Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN TRÊN CHÓ tại HUYỆN cờ đỏ THÀNH PHỐ cần THƠ và ẢNH HƯỞNG về CHỈ TIÊU SINH lý máu ở CHÓ NHIỄM GIUN TRÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành : BÁC SỸ THÚ Y

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÒN TRÊN CHÓ TẠI
HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ ẢNH
HƯỞNG VỀ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU Ở CHÓ
NHIỄM GIUN TRÒN

Giáo viên hướng dẫn:
Ts. Nguyễn Hữu Hưng

Sinh viên thực hiện:
Trần Minh Phụng
MSSV: 3064604
Lớp: Thú y

Cần Thơ, 12/2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “ Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần
Thơ và ảnh hưởng về chỉ tiêu sinh lý máu ở chó nhiễm giun tròn” do sinh viên:
TRẦN MINH PHỤNG thực hiện tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ từ tháng



07/2010 đến tháng 12/2010.

Cần thơ, ngày tháng
Duyệt Bộ môn

năm 2010

Cần thơ, ngày tháng
năm 2010
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày tháng
năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình chỉ bảo, động viên tôi
trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ
Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng
Bộ môn Thú Y
Bộ môn Chăn Nuôi
Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm sống cho tôi.
Chân thành cảm ơn các bạn cùng nhóm luận văn tốt nghiệp, tập thể lớp thú y
K32 đã động viện chia sẽ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại

học Cần Thơ.
Và sau cùng là gia đình và Cha Mẹ tôi đã dạy bảo tôi khôn lớn trưởng thành.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Trang duyệt ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục bảng ...................................................................................................... vi
Danh mục hình ...................................................................................................... vii
Tóm lược................................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................. 2
2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở ngoài nước .................... 2
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở trong nước..................... 3
2.3 Sinh lý máu chó ....................................................................................................... 6
2.3.1 Chức năng của máu ........................................................................................... 6
2.3.2 Tính chất của máu ............................................................................................. 7
2.3.3 Thành phần của máu ......................................................................................... 8
2.4 Sơ lược đặc tính sinh học một số loài giun tròn ký sinh trên chó ........................... 11
2.4.1 Giun đũa ký sinh ở chó ................................................................................... 11
2.4.2 Giun móc ........................................................................................................ 15
2.4.3 Giun tóc .......................................................................................................... 19
2.4.4 Spirocerca lupi và Gnathostoma spinigerum ................................................... 20

2.4.5 Dirofilaria immitis .......................................................................................... 23
2.5 Tác hại của giun tròn đối với ký chủ và sức khỏe con người ................................. 24
2.5.1 Tác hại của giun tròn đối với ký chủ ............................................................... 24
2.5.2 Tác hại của giun tròn đối với sức khỏe con người ........................................... 25
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 26
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................................... 26
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.2 Thời gian và địa điểm tiến hành ............................................................................ 26
3.2.1 Thời gian ........................................................................................................ 26
3.2.2 Địa điểm ......................................................................................................... 26
3.3 Phương tiện thí nghiệm ......................................................................................... 27
3.4 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 28
3.4.1 Phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun tròn .............................................. 28
3.4.2 Phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin .................................... 30
3.4.3 Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sinh lý máu chó ............................................... 33
3.5 Xử lý số liệu và thống kê ....................................................................................... 33
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 34
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................... 34

iv


4.1 Tình hình nhiễm giun tròn ở chó tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ (qua phương
pháp kiểm tra phân) ..................................................................................................... 34
4.1.1 Kết quả tình hình nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi (qua phương pháp kiểm
tra phân) .................................................................................................................. 34
4.1.2 Kết quả thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi và cường độ nhiễm
(qua phương pháp kiểm tra phân)............................................................................. 36
4.1.3 Kết quả tình hình nhiễm ghép các loài giun tròn (qua phương pháp kiểm tra
phân) ....................................................................................................................... 40

4.2 Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ (qua
phương pháp mổ khám) ............................................................................................... 41
4.2.1 Kết quả tình hình nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi (qua phương pháp mổ
khám) ...................................................................................................................... 41
4.2.2 Kết quả thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi (qua phương pháp
mổ khám) ................................................................................................................ 42
4.2.3 Kết quả thành phần loài nhiễm theo lứa tuổi chó ............................................ 47
4.2.4 Kết quả tình hình nhiễm ghép giun tròn ký sinh ở chó bằng phương pháp mổ
khám ....................................................................................................................... 48
4.3 Kết quả kiểm tra sinh lý máu của chó nhiễm giun tròn và chó không nhiễm ........... 50
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................. 52
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 52
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 54
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................. 57

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng
4.1

Tên bảng
Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi

Trang

(qua phương pháp kiểm tra phân)


34

4.2

Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi và cường độ

36

4.3

Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun tròn ký sinh ở chó

40

4.4

Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi
(qua phương pháp mổ khám)

