Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của cây cỏ hôi (ageratum conyzoides), cây DIẾP cá (houttuynia cordata) và cây sâm đại HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ THÙY DƯƠNG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
CỎ HÔI (Ageratum conyzoides), CÂY DIẾP CÁ
(Houttuynia cordata) VÀ CÂY SÂM ĐẠI
HÀNH (Eleutherine subaphylla)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
CỎ HÔI (Ageratum conyzoides), CÂY DIẾP CÁ
(Houttuynia cordata) VÀ CÂY SÂM ĐẠI
HÀNH (Eleutherine subaphylla)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu



Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Thùy Dương
MSSV: 3042781
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 2009

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides), cây
diếp cá (Houttuynia cordata), cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla)” do sinh
viên: Lê Thị Thùy Dương thực hiện tại phòng thí nghiệm chuyên sâu trường Đại
học Cần Thơ, phòng D209 bộ môn Sinh hóa trường, phòng E009, E209, bộ môn
Thú Y trường Đại học Cần Thơ từ 1/2009 đến 04/2009.

Cần Thơ, ngày…..tháng…...năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày…..tháng…...năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày … tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thùy Dương

iv


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã nuôi dưỡng
và động viên con trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô Huỳnh Kim Diệu, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em vô cùng biết ơn quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong 5 năm học vừa qua.
Xin cảm ơn các bạn cùng nhóm luận văn tốt nghiệp, tập thể lớp Thú y K30
đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập tại trường Đại học
Cần Thơ.
Ngày … tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Thùy Dương

v


TÓM LƯỢC
Cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides), cây diếp cá (Houttuynia cordata), cây
sâm đại hành (Eleutherine subaphylla) được thử hoạt tính kháng khuẩn và xác định
nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên 2 chủng vi khuẩn Gram dương là:
Staphylococcus aureus 081008, Streptococcus faecalis 101408, và 6 chủng vi khuẩn
Gram âm là Pseudomonas aeruginosa 111008, Salmonella spp 291003, Escherichia
coli 101008, Aeromonas hydrophila 011004, Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella
tarda 280280. Methanol được sử dụng để chiết lấy cao thô, dùng phương pháp
khuếch tán trên thạch để thử hoạt tính kháng khuẩn và phương pháp pha loãng liên
tiếp trong thạch để xác định MIC.
Kết quả cho thấy: cả 3 loại cao đều có hoạt tính kháng khuẩn với các chủng
vi khuẩn thử nghiệm. Trong đó, cao diếp cá có phổ kháng khuẩn rộng nhất và cao
sâm đại hành có tác dụng ức chế cao nhất trong các loại cao. Cao cỏ hôi có tác dụng
yếu nhất. Cụ thể cao cỏ hôi cho hoạt tính kháng khuẩn với 6 trong 8 loại vi khuẩn
thử nghiệm và có MIC = 1024µg/ml. Cao diếp cá có tác dụng ức chế cả 8 loại vi
khuẩn thử nghiệm với MIC từ 512µg/ml đến >2048µg/ml. Giá trị MIC của cao sâm
đại hành đối với các loại vi khuẩn chênh lệch khá lớn từ 16µg/ml đến >2048µg/ml.

