Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO sát QUY TRÌNH sản XUẤT TINH ĐÓNG CHAI tại một cở sở THUỘC TRUNG tâm GIỐNG vật NUÔI TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THÀNH THÉP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH ĐÓNG
CHAI TẠI MỘT CỞ SỞ THUỘC TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TINH ĐÓNG
CHAI TẠI MỘT CƠ SỞ THUỘC TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:
Lê Hoàng Sĩ



Lê Thành Thép
Mssv: 3064614
Lớp :Thú Y K32

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát quy trình sản xuất tinh đóng chai tại một cơ sở thuộc
trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng; do sinh viên thực hiện: Lê Thành
Thép thực hiện tại cơ sở cô Đỗ Ngọc Hiếu, 173/13 Lê Duẩn K7 P3 tỉnh
Sóc Trăng, từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010
2010

Cần Thơ, ngày…tháng…năm

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng


ii


LỜI CẢM TẠ

Xin gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng giảng
dạy tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Thầy Lê Hoàng Sĩ đã tận tình giúp đở và hướng dẫn để tôi hoàn
thành luận văn này.
Cô Đỗ Ngọc Hiếu và các anh nơi tôi thực hiện đề tài đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Các bạn lớp Thú Y K32 đã động viên, chia sẽ những kinh nghiệm
học tập trong những năm học tại trường.

Xin chân thành cảm tạ
Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2010.

Lê Thành Thép

iii


MỤC LỤC

Trang

Trang tựa.......................................................................................................... i
Trang duyệt ..................................................................................................... ii

Lời cảm tạ ...................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................iv
Danh sách bảng ...............................................................................................vi
Danh sách hình...............................................................................................vii
Tóm lược...................................................................................................... viii
Chương 1: Đặt Vấn Đề...................................................................................1
Chương 2: Cớ Sở Lý Luận.............................................................................3
2.1 Thụ tinh nhân tạo .......................................................................3
2.1.1 Ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo..........................3
2.1.2 Nhược điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo ....................3
2.1 Thành phần tinh dịch..................................................................3
2.1.1 Tinh trùng.............................................................................4
2.1.2 Tinh thanh ............................................................................5
2.3 Chọn giống và huấn luyện đực giống nhảy giá ...........................8
2.3.1 Chọn giống ...........................................................................8
2.3.2 Huấn luyện đực giống nhảy giá.............................................8
2.4 Kỹ thuật lấy tinh.......................................................................10
2.5 Pha loãng tinh dịch và tạo liều gieo ..........................................11
2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch...........................11
2.5.2 Kỹ thuật pha loãng, phân liều .............................................15
2.6 Tồn trữ tinh dịch.......................................................................19
2.7 Tình hình nghiên cứ trong và ngoài nước .................................20
2.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................20
2.7.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................20
Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp Nghiên Cứu .............................22
iv


3.1 Phương tiện nghiên cứu............................................................22
3.1.1 Thời gian ............................................................................22

3.1.2 Quy mô trại.........................................................................22
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm..........................................................22
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................22
3.1.5 Môi trường pha chế.............................................................23
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................23
3.2.1 Khảo sát quy trình sản xuất tinh đóng chai..........................24
3.2.2 Khảo sát nồng độ tinh trùng trong một liều gieo .................25
3.2.3 Khảo sát thời gian tồn trữ tinh dịch còn hoạt lực
50%................................................................................................................27
3.3 Phương pháp xử lý và thu thập số liệu....................................28
Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận..............................................................29
4.1 Kết quả khảo sát quy trình sản xuất tinh đóng chai ở
cơ sở ..............................................................................................................29
4.1.1 Chọn giống và huấn luyện giá nhảy...................................30
4.1.2 Kỹ thuật lấy tinh................................................................30
4.1.3 Kỹ thuật pha loãng tinh dịch..............................................31
4.1.4 Kỹ thuật bảo quản tinh dịch...............................................33
4.2 Kết quả theo dõi nồng độ tinh trùng trong một liều
gieo ................................................................................................................33
4.3 Kết quả theo dõi thời gian tồn trữ đến khi hoạt lực
còn 50% .........................................................................................................34
Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị .................................................................35
5.1 Kết luận ..................................................................................35
5.2 Đề nghị ...................................................................................35
Tài liệ tham khảo............................................................................................36
Phụ chương ....................................................................................................37

v



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Tính chất tinh dịch của heo..............................................................7
Bảng 2: Tuổi và trọng lượng cơ thể heo đực khi huấn luyện lấy tinh ........8
Bảng 3: Lượng xuất tinh của heo ................................................................12
Bảng 4: Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng ...............................13
Bảng 5. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch heo ................................................. 15

