Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

KHẢO sát HIỆU QUẢ VIỆC DÙNG THUỐC KHÁNG VIÊM FLUNIXIN 5% để hỗ TRỢ điều TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP, VIÊM PHỔI, VIÊM tử CUNG và TIÊU CHẢY TRÊN HEO mọi lứa TUỔI tại TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 0 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN CẨM VÂN

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VIỆC DÙNG THUỐC KHÁNG VIÊM
FLUNIXIN 5% ĐỂ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP,
VIÊM PHỔI, VIÊM TỬ CUNG VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO
MỌI LỨA TUỔI TẠI TP CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : THÚ Y

Cần Thơ - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VIỆC DÙNG THUỐC KHÁNG VIÊM
FLUNIXIN 5% ĐỂ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP,
VIÊM PHỔI, VIÊM TỬ CUNG VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO
MỌI LỨA TUỔI TẠI TP CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thu Tâm
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Cần Thơ, 2012

Sinh viên thực hiện
Trần Cẩm Vân
MSSV: LT10542
Lớp: CN1067L1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát hiệu quả việc dùng thuốc kháng viêm Flunixin 5% để hỗ trợ
điều trị bệnh viêm phổi, viêm khớp, viêm tử cung, tiêu chảy trên heo mọi lứa tuổi tại
thành phố Cần Thơ, do sinh viên Trần Cẩm Vân thực hiện tại Công ty Cổ Phần Sản
Xuất Kinh Doanh vật tư thuốc thú y Vemedim tháng 08/2012 – 10/2012.

Cần Thơ, ngày
tháng
Duyệt bộ môn

Cần Thơ, ngày tháng năm
Duyệt giáo viên hướng dẫn

năm

NGUYỄN THU TÂM
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2012
Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng


1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp
Và Sinh Học Ứng Dụng, cùng toàn thể thầy cô và cán bộ của khoa đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập chuyên ngành ở khoa. Đặc biệt xin
gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thu Tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng nghiên cứu
và phát triển Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh vật tư và thuốc Thú y Vemedim
đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình làm đề tài cùng anh Thanh, anh Huy, chú
Phương đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn quí thầy cô bộ môn Chăn Nuôi, bộ môn Thú Y và quí thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo.
Các bạn lớp Thú Y liên thông K36 đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
Trang tựa.............................................................................................................................i
Trang duyệt ........................................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................................iii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Bảng chữ viết tắt ................................................................................................................ v

Danh sách bảng – sơ đồ - hình..........................................................................................vi
Tóm lược..........................................................................................................................vii
Chương 1: Đặt vấn đề.........................................................................................................1
Chương 2: Cơ sở lý luận.....................................................................................................2
2.1 Khái niệm sốt và viêm ..................................................................................................2
2.1.1 Sốt.............................................................................................................................2
2.1.2 Viêm .........................................................................................................................3
2.2 Các nguyên nhân gây viêm ...........................................................................................3
2.3 Các dấu hiệu lâm sàng của viêm ...................................................................................4
2.4 Ý nghĩa của phản ứng viêm ..........................................................................................5
2.5 Một số bệnh..................................................................................................................6
2.5.1 Bệnh viêm tử cung.....................................................................................................6
2.5.2 Bệnh viêm vú ............................................................................................................6
2.5.3 Bệnh viêm khớp.........................................................................................................6
2.5.4 Bệnh viêm phổi .........................................................................................................8
2.5.5.Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo ..........................................................9
2.5.6 Bệnh tụ huyết trùng .................................................................................................10
2.6 Tìm hiểu về một số vi khuẩn gây bệnh........................................................................11
2.6.1 Staphylococcus ........................................................................................................11
2.6.2 Streptococcus ..........................................................................................................12
2.6.3 Escherichia .............................................................................................................12
2.6.4 Salmonella...............................................................................................................13
2.6.5 Shigella ...................................................................................................................14
2.6.6 Pasteurella multocida ..............................................................................................14
2.6.7 Actinobacillus..........................................................................................................15
2.7 Thuốc kháng viêm ......................................................................................................15
Chương 3: Phương tiên và phương pháp thí nghiệm .........................................................17
3.1 Phương tiện thí nghiệm...............................................................................................17
3.1.1 Địa điểm, thời gian ..................................................................................................17
3.1.2 Dụng cụ thiết bị .......................................................................................................17

3.1.3 Đối tượng khảo sát...................................................................................................17
3.1.4 Thuốc thử nghiệm....................................................................................................17
3.2 Nội dung thí nghiệm ...................................................................................................17
3.2.1 Theo dõi heo bệnh ...................................................................................................17

3


3.2.2 Sử dụng thuốc điều trị..............................................................................................18
3.2.3 Đánh giá hiệu quả của thuốc ....................................................................................19
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................20
Chương 4: Kết quả và thảo luận..........................................................................................21
4.1 Kết quả điều trị thực tế qua triệu chứng lâm sàng trên heo ............................................21
4.2 Kết quả khảo sát bệnh viêm tử cung trên heo ................................................................21
4.3 Kết quả khảo sát bệnh viêm khớp trên heo....................................................................22
4.4 Kết quả khảo sát bệnh viêm phổi trên heo.....................................................................23
4.5 Kết quả khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo ......................................................................24
Chương 5: Kết luận và đề nghị ...........................................................................................25
5.1 Kết luận........................................................................................................................25
5.2 Đề nghị.........................................................................................................................25

4


TÓM LƯỢC

Hiệu quả của thuốc kháng viêm Flunixin 5% được thử nghiệm phối hợp với một số
kháng sinh trong điều trị bệnh viêm khớp, viêm phổi, viêm tử cung, tiêu chảy trên heo
nuôi tại thành phố Cần Thơ từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2012. Kết quả cho thấy
Flunixin 5% là thuốc có tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh nêu trên với tỷ lệ khỏi

bệnh là (89,09%), tỷ lệ chết là (10,91%). Qua khảo sát triệu chứng lâm sàng, tổng số
ca điều trị là 55 con trong đó bệnh viêm tử cung có 13 con chiếm tỷ lệ (23,63%); tỷ lệ
khỏi là (100%); tỷ lệ chết là (0%). Bệnh viêm khớp có 9 con chiếm tỷ lệ (16,36%); tỷ
lệ khỏi (100%), tỷ lệ chết là (0%). Bệnh tiêu chảy có 27 con chiếm tỷ lệ là (49,09%);
tỷ lệ khỏi l à (85,19%); tỷ lệ chết là (14,81%). Bệnh viêm phổi có 6 con chiếm tỷ lệ l à
(10,09%); tỷ lệ khỏi l à (66,67%); tỷ lệ chết l à (33,33%).

