Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO sát tỷ lệ HUYẾT THANH có KHÁNG THỂ đạt bảo hộ đối với VIRUS lỡ mồm LONG MÓNG TYPE o TRÊN đàn HEO SAU TIÊM PHÒNG ở một số QUẬN HUYỆN của THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


ĐOÀN THỊ TUYẾT VÂN

SÁTĐH
TỶ Cần
LỆ HUYẾT
Trung tâmKHẢO
Học Liệu
Thơ @THANH
Tài liệuCÓ
họcKHÁNG
tập và THỂ
nghiên cứu
ĐẠT BẢO HỘ ĐỐI VỚI VIRUS LỠ MỒM LONG MÓNG
TYPE O TRÊN ĐÀN HEO SAU TIÊM PHÒNG Ở MỘT
SỐ QUẬN HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, tháng 6/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y



ĐOÀN THỊ TUYẾT VÂN

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH CÓ KHÁNG THỂ
ĐẠT BẢO HỘ ĐỐI VỚI VIRUS LỠ MỒM LONG MÓNG
TYPE O TRÊN ĐÀN HEO SAU TIÊM PHÒNG Ở MỘT
SỐ QUẬN HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn
Lưu Hữu Mãnh
Huỳnh Thị Thu Hương

Cần Thơ, tháng 6/2008
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với
virus lỡ mồm long móng type O trên đàn heo sau tiêm phòng ở một số quận
huyện của TP. HCM; do sinh viên : Đoàn Thị Tuyết Vân thực hiện tại
phòng siêu vi - huyết thanh, Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm & Điều Trị
thuộc Chi Cục Thú Y TP. HCM, từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2008.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2008


Trung tâm Học
Liệu
ĐHThú
Cần
liệu học
tậphướng
và nghiên
cứu
Duyệt
bộ môn
Y Thơ @ Tài Duyệt
giáo viên
dẫn

LƯU HỮU MÃNH

Cần Thơ, ngày …..tháng …… năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
 Xin kính dâng đến cha mẹ và gia đình, những người đã trải qua biết bao khó
khăn và gian khổ để nuôi tôi khôn lớn như ngày hôm nay lòng biết ơn sâu sắc.
 Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, những người đã dạy dổ và trang bị cho
tôi những hành trang quý báo để tôi vững bước vào đời.
 Xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Lưu Hữu Mãnh

BSTY. Huỳnh Hữu Thọ
Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn:
BSTY. Huỳnh Thị Thu Hương
BSTY. Đặng Thị Thu Hường

Trung tâm Học Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các anh chị phòng siêu vi - huyết thanh
Đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
 Chân thành cảm ơn các cô chú anh chị công tác tại trạm chẩn đoán xét
nghiệm và điều trị thuộc Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
 Cảm ơn tập thể lớp Thú Y29 và các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình thực tập.

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang bìa
Trang tựa ................................................................................................................i
Trang duyệt .......................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................iv
Danh mục bảng – hình – sơ đồ - biểu đồ..............................................................vii

Danh mục các chữ viết tắt.....................................................................................ix
Tóm lược...............................................................................................................x
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................3
2.1. Đặc điểm chung và lịch sử nghiên cứu bệnh lỡ mồm long móng..........3
ĐặcĐH
điểmCần
chungThơ
............................................................................3
Trung tâm Học2.1.1.
Liệu
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh lỡ mồm long móng..................................3
2.2. Căn bệnh học .......................................................................................3
2.2.1. Phân loại ........................................................................................3
2.2.2. Hình thái và cấu trúc ......................................................................4
2.2.3. Phân loại và biến chủng của virus ..................................................4
2.2.4. Đặc tính nuôi cấy của virus ............................................................5
2.2.5. Độc lực của virus ...........................................................................6
2.2.6. Sức đề kháng và sự tồn tại của virus...............................................6
2.2.7. Tính sinh miễn dịch........................................................................8
2.3. Dịch tễ học bệnh lỡ mồm long móng...................................................8
2.3.1. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng trên thế giới.............................8
2.3.2. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng ở khu vực Đông Nam Á trong
những năm gần đây .............................................................................................10
2.3.3. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng ở Việt Nam ..........................11
2.3.4. Động vật nhiễm bệnh ..................................................................12

iv



2.3.6. Đường xâm nhập.........................................................................13
2.4. Triệu chứng.......................................................................................15
2.5. Bệnh tích...........................................................................................17
2.6. Chẩn đoán.........................................................................................17
2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng ....................................................................17
2.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm.......................................................19
2.7. Điều trị..............................................................................................20
2.8. Phòng bệnh .......................................................................................21
2.8.1. Phòng bệnh bằng bằng vệ sinh ....................................................21
2.8.2. Phòng bệnh bằng vaccine ............................................................21
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................23
3.1. Phương tiện thí nghiệm .....................................................................23
3.1.1. Thời gian và địa điểm..................................................................23
3.1.2. Mẫu vật thí nghiệm .....................................................................23
3.1.3. Trang thiết bị - dụng cụ thí nghiệm .............................................23
BộĐH
kít dùng
trong
chẩn@
đoán........................................................23
Trung tâm Học3.1.4.
Liệu
Cần
Thơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.1.5. Nội dung thí nghiệm....................................................................23
3.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm ....................................................23
3.2.1. Số lượng mẫu khảo sát ................................................................23
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................24

3.2.3. Phương pháp lấy mẫu..................................................................24
3.2.4. Phương pháp xét nghiệm .............................................................24
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi..........................................................................29
3.4. Xử lý thống kê ..................................................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................30
4.1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với virus LMLM type O
theo địa bàn quận, huyện .....................................................................................30
4.2. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với virus LMLM type O
theo qui mô chăn nuôi .........................................................................................32
4.3. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với virus LMLM type O
theo lứa tuổi ........................................................................................................34

v


4.4. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với virus LMLM type O
theo thời hạn tiêm phòng .....................................................................................35
4.5. Kết quả khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ phân bố theo
các giá trị PI (% ức chế) ......................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................39
5.1. Kết luận ............................................................................................39
5.2. Đề nghị .............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................40
PHỤ LỤC............................................................................................................42

