TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRỊNH MINH LUÂN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY Ở HEO
CON GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ SO SÁNH
HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
TẠI KHU CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THÀNH
ĐỘI CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú Y
Cần Thơ, 2014
i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú Y
Tên đề tài:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY Ở HEO
CON GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ SO SÁNH
HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TẠI KHU CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THÀNH
ĐỘI CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM HOÀNG DŨNG
Cần Thơ, 2014
Sinh viên thực hiện:
TRỊNH MINH LUÂN
MSSV: 3103035
Lớp: Thú Y K36
ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÖ Y
Đề tài: “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con giai đoạn theo mẹ và so
sánh hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại khu chăn nuôi tập trung thành
đội Cần Thơ” do sinh viên Trịnh Minh Luân thực hiện tại khu chăn nuôi tập trung
thành đội Cần Thơ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và phòng Thí Nghiệm
Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ môn Thú y - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng -
Trƣờng Đại học Cần Thơ từ tháng 7 năm 2014 đến hết tháng 10 năm 2014.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014.
Duyệt Bộ Môn
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014.
Duyệt Giáo viên hƣớng dẫn
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014.
Duyệt Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
Phạm Hoàng Dũng
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, hình
ảnh và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì công trình luận văn nào trƣớc đây. Tôi xin đảm bảo rằng các thông tin,
trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Cần thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trịnh Minh Luân
iv
LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn cha, mẹ!
Ơn cha, mẹ đã hy sinh cả đời mình để dạy bảo, nuôi con khôn lớn và cho con
đƣợc cắp sách đến trƣờng. Anh chị và những ngƣời thân trong gia đình đã chăm lo,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm tạ!
Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, bộ môn Thú Y đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Quý thầy cô bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trƣờng Đại Học Cần Thơ đã ân cần và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thầy Phạm Hoàng Dũng và thầy Trần Ngọc Bích đã tận tình hƣớng dẫn,
truyền đạt những kiến thức quý báo và hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập
để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn!
Cán bộ thú y tại khu chăn nuôi tập trung thành đội Cần Thơ huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian
thực tập.
Thầy Lê Hoàng Sĩ cùng tập thể lớp Thú Y K36, tất cả những ngƣời thân,
những ngƣời bạn đã động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể thầy cô giáo trong khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ, anh chị cùng gia đình bạn bè sức khỏe và
hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Trịnh Minh Luân
v
MỤC LỤC
Đề mục Trang
TRANG TỰA i
TRANG DUYỆT ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM TẠ iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC HÌNH ix
TÓM LƢỢC x
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Vài Nét Về Tình Hình Nghiên Cứu Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Heo Con
Trong Và Ngoài Nƣớc 2
2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 2
2.1.2 Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam 3
2.2 Đặc Điểm Sinh Lý Của Heo Con 4
2.2.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt 4
2.2.2 Đặc điểm về sự phát triển cơ quan tiêu hóa heo con 5
2.2.3 Hệ miễn dịch ở heo con 8
2.3. Hội Chứng Tiêu Chảy Trên Heo Con 9
2.3.1 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo con giai đoạn theo mẹ 9
2.3.2 Cơ chế sinh bệnh 16
2.3.3 Triệu chứng và bệnh tích 16
2.3.4 Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy 18
2.3.5 Biện pháp phòng trị tiêu chảy 19
CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 22
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm 22
3.2 Sơ Lƣợc Về Tình Hình Trại 22
vi
3.2.1 Đặc điểm của trại 22
3.2.2 Cơ sở vật chất và điều kiện tự nhiên 22
3.2.3 Tình hình chăn nuôi của trại 23
3.2.4 Tình hình kỹ thuật 24
3.3 Nội Dung Và Phƣơng Pháp Tiến Hành Thí Nghiệm 28
3.3.1 Đối tượng khảo sát 28
3.3.2 Phương tiện khảo sát 29
3.3.3 Phương pháp tiến hành 29
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Kết quả khảo sát thu thập triêu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy heo con
giai đoạn theo mẹ. 33
4.2 Kết Quả Điều Tra Tình Hình Tiêu Chảy Của Heo Con Giai Đoạn Theo
Mẹ 35
4.2.1 Kết quả điều tra tỷ lệ tiêu chảy ở heo con tại trại quân đội 35
4.2.2 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo con theo độ tuổi 37
4.2.3 Kết quả điều tra tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo lứa đẻ 39
4.3 Kết Quả Khảo Sát Một Số Phát Đồ Điều Trị Tiêu Chảy Trên Heo Con
Giai Đoạn Theo Mẹ 40
4.3.1 Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy trên heo con 43
4.3.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ heo chết và tái phát tiêu chảy sau điều trị trên
heo con 42
4.3.3 Kết quả theo dõi tỷ lệ tăng trưởng trên heo con sau điều trị 44
4.3.4 Sơ bộ hạch toán chi phí điều trị 46
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1 Kết Luận 47
5.2 Đề Nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 52
vii
DANH MỤC BẢNG
Đề mục Trang
Bảng 2.1: Lƣợng dịch vị tiết ra thay đổi theo ngày và đêm 6
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn 23
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng heo con 27
Bảng 3.3: Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm điều trị 31
Bảng 4.1: Một số triệu chứng lâm sàng và tần suất xuất hiện bệnh tiêu chảy ở heo
con theo mẹ 33
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tỷ lệ tiêu chảy ở heo con 35
Bảng 4.3: Kết quả điều tra tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo lứa đẻ 37
Bảng 4.4: Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở heo con theo độ tuổi 39
Bảng 4.5: Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy trên heo con giai đoạn
sơ sinh đến 21 ngày tuổi 41
Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ heo chết, tái phát tiêu chảy sau điều trị 43
Bảng 4.7: Trọng lƣợng trung bình của heo con qua các giai đoạn 44
Bảng 4.8: Tỷ lệ heo còi 45
Bảng 4.9: Chi phí điều trị 46
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tiêu chảy của heo con giai đoạn theo mẹ 36
Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo lứa đẻ 38
Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo độ tuổi 39
Biểu đồ 4: So sánh hiệu quả sử dụng một số phác đồ điều trị 41
Biểu đồ 5: So sánh tỷ lệ heo chết và tái phát sau điều trị 43
Biểu đồ 6: So sánh trọng lƣợng trung bình của heo con 44
Biểu đồ 7: So sánh tỷ lệ heo còi của các nghiệm thức điều trị 45
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Tổng quan bên ngoài trại 22
Hình 3.2: Khu nuôi heo thịt 23
Hình 3.3: Khu nuôi nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa 23
Hình 3.4: Hệ thống bồn trữ nƣớc 24
Hình 3.5: Bồn nƣớc uống cho heo con 24
Hình 3.6: Hệ thống chuồng ép 25
Hình 3.7: Ô nái đẻ 25
Hình 3.8: Chuồng sàn nuôi heo sau cai sữa 27
Hình 3.9: Chuồng nền xi măng nuôi heo thịt 27
Hình 3.10: Hantox 200 28
Hình 3.11: Phun thuốc sát trùng 28
Hình 3.12, 3.13: Heo con giai đoạn theo mẹ 29
Hình 4.1: Dạng phân sệt, màu vàng 34
Hình 4.2: Dạng phân lỏng, màu vàng 34
Hình 4.3: Dạng phân sệt, màu trắng 34
Hình 4.4: Dạng phân lỏng, màu trắng xám 34
Hình 4.5: Heo con tiêu chảy lông xù, phân dính bết hậu môn 35
Hình 4.6: Heo con gầy, di chuyển chậm chạp 35
Hình 5.1: Thuốc Coli-norgent (50gr) 54
Hình 5.2: Thuốc Terramycin 500 (100gr) 55
Hình 5.3: Thuốc Spectin (200ml) 56
Hình 5.4: Vime C-Electrolyte (100gr) 57
x
TÓM LƢỢC
Qua thời gian chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo
con giai đoạn theo mẹ và so sánh hiệu quả một số biện pháp phòng trị tại khu
chăn nuôi tập trung thành đội Cần Thơ” từ tháng 07/2014 đến hết tháng 10/2014,
chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát thu thập các triệu chứng lâm sàn phổ biến và quan trọng:
Trạng thái phân thường sệt hoặc hơi lỏng, màu sắc phân thay đổi từ vàng,
trắng, trắng xám và phụ thuộc vào thành phầ, màu sắc thức ăn. Cơ thể heo bệnh đa
số gầy yếu, lông xù.
