Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM các LOÀI GIUN sán ký SINH ởrắn tại HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN MINH DƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ
SINH Ở RẮN TẠI HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN HỮU HƯNG

Cần thơ, 07/2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở rắn tai huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp và bộ
môn Thú Y-Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ do sinh
viên Nguyễn Minh Dương thực hiện từ ngày 14/4/2007 đến 18/6/2007

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm…
Duyệt Bộ môn



CầnThơ, ngày .. ....tháng......năm.....
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày..... tháng ..... năm.....
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

2


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
Quý Thầy Cô Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ.
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Đồng Tháp.
Ban lãnh đạo và Cán bộ Trạm Thú Y Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Cô Bạch Thị Mỹ Phượng đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Chân thành cám ơn:
Thầy Nguyễn Hữu Hưng
Chú Nguyễn Văn Hoàng Trưởng phòng xét nghiệm chi cục thú y Đồng Tháp
Đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn:

Các Anh, Chị, công tác tại Phòng Xét Nghiệm Chi Cục Thú Y Đồng Tháp đã
hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài
Cảm ơn gia đình, bạn bè, anh em trong phòng đã chia sẻ, giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo.

3


MỤC LỤC
Trang
i
ii
iii
iv
v
vii
viii

Trang tựa
Trang duyệt
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lược

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2

2.1Tình hình nghiên cứu giun sán ở rắn trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu giun sán ở rắn trên thế giới
2.1.2 Tình hình nghiên cứu giun sán ở rắn tại Việt Nam

2
2
2

Trung tâm2.2Học
liệu sinh
ĐHhọc
Cần
Thơ
Đặc điểm
của các
loài @
rắn Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
2.2.1 Rắn Hổ Hành

5

2.2.2 Rắn Bông Súng

7


2.2.3 Rắn Trun

8

2.3 Đặc điểm hình thái và chu kỳ phát triển của các loài giun sán
2.3.1 Lớp sán dây (Cestoda)
2.3.2 Lớp sán lá (Trematoda)
2.3.3 Lớp giun tròn (Nematoda)
2.3.4 Lớp giun đầu gai (Acanthocephala)
2.4 Đặc điểm hình thái của một số loài giun sán ký sinh ở rắn
2.4.1 Lớp Trematoda
2.4.2 Lớp Cestoda
2.4.3 Lớp Nematoda

9
9
11
12
14
16
16
17
18

2.5 Những bệnh ký sinh trùng ở rắn ảnh hưởng đến sức khỏe con người

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

4


19


THÍ NGHIỆM

20

3.1 Mục đích yêu cầu

20

3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

20

3.3 Động vật thí nghiệm

20

3.4 Đặc điểm tình hình chung của huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng tháp

20

3.4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
3.4.2 Điều kiện xã hội của huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
3.5 Phương tiện và phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.5.1 Dụng cụ và hóa chất
3.5.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.5.3 Cách định danh phân loài


20
21
21
21
22
25

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Trung

4.1 Kết quả tình hình nhiễm giun sán trên các loài rắn tại huyện Cao
Lãnh tỉnh Đồng Tháp
hìnhCần
nhiễmThơ
giun sán
ở cáchọc
loài rắn
tại và
huyện
Cao
Kết quả
tâm4.2Học
liệutìnhĐH
@theo
Tàilớpliệu
tập
nghiên
Lãnh tỉnh Đồng Tháp

4.3 Thành phần loài giun sán ký sinh ở rắn tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp
4.4 Một số hình ảnh các loài giun sán ký sinh ở rắn tại huyện Cao Lãnh
tỉnh Đồng Tháp

26
26

cứu

28
29
31

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG

35

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần loài ký sinh trùng ở các loài rắn nước ở Việt Nam

3


Bảng 4.1 Kết quả tình hình nhiễm giun sán chung ở các loài rắn tại huyện
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

26

Bảng 4.2 Kết quả tình hình nhiễm giun sán theo lớp ở các loài rắn tại huyện

5


Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

28

Bảng 4.3 Thành phần loài giun sán ký sinh ở rắn tại huyện Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp

29

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Rắn Hổ Hành

7

Hình 2.2 Rắn Bông Súng

8


Hình 2. 3 Rắn Trun

9

Hình 2.4 Haplometroides sp

16

Hình 2.5 Loài Ophiotaenia sp

17

Hình 2.6 Loài Ophidascaris tuberculatum sp

18

6


Hình 4.1 So sánh sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun sán trên các loài rắn

22

Hình 4.2 Đầu của Acanthocephales ranae

31

Hình 4.3 Đuôi của Acanthocephales ranae (cái)