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi



DANH MỤC BẢNG - HÌNH - SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Trang
Danh mục bảng
Bảng 1. Số type phụ của virus LMLM..................................................................5
Bảng 2. Mối quan hệ giữa môi trường với sự tồn tại của virus ..............................7
Bảng 3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự tồn tại của virus trong mô bào..............7
Bảng 4. Sự phân bố các type và subtype virus LMLM trên thế giới ....................10
Bảng 5. Qui trình tiêm phòng vaccine Aftopor ............................................. 22
Bảng 6. Bố trí lấy mẫu máu heo cho khảo sát .....................................................24
Bảng 7. Phân bố vị trí mẫu huyết thanh và đối chứng cho xét nghiệm ................25
Bảng 8. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo địa bàn quận, huyện .....30
Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 9. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo qui mô chăn nuôi .........33
Bảng 10. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo lứa tuổi.......................34
Bảng 11. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo thời hạn tiêm phòng ...36
Bảng 12. Sự phân bố giá trị PI ở các mẫu đạt bảo hộ .........................................37
Danh mục hình
Hình 1. Cấu trúc bề mặt của virus LMLM dưới kính hiển vi điện tử .....................4
Hình 2. Heo bị nổi mụn loét ở mũi và miệng ......................................................16
Hình 3. Móng chân heo bị viêm có mủ và móng rất dễ sứt ra ............................16
Hình 4. Heo bị viêm móng, thối móng đi lại khó khăn và đứng không được.......17
Hình 5. Biến chứng ở chân: heo đi bằng đầu gối.................................................17
Hình 6. Biến chứng ở vú: vú bị cương mạch căng đỏ..........................................17
Hình 7. Biến chứng ở tim: tim xuất huyết và làm heo con chết đột ngột .............18
Hình 8. Hình vẽ minh hoạ cơ chế của phản ứng..................................................28

vii



Hình 9. Xét nghiệm ELISA xác định kháng thể kháng virus LMLM type O .......29
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1. Cơ chế sinh bệnh ..................................................................................15
Sơ đồ 2. Tóm tắt qui trình phát hiện kháng thể kháng virus LMLM type O ........27
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo địa bàn quận, huyện .31
Biểu đồ 2. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo qui mô chăn nuôi ......33
Biểu đồ 3. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo lứa tuổi......................35
Biểu đồ 4. Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ theo thời hạn tiêm phòng .36
Biểu đồ 5. Tỷ lệ phân bố các giá trị PI của các mẫu đạt bảo hộ..........................38

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OIE: Office Iternation of Epizooties
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
LMLM: Lở Mồm Long Móng
FMDV: Foot and Mouth Disease Virus
ELISA: Enzyme Linked Immunosorbent Essay
CFT: Complement Fixation Test
PCR: Polymerase Chain Reaction
OD: Optical Density
PI: Percentage Inhibition
KT: Kháng thể
PBS:Học
Phosphat
Buffer

Trung tâm
Liệu
ĐHSaline
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KN: Kháng nguyên

ix


TÓM LƯỢC


Trung

Trong thời gian thực hiện đề tài: “Khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể
đạt bảo hộ đối với virus lỡ mồm long móng type O trên đàn heo sau tiêm phòng
ở một số quận huyện của TP. HCM”, chúng tôi đã xét nghiệm trên 308 mẫu huyết
thanh được lấy trên những đàn heo đã được tiêm phòng, bằng kỹ thuật ELISA, với
bộ kít “ELISA kit-FMDV type O”. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ
bảo hộ chung trên 308 mẫu xét nghiệm là 80,84% đạt yêu cầu bảo hộ quần thể do
Chi Cục Thú Y Thành Phố đề ra, trong đó, tỷ lệ bảo hộ ở các quận huyện lần lượt
là: Bình Chánh 79,21%, Củ Chi 98,33%, Hóc Môn 66,67%, Quận 9 88,89%, Thủ
Đức 70,00%. Tỷ lệ bảo hộ ở qui mô <50 con là 81,18%, qui mô 50-100 con là
85,71% đạt yêu cầu bảo hộ, qui mô >100 con có tỷ lệ bảo hộ 77,53% chưa đạt yêu
cầu bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ ở đàn heo <3 tháng tuổi và >3 tháng tuổi lần lượt là
81,25%, 80,49% và đều đạt yêu cầu bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ ở thời hạn tiêm phòng từ
29-60
ngàyLiệu
là 84,42%
yêu cầu

bảo@
hộ,Tài
ở thời
hạn học
tiêm phòng
≤28 nghiên
ngày và >60
tâm
Học
ĐHđạt
Cần
Thơ
liệu
tập và
cứu
ngày chưa đạt yêu cầu. Kết quả cũng cho thấy phần lớn kháng thể đạt bảo hộ có PI
(%ức chế) ở giá trị từ 80-<90 với tỷ lệ là 34,54% (86/249 mẫu).

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành chăn nuôi của nước ta
ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đáp ứng đựơc nhu cầu của
người dân về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao.
TP. HCM là trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất của cả nước nhưng ở đây
cũng là nơi tập trung một số trại chăn nuôi lớn. Theo thống kê của Chi Cục Thú Y
Thành Phố đầu năm 2008, tổng đàn heo của Thành Phố có khoảng 362.484 con với
tổng số hộ chăn nuôi là 12.286 hộ. Đồng thời ở đây cũng là nơi tiêu thụ một số

lượng khá lớn gia súc từ cá tỉnh khác đổ về do đó vấn đề quản lí dịch bệnh hết sức
khó khăn và phức tạp. Trong đó có bệnh Lỡ Mồm Long Móng (LMLM).