5


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp Viêt Nam. Hiện
nay, nền nông nghiệp nước ta đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
do đó ngành chăn nuôi cũng có nhiều biến đổi to lớn. Nhưng chăn nuôi nông hộ đang
tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn, có tới 60% hộ gia đình chăn nuôi theo phương
thức này (Nguyễn Đức Trọng và ctv, 2000).
Tuy nhiên, chăn nuôi đã và đang gặp khó khăn về vấn đề dịch bệnh gây ra. Một
trong những bệnh ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi là bệnh
viêm khớp, viêm tử cung, viêm phổi và tiêu chảy ở heo. Bệnh do nhiều nguyên nhân:
vật nuôi, môi trường, con người, đặc biệt là vi khuẩn, dù nguyên nhân nào đi nữa cũng
gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi, làm giảm sản lượng và chất lượng của đàn
heo. Do đó việc tiến hành chẩn đoán sớm để phát hiện kịp thời tình trạng bệnh là hết
sức cần thiết và quan trọng. Nó góp phần giúp người chăn nuôi ngăn chặn và phòng trị
bệnh kịp thời, để không dẫn đến tình trạng bệnh quá nặng gây tổn thất lớn về kinh tế
và sức khỏe đàn heo. Vi vậy việc phòng chống bệnh trên heo là một quá trình thường
xuyên, liên tục và phải áp dụng cho tất cả các đàn heo. Các chương trình phòng bệnh
muốn đạt hiệu quả lớn phải tập trung phòng chống tất cả các vi khuẩn như:
Escherichia coli, Staphyloccus, Streptococcus…và đưa ra một số loại thuốc đặc trị
cùng một số loại thuốc hỗ trợ như kháng viêm để làm tăng hiệu quả trong việc điều trị

bệnh viêm khớp, viêm tử cung, viêm phổi, tiêu chảy trên heo.
Được sự phân công của bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng Trường Đại Học Cần Thơ, sự hỗ trợ của Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh
Doanh vật tư thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát
hiệu quả việc dùng thuốc kháng viêm Flunixin 5% để hỗ trợ điều trị bệnh viêm
khớp, viêm phổi, viêm tử cung, tiêu chảy trên heo mọi lứa tuổi tại thành phố Cần
Thơ”.
Nhằm mục tiêu
Khảo sát hiệu quả việc dùng thuốc kháng viêm Flunixin 5% để hỗ trợ điều trị
bệnh viêm khớp, viêm phổi, viêm tử cung, tiêu chảy trên heo tại thành phố Cần Thơ.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm sốt và viêm
2.1.1 Sốt
Sốt có nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng nhiệt độ bình thường của cơ
thể. Sốt có thể được gây ra bởi những bất thường trong não hoặc các chất độc hại ảnh
hưởng đến các trung tâm điều tiết nhiệt độ. Các nguyên nhân đó bao gồm nhiễm trùng
do vi khuẩn hoặc do virus, những bất thường như là khối u não hoặc một hội chứng
mà nó gây ra một vòng luẩn quẩn của việc sản sinh nhiệt mà không bị mất nhiệt, có
thể chấm dứt trong cảm nhiệt (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Thông thường, nhiệt độ của cơ thể được quy định gần như hoàn toàn bởi cơ chế
phản hồi thần kinh, và tất cả các hoạt động thông qua một trung tâm điều nhiệt nằm ở
vùng dưới đồi của não. Những thụ thể thần kinh ở da và tủy sống cung cấp sự phản
hồi từ các hoạt động cơ thể để duy trì nhiệt độ cơ thể , vận động làm tăng nhiệt, hoặc
tăng bài thải nhiệt. Những thay đổi trong quá trình điều tiết nhiệt liên tục trải qua
những sửa đổi mà không được chú ý. Nói cách khác, quy định nhiệt độ cơ thể không

phải là một quá trình tĩnh, nhưng bất cứ một chuyển động luôn là quan trọng đối với
cơ thể bình thường (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Những chất có thể làm cho "điểm thiết lập" của vùng điều nhiệt dưới đồi tăng
được gọi là chất gây sốt. Nhiều protein, các sản phẩm phân hủy protein, và các chất
khác, chẳng hạn như độc tố lipopolysaccharide được tiết ra bởi vi khuẩn, có thể hoạt
động như là chất gây sốt. Nó là yếu tố gây sốt được tiết ra bởi vi khuẩn độc hại hoặc
chất gây sốt phóng thích ra từ sự thoái hóa mô của cơ thể gây bệnh sốt khi bị bệnh
(Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Khi sự thiết lập của vùng điều nhiệt đột ngột thay đổi từ mức bình thường đến
mức cao hơn so với bình thường như là một kết quả của sự phá hủy mô, chất gây sốt
hoặc mất nước, nhiệt độ cơ thể thường mất vài giờ để đạt được các thiết lập nhiệt độ
mới. Trong thời gian này có một cảm giác bị lạnh, ớn lạnh và run rẩy, và da có thể
cảm thấy lạnh khi chạm vào bởi vì có sự co mạch để giảm tổn thất nhiệt. Quá trình
này sẽ tiếp tục cho đến khi nhiệt độ đạt được thiết lập mới (Nguyễn Văn Khanh,
2006).
Khi nhiệt độ đạt được thiết lập mới, động vật không còn cảm thấy ớn lạnh hoặc
bất kỳ phản ứng đặc biệt là nóng hoặc lạnh. Nếu các chất gây sốt được loại thải, cơ thể
sẽ tự thiết lập một nhiệt độ mới thấp hơn để điều chỉnh nhiệt. Trong quá trình làm
giảm nhiệt độ cơ thể, sẽ có biểu hiện như đổ mồ hôi của da do giãn mạch, tăng lưu
lượng máu đến da dẫn đến sự mất nhiệt. Điều này được gọi là "cơn sốt đã bị phá vỡ".
Sự nguy hiểm của bệnh sốt là nhiệt độ quá cao tiêu diệt tế bào cơ thể, các tế
bào thần kinh đặc biệt. Các tế bào thần kinh bị phá hủy là đặc biệt nguy hiểm bởi vì
7


những tế bào này không thể hồi phục. Khi một tế bào thần kinh đã chết thì nó không
được thay thế. Các tế bào cơ thể khác bị phá hủy là tốt. Những phát hiện bệnh lý của
tử vong do sốt cao là xuất huyết nội và sự thoái hóa của các tế bào khắp cơ thể
(Nguyễn Văn Khanh, 2006).
2.1.2 Viêm