Kết quả khảo sát tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên 20 đàn heo với tổng số 207 heo con:
Tỷ lệ tiêu chảy ở heo con giai đoạn theo mẹ chiếm 56,52% tổng số heo con
khảo sát. Những nái có lứa đẻ thứ nhất có tỷ lệ đàn và số heo con mắc bệnh tiêu
chảy cao nhất lần lượt là 100% và 78,95%. Heo con ở tuần tuổi thứ 2 thường mắc
bệnh tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất 47,86% trong tổng số heo bị bệnh ở giai đoạn theo
mẹ.
Kết quả thu được ở thí nghiệm điều trị:
Qua khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy ở heo con của 3 loại thuốc
tương ứng với 3 nghiệm thức thì Coli – norgent là loại thuốc điều trị có hiệu quả
nhất, tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất là 100% heo con khỏi bệnh sau 4 ngày điều trị với
thời gian điều trị trung bình thấp nhất 1,67 ngày và tỷ lệ heo chết, tái phát, còi sau
điều trị thấp nhất.
1
CHƢƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo là nghề truyền thống ở nƣớc ta nhƣng để chăn nuôi heo phát
triển tốt hơn theo hƣớng gắn với thị trƣờng, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ
môi trƣờng nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực
phẩm, các địa phƣơng đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế
và khả năng cạnh tranh. Đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tƣ
chăn nuôi theo hƣớng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi
truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp.
Cùng với việc chăn nuôi đƣợc mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hƣởng
không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho
các cơ sở chăn nuôi heo sinh sản là bệnh tiêu chảy trên heo con ở giai đoạn sơ sinh
đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nƣớc đang phát triển
nhƣ Việt Nam bệnh xảy ra hầu nhƣ quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi
đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng không đảm
bảo vệ sinh, heo bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố stress, heo con sinh ra không đƣợc bú
sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lƣợng dinh dƣỡng.
Khi heo con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh
hƣởng đến giống cũng nhƣ khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh
tế. Do đó, phòng tiêu chảy cho heo con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi heo
sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lƣợng tốt.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc về hội chứng tiêu chảy ở heo
con và đƣa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế
những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở heo con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của
cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể
gia súc non… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
Vì thế các giải pháp đƣa ra chƣa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Hội chứng
tiêu chảy ở heo con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở
chăn nuôi heo.
Xuất phát từ những thực tế trên, đƣợc sự phân công, hƣớng dẫn và giúp đỡ của
quý thầy cô thuộc bộ môn Thú Y Trƣờng Đại Học Cần Thơ chúng tôi thực hiện đề
tài “Khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con giai đoạn theo mẹ và so sánh hiệu
quả một số biện pháp phòng trị tại khu chăn nuôi tập trung thành đội Cần
Thơ” tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Mục đích
- Để xác định đƣợc tỷ lệ tiêu chảy heo con giai đoạn theo mẹ tại trại.
- Đề ra biện pháp phòng và điều trị hợp lý.
2
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lƣợt về tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở heo con trong
và ngoài nƣớc
2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh tiêu chảy
heo con.
Bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ có nhiều nguyên nhân gây ra, nhƣng nguyên
nhân chủ yếu là do vi khuẩn sinh độc tố đƣờng ruột Enterotoxinogenic Escherichia
coli (ETEC) gây nên là một trong những nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất
(Gyles, 1986).
Theo Purvis G. M. và cộng sự (1985) cho rằng phƣơng thức cho ăn không phù
hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở heo.
Niconxki V. V. (1986) đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài
sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lƣợng bạch cầu và tác dụng thực bào,
giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”.
Năm 1972, Mouwen đã kết luận niêm mạc ruột non của heo có sự biến đổi lớn
trong trƣờng hợp heo con tiêu chảy do Rotavirus.
Năm 1992, Fairbrother J. M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do E. coli
sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho heo
sơ sinh từ 1-4 ngày tuổi.
Akita và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng
đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa tiêu chảy ở heo con.
Theo nghiên cứu của Vũ Khắc Hùng và M. Pilipcinec (2003) ở Cộng hòa
Slovakia thì trong 220 mẫu phân heo con bị tiêu chảy dƣơng tính với E. coli có 83
mẫu mang kháng nguyên bám dính F4, chiếm 37,7%; 7 mẫu mang tổ hợp F5 và
F41; 6 mẫu mang kháng nguyên F6: 19 mẫu mang kháng nguyên F18 và 1 mẫu
mang kháng nguyên bám dính F17.
Kim et al. (2010) đã nghiên cứu 122 mẫu phân heo tiêu chảy từ 55 trang trại ở
Hàn Quốc cho thấy có đến 114 mẫu E. coli thuộc nhóm ETEC, chứa gene K88,
K99, K987P, LT, STa và STb. Kết quả khẳng định E. coli ETEC liên quan chặt chẽ
đến tiêu chảy ở heo con.