Trung

Bệnh LMLM là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc
chẵn như trâu, bò, dê, cừu, heo,…do virus thuộc họ Picornaviridae, giống
Apthovirus gây ra. Sự nguy hiểm của bệnh là khả năng lây lan nhanh, rất mạnh vì
vậy bệnh thường phát thành đại dịch gây thiệt hại kinh tế rất lớn về chăn nuôi. Biểu
tâm
Liệu
Thơ
liệu
họcloét
tập
và nghiên
cứu
hiện Học
đặc trưng
củaĐH
bệnh Cần
là sốt cao,
nổi@
mụnTài
nước
và viêm
ở miệng,
lưỡi, vú và
chân.
Nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh xảy ra, từ nhiều năm qua Chi Cục Thú Y

Thành Phố đã thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng đối với bệnh LMLM
trên đàn gia súc ở địa bàn thành phố, tuy nhiên, vấn đề quan trọng là cần phải đánh
giá mức độ bảo hộ trên đàn gia súc sau tiêm phòng có đạt yêu cầu bảo hộ hay
không?
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y TP. HCM, Bộ Môn Thú Y - Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đạt bảo hộ đối với
virrus lỡ mồm long móng type O trên đàn heo sau tiêm phòng ở một số quận
huyện của Thành Phố Hồ Chí Minh”.

1


Mục tiêu đề tài:
Đánh giá tỷ lệ heo có đủ khả năng bảo hộ với virus LMLM type O trên đàn
heo tiêm phòng vaccine LMLM.
Dùng kỹ thuật ELISA để kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng virus LMLM
type O.
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể kháng virus
LMLM: địa bàn chăn nuôi, qui mô đàn,lứa tuổi, thời gian sau khi tiêm phòng.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm chung và lịch sử nghiên cứu bệnh lỡ mồm long móng

2.1.1. Đặc điểm chung
Bệnh lỡ mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính của động
vật móng guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, heo,…do virus có tính hướng thượng bì
thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là
sốt cao, nổi mụn nước và viêm loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, da móng, gờ móng và
kẻ móng chân. Đối với con cái có thể nổi mụn nước ở bầu vú và ở đầu vú (Huỳnh
Tấn Đoàn, 2007).
Bệnh có tính chất lây lan nhanh và mạnh, có thể thành đại dịch. Gây thiệt
hại kinh tế rất lớn về chăn nuôi. Vì những tính chất quan trọng nêu trên, bệnh
LMLM được tổ chức dịch tể thế giới (OIE) xếp vào loại thứ nhất thuộc danh mục
bảng A trong kiểm dịch quốc tế (Bùi Quý Huy, 2007) và đây cũng là bệnh đầu tiên
mà OIE thiết lập danh sách những vùng, những quốc gia an toàn đối với bệnh này
(Trần Thanh Phong, 1996).

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh lỡ mồm long móng
Bệnh lần đầu tiên đựơc ghi nhận ở Châu Âu năm 1544. Sau đó bệnh lây lan
ra khắp thế giới (Hồ Thị Việt Thu, 2000).
Mặc dù vậy, mãi tới năm 1897, hai nhà khoa học Đức là Loeuffler và Frosch
mới chứng minh tính qua lọc của nhân tố gây bệnh và cũng từ đó việc nghiên cứu
virus trong thú y mới được đẩy lên mạnh mẽ (Trích dẫn Đào Trọng Đạt, 2000).
Năm 1899 Hecker xác định virus LMLM là vius gây bệnh cho động vật đầu
tiên được tìm thấy. Năm 1924, hai nhà khoa học Pháp Vallée và Carré đã phát hiện
ra 2 type virus LMLM là type O (Oise) và tyep A (từ tên Allemagne nước Đức).
Năm 1926 Waldmann và Trautwein ở Đức phát hiện ra loại thứ 3 là type C. Sau đó
người ta còn tìm ra 4 loại nữa là SAT1, SAT2, SAT3 Asia 1. Những loại trên còn
chia ra nhiều biến chủng O1, O2, O3,…; A1, A2, A3,…;C1, C2, C3,…có đặc tính miễn
dịch khác nhau (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.2. Căn bệnh học

2.2.1. Phân loại
Bệnh do 1 ARN virus thuộc:
Họ: Picornaviridae
Giống: Aphthovirus

3


Loài: FMD virus
Virus LMLM được chia làm 7 type ký hiệu O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3 và
Asia 1. Mỗi type lại có nhiều type phụ (Lê Anh Phụng, 2006).
2.2.2. Hình thái và cấu trúc
Dưới kính hiển vi điện tử virus thường có dạng hình cầu hay hình quả dâu.
Kích thước 20-30nm. Gồm 20 mặt đối xứng, 30 mặt cạnh và 10 đỉnh (Trần Thanh
Phong, 1996).
Hạt virus có cấu tạo bởi phần trung tâm là acid nucleic (chứa khoảng 30%),
phần bao bọc bên ngoài là các protein tạo thành 1 capsid với 60 đơn vị gọi là
capsome. Mỗi capsome có 4 loại protein: VP1, VP2, VP3, VP4, trong đó, VP1 giữ
vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh cũng như là loại kháng nguyên chính
tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM, còn VP4 nằm bên trong capsome có chức
năng kết dính ARN với capsome.
Virus LMLM không có vỏ bọc (vỏ bọc của virus thường được cấu tạo bằng
một lớp lipid) (Bùi Quý Huy, 2007).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1. Cấu trúc bề mặt của virus LMLM dưới kính hiển vi điện tử
( />
2.2.3. Phân loại và biến chủng của virus
Virus LMLM có 2 đặc tính đặc biệt có liên quan đến dịch tễ học đó là tính đa

type và tính dễ biến đổi kháng nguyên. Các type tuy gây ra những triệu chứng
giống nhau nhưng lại không gây miễn dịch chéo. Người ta nhận thấy rằng con vật
bị bệnh đã lành rồi lại có thể mắc bệnh lại nhiều lần. Đó là không phải khác nhau
về độc lực mà do khác nhau về cấu trúc kháng nguyên.

