoàn:
Rối loạn vận mạch: ngay khi các yếu tố gây viêm tác động, tại chỗ có các hiện
tượng: co mạch, sung huyết động mạch, sung huyết tĩnh mạch, ứ máu.
Hình thành dịch rỉ viêm: dịch rỉ viêm là các sản phẩm xuất huyết tại ổ viêm xuất
hiện ngay từ khi sung huyết động mạch bao gồm nước, các thành phần hữu hình và
thành phần hoà tan. Trong đó đáng chú ý nhất là các chất có hoạt tính sinh lý.

8


Bạch cầu xuyên mạch: khi tính thấm thành mạch tăng, có sự thoát mạch, máu chảy
chậm, lúc đó bạch cầu rời khỏi dòng trục, tiến về phía ngoại vi tới bề mặt nội mô
thành mạch. Tại đây chúng trườn theo vách mạch (hiện tượng lăn), bám dính và
xuyên mạch. Để quá trình này xảy ra cần có sự tham gia của các thụ thể trên bề mặt
bạch cầu, các chất hoá ứng động và các phần tử dính trên bạch cầu và trên tế bào
mô.
Bạch cầu thực bào: thực bào là hiện tượng bạch cầu giữ (ăn) và tiêu hoá đối tượng.
Như trên đã nói, bạch cầu tập trung đến ổ viêm, tại đó chúng tiếp tục di chuyển để
tiếp cận với đối tượng thực bào. Những chân giả của bạch cầu vươn tới quanh đối
tượng thực bào, bọc kín chúng, hình thành bào thực bào (phagosome). Sau đó
lysosome tiến tới hoà màng để tạo ra phagolysosome, giải phóng vào đó các chất
trong lysosome để tiêu huỷ đối tượng.
Rối loạn chuyển hoá
Tại ổ viêm quá trình oxy hoá tăng lên làm tăng nhu cầu oxy, nhưng sự sung huyết
động mạch chưa đáp ứng kịp. Do vậy, pH sẽ tiến tới giảm và giảm thực sự khi bắt
đầu chuyển sang sung huyết tĩnh mạch, từ đó kéo theo hàng loạt những rối loạn
chuyển hoá của glucid, lipid và protid.
Tổn thương mô
Tại ổ viêm thường có hai loại tổn thương: tổn thương tiên phát do nguyên nhân gây

viêm tạo ra, phải có tổn thương tiên phát tại chỗ thì mới phát triển thành ổ viêm; tổn
thương thứ phát do những rối loạn tại ổ viêm gây nên.
Tăng sinh tế bào và quá trình lành vết thương
Viêm bắt đầu gây ra tổn thương tế bào và kết thúc bằng quá trình phát triển tái tạo.
Ngay trong giai đoạn đầu đã có tăng sinh tế bào (bạch cầu đa nhân trung tính, rồi
đơn nhân và lympho bào). Về cuối, sự tăng sinh vượt mức hoại tử khiến ổ viêm
được sửa chữa. Các tế bào nhu mô của cơ quan viêm có thể được tái sinh đầy đủ
khiến cấu trúc và chức năng cơ quan vẫn được phục hồi; nếu không được như vậy
thì một phần nhu mô bị thay bằng mô xơ (sẹo).

9


2.2.5 Ảnh hưởng của phản ứng viêm đến cơ thể
Theo Huỳnh Văn Kháng (2001): phản ứng viêm gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ
thể:
Tại chỗ: gây đau, gây hang hóc như viêm lao, gây tắt thở như bạch hầu,…
Toàn thân: sớm nhất là các rối loạn thần kinh như mệt mỏi, rồi đến các rối loạn tiêu
hoá, tiết niệu, điều hoà thân nhiệt, tuần hoàn. Những thay đổi về máu, quan trọng
nhất là thay đổi số lượng và thành phần bạch cầu, nồng độ protein huyết tương, tốc
độ lắng máu, rối loạn chuyển hoá các chất, … Từ các rối loạn này lại làm tăng phản
ứng viêm, xuất hiện vòng xoắn bệnh lý.
2.3 Một số dạng viêm tai
Theo August (1986): giống quyết định hình dáng loa tai của chó, được xem là
nguyên nhân mở đường của viêm tai ngoài. Một số giống chó có kênh tai đặc thù,
dễ nhạy cảm với tình trạng viêm hơn các giống chó khác.
2.3.1 Viêm tai ngoài
Theo Earl J. Catcott (1968): viêm tai ngoài được báo cáo xuất hiện từ 3-16% trong
tất cả các chó đến khám bệnh.
Theo Nguyễn Văn Khanh & ctv (2009), trong 6815 chó bệnh được khảo sát thì có