41

4.5

Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó theo lứa tuổi

43

4.6


Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn ký sinh trên chó

48

4.7

So sánh một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó không nhiễm
và chó nhiễm giun tròn

51

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Toxocara canis (Linstow, 1902)

12

2.2


Trứng Toxocara canis

12

2.3

Vòng đời phát triển của Toxocara canis

13

2.4

Toxascaris leonina (Linstow, 1902)

14

2.5

Trứng Toxascaris leonina

14

2.6

Vòng đời phát triển của Toxascaris leonina

14

2.7


Đầu Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)

16

2.8

Trứng Ancylostoma caninum

16

2.9

Đầu Ancylostoma braziliense (Baylis, 1929)

16

2.10

Đầu Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)

17

2.11

Trứng Uncinaria stenocephala

17

2.12


Vòng đời giun móc chó

18

2.13

Trichuris vulpis

19

2.14

Trứng Trichuris vulpis

19

2.15

Vòng đời của giun tóc ở chó

20

2.16

Spirocerca lupi (Rudunphi, 1809)

21

2.17


Trứng Spirocerca lupi

21

2.18

Vòng đời Spirocerca lupi

22

2.19

Vòng đời của giun tim

24

2.20

Ấu trùng giun móc di hành dưới da người

25

2.21

Ấu trùng giun đũa di hành dưới da người

25

4.1
4.2


So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi
(qua phương pháp kiểm tra phân)
Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó

35
37

4.3

So sánh tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun tròn ký sinh ở chó

40

4.4

So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo lứa tuổi
(qua phương pháp mổ khám)

42

vii


4.5

Thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó

44


4.6

So sánh tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn giữa các lứa tuổi chó

47

4.7

So sánh tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn giữa các lứa tuổi chó

49

viii


TÓM LƯỢC

Qua kiểm tra 160 mẫu phân ở 4 lứa tuổi từ 1-6 tháng tuổi, 7-12 tháng tuổi , 13-24
tháng tuổi và > 24 tháng tuổi, chúng tôi ghi nhận kết quả tình hình nhiễm giun tròn
ở chó tại huyện Cờ Đỏ như sau: chó nhiễm trứng giun tròn với tỷ lệ rất cao
(59,38 %), trong đó chó 7-12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất (72,50 %). Trong đó
phân loại có 6 loài trứng giun tròn ký sinh ở chó với tỷ lệ nhiễm như sau: 3 loài
giun móc là Ancylostoma braziliense (50,63%), Uncinaria stenocephala (32,50%),
Ancylostoma caninum (19,38%), 1 loài giun đũa là Toxocara canis (3,13%), 1 loài
giun tóc Trichuris vulpis (5,63%), 1 loài giun thực quản Spirocerca lupi (0,63%).
Tỷ lệ nhiễm ghép 1-2 loài là phổ biến (60,00%), 3-4 loài là (40,00%)
Qua mổ khám 50 chó ở 2 lứa tuổi: 1-2 năm, > 2 năm với tổng số giun tròn thu được
là 2564 giun tròn, kết quả nhiễm như sau: chó nhiễm giun tròn với tỷ lệ nhiễm rất
cao 82,00%. Qua định danh phân loại nhận thấy có 6 loài giun tròn, trong đó loài
Ancylostoma braziliense nhiễm với tỷ lệ cao nhất 76,00%, Uncinaria stenocephala

(68,00%), Ancylostoma caninum (68,00%), kế đến là loài Spirocerca lupi (28,00%)
và thấp nhất là các loài Dirofilaria immitis và Toxocara canis với tỷ lệ 2,00%. Tình
hình nhiễm ghép: nhiễm 3-4 chiếm tỷ lệ cao nhất (78,05%), 5-6 loài nhiễm thấp
nhất (2,44%).
Qua kiểm tra 17 mẫu máu chó nhiễm giun tròn và không nhiễm nhận thấy: có sự
chênh lệch về số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu giữa chó
nhiễm giun tròn và chó không nhiễm.

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội phát triển, cuộc sống con người đầy đủ hơn thì việc nuôi chó như một
tập quán trước kia của người dân không còn nữa mà thay vào đó là chó được nuôi
ngày nay còn là một nhu cầu phục vụ đời sống con người. Nhờ bản tính trung thành,
thông minh, thích sống gần gủi với con người, đặc biệt nhiều giống chó còn có
ngoại hình rất đẹp… cho nên chó là sinh vật được con người chọn nuôi nhiều nhất.
Chẳng hạn nuôi chó để làm cảnh, làm bạn, bảo vệ an ninh quốc phòng, tài sản, làm
thí nghiệm…
Chó được nuôi với mục đích đa dạng và phổ biến như vậy nên số lượng chó ngày
càng tăng, bên cạnh đó là các bệnh dịch ở chó ngày càng nhiều. Trong đó bệnh ký
sinh trùng trên chó cũng gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đến sức khỏe bản thân con
chó và làm tiền đề cho các mầm bệnh khác xâm nhập và gây hại.
Nghiêm trọng hơn là ấu trùng của một số loài giun sán gây bệnh trên chó có khả
năng lây truyền cho con người gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe con người
như bệnh giun móc, sán dây…
Xuất phát từ nhu cầu thực tế bảo vệ đàn chó, bảo vệ sức khỏe con người, được sự
chấp thuận của Bộ Môn Thú Y - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi thực hiện đề tài “ Tình hình nhiễm giun tròn
trên chó tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ và ảnh hưởng về chỉ tiêu sinh lý máu ở

