Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO mẹ và kết QUẢ THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH NONFLOXACIN tại xí NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ gạo TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.49 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN LÊ MINH PHÚ

SÁTThơ
TÌNH
TIÊU
Trung tâm Học LiệuKHẢO
ĐH Cần
@HÌNH
Tài liệu
họcCHẢY
tập và nghiên cứu
TRÊN HEO CON THEO MẸ VÀ KẾT QUẢ
THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH NONFLOXACIN
TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ GẠO -TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
TRẦN THỊ MINH CHÂU
Cần Thơ, 7/2007

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y



ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON THEO MẸ VÀ KẾT QUẢ
THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH NONFLOXACIN
TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI CHỢ GẠO – TIỀN GIANG

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày.....tháng....năm 2007

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2007

Duyệt Bộ Môn

Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Trần Thị Minh Châu
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2007
Duyệt Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM TẠ

Trung

Trải qua những năm tháng học tập tại trường và những ngày tháng thực tập luận

văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành biết ơn:
Quý thầy cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học
Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo.
Cô cố vấn học tập Lý Thị Liên Khai, Thầy Nguyễn Dương Bảo đã tận tình
hướng dẫn cho tập thể lớp thú y K28 trong suốt 5 năm qua.
Cô Trần Thị Minh Châu đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi để tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo- Tiền Giang, các anh công nhân xí
nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo- Tiền Giang, đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong những
tháng thực tập tại trại.
Cùng tất cả các bạn lớp Thú Y k28 đã cùng tôi chia sẽ niềm vui nỗi buồn trong
suốt 5 năm học tập.
Chân thành biết ơn!
Cần Thơ, tháng 7 năm 2007
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học
tập và nghiên cứu
Nguyễn Lê Minh Phú

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa…………………………………………………………………………i
Trang duyệt…………………………………………………………………… ii
Lời cảm tạ……………………………………………………………………… iii
Mục lục………………………………………………………………………… iv
Danh sách bảng………………………………………………………………… vi
Tóm lược……………………………………………………………………… vii


Trung

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………….. 2
2.1 Đặc điểm sinh lý của heo con…………………………………………..2
2.1.1 Đặc điểm về thần kinh và sự điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh…….... 2
2.1.2 Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá……………………………………… 3
2.1.2.1 Tiêu hóa ở miệng…………………………………………………. 3
2.1.2.2 Tiêu hoá ở dạ dày…………………………………………………. 3
tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2.3 Tiêu hoá ở ruột……………………………………………………. 4
2.1.2.4 Hấp thu kháng thể ở heo sơ sinh………………………………….. 4
2.2 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo con…………………………… 5
2.2.1 Nguyên nhân do truyền nhiễm……………………………………… 6
2.2.1.1 Do vi khuẩn……………………………………………………….. 6
2.2.1.1.1 E. coli…………………………………………………………… 6
2.2.1.2 Samonella………………………………………………………… 6
2.2.1.1.3 Clotridium perfringens type C………………………………….. 7
2.2.1.2 Do virus…………………………………………………………… 7
2.2.1.2.1 Viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm……………………………… 7
2.2.1.2.2 Rotavirus………………………………………………………… 8
2.2.1.3 Tiêu chảy do ký sinh trùng……………………………………….. 8
2.2.2 Nguyên nhân không truyền nhiễm…………………………………. 9
2.2.2.1 Do heo mẹ………………………………………………………… 9
2.2.2.2 Do heo con………………………………………………………… 10
2.2.2.3 Do điều kiện ngoại cảnh………………………………………….. 13
2.2.3.1 Triệu chứng……………………………………………………….. 13
2.2.3.2 Cơ chế phát bệnh………………………………………………….. 14


iv


2.2.4 Tính chất dược lý của thuốc…………………………………………
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Địa điểm………………………………………………………………
3.2 Sơ lược về tình hình trại………………………………………………
3.2.1 Lịch sử thành lập trại………………………………………………
3.2.2 Nhiệm vụ và phương hướng của trại……………………………..
3.2.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý…………………………………………..
3. 2.4 Điều kiện tự nhiên của trại……………………………………….
3.2.5 Tình hình chăn nuôi của trại………………………………………...
3.2.6 Tình hình thú y, phòng bệnh………………………………………
3.3 Nội dung và phương pháp khảo sát ………………………………….
3.3.1 Thời gian khảo sát…………………………………………………..
3.3.2 Đối tượng khảo sát………………………………………………….
3.3.3 Phương tiện khảo sát………………………………………………..
3.3.4 Phương pháp khảo sát………………………………………………
3.3.4.1 Khảo sát tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng sử dụng
vaccin Neocolipor ………………………………

14
22
22
22
22
22
24
24

27
29
29
29
29
30
30

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.3.4.2 Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho 388 heo con theo
mẹ………………………………………………………………………………… 30
3.3.4.3 Điều kiện ngoại cảnh, vệ sinh, chuồng trại ảnh hưởng đến heo
con………………………………………………………………………………….30
3.3.4.4 Dùng kháng Nonfloxacin điều trị tiêu chảy heo con theo mẹ……….31
3.3.4.6 Các chỉ tiêu khảo sát…………………………………………….. 31
3.4 Sử lý số liệu………………………………………………………….. 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4. 1 Ảnh hưởng tiêm vaccin Neocolipor cho heo mẹ và sử dụng men Vime –
6 Way cho heo con………………………………………………………………..33
4.2 Tỉ lệ tiêu chảy của heo con theo mẹ…………………………… ……..34
4.3 Kết quả điều trị……………………………………………………. ….38
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận……………………………………………………………….39
5.2 Đề nghị………………………………………………………………..39
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 40
PHỤ CHƯƠNG ……………………………………………………………… 41

v



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Dinh dưỡng cho từng loại heo……………………………................27
Bảng 3.2 Quy trình phòng bệnh bằng vaccin………………………….............29
Bảng 3.3 Phác đồ điều trị heo con tiêu chảy ………………………….............33
Bảng 4.1. Sự tăng trọng của heo con……………………………… .... ............32
Bảng 4.2. Tỉ lệ tiêu chảy của heo con theo mẹ……………………. … ………33
Bảng 4.3.Phác đồ điều trị và kết quả điều trị…………………….. ... ………...37

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


TÓM LƯỢC

Bệnh tiêu chảy heo con trong thời gian theo mẹ là bệnh khá phổ biến, có
nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, bên cạnh đó cũng có những biện pháp giảm bớt tỉ
lệ tiêu chảy heo con theo mẹ. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát tình
hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ và kết quả thử nghiệm kháng sinh
Nonfloxacin’’ tại xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo - Tiền Giang