Theo Xuefeng Qi et al. (2012), khi nghiên cứu tình hình tiêu chảy trên heo con
ở phía Tây Trung Quốc cho thấy có 146/208 mẫu dƣơng tính với ít nhất 1 chủng vi
khuẩn E. coli gây bệnh, trong đó 88/146 mẫu (60,27%) dƣơng tính với K99 (76 mẫu
trên heo từ 1-3 tuần tuổi và 12 mẫu trên heo con từ 3-7 tuần tuổi); 0,69% F41;
14,38% F18; 9,59% K88; 8,22% K88+K987P; 5,48% 987P; 1,37% K88+F18.
3
Theo Fairbrother (1992), kháng sinh đồ đối với chủng E. coli gây bệnh tiêu
chảy cho heo con có sự nhạy cảm khá tốt với neomycine, ciprofloxacin, colistine,
gentamycin, norfloxacin.
2.1.2 Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam
Bệnh tiêu chảy heo con ở nƣớc ta đã đƣợc nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ
sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trƣờng quốc doanh).
Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất đối với heo con trong thời gian theo
mẹ bao gồm một số loại nhƣ: E. coli, Salmonella, Shigella, Clostridium perfringen.
Trong đó, đáng kể nhất là trực khuẩn E. coli, loại vi khuẩn chiếm khoảng 48% trong
tổng số trƣờng hợp bệnh tiêu chảy của heo con giai đoạn theo mẹ (Đào Trọng Đạt,
1996).
Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các
chủng E. coli gây bệnh, chọn chủng E. coli để chế tạo vaccine chết dƣới dạng cho
uống. Vaccine dùng cho heo con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1 ml/con, liên tục trong
3-5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy heo con từ 30-35% so với đối
chứng.
Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh tiêu chảy heo con là một
hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng
viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli,
ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thƣờng phát
mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay
đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mƣa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc
bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30-45%.
Lý Thị Liên Khai (2001) đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng
E. coli gây bệnh tiêu chảy cho heo con. Tác giả cho rằng các chủng K88 sinh độc tố
ruột kém chịu nhiệt LT (heat – labile enterotoxin) và độc tố chịu nhiệt ST (heat –
stable enterotoxin), K99 và K987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rất
độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho heo con đang bú mẹ, phổ
biến ở 1 đến 2 tuần tuổi.
Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) công bố heo con theo mẹ đều phân
lập đƣợc E. coli và Clostridium perfringens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong
đó sự có mặt của E. coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí
Cl. perfingens chỉ đƣợc phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử
dụng các sinh phẩm E. coli - sữa, Cl. perfringens - toxoit trong quy trình phòng
bệnh tiêu chảy cho heo con, kết quả thu đƣợc bƣớc đầu cho thấy tác dụng và hiệu
quả khá rõ rệt: đã giảm đƣợc số heo con bị mắc bệnh (28,12% so với 55,5%), số
ngày điều trị cho mỗi heo bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và
khống chế đƣợc tỷ lệ heo con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài
ra, các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lƣợng bình quân lúc cai
sữa của heo con đƣợc nâng lên so với đối chứng.
4
Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin hoặc Apramycin phối hợp với
Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở heo con (dùng riêng khỏi
80%, dùng phối hợp khỏi 98%). Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể
thiếu đƣợc việc bổ sung các chất điện giải cho heo bệnh vì nó nâng cao hiệu quả
điều trị, rút ngắn thời gian điều trị.
Theo tác giả Đinh Xuân Phát và cộng sự (2005), việc dùng kháng thể chiết
tách từ lỏng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao sau khi chế tạo thành
công kháng thể E. coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã đƣợc miễn dịch các chủng
K88, K99, và K987P.
Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi
sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh
của đàn heo. Trong đó E. coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcus
spp từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%, giảm xuống khi
cơ sở chăn nuôi đƣợc cải tạo chuồng trại và nguồn nƣớc cấp.
Nguyễn Tuyên Quang (2007) nghiên cứu xác định các yếu tố gây bệnh của
E. coli với tiêu chảy ở heo con, cho thấy, chủng E. coli ETEC phân lập đƣợc có tỷ
lệ khác nhau về năm tổ hợp yếu tố gây bệnh là LT+STa+K88+Hly+ (52,2%),
LT+STa+STb+ K88+Hly- (11,1%), STa+K99+ (17,2%), STa+STb+ (3,3%) và STb
(15,7%).
Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Tự và cộng sự (2010) cho thấy số lƣợng và tỷ lệ
các chủng Salmonella có các yếu tố gây bệnh và độc lực mạnh phân lập đƣợc từ heo
bị tiêu chảy cao hơn rất nhiều so với ở heo không bị tiêu chảy.
Phan Thị Hồng Gấm (2012) và Lê Thị Bích Hạnh (2012), khi khảo sát bệnh
tiêu chảy trên heo con giai đoạn theo mẹ tại trại chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam tỉnh
Bến Tre và trại chăn nuôi huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ bệnh lần lƣợt là
37,83% và 31,15%.
Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), khảo sát ổ dịch tiêu chảy cấp trên
heo con theo mẹ tại một số tỉnh phía Nam kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết
cao tƣơng ứng là 93,94% và 81,67%.
2.2 Đặc điểm sinh lý của heo con
2.2.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Cơ thể heo con phát triển chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, tính
thống nhất của cơ thể với ngoại cảnh nhờ vai trò của hệ thần kinh (Trƣơng Lăng
2003).
Tuy nhiên ở heo con lúc mới sinh các cơ quan đều chƣa thành thục về chức
năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Do đó heo con phản ứng rất chậm chạp đối với yếu tố
ngoại cảnh tác động lên chúng. Do chúng chƣa thành thục nên cơ quan tiêu hóa
cũng dễ bị rối loạn hoạt động và rất dễ bị bệnh (Đào Trọng Đạt, 1996).
5
Hệ thần kinh điều khiển sự cân bằng thân nhiệt của heo con chƣa phát triển
đầy đủ, mô dƣới da chƣa phát triển và glycogen trong cơ thể còn thấp, da mỏng
lông thƣa nên chống lạnh kém, dễ nhiễm lạnh và rối loạn hoạt động của cơ quan
trong đó có cơ quan tiêu hóa (Lê Hồng Mận, 2002).
Theo Phùng Thị Văn (2004) cho rằng: heo con dƣới 3 tuần tuổi, có khả năng
điều nhiệt chƣa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt heo con chƣa ổn định, nghĩa là sự sinh
nhiệt và thải nhiệt chƣa cân bằng.
