TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HOC ỨNG DỤNG
QUÁCH THỊ BẾ
NUÔI CẤY, PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VI KHUẨN S.
ENTERITIDIS VÀ S. TYPHIMURIUM TRÊN PHÂN VỊT
NGHI BỆNH THƯƠNG HÀN TẠI QUẬN CỜ ĐỎ, Ô MÔN
THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ – Tháng 12/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BÁC SĨ THÚ Y
NUÔI CẤY, PHÂN LẬP, ĐỊNH DANH VI KHUẨN S.
ENTERITIDIS VÀ S. TYPHIMURIUM TRÊN PHÂN VỊT
NGHI BỆNH THƯƠNG HÀN TẠI QUẬN CỜ ĐỎ, Ô MÔN
THUỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo Viên Hướng dẫn:
ThS: Nguyễn Thu Tâm
Sinh viên thực hiện:
Quách Thị Bế
MSSV: 3064567
Lớp: Thú Y K32
Cần Thơ – Tháng 12/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: “ Nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn S. enteritidis và S.
typhimurium trên phân vịt nghi bệnh thương hàn tại quận Cờ Đỏ, Ô Môn
thuộc Thành Phố Cần Thơ” do sinh viên: Quách Thị Bế thực hiện tại khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Duyệt Bộ Môn
Nguyễn Thu Tâm
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
i
LỜI CẢM TẠ
Qua bao năm tháng được học tập dưới mái trường, hôm nay khi luận văn tốt
nghiệp đã hoàn thành tôi đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trong những giây
phút còn lại của thời sinh viên, tôi không biết nói gì hơn là:
Xin kính dâng lên cha mẹ
Người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn đặt hết niềm tin yêu vào tôi lòng
biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành biết ơn cô Nguyễn Thu Tâm
Người đã hết lòng tận tụy, chỉ bảo, động viên để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Quý thầy cô trong bộ môn Thú Y và Chăn Nuôi đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn
Anh chị em của tôi, cùng tất cả bạn bè, những người bạn thân thiết trong và
ngoài lớp Thú Y K32 luôn luôn giúp đỡ, động viên cũng như chia sẽ những hạnh
phúc, khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin nói lời cảm ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã dành thời
gian đọc, xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài tốt nghiệp của tôi.
Dù mai này có sống và làm việc tại nơi nào, trong lòng tôi lúc nào cũng nhớ
đến những tình cảm quý báo này.
Quách Thị Bế
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................... iii
Danh mục bảng, hình, sơ đồ ............................................................................ vi
Tóm lược .......................................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 3
2.1 Một số đặc điểm sinh học của vịt .................................................. 3
2.1.1 Đặc điểm da và lông ................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt ............................... 3
2.1.3 Một số bệnh thường gặp khi nuôi vịt........................................ 5
2.2 Bệnh thương hàn trên vịt ............................................................... 6
2.2.1 Nguyên nhân và phương thức truyền lây .................................. 6
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh ..................................................................... 7
2.2.3 Triệu chứng ............................................................................. 8
2.2.4 Bệnh tích ................................................................................. 9
2.3 Sơ lược về vi khuẩn Salmonella spp. ............................................. 9
2.3.1 Lịch sử phát triển và phân loại của Salmonella spp. ................. 9
2.3.2 Hình thái vi khuẩn Salmonella spp........................................... 11
2.3.3 Đặc tính nuôi cấy ..................................................................... 11
2.3.4 Đặc tính sinh hoá. .................................................................... 12
2.3.5 Tính biến dị. ............................................................................ 13
2.3.6 Sức đề kháng ........................................................................... 13
2.3.7 Cấu tạo kháng nguyên ............................................................. 13
2.3.8 Độc tố của vi khuẩn ................................................................. 16
iii
2.3.9 Tính gây bệnh trên gia súc, gia cầm ......................................... 17
2.3.10 Đối tượng mắc bệnh............................................................... 19
2.4 Bệnh thương hàn và ngộ độc do Salmonella spp. trên người.......... 20
2.4.1 Sơ lược về vi khuẩn S. typhimurium và S. enteritidis ............... 20
2.4.2 Cơ chế gây độc ........................................................................ 21
2.4.3 Một số thông tin về tình hình ngộ độc thực phẩm .................... 23
2.5 Tình hình nghiên cứu Salmonella spp. ở gia cầm trong và ngoài nước
............................................................................................................ 24
2.5.1 Tình hình nghiên cứu Salmonella spp. ở gia cầm trong nước ... 24
2.5.2 Tình hình nghiên cứu Salmonella spp. ở gia cầm ngoài nước .. 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............... 27
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................. 27
3.1.1 Mẫu ......................................................................................... 27
3.1.2 Thiết bị dụng cụ ....................................................................... 27
3.1.3 Hóa chất và môi trường ........................................................... 27
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ................................................ 28
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu .............................................................. 28
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy, phân lập .............................................. 28
3.2.3 Phương pháp xác định khuẩn lạc.............................................. 30
3.2.4 Kiểm tra đặc tính sinh hoá ....................................................... 30
3.3 Phương pháp định danh tìm S. enteritidis và S. typhimurium ......... 34
3.4 Kháng sinh đồ ............................................................................... 35
3.4.1 Nguyên tắc .............................................................................. 35
3.4.2. Môi trường làm kháng sinh đồ ................................................ 35
3.4.3 Đĩa làm kháng sinh và cách điều chế canh khuẩn ..................... 35
3.4.4 Phương pháp làm kháng sinh đồ .............................................. 35
3.4.5 Đọc kết quả ............................................................................. 35
3.5 Xử lý số liệu.................................................................................. 36
iv
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 37
4.1 Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trên các mẫu phân vịt ....................... 37
4.2 Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. theo địa bàn quận ............................. 38
4.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. theo lứa tuổi ..................................... 38
4.4 Kết quả định danh vi khuẩn Salmonella spp. ................................. 39
4.5 Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh .. 40
Chương 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ................................................................. 42
5.1 Kết luận......................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ......................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân chia loài, phụ loài Salmonella spp. dựa trên chủng huyết thanh học.