chó nhiễm giun tròn”, với mục đích

- Xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần
Thơ
- Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở chó.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của giun tròn lên các chỉ tiêu sinh lý máu ở chó.
Từ đó khuyến cáo cho người dân có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh
có hiệu qủa đối với đàn chó nuôi của mình.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở ngoài nước
Shien, -YS; Jou, -SR; Wong, -CW; Ni, -WJ; Lin, -SY (1983), cho biết những chó
nuôi ở vùng Taipei, Đài Loan, trong tổng số 4900 chó kiểm tra tại bệnh xá ở Đài
Loan thì hầu hết thường nhiễm bệnh ký sinh trùng vào giữa tháng 6/1978 và tháng
8/1982, cho biết bệnh giun móc có 1480 trường hợp bệnh, tiếp đến là bệnh giun đũa
863 trường hợp bệnh, bệnh do giun tóc có 420 trường hợp bệnh. Ở chó cái 3-4
tháng tuổi bị nhiễm giun tóc cao hơn chó đực. Hầu hết những chó thường nhiễm ký
sinh trùng ở dưới một năm tuổi. Sự lưu hành của bệnh do giun móc cao, xảy ra suốt
năm, bệnh do giun tóc thì thường xảy ra nhất vào giữa tháng 4 và tháng 6; những
bệnh ký sinh khác xảy ra giữa tháng 7 và tháng 9.
Islam, -AWMS; Chizyuka, -HGB (1983), nghiên cứu sự lưu hành của giun sán ký
sinh ở chó tại Lusaca, Zambia. Giữa tháng 5/1980 và tháng 4/1982 đã kiểm tra 85
chó nhà địa phương thì thấy có 40% chó bị nhiễm từ một đến vài loài giun sán ký
sinh. Các loài giun sán được tìm thấy là Dipylidium caninum (25%), Taenia
hydatigenna (18%), Toxocara canis (14%), Ancylostoma caninum (8%), Tosacaris
leonina (7%), Diphyllobothrium (5%), Ancylostoma brazilense (2%) và

Echinococcus granulosus (1%).
Sự lưu hành về bệnh giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa của chó trong vùng nông
thôn ở Nigieria. Basa, -SS; Ogunkoya, -AB; Ezeocoli, -CD (1983) kiểm tra 144 chó
tại Chori thì thấy có 61 chó nhiễm Ancylostoma caninum chiếm 42,4%, 14 chó
nhiễm Toxocara canis chiếm 9,7%, 14 chó nhiễm Taenia spp chiếm 9,7%, 11 chó
nhiễm Dipylidium caninum chiếm (7,6%) và 2 chó nhiễm Spirocerca chiếm 1,3%.
Blagbum, -BL; Lindsay, -DS; Vaugan, -JL; Rippei, -NS; Wright, -JC; Lynn, -RC;
Kelch, -WJ; Ritchie, -GC; Hepler, -DI (1996), ở Mỹ cho biết giun sán ký sinh ở
đường tiêu hoá của chó ở Mỹ đã được nghiên cứu trên cơ sở kiểm tra phân. Trình
bày sự lưu hành những giun sán và nguyên sinh động vật thường gặp khác nhau tùy
theo từng vùng tại Mỹ và sự lưu hành của giun sán tùy theo tuổi của vật chủ, tình
trạng sản xuất và giống. Những loài giun sán ký sinh thường xuyên và phổ biến
nhất là Toxocara canis (14,54%), Ancylostoma caninum (19,19%) và Trichuris
vulpis (14,30%). Kết quả trên cho thấy, cần phải kiểm soát bệnh ký sinh trùng và
tẩy trừ kịp thời, đặc biệt là những ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng.

2


Guadalupe Miro, Marta Mateo, Ana Montoya, Enrique Vela and Rosa Calonge
(2006), qua kiểm tra 1161 mẫu phân chó thấy tỷ lệ nhiễm chung là (28%). Tỷ lệ
nhiễm cụ thể của các loài như sau: G. duodenalis (7%), Cystoisospora spp (3,8%),
T. canis (7,8%), T. leonina (6,3%), Ancylostomidae (4%), T. vulpis (3,3%),
Taenidae (2,9%) and Dipylidium caninum (0,9%).
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học người Nigeria về giun sán ký sinh ở ruột
chó tại bang Kaduna, Negeria(2008) bằng phương pháp mổ khám 160 chó cho thấy
chó nhiễm các loại giun sán với tỷ lệ như sau: Dipylidium caninum (75,00%),
Taenia hydatigena (43,8%), Diphyllobothrium latum (6,3%), Ancylostoma caninum
(6,3%), Toxocara canis (6,3%).
2.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh giun tròn ký sinh trên chó ở trong nước