Trên cơ thể heo con, phần thân có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở
phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị
mất nhiệt nhiều nhất.
Lúc còn ở trong bụng mẹ, sự trao đổi nhiệt của bào thai đƣợc xác định do thân
nhiệt của heo mẹ. Sau khi sinh cơ thể của heo con chƣa có thể bù đắp đƣợc lƣợng
nhiệt mất đi do ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài.Vì vậy, hầu nhƣ tất cả heo con
sau khi sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên cho nên cần thiết
phải điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho heo con: thích hợp nhất là 32-34
0
C trong
tuần đầu và 29-30
0
C ở tuần sau (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con dƣới 3 tuần tuổi còn kém,
nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi heo con trong chuồng có nhiệt độ
thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của heo con hạ xuống nhanh, sức đề kháng giảm và
dễ bị bệnh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc
vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của heo con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp
thân nhiệt của heo hạ xuống càng nhanh. Tuổi heo con càng ít thân nhiệt hạ xuống
càng nhiều.
2.2.2 Đặc điểm về sự phát triển cơ quan tiêu hóa heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con chƣa phát triển toàn diện, hệ thống enzym chƣa
đầy đủ. Tuy nhiên cơ quan tiêu hóa của heo con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh
về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con
mới sinh chƣa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một
số men tiêu hóa đƣợc hoàn thiện dần nhƣ men pepsin tiêu hóa protit, men tiêu hóa
bột đƣờng (Phùng Thị Văn, 2004).
Theo Lê Thị Mến (2000) thì heo con khi mới sinh ra có thể hấp thu glucose
ngay, tiêu hóa lactose ngay, sau 2 tuần tuổi mới tiêu hóa saccharose, sau 3 tuần tuổi
mới tiêu hóa tinh bột.
Nói chung, heo con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh dƣỡng
trong sữa heo mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khâu nuôi dƣỡng
chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hóa ở heo con.
2.2.2.1 Tiêu hóa ở miệng
Heo mới sinh trong những ngày đầu hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao. Nếu heo
con tách mẹ sớm, hoạt tính amylaza nƣớc bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn heo con
6
do mẹ nuôi phải đến ngày thứ 21. Tùy lƣợng thức ăn, lƣợng nƣớc bọt tiết khác
nhau. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nƣớc bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng
thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần chú ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng
(Trƣơng Lăng, 2007).
Lƣợng nƣớc bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn và chất lƣợng thức ăn. Ăn chỉ
một loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ của một tuyến, gây ức chế, heo con ít
thèm ăn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai tuyến hoạt động
không gây ức chế, heo con sẽ thèm ăn, tiết nƣớc bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức
ăn.
Ở miệng hầu nhƣ không hấp thu vì thức ăn ở lại đây không lâu, chỉ có khả
năng hấp thu đƣờng glucose, nhƣng lƣợng này không đáng kể nên có thể coi nhƣ
không hấp thu. Ở heo con thức ăn chủ yếu là sữa và tiêu hóa diễn ra lớn nhất là ở dạ
dày và ruột, vì vậy vai trò của nƣớc bọt ở giai đoạn này ít quan trọng (Trần Cừ,
1972).
2.2.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn sau khi vào dạ dày ảnh hƣởng bởi tác động cơ học và hóa học. Tác
động cơ học là do cơ trơn vách dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, đẩy thức ăn vào
ruột. Tác động hóa học là do tác dụng của dịch vị ở tuyến dạ dày tiết ra để tiêu hóa
thức ăn.
Trƣơng Lăng (2003) cho rằng heo con mới đẻ, dạ dày chỉ nặng 4-5g chứa
đƣợc từ 5-40g sữa, khi đạt 10 ngày tuổi, dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ
sinh, đến 20 ngày tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trƣởng thành dung tích
dạ dày đạt 3,5-4 lít.
Dịch vị tiết ra tƣơng ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh
nhất ở 3-4 tháng tuổi, sau đó kém hơn.
Lƣợng dịch vị biến đổi tùy theo ngày và đêm.
Bảng 2.1: Lƣợng dịch vị tiết ra thay đổi theo ngày và đêm
Thời gian
Heo lớn
Heo con
Ngày
62%
31%
Đêm
38%
69%
Ban đêm heo mẹ nhiều sữa, kích thích sự tiết dịch vị ở heo con. Sau khi cai
sữa, lƣợng dịch vị của heo con tiết ra ngày và đêm bằng nhau.
Heo dƣới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có acid Chlohydric (HCl) tự do, vì
lúc này lƣợng HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch và thức ăn,
làm hàm lƣợng HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày heo con bú
sữa, hiện tƣợng này gọi là thiếu HCl. Vì thiếu HCl tự do trong dịch vị nên hệ vi sinh
vật phát triển gây bệnh đƣờng tiêu hóa ở heo con. Đến 25 ngày tuổi, trong dạ dày
7
heo con mới có HCl tự do, trên 40 ngày tuổi tính kháng khuẩn xuất hiện (Trần Cừ,
1972).
2.2.2.3 Tiêu hóa ở ruột
Heo con tiêu hoá ở dạ dày chỉ mới bắt đầu, tiêu hoá ở ruột non mới là chính.
Quá trình tiêu hoá ở ruột non rất phức tạp vì dịch vị, dịch mật và dịch ruột đều đổ
vào đấy. Sự tiêu hoá ở ruột non heo thời kì đầu rất mạnh do hoạt tính cao của
enzyme dịch tụy (Trần Cừ, 1972).
Tiêu hoá ruột non nhờ tuyến tụy. Enzyme tripsin trong dịch thuỷ phân protein
thành axit amin.
Trong dịch ruột heo có chứa enzyme tiêu hoá nhƣ: amino peptidaza,
dipeptidaza, enterrokinaza, lipaza và amilaza. Dịch ruột tác động tiêu hoá đạt hiệu
quả cao đối với các chất lactose, casein,… ở heo con.
Bên cạnh đó, đối với tiêu hóa của heo con, dịch mật cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Dịch mật xúc tiến tiêu hóa lipid và tăng cƣờng nhu động ruột. Vì vậy heo con
cần phải có một lƣợng dịch mật tƣơng ứng để tiêu hóa lipid trong sữa một cách dễ
dàng (Trần Cừ, 1972).
2.2.2.4 Hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa
Ở gia súc trƣởng thành, trong đƣờng ruột có hệ vi sinh vật có lợi thƣờng trực
cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài vi sinh vật
khác lạ từ môi trƣờng bên ngoài, đồng thời tham gia vào quá trình tiêu hoá hấp thu.