........................................................................................................................ 10
Bảng 2: Đặc tính sinh hóa của một số loài Salmonella spp. ............................. 12
Bảng 3. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella spp. ............. 14
Bảng 4. Tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2004 – 2005 ..................................23
Bảng 5. Các nguyên nhân gây ngộ độc năm 2004 – 2005 .................................23
Bảng 6. Ngộ độc tại bếp ăn tập thể năm 2004 – 2005 .......................................23
Bảng 7. Các nguyên nhân gây ngộ độc bếp ăn tập thể năm 2004 – 2005 ...........24
Bảng 8: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ vịt còi cọc. ...................37
Bảng 9: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. trên từng quận ..................38
Bảng 10: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. theo lứa tuổi ...................38
Bảng 11: Kết quả định danh 2 chủng vi khuẩn Salmonella spp. phân lập ..........39
Bảng 12: Kết quả kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella spp. ................................................................................................40
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình thái vi khuẩn Salmonella spp. ......................................................11
Hình 2: Vịt làm mẫu .........................................................................................28
Hình 3: Khuẩn lạc Salmonella spp. trên môi trường BGA ................................30
Hình 4: Khuẩn lạc Salmonella spp. trên môi trường XLD .................................30
Hình 5: Kết quả thử sinh hóa của Salmonella spp. ............................................33
Hình 6: Kháng huyết thanh chuẩn O4, O9 ........................................................34
Hình 7: Kháng huyết thanh chuẩn H:i, H:g,m ...................................................34
Hình 8: Kết quả thử tính nhạy cảm của vi khuẩn Salmonella spp. đối với kháng
sinh...................................................................................................................36
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sự lây nhiễm của Salmonella spp. trong tự nhiên................................19
Sơ đồ 2. Quy trình phân lập vi khuẩn Salmonella spp .......................................29
vi
TÓM LƯỢC
Qua quá trình phân lập, nuôi cấy vi khuẩn Salmonella spp. trên 96 mẫu phân
của vịt còi cọc, ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, chậm lớn thu thập được tại 2 quận Cờ Đỏ và Ô
Môn thuộc khu vực thành phố Cần Thơ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2010 có 32
mẫu dương tính với Salmonella spp. chiếm tỷ lệ 33,33%. Kết quả kiểm tra tính nhạy
cảm của Salmonella spp. với các kháng sinh Norfloxacin (37,5%), Gentamycin
(34,4%), Neomycin (34,4%), Colistin (21,4%), Tetracycline (18,7%), Amoxicillin
(3,1%), Streptomycin (0.0%). Kết quả định danh 32 mẫu dương tính có 6 mẫu hiện
diện S. enteritidis chiếm tỷ lệ 18,75% và chưa tìm thấy S. typhimurium trên mẫu
khảo sát.
vii
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp có tiềm năng nuôi vịt rất lớn. Ngoài ra với
diện tích sông ngòi dày đặc cho nên nghề nuôi vịt rất được ưa thích từ Bắc tới Nam
vì nuôi vịt chăn thả rất phù hợp với điều kiện ngoại cảnh, điều kiện sinh thái và có
hiệu quả kinh tế cao.
Với kinh nghiệm chăn nuôi theo lối cổ truyền của nhân dân kết hợp với khoa
học kỹ thuật tiên tiến về giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y, … nghề nuôi vịt nước
ta có nhiều thuận lợi phát triển.
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là vấn đề gây nhiều trở ngại đến sự phát triển của
ngành chăn nuôi vịt. Trong đó nổi trội là bệnh thương hàn vịt do vi khuẩn
Salmonella spp. gây ra. Vịt ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, điều này cho thấy mầm
bệnh bài thải ra ngoài môi trường với số lượng lớn và chúng lây lan không những từ
vịt bệnh sang vịt khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Sự tiếp xúc ngẫu nhiên giữa người và động vật trong điều kiện vệ sinh không
thích hợp đã tạo điều kiện cho vi khuẩn lây sang người. Theo Teresa (2000),
Salmonella spp. thường truyền cho người qua nguồn phân và chất thải chăn nuôi.
Salmonella được quan tâm của các nhà nghiên cứu không những bởi thiệt hại do
chúng gây ra đối với chăn nuôi mà còn liên quan đến các vụ ngộ độc thực phẩm ở
người do vi sinh vật gây ra, trong đó Salmonella mà đặc biệt là S. enteritidis và S.
typhimurium là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự cho phép của bộ môn Thú y khoa
Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn S. enteritidis và S. typhimurium trên
phân vịt nghi bệnh thương hàn tại quận Cờ Đỏ, Ô Môn thuộc Thành Phố Cần Thơ”
nhằm kiểm tra sự hịên diện của Salmonella spp. trên phân vịt nghi nhiễm bệnh
thương hàn và kiểm tra tính nhạy cảm của chúng đối với kháng sinh.
-1-
Mục tiêu đề tài: Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella spp. trên phân của
những vịt còi cọc, ủ rủ, mệt mỏi, bỏ ăn, chậm lớn.
Định danh vi khuẩn S. enteritidis và S. typhimurium trên mẫu nói trên.
Thử độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh.
-2-
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số đặc điểm sinh học của vịt.
2.1.1 Đặc điểm da và lông.
Da
Da vịt khá mỏng và không có sự thay đổi theo định kỳ. Không có tuyến mồ
hôi ngoại trừ tuyến phao câu hay còn gọi là tuyến dầu nằm ở phía trên của phần
đuôi. Vịt dùng mỏ rỉa chất dầu nhờn được sản xuất ra từ tuyến này để trải trên bề
mặt bộ lông, có tác dụng đặc biệt quan trọng, như một chất chống thấm nước làm
cho vịt nổi trên mặt nước, giúp vịt bơi lội dễ dàng và không bị thấm lạnh qua lông
khi ngâm lâu trong nước.