31

Hình 4.4 Đuôi của Acanthocephales ranae (đực)

31

Hình 4.5 Đầu của Ophidascaris tuberculatum sp

31

Hình 4.6 Đuôi của Ophidascaris tuberculatum sp (đực)

32

Hình 4.7 Đuôi của Ophidascaris tuberculatum sp (cái)

32

Hình 4.8 Haplometroides sp

32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


Tóm lược
Kết quả mổ khảo sát 172 con rắn Trun (Cylindropsis rufus), 15 con rắn Bông
Súng (Enhydris enhydris) và 9 con rắn Hổ Hành (Xenopeltis unicolor) cho thấy rắn

nhiễm giun sán với tỷ lệ nhiễm chung khá cao, cao nhất ở rắn Hổ Hành với tỷ lệ
nhiễm là 88,88%, kế đến là Rắn Trun với tỷ lệ nhiễm là 80,08% và thấp nhất ở rắn
Bông súng với tỷ lệ nhiễm là 53,33%.
Qua định danh phân loài ghi nhận được 7 loài thuộc 4 lớp giun sán ký sinh
trên 3 giống rắn. Trong đó có một loài sán lá (Trematoda): Haplometroides sp ký
sinh ở miệng và thực quản của loài rắn Bông súng với tỷ lệ nhiễm là 53,33%. Một
loài giun tròn (Nematoda): Ophidascaris tuberculatum sp ký sinh ở dạ dày của rắn
Trun với tỷ lệ nhiễm là 2,90%. Một loài giun đầu gai (Acanthocephala):
Acanthocephales ranae ký sinh ở ruột non của rắn Hổ Hành với tỷ lệ nhiễm là
44,44%. Bốn loài sán dây (Cestoda): Ophiotaenia sp1 Ký sinh ở ruột non của rắn
Trun với tỷ lệ nhiễm là 27,90% và rắn Hổ hành là 22,22%. Ophiotaenia sp2 ký sinh
ở ruột non của rắn Trun với tỷ lệ nhiễm là 67,44%. Ophiotaenia sp3 ký sinh ở ruột
non của rắn Trun với tỷ lệ nhiễm là 2,32%. Ophiotaenia sp4 ký sinh ở ruột non của
rắn Hổ Hành với tỷ lệ nhiễm là 88,88%.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

8


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rắn là một loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Nhưng hiện nay số
lượng rắn hoang dã ngoài thiên nhiên ngày càng giảm do người dân săn bắt . Để đáp
ứng nhu cầu của thị trường, người dân đã tiến hành nuôi rắn. Tuy nhiên trong quá

trình nuôi, người dân gặp phải một số vấn đề khó khăn như: chưa hiểu rõ về tập
tính sống, qui luật sinh trưởng cũng như các bệnh thường gặp trên rắn trong đó có
bệnh ký sinh trùng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên và được sự hướng dẫn của quý thầy cô bộ
môn Thú Y khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ, nên tôi đã
thực hiên đề tài “Khảo sát tình hình nhiễm các loài giun sán ký sinh ở rắn tại huyện
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp” với mục tiêu sau:
-

Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán chung ở rắn

-

Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở rắn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

10


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIUN SÁN Ở RẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.1.1 Tình hình nghiên cứu giun sán ở rắn trên thế giới
Laurenti, 1768 đã tiến hành cuộc khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên 2
loài rắn Natric natric và Natric tessellata thuộc họ Colubridae. Kết quả của cuộc
khảo sát này là ông đã phát hiện được 2 loài sán lá (Trematoda): Opisthioglyphe
ranae, Cephalogonimus retusus và 6 loài giun tròn (Nematoda): Rhabdias
fuscovensus, Oswaldocruzia filliformis, Eustrongylides excisus, Spiroxys contortus,

Abbreviata abbreviata, Camallanus lacustris
Travassos ở trường Đai Học São Paulo state, Brazill, 1921 đã phát hiện ra
loài sán lá Ochetosoma heterocoelium ký sinh ở miệng và thực quản ở loài rắn
Chironisus exoletus
J. Venom ở trường Đại Học Saõ Paulo state, Brazill, 2005 đã phát hiện ra