vi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


2

Trang duyệt luận văn

3

Lời cam đoan

4

Lời cảm ơn

5

Tóm lược

6

Mục lục

7

Danh mục chữ viết tắt

11

Danh mục bảng

12


Danh mục hình

13

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

15

2.1. CÂY CỎ HÔI

15

2.1.1. Tổng quan

15

2.1.1.1. Tên khoa học

15

2.1.1.2. Mô tả

15

2.1.1.3. Phân bố, sinh thái


15

2.1.1.4. Bộ phận dùng

16

2.1.2. Thành phần hóa học

16

2.1.3. Tác dụng dược lý

16

2.1.4. Sử dụng trong dân gian

17

2.2. CÂY DIẾP CÁ

17

2.2.1. Tổng quan

17

2.2.1.1. Tên khoa học

17


2.2.1.2. Mô tả

17

2.2.1.3. Phân bố, sinh thái

18

2.2.1.4. Bộ phận dùng

18

2.2.2. Thành phần hóa học

18

vii


2.2.3. Tác dụng dược lý

20

2.2.4. Sử dụng trong dân gian

21

2.3. CÂY SÂM ĐẠI HÀNH

21


2.3.1. Tổng quan

21

2.3.1.1. Tên khoa học

21

2.3.1.2. Mô tả

21

2.3.1.3. Phân bố, sinh thái

22

2.3.1.4. Bộ phận dùng

22

2.3.2. Thành phần hóa học

22

2.3.3. Tác dụng dược lý

23

2.3.4. Sử dụng trong dân gian


23

2.4. CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM DƯƠNG

23

2.4.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus

23

2.4.1.1. Đặc điểm vi khuẩn

23

2.4.1.2. Tính gây bệnh

24

2.4.1.3. Sự đề kháng của S. aureus

24

2.4.2. Vi khuẩn Streptococcus faecalis

25

2.4.2.1. Đặc điểm vi khuẩn

25


2.4.2.2. Tính gây bệnh

25

2.4.2.3. Sự đề kháng của S. faecalis

26

2.5. CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM ÂM

26

2.5.1. Vi khuẩn Escherichia coli

26

2.5.1.1. Đặc điểm vi khuẩn

26

2.5.1.2. Tính gây bệnh

26

2.5.1.3. Tính kháng thuốc

27

2.5.2. Vi khuẩn Salmonella spp.


27

2.5.2.1. Đặc điểm vi khuẩn

27

2.5.2.2. Tính gây bệnh

28

2.5.2.3. Sức đề kháng của Salmonella

28

viii


2.5.3. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

29

2.5.3.1. Đặc điểm vi khuẩn

29

2.5.3.2. Tính gây bệnh:

30


2.5.3.3. Sức đề kháng của P. aeruginosa

30

2.5.4. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

31

2.5.4.1. Đặc điểm vi khuẩn

31

2.5.4.2. Tính gây bệnh

31

2.5.4.3. Sự đề kháng của E. ictaluri

32

2.5.5. Vi khuẩn Edwardsiella tarda

32

2.5.5.1. Đặc điểm vi khuẩn

32

2.5.5.2. Tính gây bệnh


32

2.5.5.3. Sự đề kháng của E. Tarda

33

2.5.6. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila

33

2.5.6.1. Đặc điểm vi khuẩn

33

2.5.6.2. Tính gây bệnh

34

2.5.6.3. Sự đề kháng của A. hydrophila

34

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

35


3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

35

3.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

35

3.2.1.1. Địa điểm

35

3.2.1.2. Thời gian

35

3.2.2. Nguyên liệu

35

3.2.3. Thiết bị và hóa chất

36

3.2.3.1. Thiết bị

36

3.2.3.2. Hóa chất


37

3.2.4. Vi sinh vật dùng cho thử nghiệm

37

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

3.3.1. Chiết xuất các loại cao

37

ix


3.3.2. Xác định hiệu chiết xuất cao

38

3.3.3. Tính ẩm độ các loại cao

38

3.3.4. Xác định tính kháng khuẩn

39

3.3.4.1. Chuẩn độ đục


39

3.3.4.2. Chuẩn độ vi khuẩn

40

3.3.4.3. Thử hoạt tính kháng khuẩn

40

3.3.4.4. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu

41

3.3.5. Chỉ tiêu theo dõi

41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

42

4.1. HIỆU SUẤT ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO

42

4.2. ẨM ĐỘ CỦA CÁC LOẠI CAO CHIẾT

42


4.3. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN

44

4.3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao CH

44

4.3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của cao DC

45

4.3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của cao SĐH

46

4.4. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC)

48

4.4.1. Cao CH

48

4.4.2. Cao DC

49

4.4.3. Cao SĐH


51

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1. KẾT LUẬN

55

5.2. ĐỀ NGHỊ

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt


Nguyên chữ

Nghĩa tiếng Việt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

BHI
CFU
CH
ĐBSCL
DC
DM
DMSO
E. ictaluri
E. tarda
E.coli
LD50

Brain heart infusion
Colony forming unit

Cỏ Hôi
Đồng bằng sông Cửu Long
Diếp Cá
Dry matter
Dimethyl sulfoxide

12
13
14

MC
MHA
MIC

15

MRSA

Mac Conkey
Muller Hinton Agar
Minimum inhibitory
concentration
Methicillin resistant S. aureus

16
17
18
19
20
21

22
23

NA
P. aeruginosa
R-S
S. aureus
S. faecalis
SĐH
SSA
TSA

Đơn vị khuẩn lạc

Vật chất khô

Edwardsiella ictaluri
Edwardsiella tarda
Escherichia coli

50% lethal dose

Liều chết 50% động vật
thí nghiệm

Nutrient agar
Pseudomonas aeruginosa

Rimler-Shotts
Staphylococcus aureus

Streptococcus fecalis

Sâm Đại Hành
Salmonella-Shigella Agar
Tryptic soy agar

xi

Nồng độ ức chế tối thiểu
S. aureus kháng
methicillin


DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1
2.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9

Tên bảng
Thành phần hóa học của tinh dầu cắt từ phần trên mặt đất của
cây DC (Houtuynia cordata) trồng tại Hà Nội