125 chó bệnh viêm tai, chiếm tỷ lệ 1,83%.
Khái niệm
Viêm tai ngoài được thể hiện qua hiện tượng viêm của ống thính giác ngoài từ nơi
ta thấy được đến màng nhĩ.
Viêm tai ngoài nếu không được phát hiện sớm sẽ tiến triển nặng và phức tạp hơn,
dẫn đến viêm tai giữa hoặc viêm tai trong rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khả năng nghe, sự thăng bằng của cơ thể và chức năng não bộ của thú.
Phân loại
Viêm tai ngoài được phân làm hai thể:
Viêm tai ngoài cấp tính có thể là viêm tai nổi ban đỏ, chảy nhiều ráy tai, đóng vảy,
loét hoặc làm mủ.

10


Viêm tai ngoài mạn tính có thể là chứng phì đại hoặc hoá cứng (Earl J. Catcott
(1968)).
Nguyên nhân
Theo Clarence M. Fraser. et al (1986): viêm tai ngoài do ba nguyên nhân cấu thành:
nguyên nhân nguyên phát, nguyên nhân dẫn đường và nguyên nhân tiếp diễn.
Nguyên nhân nguyên phát: là những yếu tố gây viêm bao gồm:
Dị ứng: đây là nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài ở chó. Chó có thể dị ứng
với thức ăn, bọ chét, thuốc điều trị hoặc dị ứng do tiếp xúc như phấn hoa.
Vật lạ trong tai: sự hiện diện của bất kì khối u hay ngoại vật lạ (sỏi, cỏ, lá cây…),
hoặc những chất viêm (ráy tai, dịch tiết) bên trong tai làm cản trở sự lưu thông
không khí, tạo điều kiện phát sinh viêm tai. Ở một số trường hợp, ngoại vật có thể
tổn hại đến màng nhĩ thì tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn.
Ký sinh trùng: ghẻ Otodectes cynotis, mò bao lông Demodex canis và ghẻ
Trombicula autumnalis là những ký sinh trùng điển hình trong tai chó.
Rối loạn sừng hoá, rối loạn tuyến tai: đây là bệnh trên lớp nhầy dẫn đến kết quả là

sự hình thành vảy hay dư thừa chất nhờn của da hay ống tai. Sự tăng tiết bả nhờn
là tình trạng phổ biến ở giống American Cocker Spaniels, Iris Setters và những
giống chó Spaniel khác. Bệnh này dẫn đến hoá vảy, nhiễm khuẩn da, tích tụ nhiều
ráy tai và gây ngứa nghiêm trọng. Viêm hạch nhờn có thể thấy ở một số giống chó
như Akitas, Poodle và các giống khác, bệnh này dẫn đến rụng lông, hình thành
vảy trong tai và phần còn lại của cơ thể.
Ngoài ra viêm tai còn có thể xuất phát từ bệnh ngoài da.
Nguyên nhân dẫn đường: là những tình trạng hay cách chăm sóc dẫn đến vấn đề về
tai nhưng bản thân chúng không gây viêm tai. Các nguyên nhân dẫn đường bao
gồm:
Ngoại hình của tai:
Vành tai: viêm tai ngoài xảy ra trên chó ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường là
các con vật lớn tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở chó có vành tai xụ và lông tai
dài, do ráy tai bị giữ lại trong ống tai, kém lưu thông khí tạo môi trường nóng