Vùng da mỏ của vịt được bao phủ bằng một lớp sừng mỏng, tiếp giáp với các
đầu mút dây thần kinh nên nhạy cảm như một cơ quan xúc giác. Vùng da chân của
vịt cũng được bao phủ bởi lớp sừng không thay đổi.
Lông vịt
Vịt cũng như các loại gia cầm khác, trên bề mặt thân mình được bao bọc bởi
một lớp lông vũ có chức năng như cơ quan điều chỉnh thân nhiệt cho cơ thể. Nhiệm
vụ chính của bộ lông vũ là bảo vệ cho vịt không bị nhiễm lạnh. Giữa lớp lông vũ và
da là lớp không khí, nhờ đó mà thân nhiệt luôn được duy trì ở mức cao.
Vịt con khi nở ra có một lớp lông tơ mềm, mịn và mượt mà nhưng lông này
sẽ được thay nhanh chóng bằng loại lông phủ thô hơn. Cũng như những gia cầm
khác, lông vịt gồm 3 loại khác nhau: lông ống, lông tơ và lông hình sợi.
2.1.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt.
Cấu tạo cơ quan tiêu hóa.
Bộ máy tiêu hóa của vịt có những cấu tạo đặc trưng phù hợp với chức năng
lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn thô, cứng của nó để duy trì quá trình sống, sinh trưởng
và sinh sản. Bộ máy tiêu hóa của vịt bao gồm miệng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ,
ruột non, ruột già, tuyến tụy, túi mật và ống mật.
-3-
Miệng
Vịt không có răng nên dùng mỏ để lấy thức ăn, mỏ vịt dẹt và dài, bên trong
có các mẫu nhỏ để lọc và giữ thức ăn. Mỏ cấu tạo bởi lớp sừng, trong đó có nhiều
sợi dây thần kinh bao bọc.
Lưỡi vịt ở đáy khoang miệng, toàn bộ mặt dưới được phủ một lớp biểu mô
hình vảy xếp thành lớp hướng vào trong cổ họng để làm chức năng chuyển thức ăn
xuống thực quản.
Vịt dùng mỏ lấy thức ăn và nuốt nhờ lưỡi chuyển động nhanh, thức ăn xuống
lưỡi được đẩy nhanh vào thực quản. Vịt có đặc điểm vừa ăn, vừa uống nước để làm
ướt và trơn thức ăn giúp cho quá trình nuốt được dễ dàng. Mặt trong thực quản phủ
lớp cơ dày, gấp nếp, trong đó có các tuyến tiết chất nhầy để bôi trơn thức ăn.
Diều
Diều là bộ phận phình to của phần cuối thực quản. Diều ở vị trí tiếp giáp
giữa ngực và cổ, nằm phía ngoài khoang ngực, được gắn với lớp da cổ và ngực, có
tính đàn hồi lớn giúp cho thức ăn giữ lại đó dễ dàng. Diều không có tuyến tiết dịch
nhầy.
Sự co bóp của diều thực hiện ngay sau khi thức ăn xuống diều. Độ pH của
dịch diều khoảng 4,5–6,0. Nhịp và đợt co bóp của diều phụ thuộc vào lượng thức ăn
có trong diều. Điều hòa sự co bóp của diều do dây thần kinh phế vị và thần kinh phó
giao cảm.
Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến nằm ở giữa diều và dạ dày cơ, dạ dày tuyến tiết ra dịch và men
tiêu hóa sơ bộ. Cơ vòng của dạ dày tuyến phát triển mạnh và chắc.
Thức ăn không được giữ lâu ở dạ dày tuyến mà được thấm dịch chứa men
pepsin rồi chuyển xuống dạ dày cơ. Các dây thần kinh phế vị, dây thần kinh giao
cảm và hệ thần kinh trung ương điều khiển sự chế tiết dịch ở dạ dày tuyến.
Dạ dày cơ
Đây là nơi tập trung số lượng lớn của cơ, phía trong phủ một lớp màng nhầy
rất dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của dịch tiêu hóa và khi dạ dày co bóp
nghiền nhỏ thức ăn thì sỏi sạn không làm tổn thương dạ dày cơ. Màng nhầy dạ dày
cơ có cấu tạo 2 lớp tế bào biểu bì phủ lớp màng và một lớp nhầy với mô liên kết
chặt phía dưới gồm nhiều tuyến hình ống tiết ra dịch nhầy thấm ướt thức ăn trong
khi dạ dày cơ co bóp nghiền nhỏ thức ăn.
-4-
Ruột non
Đoạn trên của ruột non liền với dạ dày cơ, nó gấp khúc gọi là tá tràng. Bên
trong của khoang ruột non là tuyến dịch tiêu hóa và lớp nhung mao nằm khắp bề
mặt trong của ruột non. Bên trong lông mao là những mao dẫn. Thành ruột được
cấu trúc bởi 2 lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc.
Có 2 dạng nhu động ruột: nhu động thuận và nhu động ngược nhờ hệ cơ
vòng và cơ dọc, có 3 tác dụng: đảo trộn, tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Ruột già
Ruột già bao gồm manh tràng và trực tràng. Manh tràng là 2 nhánh xuất phát
từ phần cuối của ruột non. Phần tiếp theo là trực tràng, nối liền với lỗ huyệt.
Túi mật và ống mật
Ống dẫn mật bắt đầu từ thùy phải của gan mang túi mật, đi dọc theo tá tràng
cùng ống dẫn tụy. Dịch mật được đẩy vào tá tràng do sự co bóp mạnh của túi mật.