Bảng 6. Công thức của môi trường BTS .....................................................23
Bảng 7. Lượng tinh trùng trong 1 liều gieo................................................33
Bảng 8. Thời gian tổn trữ tinh dịch đến khi hoạt lực còn 50%..................34

vi


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Buồng đếm hồng cầu................................................................................ 26
Hình 2: Các giống heo ở cơ sở............................................................................... 38
Hình 3: Giá nhảy dùng trong gieo tinh nhân tạo ................................................. 38
Hình 4: Ca hứng tinh ............................................................................................ 39
Hình 5: Heo đực giống nhảy giá............................................................................ 39
Hình 6: Cách lấy tinh ............................................................................................ 40
Hình 7: Phân liều vào lọ nhựa 80ml...................................................................... 40
Hình 8: Thùng trữ tinh ......................................................................................... 41
Hình 9: Làm ấm tinh dịch trước khi kiểm tra t5 .................................................. 41

vii



TÓM LƯỢC

Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất tinh đóng chai, lợi ích và hiệu quả của
kỹ thuật gieo tinh nhân là rất cần thiết.
Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình sản xuất tinh đóng
chai tại một cơ sở thuộc trung tâm giống vật nuôi tỉnh Sóc Trăng”
Thông qua quá trình quan sát thực tế và trực tiếp tham gia vào quy trình gieo
tinh nhân tạo ở trại chúng tôi ghi nhân được kết quả như sau:
Số lượng tinh trùng trên một liều gieo 80ml tại cơ sở: 2,6 x109 ± 0,092
x109.
Thời gian tồn trữ tinh dịch khi hoạt lực còn 50% (t5) tại cơ sở: 33,6 ±
0,47 giờ.

viii


Chương 1
Đặt Vấn Đề

Chăn nuôi heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung là ngành
đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm của con người. Vì thế trong những năm gần đây
ngành chăn nuôi heo được đầu tư và phát triển mạnh từ việc nhập và lai tạo các con
giống để có được sản phẩm có chất lượng cao và sản lượng lớn.
Muốn được điều đó ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại thì công tác giống là
khâu quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng đàn giống. Làm thế nào để
trong một thời gian ngắn có được đàn heo có chất lượng tốt, cải thiện chất lượng thân
thịt… Để đạt được hiệu quả cao thì cần đặc biệt chú ý đến đực giống có phẩm chất tốt
từ đó nhân giống cho đời sau những cá thể có đặc điểm mà ta mong muốn.
Thụ tinh nhân tạo với những ưu diểm nổi bật của mình giảm chi phí giá thành trong
chăn nuôi, giảm tỉ lệ đực/cái, hạn chế bệnh lây qua đường sinh dục, hạn chế được sự

chênh lệch về tầm vóc giữa đực và cái, đặt biệt có thể vận chuyển tinh dịch đi xa dễ
dàng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều nghi ngờ về hiệu quả của gieo tinh nhân
tạo và ngần ngại áp dụng vào sản xuất.
Vấn đề đặt ra cho các trạm gieo tinh nhân tạo hiện nay là áp dụng phương pháp pha
chế nào thích hợp, vừa đơn giãn vừa dễ thực hiện, tạo ra liều gieo đạt yêu cầu, phục
vụ một cách có hiệu quả trong công tác thụ tinh nhân tạo ở các trang trại hay hộ gia
đình, phục vụ công tác cải tạo giống và tăng hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự hướng dẫn của thầy Lê Hoàng Sĩ chúng tôi
được phân công thực hiện đề tài
“Khảo sát qui trình sản xuất tinh heo đóng chai tại một cơ sở thuộc Trung tâm
giống – vật nuôi tỉnh Sóc Trăng”

1


Mục tiêu đề tài khảo sát qui trình sản xuất tinh heo đóng chai bao gồm
-

Khảo sát cách chọn giống và huấn luyện.

-

Khảo sát cách lấy tinh.

-

Khảo sát cách tạo liều gieo bằng phương pháp ước lượng.

-


Khảo sát cách tồn trữ tinh dịch.