Các hợp chất phenolic lá DC thu nhận từ SKC/Sephadex LH20
Hiệu suất điều chế các loại cao
Ẩm độ của các loại cao chiết
Hoạt tính kháng khuẩn của cao CH
Hoạt tính kháng khuẩn của cao DC
Hoạt tính kháng khuẩn của cao SĐH
Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CH
Nồng độ ức chế tối thiểu của cao DC
Nồng độ ức chế tối thiểu của cao SĐH
So sánh MIC100%DM của cao CH, cao DC, cao SĐH

xii

Trang
19
20
42
43
44
45
46
48
49
51
54


DANH MỤC HÌNH

Hình

2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15
4.16
4.17
4. 18
4.19

Tên hình

Trang


Cây cỏ hôi
Cây diếp cá
Cây sâm đại hành
Cây cỏ hôi
Cây diếp cá
Cây sâm đại hành
Các loại cao sau cô quay
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn S. faecalis
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn S. aureus
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn E. coli
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn P. aeruginosa
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn Salmonella. spp
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn A. hydrophila
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn E. ictaluri
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn E. tarda
Cao CH ở 1024 µg/ml (trong)
Cao CH ở 1024 µg/ml (ngoài)
Cao DC ở 1024 µg/ml (trong
Cao DC ở 1024 µg/ml (ngoài)
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn E. coli
Vòng vô khuẩn của các loại cao đối với vi khuẩn P. aeruginosa
Cao SĐH ở nồng độ 256 µg/ml
Cao SĐH ở nồng độ 64 µg/ml
Cao SĐH ở nồng độ 16 µg/ml
Cao SĐH ở nồng độ 8 µg/ml

15
18
22
36

36
36
43
47
47
47
47
47
47
48
48
51
51
51
51
53
53
53
53
53
53

xiii


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những vấn đề nan giải đối với thuốc kháng sinh tân dược hiện nay là
hiện tượng kháng thuốc do tình hình lạm dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh
ngày càng phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó còn có những tai biến
nguy hiểm do nhiều loại kháng sinh gây ra, có khi dẫn đến tử vong. Chính vì vậy,

gần đây, người ta nhắc nhiều đến kháng sinh trong thực vật. Hiện nay, trên thế giới
đang có xu hướng trở lại với các cây thuốc, sử dụng các kháng sinh tự nhiên của cây
cỏ.
So sánh với kháng sinh tân dược, người ta thấy các cây thuốc có hoạt tính
kháng sinh tuy không mạnh bằng nhưng cũng đủ để chữa khỏi nhiều bệnh nhiễm
khuẩn. Không những thế, chúng còn có nhiều ưu điểm mà thuốc kháng sinh tân
dược không có. Giới hạn an toàn về mặt độc chất của những kháng sinh thực vật lớn
hơn kháng sinh tân dược nhiều.
Nguồn dược liệu của nước ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều cây thuốc
có hoạt tính kháng sinh được nhân dân ta dùng làm thuốc từ lâu. Mặc dù đã có
nhiều nhà khoa học và các công trình nghiên cứu về những cây thuốc có kháng sinh
thực vật, nhưng các nghiên cứu này chưa được phổ biến và hiện nay hầu như chưa
được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thú y. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ hôi (Ageratum
conyzoides), cây diếp cá (Houttuynia cordata), cây sâm đại hành (Eleutherine
subaphylla)” nhằm cung cấp những thông tin về tính kháng khuẩn của các loại cây
trên làm cơ sở áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y và thủy sản.
Mục tiêu của đề tài:
 Thử tính kháng khuẩn của các loại cao: cao cây cỏ hôi, cao cây sâm đại
hành, cao cây diếp cá.
 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các loại cao trên.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÂY CỎ HÔI
2.1.1. Tổng quan
2.1.1.1. Tên khoa học: Ageratum conyzoides
Họ: cúc (Asteraceae)
Tên khác: Cỏ hôi, bù xích, hoa ngũ sắc, thắng hồng kế, cỏ cứt heo.
2.1.1.2. Mô tả

Cây thảo, sống hằng năm, cao 25 – 50 cm, phân cành nhiều. Thân có lông
mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài
2 – 10 cm, rộng 0,5 – 5 cm, mép có răng tròn, mặt rất nhạt, 3 gân tỏa từ gốc lá, hai
mặt lá đều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt.

Hình 2.1: Cây cỏ hôi
Nguồn: www.lrc-hueuni.edu.vn

Cụm hoa hình đầu, xếp thành ngù ở ngọn, thân hoặc đầu cành, cuống cụm hoa
có lông mềm, tổng bao hình đầu gồm những lá bắc xếp thành 2 dãy, đầu nhỏ chứa
toàn hoa hình ống, bé và đều nhau, tràng ngắn, có 5 thùy tam giác, màu lam nhạt,
tím hoặc trắng, nhị năm. Quả bế, màu đen, có 5 sống dọc. Mùa hoa quả gần như
quanh năm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.1.3. Phân bố, sinh thái
Chi Ageratum L. có khoảng 45 loài trên thế giới (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004),
hầu hết là cây nhỏ, phân bố ở vùng Nhiệt đới và Á Nhiệt đới. Ở châu Á, cây mọc