Trung

Qua thời gian thực hiện đề tài từ 15 / 04 / 2007 đến 15 / 06 /2007 tại xí
nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo – Tiền Giang, chúng tôi nhận thấy:
40 heo nái được tiêm phòng bằng vaccin Neocolipor và 388 heo con
tập ăn bằng thức ăn A205 của công ty TNHH Mỹ Tường theo hướng dẫn của
phòng kỹ thuật, trộn thêm men Vime -6 Way với liều lượng 2 kg / tấn thức ăn. Kết

quả tỉ lệ heo con tiêu chảy là 7,49 %, tỉ lệ heo chết 3.09 %, tỉ lệ heo còi 2,06%,
trọng lượng trung bình của 388 heo con sơ sinh là 1.44 kg, trọng lượng trung bình
của 376 heo con cai sữa 23 ngày tuổi là 7.2 kg. Kết quả trên đạt được còn có yếu tố
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quan trọng là vệ sinh chăm sóc, nuôi dưõng heo nái và heo con rất tốt.
Thử nghiệm kháng sinh Nonfloxacin trị 34 heo con bị tiêu chảy nặng
với liều lượng 2ml / con, 1lần / ngày với liệu trình 4 ngày kết hợp với giảm thức ăn
cho heo con khi tiêm thuốc đến ngày thứ 4 thấy heo không khỏi bệnh, tỉ lệ khỏi
bệnh 73,53%

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi là một trong các ngành quan trọng của nước ta. Nhiệm
vụ của nó là sản xuất ra thực phẩm không chỉ cung cấp cho nội địa mà còn dùng để
xuất khẩu. Trong đó lĩnh vực chăn nuôi heo đóng một vai trò rất lớn.
Trong quá trình sản xuất, chăn nuôi gia đình cũng như các cơ sở chăn
nuôi tập trung đã gặp không ít khó khăn về vấn đề bệnh của heo con, nhất là bệnh
tiêu chảy của heo con theo mẹ trong tháng tuổi đầu tiên.
Tùy vào điều kiện và nguyên nhân gây bệnh, heo con theo mẹ có biểu
hiện trạng thái tiêu chảy nặng nhẹ khác nhau. Bệnh làm tổn thất nặng về mặt năng
suất heo con với tỉ lệ chết trung bình cao. Mỗi địa phương tỉ lệ bệnh tiêu chảy heo
con theo mẹ khác nhau vì điều kiện khí hậu, cách chăm sóc và mầm bệnh khác
nhau. Để xác định tỉ lệ tiêu chảy và dùng thuốc điều trị phù hợp ở từng trại chăn
nuôi – từng địa phương đồng thời có những biện pháp giảm được tỉ lệ bệnh.

Trung tâm Học Được

LiệusựĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phân công, hướng dẫn và giúp đỡ của quí thầy cô thuộc bộ môn
thú y, cán bộ và công nhân xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo - Tiền Giang. Chúng tôi
tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ và kết quả
thử nghiệm kháng sinh Nonfloxacin’’ tại xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo - Tiền
Giang.
Đề tài thực hiện nhằm mục đích xác định tỉ lệ tiêu chảy đối với heo con
theo mẹ và có biện pháp giảm bớt tiêu chảy heo con theo mẹ, dùng thuốc điều trị
hiệu quả trong điều kiện thực tế của trại.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trung

2.1. Đặc điểm sinh lý của heo con
2.1.1. Đặc điểm về thần kinh và sự điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh
Ở heo con sơ sinh chức năng thần kinh chưa được hoàn chỉnh, bộ máy
của heo con phát triển chậm. Vì thế, chức năng điều tiết nhiệt cũng như chức năng
điều tiết dịch phối hợp hoạt động cùng các cơ quan khác trong cơ thể heo con như:
hô hấp, tuần hoàn, bài tiết,....cũng hoàn thiện chậm nhất. Heo con rất dễ bị ảnh
hưởng bởi tác động của môi trường.
Về mặt cơ thể học, heo con có lớp mỡ dưới da không đáng kể, bộ lông
thưa thớt. Diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài lớn hơn trong cùng 1
đơn vị trọng lượng( Mount, 1962; Stanton và cộng sự, 1973)
Khi còn trong bào thai, heo con được giữ trong môi trường hoàn hảo của

cơ thể mẹ. Sau khi được sinh ra heo con hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nhiệt
độ thấp hơn ở bên ngoài so với nhiệt độ cơ thể. Sự thay đổi này làm thân nhiệt heo
con thay đổi nhanh. Heo sơ sinh trong nửa giờ đầu thân nhiệt hạ xuống 2oC- 3oC,
nếu nhiệt độ môi trường chung quanh quá lạnh thì sự phục hồi thân nhiệt chậm,
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hoặc không thể phục hồi được và heo con sẽ bị chết. Những heo con sau khi sinh có
sự liên hệ đến hypoglycemia, với nét đặc trưng là đường trong máu bị hạ thấp. Mức
độ phát triển của hiện tượng hạ đường huyết này tùy thuộc vào nhiệt độ của môi
trường. Ở 15oC con vật sẽ bị chết trong vòng 38 giờ, trong khi nhiệt độ của môi
trường là 31oC thì con vật mới có biểu hiện giảm lượng đường huyết sau 8 giờ. Do
đó, heo con sơ sinh cần được sưởi ấm ngay cả trong điều kiện nhiệt đới ( J.A.
Eusbio, 1983). Vì vậy, có một thời gian rất ngắn nhưng vô cùng quan trọng là thời
gian tiếp nhận đủ sữa đầu để đảm bảo cho sự sống của heo con, cùng với sự sưởi ấm
heo con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt và phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện
thích hợp trong chuồng, để chúng khỏi bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt đột ngột khi
mới sinh ra( Đào Trọng Đạt, 1996)
Heo con dễ mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và cơ thể làm giảm sức
đề kháng của cơ thể dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy cho heo con(
Newland và ctv, 1952)
Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết nhiệt thân nhiệt của heo con tương đối
hoàn chỉnh và thân nhiệt của heo con được ổn định( 39 – 39,5OC)

2


Trung

2.1.2. Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của heo con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu

tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con mới
sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số
men tiêu hóa được hoàn thiện dần như men pepsin tiêu hóa prôtit, men tiêu hóa bột
đường.....Cần chú ý khả năng tiêu hóa đường sacharose của heo con là rất kém
thậm chí cho heo con uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh còn
có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của heo con ( Phùng Thị Vân, 2004)
Nói chung heo con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh
dưỡng trong sữa heo mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khẩu phần nuôi
dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hóa của
heo con.
2.1.2.1. Tiêu hóa ở miệng
Sự tiêu hóa ở miệng hầu như chỉ xảy ra đối với tinh bột và được xúc tác
bởi amylase. Hoạt tính của enzym này tăng nhanh chóng sau khi sinh và đạt đỉnh
cao vào ngày tuổi thứ 14 và giảm dần theo tuổi của heo con theo mẹ đối với heo con
tách mẹ sớm nhưng đối với heo con tách mẹ trễ hoạt tính này duy trì đến hết ngày
tuổi thứ 21. Nước bọt tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,26 % vật chất khô, pH = 7,68tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8,1 tùy lượng thức ăn, lượng nước bọt khác nhau. Thức ăn có phản ứng axit yếu và
khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngưng tiết dịch. Vì vậy,
cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng ( Trương Lăng, 2003)
Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Nếu
ăn chỉ một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ của 1 tuyến, gây ức chế các
tuyến khác, heo ít thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa ăn thì cả
hai tuyến hoạt động, không gây ức chế, heo con thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp
tiêu hóa tốt thức ăn.
2.1.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày
Heo con đạt 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi
đạt 0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5
– 4 lít( Trương Lăng, 2004)
Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau đó tăng nhanh theo sự dung tích của

dạ dày.
Lượng dịch vị tăng mạnh nhất vào 3-4 tuần tuổi và sau đó giảm dần .
Trong một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra khác nhau và biến đổi theo tuổi.