Trong quyển “Công trình Nghiên Cứu Ký Sinh Trùng ở Việt Nam tập 2” thì thành
phần giun sán ký sinh ở chó cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo
Houdermer (1938), bao gồm các loài như: Eurytrema rebelle; Clonorchis sinensis;
Echinochasmus perfoliatus; Diphyllobothrium mansoni; Tetrathyridium baillieti;
Dipylidium caninum; Echinococcus granulosus; Cysticercus cellulosae; Taenia
pisiformis; Taenia hydatigena; Strongyloides canis; Trichuris vulpis; Ancylostoma
braziliense; Ancylostoma caninum; Toxocara canis; Toxascaris leonina;
Spirocerca sanguinolenta.
Theo các tác giả trên thì tỷ lệ nhiễm các loài như sau: Dipylidium caninum
(22,48%), Toxocara canis (16,71%), Ancylostoma caninum (75,87%), Spirocerca
sanguinolenta ( 9,31%), Trichuris vulpi:( 0,59%).
Theo Trần Thị Thanh Hằng (1989) điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán chó tại thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy chó bị nhiễm với tỷ lệ (94,12%), gồm có 2 lớp giun tròn và
sán dây, trong đó có 7 loài thuộc lớp giun tròn và tỷ lệ nhiễm từng loài như sau:
Ancylostoma caninum (91,17%), Ancylostoma braziliense (82,35%), Uncinaria
stenocephala (41,17%), Toxocara canis (11,76%), Toxascaris leonina (5,88%),
Spirocerca lupi (14,71%), Dirofilaria immitis (29,41%).
Theo Trần Xuân Mai (1992) đã xét nghiệm 374 mẫu phân chó thả rong ở một số
tỉnh phía Nam. Kết quả có 61,11% chó nhiễm giun sán với 7 loại trứng được tìm
thấy. Tỷ lệ nhiễm giun móc là cao nhất 55,35%, giun đũa chiếm 5,88%.
Phạm Sỹ Lăng (1993) đã kết hợp xét nghiệm phân (225 mẫu phân của 38 thú ăn thịt
và 318 mẫu phân chó cảnh) và mổ khám (9 thú ăn thịt và 21 chó cảnh) ở vườn thú
Thủ Lệ (Hà Nội). Kết quả đã tìm thấy 8 loài giun tròn ký sinh, trong đó chó cảnh
nhiễm 5 loài với tỉ lệ nhiễm như sau: Toxocara canis (20,40%), Toxascaris leonina

3


(29,40%), Ancylostoma caninum (72%) Trichuris vulpis (17,10%) và Strongyloides
spp (4,20%). Hai nhóm giun gây tác hại nhiều cho chó cảnh là giun đũa và giun

móc, giun đũa gây tác hại nặng cho chó từ 2 đến 10 tháng.
Phạm Văn Khuê và cộng tác viên (1995) đã mổ khám 40 chó (14 con ở Hà Nội, 26
con ở Hải Phòng) và xét nghiệm 299 mẫu phân chó (187 mẫu ở Hà Nội, 112 mẫu ở
Hải Phòng). Tác giả phát hiện được 9 loài giun sán ký sinh, trong đó có 6 loài giun
tròn (Toxocara canis, Toxascaris leonina, Ancylostoma caninum, Uncinaria
stenocephala, Trichuris vulpis, Spirocerca lupi). Tỉ lệ nhiễm giun sán chung là
88,50%, giun tròn 80,70%.
Theo Ngô Huyền Thúy (1996) xét nghiệm 1092 mẫu phân chó và mổ khám 516 chó
tại Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao 92,10% và 12 lòai được
phát hiện bao gồm cả sán lá, sán dây và giun tròn. Trong đó có các loài giun tròn
như Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis,
Trichocephalus vulpis, Toaxcais leonina, Spirocerca lupi. Tác giả cũng đã thử
nghiệm 4 lọai thuốc tẩy là piperazin liều 0,25g/kg thể trọng đạt hiệu quả tẩy sạch
giun đũa 94,6-100%; mebendazole liều 0,1g/kg thể trọng đạt hiệu quả tẩy giun móc
92- 93%. Lopatol liều 50mg/kg thể trọng tẩy sạch giun 82,90%, tẩy sán 76%;
Niclosamide liều 100mg/kg thể trọng đạt hiệu quả tẩy sán dây 77-81%.
Theo Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998) mổ khám 253 chó và xét nghiệm
753 mẫu phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó
là (90,51%) (mổ khám) và (61,62%) (xét nghiệm phân). Có 3 loài giun móc được
định danh là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria
stenocephala. Trong đó Ancylostoma caninum nhiễm cao nhất (79,84%). Tác giả
cũng khảo sát một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum.
Theo Trần Đệ Quang (1998), khảo sát tình hình nhiễm nội ký sinh trùng trên đàn
chó tai Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm 220 mẫu phân và mổ khám
232 con chó cho thấy như sau tỷ lệ nhiễm ở phương pháp kiểm tra phân là 69,55%
và tỷ lệ nhiễm qua phương pháp mổ khám là 69,55%. Trong đó, loài Ancylostoma
caninum chiếm tỷ lệ 76,29%, cường độ nhiễm 9,02  2,26.
Theo Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở
ống tiêu hóa chó tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, kết quả xét nghiệm
phân 244 chó cho biết tỷ lệ nhiễm như sau tỷ lệ nhiễm chung 75% với 6 loài thuộc