2


khá phổ biến ở vùng nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ và một
số nơi khác.
Ở Việt Nam, cây cỏ hôi (CH) được coi là loài cỏ dại quen thuộc. Cây phân bố
khắp nơi, từ vùng núi cao trên 1500 m đến các tỉnh vùng trung du và ở cả đồng
bằng. Cây thường mọc gần như thuần loại ở các nương ngô, bãi sông, ven đường đi
và trong vườn. Cây CH thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Hàng năm
cây non mọc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong mùa
xuân – hè, có hoa quả vào mùa thu sau đó tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều, hạt có túm
lông, phát tán nhờ gió đi khắp nơi.
2.1.1.4. Bộ phận dùng

Toàn cây, lá và rễ.
2.1.2. Thành phần hóa học
Cây CH chứa nhiều nhóm thành phần hóa học như sau: tinh dầu có 51 thành
phần, trong đó 13 chất monoterpen hydrocacbon (5,0%), 7 chất monoterpen có oxy
(1,4%), 16 chất sesquyterpen hydrocacbon (4,3%), 4 chất sesquyterpen có oxy
(0,8%), 3 chất phenyl propannoic và benzenoid (2,33%), 6 chất chromen (85,2%), 2
chất chroman (0,9%). Các dẫn chất chromen bao gồm 7-methoxy-2,2dimethylchromen (precocen I) và agerato chromen (precocen II). Tinh dầu cây CH
chứa nhiều precocen I (vào khoảng 80%) và ít precocen II (dưới 1%). Hàm lượng
precocen trong tinh dầu lá cao nhất vào lúc cây ra hoa và có ít ở thân và rễ. Ngoài ra
còn có flavonoid, alkaloid thuộc nhóm hydrolyzydin và các hợp chất khác…(Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Gonzalez và ctv. (1991), các lớp chất phân lập được từ cây CH rất đa
dạng, bao gồm terpenoid, flavonoid, benzofuran, chromen và alkaloid. Cho đến nay,
người ta đã xác định được 21 flavonoid chứa nhiều nhóm thế có oxy ở các vị trí 3’,
4’, 5’ ít gặp trong các hợp chất tự nhiên nhưng lại tìm thấy khá nhiều trong cây CH.
Theo Đỗ Tất Lợi (2003), hàm lượng tinh dầu từ 0,7% đến 2%, tinh dầu hơi đặc
sánh, màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu.
2.1.3. Tác dụng dược lý
Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và bán cấp tính của phản
ứng viêm thực nghiệm. Cây CH có tác dụng giảm phù thực nghiệm chân chuột,
giảm dịch rỉ màng phổi và giảm u hạt thực nghiệm trên chuột cống trắng (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004).
Tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống non một cách rõ rệt, tác dụng chống
choáng phản vệ đối kháng với tác dụng gây co bóp ruột cô lập của histamin trên

3


chuột lang. Những kết quả thí nghiệm này chứng tỏ cây CH có tác dụng ức chế
miễn dịch và kháng histamin (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Trên cơ sở thực tế kết quả trên lâm sàng, đã xác định độc tính cấp LD50 bằng
đường uống là 82 g/kg. Thử độc tính bán cấp dùng trong 30 ngày không thấy gây
những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hóa trong một số xét nghiệm về
cơ năng gan và thận (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), với nồng độ thấp, cây CH có tác dụng gây
giãn mạch ngoại biên. Nồng độ cao có tác dụng co mạch nhẹ. Cao lỏng so với tỷ lệ
dược liệu 3/1 cho tiếp xúc với da và niêm mạc mỗi ngày một lần trong 7 ngày
không gây tổn thương viêm ở da và niêm mạc.
Cây CH được nghiên cứu sâu về hoạt tính trừ sâu vì đây có thể là hoạt tính
sinh học quan trọng nhất của cây. Tinh dầu cũng như các precocen có trong tinh dầu
có hoạt tính kháng hormon tăng trưởng ở một số loài sâu bọ. Precocen I và II có
hoạt tính ức chế hormon tăng trưởng của các loài côn trùng như Cytophilus oryzae,
Thlaspiza japonice, Leptocarsia chynensys và Dysdercus flavidus (Adewole, 2002).
Các thử nghiệm được tiến hành trên chuột về hoạt tính kháng viêm, giảm đau và hạ
sốt cho các kết quả tốt mà không gây tác dụng phụ (Vũ Đức Chính và ctv, 2004).
2.1.4. Sử dụng trong dân gian
Nhân dân thường dùng cây CH làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau
khi sinh nở: hái khoảng 30 – 50 g cây tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và
uống trong ngày, uống 3 – 4 ngày (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Cây CH còn sử dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng. Hái cây tươi về rửa sạch,
giã nát, vắt lấy nước, tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi đau. Hiện đã có
một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Ngoài ra còn dùng cây CH phối hợp với bồ kết nấu thành nước gội đầu, vừa
thơm, vừa sạch gầu, trơn tóc. Lá CH làm thuốc đắp, chữa vết thương phần mềm (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2003). Dùng cây tươi, giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt,
hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em. Có thể dùng cây khô sắc uống
với liều 15 – 30 g (Võ Văn Chi, 1999).
2.2. CÂY DIẾP CÁ
2.2.1. Tổng quan
2.2.1.1. Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb.