Trong đƣờng ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi - vi sinh vật đối kháng với vi
khuẩn gây bệnh chƣa hình thành, chức năng tiêu hoá chƣa thành thục, môi trƣờng
sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc không tốt đều là những stress đối với gia súc
non. Khi chuyển từ bào thai sang nuôi dƣỡng bằng sữa mẹ và chế độ tập ăn, tiếp
xúc thƣờng xuyên với môi trƣờng bên ngoài và nhất là điều kiện không vệ sinh, vi
sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đƣờng ruột cho gia súc non, có thể
ở dạng cấp tính hay mãn tính.
Ở trạng thái sinh lý bình thƣờng, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật trong
đƣờng tiêu hoá cũng nhƣ giữa các loài vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật với nhau
luôn luôn ở trạng thái cân bằng, sự cân bằng này là cần thiết cho sức khoẻ của vật
chủ. Họ vi khuẩn đƣờng ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn gram âm sống
trong ống tiêu hoá của ngƣời và động vật. Chúng có thể gây bệnh hoặc không gây
bệnh, hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, bao gồm vi khuẩn sinh axit lactic, vi khuẩn
bifidium, một số loại cầu khuẩn đƣờng ruột có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khẩn
Salmonella, Proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thối rữa, vi khuẩn
Lactobacillus, Bacilus subtilis. Ở gia súc sơ sinh, chƣa hình thành hoặc hình thành
không ổn định hệ vi sinh vật có lợi này, có nghĩa là chƣa có vi khuẩn ức chế và tiêu
diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đƣờng tiêu hoá.
Hệ vi sinh vật có hại hay gặp trong đƣờng ruột là vi khuẩn Salmonella spp.,
E. coli, một số chủng Clostridium spp., Shigella. Cho đến nay nhiều công bố nghiên
8
cứu khoa học đã cho biết nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc non gồm 3 loại chính
là E. coli, Salmonella spp., Clostridium perfringens.
Trong hệ vi khuẩn đƣờng ruột, vi khuẩn E. coli là phổ biến nhất và chúng xuất
hiện sớm trong đƣờng ruột của ngƣời, động vật sơ sinh, thƣờng ở phần sau của ruột,
đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể (Nguyễn Nhƣ Thanh,
2001).
Có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở heo con nhƣ E. coli, Salmonella
spp., proteus spp., Shigella, Clostridium perfringens. Trong đó, E. coli đƣợc xem là
nguyên nhân chủ yếu, có đến 48% các trƣờng hợp bị bệnh tiêu chảy ở heo con là do
E. coli gây ra, vì vậy bệnh do E. coli có tầm quan trọng đặt biệt trong các bệnh
nhiễm khuẩn ở heo con (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Khi động vật sơ sinh đƣợc nuôi dƣỡng bằng sữa thì trong ruột có nhiều vi
khuẩn lactic. Lúc động vật chuyển sang thức ăn thì thành phần của vi sinh cũng bị
thay đổi tuỳ loại thức ăn nếu thức ăn chứa nhiều gluxit thì số lƣợng vi khuẩn tạo
acid trong ruột phát triển nhanh.
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1996) thì heo con mới sinh hệ vi sinh vật đƣờng
ruột chƣa phát triển, chƣa đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, chƣa đủ khả năng kháng lại
vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là các bệnh đƣờng tiêu hóa.
Do đó phòng bệnh đƣờng ruột quan trọng nhất là cân bằng hệ vi sinh vật
đƣờng tiêu hóa bằng cách bổ sung những chế phẩm vi sinh vật đƣờng ruột sẽ đem
lại hiệu quả khá cao trong việc phòng và trị bệnh đƣờng tiêu hóa cho heo con.
2.2.3 Hệ miễn dịch ở heo con
Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các
chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh
xâm nhập vào cơ thể gia súc non tƣơng đối dễ do các cơ quan bảo vệ cơ thể phát
triển chƣa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của heo con lƣợng enzym tiêu hoá
và lƣợng HCl tiết ra chƣa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi
chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dƣỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh nhƣ E. coli,
Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hoá và gây bệnh.
Cơ quan miễn dịch của heo sơ sinh chƣa có khả năng sản xuất kháng thể để
chống lại mầm bệnh. Hàm lƣợng - globulin trong huyết tƣơng còn thấp, hàm
lƣợng này tăng trong vài ngày qua việc nhận từ nguồn sữa đầu của heo mẹ. Khả
năng hấp thu globulin rất cao khi heo con mới sinh nhƣng giảm sau 24 giờ, từ tuần
lễ thứ 3 thì khả năng hấp thu - globulin chấm dứt và heo con bắt đầu tự sản xuất
kháng thể, hàm lƣợng kháng thể tăng theo thời gian.
Heo con chỉ có tính miễn dịch thụ động nhờ bú sữa đầu bởi vì tuần hoàn máu
giữa heo mẹ và thai bị cách ly qua mấy lớp tổ chức, cho nên hạn chế sự chuyển dời
của kháng thể từ mẹ vào thai (Trần Cừ, 1972).
9
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000): sữa đầu cung cấp chất dinh
dƣỡng và kháng thể ( - globulin) cho heo con để chúng phát triển và chống lại
bệnh lúc hệ thống miễn nhiễm của chúng chƣa hoạt động hoàn chỉnh. Lúc sơ sinh
lƣợng - globulin trong máu chỉ 1,3 mg/ml nhƣng sau 24 giờ thì tăng đến 20,3
mg/ml nếu heo con bú sữa đầu từ mẹ đã đƣợc chủng ngừa và nuôi dƣỡng tốt.
Sữa đầu chứa nhiều vitamin A, D, B12 gấp 5 lần sữa thƣờng, khoáng gấp 2
lần.Vì vậy, sữa đầu rất quan trọng đối với heo con, chứa nhiều globulin miễn dịch,
vitamin hoà tan trong dầu, cả những chất béo bảo vệ heo con mới đẻ chống nhiễm
bệnh. Hai giờ sau khi sinh heo con phải đƣợc bú sữa đầu. Nó hấp thu đƣợc nhiều
globulin miễn dịch sữa đầu vào máu trong thời gian 24-36 giờ (Trƣơng Lăng,
2003).
Sữa đầu quyết định sức khoẻ và sinh trƣởng phát triển của đàn heo con. Sữa
đầu giúp heo tăng sức đề kháng chống lại một số bệnh cho giai đoạn phát triển của
heo (Lê Minh Hoàng, 2002).