3


Trung

Trước khi cai sữa ban đêm heo con tiết nhiều dịch vị hơn, lượng tiết này
ngày đêm của heo con gần như bằng nhau ở tuổi cai sữa và heo trưởng thành tiết
nhiều dịch vị vào ban ngày.
Tỉ lệ lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm là: 62 / 38 %, ở heo lớn và heo con
là: 31 / 69 %
Độ acid của dịch vị ở heo con thấp hơn nhiều so với heo lớn, do đó khả
năng diệt khuẩn và hoạt hóa pepsinogen cũng kém, cho đến 1 tháng tuổi dạ dày heo
con hầu như không tiêu hóa được prôtêin thực vật.
Acid Chlorhydric( HCl) tự do xuất hiện ở dạ dày heo con 25 – 30 ngày
tuổi và tính diệt khuẩn rõ rệt nhất ở 40-50 ngày tuổi.
2.1.2.3. Tiêu hóa ở ruột
Sự tiêu hóa ở ruột chủ yếu nhờ vào dịch tụy và dịch ruột.
Dịch tụy tính kiềm và độ kiềm này tăng theo tuổi heo con.
Trypsin được sản xuất rất sớm, ngay trong giai đoạn thai. Sau khi sinh,
hoạt tính của trypsin tăng dần đến 20 ngày tuổi và sau đó giảm dần, tuy nhiên số
lượng tiết ra thì vẫn theo số lượng dịch tụy. Heo 7 tháng tuổi sản xuất trung bình 7
lít dịch tụy mỗi ngày.
Prôtêin trong thức ăn được trypsin trong dịch tụy thủy phân thành các
tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

amino acid. Tác dụng này không phụ thuộc vào sự tiêu hóa do pepsin do dạ dày tiết
ra mà bổ sung cho sự khiếm khuyết của pepsin.
Lượng dịch ruột cũng tăng dần theo tuổi của heo con nhưng chất lượng
dịch ruột của heo con thì tương đương như heo trưởng thành. Dịch ruột heo con
chứa hầu hết các enzym như: dipeptidase, aminopeptidase, enterokinase, lipase và
amylase.
Sau tuần tuổi thứ 4 khả năng tiêu hóa tinh bột cũng như các đường đôi(
maltose, saccharose) ở heo con đã hoàn thiện. Amylose trong dịch tụy sẽ thủy phân
tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn như các dextrin, maltose rồi cuối cùng thành
các đường đơn như glucose, fructose và galactose. Các đường đơn này sẽ được trực
tiếp hấp thu vào máu và sau đó được chuyển đến các mô bào, chất béo trong thức ăn
sẽ được nhũ tương hóa với sự tham gia của dịch mật để chuyển thành dạng hòa tan
trong nước, rồi sau đó được lipase thủy phân thành glycerol, các acid béo,
monoglycerid và được hấp thu.
2.1.2.4. Hấp thu kháng thể ở heo sơ sinh
Trong sữa đầu, loại kháng thể chủ yếu là IgG( từ huyết thanh của heo mẹ
và tùy thuộc nguồn kháng nguyên mà heo mẹ gặp phải) Tuy nhiên, vi sinh vật này
gây hại trên heo sơ sinh thường hiện diện ở bề mặt màng nhày ruột, đó là nơi mà

4


Trung

IgG hiếm được thấy và không hữu hiệu. Khi ngưng sản xuất sữa đầu thì lượng IgG
trong sữa giảm nhanh chóng và rồi IgA trở thành loại kháng thể chính của sữa. Khi
loại kháng thể chủ yếu trong sữa là IgA, nghĩa là bầu vú đã tự sản xuất kháng thể vì
IgA ít bị hủy ở đường ruột, hàm lượng IgA cao trong sữa sẽ bảo vệ niêm mạc ruột
khỏi tấn công của vi sinh vật có hại. Tuy nhiên khi heo con chưa có miễn dịch chủ
động khả năng bảo vệ thú non của IgA cũng tùy thuộc loại kháng nguyên mà heo

mẹ đã tiếp xúc.
Sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 -12 giờ sau khi bú, kháng
thể có thể được phát hiện trong máu heo con vào 3 giờ sau khi sanh. Nếu heo con
bú đủ sữa và hấp thu tốt kháng thể, hiệu giá kháng thể trong máu heo con gần bằng
hiệu giá kháng thể trong máu heo mẹ ở 24 giờ sau khi sanh. Khoảng 48 giờ sau khi
sanh, ruột không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có thể giúp cho đường ruột heo
con không hấp thu những chất gây bệnh. Vài thành phần trong sữa đầu có thể tham
gia vào việc ngưng hấp thu kháng thể. Heo con không bú trong vòng 24 giờ sau khi
sanh có thể kéo dài khả năng hấp thu kháng thể, tuy nhiên vi sinh vật có hại cũng
tăng khả năng xâm nhập từ đường ruột vào máu. Sau khi sanh, việc thiết lập hệ vi
sinh vật tối hảo trong đường ruột thường là: Lactobacillus spp được đẩy mạnh nhờ
các yếu tố kháng vi sinh vật tại chỗ có trong sữa đầu. Các yếu tố này giới hạn sự
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
định vị của vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Như vậy, trong giai đoạn đầu rất
ngắn nhưng rất quan trọng sau khi sanh heo con cần bú sữa để có thể sống sót ở giai
đoạn sau.
2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo con
Tiêu chảy ở heo con theo mẹ do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tác
động của yếu tố môi trường như điều kiện thời tiết, thức ăn, nước uống.....Việc xác
định nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ vẫn còn nhiều tranh luận,
Theo Lê Hoàng Sĩ, 1997 chủ yếu tập trung vào 2 quan điểm lớn sau:
Quan điểm 1:
Tiêu chảy của heo con theo mẹ được gây ra do ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh
bao gồm các nguyên nhân sau: điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, vệ sinh
chuồng trại kém, khẩu phần heo mẹ không cân đối hoặc có sự thay đổi đột ngột....
Làm sức đề kháng của heo con bị giảm, gây khó tiêu hóa thức ăn bên trong ống tiêu
hóa dẫn đến tiêu chảy heo con.
Quan điểm 2:
Tiêu chảy heo con trong thời gian theo mẹ là do nhiễm trùng ống tiêu hóa bởi

các loại vi sinh vật bao gồm 1 số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