11


ẩm thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tác động gây
viêm nhiễm.
Hình dạng và chiều dài của ống tai: điều quan trọng nhất của bệnh có thể là do
sự xuất hiện lớp lông dày ở ống tai ngoài, ống thính giác hẹp, quanh co, nhiều
nếp nhăn.
Cách chăm sóc tai: ống tai rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Khi chăm sóc nếu
không cẩn thận vô tình sẽ tạo nên những vết thương trên tai chó tạo điều kiện cho
quá trình nhiễm trùng.
Các yếu tố khác:
Những chó có xu hướng thích tắm thường xuyên dễ gặp tình trạng tích nước
trong tai. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Yếu tố môi trường: khí hậu nóng ẩm, sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi

khuẩn và nấm.
Phương pháp điều trị không hợp lý:
Dùng kháng sinh quá liều và không đúng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi
và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi.
Sử dụng những chất sát khuẩn gây kích ứng để rửa tai cũng là một yếu tố ở
đường cho viêm tai. Chó đã từng bị viêm tai ngoài nhưng do điều trị không đầy
đủ nên bị tái lại.
Theo August (1986): sự ẩm ướt là một nguyên nhân mở đường quan trọng của viêm
tai ngoài. Bề mặt da của kênh tai phải có một độ ẩm ướt tối ưu để duy trì chức năng
“rào cản” vi sinh vật một cách hiệu quả. Ngược lại nếu quá khô hay quá ẩm sẽ tạo
điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và hậu quả là gây viêm. Vì thế bơi hay tắm
thường xuyên là những nguyên nhân mở đường quan trọng cho viêm tai ngoài, vì
nước dễ dàng lọt vào tai chó qua những hoạt động này.
Nguyên nhân tiếp diễn: là những nguyên nhân gây sự viêm hay kích thích ngay cả
khi nguyên nhân nguyên phát đã được kiểm soát. Nguyên nhân tiếp diễn bao gồm vi
khuẩn và nấm.
Vi khuẩn phổ biến trong viêm tai là: Streptococcus, Pseudomonas spp,
Staphylococcus, Proteus spp, Beta-haemolytic Streptococcus, Escherichia coli,

12


Klebsiella spp,…. Viêm tai ngoài do vi khuẩn thường xuất hiện triệu chứng như:
hôi, xuất dịch mủ và loét.
Nấm: Malassezia canis, Candida albicans, Aspergillus spp,… cũng là một trong
những nguyên nhân phổ biến trong viêm tai ngoài. Triệu chứng của viêm tai do
nấm bao gồm: tăng sinh tuyến ráy tạo chất bã màu đen hay kem, ngứa nổi mẫn đỏ,
chó hay lắc đầu.
Khảo sát 277 chó viêm tai và 35 chó có biểu hiện tai bình thường: nấm men
Pityrosporum được tìm thấy ở 44% tai chó bị bệnh, 36% tai chó khoẻ. Nấm

Candida albicans chiếm khoảng 5% ở chó viêm tai (Earl J. Catcott (1968)).
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh viêm tai ngoài thường được phát hiện khi có triệu chứng chung như sau:
Tai có mùi hôi.
Tai viêm đỏ, có nhiều ráy tai và dịch tiết (có thể từ dịch nhờn đến mủ, có màu hơi
vàng đến đen). Trong trường hợp viêm tai do dị ứng có thể thấy những vùng da
khác trên cơ thể như mõm, cổ,… cũng có biểu hiện sưng đỏ.
Con vật thường cào-gãi tai và đầu.
Con vật thường nghiêng-lắc đầu.
Khi sờ vào vùng xung quanh tai con vật có phản ứng đau.
Con vật có thể bỏ ăn, buồn bã hoặc có khi cáu gắt.
Điều trị
Theo Earl J. Catcott (1968): cần phải làm sạch và khô tai ngoài trước khi tiến hành
điều trị. Việc làm này nhằm mục đích loại bỏ môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và
nấm phát triển. Đây là một thao tác rất quan trọng trong việc điều trị viêm tai ngoài.
Đối với viêm tai ngoài cấp tính:
Nếu được điều trị sớm thì hiệu quả điều trị sẽ cao.
Dịch tiết của viêm tai ngoài có thể trị được bằng cách nhỏ kháng sinh vào sâu trong
tai. Corticosteroid và ezyme phân huỷ protein có thể được dùng để kiềm chế sự thay
đổi của viêm và làm lỏng dịch viêm.