Họ: lá giấp Saururaceae.
Tên khác: cây dấp cá, lá giấp, ngư tinh thảo.

4


2.2.1.2. Mô tả
Diếp cá (DC) là loại cây cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc
ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít
lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng
nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng. Toàn cây vò có mùi
tanh như cá (Đỗ Tất Lợi, 2003). Quả nang, mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan nhẵn. Toàn
thân vò ra có mùi tanh như mùi cá. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
2.2.1.3. Phân bố, sinh thái
Chi Houttuynia Thunb chỉ có một loài DC, phân bố chủ yếu ở cùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới của châu Á, từ Nhật Bản, Trung quốc đến Việt Nam, Lào, Ấn Độ
và các nước Đông Nam Á khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền
núi, trung du và đồng bằng, độ cao đến 1500 m (SaPa). Cây còn được trồng ở nhiều
nơi để làm rau và làm thuốc.

Hình 2.3: Cây diếp cá
Nguồn: www.bacninh.gov.vn

Diếp cá thuộc loại cây ưa ẩm và hơi chịu bóng, thường mọc ở đất ẩm, nhiều
mùn, dọc theo các bờ khe suối. Cây sinh trưởng gần như quanh năm, mạnh nhất
trong mùa xuân hè, có hoa quả hằng năm trên những cây không bị ngắt ngọn và hái
lá thường xuyên, có khả năng tái sinh chồi mạnh từ thân rễ.
2.2.1.4. Bộ phận dùng
Toàn cây, trừ rễ, hái về dùng tươi hoặc phơi sấy khô.
2.2.2. Thành phần hóa học


5


Toàn thân cây DC chứa tinh dầu. Theo Trần Huy Thái và ctv (2004), hàm
lượng tinh dầu từ phần trên mặt đất của cây mang hoa đạt 0,08% theo nguyên liệu
khô. Tinh dầu là chất lỏng màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, mùi thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học của tinh dầu: bằng phương pháp sắc kí khí – khối phổ, đã
xác định được trên 31 hợp chất của tinh dầu phần trên mặt đất của cây DC
(Houtuynia cordata) trồng tại Hà Nội, được ghi ở bảng sau:
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tinh dầu cắt từ phần trên mặt đất của cây DC (Houtuynia
cordata) trồng tại Hà Nội

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Thành phần hóa học
Camphen
β-pinen
α-phellandren
D-limonen
1R-α-pinen
1,3,7-octadien 3,7-dimethyl
4-caren
2-cyclohexen-1-ol, methyl-4-(1-methylethyl)trans
2-cyclohexen-1-ol, methyl-4-(1-methylethyl)cis
3-cyclohexen-1-ol, 4-methyl-(1-methylethyl)
Nonanol
α-terpineol
bornyl acetate

2-undercanon
cyclohexen, 5-methyl-3-(1-methylethenyl)trans
bicyclo (3.1.0) hexan, 6-isopropiliden-1-methyl
(-) 4-caren
2,6-octadien-1-ol, 3,7-dimethyl, acetate
n-decanoid acid
Hexadecanal
Caryophyllen
4,7,10-cyclo undecatrien, 1, 1, 4, 8-tetramethyl
1,6,10-deocdtrien-7,11-dimethyl-3-methylen
1,3-benzodioxol, 4-methoxy-6-(2-propenyl)
2-isopropenyl-4,8-dimethyl-1,2,3,4,5,6,7 octahydronaphthalen
1-propen, 1-metoxy-2 methyl
2- tridecanon
1,3,6,10-dodecatetraen, 3,7,11- trimethyl (Z,E)
α- farnesen
1,6,10 dodecatrien-3-ol, 3,7,11- trimethyl
Hexanoic acid, ethyl, ester

Tỷ lệ (%)
0,58
39,15
0,09
1,46
11,03
0,79
0,10
0,12
0,09
0,16

0,09
0,22
2,07
15,15
0,13
0,14
0,41
1,96
0,79
0,15
1,07
0,22
0,21
1,17
0,31
12,12
2,33
0,62
0,36
0,55
1,53

Nguồn: Trần Huy Thái và ctv (2004)

Trong số những hoạt chất tìm thấy có một số hợp chất chính sau: β-pinen
(39,15%), 2-undecanol (15,15%), propen, 1-methoxy-2 methyl (12,12%), 1R-α6


pinen (11,03%) (Trần Huy Thái và ctv, 2004).
Năm 2003, Hoàng Thanh Hương và ctv đã nghiên cứu thành phần flavonoid

chiết xuất từ lá cây DC và ghi nhận một số chất thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Các hợp chất phenolic lá DC thu nhận từ SKC/Sephadex LH20

Các phân
đoạn

Tỷ lệ dung môi
MeOH/H2O (%)