Viêm là một quá trình phức tạp có liên quan đến hệ thống tuần hoàn và sự sinh
ra các tế bào máu. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với sự chấn thương, tác
nhân vật lý, hóa học, hoặc do nguồn gốc của sự nhiễm trùng, và đó là một sự cần thiết
để bắt đầu chữa bệnh. Mặc dù cơ thể có đặc tính bảo vệ tự nhiên đối với sự viêm
nhiễm, nhưng có thể sự viêm nhiễm ảnh hưởng quá mức và gây ra thiệt hại lên các mô
và bộ phận của cơ thể. Vì vậy, trong điều kiện hoặc tình huống mà có thể kiểm soát
được viêm quá mức sẽ cung cấp một lợi ích đáng kể cho sức khỏe của cơ thể (Nguyễn
Văn Khanh, 2006).
Các dấu hiệu chủ yếu của viêm là sưng, nóng, đỏ, và đau hoặc mất chức năng.
Nóng và đỏ là kết quả của việc gia tăng sự cung cấp máu do tính phản xạ giãn nở của
các động mạch nhỏ hơn. Sưng là do sự gia tăng lưu lượng máu và máu bị rò rỉ từ các
mạch máu nhỏ (mao mạch, tĩnh mạch nhỏ) vào các mô xung quanh. Sự rò rỉ này là do
tăng tính thấm của các tế bào lót của các mao mạch và tĩnh mạch nhỏ. Đau hoặc mất
chức năng có liên quan với các chất sinh ra do các mô bị phá hủy làm ảnh hưởng đến
hoạt động trên các đầu mút dây thần kinh (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Chất lỏng trong máu (huyết tương) thoát ra vào không gian mô, có rất nhiều
chất trung gian hóa học được sinh ra. Những lý do đó làm tăng thêm khả năng thẩm
thấu của các mạch máu dẫn đến sưng, nóng, đỏ và đau nhiều hơn. Các tế bào máu di
chuyển vào các mô và tạo ra các chất khác nhau. Một trong số này là histamine từ các
tế bào máu trắng và tế bào mast. Giai đoạn này của viêm thường được gọi là
"histamine phụ thuộc", và đó là lý do kháng histamin hoạt động trong giai đoạn đầu
của viêm. Giai đoạn này có thể kéo dài 30 phút (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Dấu hiệu tiếp theo đặc trưng bởi việc tạo ra chất trung gian bao gồm kinins,
chất bổ sung, và Prostaglandin. Những chất này được hình thành hoặc tạo ra từ tế bào
máu bị phá hủy và các tế bào mô, gây nguy hiểm hơn và làm tăng phản ứng viêm. Đặc
biệt là khi có sự nhiễm trùng, các tế bào được chuyển đến vị trí viêm, tạo ra các chất
trung hòa. Quá trình viêm sẽ tiếp tục khi các tác nhân gây viêm vẫn tồn tại. Khi các
tác nhân này được loại bỏ, các chất trung gian tại đó sẽ nhanh chóng giảm đi qua sự
làm loãng, sự loại bỏ thông qua hệ bạch huyết, và nhanh chóng được chuyển hóa bởi
hệ thống enzyme.

Các tế bào di cư, đặc biệt là đại thực bào, có liên quan trực tiếp với sự phản hồi
của sự đau nhức. Trong quá trình đại thực bào, các enzym được chỉ định để tiêu hóa
các tác nhân bên ngoài, và các tế bào bị phá hủy có thể được thải hồi và gây ảnh

8


hưởng đến các mô. Kết quả của sự tạo ra các enzym này là gây phản ứng đau (Nguyễn
Văn Khanh, 2006).
Khi nồng độ của Prostaglandin cao là nguyên nhân gây đau do có tác động trực
tiếp lên đầu mút dây thần kinh. Tuy nhiên, thông thường, ở nồng độ thấp,
Prostaglandin làm tăng mức nhạy cảm với đau. Ngưỡng chịu đau có thể được thay đổi
thậm chí khi chỉ bị kích thích bình thường không gây đau đớn. Điều này cho thấy tác
dụng của Prostaglandin có tính lâu dài và tích lũy, vì vậy khi tiếp tục sinh ra với một
lượng nhỏ Prostaglandin cũng có thể tạo ra nhạy cảm thần kinh với chất kích thích
khác.
Prostaglandin cũng được coi là nguyên nhân gây nhận thức đau trong hệ thống
thần kinh. Prostaglandin được tạo ra trong phạm vi hệ thống thần kinh trung ương và
sự nhạy cảm với các chất gây đau. Gây đau theo hai cách trực tiếp thông qua sự nhạy
cảm của các thụ thể thần kinh bởi Prostaglandin.
Có nhiều yếu tố đóng góp vào quá trình viêm, và Prostaglandin là một trong
những yếu tố quan trọng. Prostaglandin là một trong các chất trung gian mạnh làm
tăng lưu lượng máu, hóa ứng, và gây rối loạn chức năng của mô và cơ quan. Đó là
những phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân độc hại, và khi các tác nhân độc hại
tồn tại, Prostaglandin sẽ tiếp tục được sản xuất và thêm vào quá trình viêm.
Trong một quá trình viêm, tác nhân lây nhiễm, độc tố, và các chất lỏng của mô
vào sự lưu thông của máu và gây ra sốt. Có bằng chứng cho thấy kết quả này từ việc
sản sinh ra Prostaglandins trong hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng dưới
đồi. Với sốt có thể gây suy yếu và biếng ăn. Prostaglandin cũng được gắn liền với các
dấu hiệu này.

Sốt là do Prostaglandin, sốt được hỗ trợ để chống viêm, ức chế sự sản sinh
Prostaglandin cũng có thể hạ sốt. Điều không phải đáng ngạc nhiên là cả đau và sốt là
những dấu hiệu đầu tiên của viêm được giảm bằng cách làm giảm Prostaglandin. Sưng
và đỏ được giảm bớt chậm hơn (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
2.2 Các nguyên nhân gây viêm
Nguyên nhân cơ giới: do những chấn thương về cơ giới như gia súc bị đánh
đập, trược ngã, gia súc húc, cắn xé lẫn nhau gây tổn thương bên ngoài dẫn đến viêm.
Nguyên nhân vật lý:các nhân tố như nhiệt độ, điện, phóng xạ tác động lên cơ
thể gây viêm.
Nguyên nhân hóa học: do các loại hóa chất có tác dụng phân hủy tế bào tổ chức
cơ thể gia súc gây nên như các ,loại axit, kiềm mạnh, thủy ngân…
Nguyên nhân vi sinh vật: các loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, các loại côn
trùng đều có thể gây viêm cho cơ thể gia súc do độc lực cũng như sự tác động cơ giới
của chúng. Vi khuẩn gây viêm thường có 3 loại:

9


Loại vi khuẩn hóa mủ: loại này thường gây viêm hóa mủ đối với tổ chức
tế bào cơ thể gia súc. Thường thấy nhất là loài Staphylococcus, Streptococcus thường
kết hợp gây nhiễm.
Loại vi khuẩn gây thối rửa: thường chúng gây quá trình thối rửa đối với tế
bào tổ chức và gây nhiễm trùng toàn thân như các thực phẩm hoại thư sinh hơi.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng đặc biệt: chủ yếu là vi khuẩn gây hiện tượng
nhiễm trùng từ các vết thương như vi khuẩn uốn ván, nhiệt thán.
Ngoài ra còn các loại nấm gây bệnh như Astinomyces, botriomyces cũng
gây viêm cho vơ thể.
2.3 Các dấu hiệu lâm sàng của viêm
Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của viêm người ta mô tả chứng viêm có những
biểu hiện sau:

Sưng: ban đầu tác nhân kích thích tác động lên cơ thể làm hưng phấn thần kinh
co mạch gây sung huyết chủ động. nếu tác nhân kích thích dẫn tiếp tục tác động thì
thần kinh co mạch bị tê liệt, các yếu tố gây giãn mạch tại ổ viêm tăng lên tiếp tục tác
động lên thành mạch làm thành mạch giãn ra, tính thẩm thấu thành mạch tăng lên tạo
điều kiện cho nước và các thành phần hữu hình của máu như các loại bạch cầu, hồng
cầu từ trong mạch máu thoát ra ngoài chèn ép tổ chức gây hiện tương sưng cục bộ
vùng tổ chức bị viêm (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Đỏ: màu sắc trên bề mặt của ổ viêm thay đổi tùy theo sự phát triển của nó. Giai
đoạn đầu vật gây viêm kích thích làm hưng phấn thần kinh co mạch các mạch máu co
lại máu được dồn đến trong các huyết quản làm cho vùng viêm có vùng đỏ. Sau đó
mạch máu bị giãn ra ứ lại, lưu lượng máu chậm, tổ chức thiếu oxy vùng viêm chuyển
sang màu tím bầm (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Nóng: do có hiện tượng sung huyết cục bộ, sự trao đổi chất ở vùng viêm tăng
lên nhiệt lượng sản sinh ra mình làm cho tổ chức vùng bệnh nóng hơn bình thường
(Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Đau: do dịch rỉ viêm kích thích các đầu múc thần kinh cảm giác, chèn ép tế bào
tổ chức cục bộ vùng viêm gây nên. Mức độ đau không giống nhau nó phụ thuộc vào
tính chất các tế bào tổ chức, sự phân bố của thần kinh cảm giác đến vùng viêm. Viêm
ở da cảm giác đau rõ hơn viêm các tổ chức, khi viêm ở cục bộ nghiêm trọng cảm giác
đau kịch liệt sẽ làm cho con vật rối loạn thần kinh, trạng thái toàn thân của gia súc
không ổn định, con vật sẽ sốt cao, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, tinh thần mệt mỏi, sức
chống đỡ của cơ thể giảm thấp (Nguyễn Văn Khanh, 2006).
Cơ năng trở ngại: khi bị viêm thường cho cơ năng của vùng viêm bị trở ngại
như viêm khớp, viêm cơ, viêm gân, viêm nóng làm cho con vật bị què, đi đứng khó
khăn (Nguyễn Văn Khanh, 2006).

10


2.4 Ý nghĩa của phản ứng viêm

Nhìn chung viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể, vì viêm làm tăng tuần hoàn tại
chỗ, tăng chuyển hóa tạo nhiều năng lượng cho phản ứng bảo vệ cơ thể, tăng thực bào,
ẩm bào, tăng sinh kháng thể, tăng nội tiết, tăng hoạt động của hệ liên võng, kích thích
quá trình thành sẹo... do đó về nguyên tắc cần tôn trọng phản ứng viêm (Đỗ Trung
Giã, 2011).
Nhưng nếu viêm nặng và kéo dài ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Các
chất mới sinh có thể gây nguy hại cho mạng sống của thú, gây rối loạn chuyển hoá tổn
thương tổ chức lan rộng, rối loạn nhiều chức phận của cơ thể. Cho nên nhà thú y cần
giúp bệnh súc phát huy tác dụng bảo vệ ngăn ngừa các phản ứng có hại bằng cách
chống: chống nguyên nhân gây viêm, ngăn ngừa phản ứng sốt, nhất là sốt cao và kéo
dài, giảm đau bằng cách phong bế thần kinh, giải phóng dịch viêm, để phòng rối loạn
chuyển hóa và các rối loạn chức phận, chống xuất tiết, giảm thấm mạch (Đỗ Trung
Giã, 2011).
2.5 Một số bệnh trên heo
2.5.1 Bệnh viêm tử cung
Nguyên nhân
Thường gây ra do các loại vi trùng Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,
nhóm coliform, Actinobacillus suis ... Có nhiều nguyên nhân nái bị nhiễm trùng tử
cung:
Nền chuồng dơ bẩn, không sát trùng trước khi đưa nái vào sinh.
Heo nái đẻ khó, sót nhau, sẩy thai hoặc thai chết do các bệnh truyền nhiễm.
Công nhân chăm sóc can thiệp lúc nái sinh không đúng kỹ thuật và không hợp
vệ sinh.
Gieo tinh không hợp vệ sinh hoặc heo đực giống gây nhiễm trùng.
Triệu chứng
Heo nái sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít.
Vài ngày sau âm hộ có mủ trắng, vàng chảy ra, mùi hôi.
Viêm tử cung do sót nhau còn thấy có những màng bầy nhầy ra cùng với máu
mủ.
2.5.2 Bệnh viêm vú.