4


Hiện nay đã xác định có 7 type virus LMLM: O, A, C, Asia 1, SAT1, SAT2,
SAT3. Mỗi type virus lại biến chủng thành nhiều type phụ (Bùi Quý Huy, 2007).
Bảng 1. Số type phụ của virus LMLM
Type

Số type phụ

O

11

A

32

C

05

Asia 1

03


SAT1

07

SAT2

03

SAT3

04

TỔNG

65

(Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005)

Trung

Cho đến nay chưa phát hiện thêm type virus nào mới nhưng các chủng virus
LMLM do có cấu tạo kháng nguyên là ARN nên liên tục biến đổi tạo ra các subtype
mới.Học
Việc định
virus
chủ yếu
dựa@
vàoTài
sự khác

về tính
nguyên (Bùi
tâm
Liệutype
ĐH
Cần
Thơ
liệunhau
học
tậpkháng
và nghiên
cứu
Quý Huy, 2007).
Theo Hạ Lương Trụ (1997), không có miễn dịch chéo giữa các type và chỉ có
miễn dịch chéo giữa một số type phụ trong phạm vi 1 type. Các type khác nhau
phân bố khác nhau tùy vùng hay địa phương.
2.2.4. Đặc tính nuôi cấy của virus
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Có thể nuôi cấy virus LMLM:
Trên tổ chức da (thượng bì) sống như: tổ chức da của thai heo, bò, chuột con.
Trên màng niệu nang thai phôi.
Trên thượng bì lưỡi bò trưởng thành.
Tuy nhiên, tổ chức nuôi cấy thích hợp nhất với virus LMLM là tế bào thượng
bì lưỡi bò trưởng thành. Lưỡi phải lấy ngay sau khi mổ, giữ lạnh ở nhiệt độ từ 230C và chỉ dùng trong thời gian 8 ngày. Lột mãnh thượng bì lưỡi có mụn nước đem
ra pha chế.
Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc heo, thận bê hoặc
cừu non hoặc các dòng tế bào có độ mẫn cảm với virus này (Bùi Quý Huy, 2007).

5



2.2.5. Độc lực của virus
Độc lực của virus là khả năng, mức độ gây bệnh của virus. Khả năng gây
bệnh của virus không chỉ phụ thuộc vào bản thân virus mà còn phụ thuộc vào ký
chủ và môi trường xung quanh. Đối với virus LMLM, mọi type virus được coi là
cường độc mà không có chủng nào là nhược độc.
Về mặt lâm sàng, ký chủ nhiễm virus có thể biểu hiện lâm sàng dưới nhiều
mức độ khác nhau, từ bệnh rất nghiêm trọng đến dạng lâm sàng thể ẩn. Ngay trong
một ổ dịch do cùng một virus gây ra, ta cũng có thể thấy nhiều tính kháng nguyên
và độc lực của virus, đó là hai tính chất hoàn toàn độc lập nhau. Đối với một số
virus khác, khi bị nhược độc thì tính kháng nguyên có khả năng giảm đi, hoặc khả
năng gây bệnh cho loài động vật này có thể gắn liền với một tính kháng nguyên
riêng biệt. Virus LMLM không có đặc điểm trên. Do đó, trên lâm sàng ta có thể
thấy các hiện tượng sau: một type virus có cùng một tính kháng nguyên, nhưng lần
này thì chỉ gây bệnh cho heo, lần khác hoặc nơi khác thì gây bệnh cho bò hoặc gây
bệnh cho cả hai loài. Như vậy, tại một ổ dịch sau khi đã xác định subtype gây bệnh
và loại vaccine có đồng tính kháng nguyên thì có thể dùng vaccine đó cho mọi loại
gia súc, trừ khi nhà sản xuất chế tạo vaccine riêng biệt cho từng loài gia súc do sự
khác nhau về chất bổ trợ mà thôi. Thông thường chất bổ trợ cho heo khác với chất
bổ trợ cho loài nhai lại (Bùi Quý Huy, 2007).
2.2.6. Sức đề kháng và sự tồn tại của virus

Trung tâm Học
ĐH
Cần
Thơvirus
@bền
Tàivững
liệu
học
tập

vànhưng
nghiên
cứu
TheoLiệu
Lê Anh
Phụng
(2006),
ở pH
= 7,2
– 7,6
rất mẫn
cảm với pH <4 và pH >11. Virus hoàn toàn mất khả năng gây nhiễm ở pH <6.
Theo Hạ Lương Trụ (1997), ở pH=6 mỗi phút diệt được 90% virus, ở pH=5
mỗi giây diệt được 90% virus.
Theo Bùi Quý Huy (2007), virus LMLM có sức đề kháng tương đối mạnh
đối với môi trường xung quanh.

6


Bảng 2. Mối quan hệ giữa môi trường với sự tồn tại của virus
Môi trường xung quanh

Số ngày tồn tại

Nơi rác rưởi khô

14 ngày

Nơi rác rưởi ẩm ướt


8 ngày

Nước tiểu

39 ngày

Đống phân có bề dầy 30cm

6 ngày

Mặt đất: mùa thu

28 ngày

mùa hè

3 ngày
0

Cỏ khô ở nhiệt độ 22 C

20 tuần

Nước thải chuồng trại:
17-210C

21 ngày

4-130C


103 ngày

0

37 C

vài ngày

-30 - -700C

12 ngày

Ánh nắng chiếu trực tiếp

1 giờ

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Hạ Lương Trụ, 1997)

Bảng 3. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự tồn tại của virus trong mô bào
Nhiệt độ

Thời gian tồn tại

Dưới -200C

3-4 năm


30-600C

30-40 phút

60-700C

30 phút

760C

15 phút

800C

3 phút

860C

1 phút

(Hạ Lương Trụ, 1997)