Trung tâm
Học
liệu ĐH Cần
Thơký@
Tài
liệuvàhọc
nghiên cứu
loài sán
lá Haplometroides
bucciola
sinh
ở miệng
thực tập
quản và
của rắn
2.1.2 Tình hình nghiên cứu giun sán trên rắn ở Việt Nam
Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn lực, Phạm Ngọc Doanh, 2001
đã nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng ở một số loài rắn nước thường gặp
thuộc họ Culubridae ở Việt Nam như: rắn Ráo thường (Ptyas korros), rắn Bồng
Trung Quốc (Enhydris chinensis), và rắn Liu Điu (Enhydris plumbea). Kết quả mổ
khám 157 rắn Ráo thường, 173 rắn Bồng Trung Quốc và 160 rắn Liu Điu cho thấy
cả 3 loài rắn điều bị nhiễm giun sán với tỷ lệ nhiễm khá cao. Tỷ lệ nhiễm cao nhất
là ở rắn Liu Điu (98,80%), tiếp đến là rắn Bồng Trung Quốc (97,70%) và thấp nhất
là rắn ráo thường (83,40%). Ngoài ra cả 3 loài rắn điều bị nhiễm đơn bào với tỷ lệ

thấp (1,30%) ở rắn Ráo thường, 9,40% ở rắn Bồng Trung Quốc và 4,30% ở rắn Liu
Điu. Rắn Rào thường còn bị nhiễm chân khớp (loài: Raillieteilla arientdis Hett,
1915)
Đối với từng lớp giun sán thì cả 3 loài rắn đều nhiễm sán lá với tỷ lệ cao nhất
từ 72 - 96,90%, tiếp đến là giun tròn 32,50 – 57,50%, thấp nhất là sán dây 0,60 –
7,60% và giun đầu gai là 1,30 – 1,90%.

11


Bảng 2.1: Thành phần loài ký sinh trùng ở các loài rắn nước ở Việt Nam

Tt

Tên loài ký sinh trùng

Rắn Ráo
Thường
(P.korros)

Rắn Liu Điu
Rắn Bồng
Trung Quốc (E.plumbea)
(E.chinensi)

Lớp Mastigophora
Họ Trypanosomatidae
1

+


Trypanosoma sp.

+

+

Lớp Cestoda
Họ Ophiotaeniidae
2

Ophiotaenia nattereri (Patona, 1991)

+

Lớp Trematoda

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Họ Isoparorchidae
3

+

Isoparorchis sp.
Họ Acanthostomatidae

4

Atrophecoecum burminis (Bhalerao,

1940)

+

+

+

+

Họ Diplodiscidae
5

Diplodiscus amphichrus (Tubangui,
1933)
Họ Plagiorchidae

6

Allopharynx tropidonoti (Mc Callum,
1918)

7

Encysclophametra asysmmetrica
(Walace, 1936)

8

Pauropphillum simplexus (Byrd,

Parker et Reiber, 1940)

12

+

+

+

+

+

+

+


Họ Ommatobrephidae
9

+

Ommatobrephus lobatum (Mehra,
1958)

+

+


10 Singhiatrema vietnamensis (Curran et
all, 2001)
Họ Cyathocotylidae

+

Szidatia taiwanensis ( Fischthal and
11 Kuntz, 1975)

+

Lớp Nematoda
Họ Capillariidae
12 Capillaria murinae (Travassos,1914)

+

13 Capillaria sp.

+

Họ Rhabditiasidae

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
học tập và nghiên cứu
14 Rhabdias sp.
+
+


15 Ophiorhabdias sp.
Họ Diaphanocephalidae
16 Kalicephalus alatospiculus
(Oschmarin et Demchin, 1972)

+

17 Kalicephalus indicus (Ortlepp, 1923)
18 Kalicephalus najae (Maplestone,
1921)

+

Kalicephalus nakingensis (Hsu,
19 1934)
20 Kalicephalus. Sp.

+
+
+
+

Họ Gnathostomatidae
+

21 Tanqua tiara ( Linstow, 1879)
Họ Thelaziidae
22


+

13


Agamospirura sp.
23

Họ Camallanidae

24 Camallanus lacustris (Zoega, 1776)

+

Zeylanema anabatis (Yeh, 1960)
25

Họ Dracunculidae

+

Dracunculus oesophagea (Polonio,
1859)

Lớp Acanthocephala
Họ Echinorhynchidae
26 Acanthocephalus ranae (Schrank,
1788)

+


+

Lớp Pentastomia
Họ Cephalobaenidae

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
27 Railliella orientalis (Hett, 1915)

+

(Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Minh, Phạm Văn Lực, Phạm Ngọc Doanh, 2002)
2.2 Đặc điểm sinh học của các loài rắn
Rắn thuộc bộ phụ rắn (serpents) trong bộ có vảy (squamata), lớp bò sát
(reptilian), thuộc ngành động vật có dây sống (chordate)
Rắn có thân hình dài, không có chân và cũng như các loài bò sát khác, rắn thuộc
nhóm động vật máu lạnh có thân nhiệt thay đổi theo môi trường bên ngoài
(Võ Văn Chi , Nguyễn Đức Minh , rắn làm thuốc và thuốc trị rắn cắn, 2000)
2.2.1 Rắn Hổ Hành
• Tên khác: rắn Mống, rắn Hổ Thiếc
• Tên khoa học: Xenopeltis unicolor (Reinward, in Boie, 1982 )
• Tên tiếng anh: Sunbeam snake