0–2
3
4
5

0 – 20
30
40
60

6

70

Các chất phenolic chủ yếu
Đường, các acid phenolic phân cực
Phloretin-2`-O-β-D-glucopyranosid
Phloretin-2`-O-β-D-glucopyranosid
Quercetrin-3-O-β-D-galactopyranosid
Avicularin, hyperin, isoquercitrin, các
oligomer…


Nguồn: Hoàng Thanh Hương và ctv (2003)

Ngoài ra, từ lá DC người ta đã phân lập được β-sitosterol, một alcaloid gọi là
cordalin và flavonoid như: afzelin, hyperin, rutin, isoquercetrin và quercetrin (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Đỗ Tất Lợi (2003), hoa và quả của cây DC chứa chất isoquercitrin và
không chứa quercitrin. Độ tro trung bình là 11,4%, tro không tan HCl là 2,7%.
2.2.3. Tác dụng dược lý
Trên động vật thí nghiệm được tiêm liều độc gây chết của nọc rắn hổ mang,
DC có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự của động vật thử
thuốc so với đối chứng.
Tác dụng ức chế histamin và acetylcholin thể hiện trên sự giảm độ co thắt cơ
trơn ruột cô lập.
Diếp cá có tác dụng lợi tiểu, tính chất lợi tiểu này do chất quercetrin và các
chất vô cơ chứa trong cây DC. Dung dịch có 1/100.000 phân tử lượng quercetrin
vẫn còn có tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Chất isoquercetrin cũng có tác dụng lợi tiểu.
Một ý kiến khác cho rằng những dẫn xuất của dioxyflavonol đều có tính chất của
rutin nghĩa là làm tăng sức chịu đựng của vi ti huyết quản, làm cho huyết quản khó
đứt vỡ (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Dung dịch flavonoid toàn phần của diếp cá với nồng độ 1mg trong 1 ml ức chế
hoạt tính men polyphenoloxydase huyết thanh người bình thường với mức 13,5%,
nồng độ flavonoid 5 mg trong 1 ml ức chế 50% hoạt tính men này. Hoạt tính của
men polyphenoloxydase huyết thanh người tăng rất rõ rệt khi mắc các bệnh nhiễm
khuẩn, trạng thái viêm cấp hoặc mãn tính. Thí nghiệm in vitro trên huyết thanh
7


người bình thường cho thấy nước sắc cũng như flavonoid chiết tách riêng của DC
có tác dụng ức chế men catalase huyết thanh. Nước sắc (0,1 g DC trong 1 ml) ức

chế 56,7% hoạt tính men, flavonoid DC (1 mg trong 1 ml) ức chế 19,2% hoạt tính
men catalase (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Hoàng Thanh Hương và ctv (2003), các chế phẩm flavonoid toàn phần
chiết xuất từ lá DC có hoạt tính gây độc tế bào với dòng tế bào Sarcoma -108 gây
bệnh ung thư báng nước trên chuột thí nghiệm.
Đỗ Huy Bích và ctv (2004), đã nhận xét thấy DC có tác dụng chọn lọc gây co
bóp cơ trơn, tử cung chuột lang và không làm co cơ trơn ruột cô lập chuột lang.
Alkaloid cordalin có trong DC có tác dụng kích ứng da gây phồng rộp.
2.2.4. Sử dụng trong dân gian
Nhân dân dùng câu DC trong những trường hợp tụ máu như đau mắt (giã nhỏ
lá, ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy hai, ba lần) hoặc
trong bệnh trĩ lòi dom (sắc uống với nước, liều 6 – 12g, đồng thời sắc nước lấy hơi
xông rồi rửa) (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích (2004), DC còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở ngứa,
viêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ
xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều. DC trị đau nhức, dùng
cả cây, nấu nước xông, ngâm rửa, bã rịt (Võ văn Chi, 1999).
2.3. CÂY SÂM ĐẠI HÀNH
2.3.1. Tổng quan
2.3.1.1. Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep.
Họ: Lay ơn (Iridaceae).
Tên khác: tỏi lào, hành đỏ, tỏi đỏ, sâm cau, phong nhan.
2.3.1.2. Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao đến 30 cm hoặc hơn. Thân hành hình trứng thuôn,
dài khoảng 5 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, gồm nhiều vảy mỏng màu đỏ nâu. Lá hình
dải nhọn, có gân song song trông giống lá cau hay lá dừa (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
Từ thân hành mọc lên một cán mang hoa dài 30 – 40 cm, trên cán có một lá dài
15 – 25 cm, hoa mọc thành chùm, 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3
nhị màu vàng. Bầu hình trứng, 3 cạnh, 3 ngăn dài 1 mm, vòi dài 2,5 cm, trên xẻ

thành 3 trông như 3 mũi dùi. Mùa hoa từ tháng 4 – 6 (Đỗ Tất Lợi, 2003).