lớp giun tròn và 01 loài thuộc lớp sán dây trong đó Ancylostoma caninum 59,84%,
Ancylostoma braziliense (26,64%), Uncinaria stenocephala (15,57%). Cùng tác giả
qua mổ khám 124 chó cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán là 100%, trong đó 4 loài sán

4


dây và 8 loài giun tròn trong đó Ancylostoma caninum (77,42%), Ancylostoma
braziliense (17,74%), Uncinaria stenocephala (14,52%).
Theo Lê Hữu Nghị và Nguyễn văn Duệ (2000) đã kiểm tra phân 130 chó ngoại, lai
và nội thuộc các lứa tuổi nuôi tại TP. Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán
chung là 55,38%. Xác định được 5 loài giun sán là Diphylobothrium mansoni,
Dipylidium caninum, Toxocara canis , Toxascaris leonina và Ancylostomum
caninum. Tỷ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
Theo Nguyễn Văn Biện (2001) đã điều tra tình hình nhiễm giun tim trên 485 chó ở
một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp mổ khám và xét nghiệm
máu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Dirofilaria immitis 58,97%, tỷ lệ nhiễm và
cường độ nhiễm tăng dần theo tuổi. Chó một năm tuổi nhiễm 53,00% nhưng chó
trên 3 năm tuổi nhiễm 100,00%. Cường độ nhiễm trung bình là 9,85 giun/cá thể.
Chó ở vùng nước mặn nhiễm thấp hơn chó vùng nước ngọt 50,85% và 71,35%.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa chó đực và chó cái.
Theo Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó
ở một số tỉnh Miền Nam Việt Nam. Kết quả phân loại 73.757 mẫu vật đã định danh
được 12 loài giun sán. Trong đó có 4 loài thuộc lớp sán dây và 8 loài thuộc lớp giun
tròn. Tỷ lệ nhiễm giun sán chung trên chó (97,81%); giun tròn tỷ lệ nhiễm
(96,24%); sán dây nhiễm (29,79%). Đa số chó nhiễm 3-4 loài giun sán trên một cá
thể. Có 6 loài giun sán phân bố khắp 13 địa điểm điều tra là: Dipylidium caninum,
Toxocara canis, Spirocerca lupi, Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense,
Uncinaria stenocephala. Nhóm giun sán có khuynh hướng nhiễm tăng dần theo tuổi
gồm: Dipylidium caninum, Spirometra mansoni, Gnathostoma spinigerum,

Dirofilaria immitis, Trichocephalus vulpis và Spirocerca lupi. Loài Toxocara canis
có tỷ lệ nhiễm giảm theo tuổi chó.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Doanh, Trương Minh Hiền, Nguyễn Thu
Thủy từ năm 2005-2006, đã kiểm tra 339 mẫu phân và mổ khám 10 chó nuôi tại các
Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ Suối Hai, Hoà Lạc và Trâu Quỳ, phát hiện
thấy 6 loài giun tròn ký sinh là Toxocara canis, Toxascaris leonina, Ancylostoma
caninum, Uncinaria stenocephala, Trichuris vulpis và Spirocerca lupi. Với tỉ lệ
nhiễm Toxocara canis (10,02%), Toxascaris leonina (18,88%), Ancylostoma
caninum (63,42%), Uncinaria stenocephala (43,65%), Trichuris vulpis (10,91%) và
Spirocerca lupi (5,60%). Về lứa tuổi chó, phát hiện thấy trứng Toxocara canis ở
chó 2-6 tháng tuổi, Toxascaris leonina ở chó từ 3 tháng tuổi trở lên; Ancylostoma
caninum, Uncinaria stenocephala chó trên 30 ngày tuổi và Trichuris vulpis và
Spirocerca lupi ở chó trên 6 tháng tuổi.