5


Trung

2.2.1. Nguyên nhân do truyền nhiễm
Nhiều loài vi sinh vật có khả năng gây bệnh tiêu chảy cho heo con trong
thời gian theo mẹ gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...những loài vi sinh vật này có
thể có sẵn bên trong cơ thể con vật hoặc bên ngoài môi trường khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh cho con vật.
2.2.1.1. Truyền nhiễm do vi khuẩn.
Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất đối với heo con trong thời gian
theo mẹ bao gồm một số loại như: E.coli, Salmonella, Shigella, Clostridium
perfrengen...
2.2.1.1.1. E.coli ( Escherichia coli)
Trực khuẩn E. coli này chiếm khoảng 48% trong tổng số những trường
hợp bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ( Đào Trọng Đạt, 1996)
Vi khuẩn E.coli có những đặc điểm chung sau đậy: Nhuộm màu gram âm
không tạo thành nha bào, phần lớn là di động, thường tạo Indol, kết quả dương tính
với phản ứng methynol, không phân hủy urê. Có 3 loại kháng nguyên: Kháng
nguyên O( kháng nguyên thân), kháng nguyên K( kháng nguyên bề mặt), kháng
nguyên H( kháng nguyên lông)
Hiện nay người ta đã phân lập được nhiều chủng E.coli khác nhau, các
tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chủng thường xuyên gây bệnh tiêu chảy cho heo con là: K88, K99, 987P, F41.
Các yếu tố có thể dẫn đến việc xuất hiện bệnh như: điều kiện nuôi dưỡng,

chăm sóc kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu, làm thành phần vi sinh vật
trong đường ruột heo con có sự thay đổi lớn. Trực khuẩn E.coli gây bệnh xâm
nhiễm sau đó sinh sản tự do không ngăn cản lại được. Sự gia tăng của trực khuẩn
E.coli đồng thời ức chế sự phát triển những vi sinh vật có lợi cho đường ruột làm
heo con bị tiêu chảy.
Độc tố làm tổn thương tế bào thành ruột gây bài tiết nước kéo theo các
ion: Cl , ion Na+, HCO3-, gây mất nước, ngăn cản sự hấp thu nước và các ion ruột
vào máu, tăng sự co thắt của nhu động ruột gây tiêu chảy.
2.2.1.1.2. Tiêu chảy do Samonella
Bệnh còn gọi là Phó Thương Hàn
Mầm bệnh: do vi khuẩn Samonella gây ra, thông thường chủng
Salmonella Cholera suis là chủng chính gây bệnh, tuy nhiên nhiều chủng khác như:
S. typhimurium, S. derby, S. saintpaul, S. delberg, S. typhi suis cũng tham gia gây
bệnh.
Lứa tuổi gây bệnh: heo con theo mẹ, heo sau cai sữa hoặc giai đoạn đầu
nuôi thịt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn heo vỗ béo, heo giống.

6


Trung

Thời gian ủ bệnh: 3-4 ngày
Đường truyền lây: đường tiêu hóa do heo mẹ ăn thức ăn, nước uống có
dính phân, đất có chứa vi khuẩn hoặc do vi khuẩn có sẵn trong thức ăn.
Triệu chứng:
Thể viêm ruột cấp tính: xảy ra trên heo con theo mẹ, heo con mắc bệnh thường
tiêu chảy phân vàng với nhiều nước, kèm theo triệu chứng sốt vừa( 40,6 – 41,5oC).
Sau vài ngày vi khuẩn xâm nhập vào phổi gây viêm phổi, sau 5 -6 ngày mắc bệnh
heo con suy nhược nặng, nằm liệt, có thể co giật nhẹ rồi chết. Tử số có thể 100%.

Thể nhiễm trùng máu: thường xảy ra trên heo nuôi thịt, với các dấu hiệu: sốt vừa
trong nhiều ngày, phân dạng bón có chất nhày bọc chung quanh, sau 4 – 5 ngày, vi
khuẩn tràn ngập trong máu, gây viêm phổi nặng. Giai đoạn cuối của bệnh có thể
thấy tiêu chảy, đặc biệt phân thối, có nhiều màng giả, da vùng tai tím bầm, heo suy
nhược dần rồi chết.
Thể mãn tính: thường xuất hiện trên heo lớn. Heo lười ăn, gầy ốm, sốt lên xuống,
thỉnh thoảng bị tiêu chảy. Tử số thấp.
2.2.1.1.3. Tiêu chảy do Clotridium perfringens type C ( Viêm ruột hoại tử)
Đặc điểm: Bệnh chủ yếu xảy ra trên heo con, heo con dưới 7 ngày tuổi
thường mắc bệnh ở thể quá cấp hoặc cấp tính với dấu hiệu tiêu chảy ra máu.
tâm HọcĐường
Liệu truyền
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lây: đường miệng, thường cả bầy mắc bệnh.
Thời gian nung bệnh: 24 giờ
Triệu chứng và bệnh tích:
Thể quá cấp: xuất hiện trên heo mới sinh( khoảng 2 – 4 ngày tuổi).
Heo con mệt, lười bú, tiêu chảy ra máu, chết nhanh sau 1- 2 ngày tiêu chảy, mổ
khám thấy xuất huyết rất nặng ở ruột non.
Thể cấp tính: thường xảy ra trên heo con từ 5 – 7 ngày tuổi, heo con
tiêu chảy ra máu( phân màu đen) chết sau 2- 3 ngày mắc bệnh. Ngoài sự xuất
huyết, trên ruột non còn thấy nhiều vùng bị hoại tử hoặc bị loét.
Thể bán cấp tính: Xảy ra trên heo con từ 1 tuần tuổi đến cai sữa, với
các đặc điểm: tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh, không có máu, heo con suy yếu và
chết sau 5- 7 ngày tiêu chảy. Trên ruột non có nhiều vùng bị hoại tử, không thấy có
dấu hiệu xuất huyết.
2.2.1.2. Do virus
Tiêu chảy do virus xảy ra trên heo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là heo con. Một số loài
virus như: Rotavirus, Coronavirus, Herpesvirus, Pestivirus...


7


Trung

2.2.1.2.1. Viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm( T.G.E virus)
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm là một bệnh đường ruột do virus có
đặc tính lây lan cao.
Virus gây bệnh viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm thuộc chi Coronavirus
trong họ Coronaviridae, có vỏ bọc và có nhiều hình dạng.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là: phân vàng nhiều nước, có các mảnh thức
ăn không tiêu, da hồng đỏ, gầy, mất nước, suy nhược, đi xiêu vẹo, nằm chồng lên
nhau.
Lứa tuổi mắc bệnh: tập trung từ 3 -4 ngày đến 21 ngày tuổi.
Tử số: tùy thuộc vào lứa tuổi, lứa tuổi càng nhỏ tử số càng cao.
1 – 7 ngày tuổi: tử số 100%
8 – 14 ngày tuổi: tử số 50%
15 – 21 ngày tuổi: tử số 20%
Tử số thấp đối với heo con lớn hơn 3 tuần tuổi.
Virus xâm nhiễm tự nhiên qua miệng hoặc qua mũi của heo do tiếp xúc
với phân của heo bệnh hoặc thức ăn bị nhiễm virus, sau khi vào cơ thể virus tấn
công vào nhung mao ruột non và phát triển ở đó, làm nhung mao ruột non bị phá
hủy gây tiêu chảy. Bệnh càng nghiêm trọng khi bị tác động bởi stress, lạnh, ẩm ướt
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và nhiễm kế phát.
2.2.1.2.2. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus( Viêm Ruột)
Mầm bệnh: Rotavirus.
Đặc điểm bệnh: tiêu chảy phân vàng với nhiều bọt và chất nhầy, bệnh rất

nặng trên heo con theo mẹ và nhẹ hơn trên heo con đã cai sữa.
Thời gian nung bệnh: 18 – 24 giờ
Đường truyền lây: chủ yếu qua đường tiêu hóa
Tử số: 30 – 40%
Triệu chứng: bệnh bắt đầu với các dấu hiệu heo con lười bú, lười vận
động, ói mửa vài giờ sau thấy tiêu chảy ở một vài con trong bầy. Sau đó lây lan cho
cả bầy rồi các bầy lân cận. Thời gian tiêu chảy thường kéo dài nhiều ngày( 4 – 6
ngày). Trên heo con cai sữa cũng có dấu hiệu tiêu chảy phân vàng nhưng thời gian
tiêu chảy ngắn hơn( khoảng 3 ngày). Sau đó phần lớn sẽ khỏi bệnh. Heo con gầy rất
nhanh do mất nước nặng.
2.2.1.3. Tiêu chảy do ký sinh trùng
Một số bệnh do ký sinh trùng gây ra thường gặp như: Strongyloides
ransomic( giun lươn), Isospora suis( cầu trùng), ...