8


Hình 2.5: Cây SĐH
Nguồn: www.vienduoclieu.org.vn

2.3.1.3. Phân bố, sinh thái
Sâm đại hành (SĐH) có nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện được trồng ở vùng nhiệt
đới châu Á bao gồm Indonexia, Philipin và một số nước khác trong vùng Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam. Cũng có những tài liệu cho rằng SĐH là loài đặc hữu
Đông Dương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện và thu được mẫu của loài này
trong trạng thái hoang dại (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Sâm đại hành là cây ưa ẩm và ưa sáng. SĐH thích nghi cao với khí hậu nhiệt
đới nóng và ẩm. Cây trồng ở vùng núi cao trên 1500 m nhiệt độ trung bình dưới
15oC, sinh trưởng phát triển kém hơn ở vùng đồng bằng và trung du. SĐH ra hoa
nhiều hằng năm nhưng không thấy đậu quả. Quan sát những nơi trồng SĐH lâu năm
không phát hiện thấy cây con mọc từ hạt. Hình thức tái sinh và phát triển chủ yếu
của cây là việc đẻ nhánh con. SĐH có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông, sinh
trưởng phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm. Toàn bộ phần thân hành giữ được sức
sống lâu sau khi đào lên khỏi mặt đất (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.3.1.4. Bộ phận dùng
Thân hành thu hái ở những cây đã trồng từ một năm trở lên. Nếu chưa dùng
ngay tách ra từng nhánh, giũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ
phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô. Với cách này có thể bảo
quản dược liệu trong vài tháng. Khi dùng, rửa sạch thân hành, thái mỏng phơi khô,
để nguyên miếng hoặc tán bột.
2.3.2. Thành phần hóa học
Dựa theo thành phần hóa học đã được nghiên cứu của cây Eleutherine

9


subaphylla Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đàn (1973), tiến hành nghiên cứu cây
SĐH đã chiết và xác định được 4 chất là eleutherin (C16H16O4) độ chảy 175o,
izoeleutherin (C16H16O4) độ chảy 177o, eleuthelora (C16H12O4) độ chảy 202 – 203o
và một chất chưa xác định (Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.3.3. Tác dụng dược lý
Dịch chiết toàn phần củ SĐH có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối với phế cầu
khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, tác dụng yếu đối với Shigella flexneri,
Bacillus anthracis, không có tác dụng đối với Escherichia coli, Bacillus
pyocyaneus, B.diphteriae (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Sâm đại hành còn có tác dụng làm tăng hồng cầu và sắc huyết tố chuột cống
trắng được gây mô hình thiếu máu bằng acetate chì. Ngoài ra còn có tác dụng an
thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, làm giảm sự khéo léo
nhanh nhẹn của chuột nhắt trắng trong thí nghiệm và có tác dụng ức chế sự hưng
phấn gây bởi cafein và co giật gây bởi strychnin (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.3.4. Sử dụng trong dân gian
Sâm đại hành thường được dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ, trị xanh xao,
thiếu máu (Võ Văn Chi, 1999). SĐH là thuốc cầm máu trong băng huyết, ho ra
máu, bị thương chảy máu (dùng củ tươi, giã đắp). Còn dùng chữa ho gà, viêm họng,
mụn nhọt, chốc lở. Ngày dùng 4 – 12 g dạng thuốc sắc (Đỗ Huy bích và ctv, 2004).
2.4. CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM DƯƠNG
2.4.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
2.4.1.1. Đặc điểm vi khuẩn
Tụ cầu khuẩn là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám giống hình chùm
nho. Theo hội nghị quốc tế về xếp loại Micrococcus (Warsaw, 1975) thì giống
Staphylococcus bao gồm 3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis, Staphylococcus saprophyticus (Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001).
Staphylococcus aureus (S. aureus) là loại gây bệnh thường hay gặp nhất, nó có

vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với y học và thú y học. Khoảng 30% người khỏe
mạnh mang S. aureus ở trên da và niêm mạc, khi có những tổn thương ở da và niêm
mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do S. aureus dễ dàng
xuất hiện. S. aureus là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amygdale, viêm vú cho
người (Trần Thị Phận, 2004).
S. aureus cũng gây nên các nhiễm trùng ở các loại gia súc, nhất là trong các cơ
sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn gia súc lớn gây nhiều thiệt hại về kinh tế
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001).
10


2.4.1.2. Tính gây bệnh
 Trong tự nhiên
S. aureus thường ký sinh trên da, niêm mạc của người và gia súc. Khi sức đề
kháng của cơ thể kém hoặc tổ chức bị tổn thương vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Vi khuẩn có thể gây những ổ mủ ở ngoài da, niêm mạc. Một số trường hợp vi khuẩn
vào máu gây bệnh nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm mủ. Ngoài ra, ở người còn thấy
độc tố ruột do S. aureus tiết ra gây nên nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính. Về
mức độ cảm nhiễm ở gia súc: ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, heo, cừu. Gà,
vịt, ít cảm nhiễm nhất. Người dễ cảm nhiễm với S. aureus.
 Trong phòng thí nghiệm:
Thỏ cảm nhiễm nhất. Nếu tiêm 1-2 ml canh khuẩn S. aureus vào tĩnh mạch tai
thỏ, sau 36 – 48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ
abscess trong phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn non vào dưới da cho thỏ sẽ gây
abscess dưới da (Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001). S. aureus còn gây ra một số
bệnh ở chó như: viêm tử cung cấp và mãn tính, tích mủ ở tử cung, viêm vú có
nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da
mõm (Nguyễn Văn Biện, 2001). S. aureus có thể xâm nhập qua da hoặc niêm mạc
gây ra mụn nhọt. Ngoài ra, S. aureus còn có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng
như hội chứng viêm da ở trẻ em ( />aureus).