2


Chương 2
Cơ Sở Lý Luận

2.1 Thụ tinh nhân tạo heo
Là phương thức truyền giống gián tiếp, heo đực và heo cái được nuôi riêng. Dùng
phương pháp lấy tinh dịch heo đực, sau đó tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu, pha chế,
bảo quản… sau đó đem dẫn tinh cho heo cái.
2.1.1 Ưu điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Nâng cao khả năng truyền giống của heo đực: một lần xuất tinh của thú đực có thể
dùng thụ tinh cho nhiều heo cái. Do đó giảm được tỉ lệ đực/cái.
Khắc phục được sự chênh lệch giữa heo đực và heo cái.
Giảm chi phí chăn nuôi, giảm giá thành sản xuất.
Tránh được các bệnh lây lan qua đường sinh dục.
Tinh dịch có thể vận chuyển đi xa.
2.1.2 Nhược điểm của phương pháp thụ tinh nhân tạo
Cần có người chuyên trách có trình độ nhất định để thực hiện công tác gieo tinh nhân
tạo.
Phải có phòng thí nghiệm cùng với trang thiết bị tốn kém như: kính hiển vi, máy
hấp…
Hệ thống giao thông phải thuận lợi.
2.2 Thành phần tinh dịch
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện có kết quả phản
xạ sinh dục. Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực phóng tinh
nghĩa là lúc nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực hiện phản xạ giao phối.
Tinh dịch = tinh trùng (3 - 5%) + tinh thanh (95 - 97%).

Màu sắc của tinh dịch thường có màu trắng đục và được quyết định bởi
- Nồng độ tinh trùng

3


- Nồng độ các hạt hữu cơ lơ lửng
- Lượng lipid trong các tuyến tinh phụ
Theo Trần Tiến Dũng (2002), trong tinh dịch heo có chứa một lượng khá lớn hạt
thể Selatin, chiếm tỉ lệ 20-30% lượng tinh dịch, chúng là sản phẩm của tuyến
Cowper, dịch tiết này đặc và trong suốt. Khi xuất tinh những hạt này gặp men
Vegikinasa của tuyến tinh nang sẽ nhanh chóng đông lại tạo thành những thể lớn
hơn. Sau đó, các thể này hấp thu nước và tăng thêm thể tích nên người ta gọi là keo
phèn (xu xoa). Trong giao phối tự nhiên keo phèn có tác dụng “bít cổ tử cung”
không cho tinh dịch chảy ra ngoài. Còn trong gieo tinh nhân tạo người ta sẽ nhanh
chóng lọc bỏ keo phèn vì nó sẽ hấp thu nước và số lượng lớn tinh trùng.
2.2.1 Tinh trùng
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái cấu tạo và đặc điểm
sinh lý, sinh hoá bên trong và có khả năng thụ tinh. Tinh trùng được tiết ra từ dịch
hoàn.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), tinh trùng heo có chiều dài khoảng 50 - 60
µm, gồm có ba phần chính
- Phần đầu: dài khoảng 6,5 µm, rộng 4,5µm, dày 1,5µm.
- Phần cổ và thân có kích thước khoảng 10-12µm.
- Phần đuôi dài khoảng 30-40µm gồm ba đoạn
+ Đuôi chính
+ Trung đoạn
+ Đuôi phụ
Theo Lê Hoàng Sĩ (2000), phần đầu chiếm 51% mang tính di truyền. Cổ và thân
chiếm 16% thuộc thể lipid chủ yếu là lipoprotein, đuôi chiếm 33% có cấu tạo giống

tiên mao của động vật đơn bào.
Tinh trùng chứa khoảng 25% vật chất khô và 75% nước. Trong vật chất khô có
85% protid, 13,2% lipid, 18% khoáng.

4


Đặc tính sinh lý của tinh trùng
- Tính hô hấp và phân giải đường
Tinh trùng hô hấp sử dụng khí O2 và thải ra khí CO2 vào trong tinh thanh. Trong
quá trình hô hấp, cùng lúc diễn ra quá trình phân giải đường dưới hai trạng thái có O2
và không có O2.
Trường hợp có khí O2 quá trình phân giải đường theo phản ứng sau
C6H12O6