Sự hấp thu thức ăn ở vịt
Ở gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): miệng, diều, thực quản, dạ dày cơ, dạ dày
tuyến đều hấp thu các chất dinh dưỡng rất hạn chế, chỉ có bộ phận hấp thu chủ yếu
là ruột non. Do phía trong và phía ngoài ruột non có cấu tạo đặc biệt nên có thể hấp
thu các chất dinh dưỡng tốt. Phía trong ruột non có những tế bào lồi lõm, nhấp nhô,
phía trên những lông nhung là vô số tế bào hấp thu. Phía ngoài lông nhung có các vi
nhung. Những lớp lông nhung này làm cho tế bào ruột có cấu tạo thành những nếp
gấp, vì vậy đã làm tăng rất nhiều lần diện tích hấp thu của ruột. Trong quá trình phát
triển hệ thống tiêu hóa, các tế bào cấu thành ổn định, bong vẩy, đổi mới tạo thành
một sự chuyển giao động lực học của mô ruột.
Chức năng tiêu hóa là thủy phân thức ăn, biến thức ăn thành các phần tử nhỏ
để tạo điều kiện cho các tế bào lông nhung ruột hấp thu.
2.1.3 Một số bệnh thường gặp khi nuôi vịt.
Bệnh bướu cổ: bệnh do loại giun chỉ Oshimaia Taiwana gây ra, thường lưu
tồn ở những nơi bùn lầy, nước đọng có nhiều loại giáp xác sinh sống và là ký chủ
trung gian truyền bệnh. Triệu chứng thường gặp là dưới da vùng dưới hầu, đùi,
khớp chân nổi cục bướu.
Bệnh trụi lông: do vịt thiếu ăn hoặc chất lượng thức ăn kém, nghèo protein,
thiếu nước tắm. Ngoài ra, cũng do chuồng trại ẩm thấp, mất vệ sinh, nền cứng và
-5-
nhám. Triệu chứng thường gặp: vịt bị trụi lông không thể mọc được nếu không khắc
phục những nguyên nhân gây ra.
Bệnh nấm phổi: do điều kiện chuồng trại có chất độn ẩm thấp tạo điều kiện
cho các loại nấm phát triển trong đó có loại Aspergillus fumigatus là nguyên nhân
chính gây bệnh nấm phổi với triệu chứng khó thở, phải há miệng ra thở một cách
khó khăn.
Bệnh dịch tả vịt: bệnh do nhóm herpes virus gây ra cho các loại thủy cầm với
những biểu hiện: uể oải, xõa cánh, đi lại khó khăn, không chịu vận động, nằm một
chỗ.
Bệnh tụ huyết trùng: do pasteurella multocida gây ra với những biểu hiện: có
dịch nhờn từ hốc mũi chảy ra, đi phân màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu, chết
đột ngột, chết vào ban đêm.
Đặc biệt bệnh thương hàn vịt do Salmonella spp. gây ra. Bệnh không những
gây hại cho đàn vịt nuôi mà còn gây nguy hiểm cho cả người khi ăn phải thức ăn
nhiễm bệnh nấu không chín.
2.2 Bệnh thương hàn trên vịt.
Bệnh thương hàn vịt hay còn gọi là bệnh Salmonella ở vịt. Vi khuẩn này
thường gây bệnh cấp tính ở vịt con, gây chết tỷ lệ cao 1–60%. Không những thế mà
còn gây nguy hiểm cho người khi dùng phải sản phẩm thịt và trứng đã nhiễm vi
khuẩn này. (Nguyễn Xuân Bình, 1999).
2.2.1 Nguyên nhân và phương thức truyền lây.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Salmonella ở vịt thường do các chủng S. typhimurium, S.
enteritidis, S. anatum, …gây ra. Vịt ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể nhiễm bệnh.
Phương thức truyền lây
Bệnh thương hàn thường phổ biến ở vịt, ngỗng, bồ câu, đôi khi cũng thấy ở
gà và gà tây. Gia cầm non thường mắc bệnh nặng hơn gia cầm lớn. Trong tự nhiên
gia cầm lớn chỉ bị bệnh khi sức đề kháng giảm sút. Bệnh nguy hiểm cho người khi
ăn phải thịt gia cầm chứa bệnh.
Bệnh lây lan bằng nhiều cách. Bệnh lây lan qua trứng, gia cầm non nở ra từ
trứng bệnh không những tự nó mắc bệnh mà còn lây cho những con khác cùng lứa
-6-
tuổi và làm ô nhiễm máy ấp, chuồng nuôi. Vì vậy nếu ấp phải một lượng trứng chứa
căn bệnh, dù nhỏ cũng làm bệnh lan ra rất nhanh.
Vi khuẩn ở vỏ trứng cũng có vai trò lây bệnh gián tiếp hết sức nguy hiểm.
Vì nó không chỉ ở ngoài vỏ chờ cơ hội gây bệnh mà còn có khả năng xuyên qua vỏ
trứng vào bên trong để gây nhiễm cho phôi thai. Nếu ổ đẻ, chuồng nuôi ẩm ướt, dơ
bẩn, có nhiều phân ứ động sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Salmonella tồn tại và bám
vào trong trứng. Người ta còn thấy ở vịt mang trùng, khi đẻ, vi khuẩn bám vào vỏ
trứng ở chổ tiếp nối giữa ống dẫn trứng và trực tràng. Sau khi đẻ trong quá trình
nguội dần, căn bệnh sẽ được hút vào bên trong quả trứng. Ngoài ra tại các lò ấp việc
vệ sinh không đúng kỹ thuật cũng có thể làm tăng độ nhiễm trùng của vỏ trứng.
Ngoài trứng, phân gia cầm bệnh rất nguy hiểm vì là nguồn gốc dẫn đến mọi
sự ô nhiễm khác. Phân chứa căn bệnh làm ô nhiễm nền chuồng và rơm độn chuồng.