2.3 Hội Chứng Tiêu Chảy Trên Heo Con
Ở nƣớc ta bệnh xảy ra quanh năm nhƣng chủ yếu vào mùa đông xuân, nhất là
sau những trận mƣa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Ở các trại chăn nuôi tập trung bệnh xảy ra rất nhiều, mặc dù đã thực hiện tốt
các khâu về chăm sóc, nuôi dƣỡng, phòng trị bệnh cho heo con, heo mẹ nhƣng bệnh
vẫn xảy ra lúc lẻ tẻ, lúc ồ ạt gây thiệt hại kinh tế.
2.3.1 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy heo con giai đoạn theo mẹ
Tiêu chảy trên heo con do nhiều nguyên nhân gây ra, nhƣng những nguyên
nhân đƣợc đề cập nhiều nhất là: thời tiết khí hậu thay đổi, sữa mẹ kém phẩm chất,
heo con thiếu chất dinh dƣỡng, vi trùng đƣờng ruột xâm nhập, thực tế các nguyên
nhân này có quan hệ qua lại với nhau tác động trên cơ thể heo con gây bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt (1996) và Nguyễn Vĩnh Phƣớc (1978) thì bệnh tiêu chảy
ở heo con theo mẹ đƣợc xem nhƣ là một hội chứng ở đƣờng tiêu hóa gây ra bởi
nhiều nguyên nhân, bệnh có thể do tác động của yếu tố môi trƣờng nhƣ điều kiện
thời tiết, thức ăn, nƣớc uống,… cũng có thể do yếu tố nội tại bản thân của con vật
về khả năng đề kháng bệnh.
Cho đến nay, việc xác định nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy heo con
theo mẹ vẫn còn đang tiếp tục tranh luận, nhƣng tập trung vào 2 quan điểm lớn sau:
Quan điểm 1
Bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ đƣợc gây ra do ảnh hƣởng bởi yếu tố
ngoại cảnh nhƣ: điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém,
khẩu phần heo mẹ không cân đối hoặc có sự thay đổi đột ngột làm sức đề kháng của
heo bị giảm gây khó tiêu hóa thức ăn bên trong ống tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy heo
con.
10
Quan điểm 2
Bệnh tiêu chảy của heo con trong thời gian theo mẹ là do nhiễm trùng ống tiêu
hóa bởi các loại vi sinh vật bao gồm một số loại vi khuẩn Vibrio coli, Escherichia
coli, Salmonella… bệnh do virus nhƣ: Corona virus, Rota virus…
Dƣới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy heo con giai đoạn theo
mẹ:
2.3.1.1 Nguyên nhân không truyền nhiễm
a) Do heo con
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1996), hệ vi sinh vật đƣờng ruột heo con chƣa
phát triển hoàn thiện, chƣa đủ số lƣợng vi khuẩn có lợi, chƣa đủ khả năng kháng lại
vi khuẩn gây bệnh, nên rất dễ bị nhiễm bệnh nhất là bệnh về đƣờng tiêu hoá.
Do khâu chăm sóc heo không cẩn thận sau khi sinh, cuốn rốn không đƣợc sát
trùng kỹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây viêm ruột đƣa đến tiêu chảy.
Heo con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung bình, không có acid đặc
trƣng là HCl tự do nên không đủ khả năng tiêu hóa protid. Nhƣợc điểm này có thể
là nguyên nhân đầu tiên làm phát dịch bệnh. Với heo con một tháng tuổi trở lên hàm
lƣợng HCl và men pepsin dịch vị tăng nên cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt (Trƣơng
Lăng, 2003).
Một số nguồn dinh dƣỡng chất khoáng và vitamin khi bị thiếu cũng ảnh hƣởng
đến tiêu chảy ở heo con. Trƣờng hợp heo thiếu Clo trong khẩu phần sẽ làm giảm sự
phân tiết HCl trong dạ dày, điều này tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn đƣờng ruột
phát triển, đồng thời làm giảm khả năng tiêu hóa protid dẫn đến tình trạng rối loạn
tiêu hóa gây tiêu chảy ở heo con. Nếu thiếu sắt heo con bị giảm tăng trọng, dễ bị
bần huyết làm giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh tiêu chảy.
Heo con theo mẹ tiếp nhận thức ăn tinh thƣờng bị rối loạn đƣờng ruột do sự
thay đổi về tính chất lý hóa học của thức ăn khác nhiều so với sữa mẹ, nên phải bổ
sung thức ăn hỗn hợp cho heo con bù đấp sự thiếu hụt dinh dƣỡng từ nguồn sữa mẹ.
Song việt cung cấp thức ăn hỗn hợp không tốt gây hiện tƣợng phù nề, rối loạn
đƣờng tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy hàng ngày ở heo con (Trƣơng Lăng, 2007).
Bên cạnh đó nhu cầu nƣớc uống của heo là rất cao, do tốc độ sinh trƣởng của
heo con nhanh chóng đòi hỏi có đủ nƣớc để thực hiện trao đổi với mô bào, đồng
thời hoà tan lƣợng lipit dƣ thừa. Do đó nếu cung cấp nƣớc không đầy đủ dẫn dến
việc heo con uống nƣớc bẩn trên nền chuồng gây ra bệnh tiêu chảy cho heo con do
nƣớc bị nhiễm trùng (Phùng Thị Văn, 2004).
Ngoài ra, tiêu chảy còn do stress trong giai đoạn mọc răng sữa. Ở thời điểm
16-17 ngày tuổi và 23-25 ngày tuổi ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3
hàm dƣới và tiền hàm số 4 hàm trên, khi nƣớu bị nứt, răng nhú lên chừng 1/3 mm,
heo con có triệu chứng tiêu chảy, phân có thể màu vàng hoặc trắng ngà (Võ Văn
Ninh, 2001).
11
b) Do heo mẹ
Heo nái sinh sản trong thời gian mang thai không đƣợc chăm sóc chu đáo. Nếu
thức ăn không tốt về chất lƣợng có thể làm cơ thể heo nái hao mòn đến 30%, heo
nái sẽ sinh hiện tƣợng liệt chân hoặc có trƣờng hợp béo mập rất nhanh mà sữa ít,
heo con sinh trƣởng kém, năng xuất sinh sản kém và bị loại thải nhanh (Trƣơng
Lăng, 2007).
Trong thời gian mang thai heo nái không đƣợc chăm sóc chu đáo, dinh dƣỡng
không đầy đủ, làm cơ thể heo mẹ yếu đi. Do đó, quá trình trao đổi ở bào thai cũng
nhƣ ở heo con bị rối loạn, dẫn đến heo con bị còi cọc, sức sống yếu, khả năng chống
đỡ với các yếu tố môi trƣờng bị giảm, lúc đó heo con dễ bị nhiễm bệnh (Lê Văn
Năm và ctv, 1999).