+

6O2

6CO2

+

6H2O

+ 675 kcal

Trường hợp thiếu khí O2
C6H12O6


2C3H6O3

+ 27,7 kcal

Năng lượng thu được nhiều làm tăng sự hoạt động của tinh trùng, tiêu tốn nhiều
năng lượng dự trữ làm tinh trùng chết nhanh.
Theo Trần Tiến Dũng (2002), để bảo tồn tinh dịch được lâu, người ta thường hạn
chế quá trình hô hấp của tinh trùng và cố gắng giữ tinh trùng ở trạng thái yếm khí.
- Tính hướng về ánh sáng
Tinh trùng luôn hướng về ánh sáng để hoạt động. Ánh sáng trong phòng cũng làm
tinh trùng hoạt động. Đối với ánh sáng mặt trời khi chiếu trực tiếp vào tinh dịch, sẽ
giết chết tinh trùng nhanh. Vì thế, để cản bớt ánh sáng có thể tác động đến tinh
trùng, chai và lọ màu được dùng để chứa tinh.
- Tính tiếp xúc
Đối với vật thể lạ (hạt bụi, rác, bọt khí…) tinh trùng có tính bao vây xung quanh
vật thể lạ đó. Do đó khi tinh trùng vào ống dẫn trứng gặp tế bào trứng thì tinh trùng
tập trung xung quanh tế bào trứng và tìm nơi lõm của tế bào trứng để đi vào. Chính
nhờ đặc tính này tạo hiện tượng thụ tinh với noãn.
- Tính lội ngược dòng
Khi tinh trùng vào âm đạo của gia súc cái, gặp dịch nhờn từ đường sinh dục tiết
ra, nhờ có khả năng lội ngược dòng giúp cho tinh trùng tiến sâu vào đường sinh dục
gia súc cái.
2.2.2 Tinh thanh
2.2.2.1 Sự tạo thành tinh thanh trong tinh dịch
Thành phần tinh thanh gồm: nước 90 – 98% + vật chất khô 2 – 10%.

5


Tinh thanh do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, qua nghiên cứu người ta thấy rằng

khi con vật hưng phấn cao độ trong phản xạ tính dục thì các tổ chức của tuyến sinh
dục phụ co bóp thải ra dịch tiết vào ống dẫn tinh.
- Dịch tiết của phó dịch hoàn từ 2 - 5%.
- Dịch tiết của tuyến tinh nang là 10 - 20%.
- Dịch tiết của tuyến Cowper 10 – 25%.
- Dịch tiết của tuyến tiền liệt và đường niệu đạo chiếm 55 – 57%.
2.2.2.2 Tác dụng chủ yếu của tinh thanh
Rửa đường niệu đạo sinh dục.
Môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể.
Hoạt hóa làm cho tinh trùng hoạt động, thúc đẩy tinh trùng tiến lên trong quá
trình hoạt động ở đường sịnh dục cái.
2.2.2.3 Các đặc tính sinh hóa của tinh thanh
Tinh thanh chủ yếu là nước chiếm khoảng 80 – 93%, còn lại là vật chất khô.
Trong đó chủ yếu la protid, chỉ có một lượng nhỏ là đường, mỡ, chất khoáng, men và
vitamin.
Trong tinh thanh có nhiều chất choline có khi là thuần nhất, có khi là tạp chất.
Ngoài ra chúng còn có acid citric, fructose innositol và nhiều chất ergothionine.
- Choline
Choline trong tinh thanh không thuần nhất, ít ở dạng tự do mà thường kết hợp với
glycerin, photphoryl để tạo thành phosphoryl choline hoặc kết hợp với glucose, một
dạng phức là Glyceryl phosphoryl choline. Chất này chủ yếu cung cấp năng lượng
cho tinh trùng hoạt động.
- Acid citric
Trong tinh dịch có rất nhiều acid citric (COOH-C(OH)(CH2COOH)2) do tuyến
Cowper tiết ra có tác dụng làm đông đặc tinh dịch.
- Đường Fructose

6



Đường Fuctose (CH2OH(CHOH)3CO-CH2OH) trong tinh thanh có chức năng
cung cấp năng lượng cho hoạt động tinh trùng.
Tinh trùng được sinh ra ở dịch hoàn và được trữ tại phó dịch hoàn nhưng nó
không hoạt động, tinh trùng di chuyển từ phó dịch hoàn đến ống dẫn niệu đạo nhờ sự
co bóp của dịch hoàn và ống dẫn tinh đẩy tinh trùng ra niệu đạo. Khi đến niệu đạo
do có dịch tiết của tuyến sinh dục phụ thì chúng bắt đầu hoạt động nhờ có sự xuất
hiện của fructose.
- Innositol
Innositol (CHOH(CHOH-CHOH)2-COOH).
Innositol do tuyến Cowper sinh ra, chiếm nồng độ 27% trong dịch tiết của tuyến
này. Có tác dụng chủ yếu là tham gia vào quá trình cân bằng áp lực cho tinh trùng.
Bảng 1: Tính chất tinh dịch của heo (Lê Hoàng Sĩ, 2000)
Thành phần

Heo

Nước (%)

95

Protein (g/ml)

3.8

Fructose (g/ml)

7.25

Lipid (mg/%)


29.1

Phospholipid (mg/%)

6

Phospho vô cơ (mg/%)

2

Glyceryl phosphoryl cholin (mg/%)

170

Acid citric (mg/%)

130

Acid lactic (mg/%)

31

7


2.3 Chọn giống và huấn luyện đực giống nhảy giá
2.3.1 Chọn giống
Theo Nguyễn Tấn Anh và ctv (2003), để phục vụ tốt công tác gieo tinh nhân tạo cần
chọn những heo đực giống tốt có những tiêu chuẩn chính sau
Ngoại hình: toàn thân cân đối thể chất khỏe mạnh, bốn chân thẳng vững chắc.