8


Trung

Tiêu chảy do cầu trùng
Bệnh tập trung vào giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, tử số có thể lên đến 15 –
20 %, với các triệu chứng: tiêu chảy phân trắng, sau vài ngày chuyển sang màu
vàng.
Mầm bệnh: Do 8 chủng cầu trùng, trong đó Isospora và Crytosporidium
là 2 chủng phổ biến.
Các loại cầu trùng tấn công vào niêm mạc ruột non tạo nên sự thoái hóa,
hoặc bất dưỡng tế bào niêm mạc, hoặc tạo các vết loét phủ fibrin trên niêm mạc.
Giai đoạn tiếp theo là sự phụ nhiễm của virus hoặc vi khuẩn làm tình
trạng nhiễm trùng ruột nặng hơn, khó điều trị.
Triệu chứng:

Heo con lứa tuổi mắc bệnh từ 5 – 36 ngày tuổi.
Tiêu chảy phân trắng sau đó chuyển sang vàng
Phân hơi lỏng, giống như kem chảy.
Mùi phân rất tanh.
Heo con gầy ốm, lông xù.
Không có dấu hiệu sốt ói mửa.
Nếu bị phụ nhiễm virus hoặc vi khuẩn màu phân có thể thay đổi sang màu vàng
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đậm hoặc đỏ, tiêu chảy phân rất lỏng, không sền sệt như thể cầu trùng nguyên phát.
2.2.2. Nguyên nhân không truyền nhiễm
2.2.2.1. Do heo mẹ
Những đàn nái sinh sản nếu không được nuôi dưỡng đầy đủ, nhất là trong
thời kỳ mang thai, sẽ làm cho cơ thể của nái bị suy yếu, điều này dẫn đến quá trình
trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và bào thai bị rối loạn. Vì thế khi heo con được sinh ra
yếu và dễ bị mẫn cảm với mầm bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy của heo con( Đào
Trọng Đạt, 1995)
Do khẩu phần ăn cho heo mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm,
khoáng, vitamin nhất là vitamin A, nên sau khi sinh sữa mẹ bị thiếu chất, heo con bị
suy dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ rất dễ cảm nhiễm vi khuẩn:
Colibacilla, Salmonella...gây nên tiêu chảy( Nguyễn Xuân Bình, 2000)
Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng không đúng. Khi heo nái chữa béo quá do
cho ăn quá mức, thai quá to nên thường dẫn đến đẻ khó, phải can thiệp bằng tay.
Đây là nguyên nhân viêm nhiễm đường sinh dục dẫn đến mất sữa và tiêu chảy heo
con( Nguyễn Ngọc Phục, 2005)
Do thay đổi khẩu phần của heo mẹ đột ngột, hoặc do sữa mẹ quá nhiều,
heo con bú không sử dụng hết chất đạm, trôi xuống ruột già ở đó có nhiều vi khuẩn

9



Trung

E.coli chúng sử dụng đạm sinh sản và tiết ra độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến
tiêu chảy( Phùng Thị Vân, 2004)
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho heo con là sữa mẹ, nếu sữa mẹ kém phẩm
chất, gây nên rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy sẽ xuất hiện. Vì vậy, để bảo vệ heo con
việc nuôi dưỡng chăm sóc heo nái là 1 khâu vô cùng quan trọng. Do đó đối với heo
nái nuôi con, khẩu phần không thể thiếu dưỡng chất. Cần có sự cân bằng trong khẩu
phần. Nếu heo mẹ ăn nhiều tinh bột, nhiều béo làm sữa đặc, hàm lượng mỡ sữa cao,
heo con bú không tiêu, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Khi khẩu phần chứa
nhiều thức ăn tinh và thức ăn nhiều béo nhưng lại ít đạm làm cho hàm lượng mỡ
sữa tăng cao, heo con bú không tiêu gây rối loạn tiêu hóa.
Heo nái sinh sản trong thời gian mang thai không được chăm sóc chu
đáo, nếu thức ăn không tốt về chất lượng có thể làm heo nái hao mòn cơ thể đến
30% heo nái sẽ phát sinh hiện tượng liệt chân hoặc có trường hợp heo béo mập
nhanh mà sữa lại ít, heo con kém sinh trưởng, năng suất sinh sản kém và bị loại thải
nhanh.( Trương Lăng, 2004)
Lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất đến ngày
thứ 20 đột nhiên giảm xuống khá thấp, trong khi nhu cầu về sữa của heo con ngày
càng tăng. Đến ngày thứ 20 nếu heo mẹ thiếu dinh dưỡng, heo con càng thiếu sữa,
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thường ăn bậy, dễ sinh các bệnh về tiêu hóa, nhất là tiêu chảy( Phạm Sỹ Lăng –
Phan Địch Lăng, 1997)
Do heo mẹ không biết nuôi con hoặc heo mẹ sữa quá nhiều để heo con
bú tự do đều có ảnh hưởng đến sức khỏe heo con và dễ sinh tiêu chảy.
Heo nái thiếu Canxi trong khẩu phần nên sữa bị thiếu Canxi, từ đó sữa
khó tiêu hóa, lượng Canxi có trong sữa giúp tạo ra Hidrô Canxi Caseinat chất này
tác dụng với acid lactic để có acid canxi, lactat canxi. Vì khó kết đông để trở thành

dạng dễ bị Enzymproteolytic tác kích phân cắt nhanh acid amin( Võ Văn Ninh,
2001)
2.2.2.2. Do heo con
Trong thời kỳ phôi thai, do sự hoạt động yếu của nhau không cung cấp đủ
chất dinh dưỡng cho phôi làm cho heo con sinh ra có trọng lượng sơ sinh thấp dẫn
đến khả năng đề kháng với sự thay đổi của môi trường ngoài kém heo con dễ bị rối
loạn tiêu hóa, sinh tiêu chảy( Sổ tay về bệnh heo, 1992)
Đặc điểm sinh lý của heo con là khả năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh,
lớp lông thưa thớt và lớp mỡ dưới da xem như không đáng kể không đủ khả năng để
giữ nhiệt. Do đó, khi có sự thay đổi đột của môi trường heo con không thể đáp ứng
kịp thời làm giảm sức đề kháng và có khả năng bị tiêu chảy.