14


• Tình trạng bảo tồn:
- Cites (2000) :

không


- Nghị Định 48 (2002):

không

- Danh lục đỏ IUCN (2003) :

không

- Sách đỏ Việt Nam (2004) :

không

• Đặc điểm nhận dạng: cơ thể mập, dài khoảng 1,1m. Đầu dài và dẹp, hơi phân
biệt với cổ. Mắt nhỏ, con ngươi hình bầu dục đứng. Môi trên 8 vảy. Vảy bao
quanh giửa thân: 15 hàng, xếp thẳng hàng, vảy hậu môn chia làm 2. Những
vảy dưới đuôi xếp thành 2 hàng. Lưng màu xám xanh cánh trả. Môi trên,
dưới bụng và bụng màu trắng đục.
• Nơi sống: rắn sống trong hang hốc có sẳn ngoài tự nhiên hay tự đào lấy ở nơi
đất mềm và xốp hoặc đống bẩn rác mục nát gần các rãnh nước, ao, đầm,
đồng ruộng.
• Thức ăn: các loài bò sát, ếch nhái kể cả trừng bò sát
Mùa sinh sản: chưa có dẫn liệu cụ thể nhưng có khả năng sinh sản vào mùa
Trung tâm•Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


• Phân bố: ở hầu khắp đất nước
• Giá trị sử dụng: dùng làm thực phẩm, đôi khi ngâm rượu.
Loài rắn này bị săn bắt và buôn bán ở Nam Bộ

(Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quang Trường, 2005 )

15


Hình 1: rắn Hổ Hành (Xenopeltis unicolor)

Trung tâm
liệuSúng
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2Học
Rắn Bông
• Tên khoa học: Enhydris enhydris (Schneidek, 1799)
• Tên tiếng Anh: Raibow water snake
• Tình trạng bảo tồn:
- Cites (2000)

không

- Nghị Định 48 (2002)

không

- Danh lục đỏ IUCN (2003)

không

- Sách đỏ Việt Nam (2004)

không


• Đặc điểm nhận dạng: cổ nhỏ, chiều dài cơ thể tới 600 mm. Đầu hơi dẹp hơi
phân biệt với cổ. Lỗ mũi ở mặt trên đầu, có nếp da che. Mắt nhỏ ở mặt trên
đầu, con ngươi hình bầu dục đứng. Môi trên 8 vảy, có một vảy tiếp giáp với
mắt. Vảy bao quanh giữa thân 21 hàng , những vảy bụng rộng, tròn. Vảy hậu
môn chia làm 2, những vảy dưới đuôi xếp thành 2 hàng. Trên đầu, lưng và
đuôi xám rất nhạt, hơi hồng. Từ gái có 2 vệt sáng chạy tới cổ, lưng có 2
đường nhỏ chạy dọc. Họng vàng nhạt, có những vết màu hồng, mãnh, chạy

16


dọc. Bụng, kể cả hàng vảy thân thứ nhất và thứ hai vàng nhạt, có 3 vệt đỏ
chạy dọc tới mút đuôi.
• Nơi sống: rắn sống trong nước
• Thức ăn: cá con, nồng nọc
• Mùa sinh sản: đẻ 16 -18 con / lứa
• Phân bố: vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ (kể cả Côn Đảo)
• Giá trị sử dụng: dùng làm thực phẩm, thương mại
Loài này bị săn bắt và buôn bán mạnh ở vùng Nam Bộ
(Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quang Trường, Nguyễn Vũ Khôi, 2005)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2: rắn Bông Súng (Enhydris enhydris)

2.2.3 Rắn Trun
• Tên khác: rắn Đuôi Cụt, rắn Hai Đầu
• Tên khoa hoc: Cylindropsis rufus
• Đặc điểm nhận dạng: rắn có cơ thể dẹp, dài hơn 80 cm, mặt trên màu nâu hay

đen, với những vảy trong vắt ngang xen kẻ hoặc không có các vảy này. Bụng
trắng với những vảy ngang hay chấm đen hoặc đen với viền trắng vắt ngang,