Hai dịch hoàn to đều, lộ rõ và cân đối. Lông da bóng mượt không có bệnh ngoài da.
Biểu hiện tính dục: heo đực phải có tính hăng khi nhìn thấy người hoặc heo khác.
Khi gặp heo cái thì có biểu hiện muốn giao phối, dương vật cương hoặc có tiết dịch.
2.2.2 Huấn luyện đực giống nhảy giá
Tuổi, trọng lượng cơ thể heo đực giống bắt đầu huấn luyện: tùy theo giống, độ
thành thục mà tuổi bắt đầu huấn luyện khác nhau.
Bảng 2: Tuổi và trọng lượng cơ thể heo đực khi huấn luyện lấy tinh (Nguyễn Thiện và

ctv, 2006).
Heo đực giống
- Thuần hoặc lai
(ngoại x ngoại)
- Heo đực lai
(ngoại x nội)
- Heo nội

Tuổi huấn luyện
(tháng)
8 – 10

Trọng lượng cơ
thể (kg)
90 - 100

7–9

60 - 70

5-6


>= 40

Mức độ khai thác và thời gian sử dụng heo đực phụ thuộc vào nhu cầu tinh dịch
của sản xuất, chế độ dinh dưỡng, thời tiết, tuổi và chất lượng tinh dịch của heo đực…
Căn cứ vào các yếu tố trên để quy định chế độ khai thác sử dụng đực giống một cách
hợp lý.
Huấn luyện đực nhảy giá: dựa trên nguyên tắc phản xạ có điều kiện, tập cho heo
đực giống làm quen với giá nhảy, phương pháp lấy tinh.
Nếu huấn luyện không đúng phương pháp sẽ không gây được phản xạ và heo đực
chậm nhảy giá, có thể làm heo đực trở nên khó tính hung dữ và khi nhảy giá dễ gây
tổn thương bộ phận sinh dục, làm trở ngại cho đợt lấy tinh sau hoặc làm ảnh hưởng
đến chất lượng tinh dịch.

8


Việc huấn luyện heo đực nhảy giá để khai thác tinh có tầm quan trọng quyết định
sự thành công của kỹ thuật gieo tinh nhân tạo.
Một số cách huấn luyện heo đực nhảy giá
Tham quan: cho heo đực giống mới tập nhảy giá tham quan heo đực giống khác
đã nhảy giá thành thạo. Sau khi lấy tinh xong, đưa heo đực nhảy thành thạo ra khỏi
phòng lấy tinh, cho heo đực mới tập đến nơi giá nhảy. Heo đực huấn luyện sẽ quan
sát và ngửi mùi tinh dịch của heo đực vừa mới nhảy, kết hợp kích thích bao dương
vật để cho heo đực huấn luyện hưng phấn và nhảy lên giá, sau vài lần luyện tập thì
heo đực có thể nhảy giá thành thạo.
Kích thích tính dục: đưa heo đực vào phòng lấy tinh, đến cạnh giá nhảy, dùng tay
kích thích bao dương vật, để dương vật cương cứng và tiết dịch ở quy đầu. Có thể
dùng chất keo nhầy trong tinh dịch một heo đực khác hoặc dùng dịch nhờn hay nước
tiểu của heo cái đang lên giống bôi vào phần sau giá nhảy, đưa heo đực huấn luyện
đến ngửi, đồng thời kích thích bao dương vật heo đực.