10


Trung

Không cung cấp đầy đủ sữa đầu cho heo con trong giai đoạn sơ sinh. Sữa
đầu cung cấp cho heo con nguồn kháng thể thụ động chống lại sự nhiễm các mầm
bệnh gây tiêu chảy cho heo con. Heo con bình thường bắt đầu sản xuất kháng thể
khi đạt khoảng 10 ngày tuổi, trước thời gian này heo con hoàn toàn được bảo hộ bởi
kháng thể do mẹ cung cấp( Allen và ctv, 1973)
Ở heo con có một giai đoạn không có axit Chlohydric trong dạ dày. Giai
đoạn này được coi như là một tình trạng thích ứng tự nhiên của heo con. Nhờ vậy
mới tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Trong
giai đoạn này, dịch vị không có hoạt tính phân giải prôtit, mà chỉ có hoạt tính làm
vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa Albumin và Globulin được chuyển
xuống ruột và thẩm thấu vào máu.
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số
lượng vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ

nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa(Đào Trọng Đạt và ctv, 1996)
Ở heo con chức năng sinh lý tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, khả
năng xuất hiện các men chưa đầy đủ, men Amylaza chỉ xuất hiện ở 35 – 45 ngày
tuổi, hàm lượng axit HCl còn rất thấp chỉ bằng phân nửa so với nhu cầu trưởng
thành nên khi heo con bú quá no dễ gây tiêu chảy( Đào Trọng Đạt, 1996)
tâm HọcKhông
Liệu cung
ĐH cấp
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nước đầy đủ cho heo con. Nhu cầu nước ở heo con rất
cao, trong cơ thể heo con nước chiếm tỉ lệ 80%. Đây là thành phần rất quan trọng
của dịch tiêu hóa, dịch tổ chức máu.....ngoài ra, nước còn là dung môi các phản ứng
hóa học bên trong cơ thể. Heo con tăng trưởng nhanh nên rất cần nước. Ngoài ra
nguồn sữa do heo mẹ cung cấp có hàm lượng lipid khá cao hơn 6% ( J.A.Eusebio,
1983) vì cơ thể heo con cũng đòi hỏi nhiều nước để tiêu hóa sữa. Hơn nữa trong
những ngày đầu sau khi sinh heo con bị mất nhiều nước qua da và trong quá trình
hô hấp. Như vậy, việc cung cấp nước đầy đủ cho heo con là điều hết sức cần thiết,
nó giúp cho cơ thể heo con tiêu hóa tốt thức ăn, đồng thời hạn chế việc sử dụng
nước bẩn trong chuồng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến bệnh tiêu chảy
cho heo con( Trần Cừ, 1972)
Một số nguồn dưỡng chất khoáng và vitamin khi bị thiếu cũng ảnh hưởng
đến tiêu chảy ở heo con.
Trong trường hợp thiếu Clor trong khẩu phần sẽ làm giảm sự phân tiết
Acid Chlohydric trong dạ dày, điều này có thể tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn
đường ruột phát triển, đồng thời làm giảm khả năng tiêu hóa Protid đưa đến tình
trạng rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy ở heo con( Trần Cừ, 1972)

11



Trung

Đối với sắt trong cơ thể heo con, mặc dù hiện diện với hàm lượng rất ít
nhưng nó đóng một vai trò sinh lý rất quan trọng trong việc thành lập Hemoglobin.
Khi được sinh ra cơ thể heo con chứa khoảng 50 mg chủ yếu ở gan, nhu cầu về sắt
mỗi ngày đối với heo con khoảng 7 – 15 mg trong khi đó sữa mẹ chỉ cung cấp
khoảng 1mg mỗi ngày qua sữa, do đó, phải cung cấp sắt cho heo con. Nếu thiêu sắt
heo con bị giảm tăng trọng, dễ bị bệnh bần huyết làm giảm sức đề kháng và dễ bị
nhiễm bệnh tiêu chảy( Nguyễn Hữu Nhạ, 1976)
Bên cạnh đó, đồng, coban, mangan cũng rất cần thiết cho sự hấp thu sắt,
giúp cho sự sản sinh và tái sinh Hemoglobin, vì thiếu đồng, coban, mangan dẫn đến
thiếu sắt và thiếu máu
Đối với vitamin mặc dù với số lượng rất nhỏ nhưng tác dụng của vitamin
rất lớn, vitamin thực hiện chức năng quan trọng trong cơ thể con vật, nó giúp cho cơ
thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Vitamin tham gia hầu hết các quá trình
trao đổi chất và quá trình hoạt động của cơ thể, là chất xúc tác sinh học, xúc tiến
việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng protit, glucid, lipid. Nếu thiếu 1 loại
vitamin nào đó, nó sẽ làm ngưng hoạt động enzym chứa vitamin đó làm quá trình
trao đổi bị đình trệ( Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi, 1985)
Ngoài một số vitamin do cơ thể tự tổng hợp, heo con còn nhận được
tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vitamin từ thức ăn được cung cấp. Heo con rất dễ mẫn cảm đối với chứng thiếu
vitamin và tùy vào loại vitamin thiếu heo con có biểu hiện trạng thái bệnh lý khác
nhau. Đặc biệt đối với những vùng nhiệt đới có khí hậu thường thay đổi đột ngột
trong ngày thì nhu cầu vitamin A và Bcomplex có vai trò rất quan trọng.(
J.A.Eusebio,1983)
Đối với heo con vitamin A ngoài tác dụng kích thích tăng trưởng, chống

bị mù mắt. Vitamin A còn tham gia vào quá trình bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa
chống bệnh lỵ và viêm ruột ở heo con.
Do đặc điểm sinh lý của heo con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn luôn biến
động nhất là hệ thống men tiêu hóa. Do vậy, dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa gây
tiêu chảy( Nguyễn Xuân Bình, 2000)
Heo con tăng trưởng nhanh và tốc độ tăng trưởng cao. Heo con càng lớn
nhu cầu tăng trọng càng cao nhưng khả năng tiết sữa của heo mẹ giảm. Từ tuần thứ
3 sau khi sinh lượng sữa heo mẹ bị giảm không cung cấp đủ cho nhu cầu tăng
trưởng cho heo con. Do đó cần bổ sung thức ăn cho heo con việc cung cấp thức ăn
trước giai đoạn cho sữa của heo mẹ giảm xuống sẽ tạo cho heo con có khả năng sử
dụng tốt thức ăn về sau, đồng thời thúc đẩy enzym hoạt động được tốt.