Do không có vỏ bọc (vỏ bọc của virus thường được cấu tạo bằng một lớp
lipid) nên virus không nhạy cảm với dung môi tan lipid như ether, chloroform. Các
dẫn chất phenol và cồn cũng ít có tác dụng. Formol, thuốc tím, hợp chất thủy ngân

7


và acid lactic là những chất sát trùng tốt. Virus bị phá hủy nhanh chóng bởi dung

dịch kiềm (dung dịch NaOH 1 – 2% có thể diệt virus trong 1 – 2 phút) và formol
(formol 0,5% được dùng trong chế tạo vaccine). Dựa trên đặc điểm đề kháng của
virus, Cục Thú Y (2001) có qui định hóa chất cho việc khử trùng tiêu độc như sau:
NaOH 2%, formol 1 – 2 %, biodine 0,33%, lindores 0,42%,.... Ngoài ra cần rải thêm
vôi bột ở các lối đi (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005).
2.2.7. Tính sinh miễn dịch
Theo Thái Thủy Phượng (2006), khi vào cơ thể virus LMLM sẽ gặp phải các
hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm:
Miễn dịch cục bộ: không đặc trưng, do nó luôn có sẵn trong cơ thể con vật
(hạch, niêm mạc,…) và tạo phản ứng với bất kỳ một tác nhân gây bệnh nào.
Miễn dịch dịch thể: sau khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhân lên,
phá hủy tế bào, gây sốt và cơ thể bắt đầu sinh miễn dịch, cơ chế này xảy ra sau vài
ngày khi mầm bệnh tấn công, sớm nhất là 3 ngày (trễ nhất là sau 4-21 ngày). Sau
đó miễn dịch tăng dần đến ngày thứ 21 có thể đạt tối đa và tồn tại đủ bảo hộ trong
4-6 tháng. Miễn dịch tự nhiên ở heo chỉ kéo dài nhiều nhất khoảng 6 tháng và sau
đó sẽ giảm dần. Giai đoạn giảm kháng thể từ 6-12 tháng và độ mẫn cảm với bệnh
ngày một tăng lên. Nếu trong giai đoạn này bị nhiễm virus thì gây nên miễn dịch
cao hơn.
sẽ tạo
miễn
dịch
bệnh và nó
Thường
ngay
sauCần
khi con
vật khỏi
Trung tâm Học
Liệu
ĐH

Thơ
@ bệnh
Tài thì
liệu
học
tập
vàvớinghiên
cứu
có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, có thể đến vài năm (đối với bò). Tuy vậy,
những con vật đã mắc bệnh trước đó vẫn có thể tái phát bệnh. Hiện tượng này có
thể được giải thích do sức đề kháng của vật chủ nhưng chủ yếu là vì tính đa type
của virus, cơ thể vật chủ chỉ miễn dịch riêng đối với type đã mắc phải trước đó.
Miễn dịch dịch thể có khả năng truyền từ mẹ sang con qua sữa đầu.
2.3. Dịch tễ học bệnh lỡ mồm long móng
2.3.1. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng trên thế giới
Dịch bệnh LMLM đã xảy ra ở nhiều châu lục như: Châu Âu, Châu Phi, Châu
Á và Nam Mỹ.
Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều ổ dịch xảy ra rải rác ở Châu Âu.
Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1950 có khoảng 10.000 – 100.000 ổ dịch xảy ra mỗi
năm ở một số nước Tây Âu (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005).
Theo Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO),
từ năm 1981-1985 bệnh lỡ mồm long móng đã xảy ra ở 80 nước trên thế giới.
Trong đó có 43 ổ dịch địa phương. Riêng với type A đã phân lập được ở 49 nước
trên thế giới, trong đó có 30 ổ dịch địa phương như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức
và Ý. Virus type Asia 1 tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, 3 type SAT tìm thấy ở Cộng Hòa
Ả Rập, lục địa Châu Phi (Bùi Quý Huy, 2007).

8



Năm 1982 dịch LMLM xảy ra tại đảo Funen của Đan Mạch từ một trại bò
sữa 66 con, chẩn đoán thấy virus type O. Sau 3 tháng Đan Mạch thông báo hết dịch
(Lý Văn Trọng, 1997).
Năm 1997, một ổ dịch LMLM được báo cáo ở Đài Loan đưa đến hậu quả là
phải giết hủy hơn 4 triệu con heo, chiếm gần 38% số heo cả nước. Thiệt hại khoảng
6 triệu đô la. Tác nhân gây bệnh là virus LMLM type O (O/Taw/97). Trong ổ dịch
này chỉ xảy ra trên heo, không xảy ra trên cừu và dê, kể cả các cừu và dê được nuôi
trong các trang trại có heo mắc bệnh LMLM (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005).
Cuối năm 1999 và 2000, nhiều ổ dịch LMLM xảy ra ở một số nước Đông
Nam Á, tác nhân gây bệnh của tất cả các ổ dịch này là dòng virus LMLM serotype
O PanAsia. Dòng virus này có nguồn gốc từ Ấn Độ (1990) và lây sang Trung
Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu, lây sang Trung Quốc vào năm 1999 và sau đó lan
tới Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật, Mongolia và miền Đông nước Nga (Nguyễn
Thị Ánh Tuyết, 2005).
Năm 1999-2000 xảy ra dịch LMLM trên cừu và dê ở Đài Loan nhưng quy
mô dịch nhỏ hơn năm 1997, tác nhân gây bệnh là virus type O (O/Taw/99) khác với
type phân lập được năm 1997 là (O/Taw/97) nhưng liên quan gần với virus lưu
hành ở Trung Đông và Ấn Độ (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2005).
Năm 2000 bệnh LMLM xảy ra ở Nhật Bản và 2 năm 2001-2002 xảy ra ở Bắc
Triều Tiên. Type virus gây bệnh thuộc dòng pan-Asian O.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 2000 Hy Lạp đã báo cáo có 14 ổ dịch Type Asia 1 trong đó 12 ổ dịch ở
quận Evros giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, 2 ổ dịch khác ở Xanthi là quận sát bên.
Ổ dịch cũ của Hy Lạp vào tháng 9/1996 cũng ở quận Evros, lúc đó type gây bệnh là
O1 (Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, 2001).