Dùng heo cái: nếu những phương pháp trên không đạt kết quả, nên dùng heo cái
đang lên giống để kích thích heo đực.
Dùng heo cái đang lên giống trong thời kỳ chịu đực, đưa con cái vào và đứng gần giá
nhảy, dùng bao trùm lên lưng con cái, sau đó cho heo đực vào nhảy lên lưng heo cái,
dùng tay đón bắt dương vật để heo đực xuất tinh bên ngoài âm đạo heo cái, hôm sau
dùng bao đã trùm lên lưng heo cái ngày hôm trước bao lên giá nhảy, dẫn heo đực vào
đầu thấp giá nhảy heo đực sẽ nhảy giá. Phương pháp này tương đối dễ thực hiện, heo
đực dễ đáp ứng với kích thích tính dục qua mùi heo cái động dục. Sau 2 – 3 lần nhảy
heo đực sẽ củng cố được phản xạ nhảy giá. Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006).
Kiểu giá nhảy: cần có giá nhảy thích hợp, tùy theo dụng cụ lấy tinh hoặc phương
pháp lấy tinh, tùy theo tầm vóc heo đực mà thiết kế giá nhảy thích hợp.
Những yêu cầu chính của một giá nhảy
-

Thân và chân giá phải vững chắc, bảo đảm an toàn cho heo và người huấn
luyện.

-

Có độ cao phù hợp với heo đực, tránh để dương vật heo khi ló ra chạm vào
giá.

-

Vệ sinh thuận tiện sau mỗi lần lấy tinh.

9


Kích thước giá nhảy

-

Chiều cao giá nhảy cho heo đực ngoại là 60 - 70cm

-

Đực nội là 40 – 50cm

Thân giá có độ dài vừa phải để heo đực khi nhảy giá xuất tinh có thể gác mõm lên
đầu giá
-

Chiều dài cho heo đực ngoại là 100 – 120cm

-

Đực nội là 70 – 90cm

Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006).
2.4 Kỹ thuật lấy tinh
Khi lấy tinh cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đòi hỏi vệ sinh vô trùng, đảm bảo sức
khỏe cho heo đực và an toàn cho người lấy tinh.
Theo Lê Hoàng Sĩ (2000), những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp lấy tinh
-

Phải lấy được toàn bộ tinh dịch heo đực trong mỗi lần lấy tinh.

-

Không làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất tinh dịch.


-

Không làm tổn thương bộ máy sinh dục heo đực.

-

Dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện.

Các phương pháp lấy tinh
-

Phương pháp lấy tinh bằng hải miên.

-

Dùng túi giao phối.

-

Lấy tinh ở âm đạo.

-

Phương pháp sờ nắn.

Những phương pháp này ngày nay không còn áp dụng nữa
-

Phương pháp dùng điện kích thích


-

Lấy tinh qua âm đạo giả

-

Lấy tinh bằng tay

Phương pháp lấy tinh bằng tay đang được áp dụng rộng rãi ở các trạm thụ tinh nhân
tạo. Phương pháp này tiện lợi là không tốn nhiều thiết bị, dụng cu thông thường.
Nhưng cũng có nhược điểm nếu không vô trùng tốt có thể làm lây bệnh từ lợn sang
người và ngược lại.

10


Những nhân tố ảnh hưởng đến tinh trùng sau khi lấy tinh
- Nước: cho dù là nước cất tinh khiết, khi cho vào tinh dịch cũng giết chết tinh trùng
rất nhanh.
- Ánh sáng: ánh sáng trong phòng hay ánh sáng mặt trời đều làm tinh trùng hoạt động
và tiêu hao năng lượng, tinh trùng chết nhanh.
- Không khí: do tiếp nhận nhiều oxy, tinh trùng sẽ hoạt động tiêu hao năng lượng. Để
hạn chế điều này khi sữ dụng chai lọ trữ tinh, người ta thường dùng những chai lọ có
miệng nhỏ.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của tinh trùng.
2.5 Pha loãng tinh dịch và tạo liều gieo
2.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch
Sau khi lấy tinh cần tiến hành kiểm tra phẩm chất tinh dịch để đánh giá khả năng gây
thụ thai của heo đực. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá phẩm chất tinh dịch

được thực hiện qua mắt thường và qua kính hiển vi.
2.5.1.1 Đánh giá qua mắt thường
- Lượng tinh xuất đã được lọc (V) (ml)
Là toàn bộ lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn.
Lượng xuất tinh của lợn là một hỗn hợp gồm tinh trùng (2 – 7%) và tinh thanh
(trên 90%)
Đối với tinh dịch heo có một lượng khá nhiều chất keo phèn (xu xoa), chất này có
đặc tính hấp thu nước trong tinh dịch và chương phồng lên nhanh chóng. Vì vậy, sau
khi lấy tinh xong cần lọc bỏ ngay chất keo phèn này.
Lọ hứng tinh có chia ml, đặt lọ trên mặt bàn, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt
cong dưới của tinh dịch.
Sự biến động của lượng xuất tinh có thể do nhiều yếu tố: giống, tuổi, tần số lấy
tinh.