17


phía dưới đuôi màu son sáng, có khi có một vòng da cam. Các đốm sáng có
thể có màu vàng hay đỏ. Đuôi của rắn rất ngắn và tù, thân rắn lại dẹp nên
mới có tên là rắn đuôi cụt hay rắn hai đầu
• Nơi sống: rắn đào đất, sống ở dưới nước, bùn
• Thức ăn: rắn ăn sâu bọ, giun đất, giáp xác, lươn, và cả thú nhỏ
• Giá tri sử dụng: dùng làm thực phẩm, ngâm rượu thuốc
(Võ Văn Chi , Nguyễn Đức Minh , 2000)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 3: rắn Trun (Cylindropsis rufus)

2.3 Đặc điểm hình thái và chu kỳ phát triển của các loài giun sán
2.3.1 Lớp sán dây (Cestoda)
Đặc điểm hình thái
• Sán dây có cơ thể dạng dải băng, dẹp theo hướng lưng bụng, gồm có đầu
(scolex), cổ và chuỗi đốt bao gồm nhiều đốt riêng biệt. Chỉ ở một số ít đại
diện của lớp là có cơ thể không phân đốt.

18


• Đầu của các loài sán dây có các dạng cơ quan bám khác nhau: mồm ngoạm,
rãnh ngoạm, giác bám có nhiều hàng gai nhỏ hoặc không có gai, và vòi có

móc.
• Số lượng và kích thước khác nhau của móc vòi là đặc điểm riêng biệt của
từng loài sán dây.
• Sau đầu là phần cổ ngắn không phân đốt còn được gọi là vùng sinh trưởng,
từ đó sinh ra các đốt mới.
• Ở sán dây không phân đốt, không có dạng đầu điển hình và không có vùng
sinh trưởng.
• Cơ thể sán dây được bao bọc lớp cutin là lớp cơ ngoài gồm những tế bào
tầng dưới biểu bì và những lớp cơ vòng cơ dọc. Phần trong cơ thể chứa đầy
nhu mô.
• Hệ thần kinh của sán dây ít phát triển, gồm hạch thần kinh trung ương ở đầu
và các dây thần kinh dọc. Dây thần kinh dọc được nối với nhau bằng những
dây thần kinh ngang.
Hệ thần
kiểu
nguyên
đơn @
thận.Tài
Đa số
sán học
dây cótập
hệ bài
gồm 2 ống
Trung tâm•Học
liệukinh
ĐH
Cần
Thơ
liệu
vàtiếtnghiên

cứu
dọc ở hai bên bờ của chuỗi đốt và những ống nối ngang nằm ở bờ dưới của
mỗi một đốt. Từ những ống bài tiết lớn có nhiều ống bài tiết nhỏ tỏa khắp cơ
thể. Đầu tận cùng của những ống nhỏ là những tế bào ngọn lửa.

• Hầu hết các loài sán dây là lưỡng tính, trừ những đại diện của họ
Dioicocestidae là đơn tính, trong mỗi đốt thường có một hệ sinh dục (gồm
một cơ quan sinh dục đực và một cơ quan sinh dục cái), ít khi là 2 hệ sinh
dục hoặc hơn. Trong đốt cơ quan sinh dục đực bao giờ cũng hình thành trước
cơ quan sinh dục cái.
• Cơ quan sinh dục đực bao gồm tinh hoàn và các ống dẫn, các tuyến phụ sinh
dục.
• Cơ quan sinh dục cái bao gồm buồng trứng, tử cung và các tuyến phụ.
• Trứng thường phát triển trong tử cung, trứng già khi thoát ra môi trường
ngoài thường có phôi sáu móc.
(Phan Thế Việt,Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1997)

19


Chu kỳ phát triển
• Vòng đời sán dây tương đối phức tạp. Có một ít ký sinh trên người và động
vật gặm nhắm không cần ký chủ trung gian, còn phần lớn các loài sán dây ký
sinh ở gia súc đều cần một hoặc 2 vật chủ trung gian. Sán dây thụ tinh theo
phương thức thụ tinh giao nhau và tự thụ tinh
• Trong chu kỳ phát triển của sán dây có sự tham gia của một hoặc 2 vật chủ
trung gian, ở một số loài còn có vật chủ chứa. Trong chu kỳ phát triển của bộ
Cyclophyllidea không có vật chủ trung gian thứ 2
• Tất cả sán dây điều sống ký sinh. Sán dây trưởng thành chủ yếu sống trong
ruột của tất cả các lớp động vật có xương sống, trừ họ Amphilinidae gia đoạn