Năm 2001 tình hình dịch LMLM đa có nhiều thay đổi. Bệnh thành đại dịch
ở nước Anh và gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi của nước này. Tính đến tháng
4/2001 Chính phủ Anh đã phải chi cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch và các

thiệt hại khác do dịch lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau dó dịch một loạt ở các nước
thuộc Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Đến tháng 7/2001 đã có trên 40
quốc gia có dịch LMLM xảy ra (Bùi Quý Huy, 2007).
Từ ngày 07-11/02/2004, xảy ra 3 ổ dịch trên 251 bò và 276 cừu nuôi tại tỉnh
Dornogobi, Mông cổ. Tác nhân gây bệnh là virus LMLM type O.
Ngày 24/04/2004, Trung Quốc đã xảy ra bệnh LMLM trên bò nuôi tại
Jiangsu và Shandong, tác nhân gây bệnh là virus LMLM type Asia 1 (Nguyễn Thị
Ánh Tuyết, 2005).
Theo thông báo của OIE, năm 2004 có 48 quốc gia có dịch LMLM. Type
SAT1, SAT2, SAT3 được báo cáo ở Châu Phi và type Asia1 ở Châu Á.
Từ nhưng năm 80 đến nay các type, subtype virus LMLM đã phân bố trên
thế giới được trình bày ở bảng sau:

9


Bảng 4. Sự phân bố các type và subtype virus LMLM trên thế giới
Phân bố các type và subtype virus LMLM

Các
châu lục

O

A

C

Asia 1


Châu Âu

O1

A, A5, A22

C1

Asia 1

Châu Á

O1, O5, O6,
O2, O11

A5, A22, A15,

C1, C4

Asia 1

Châu Phi

O0, O1

A22, A21

Châu Mỹ

O1


A24

C

SAT 1,2,3

SAT 1,2,3

C3, C84

(Bùi Quý Huy, 2007)

2.3.2. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng ở khu vực Đông Nam Á trong những năm
gần đây

Trung

Theo báo cáo của OIE (2000), tình hình bệnh LMLM trong những năm gần
gây Liệu
thiệt hạiĐH
nghiêm
trọng
đối với
nướchọc
Đôngtập
Namvà
Á, cụ
thể là năm
đây đã

tâm
Học
Cần
Thơ
@ một
Tàisốliệu
nghiên
cứu
1998 ở Campuchia bệnh đã xảy ra ở 12 trong số 21 tỉnh, trong đó có tới 35.302 trâu,
bò và heo bị nhiễm, 22 con trong số này đã bị chết. Virus gây bệnh là type O. Năm
1999 cũng là virus type này gây ra ở 28 ổ dịch tại Campuchia.
Ở Lào , đầu năm 1998 có 1 ổ dịch đã nổ ra tại Vientiane do type Asia 1 gây
ra. Đến tháng 09/1998 tại Attapeu đã xảy ra 1 ổ dịch lớn do type O gây ra và ổ dịch
này lan sang huyện Paksing của tỉnh Champassack, sang năm 1999 có tới 37 ổ dịch
do type O và Asia 1 gây ra trên nhiều tỉnh của Lào.
Ở Philippines, bệnh LMLM xảy ra liên tục (1995-1999) đều do type O gây ra
và trong năm 1999 nước này đã tổng kết được khoảng 370 ổ dịch đã xảy ra cũng do
virus type O.
Ở Thái Lan, bệnh xảy ra chỉ có type O và A, năm 1998 có 9 vùng trên nước
Thái Lan bị dịch LMLM do type A gây ra, chủ yếu tập trung ở Miền Bắc và Đông
Bắc. Đến năm 1999, Thái Lan tổng cộng có 48 ổ dịch xảy ra trong năm này do 2
type virus O và A gây ra.
Ở Malaysia và Myanmar, dịch LMLM xảy ra cũng gây nhiều thiệt hại đáng
kể, chủ yếu là do type A và Asia 1 gây ra, riêng Malaysia đến năm 1999 mới phát
hiện có type O, còn ở Myanmar từ năm 1980-1998 không tìm thấy type A, đến năm
1999 type A mới được tìm thấy.

10



Riêng ở Singapore, năm 2000 đã được OIE công nhận là quốc gia sạch bệnh
LMLM không có tiêm phòng, ổ dịch cuối cùng của nước này được ghi nhận vào
năm 1983 tại đảo Java (Huỳnh Tấn Đoàn, 2007).
2.3.3. Tình hình bệnh lỡ mồm long móng ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nha Trang vào năm 1898,
sau đó bệnh lan rộng ra cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Năm 1920 có dịch ở Trung Nam Bộ. Trong 2 năm 1921-1922 ở các tỉnh
miền Bắc xảy ra 690 ổ dịch làm 13.018 trâu, bò, heo bị bệnh, trong đó có 446 con bị
chết. Ở Miền Đông Nam Bộ.
Năm 1937-1940 một vụ dịch mạnh lan tràn khắp tỉnh Quãng Ngãi, ở miền
Bắc bệnh chỉ xảy ra ở Sơn Tây, Thanh Hóa.
Năm 1948-1949, dịch xảy ra ở Thủ Đức Sài Gòn, Nam Bộ, Tây Nguyên.
Năm 1950 có dịch ở Sài Gòn–chợ Lớn, Bắc Ninh, Hà Đông, Châu Đốc, Huế,
Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Kiến An, Hải Phòng, Hồng Gai, Sơn
Tây, Phú Thọ, Kiến Thụy, Thái Bình, Sa Đéc, Long Xuyên, Tây Ninh.
Năm 1951 có dịch ở Tây Ninh, Mỹ Tho, Thừa Thiên Huế, Hà Đông, Kiến
An–Thái Bình, Sơn Tây, Sài Gòn, Chợ Lớn, Ban Mê Thuột.
Năm 1952, bệnh xuất hiện ở Thừa Thiên Huế đến năm 1953 thì lan vào Nam