Nền chuồng ẩm ướt căn bệnh không chỉ tồn tại trong nhiều tháng mà còn có khả
năng sinh sản. Phân bệnh cũng gây nhiễm trùng các nguồn nước và các ao đầm mà
gia cầm thường bơi lội, tắm rữa. Phân gây nhiễm trùng thức ăn và gây bệnh. Các
phế phẩm lò sát sinh dùng làm thức ăn gia súc nhưng chưa nấu chín, các bột xương,
bột thịt, bột cá nhiễm trùng dễ làm bệnh phát ra.
Ngoài ra, chính gia cầm còn mang trùng, nếu không thường xuyên kiểm tra
máu để loại thải cũng sẽ là nguồn truyền bệnh rất nguy hiểm. (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
Khả năng mang mầm bệnh của vịt là rất lâu dài, I.X.Zagaevxki đã tìm thấy
được Salmonella trong manh tràng và trong túi mật của vịt qua 2 năm 6 tháng khi
triệu chứng lâm sàng của bệnh thương hàn đã mất hết. (Phan Thanh Phong, 1997).
2.2.2 Cơ chế sinh bệnh
Gia cầm lớn phát bệnh thường do vi khuẩn Salmonella ký sinh sẵn ở niêm
mạc đường tiêu hoá hoặc ở một số cơ quan phủ tạng trổi dậy khi sức đề kháng gia
cầm giảm sút. Bệnh ở gia cầm con thường do lây từ phôi thai hoặc từ những con
nhốt chung ngay sau khi mới nở. Ở giai đoạn đầu, căn bệnh gây nhiễm trùng huyết,
niêm mạc, tương mạc. Nếu bệnh tiến triển chậm sẽ xuất hiện các quá trình viêm,
hoại tử ở các cơ quan phủ tạng. Con vật hoặc bị chết hoặc trở thành con vật mang
trùng. Ngoài ra, cũng có trường hợp sau khi nhiễm trùng gia cầm bị bệnh ẩn tính,
không có triệu chứng. Nhưng một lúc nào đó nếu sức đề kháng của cơ thể mất thăng
bằng bệnh sẽ phát ra. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
-7-
Chất chứa căn bệnh.
Vi khuẩn chứa trong máu vịt bệnh, trong gan, lách, tuỷ xương, buồng trứng,
phôi trứng, dịch hoàn, các ổ bệnh và phân. (Phan Thanh Phong, 1997).
2.2.3 Triệu chứng
Khi vịt có tiềm tàng bệnh, triệu chứng đầu tiên là tỷ lệ trứng ung và phôi chết
hay trứng nở không cao. Vịt có thể chết ngay trong lồng ấp hoặc những ngày đầu
sau khi nở.
Vịt bệnh tiêu chảy nặng, mất nước nghiêm trọng, ủ rủ, xã cánh, lông dựng
ngược, sau đó quỵ và suy sụp. Tỷ lệ vịt ốm cao, nhưng tỷ lệ chết chỉ dưới 10%.
Triệu chứng thần kinh chủ yếu là loạng choạng, run, lắc đầu và ngoẹo cổ ở một số
con.
Bệnh nặng nhẹ phụ thuộc nhiều ở chế độ chăm sóc, quản lý, thiếu vitamin A,
các ảnh hưởng stress, …
Bệnh do Salmonella có thể là bệnh thứ phát sau khi phát các bệnh viêm gan
siêu vi trùng và nhiều bệnh do siêu vi trùng khác.
Sau khi bị nhiễm Salmonella, trong thời gian ấp nở, vi khuẩn sinh sôi nảy nở
và làm chết phôi, lòng đỏ không tiêu và chuyển màu thẩm.
Tổn thương đại thể là hoại tử điểm ở gan, thận, manh tràng sưng lên, trong
chứa từng cục như bã đậu. Niêm mạc trực tràng viêm và trương lên chứa nhiều dịch
trắng.
Ở vịt con
Nếu nhiễm bệnh từ mẹ hoặc vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở
(vịt sát).
Nếu nhiễm ít, khi nở ra vịt có triệu chứng:
Xã cánh, rụt cổ, rụng lông, tiêu chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu
trắng.
Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, trọng lượng thấp, vịt ốm yếu.
Có con bị viêm khớp, chân yếu hoặc bị bại liệt.
Phần lớn sau 2–3 ngày vịt hết bệnh nhưng nếu bệnh nặng thì kéo dài 1–2
tuần. Trong trường hợp này, con vật suy yếu trầm trọng, viêm ruột nặng, thở khó
dần rồi chết.
-8-
Ở vịt lớn
Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính như:
Vịt ủ rủ, gầy yếu, xù lông, phân có màu trắng như vôi dính ở hậu môn. Vịt đẻ
trứng giảm, vỏ xù xì, lòng đỏ có máu.
Ở vịt lớn đôi khi cũng xảy ra ở thể cấp tính (thể nhiễm trùng huyết) vịt đột
nhiên ủ rủ, bỏ ăn, tiêu chảy nặng. (Nguyễn Xuân Bình, 1999).
2.2.4 Bệnh tích
Ở vịt con
Vịt con chết mổ thấy lòng đỏ không tiêu (còn to), màu nhợt nhạt.
Lách sưng to gấp 2–3 lần so với bình thường.
Ruột tụ máu, xuất huyết, có sự tích tụ fibrin. Trường hợp nặng, niêm mạc
ruột loét, trực tràng hoại tử.
Nếu bệnh kéo dài cơ tim, phổi, gan, lách có những nốt hoại tử màu vàng
xám, to nhỏ không đều.
Đôi khi có viêm màng bao tim, viêm túi khí hoặc viêm khớp (khớp đầu gối).
Ở vịt lớn
Xác gầy, viêm hoại tử mãn tính ở các cơ quan phủ tạng.
Gan sưng trên bề mặt có những nốt hoại tử màu vàng xám to nhỏ không đều.