5


Công trình nghiên cứu của Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan từ năm 20062007, đã xét nghiệm 457 mẫu phân chó và mổ khám 116 chó các loại nuôi ở thành
phố Hà Nội, kết quả cho thấy: có 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó
là Ancylostoma caninum (68-71%), Toxocara canis (20%), Toxascaris leonina (2426%) và Trichuris vulpis (7%).
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hưng và Cao Thanh Bình (2009), chó ở tất
cả các lứa tuổi điều nhiễm trứng giun sán: chó 1-4 tháng tuổi nhiễm với tỉ lệ cao
72,91%, chó 5-12 tháng tuổi nhiễm 79,71% và cao nhất ở chó trên 1 năm tuổi
84,49%.
2.3 Sinh lý máu chó
2.3.1 Chức năng của máu
Máu và các dịch thể khác quyết định sự ổn định và cân bằng của các chỉ số rong
môi trường nội môi đảm bảo cho các quá trình sống được thực hiện bình thường và
từ đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Đối với các động vật đơn bào các
quá trình trao đổi chất được thực hiện qua màng tế bào, đối với các động vật đa bào

sự trao đổi chất thông qua một chất trung gian là máu. Do vđặc điểm cấu tạo và
chức năng của nó, các tế bào máu luôn luôn được đổi mới trong cơ thể, tuy nhiên nó
vẫn duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định của các thành phần cấu tạo của tế bào máu.
Máu được tuần hoàn, lưu thông liên tục để phân bố tới mọi bộ phận cơ quan trong
cơ thể để duy trì cho các bộ phận cơ quan đó hoạt động, máu còn có các chức năng
sau.
 Chức năng dinh dưỡng: máu vận chuyển các chất như glucose, acid amin,
amino acid, acid béo, vitamin,…đến cung cấp cho các tổ chức tế bào.
 Chức năng hô hấp: máu mang khí O2 từ phổi đến các mô và mang khí CO2 từ
các mô đến phổi để thải ra ngoài.
 Chức năng bài tiết: máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bả của
những chuyển hóa tế bào đến các cơ quan bài xuất ra ngoài (thận, phổi, tuyến mồ
hôi).
 Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến các
cơ quan có liên hệ kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
 Chức năng điều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể
ra ngoài để gây ra sự thoát nhiệt.
 Chức năng điều hòa cân bằng nước giữa các thành phần khác nhau trong cơ
thể.

6


 Chức năng bảo vệ cơ thể: máu có khả năng thực bào, khử độc, tiêu diệt vi
trùng, trong máu có kháng thể kháng độc tố tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể.
 Các chức năng khác của máu: duy trì áp suất thẩm thấu, điều hòa độ pH
trong máu.
 Chức năng bài tiết: máu lưu thông khắp cơ thể lấy những chất cặn bả của
những chuyển hóa tế bào đến các cơ quan bài xuất ra ngoài (thận, phổi, tuyến mồ
hôi).

 Chức năng nội tiết: máu mang các kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến các
cơ quan có liên hệ kích thích sự hoạt động của các cơ quan này.
 Chức năng điều hòa thân nhiệt: máu mang những chất sinh nhiệt trong cơ thể
ra ngoài để gây ra sự thoát nhiệt.
 Chức năng điều hòa cân bằng nước giữa các thành phần khác nhau trong cơ
thể.
 Chức năng bảo vệ cơ thể: máu có khả năng thực bào, khử độc, tiêu diệt vi
trùng, trong máu có kháng thể kháng độc tố tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể.
 Các chức năng khác của máu: duy trì áp suất thẩm thấu, điều hòa độ pH
trong máu.
2.3.2 Tính chất của máu
Mùi vị: Máu là chất lỏng, sệt, màu đỏ, vị mặn, hơi tanh do chứa nhiều acid béo bay
hơi (Nguyễn thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).
Độ quánh: Thông thường độ quánh vào khoảng từ 3 - 6 (Nguyễn Thị Kim Đông và
Hứa Văn Chung, 2004), độ quánh của máu chủ yếu do hàm lượng protein trong
huyết tương và hồng cầu quyết định, do đó hàm lượng huyết tương và hồng cầu
tăng thì độ quánh của máu tăng. Độ quánh của máu ảnh hưởng đến sức cản trở của
máu trong mạch nên ảnh hưởng đến huyết áp. Độ quánh tăng khi cơ thể mất nhiều
nước (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
Tỷ trọng: Tỷ trọng của máu chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng hồng cầu và thay đổi
theo loài nhưng mức độ chênh lệch không lớn lắm. Tỷ trọng máu tăng khi cơ thể
mất nhiều nước, tỷ trọng giảm lúc mất máu, tỷ trọng máu ở chó là 1,059 (Nguyễn
Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).
Độ pH: Máu có phản ứng kiềm yếu, độ pH của máu vào khoảng 7,35 - 7,5, trong
điều kiện bình thường độ pH của máu thay đổi rất ít từ (0,1 - 0,2), khi pH thay đổi

7


từ (0,2 - 0,3) trong khoảng thời gian dài gia súc có thể bị trúng độc toan hoặc kiềm,