Trung tâm
Học
Trung
Bộ. Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đến năm 1954 bệnh lan rộng ra nhiều tỉnh miền Bắc với 179 ổ dịch. Tháng
04/1955 bệnh bộc phát ở liên khu 3 rồi lan sang khu Tả ngạn, liên khu Việt Bắc,
liên khu 4,…ở thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. Từ tháng 5-7/1995 bệnh
lan ra 11 tỉnh và 3 thành phố. Cho đến năm 1995, dịch căn bản mới được dập tắt.
Đến năm 1960 dịch phát ra ở 9 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Theo báo cáo của Cục Thú Y, diễn biến dịch LMLM trong những năm qua
như sau:

Đến năm 1960 nhờ các biện pháp chống dịch triệt để, bệnh đã bị tiêu diệt ở
Miền Bắc.
Ở Miền Nam năm 1969–1970 có dịch nghiêm trọng trên đàn trâu ở khu vực
Sài Gòn-Chợ Lớn, từ đó lây sang các tỉnh lân cận và tấn công vào 5 trại heo công
nghiệp ở Nam Bộ.
Năm 1975 dịch LMLM xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh Phía Nam. Từ năm 19761983, Cục Thú Y đã thống kê được 98 ổ dịch tại các tỉnh phía Nam, làm 26.648
trâu, bò và 2.919 heo mắc bệnh. Riêng năm 1983, các ổ dịch từ trâu, bò đã lan sang
một trại heo công nghiệp ở huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai làm 2.200 heo bị
bệnh.

11


Năm 1989 dịch xảy ra ở 3 huyện của tỉnh Đồng Nai làm 3.514 trâu, bò, heo
bị bệnh.
Năm 1990, dịch xuất hiện tại 4 huyện của tỉnh Bình Thuận làm hơn 7.500
trâu, bò, heo bị chết.
Ở Miền Bắc, sau 32 năm thanh toán được bệnh thì tháng 01/1993 đột nhiên
xuất hiện một ổ dịch tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trên
trâu, bò. Sau đó dịch lan ra Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, rồi Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu làm 32.260 trâu, bò và 1.612 heo bị
bệnh.
Năm 1995 bệnh LMLM đã xảy ra liên tiếp trên địa bàn 107 huyện của 26
tỉnh thành với tổng số 286.000 trâu, bò và 11.021 heo bị bệnh (Bùi Quý Huy, 2007).
Sau mấy năm dịch tạm lắng xuống, chỉ còn có một số dịch nhỏ thì đến năm
2000 bệnh lại phát trở lại. Trong năm 2000, cả nước có 60 tỉnh thành có bệnh
LMLM (trừ An Giang). Dịch xảy ra trên 439 huyện và 3.773 xã làm 427.273 trâu
bò và 74.800 heo mắc bệnh. Trong thời gian này có 17.431 trâu bò và 24.624 heo
chết và bị hủy.
Năm 2003 bệnh LMLM đã xảy ra ở 28 tỉnh thành thuộc cả 3 miền Bắc,

Trung, Nam, số gia súc mắc bệnh là 16.906 con, trong đó chết và xử lý là 2.263
con.

Trung tâm Học
Cần Thơ
@hiện
Tàiởliệu
họcphường
tập và
nghiên
cứu
NămLiệu
2004 ĐH
dịch LMLM
đã xuất
932 xã,
thuộc
232 quận,
huyện ở 48 tỉnh, thành phố với 71.736 trâu, bò, 125 dê và 1.858 heo mắc bệnh.
Năm 2005, vẫn còn dịch ở 26 tỉnh, thành phố. Số gia súc mắc bệnh là
28.241 con, trong đó số chết và xử lý là 582 con (Bùi Quý Huy, 2007).
Sang năm 2006, dịch LMLM đã xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước thời điểm
tháng 5, tháng 6/2006 là cao điểm của dịch, có ngày xuất hiện 40 ổ dịch, sau đó số ổ
dịch giảm dần. Dịch bệnh đã xảy ra ở 164 huyện thuộc 40 tỉnh/thành phố. Điều
đáng quan tâm là trước năm 2004 ở Việt Nam chỉ xuất hiện virus type O, từ tháng
08/2004 đến nay phát hiện thêm 2 type mới là A và Asia 1 (Bùi Quang Anh, 2007).
Sáu tháng đầu năm 2007 vẫn có 17 tỉnh thành có dịch. Tháng 03-04/2008 đã
phát hiện 2 tỉnh có dịch là Nghệ An và Hà Tĩnh (www.tuoitre.com.vn).
2.3.4. Động vật nhiễm bệnh
Trong tự nhiên

Các loài thú nhà và thú hoang có móng chẽ như: trâu, bò, heo, dê, cừu, nai,
hươu,..đều có thể mắc bệnh. Trong đó trâu, bò mẫn cảm nhiều nhất kế đến là heo,
cừu, dê, lạc đà. Virus ít gây bệnh cho voi, tê giác, hươu, nhím, chuột. Người hiếm
khi bị bệnh. Virus không gây bệnh cho ngựa, chim, gia cầm (Lê Anh Phụng, 2006).