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào ống tiết sữa, nhân lên trong tuyến sữa.
Sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh được xác định thông qua việc lấy mẫu sữa
đảm bảo vô trùng ở từng núm vú riêng biệt, nuôi cấy mẫu trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Bệnh có thể ở dạng lâm sàng hoặc cận lâm sàng tùy thuộc vào mức độ của
quá trình viêm nhiễm (Viện Thú Y Quốc Gia, 2002).
Nguyên nhân:

11


Do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, không đúng làm cho các vi khuẩn chủ yếu
như liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus), Escherichia coli
(E. coli)… xâm nhập vào tuyến vú qua da bị xây sát hay qua lỗ đầu vú. Mặt khác,
viêm vú thể thanh dịch còn có thể kế phát từ một số bệnh: sát nhau, viêm nội mạc tử
cung hóa mủ, tử cung hồi phục không hoàn toàn, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa, nhiễm
độc từ thức ăn, nước uống và một số bệnh khác… Trường hợp này vi khuẩn, độc tố
của vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú qua đường máu gây viêm vú (Trần Tiến Dũng và
ctv, 2002).
Kích thước bầu vú: bầu vú quá to và dài dễ bị chân sau con vật đá làm cho xây
sát. Đầu vú quá thấp dễ bị bùn đất ô nhiễm. Lỗ đầu vú quá to, sản lượng sữa cao dễ
gây ra dò sữa, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào bầu vú. Đầu vú bị xây sát nứt
nẻ làm cho sữa có chỗ đọng lại cũng là nơi vi trùng phát triển để chui vào tuyến vú.
Thời kỳ tiết sữa: viêm vú thường ở thể mạn tính nên hay phát sinh ở giữa hay
cuối thời kỳ cho sữa. Sau khi cạn sữa trong vòng ba tuần, do đầu vú chưa hoàn toàn
khép kín, nếu không định kỳ kiểm tra và chăm sóc bầu vú thì vi trùng dễ xâm nhập
vào tuyến vú. Trong thời kỳ cạn sữa, tác dụng sát trùng của sữa bị giảm thấp cũng làm
cho bầu vú bị viêm nhiễm.
Triệu chứng
Heo nái bị viêm vú sốt, bỏ ăn hoặc ăn ít.
Vú bị viêm sưng cứng, đỏ, không cho sữa hoặc cho ít.

Sữa có mủ lợn cợn, màu vàng, xanh.
2.5.3 Bệnh viêm khớp
Nguyên nhân
Do Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis gây viêm khớp
heo cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên heo con 1 – 6 tuần
tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm
rốn.
Lây lan
Streptococcus suis có thể khu trú ở amidan của gia súc khỏe, khi gặp điều kiện
môi trường thuận lợi như: heo trong tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi
thất thường làm giảm sức đề kháng heo…lúc này dễ dàng phát bệnh. Mầm bệnh được
tiết ra từ dịch âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ. Các vi khuẩn xâm nhập vào
cơ thể heo con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.
Triệu chứng
Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở heo 1 - 6
tuần tuổi.
Thể quá cấp tính: gây chết heo rất nhanh, heo sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu.
Heo thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng, uốn
người ra sau, run rẩy, co giật, què. Heo có thể bị mù, điếc. Heo có hiện tượng viêm
12


màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục (Hồ Thị Việt
Thu, 2006).
Thể cấp tính: đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh
tiến triển, heo bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có
thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên.
Bệnh làm cho heo đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại để bú
của heo con (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Thể mãn tính: heo bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp

bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết. Các màng sưng phồng, mất
màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ
nhỏ. Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng
có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương. Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn
thân khác cũng có thể thấy trong bệnh viêm khớp do Streptococcus suis (Hồ Thị Việt
Thu, 2006).
2.3.4 Bệnh viêm phổi
Do nhiều nguyên nhân
* Do Mycoplasma hyopneumonia (bệnh viêm phổi địa phương)
Nguyên nhân
Còn gọi là bệnh suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, vi khuẩn tác
động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi. Heo con từ 3 - 4 tháng tuổi dễ mắc
bệnh. Bệnh lây lan nhau do tiếp xúc trực tiếp và qua hơi thở, bệnh xảy ra quanh năm
nhưng nghiêm trọng nhất là lúc trời lạnh và ẩm.
Triệu chứng
Thể cấp tính: bệnh ít phổ biến chỉ xảy ra khi bệnh xâm nhập vào trại lần đầu và
tất cả heo mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đường hô hấp cấp tính. Heo thường tách
đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc
sốt nhẹ, 400C- 40,50C. Heo bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, vài ngày sau heo ho
liên tiếp 2 - 3 tuần sau đó giảm dần. Đôi khi có trường hợp lâu hơn. Heo thở khó, thở
nhanh và nhiều, heo há hốc mồm để thở hơn. Trong một ô chuồng, đầu tiên chỉ một
vài con bị ho, sau đó lan ra toàn cho đến khi tất cả đều bị ho kéo dài. Bệnh ít gây chết
nhưng heo thường bệnh nhiễm khuẩn phổi do kế phát (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Thể mãn tính: thường là do từ thể cấp tính chuyển sang, đây là thể bệnh phổ
biến nhất. Heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt là lúc sáng sớm hoặc
buổi tối, sau khi ăn xong. Heo thở khó, thở khò khè về đêm. Bệnh tiến triển trong
vòng vài tháng đến nửa năm, thỉnh thoảng có con chết, nếu quản lý chăm sóc tốt đàn
heo có thể phục hồi
Thể ẩn: Thường thấy ở heo trưởng thành, heo vỗ béo. Không thấy hiện tượng
thở khó, chỉ thỉnh thoảng thấy ho nhẹ, tăng trọng giảm (Hồ Thị Việt Thu, 2006).


13


* Bệnh Glasser (glasser’s disease)
Nguyên nhân
Do Haemophillus parasuis và H. suis. Nhóm huyết thanh có liên quan đến
bệnh là nhóm B và C, một số ít thuộc nhóm A, D.
Heo là loại động vật cảm nhiễm duy nhất, heo con sau khi sinh bệnh đến 4 tháng tuổi
thường mất bệnh nhất. Mầm bệnh thường ký sinh sẵn ở đường hô hấp heo khi có
nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ tăng độc lực gây bệnh (Hồ Thị Việt
Thu, 2006)
Triệu chứng
Bệnh xảy ra thình lình trên một hoặc nhiều heo. Bệnh xảy ra ở thể quá cấp tính.
Triệu chứng thay đổi tùy theo bệnh tích viêm.Con vật sốt cao từ 40,5- 420C, lờ đờ, ăn
ít hoặc bỏ ăn, nhịp tim tăng (160 lần/phút). Rối loạn tuần hoàn ngoại vi, làm cho chót
tai, mõm, chân tím tái. Niêm mạc mắt đỏ. Đôi khi heo thở khó, ho. Con vật la chói tai
vì đau khớp, dáng đi chậm chạp, què, thường ngồi như chó ngồi (Hồ Thị Việt Thu,
2006).
Một số heo có triệu chứng viêm màng não, co giật, run cơ. Heo đi chậm chạp, 2
chân sau loạng choạng và hay ngã về một bên. Heo mắc bệnh chết sau 2 - 5 ngày. Một
số heo có triệu chứng giảm dần chuyển sang viêm khớp mãn tính, một số trường hợp
tắc ruột do dính thanh mạc ruột và phúc mạc.
* Bệnh viêm phổi màng phổi (APP)