độ pH máu ở chó là 7,40 (Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).
Áp suất thẩm thấu của máu: gây nên do hàm lượng muối hòa tan trong máu và hàm
lượng protid (áp suất keo chỉ một phần nhỏ) các muối thường có trong máu là NaCl,
NaHCO3,…Áp suất thẩm thấu do các muối tạo nên gọi là áp suất thẩm thấu tinh
thể. Áp suất thẩm thấu do protein tạo nên là áp suất thẩm thấu thể keo. Áp suất thẩm
thấu huyết tương bình thường ổn định trong từng loài gia súc và được đo bằng dung
dịch NaCl. Áp suất thẩm thấu của máu ở chó là 0,933 (Nguyễn Thị Kim Đông và
Hứa Văn Chung, 2004).
Khối lượng máu: Thường chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể (hơi tăng ở gia súc sơ
sinh). Máu ở mạch quản và ở tim gọi là máu tuần hoàn, phần còn lại ở dạng dự trữ
trong các kho máu, máu ở lách 16%, gan 20%, da 10%. Như vậy máu tuần hoàn
chiếm khoảng 1/2 tổng lượng máu (phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của cơ thể)
(Trần Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004). Tỷ trọng phần trăm của lượng máu
so với thể trọng khác nhau tùy loài gia súc, ở chó là 8 - 9% (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ
Công Huỳnh, 2001). Sự thay đổi khối lượng máu chịu ảnh hưởng bởi hệ thần kinh,
ngoài ra các tuyến nội tiết và các nhân tố khác cũng tham gia điều hòa lượng máu
trong cơ thể.
2.3.3 Thành phần của máu
Máu là một mô liên kết với hai thành phần chính là phần lỏng và phần đặc. Phần
lỏng là huyết tương chiếm trung bình 55% khối lượng máu gồm huyết thanh, men,
và các chất khác. Phần đặc là huyết cầu chiếm trung bình 45% khối lượng máu gồm
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
a) Huyết tương
Huyết tương là một chất lỏng màu vàng nhạt, pH = 7,53, tỷ trọng 1,023, hơi nhớt, vị
mặn. Màu vàng của huyết tương là do sắc tố mật như Bilirubin, ở gia súc nhai lại thì
màu này do sắc tố Caroten, ở gia cầm thì màu này do sắc tố Xantophylle. Thành
phần trong huyết tương gồm nước chiếm 90 - 92%, vật chất khô chiếm 8 - 10%,
trong vật chất khô gồm có khoáng, protid, glucid, lipid, các sản phẩm phân giải
protid, glucid, lipid, các men, kích thích tố, vitamin, các thể miễn dịch và các sắc tố
(Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).


b) Thành phần hữu hình
 Hồng cầu (Erythrocytes)

8


Hồng cầu ở loài hữu nhủ có dạng hình dĩa tròn, lõm hai bên, trong có chứa sắc tố
màu đỏ, hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm (Nguyễn Đình
Giậu, 2000), đường kính khoảng 7,8 µm, độ dày 2,5 µm, kích thước hồng cầu thay
đổi tùy theo loài, không phụ thuộc vào kích thước động vật. Ở các loài động vật nói
chung kích thước của hồng cầu tỷ lệ nghịch với số lượng hồng cầu (Lê Quang
Long, 1996).
Số lượng hồng cầu của các loài gia súc biến thiên theo tình trạng cơ thể, tùy thuộc
tuổi, giới tính, di truyền, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng họat động của gia súc mà
còn thay đổi tùy theo nhiệt độ, cao độ, yếu tố khí hậu (Swenson, 1970). Số lượng
hồng cầu ở chó là: 5,5 x 106/mm3 máu (Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn
Chung, 2004) và (Shalm, Jain, Carrol, 1975) là 5,5 - 8,5 x 106/mm3 máu. Sự
tăng giảm số lượng hồng cầu: tăng gặp trong các trạng thái mất nước do tiêu chảy,
nôn nhiều, sốt, các bệnh truyền nhiễm cấp tính có sốt cao hoặc thiếu dưỡng khí.
Giảm thường gặp trong thiếu máu, viêm phổi thùy, trúng độc, suy tủy (Trần Thị
Minh Châu, 2002).
Nhiệm vụ của hồng cầu, nhiệm vụ chính của hồng cầu là chuyên chở O2 và CO2 từ
phổi đến các cơ quan và ngược lại, hồng cầu còn điều hòa độ pH của máu.
 Bạch cầu (Leucocytes)

Bạch cầu là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, nhưng số lượng ít
hơn hồng cầu, hình dáng bạch cầu không cố định, chúng có khả năng di động theo
kiểu amip và có khả năng chui ra khỏi thành mạch. Bạch cầu không chỉ tồn tại trong
máu mà còn có mặt trong dịch bạch huyết, dịch não tủy, các hạch bạch huyết và tổ

chức liên kết (Trịnh Hữu Hằng, 1995). Bạch cầu là những tế bào giữ chức năng bảo
vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập đến cơ thể, bạch cầu có nhân, số
lượng bạch cầu ở chó là 9,4 x 103/mm3 máu (Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn
Chung, 2004), 6-17 x 103/mm3 máu (Shalm, Jain, Carroll, 1975). Dựa vào hình
dạng và cấu trúc người ta chia bạch cầu ra làm các loại sau:
 Bạch cầu có hạt: chiếm khoảng 2/3 tổng số bạch cầu trong máu. Căn cứ
vào sự bắt màu của các hạt, chia bạch cầu hạt ra làm các loại sau:
 Bạch cầu trung tính (Neutrophil) chiếm khoảng 65% tổng số bạch
cầu (Schalm, Jain, Carroll, 1975).
 Bạch cầu ái toan (Eosinophil) còn gọi là bạch cầu ưa acid nhân chiếm
2 - 10% (Schalm, Jain, Carroll, 1975).