2.4.1.3. Sự đề kháng của S. aureus
Sự kháng kháng sinh của S. aureus là một đặc điểm rất đáng chú ý. Đa số
S.aureus kháng penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được men penicillinase. Một
số còn kháng lại được Methicillin gọi là Methicillin resistant S. aureus (viết tắt là
MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào các vị trí tác động của kháng sinh (Lê Huy
Chính, 2003).
Năm 1950, 40% số chủng S. aureus được phân lập từ các bệnh viện đã kháng
lại Penicillin, nhưng đến năm 1960 tỷ lệ đó đã tăng đến 80%
( aureus).
Năm 1977 người ta ghi nhận rằng số chủng S. aureus, mặc dù bị ức chế bởi
penicillin ở nồng độ thông thường nhưng nó chỉ bị diệt ở nồng độ cao hơn. Hiện
tượng này gọi là sự dung nạp kháng sinh, cơ chế của sự dung nạp chưa hoàn toàn rõ
ràng nhưng nó liên quan đến hiện tượng không tan bào của các chủng vi khuẩn này
khi có sự hiện diện của kháng sinh ở nồng độ nhạy cảm bình thường. Có lẽ vi khuẩn
đã ức chế được hiện tượng tan bào. Sự dung nạp kháng sinh đã được phát hiện trong
11


trường hợp viêm nội tâm mạc (Lê Huy Chính, 2003).
Theo Anakalo Shitandi và Milcah Mwangi (2004), S. aureus kháng thuốc cao
với penicilline (89,4%), kế tiếp là tetracycline (82,4%), trimethoprimsulfamethazine (80,6%), Chloramphenicol (64,8%), Erythromycine (38,4%) và
Methyciline (35,9%).
Các chủng S. aureus có tỷ lệ đề kháng cao với Ampicillin, Co-trimoxazol,
Erythromycin, Lincomycin từ 50 – 80%. Những kháng sinh có hoạt lực mạnh như
Ceftriazol, Ciprofloxacin cũng bắt đầu bị vi khuẩn này kháng lại. Đáng chú ý là tỷ
lệ đề kháng của S. aureus với Methicillin lên tới 50%. Theo một số tác giả Việt
Nam, mức độ kháng của S. aureus với Oxacillin cũng tăng khá nhanh, từ 9,6% năm
1989 lên đến 20,7% năm 1994. Những nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy nguy
cơ lan rộng của MRSA trong nhiễm trùng bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn
ngoại khoa nói riêng (www.khangsinh.htm).

2.4.2. Vi khuẩn Streptococcus faecalis
2.4.2.1. Đặc điểm vi khuẩn
Streptococcus faecalis là một cầu khuẩn đường kính có khi đến 1 µm, Gram
dương, không di động, không có giáp mô. Vi khuẩn có thể gặp đơn lẻ, một cặp hay
một đoạn ngắn. Streptococcus faecalis (S. faecalis) có thể được tìm thấy trong ruột
già của người. S. faecalis là một trong nhiều loài của họ Enterococci. Chúng có đặc
tính sinh hóa như: hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc, mọc tốt ở tất cả các môi
trường. Nước thịt: hình thành cụm không làm đục môi trường, rồi lắng cặn. Môi
trường đường: hằng định không tuyệt đối. S. faecalis lên men glucoza, lactoza,
sacaroza, salixin, trehaloza, không lên men mannit, inulin, sorbit, glyxerin, rafinoza
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977). S. faecalis không sản sinh indole và H2S. Vi khuẩn
sản sinh ngoại và nội độc tố.
2.4.2.2. Tính gây bệnh
Vi khuẩn trong cơ thể người hay súc vật, do những nguyên nhân phức tạp, có
thể trở nên độc, và tác động gây bệnh, một mình hay kết hợp với những loại vi
khuẩn khác, gây ra những rối loạn cục bộ hay toàn thân (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
 Trong tự nhiên
S. faecalis có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường chúng cư
trú ở họng và ruột, có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Ở người thường
gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như Eczema gây mủ ở phủ tạng, viêm họng,
mẩn đỏ hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm nội tâm mạc bán cấp. Ở động
vật S. faecalis thường gây nên những chứng nung mủ, những bệnh chung hay chứng
12


×