trưởng thành sống ở hốc cơ thể cá
• Các loài sán dây gặp ở động vật Việt Nam thuộc 2 bộ Cyclophyllidea và
Pseudophyllidea của phân lớp Cestoda
2.3.2 Lớp sán lá (Trematoda)
Đặc điểm hình thái
hìnhĐH
lá dẹp
theoThơ
hướng@
lưngTài
bụng,
cơ quan
miệng và
Cơ thể
Trung tâm•Học
liệu
Cần
liệu
họcbám
tậpgồm
vàgiác
nghiên
cứu
giác bụng, cấu tạo từ các sợi cơ, nằm ở phần trước về phía mặt bụng, hoặc ở
sau cơ thể. Bề mặt cơ thể phủ lớp cutin
• Hệ thần kinh gồm 2 hạch trên đầu, từ đấy có các dây thần kinh tỏa về phía
sau cơ thể và nối với nhau bằng các cầu nối ngang. Lổ miệng nằm ở gần
hoặc ngay trên đầu mút cơ thể. Có một hoặc 2 nhánh ruột hình túi, hoặc tạo
thành một vòng khép kín, hoặc phân nhánh phức tạp. Hệ sinh dục có cấu tạo
phức tạp, thường lưỡng tính.Tinh hoàn hoặc nhiều hoặc 2, ít khi là một.

Chu kỳ phát triển
• Sán lá trưởng thành ký sinh ở ký chủ cuối cùng và đẻ trứng, những trứng này
ra môi trường bên ngoài, nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ, pH,
ánh sáng, nước,..) thích hợp chúng sẽ phát triển thành mao ấu (micracidium)
có lông tơ bao phủ bên ngoài, có thể bơi trong nước dể dàng để tìm ký chủ
trung gian. Mao ấu có hình quả lê và có mắt, có nhiều lông tơ bao phủ, chúng
chỉ có thể sống bên ngoài một thời gian rất ngắn (một vài ngày). Trong
những này ấy chúng tích cực đi tìm ký chủ trung gian để xâm nhiễm (chui
vào). Vào ký chủ trung gian mao ấu sẽ rụng lông tơ và biến thành Bào ấu
(sporocyst), bào ấu có hình bao, trong chứa nhiều tế bào. Sau một thời gian

20


bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều lôi ấu (redia). Lôi ấu đã có lổ miệng,
hầu, tế bào mầm của ruột và tế bào phôi. Lôi ấu tiếp tục sinh sản vô tính cho
ra nhiều vĩ ấu (cercaria). Khi đã phát triển đầy đủ về cấu tạo (giác miệng,
giác bụng, miệng, hầu, thực quản, manh tràng và đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi vỏ
óc bơi lội trong nước một thời gian và tiếp tục phát triển bằng nhiều cách
khác nhau tùy theo loài sán lá.
• Sán lá cần một ký chủ trung gian: cercaria rụng đuôi nhờ tuyến dịch thể bao
bọc xung quanh và biến thành nang ấu (adolescaria) tiếp tục phát triển thành
sán trưởng thành nếu súc vật ăn phải
• Sán lá cần 2 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ 2 cercaria
biến thành metacercaria, nếu ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ
hai sẽ bị nhiễm sán trưởng thành.
• Sán lá cần 3 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ 2 cercaria
biến thành mesocercaria, nếu ký chủ trung gian thứ 3 ăn phải ký chủ trung
gian thứ 2 sẽ phát triển thành matacercaria. Metacercaria sẽ phát triển thành
dạng trưởng thành nếu được ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ

3.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3.3 Lớp giun tròn (Nematoda)
Đặc điểm hình thái
• Cơ thể giun tròn ký sinh dài, có dạng hình sợi chỉ hoặc suốt chỉ, tiết diện
ngang hình tròn. Cá thể đực và cái thường có hình dạng ngoài giống nhau,
nhưng cũng có trường hợp giun đực và giun cái hoàn toàn khác nhau (họ
Tetrameridae: giun cái có dạng hình túi, giun đực dài). Chiều dài cơ thể từ
vài milimet (hoặc còn bé hơn) đến 8 mét. Cá thể cái thường lớn hơn cá thể
đực.
• Tầng cutin của giun tròn ký sinh khá chắc, nhẵn, có các vân ngang hoặc vân
dọc. Trên tầng cutin có thể có các sản phẩm phụ như gai, nhú, sợi nhỏ, các
tấm hình lược … phân bố dọc cơ thể hoặc chỉ ở phía trước cơ thể. Ở một số
Nematoda đuôi con đực có cấu tạo cutin lõm giúp chúng “ôm” chặt cá thể cái
khi giao phối gọi là túi đuôi, hoặc cánh đuôi (túi giao phối)
• Bộ phận tiêu hóa gồm 3 phần chính: hốc (nang), miệng, thực quản và ruột,
không kể lổ miệng và hậu môn (lổ huyệt). Miệng có môi hoặc không có môi.
Thành hốc miệng đôi khi rất dày tạo thành nang miệng. Thực quản có cấu