11


Bảng 3: Lượng xuất tinh của heo
Heo đực nội
V (ml)

Heo đực ngoại

> = 100

250 - 400

- Màu sắc
Tinh dịch heo bình thường có màu trắng đục, trắng sữa và trắng trong. Tùy theo
mức độ trắng mà bước đầu có thể đánh giá chất lượng tinh dịch tốt hay xấu.

Không sử dụng tinh dịch có màu khác thường, màu vàng do lẫn nước tiểu, màu
xanh do lẫn mủ, màu hồng do lẫn máu tươi, màu nâu do lẫn máu đông. Theo
Nguyễn Thiện và ctv (2006).
- Mùi
Tinh dịch heo bình thường có mùi hơi tanh, hăng hắc. Khi tinh dịch có mùi khai
là do lẩn nước tiểu, mùi khắm thối có thể do lẫn mủ những trường hợp này nên loại
bỏ tinh dịch.
- Độ vẩn
Tinh dịch bao gồm các vật thể hữu hình: tinh trùng, các hạt hữu cơ treo lơ lững và
tinh thanh. Độ vẩn đục thể hiện nồng độ tinh trùng trong tinh dịch. Tinh trùng luôn
hoạt động kéo theo sự vận động của các chất hữu cơ trong tinh thanh tạo thành hiện
tượng vẩn đục.
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2006), có thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá độ đậm
đặc của dịch bằng mắt thường. Tùy theo mức độ đậm đặc nhiều, ít mà đánh giá độ
vẩn cao, thấp. Người ta đánh giá độ vẩn theo 3 mức
- Khi tinh dịch đậm đặc, nhận thấy có trạng thái chuyển động trong lòng chất
lỏng, ký hiệu +++, tương ứng với màu trắng sữa.
đục.

Khi tinh dịch có độ đậm đặc trung bình, ký hiệu ++, tương ứng với màu trắng

- Khi tinh dịch loãng nhận thấy độ đậm đặc hầu như không đáng kể, ký hiệu +,
tương ứng với màu trắng trong.

12


- Độ pH
pH của tinh dịch có quan hệ với sức sống và khả năng thụ thai của tinh trùng.
pH của tinh dịch trung bình từ 7,2 – 7,5.

2.5.1.2 Đánh giá qua kính hiển vi
- Hoạt lực của tinh trùng (A)
Là tỉ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi
trường quan sát được. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh trùng. Có
4 loại chuyển động:
-

Chuyển động tiến thẳng

-

Chuyển động hình sin

-

Chuyển động xoay vòng

-

Chuyển động lắc lư

Phương pháp đánh giá bằng cách quan sát qua kính hiển vi
Sức hoạt động của tinh trùng cho theo thang điểm sau
Bảng 4: Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng (Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà,

1999)
Điểm

1.0


0,9

0,8

0,7

Số %
tinh
trùng
tiến
thẳng

95100

8595

7585

6575

0,6
5565

0,5

0,4

0,3

0,2


0,1

4555

3545

2535

15- 525 15

- Nồng độ tinh trùng (C)
Nồng độ tinh trùng cho biết số lượng tinh trùng trong một đơn vị thể tích tinh
dịch nguyên (chưa pha loãng).
Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch và là
chỉ tiêu cơ sở để tính số liều tinh sản xuất.
Chỉ tiêu này được đánh giá qua phương pháp: đếm trực tiếp số lượng tinh trùng
trong buồng đếm hồng, bạch cầu, dùng máy so màu quang điện (Colometer), phương
pháp dùng Spermiodensimeter (Karras).

13


- Tỉ lệ tinh trùng sống chết
Là đánh giá tỉ lệ sống, chết của tinh trùng. Tinh trùng chết trong tinh dịch không
thể phân biệt được, những tinh trùng sống chuyển động và đẩy tinh trùng chết dịch
chuyển. Để phân biệt được ta dùng hóa chất để nhuộm, tinh trùng sống không bắt
màu, tinh trùng chết thì bắt màu hóa chất dùng để nhuộm.
- Tinh trùng kỳ hình
Là những tinh trùng có hình dạng khác thường và chúng có ảnh hưởng xấu đến

chất lượng tinh dịch và khả năng thụ thai.
Dùng phương pháp nhuộm để thấy rõ được hình dạng của tinh trùng. Phương
pháp nhuộm thông thường dùng xanh metylen.
- Sức đề kháng của tinh trùng (R)
Là khả năng chịu đựng của tinh trùng đối với ngoại cảnh xấu, người ta dùng dung
dịch NaCl 1%. Nếu tinh trùng càng chịu được mức độ pha loãng càng lớn chứng tỏ
sức đề kháng của tinh trùng càng cao và như vậy tinh trùng càng tốt và ngược lại.
Đối với heo thì dùng NaCl 0,8%, nếu sau 3 giờ mà sức hoạt động vẫn còn tốt
chứng tỏ chất lượng tinh dịch tốt.
Theo TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) sức kháng của tinh trùng là
+ Heo ngoại ≥ 3000
+ Heo nội ≥ 1500