12


Bệnh nguy hiễm nhất đối với thú non như: bê, nghé, heo con đang thời kỳ bú
sữa và động vật nhỏ giữ vai trò quan trọng trong việc mang trùng (Bùi Quý Huy,
2007).
Trong phòng thí nghiệm
Theo Vanman, tiêm virus cho bê mới đẻ ra chưa bú mẹ sẽ gây bệnh làm chết
bê con trong vòng 38 giờ. Phủ tạng bê, đặc biệt cơ tim, phổi, xương, chứa nhiều
virus. Ngoài bò ra trong phòng thí nghiệm, người ta hay dùng chuột lang rất cảm
thụ qua các đường trong da, dưới da, bắp thịt, phúc mạc và tĩnh mạch. Phương
pháp tiêm tốt nhất là tiêm trong da, nội bì bằng cách khía da hoặc tiêm nội bì ở gan
bàn chân (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Ngoài ra có thể dùng chuột nhắt 7-10 ngày tuổi tiêm phúc mạc sẽ làm chuột
chết sau 24-30 giờ (Lê Anh Phụng, 2006).
2.3.5. Chất chứa mầm bệnh
Trên con vật mắc bệnh, các mụn nước, dịch của mụn và vẩy mụn chứa rất
nhiều virus. Virus có trong mụn tiên phát và mới mọc 5 ngày. Sau khi hình thành
mụn thứ phát thì mụn nước không còn virus nữa. Máu, các phủ tạng và các chất bài
tiết cũng có virus trong khoảng thời gian trên. Độc lực của nước miếng, nước tiểu,
phân, sữa, nước mắt, nước mũi cao nhất khi mụn ở miệng vỡ và có thể kéo dài đến
ngày thứ 13 (Bùi Quý Huy, 2007).

Trung tâm Học
Liệu

ĐHcòn
Cần
@ngoài
Tàilẫn
liệu
tập và
vàmảnh
nghiên
đượcThơ
thải ra
với học
nước mụn
ngoại cứu

Ngoài
ra, virus
của mụn nước bị vỡ (Nguyễn Lương, 1997).
Tường, nền chuồng, máng ăn, chất lót chuồng, rơm, cỏ, nước rửa chuồng,
các đồ vật và dụng cụ tiếp xúc với thú ốm đều có thể là nguồn virus. Virus có thể
vấy nhiễm vào quầy thịt, những sản phẩm từ thịt, sữa, thức ăn gia súc (từ bột thịt,
bột xương), nước uống, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ... và có thể mang virus đi xa (Bùi
Quý Huy, 2007).
Thú khỏi bệnh có thể mang mầm bệnh đến hàng năm sau đó và là vật mang
trùng nguy hiểm (Nguyễn thị Ánh Tuyết, 2005).
2.3.6. Đường xâm nhập
Virus có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa, hô hấp, những vết xây sát hoặc
vết thương (Lê Anh Phụng, 2006).
Virus có thể qua đường sinh dục, qua các niêm mạc, qua da của vú và vành
móng (Nguyễn Lương, 1997).
2.3.7. Phương thức lây lan

Bệnh lây lan mạnh vào thời kỳ đầu của bệnh, trước khi có mụn nước, tức là
ngay trong thời kỳ nung bệnh vì lúc ấy mọi chất thải và chất tiết đều có virus. Khi
mọc mụn, khả năng gây bệnh giảm đi 4 ngày sau khi mụn vỡ. Đường lây lan của

13


bệnh LMLM có nhiều đường nhưng chủ yếu vẫn là đường hô hấp (Bùi Quý Huy,
2007).
Phương thức lây lan trực tiếp: Thú mẫn cảm tiếp xúc với thú bệnh như:
nuôi nhốt chung giữa thú bệnh và khỏe, vận chuyển gia súc, bán ở chợ,…
Phương thức lây lan gián tiếp: Virus có thể lây qua thức ăn, nước uống,
nước tiểu, phân, dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc, qua phương tiện vận chuyển,
thú sản.
Khả năng lây truyền qua gió của virus LMLM là rất có ý nghĩa. Dưới các
điều kiện nhất định, virus LMLM có thể được gió lan truyền rất xa, khoảng 60 km
trên mặt đất và 200 km qua đường biển ( Lê Anh Phụng, 2006).
2.3.8. Cơ chế sinh bệnh
Thời kỳ nung bệnh từ 3-7 ngày.

Trung

Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus sản sinh trong tế bào thượng bì của ống
tiêu hóa hoặc ở da gây thủy thũng và hình thành mụn nước khó thấy (mụn sơ phát),
sau đó virus vào máu gây sốt và đến các phủ tạng nhưng do virus có tính hướng
thượng bì nên trong phủ tạng chúng không gặp điều kiện thuận lợi để phát triển,
virus trở lại niêm mạc và da, chủ yếu là tế bào thượng bì non. Do đó ở cuối giai
đoạn sốt, virus nhân lên và gây nên các mụn nước (mụn thứ phát). Mụn nước này
được thấy ở miệng, kẻ chân, da móng chân, vú, mõm, dạ cỏ,..Mụn nước to lên cùng
tâm

Họcứng
Liệu
Thơ
Tài
học
nghiên
cứu
viêm,ĐH
bạchCần
cầu được
huy@
động
tới liệu
làm cho
dịchtập
lâm và
ba trong
của mụn
với phản
nước trở nên đục, sau đó mụn vỡ ra tế bào thượng bì tiếp tục tăng sinh nhanh chóng
không để lại vết sẹo. Nhưng khi có sự kế phát của vi khuẩn sẽ gây hoại tử, bệnh lý
cục bộ ăn sâu vào bên trong có khi gây bại huyết làm con vật chết hoặc suy yếu (
Hồ Thị Việt Thu, 2000). Ngoài ra virus có thể theo máu đến tim gây viêm nội tâm
mạc hoại tử điểm, ảnh hưởng chủ yếu ở tâm thất dẫn đến suy yếu chức năng tim và
cuối cùng suy tim rồi chết (tim da cọp) (Donalson, 2000). Virus có thể theo tuần
hoàn của thú mẹ qua nhau thai gây sẩy thai (Trần Thanh Phong, 1996).

14



×