21


tạo khác nhau ở các đơn vị phân loại giun tròn ký sinh khác nhau. Đặc điểm
này là một trong các đặc điểm quan trọng trong phân loại. Ruột thường là
một ống thẳng mở ra ở lổ huyệt (cá thể đực) hoặc ở hậu môn (cá thể cái). Ở
một số cá thể như Filaria không có hậu môn.
• Giun tròn ký sinh – dinh dưỡng bằng các chất trong ruột vật chủ, đôi khi
bằng máu hoặc mô của các tổ chức mà chúng ký sinh.
• Cơ quan bài tiết bắt đầu từ phần sau cơ thể, sau đó hợp lại thành nhánh

chung mở ra ở mặt bụng gần phần trước cơ thể.
• Hệ thần kinh gồm có vòng thần kinh hầu bao quanh thực quản, từ đó phát ra
các nhánh thần kinh liên hệ với nhau bởi nhiều dây thần kinh và các cơ quan
cảm giác bên ngoài – núm đầu, núm cổ và núm đuôi.
• Khác với phần lớn sán lá và sán dây, giun tròn ký sinh là những cơ thể phân
tính. Cơ quan sinh dục đơn giản

Trung

• Giun cái gồm có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng, 2 tử cung, âm đạo và âm
môn. Ở Trichocephalata và Dioctophymata có cơ quan sinh dục đơn. Có
trường hợp có 4 hoặc 6 tử cung. Vị trí âm môn khác nhau ở các nhóm khác
tâm Học
nhau.liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Giun đực thường có tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, lổ huyệt (vừa là hậu
môn vừa là lổ sinh dục). Có các phần phụ sinh dục khác như gai giao phối,
cơ quan điều chỉnh, điểm tựa, nón sinh dục, túi sinh dục, túi giao phối. Các
bộ phận này có ý nghĩa lớn trong phân loại. Thường có 2 gai giao phối,
nhưng ở Trichocephalata, Dioctophymata và một số Oxyurata chỉ có một
gai giao phối.
Chu kỳ phát triển
• Giun cái đẻ trứng hoặc đẻ con. Các giun tròn ký sinh đẻ con (một số
Spirurata) sống trong các cơ quan thông với môi trường bên ngoài (ruột,
niệu quản, mắt, mũi, …) thì ấu trùng được đẻ ra trong cơ thể vật chủ rồi mới
thoát ra ngoài được. Các giun tròn ký sinh đẻ con sống trong các cơ quan kín
như Filariata (hốc bụng, hốc ngực, hệ tuần hoàn) thì ấu trùng cũng được đẻ
trong cơ thể vật chủ rồi rơi vào máu sống ở đó một thời gian dài sau đó mới
chuyển sang vật chủ mới nhờ các côn trùng hút máu–vật chủ trung gian hoặc
môi giới truyền bệnh của chúng


22


• Có những giun tròn ký sinh đẻ con sống trong cơ thể vật chủ (Trichinelle)
nhưng trước khi đẻ các cái thể cái chui vào niêm mạc ruột và đẻ con ở đó.
Các ấu trùng theo hệ bạch huyết đi đến máu và từ máu xâm nhập vào cơ thể
vật chủ để chờ điều kiện chuyển sang vật chủ mới của mình.
• Chu kỳ phát triển của giun tròn ký sinh rất phức tạp và thay đổi tùy loài.
Dựa vào đặc điểm sinh học người ta chia chúng ra thành 2 nhóm:
1. Giun tròn ký sinh địa học: phát triển trực tiếp, không có sự tham gia của
vật chủ trung gian
2. Giun tròn ký sinh sinh học: phát triển gián tiếp, có sự tham gia của vật chủ
trung gian
2.3.4 Lớp giun đầu gai (Acanthocephala)
Đặc điểm hình thái

Trung

• Các loài giun đầu gai thường có dạng hình thoi dài từ vài milimet đến vài
chục centimet. Cơ thể gồm có đầu, cổ và thân. Đầu là một bộ phận mang rất
nhiều gai và thường gọi là vòi. Vòi có dạng hình trái xoan, hình cầu hoặc
hình liệu
trụ. Số
lượng
gai và
cách@
xắpTài
xếp liệu
của chúng
thước rất