12


Trung

Nếu heo con không được bổ sung thức ăn thì sự phát triển sẽ bị chậm lại
heo con có khả năng bị suy dinh dưỡng, còi cọc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm.
Khi sử dụng thức ăn của heo mẹ heo con không thể tiêu hóa được thức ăn vì không
phù hợp với nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
2.2.2.3. Do điều kiện ngoại cảnh
Khi còn trong bào thai, heo con được giữ trong điều kiện môi trường tối
hảo của cơ thể mẹ. Sau khi được sinh ra heo con bị ảnh hưởng trực tiếp điều kiện
ngoại cảnh với những tác động bất lợi đối với heo con như: mưa tạt, gió lùa, ẩm ướt,
nhiệt độ biến động đột ngột, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém...trong khi khả năng
chống bệnh heo con thấp, dẫn đến sự xâm nhập dễ dàng của mầm bệnh và gây bệnh
cho heo con.
Chế độ nuôi dưỡng không phù hợp: chế độ nuôi dưỡng heo mẹ và heo
con cũng đóng 1 vai trò quan trọng . Nếu khẩu phần cung cấp cho heo mẹ trong thời

gian nuôi con bị thiếu các yếu tố cần thiết cung cấp cho heo con thông qua sữa hoặc
cung cấp cho heo con khẩu phần không phù hợp với nhu cầu cũng gây rối loạn tiêu
hóa dẫn đến tiêu chảy đối với heo con.
2.2.3.1. Triệu chứng
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân khi độ ẩm môi
tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trường cao. Bệnh thường gặp ở heo con 10 - 21 ngày tuổi. Chỉ có vài con bị bệnh,
nhưng cũng có khi xảy ra ở cả đàn. Có khi điều trị khỏi lại bị tái nhiễm. Đặc biệt,
heo con có thể bị bệnh trong vòng 12 giờ sau khi sinh và có thể gây chết toàn đàn
do nhiễm trùng huyết cấp tính trong vòng 48 giờ( Đào Trọng Đạt, 1996).
Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5 – 41oC, nhưng chỉ sau 1
ngày là xuống ngay( Phạm Sỹ Lăng – Phan Địch Lân, 1997).
Heo con theo mẹ bỏ bú, gầy , niêm mạc mắt, mũi, mồm nhợt nhạt, chứng
tỏ heo con thiếu máu rõ rệt.
Ngoài ra có thể có những triệu chứng thần kinh như: co giật từng cơn,
cảm giác ở da bị mất.
Tiêu chảy phân có thể sệt hoặc lỏng, màu sắc phân thay đổi: vàng, trắng,
trắng xám, xám nâu hoặc đen. Phân có thể có bọt, máu, nhờn hoặc có lẫn những hạt
sữa chưa tiêu. Tùy theo tính chất, mức độ bệnh, thời điểm bệnh và còn tùy thuộc
vào nguyên nhân gây bệnh.
Mất nước và suy nhược: heo con bị bệnh thường yếu ớt, chậm chạp, trọng
lượng giảm, da khô, nhăn nhúm, lông dựng. Trường hợp mất nước nghiêm trọng da
ở mõm, bụng và ngón chân có màu xanh tím.

13


Trung


Ngoài các triệu chứng chủ yếu kể trên trong 1 số trường hợp ta còn thấy
heo bệnh có biểu hiện ói, chất ói thường có màu trắng do chứa các cục sữa chưa
tiêu, thở nhanh, yếu và có thể sốt( Nguyễn Dương Bảo, 2005)
2.2.3.2. Cơ chế phát bệnh
Tùy thuộc vào loại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh, chúng sẽ
tạo ra các biểu hiện ở heo con khác nhau. Trong quá trình gây tiêu chảy, trước tiên ở
dạ dày giảm tiết dịch vị và acid Chlohydric từ đó làm giảm khả năng ức chế cũng
như khả năng diệt khuẩn của dạ dày. Trong khi đó, độ kiềm trong đường tiêu hóa
tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây thối rửa phát triển.
Khi nồng độ acid giảm trong dạ dày, khả năng tiêu hóa protid của enzym
pepsin bị giảm, protit sẽ đọng lại trong cơ quan tiêu hóa và bị phân giải thành những
sản phẩm trung gian như: indol, cresol, bresel.... đồng thời làm đình trệ tiêu hóa các
loại thức ăn khác. Thức ăn bên trong đường ruột bị phân giải tạo thành các acid hữu
cơ như: acid lactic, acid butyric...Ngoài ra, trong quá trình phân giải còn cho ra
nhiều loại khí như: H2S, CH4, H2...những sản phẩm này kích thích lên niêm mạc
ruột làm cho nhu động ruột tăng lên và heo con bị tiêu chảy.
Tùy vào mức độ nhiễm và loại mầm bệnh mà heo con có những biểu hiện
trạng thái bệnh khác nhau. Trường hợp nhiễm nhẹ, heo con sẽ phục hồi sau đó trong
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
một thời gian ngắn và không biểu lộ rõ về những thương tổn cũng như tốc độ tăng
trọng.
Trong trường hợp heo bị nhiễm ở mức độ nặng, bệnh có khả năng gây
chết heo con trong thời gian dài với các biểu hiện suy nhược. Cơ thể bị mất nước
không chỉ ở các tổ chức, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các men tiêu hóa
trong đường ruột. Trong lúc đó, các chất độc trong quá trình phân giải cùng với tốc
độ của vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn sẽ ngấm vào trong máu, sự phát triển của vi sinh
vật bất lợi mỗi lúc 1 gia tăng càng làm cho bệnh trầm trọng hơn gây chết heo con.
2.2.4. Tính chất dược lý của thuốc

`1. CLAMOXYL L.A
Tóm tắt về sản phẩm
- Tác dụng kéo dài – có hiệu quả lâm sàng đến 48 giờ.
- Diệt khuẩn nhanh chóng – giảm thời gian điều trị.
- Phổ tác dụng rộng – hiệu quả trong rất nhiều điều kiện.
- Thâm nhập rất hữu hiệu – hàm lượng clamoxyl cao ở vùng viêm
nhiễm cho khả năng điều trị thành công cao hơn.
Mô tả

14


Trung

Thuốc tiêm clamoxyl L.A có dạng huyền phù màu trắng đục chứa 150 mg
/ ml Amoxicillin trong Amoxicillin trihydrate , công thức làm cho hoạt động kháng
sinh có hiệu quả trong 48 giờ.
Công dụng
Clamoxyl L.A là penicillin bán tổng hợp phổ rộng có tác dụng diệt
khuẩn, trong điều kiện phòng thí nghiệm chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram – và
Gram + bao gồm:
Gram-: Actinobacillus lignieresi, Actinobacillus equli, Actino bacillus
pleuropneumoniae, Bordetella bronchiseptica, Escherichia coli, Fusiformis spp,
Haemophilus spp, Moraxela spp, Pasteurella spp, Proteus mirabilis, Samonella
spp,...
Gram +: Actinomyces bovis, bacillus anthracis, Clostridium spp, Corynebac
terium spp, Eresipelothrix, Streptococci, Staphylococci, ( các dòng nhạy cảm
penicillin)
Tốc độ tác dụng của kháng sinh có giá trị cao khi con vật đang trong tình trạng nguy
cấp.

Chỉ định
Để kiểm soát được các bệnh lây nhiễm gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm ở
tâm
Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
heo, trâu, bò, chó và mèo tiêm 1 lần có tác dụng kéo dài. Nó còn được sử dụng kiểm
soát nhiễm khuẩn kế phát trong những trường hợp mà vi khuẩn không phải là
nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh.
Các chỉ định riêng của Clamoxyl L.A là:
1. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bao gồm viêm ruột
2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm viêm phổi ở bò
3. Nhiễm khuẩn đường niệu sinh dục bao gồm viêm bàng quang và viêm
tử cung.
4. Viêm nhiễm da và mô mềm bao gồm các vết thương, áp xe, nhiễm
trùng chân, viêm khớp và viêm rốn.
5. Phòng ngừa các viêm nhiễm hậu phẩu bằng cách tiêm trước giải phẩu.
Hướng dẫn sử dụng
Lắc kỹ trước khi sử dụng để trộn đều thành phần hoạt động. Tiêm dưới da
hay tiêm bắp, sau đó xoa đều chỗ tiêm. Nếu lượng thuốc tiêm nhiều hơn 20ml, phải
chia làm 2 lần và tiêm 2 chỗ khác nhau. Nhũ dịch không thích hợp cho tiêm tĩnh
mạch.
Sử dụng ống tiêm khô khi rút thuốc để tiêm, tránh không cho phần thuốc
còn lại trong lọ lẫn với 1 lượng nước nhỏ vào.