Nguyên nhân
Viêm phổi màng phổi ở heo là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, phân bố
nhiều nơi trên thế giới. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus leuropeumoniae gây ra.
Triệu chứng
Thay đổi theo từng giai đoạn của gia súc, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi

trường và mức độ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh.Bệnh có thể ở dạng cấp tính heo
chết đột ngột không thể hiện triệu chứng, hay á cấp tính, mãn tính. Heo bệnh sốt cao
41,5oC, bơ phờ, biếng ăn, biến vận động, suy nhược. Da trên mũi, tai, chân, và toàn cơ
thể trở nên xanh. Ở giai đoạn cuối heo bệnh có biểu hiện trên đường hô hấp như ho,
thở miệng yếu (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.5.5 H ội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo
Đặc điểm chung
Phát hiện đầu tiên ở Mỹ 1987
Bệnh do virus PRRS, có 2 type chính: Mỹ, Châu Âu
Rối lọan sinh sản ở heo nái
Viêm phổi nặng, gây chết heo con

14


Viêm phổi ở thể nhẹ trên heo thịt, heo giống
Tổ chức dịch tể thế giới xếp lọai: nhóm B
Lịch sử bệnh
Xuất hiện ở Mỹ 1987, trước đó có thể từ Canada
Châu Âu: 1990
Hiên nay: khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, trừ Australia chưa công bố
Phương thức truyền lây
Lây lan nhanh qua tiếp xúc từ heo bệnh sang heo khỏe trong đàn hoặc do nhập
heo bệnh về.
Lây qua gieo tinh: tinh dịch của nọc mắc bệnh chứa nhiều
Chất chứa mầm bệnh: hạch bạch huyết, phổi.
Heo lành bệnh bài thải virus qua phân, nước tiểu trong vòng 4 tháng.
Triệu chứng
Trên heo nái
Giai đọan hậu bị và khô: chậm lên giống, tỉ lệ đậu thai thấp.

Giai đọan mang thai: thai khô, chết thai, sẩy thai – có thể đến 50% tòan đàn có
hiện tượng khô chết thai hoặc sẩy thai. Sau khi sẩy thai nái suy nhược, gầy ốm (Hồ
Thị Việt Thu, 2006).
Một số nái có biểu hiện khó thở, sốt (390C – 41oC), kém ăn rồi sẩy thai, vùng
tai tím. Giai đoạn bệnh diễn ra ở thể cấp tính kéo dài trong đàn khoảng 2 - 3 tháng, sau
đó năng suất sinh sản trong đàn có thể trở lại bình thường (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Trên heo con
Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào kháng thể mẹ truyền.
Heo con mới sinh yếu ớt, tỷ lệ chết cao trong giai đọan theo mẹ (18 - 20%).
Nhiễm bệnh giai đọan sau khi sinh do tiếp xúc với heo bệnh hoặc heo bài trùng
(không có kháng thể mẹ truyền), hoặc kháng thể mẹ truyền thấp: bệnh rất nặng tỷ lệ
chết cao.
Lúc phát bệnh: heo con nhảy mũi, sốt, da vùng tai xuất hiện các mảng đỏ, sau
đó chuyển sang tím, khó thở, có thể kèm theo tiêu chảy nhiều nước, tỷ lệ chết cao.
Heo con từ heo mẹ nhiễm bệnh, nếu kháng thể mẹ truyền cao, bệnh xuất hiện
với thể viêm phổi nhẹ, tỷ lệ chết thấp.
Heo lớn bệnh ít trầm trọng, thường khỏi bệnh sau khi phát bệnh, các heo này là
nguồn bài trủng trong trại.
2.5.6 Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân
Gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào heo
sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể và sau cùng xâm
nhập vào máu gây bại huyết toàn thân.

15


Heo mọi giống tuổi đều mắc bệnh, phổ biến nhất là heo từ 3 - 6 tháng tuổi là dễ
mắc bệnh nhất.
Phương thức truyền lây

Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa là đường chính, ngoài ra vi khuẩn còn
xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần hô hấp trên. Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn
nếu niêm mạc bị tổn thương (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh tối đa 2 ngày có khi vài giờ, thường có 3 thể bệnh.
Thể quá cấp tính
Thể này phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trước khi chết heo khỏe mạnh, sau
bỏ ăn, sốt cao 420C hoặc cao hơn, mệt mỏi, bỏ ăn, có thể không đứng dậy nổi, uống
nhiều nước. Cổ, hầu sưng, thủy thủng. Thở khó trầm trọng, thở nhanh và khò khè. Ở
những vùng da mỏng như tai, cổ, bụng, mặt trong đùi có những nốt xuất huyết hay vết
đỏ. Bệnh kéo dài từ 12 giờ đến 1 – 2 ngày, con vật chết do ngạt thở (Hồ Thị Việt Thu,
2006).
Thể cấp tính
Thường xảy ra. Heo ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít. Sốt ≥ 410C. Ho khan thở khó,thở
khò khè. Ở vùng da mỏng nổi lên những chấm đỏ hoặc tím bầm. Hầu sưng, thủy
thủng. Lúc đầu heo táo bón, sau đó tiêu chảy. Bệnh tiến triển từ 3 – 12 ngày, con vật
gầy yếu dần rồi chết, tỉ lệ chết khoảng 80% (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Thể mãn tính
Bệnh kéo dài 3 - 6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn
chủ yếu là hô hấp: heo khó thở, ho từng hồi (ho liên miên khi vận động nhiều). Tiêu
chảy liên miên và kéo dài. Có khi viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững. Ở thể
nặng, miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5-6 tuần heo chết vì suy
nhược (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.6 Tìm hiểu về một số vi khuẩn gây bệnh trên heo
2.6.1 Staphylococcus
Đặc điểm chung
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae, là những cầu khuẩn gram
dương, sắp xếp như chùm nho đôi khi đơn lẽ hoặc chuỗi ngắn. Không hình thành bào
tử, không di động, hình thành sắc tố không tan trong nước, mọc dễ dàng trên nhiều
loại môi trường (Tô Minh Châu, 2001).

Tính gây bệnh:
Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu hay do
sự nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sưng mủ trên da
hay niêm mạc, gây ung nhọt, áp xe. Viêm vú ở bò và cừu. Nhiễm độc do độc tố đường
ruột trên người.