tâm Học
ĐH
Cần
Thơ
họccũng
tậpnhư
vàkích
nghiên
cứu
khác nhau tùy loài giống, họ, bộ. Những đặc điểm này có tầm quan trọng lớn
trong khi phân loại giun đầu gai.
• Vòi của giun đầu gai có thể lộn vào trong cơ thể và được bao bọc bằng bao
vòi. Bao vòi là túi cơ rỗng kín ở phần sau. Hai bên bao vòi ở vùng cổ ký sinh
vật có các lồi hạ bì gọi là cơ quan Lemniscus.
• Cơ thể giun đầu gai bao phủ một lớp cutin mỏng. Lớp này hoặc mịn hoặc có
gai nhỏ trên mặt. Dưới lớp cơ là lớp hạ bì chứa đầy hệ thống rãnh gọi là hệ
thống hổng. Sát lớp hạ bì có hai lớp cơ, lớp cơ ngoài gồm các sợi cơ vòng và
lớp trong gồm các sợi cơ dọc. Trong hạ bì có các nhân hình amip lớn.
• Không có hệ tiêu hóa. Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Có xoang cơ thể
nguyên thủy lớn, không có hệ tuần hoàn. Hoặc có hệ bài tiết dạng nguyên
đơn thận, hoặc không có hệ bài tiết.
• Hệ thần kinh đối xứng 2 bên gồm có hạch đầu (vòi), các nhánh thần kinh
dọc. Ở các cá thể đực còn có hệ thần kinh sinh dục kép.
• Các loài giun đầu gai là những cá thể phân tính. Hệ sinh dục phát triển mạnh
và có cấu tạo phức tạp, thụ tinh trong.

23


• Ấu trùng phôi dài hoặc hình trái xoan. Dựa vào đặc điểm cấu tạo mặt ngoài

của ấu trùng phôi mà người ta chia chúng ra làm 3 dạng phù hợp với ba phân
lớp của lớp:
Ấu trùng phôi không gai
Ấu trùng phôi nửa gai
Ấu trùng phôi toàn gai.
Chu kỳ phát triển
• Tất cả các loài giun đầu gai đều có chu kỳ phát triển gián tiếp tức là trong
chu kỳ phát triển có sự tham gia của vật chủ trung gian (giáp xác, côn trùng ở
nước và ở cạn, đôi khi là các thân mềm).
• Trong cơ thể vật chủ trung gian, ấu trùng có 3 dạng thay đổi. Mỗi dạng có
tên gọi riêng:
Acanto: ấu trùng nở ra ở trạng thái ít thay đổi về hình thái
Tiền acanten: ấu trùng hình thành các cơ quan
Acanten: hình thành ấu trùng nang cảm nhiễm ở trạng thái yên tĩnh.
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Trong chu kỳ phát triển còn có sự tham gia của vật chủ chứa (tất cả các lớp
động vật có xương sống)
• Giun đầu gai ký sinh ở hệ tiêu hóa của vật chủ chính và gặp ở tất cả các lớp
động vật có xương sống.
• Giun đầu gai gồm 3 phân lớp, mỗi phân lớp lại chia thành 2 bộ.
• Ở chim thú Việt Nam mới gặp 2 phân lớp gồm 3 bộ và 5 họ giun đầu gai.

24


2.4 Đặc điểm hình thái của một số loài giun sán ký sinh ở rắn
2.4.1 Lớp Trematoda (sán lá)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần

@Haplometroides
Tài liệu học
Hình Thơ
2.4: Loài
sp tập và nghiên cứu
Loài Haplometroides sp có cơ thể hình chiếc lá, có một giác miệng và một
giác bụng hình bầu dục, 2 tuyến noãn hoàn hai bên hông của giác bụng, 2 tinh hoàn
nằm ở phía dưới giác bụng, 2 buồng trứng nằm ở phía dưới 2 tinh hoàn hướng về
phía hậu môn, tử cung trải dài từ phía dưới giác bụng cho gần cuối cơ thể.
Kích thước cơ thể: chiều dài là 2734 µm (2022-3681 µm), Chiều rộng là 731
µm (557-912 µm), giác miệng có chiều dài là 320 µm (273-401 µm) và chiều rộng
là 310 µm (273-346 µm), giác bụng có chiều dài là 249 µm (178-310 µm) và chiều
rộng là 231µm (162-357 µm). Khoảng cách từ giác miệng đến giác bụng là 560 µm
(486-606 µm). Hầu có chiều dài là 137µm (120-168 µm) và chiều rộng là 95µm
(71-127 µm). Thực quản có chiều dài là 217 µm (134-263 µm) và chiều rộng là 63
µm (43-83 µm). Ruột và manh tràng là những đoạn ngoằn ngoè. Tinh hoàn có chiều
dài là 140 µm (118-162 µm) và chiều rộng là 218 µm (187-278 µm). Buồng trứng
có chiều dài là 124 µm (86-179 µm) và chiều rộng là 161µm (134-206 µm)

25


×