13


Trong điều trị viêm tai đòi hỏi phải kết hợp sử dụng kháng sinh điều trị cục bộ và
toàn thân. Tetracyline và Neomycine được chỉ định trong các trường hợp phát hiện
sớm. Trong khi Chloramphenicol, Polymycine và Colymycine thường có hiệu quả
trong các trường hợp bệnh kéo dài quá lâu.
Theo P. J. Quinn et al (1997): viêm tai ngoài do Pseudomonas rất khó điều trị, đặc
biệt là Pseudomonas aeruginosa. Pseudomonas aeruginosa thường kháng

Neomycine và Chloramphenicol, những thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh được chỉ
định trong việc điều trị cục bộ. Những chế phẩm chứa Gentamycine nên được dùng
điều trị viêm tai ngoài bởi Pseudomonas aeruginosa và Proteus đã kháng lại những
kháng sinh khác.
Khi Pseudomonas aeruginosa kháng Gentamycine, thì Gentamycine và Trisethylenediamine tetra-acetate (Tris-EDTA) nên được sử dụng. Vì Tris-EDTA nâng
cao hiệu quả của kháng sinh này.
Enrofloxacine (2.5 - 5.0mg/kg thể trọng, ngày hai lần) được đề nghị sử dụng điều trị
toàn thân đối với bệnh do Pseudomonas aeruginosa. Điều trị nên thực hiện mỗi
ngày hai hoặc ba lần tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm và tiếp tục cho
đến khi tai con vật trở lại bình thường.
Đối với viêm tai ngoài mạn tính:
Điều trị viêm tai ngoài mạn tính cũng dựa vào những nguyên tắc tương tự. Thuốc sử
dụng cũng giống như trong trường hợp viêm tai ngoài cấp tính.
Trong một số trường hợp điều trị ngoại khoa là cần thiết như: viêm gây tăng sinh ở
ống tai ngoài.
Việc chữa trị viêm tai ngoài mạn tính sẽ có hiệu quả cao hơn khi phối hợp cả hai
phương pháp phẫu thuật và dùng thuốc.
Chủ chó nên được hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị.
2.3.2 Viêm tai giữa
Theo Earl J. Catcott (1968): viêm tai giữa ở chó cũng xuất hiện thường xuyên. Một
số tác giả cho rằng nó cũng phổ biến như viêm tai ngoài. Trong một cuộc nghiên
cứu chi tiết 164 trường hợp viêm tai trong đó có: 60 trường hợp chỉ viêm tai ngoài,
58 trường hợp chỉ viêm tai giữa, 46 trường hợp vừa viêm tai ngoài vừa viêm tai

14


giữa. Trong các trường hợp trên, viêm tai ngoài một bên tai chiếm 23 trường hợp,
còn viêm tai giữa một bên tai là 64 trường hợp. Một số tác giả cho rằng bệnh viêm
tai giữa xảy ra chủ yếu trên chó nhỏ. Nó thường xảy ra ở một bên tai và chủ chó

thường không quan tâm.
Khái niệm
Viêm tai giữa được thể hiện qua các biểu hiện ở tai giữa bao gồm các bộ phận trong
xoang nhĩ và ống nhĩ hầu.
Phân loại
Dựa vào nguyên nhân, viêm tai giữa được phân thành hai loại là viêm tai giữa
nguyên phát và thứ phát.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nguyên phát: thường do nhiễm trùng qua ống thính giác hoặc do
nhiễm trùng máu, hoặc rối loạn chức năng vòi.
Nguyên nhân thứ phát: viêm tai giữa thường do sự lây lan của viêm từ ống tai
ngoài, hoặc do tác nhân cơ giới như ngoại vật làm thủng màng nhĩ,…
Triệu chứng
Triệu chứng của viêm tai giữa cũng giống như viêm tai ngoài nhưng thêm vào một
số triệu chứng như: mệt mỏi, sốt nhẹ, sung huyết ở hầu, sưng hạch amydan, nghiêng
đầu về một bên, nhức nhối ở gốc tai.
Điều trị
Đối với viêm tai giữa nguyên phát: điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh toàn thân.
Penicillin thường có hiệu quả vì vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus hoặc
Streptococcus từ hầu.
Nếu con vật bị sốt và nhiễm trùng huyết thì dùng Chloramphenicol.
Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau và kháng viêm toàn thân.
Trong trường hợp mạn tính, thường ở thể thứ phát cần thiết giải phẫu rạch màng nhĩ
và thủ thuật đục xương trong xoang nhĩ. Sau khi làm thủng màng nhĩ nên sử dụng
kháng sinh tại chỗ là toàn thân. Nếu ống tai ngoài bình thường, bệnh thường nhanh

15



×