14


Bảng 5. Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch heo (TCVN 1859/76 năm 1976)
Chỉ tiêu chất
lượng tinh

Heo ngoại

Heo nội

Không nhỏ hơn 100

Không nhỏ hơn 50

2. Màu sắc


Trắng sữa

Trắng sữa hoặc trắng
trong

3. Mùi

Bình thường

Bình thường

4. Mật độ

Trung bình trở lên

Trung bình trở lên

5. Hoạt lực (A)

Không nhỏ hơn 0,7

Không nhỏ hơn 0,7

Không nhỏ hơn 80

Không nhỏ hơn 80

7. Sức kháng tinh
trùng


Không nhỏ hơn 3000

Không nhỏ hơn 2000

8. PH

Trong khoảng 7,2 – 7,5

Trong khoảng 7,2 – 7,5

9. Tỉ lệ sống

Không nhỏ hơn 70

Không nhỏ hơn 70

1. Lượng xuất
tinh đã lọc

6. Nồng độ tinh
trùng

Đơn vị
Ml

106/ml

10. Tỉ lệ kỳ hình

%


Không lớn hơn 10

Không lớn hơn 10

11. Độ nhiễm
khuẩn

%

Dưới 5000 vi khuẩn/ml

Dưới 5000 vi khuẩn/ml

2.5.2 Kỹ thuật pha loãng, phân liều
Tính ưu việt của gieo tinh nhân tạo là làm tăng thêm khối lượng tinh dịch từ đó nâng
cao hiệu quả sử dụng đực giống nhờ khâu pha loãng tinh dịch.
2.5.2.1 Môi trường pha loãng tinh dịch
Chức năng của môi trường pha loãng tinh dịch
-

Kéo dài thời gian sống của tinh trùng

-

Gia tăng được số đầu thú cái được gieo trong một lần xuất tinh của thú đực.

Nguyên tắc pha chế môi trường

15



- Không độc đối với tinh trùng, không làm ảnh hưởng xấu cũng như giết chết
tinh trùng
dịch
-

Áp suất thẩm thấu của môi trường tương đương với áp suất thẩm thấu của tinh
pH môi trương tương đương pH tinh dịch

- Phải có chất chống lại sự phát triển vi khuẩn, nhưng không làm ảnh hưởng
đến tinh trùng.
Các loại môi trường pha chế, tùy vào nguồn gốc của những chất tạo nên môi trường
pha loãng tinh dịch, nhười ta chia làm 2 loại
- Những chất có nguồn gốc từ những chất hữu cơ tự nhiên: sữa bò tươi, dung
dịch sữa bột, dung dịch sữa bột có bổ sung lòng đỏ hột gà.
- Những chất có nguồn gốc hóa chất, các hóa chất sữ dụng trong môi trường
pha loãng tinh dịch thường gặp như: NaCl, Glucose, Na Citrate, KCl, NaHCO3,
Trilon B.
Một số yêu cầu về đặc điểm lý – hóa học đối với môi trường pha loãng
- Áp suất thẩm thấu
Muốn cho tinh trùng sống thuận lợi trong môi trường pha loãng thì áp suất thẩm
thấu của môi trường phải tương đương với áp suất thẩm thầu của tinh dịch. Nghĩa là
môi trường phải đẳng trương với tinh dịch. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, vì
chỉ như thế tinh trùng mới giữ được hình thái bình thường và mới có thể tiến hành
trao đổi chất được, ở môi trường ưu trương hoặc nhược trương đều làm biến dạng,
kìm hãm quá trình trao đổi chất của tinh trùng, dẫn đến tinh trùng chết rất nhanh.
Tuy nhiên tinh trùng vẫn có thể chịu đựng được sự chênh lệch ấy ở mức độ nhất
định.
- pH của môi trường

pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ [H+]. Số lượng ion [H+] càng
tăng thì môi trường càng toan tính và ngược lại thì kiềm tính.
Trong tinh dịch heo, acid carbonic (H2CO3) hình thành, sớm được phân ly và biến
mất vì vậy tạo nên tính kiềm yếu của tinh dịch. Do tinh dịch có tính hơi kiềm nên
tinh trùng được kích thích để hoạt động mạnh và chết nhanh.

16


×