15


Trung

Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo là: 15mg/kgP hay 1ml cho 1kg thể trọng. Nếu cần
có thể lặp lại sau 48 giờ.
Thận trọng
Sữa từ súc vật có tiêm thuốc không được cho người sử dụng trong vòng
96 giờ sau lần tiêm sau cùng, không giết mổ thú có tiêm thuốc để tiêu thụ cho người
trong vòng 25 ngày sau lần tiêm sau cùng.
Những thông tin khác
Những đặc điểm sau của Amoxicillin được dặc biệt đề cập đến:
1. Sau khi vào bên trong cơ thể, Amoxicillin phát tán rộng vào các bộ
phận trong cơ thể, đặc biệt có nồng độ cao trong thận, nước tiểu gan và mật.
2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Amoxicillin đi qua màng phổi viêm vào trong dịch nhày. Khi bệnh và phản ứng
sưng viêm thuyên giảm, lượng amoxicillin được lưu giữ lại trong dịch nhày ngăn
cản bệnh tái phát.
3. Tác dụng diệt khuẩn nhanh.
Sản phẩm của Pfizer animal health. Supplied in the ukby Pfizer limited.
2. BIO – FER + B12
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dung dịch tiêm vô trùng
Thành phần: trong 1ml chứa:
Iron.......100mg
B12.......100mcg
Công dụng:
Phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu ở heo con theo mẹ, bệnh thiếu
máu do nhiễm trùng và ký sinh trùng hoặc do mất máu quá nhiều
Liều lượng và cách dùng
Heo con:
Phòng bệnh: 1 ml / con vào ngỳa tuổi thứ 3 và 1 ml vào ngày thứ 10
Trị: 2 ml / con khi triệu chứng thiếu máu xuất hiện

Đường cấp: tiêm sâu vào bắp thịt
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
3. BIO – ANFLOX 100
Dung dịch tiêm vô trùng
Đặc trị Mycoplasma, E. coli
Thành phần:
Trong 1ml chứa:

16


Trung

Nonfloxacin 100 mg
Công dụng: đặc trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Gram -, Gram + và
Mycoplasma ở gia súc, gia cầm, tiêu chẩy viêm ruột, thương hàn, tụ huyết trùng,
viêm vú, viêm tử cung, viêm phổi, CRD, viêm xoang mũi, viêm khớp.
Liều lượng và cách dùng:
Gia cầm, heo con, chó, mèo: 1 ml / 10 – 15 kg thể trọng
Gia súc lớn: 1 ml / 20 kg thể trọng
Đường cấp: tiêm bắp thịt, ngày 1 lần trong 3 – 4 ngày
Lưu ý: ngưng dùng thuốc 15 ngày trước khi giết mổ thịt.
Bảo quản: nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tính chất: Norfloxacin là một loại kháng sinh tổng hợp mới thuộc nhóm
Quinolon. Norfloxacin có cấu trúc hoá học là 1- Etyl-6 fluoro – 1,4- dihidro – 4 oxo
– 7 ( 1- piperazinyl) – 3 quinolin cacboxylic axit. Có tên khác: Noracin, Norocin,
Floxacin, Uroxacin. Có công thức: C16H18FN3O3.
Norfloxacin là một sản phẩm chuyển hoá của axit nalidixic, được khám phá
từ năm 1963. Bột kết tinh màu vàng nhạt. Tan ít trong nước, hút ẩm, là kháng sinh
tổng hợp thuộc nhóm fluroquinolon thế hệ thứ 3 của quinolon. Chuyển hoá thải trừ

qua thận 50 – 60 %. Thấm tốt qua nước tiểu, ống mật, tử cung, cơ thận.
tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tác dụng
Norfloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tách đôi chuỗi xoắn kép
AND của vi khuẩn để nhân lên bằng cách phong bế men AND – polymeraza làm
cho vi khuẩn không sinh sản được.
Nó tác dụng mạnh lên các vi khuẩn Gram âm và Gram dương và các
Mycoplasma. Đặc biệt nhạy cảm đối với E. coli, Salmonella, Shigella,
Staphylococcus, Pasteurella.
4. BAYCOX 5%
Thành phần: 100 ml chứa
Toltrazuril 5 g
Tá dược vừa đủ 100 ml
Công dụng
Phòng và trị bệnh cầu trùng gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ và bê,
nghé
Liều lượng và cách dùng
Heo: cho uống 1 lần duy nhất với liều 0,4 ml / con vào lúc 3 – 5 ngày
tuổi.

17


Trung

Bê, nghé: cho uống 1 lần với liều 3 ml / 10 kg thể trọng vào lúc 5 tuần
tuổi và hay trước khi bắt đầu ăn cỏ.
Lưu ý: Ngưng sử dụng sản phẩm 70 ngày ( heo), 63 ngày ( bê, nghé) trước khi giết
thịt.

5. BIO – SULTRIM 48%
Hỗn dịch thuốc uống
Thành phần: Trong 1 ml chứa:
Sulfadiazine ............ 400 mg
Trimethoprim ............80 mg
Công dụng: Heo, trâu bò: trị bệnh tiêu phân trắng, thương hàn, viêm ruột
tiêu chảy, viêm vú, viêm tử cung, viêm phổi, các trường hợp nhiễm trùng khác.
Liều lượng và cách dùng
Heo, trâu, bò
Phòng bệnh: 1 ml / 20 kg thể trọng, trong 3 ngày
Trị bệnh: 1 ml/ 10 kg thể trọng, trong 3- 4 ngày
Thụt rửa tử cung:
Heo: 5 ml / lần
Ngày 2 lần trong 2 -3 ngày liên tục
tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Lưu ý: lắc kỹ trước khi dùng
Ngưng sử dụng thuốc 5 ngày trước khi giết mổ.
Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Trimethoprim
Đây là loại hóa dược phẩm kháng khuẩn khi tác động đến vi khuẩn nó
trực tiếp phá vỡ cấu trúc hình thành nên vi khuẩn bằng cách tác động vào folic, đây
là acid amin tham gia vào tổng hợp nên nhân di truyền AND và ARN của vi
khuẩn.Do đó vi khuẩn không tổng hợp được protid nên bị tiêu diệt. Trimethoprime
có thể được cấp qua đường uống hay đường chích. Nó có thời gian bán hủy ngắn và
bài thải nhanh. Tốc độ bài thải chệm hơn ở gia súc sơ sinh, thuốc bài thải nhanh qua
đường tiểu ( Nguyễn Xuân Bình, 1992)
6. VIME – 6 – WAY
Đặc trị tiêu chảy heo con
Công thức – trong 1 kg chứa:

Protease ................................................. 500000 Units
Amylase .................................................3750000 Units
Cellulase ................................................200000 Units
Lipase ....................................................150 000 Units

18


×