Viêm bao tim, bao tim dày lên, trong bao tim có dịch thẩm xuất fibrin.
Lách sưng to, ruột viêm, hoại tử, loét thành từng vệt trên niêm mạc.
Buồng trứng méo mó, dị hình, có màu vàng nâu, xanh đen. Viêm buồng
trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng dính lại
với nhau.
Một số con viêm khớp mãn tính.
Ở con trống có những nốt hoại tử to nhỏ ở dịch hoàn.
2.3 Sơ lược về vi khuẩn Salmonella spp.
2.3.1 Lịch sử phát triển và phân loại của Salmonella spp.
Salmonella mang tên của bác sĩ Thú y người Mỹ Daniel E. Salmon vào năm
1885 nhưng người có công lớn nhất và là người đầu tiên có công phát hiện ra S.
-9-
choleraesuis là Theobald Smith, một thuộc cấp của Daniel E. Salmon, lúc đó đang
nghiên cứu về tính quá mẫn.
Năm 1934, theo đề nghị của hội nghị sinh học quốc tế, để kỷ niệm người đầu
tiên tìm ra vi khuẩn, tên chính của vi khuẩn được đặt tên là Salmonella.
Theo D’ Aoust (2000), đã nêu lên một vài con đường phân chia loài trong
lịch sử phân chia loài. Một vài nhà nghiên cứu dựa trên đặc điểm sinh hoá, AND
đơn và thành phần điện enzym để sử dụng cho việc phân nhóm Salmonella.
Những nhà nghiên cứu dựa trên ngoại hình, đặc điểm của tính tương đồng
của gene cho là S. choleraesuis có thể chia làm 7 loại phụ bao gồm loại phụ S.
choleraesuis, S. salamae, S. aionae, S. diarizonae, S. houtenae, S. bongori và S.
indica.
Năm 1987, một nhóm các nhà nghiên cứu khác cũng dựa trên tính tương
đồng của gene nhận thấy rằng S. enterica có thể chia làm 7 loài phụ như trên thay
vì S. choleraesuis. Năm 1989, loài phụ S. bongori được nâng lên mức loài.
Năm 1995, các nhà khoa học đã chia nhóm gene của Salmonella ra làm 2
loài lớn là S. enterica bao gồm 6 loài phụ S. enterica, S. salamae, S. aionae, S.
diarizonae, S. houtenae, S. indica và S. bongori.
Bảng 1: Phân chia loài , phụ loài Salmonella dựa trên chủng huyết thanh học.
Loài
Salmonella enterica
Phụ loài
Số chủng huyết thanh
enterica
1427
salamae
482
aionae
94
diarizonae
319
houtenae
69
indica
Salmonella bongori
11
20
Tổng
2422
- 10 -
2.3.2 Hình thái vi khuẩn
Salmonella spp.
Salmonella là một loại vi
khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu
tròn, kích thước 0,4–0,6 x 1–3
m, không hình thành giáp mô
và nha bào. Đa số các loài
Salmonella đều có khả năng di
động mạnh do có từ 7–12 lông
xung quanh thân (trừ S.
gallinarum, S. pullorum). Vi Hình 1: Hình thái vi khuẩn Salmonella spp.
khuẩn dễ nhuộm với các thuốc
nhuộm thông thường, Gram âm, khi nhuộm vi khuẩn bắt màu đều toàn thân hoặc
hơi đậm ở hai đầu. (Nguyễn Như thanh, 1997).
2.3.3 Đặc tính nuôi cấy.
Vi khuẩn Salmonella vừa hiếu khí, vừa kỵ khí, dễ nuôi cấy trong nhiệt độ
thích hợp 37 oC, vi khuẩn Salmonella có thể phát triển ở nhiệt độ 6–42 oC, pH thích
hợp cho sự phát triển của Salmonella 7,6 (phát triển được ở pH từ 6–9).
Môi trường nước thịt: cấy vài giờ đã đục nhẹ, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có
cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng.
Môi trường thạch: Xuất hiện những khuẩn lạc tròn, trong sáng, ẩm ướt, nhẵn
bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ hơn và trắng hơn khuẩn lạc của E. coli. Ở một số loài
(S. paratyphi B, S. cholerae suis), sau khi cấy được 24 giờ, để ở phòng thí nghiệm
thấy khuẩn lạc được bao bọc bởi một bờ chất dính, chất keo, muốn bờ chất dính
hình thành phải có khuẩn lạc đứng riêng một mình, lớp thạch phải dày, thạch có
peptone. Trực khuẩn S. typhimurium không hình thành khuẩn lạc có bờ chất dính.
Thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R nhám, mặt trong mờ.
S. abortus equi nuôi cấy từ cơ thể súc vật sang môi trường thạch đầu tiên
hình thành khuẩn lạc khô, hình hạt lỗ chỗ.
Môi trường phân lập: Có thể dùng các nhóm môi trường có agar để phân lập
vi khuẩn Salmonella. Trong đó phổ biến nhất là môi trường Brilliant Green Agar
(BGA), Xylose Lysine Desoxycholate (XLD) và Manitol Lysine Crystal Violet
Brilliant Green Agar (MLCB). Khuẩn lạc tròn, nhẵn bóng, hơi lồi, có màu đỏ nhạt
trên BGA và màu đen viền xám trên MLCB, XLD.
- 11 -
Gelatin: Vi khuẩn không làm chảy gelatin.
2.3.4 Đặc tính sinh hoá.