16


Chẩn đoán vi khuẩn học:
Theo Tô Minh Châu (2001) bệnh do Staphylococcus không có miễn dịch lâu
dài do kháng thể không tồn tại lâu trong cơ thể. Trong công tác chẩn đoán, chẩn đoán
vi khuẩn học kết hợp các biểu hiện lâm sàng là chủ yếu.
2.6.2 Streptococcus (liên cầu khuẩn)
Đặc điểm chung:
Là nhóm lớn, thuộc họ Streptococcaceae gồm những vi khuẩn dạng cầu, bắt
màu gram dương thường xếp thành đôi hay chuỗi, không tạo bào tử, phần lớn không
tạo nha bào và lên men đường lactose tạo thành aixt lactic. Cho phản ứng catalas âm.
Phân bố rộng trong tự nhiên, một vài loài gây bệnh cho người và động vật (Tô Minh
Châu, 2001).
Khả năng gây bệnh:
Theo Tô Minh Châu (2001), gây bệnh viêm vú ở bò, ngựa, cừu. Viêm khớp ở
heo. Viêm tử cung ở bò, viêm nội tâm mạc ở gia cầm. Viêm phổi ở người.
Chẩn đoán:
Bệnh viêm vú, mất sữa của bò do Streptococcus agalactiae.
Bệnh phẩm: sữa của bò bị viêm vú.
Ly tâm lấy cặn phết kính, nhuộm gram, quan sát dưới kính hiểm vi thấy liên
cầu khuẩn, bạch cầu đa nhân tăng.
Nuôi cấy trên môi trường thạch máu để kiểm tra đặc tính dung huyết của liên
cầu khuẩn có độc lực.

Tiêm truyền trên thỏ.
Chẩn đoán huyết thanh học bằng phản ứng ngưng kết.
2.6.3 Escherichia (E. coli)
Đặc điểm chung:
Trực khuẩn gram dương kích thước dài hay ngắn tùy thuộc vào môi trường
nuôi cấy nhưng nhìn chung có kích thước trung bình 0,5 x 1 - 3µ, hai đầu tròn, không
bào tử, tạo giáp mô mỏng, có lông quanh cơ thể, một số có lông bám (pili).
Tính gây bệnh:
Người ta phân biệt E. coli thành 2 loại: loại cơ hội và sinh độc tố đường ruột
(enterotoxin). Loại sinh độc tố được phân biệt thành nhiều serotype, một số serotype
thường gây bệnh cho gia súc và gia cầm.
Các vi khuẩn này có thể tạo ra 2 loại độc tố: loại độc tố bền vững với nhiệt độ
và độc tố dễ bị nhiệt phá hủy. Trong ruột, vi khuẩn gắn vào niêm mạc ruột nhờ tiêm
mao, độc tố do vi khuẩn tạo ra được hấp thu vào biểu mô ruột. Độc tố dễ bị nhiệt phá
hủy kích thích men adenylcyclase. Độc tố bền vững với nhiệt làm tăng sự tiết ion Clvà ức chế sự hấp thu Na+ gây mất nước (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
E. coli có sẵn trong ruột của con vật, nhưng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của
con vật giảm súc.
17


Bệnh do E. coli có thể xảy ra như một truyền nhiễm kế phát trên cơ sở thiếu
vitamin hoặc một bệnh virus hoặc ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2 – 8 ngày.
Người ta gọi bệnh Colibacillosis là bệnh đường ruột do E. coli gây ra cho bê,
cừu, heo và gia cầm. Heo: tiêu chảy heo con, viêm dạ dày ruột xuất huyết và bệnh ứ
nước. Chủng K88 gây bệnh tiêu chảy cho heo. Bệnh lây lan cho cả bầy và các bầy
khác (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
Chẩn đoán
Theo Lưu Hữu Mãnh (2009), bệnh phẩm là phân: dùng tâm bông lấy phân cấy
vào môi trường Istrati, ủ 370C, sau 24 giờ đọc kết quả, khuẩn lạc E. coli có màu vàng,

để lâu thành xanh lue.
Phản ứng huyết thanh: vì E. coli gây bệnh có cấu trúc kháng nguyên khác với
E. coli không gây bệnh và mỗi loài gia súc có một số type E. coli gây bệnh nhất
định. Có thể dùng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính.
2.6.4 Salmonella cholerae suis
Đặc điểm chung:
Salmonella là vi khuẩn đường ruột, không lên men đường lactose, không sinh
indol, thường lên men sinh hơi với glucose sinh H2S, có tính di động.
Là vi khuẩn hình gậy ngắn hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6µm x 3 - 4µm,
không có vỏ nhày, không sinh nha bào, quanh thân có nhiều lông, gram âm.
Tính gây bệnh:
Trong tự nhiên: vi khuẩn theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa. Bình
thường sống trong đường tiêu hóa mà không gây bệnh, chỉ khi nào sức đề kháng giảm
súc, vi khuẩn xâm nhập vào máu, nội tạng gây bệnh (Lưu Hữu Mãnh,2009).
Tùy theo độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể mà mức độ bệnh
khác nhau.
Vi khuẩn tiết độc tố và chứa nội độc tố trong vi khuẩn.
Chẩn đoán:
Bệnh phẩm là phân: vì số lượng Salmonella trong phân thường rất ít, nên phải
cấy vào môi trường tăng sinh, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Môi trường tăng sinh
cho Salmonella thường dùng là Muller kauffmam (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
Bệnh phẩm khác là: gan, hạch, ruột, nước mật, tủy xương.
Đối với Salmonella phải làm phản ứng sinh hóa trước mới làm phản ứng huyết
thanh học vì Salmonella có rất nhiều loại và biến chủng nên rất khó hướng ngay vào
chủng nào (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
Phản ứng sinh hóa:
Dùng khuẩn lạc điển hình trên môi trường phân lập.
Cấy vào thạch để kiểm tra di động.
Kiểm tra phản ứng chuyển hóa đường.
18



Phản ứng sinh Indol-; MR-; VPSo sánh E. coli Indol+; MR+; VPPhản ứng huyết thanh học:
Do Salmonella có cấu tạo kháng nguyên phức tạp, mỗi loại kháng nguyên có
nhiều phần tử phải có kháng huyết thanh của từng phần tử một.
2.6.5 Shigella
Đặc điểm chung:
Hình dạng: trực khuẩn gram âm, không có lông, giáp mô và không nha bào. Là
loại vi khuẩn hiếu khí tùy nghi, pH: 7 – 7,4; nhiệt độ thích hợp 370C. Vi khuẩn dễ mọc
trên môi trường dinh dưỡng thông thường.
Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt cho đặc điểm giống Salmonella thuộc
nhóm không lên men lactose. Môi trường đường: lên men không sinh hơi glucose,
maltose. Không lên men lactose và galactose (Tô Minh Châu, 2001).
Tính gây bệnh:
Gây bệnh kiết lị cho người và gia súc. Khác với các vi khuẩn đường ruột khác,
chỉ cần 10 – 100 vi khuẩn cũng đủ gây bệnh, chính vì vậy bệnh dễ lây truyền.
Shigella có nội độc tố và ngoại độc tố. Khi vi khuẩn bị ly giải, nội độc tố góp
phần kích thích đường ruột. Ngoại độc tố gọi là Shige toxin, không bền với nhiệt, tác
động lên thành ruột và hệ thần kinh trung ương biểu hiện gây tiêu chảy và gây tê liệt
tử vong.
Nhiễm khuẩn Shigella thường chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa ít khi lan vào máu.
Sau khi xâm nhập vi khuẩn tấn công niêm mạc ruột già tạo ung loét và xuất huyết.
Tổn thương ruột già là nguyên nhân gây ra đau bụng quặng, đi tiêu nhiều lần, phân lẫn
chất nhầy và máu. Trường hợp nặng có thể bị hội chứng HUS (hemolytic,
uremicsyndrome) thiếu máu do tan huyết, giảm tiểu cầu và tiêu thận.
Chẩn đoán:
Chung cho vi trùng đường ruột
2.6.6 Pasteurella multocida
Đặc điểm chung:
Vi khuẩn Pasteurella multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng,