Những đàn sinh sản nếu không đƣợc nuôi dƣỡng đầy đủ, nhất là giai đoạn
mang thai, sẽ làm cơ thể của nái bị suy yếu, điều này dẫn đến quá trình trao đổi chất
của cơ thể mẹ và bào thai bị rối loạn. Vì thế heo con sinh ra yếu, dễ mẫn cảm với
mầm bệnh, nhất là tiêu chảy ở heo con (Đào Trọng Đạt, 1996).
Theo Võ Văn Ninh (2001) thì thức ăn của heo mẹ kém phẩm chất: nấm móc,
ôi thiu hay heo mẹ thƣờng liếm phân của những heo con tiêu chảy, trƣớc hết sẽ gây
rối loạn tiêu hóa ở heo mẹ đồng thời sau khi bú sữa mẹ, heo con cũng bị tiêu chảy.
Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng không đúng. Khi heo nái chữa béo quá do ăn
quá mức, thai quá to nên thƣờng dẫn đến đẽ khó, phải can thiệp bằng tay. Đây là
nguyên nhân viêm nhiễm đƣờng sinh dục dẫn đến mất sữa và tiêu chảy heo con
(Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Tình trạng rối loạn trao đổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong
thức ăn, do tỷ lệ acid amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ tiêu hóa của con
mẹ hấp thu kém cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con (Đào Trọng Đạt và
ctv, 1999).
Đặc biệt trong trƣờng hợp heo nái thiếu canxi trong khẩu phần dẫn đến thiếu
canxi trong sữa từ đó sữa khó tiêu hóa. Do lƣợng canxi trong sữa giúp tạo hydro
canxi, canxinat. Chất này tác dụng với axit lactic cho ra axit canxi kết tủa và lactat
canxi, dễ bị enzyme proteolytic tác kích phân cắt nhanh axit amin (Võ Văn Ninh,
2001).
Ngoài vấn đề dinh dƣỡng, một số bệnh hậu sản ở heo nái nhƣ: viêm vú, viêm
tử cung, sốt cao, làm thay đổi chất lƣợng của sữa gây tiêu chảy cho heo con.
c) Do điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng
Tình trạng sức khoẻ và chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng heo mẹ ảnh hƣởng đến
dinh dƣỡng bào thai và tích luỹ chất dinh dƣỡng để tạo ra sữa trong giai đoạn cuối.
Việc nuôi dƣỡng heo nái chửa kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định trọng lƣợng sơ
sinh của heo con - một trong những chỉ tiêu để nâng cao năng suất của đàn nái sinh
sản, đồng thời nói lên sức khoẻ của heo con sơ sinh.
12
Các chất dinh dƣỡng cung cấp cho heo mẹ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu năng
lƣợng và protein còn cung cấp các vitamin, khoáng, đặc biệt là protein tạo kháng
thể chống lại các vi khuẩn có hại.
Heo con khi sinh không ngừng sử dụng protein để xây dựng các mô bào mới
trong quá trình phát triển, đồng thời khôi phục và tu bổ lại tế bào cũ. Vì vậy, nếu
khẩu phần ăn của heo mẹ không đủ protein, thiếu khoáng đa lƣợng, vi lƣợng, dẫn
đến thiếu dinh dƣỡng, lƣợng sữa giảm, chất lƣợng sữa giảm, ảnh hƣởng đến sức
khoẻ của heo con.
Thân nhiệt của heo mới sinh ra là 38,9
o
C-39,1
o
C, nhƣng sau 30 phút giảm
xuống còn 36,7
o
C-37,1
o
C. Trong vòng 1 giờ sau khi sinh, nếu con vật đƣợc bú sữa
đầu thì sau 8-12 giờ thân nhiệt của heo con sẽ đƣợc ổn định trở lại, nếu heo con
không đƣợc bú sữa đầu thì sự mất nhiệt sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên
heo con.
Trong sữa đầu hàm lƣợng vitamin A, D, B
1
, C cao hơn rất nhiều so với sữa
thƣờng. Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO
4
có tác dụng tẩy rửa các chất cặn bã
trong đƣờng tiêu hoá. Đặc biệt còn có hàm lƣợng kháng thể γ - globulin, do đó cho
heo con bú sữa đầu đầy đủ rất cần thiết nhằm cung cấp hàm lƣợng kháng thể đáng
kể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể.
d) Do điều kiện ngoại cảnh
Do thời tiết thay đổi đột ngột, đang nắng chuyển sang mƣa ẩm độ tăng cao làm
cho cơ thể heo con mất cân bằng sinh lí, do đó, sẽ tiêu hao nhiều năng lƣợng để cân
bằng nhiệt độ cơ thể với môi trƣờng. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài lƣợng đƣờng huyết
sẽ giảm, sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiết dịch của dạ dày, ruột, dẫn tới rối loạn tiêu
hoá làm cho heo con tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
Trong những yếu tố về tiểu khí hậu, thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ.
Độ ẩm thích hợp cho heo con là vào khoảng 75-85%. Do đó, trong những tháng
mƣa nhiều thì số heo con tiêu chảy sẽ bị ảnh hƣởng rõ rệt, tỷ lệ tiêu chảy có khi lên
90-100%. Vì vậy, việc làm khô chuồng là rất quan trọng.
Vệ sinh chuồng trại kém, chuồng ẩm ƣớt heo con bị lạnh, trong điều kiện đó
nhiều vi khuẩn có hại tăng mật số xâm nhập đƣờng ruột heo con, thừa dịp heo con
lạnh, yếu sức sẽ bộc phát bệnh tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Bên cạnh đó, heo còn phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chăm sóc nuôi dƣỡng, ăn
uống không đúng lúc, thay đổi chăm sóc đột ngột, vệ sinh trong chuồng kém, việc
không ổn định thời gian ăn, tất cả điều có thể gây ra bệnh cho heo con nhất là
bệnh tiêu chảy (Lê Minh Hoàng, 2002).
e) Do độc tố nấm mốc
Độc tố nấm mốc với hàm lƣợng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc, với biểu
hiện là nhiễm độc đƣờng tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội. Ngoài ra việc gây tiêu chảy
cho gia súc, độc tố nấm mốc còn gây độc trực tiếp cho ngƣời dùng thực phẩm bị
13
nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ những độc tố tồn dƣ trong thực phẩm.
2.3.1.2 Nguyên nhân truyền nhiễm
a) Do vi khuẩn
E. coli
Có nhiều loại vi trùng là nguyên nhân nguyên phát hoặc nguyên nhân kế phát
gây ra chứng tiêu chảy trên heo con nhƣ: Samonella, Proteus, Clostridium
Perfringens, Shigella ,… Đặc biệt quan trọng và phổ biến là E. coli với nhiều
chủng gây bệnh và chúng có sự thay đổi về thời gian và các vùng (Nguyễn Dƣơng
Bảo, 2000).