Bảng 2: Đặc tính sinh hóa của một số loài Salmonella spp. (Nguyễn Như Thanh, 1997)
Loài vi khuẩn Xylose Arabinose Trehaloza Inositon Mantose Sản
sinh
H2S
S. paratyphi
-
+H
+H
-
+H
-
S.
echottmuelleri
+H
+H
+H
+H
+H
+
S. hirschfeldii
+H
+H
+H
-
+H
+
S. typhosa
+, -
+, -
+
-
+
+
S. typhimurium
+H
+H
+H
+H
+H
+
S. typhisuis
+H
+H
+H
-
+H
-
S. enteritidis
+H
+H
+H
-
+H
+
S. pullorum
+H
+H
+H
-
+, -
+
S. gallinarum
+
+
+
-
+
+, -
H: sinh hơi,+,- : thay đổi
Chuyển hoá đường: mỗi loài Salmonella có thể lên men và chuyển hoá
đường nhất định và không đổi.
Môi trường để kiểm tra tính chất lên men đường thường là môi trường nước
peptone cho thêm một loại đường với tỷ lệ 0,5% và chất chỉ thị màu như xanh
bromothymon, tía bromocrezon, hoặc đỏ phenon.
Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi các nhóm đường: glucose,
maltose, mannit, galactose, levulose, … Một số loài lên men nhưng không sinh hơi:
S. abortus bovis, S. typhi, S. gallinarum, S. enteritidis, …
Tất cả các loài Salmonella đều không lên men đường lactose, saccharose trừ
S. arizonae.
Enzym khử Cacboxyl. Khoảng 96% Salmonella đều tiết ra enzym khử
cacboxyl đối với lysine, arginine, ornithine.
Phản ứng H2S dương tính (trừ S. parataphy A, S. typhisuis, S. choleraesuis).
Phản ứng indol âm tính.
- 12 -
Phản ứng VP, MR âm tính.
2.3.5 Tính biến dị.
Vi khuẩn Salmonella có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên.
Biến dị khuẩn lạc S => R. Vi khuẩn mới phân lập có khuẩn lạc dạng S
(smooth), có kháng nguyên đặc hiệu của chúng. Qua một thời gian nuôi cấy, vi
khuẩn phát sinh khuẩn lạc dạng R (Rough), lúc đó kháng nguyên O không còn đặc
hiệu nữa.
Biến dị kháng nguyên O => H. Trong khi nuôi cấy, dưới ảnh hưởng của một
số chất như acid phenic, … vi khuẩn sẽ mất lông, sinh biến dị không di động chỉ
còn kháng nguyên O.
Biến dị của kháng nguyên H. Vi khuẩn có lông có thể biến dị từ phase 1
sang phase 2 có cấu tạo kháng nguyên khác phase 1.
2.3.6 Sức đề kháng.
Vi khuẩn Salmonella bị nhiệt độ 60 0C tiêu diệt trong 1 giờ, 70 0C trong 20
phút, 75 0C trong 5 phút, có thể sinh trưởng trong môi trường thạch trong 115 ngày
ở nhiệt độ 10 0C.
Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng tiêu diệt vi khuẩn trong nước trong 5 giờ và
trong nước đục 9 giờ.
Trong xác động vật chết Salmonella có thể sống 100 ngày, trong đất bùn
hoặc cát khô từ 2–3 tháng, trong nước đóng băng từ 2–3 tháng. Vi khuẩn giữ trong
nước có thể sống 1-2 tháng.
Clorua thủy ngân 1%, acid phenic 3% có thể diệt vi khuẩn trong 15–20 phút.
Salmonella có sức đề kháng tương đối mạnh hơn các vi khuẩn khác đối với các hóa
chất: lục sáng (vert brilliant), tím kết tinh (NaHSO3).
Salmonella có thể sống từ 4–8 tháng trong thịt ướp muối có tỷ lệ muối 29% ở
nhiệt độ 6–12 0C. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.3.7 Cấu tạo kháng nguyên.
Hiện nay trong việc phân loại các loài Salmonella, ngoài việc căn cứ vào
những đặc tính sinh hóa, cần nghiên cứu kỹ cấu tạo kháng nguyên. Các nhà nghiên
cứu vi khuẩn học đã chứng thực từ lâu vi khuẩn Salmonella ngoài phản ứng huyết
thanh có ngưng kết có tính chất đặc hiệu ra, còn có hiện tượng ngưng kết tương tự,
ngưng kết chéo do cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp. Vì có cả
- 13 -
kháng nguyên đặc hiệu và kháng nguyên không đặc hiệu chung cho nhiều loại biến
chủng cộng đồng. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella gồm 3 nhóm là kháng nguyên O,
kháng nguyên H và kháng nguyên Vi.
Bảng 3. Công thức kháng nguyên của một số chủng Salmonella spp. (Theo Popoff, 2001)
Nhóm vi
khuẩn
Loài vi khuẩn
Kháng nguyên Kháng nguyên tiêm mao (H)
thân O
Phase 1
Phase 2
A
S. paratyphi A
1,2,12
A
-
B
S. paratyphi B
1,4,5,12
b
1,2
S. typhimurium
1,4,5,12
i
1,2
S. cholerasuis
6,7
c
1,5
S. paratyphi C
6,7,Vi
c
1,5
S. typhi
9,12,Vi
d
-
S. enteritidis
1,9,12
g,m
-
S. gallnarum
1,9,12
-
-
S. pullorum
9,12
-
-
C
D
Kháng nguyên O hay kháng nguyên vách tế bào (cell wall antigen).
Kháng nguyên O là kháng nguyên đề kháng với nhiệt độ và cồn. Ngày nay,
người ta tìm thấy khoảng 63 nhóm kháng nguyên O, và những nhóm kháng nguyên
này thường được sử dụng để nhận dạng ra chủng Salmonella spp.. Nếu những
chủng Salmonella spp. có cùng một số trên kháng nguyên O thì chúng có thể có
quan hệ gần với nhau, mặc dầu những yếu tố này không phải lúc nào cũng là cần
thiết cho việc nhận dạng ra kháng nguyên Salmonella spp. (Kenneth, 2005).