bầu dục hay hình cầu, kích thước thay đổi từ 0,25-0,4 x 0,4-1µ không di động, không
sinh nha bào, gram âm.
Tính gây bệnh:
Các loại trong giống Pasteurella là hệ vi sinh vật bình thường ở nhiều động vật
nuôi nhà. Ở trâu bò bệnh thường biểu hiện nhẹ ở dạng stress, trường hợp độc lực gây
ra bệnh tụ huyết trùng (còn gọi là toi gà) gây bệnh tụ huyết trùng cho heo, trâu, bò.
Thường type ghép với vi khuẩn Bordetella gây bệnh teo xoang mũi truyền nhiễm ở
heo

19


Chẩn đoán:
Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh này bằng cách.
Lấy bệnh phẩm còn tươi gồm: máu tim, gan, lách, hạch, dịch thủy thủng.
Kiểm tra bằng kính hiểm vi: lấy bệnh phẩm làm tiêu bản. Nhuộm gram.
Nếu có Pasteurella multocida, vi khuẩn nhỏ, ngắn hình trứng bắt màu thẳm ở hai đầu.
Gram âm, không nha bào, không có lông.
Nuôi cấy môi trường thích hợp: cấy vào môi trường thạch máu. Xem tính
chất mọc, khả năng không dung huyết, rồi làm tiêu bản kiểm tra trong kính hiểm vi.
Tiêm động vật thí nghiệm: dùng thỏ hay chuột bạch, tiêm dưới da hay
phúc mạc. Nếu có vi khuẩn Pasteurella multocida, động vật chết sau 24 – 48 giờ với
bệnh tích tụ huyết, xuất huyết (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
2.6.7 Actinobacillus
Đặc điểm chung:
Actinobacillus là loại trực khuẩn (có khi cầu khuẩn) bắt màu gram âm, có kích
thước 0; 3-0,5 x 0,6-1,5µ. Ở tế bào dạng sợi có khi dài từ 10 -15µ. Trong mủ mụn áp
xe hạch lâm ba vi khuẩn có thể bắt màu lưỡng cực tế bào dạng đa hình thái. Trong môi
trường canh trùng non có dạng que hơi cong. Trong môi trường già vi khuẩn thoái hóa
có dạng hình cầu trực. Vi khuẩn không có giáp mô, không tạo bào tử, không di động

(Tô Minh Châu, 2001).
Tính gây bệnh:
Bênh do Actinobacillus ở người cũng như ở động vật là bệnh nhiễm trùng cơ
hội và lẻ tẻ. Vi khuẩn phá hủy bạch cầu đa nhân trung tính do sản xuất ra leucotoxin.
Bệnh có liên quan với việc làm suy yếu tính phòng vệ của cơ thể như bệnh lympho và
leucosis.
Ở bò và cừu Act. Lignieseri gây mụn mủ áp xe dưới da, sưng hạch nhất là hạch
lâm ba cổ, hạch dưới hàm và khối u ở lưỡi bò, gây viêm cơ nhai, viêm màn não.
Trong phòng thí nghiệm: chuột lang mẫn cảm nhất. Tiêm 1ml canh trùng vào
phúc mạc hay dưới da gây chết trong vài ngày. Ở chuột đực gây viêm to sưng tinh
hoàn. Thỏ, chuột bạch cũng mẫn cảm. Tiêm dưới da gây áp se tại chỗ viêm (Tô Minh
Châu, 2001).
Chẩn đoán:
Kiểm tra vi khuẩn trong bệnh phẩm (mủ trong bụng) nghiền nát hạt, trực khuẩn
dàn thành lớp mỏng nhuộm gram.
Nuôi cấy phân lập và giám định đặc tính sinh hóa: cấy bệnh phẩm vào môi
trường hạch huyết thanh hay thạch máu, chọn nhóm thuần làm các đặc điểm sinh hóa.
Giám định độc lực: Tiêm canh khuẩn cho chuột lang dưới da hay phúc mạc (Tô
Minh Châu, 2001).
2.7 Thuốc kháng viêm Flunixin
Flunixin là thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt không steroid.
20


Flunixin hoạt động như một chất ức chế không chọn lọc của quá trình oxy hóa
một loài enzyme quan trọng cho quá trình chuyển đổi acid arachidonic thành vòng
endoperoxides. Do đó, gây ức chế tổng hợp Eicosanoids là chất trung gian quan trọng
của quá trình viêm sưng, đau và viêm mô. Flunixin cũng ức chế sản xuất
thromboxane, chất có tác động mạnh đến sản sinh tiểu cầu, gây co mạch được sản sinh
trong quá trình đông máu. Flunixin có tác động hiệu quả trong hạ sốt bằng cách ức chế

tổng hợp Prostaglandin E2 ở vùng dưới đồi. Mặt dù Flunixin không có ảnh hưởng trưc
tiếp lên endotoxin sau khi nó được hình thành, nó làm giảm sự hình thành
Prostaglandin và do đó làm giảm những ảnh hưởng của Prostaglandin. Prostaglandin
là một phần của những quá trình phức tạp có liên quan đến sự phát triển của nội độc
tố.
Flunixin là một thuốc có hiệu nghiệm không gây mê, không steroid, chống
viêm, giảm đau, hạ sốt. Là một chất ức chế mạnh enzyme cyclooxygenase.
Thuốc tác dụng chậm (sau vài giờ) nhưng tác dụng duy trì 26 tới 36 giờ,
nguyên nhân do thuốc tích lũy trong tổ chức viêm (Phạm Khắc Hiếu,.1997)
Không sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid khác cùng lúc hoặc trong
vòng 24 giờ. Chống chỉ định cho thú bệnh tim, gan, thận hoặc có khả năng viêm loét

21



×