Loài này xuất hiện và sinh sống trong đƣờng ruột động vật chỉ vài giờ sau khi
sinh và tồn tại cho đến lúc chết. E. coli sống bình thƣờng trong đƣờng ruột của
ngƣời và động vật. Khi điều kiện nuôi dƣỡng, khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y kém,
sức chống đỡ bệnh tật của con vật kém thì E. coli trở nên cƣờng độc và có khả năng
gây bệnh.
Lê Văn Năm và ctv (1999) cho rằng E. coli thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột
Entero - bacteriaceaae, nhóm Escherichae, loài Escherichia. E. coli là trực khuẩn
đa hình không bắt màu (gram âm) không tạo thành nha bào, phần lớn là di động, có
ba loại kháng nguyên chủ yếu: kháng nguyên O (kháng nguyên thân), kháng nguyên
K (kháng nguyên bề mặt), kháng nguyên H (kháng nguyên lông). Trong các loài
E. coli thì E. coli chủng K thƣờng xuyên gây bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ.
Khả năng chống đỡ của E. coli đối với tác dụng của các yếu tố lý hóa thấp,
chúng bị chết ở 60
0
C trog vòng 15 phút, khi đun sôi chết ngay. Các loại thuốc sát
trùng bình thƣờng giết E. coli trong vòng 15-20 phút. Sức sống E. coli bị giảm
xuống đáng kể khi nhiệt độ chuồng hạ xuống 30
o
C.
Theo Hồ Thị Việt Thu (2000), hiện nay ngƣời ta phân lập đƣợc 163 type
E. coli khác nhau và đƣợc chia làm 2 nhóm:
Nhóm vi khuẩn không sinh độc tố, không gây bệnh ( Nonpathogenic E. coli)
Nhóm vi khuẩn sinh độc tố, gây bệnh (Pathogenic E. coli).
Các chủng thƣờng xuyên gây bệnh cho heo là: k88, k99, 987p và f41. Heo sơ
sinh, heo con theo mẹ và sau cai sữa đều cảm nhiễm nhƣng xảy ra nặng hơn heo
dƣới 10 ngày tuổi.
Salmonella
Là trực khuẩn hình gậy, hai đầu tròn, kích thƣớc 0,4-06
x 1-3
, không hình
thành giáp mô và nha bào, di động, gram âm, chúng vừa hiếu khí vừa yếm khí, mọc
trong môi trƣờng pH= 7,2-7,6, nhiệt độ 37
o
C. Thuộc họ Entero - bacteriaeceae,
hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện đƣợc khoảng 1600 chủng Salmonella khác
nhau. Ngoài hai chủng Salmonella có độc lực cao gây ra bệnh phó thƣơng hàn cho
heo là: Salmonella Cholerae suis và Salmonella Typhimurium Suis, các chủng còn
14
lại thƣờng xuyên có mặt trong ruột của gia súc khỏe. Nhƣng khi sức đề kháng của
cơ thể thay đổi, hoạt động tiêu hóa bị rối loạn thì chúng phát triển mạnh và gây ra
tiêu chảy. Đối với heo con theo mẹ chúng thƣờng xuyên gây bệnh ở dạng rối loạn
tiêu hóa, gây tiêu chảy do tiết nội độc tố làm viêm loét ruột (Lê Văn Năm và ctv,
1999).
Shigella
Shigella gây bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và heo cai sữa. Vi trùng đƣợc
bài xuất ra môi trƣờng theo phân, các chủng thƣờng gây bệnh là: Shigella dysentery
và Shigella flexmitia. Chúng xâm nhập vào đƣờng tiêu hóa, sinh sản và tiết độc tố
gây bệnh tiêu chảy.
Clostridium perfringens
Đào Trọng Đạt và ctv (1996) cho rằng Clostridium Perfringens đƣợc phân
thành 6 serotype A, B, C, D, E, F. Có 3 loài C. perfringens A, B và C là mầm gây
bệnh đƣờng ruột quan trọng đối với heo. C. perfringens type C là vi khuẩn gram
dƣơng, tạo nha bào, vi khuẩn yếm khí không di động, có kích thƣớc 1-1,5
x 4-
8
. Chúng tạo thành bào tử có hình trứng cân xứng hoặc lệch tâm. Vi khuẩn này
sản sinh độc tố phần lớn là α và β, chủ yếu độc tố β gây chết, gây hoại tử là nhân tố
quan trọng nhất trong sinh bệnh học của bệnh này.
Vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ác tính có biểu hiện lâm sàng trầm trọng
về tiêu chảy ra máu có tỷ lệ tử vong cao (59%). Hầu hết các trƣờng hợp đều xảy ra
ở heo sơ sinh.
C. perfringens gây ra chỉ trong vài phút hoặc vài giờ sau khi heo sinh ra, bệnh
thƣờng gây tổn thƣơng ở ruột. Vi khuẩn thƣờng xâm nhập vào biểu bì của lông và
tăng sinh khắp màng nhày ruột và gây hoại tử, đồng thời gây xuất huyết. Vùng hoại
tử lan dần và gây tổn thƣơng vào chiều sâu đến niêm mạc, dƣới niêm mạc và thậm
chí đến lớp cơ. Phần lớn vi khuẩn thƣờng gây hoại tử lông nhung, lông nhung cùng
với vi khuẩn bám dính, tróc ra rơi vào xoang ruột. Một số vi khuẩn có thể xâm nhập
sâu vào thành ruột tạo thành khí thủng ở dƣới lớp niêm mạc, lớp cơ, hoặc xâm nhập
vào xoang bụng. Khí thủng này có thể tạo nên ở những hạch lymphô vùng lân cận.
Có hiện tƣợng tắt nghẽn mạch ở vùng bị khí thủng.
Vi khuẩn còn gây tác hại suốt chiều dài của không tràng, nên tiêu chảy thƣờng
có máu và niêm mạc hoại tử trong phân. Tỷ lệ chết và còi cao ở heo sơ sinh, heo 3-4
tuần tuổi thì bệnh khó bình phục, tốc độ tăng trƣởng chậm.
b) Do virus
Rotavirus
Theo Phạm Sĩ Lăng (1997) thì Virus Rotavirus thuộc họ Rotaviridae, có hình
răng cƣa khi quan sát dƣới kính hiển vi điện tử, chịu đƣợc pH thấp, tan trong mỡ, bị
tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thƣờng (Formalin 5%, NaOH 3%, nƣớc vôi
10%) nhƣng chúng lại tồn tại rất lâu trong môi trƣờng bình thƣờng.