Kháng nguyên O là một nhóm kháng nguyên thân, nó có vai trò rất quan
trọng. Mỗi nhóm vi khuẩn có kháng nguyên O được cấu tạo bởi một số thành phần
nhất định được ký hiệu bằng số La Mã. Một số vi khuẩn Salmonella có thể có nhiều
yếu tố.
Yếu tố đặc hiệu: chỉ có loài mới có.
Yếu tố không đặc hiệu: có thể chung cho một vài loài.
- 14 -
Kháng nguyên O là một phần ngoài của tế bào, gồm có 4 lớp: lớp
lipopolysaccharide (LPS), lớp photpholipide, lớp lipoprotein và lớp peptidoglycan.
Kháng nguyên Vi (Surface or envelope antigen).
Salmonella còn có thêm kháng nguyên bề mặt, kháng nguyên này dễ dàng
tìm thấy ở Escherichia coli, Shigella, … Kháng nguyên bề mặt có thể bao phủ và
che kín kháng nguyên thân O, và khi đó vi khuẩn Salmonella sẽ không thể ngưng
kết với kháng huyết thanh O. Một trong những kháng nguyên đặc biệt được biết đến
đó là kháng nguyên Vi (Kenneth, 2005).
Kháng nguyên Vi cuả Salmonella không phức tạp, chỉ có thể có hoặc không
có ở 3 chủng huyết thanh học là S. typhi, S. paratyphi C và S. dublin (Kenneth,
2005).
Bản chất của kháng nguyên Vi là phức hợp glucid – lipid – polypeptid gần
giống như kháng nguyên O, kháng nguyên Vi không tham gia vào quá trình gây
bệnh.
Kháng nguyên H.
Kháng nguyên H bản chất là những protein không bền với nhiệt độ. Kháng
nguyên này chỉ có ở Salmonella có lông. Đây là nhóm kháng nguyên góp phần cho
việc xác định một cách chính xác các chủng Salmonella, kháng nguyên H bao gồm:
Salmonella có phase 1. Có tính chất đặc hiệu bao gồm 28 loài kháng nguyên
lông được biểu thị bằng chữ La tinh thường: a, b, c, d, …, z.
Salmonella có phase 2. Không có tính chất đặc hiệu, loài này có thể ngưng
kết với các loài khác đôi khi thành phần này có thể gặp ở E. coli (Nguyễn Như
Thanh, 1997). Gồm có 6 nhóm được biểu thị bằng chữ số Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6, …
hay chữ La tinh thường: e, n, x, …
Một vài chủng huyết thanh của loài S. enterica như phụ loài S. enteritidis, S.
typhi, … sản xuất ra kháng nguyên lông mà những kháng nguyên lông này luôn có
những tính kháng nguyên đặc hiệu giống nhau. Lúc này những kháng nguyên này
được gọi là phase 1. Hầu hết các chủng Salmonella còn lại có thể sản sinh ra 2
nhóm kháng nguyên lông đặc hiệu trên cơ thể chúng, những vi khuẩn này được gọi
là có phase 2 kháng nguyên H.
Nghiên cứu các kháng nguyên O, H, Vi người ta xây dụng bảng công thức
kháng nguyên.
2.3.8 Độc tố của vi khuẩn.
- 15 -
Nội độc tố (Endotoxin).
Nội độc tố thường có ở những vi khuẩn gram âm. Nội độc tố hay
lipopolysaccharide là một nữa màng tế bào hoá học bên ngoài bao gồm 3 phần: một
lipid chứa độc tố A (Lipid A), nằm ở màng ngoài, một lõi polysaccharide chứa
kháng nguyên đặc hiệu về giống hay loài của vi khuẩn, một kháng nguyên thân O
liên kết với hàng loạt các chuỗi oligosaccharide nằm ở bề mặt ngoài của tế bào.
Chủng S. typhimurium có thể tiết độc tố lên trên bề mặt của tế bào. Các gene khống
chế các yếu tố độc lực trên vi khuẩn Salmonella chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy
nhiên, có rất nhiều gene mang yếu tố độc lực của S. enterica nằm trên vùng gây
bệnh của nhiễm sắc thể. Những đoạn gene này rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi
giữa các vi khuẩn Salmonella với nhau.
Có ít nhất là 6 chủng huyết thanh học của Salmonella (S. abortusovis, S.
choleraesuis, S. dublin, S. enteritidis, S. gallinarum, S. pullorum và S. typhimurium)
có chứa đoạn gene mang độc lực. Kích thước của những đoạn gene này thay đổi tuỳ
theo chủng huyết thanh học. Những đoạn gene này chứa đựng những đoạn gene
ngắn mang yếu tố độc lực plasmid của Salmonella.
Theo Rychlik (2005), những gene trên được hình thành do các yếu tố sau: ức
chế sự phát triển của vi khuẩn, sụt giảm pH, sự sống sót của vi khuẩn Salmonella
bên trong đại thực bào.
Salmonella sản sinh ra nội độc tố gồm có 2 loại là độc tố ruột gây xung huyết
và mụn loét trên ruột, và độc tố thần kinh gây triệu chứng thần kinh. (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
Nội độc tố của vi khuẩn Salmonella có tính độc rất mạnh, với liều thích hợp
tiêm tĩnh mạch sẽ giết chết chuột bạch trong vòng 48 giờ. Bệnh tích đặc trưng như
ruột non xuất huyết, đôi khi hoại tử. Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây hôn mê,
co giật và gây chết.
Nội độc tố bị phá huỷ ở 100 oC.
Ngoại độc tố (Exotoxins).
Chỉ phát hiện được khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào túi colodion rồi
đặt vào bụng chuột lang để nuôi. Sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy từ 5
đến 10 lần. Sau cùng đem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh cho động vật thí
nghiệm. Ngoại độc tố hình thành trong cơ thể và trong môi trường nuôi cấy kỵ khí.
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột.
- 16 -