9


 Bạch cầu ái kiềm (Basophil) còn gọi là bạch cầu hạt ưa kiềm loại này
rất hiếm, số lượng rất ít
 Bạch cầu không hạt: chiếm khoảng1/3 tổng số bạch cầu, trong bào tương
không có hạt và nhân không phân thùy. Được chia làm 2 loại (Trịnh Hữu Hằng và
Đỗ Công Huỳnh, 2001).
 Lâm ba cầu (Bạch huyết bào hay còn gọi là Lymphocytes ) chiếm
25% tổng số bạch cầu (Schalm, Jain, Carroll, 1975).
 Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocytes) là bạch cầu có kích thước lớn
nhất chiếm 3 - 10% (Shalm, Jain, Carroll, 1975)
Sự tăng giảm số lượng bạch cầu tăng gặp nhiều trong bệnh truyền nhiễm cấp tính do
vi trùng, trúng độc do độc tố, những chứng viêm cấp tính, ổ viêm mũ và trong nhiều
trường hợp nhiễm trùng khác, tăng sinh lý: sau khi ăn no, sau khi mỗ, thai nghén,
hoạt động mạnh,….Giảm trong suy tủy, các bệnh do virus (dịch tả, cúm,…), trúng
độc do hóa chất (Trần Thị Minh Châu, 2002).
 Tiểu cầu (Thrombocytes)


Tiểu cầu là những thể nhỏ hình dạng không cố định (có thể tròn, bầu dục, thoi, sao,
gậy ), kích thước trung bình 2 - 5µ (đôi khi có thể thấy những tiểu cầu khá to 7 - 8 µ
), bào tương bắt màu xám hay tím nhạt. Khi máu chảy ra khỏi mạch, thường tiểu
cầu bị phá hủy ngay nên rất khó xác định, ước tính số lượng của tiểu cầu vào
khoảng 200 - 400 x 103/mm3 máu (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001) và
100 - 600 x 103/mm3 máu (Nguyễn Thị Kim Đông và Hứa Văn Chung, 2004).
Chức năng của tiểu cầu: tiểu cầu tham gia vào mọi giai đoạn cầm máu sinh lí, tiểu
cầu dễ dính vào các chất khác và dễ dính vào nhau tạo thành nút chận khi máu chảy,
do đó có chức năng quan trọng ngăn ngừa xuất huyết khi màng huyết quản bị tổn
thương. Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu chất tromboplastin do tiểu
cầu giải phóng là yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, biến protein
fibrinogen thành dạng sợi fibril, rồi thành bợn máu băng kính vết thương. Tiểu cầu
tham gia vào co cục máu tiểu cầu có khả năng ngưng kết lại, cũng cố sự cầm máu
khi bị tổn thương tăng (Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh, 2001).
 Tỷ lệ huyết cầu (Hematocrit: HCT hay PCV: packed cell volum)

Tỷ lệ huyết cầu là tỷ lệ % giữa khối hồng cầu và máu toàn phần. Tỷ lệ huyết cầu
tăng khi có ứ nước trong tế bào hoặc trong trạng thái bị shock, giảm trong trạng thái
thiếu máu (Swenson, 1970). Đo tỷ lệ huyết cầu rất cần thiết cho trường hợp chảy
máu, shock, khi phẩu thuật cho kết quả nhanh và chính xác. Sai số tỷ lệ huyết cầu từ

10


1 -2 % có giá trị tin cậy hơn đo huyết sắc tố. Hematocrit ở chó từ 37 – 55% (Shalm,
Jain, Carrol, 1975).
2.4 Sơ lược đặc tính sinh học một số loài giun tròn ký sinh trên chó
2.4.1 Giun đũa ký sinh ở chó
Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)

Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chitwood, 1933)
Bộ Ascaridida (Skrjabin & Schulz, 1940)
Họ Anisakidae (Skrjabin & Karokhin, 1945)
Giống Toxocaris (Stiles, 1905)
Loài Toxocara canis (Werner, 1782)
Loài Toxascaris leonina (Leiper, 1907)

 Toxocara canis
Hình thái: giun ký sinh ở ruột non của chó, cáo, chó sói, chồn và các loài thú ăn thịt
khác thuộc họ chó (Canidae).
Khi còn sống Toxocara canis có màu trắng ngà, vỏ ngoài trơn láng. Đầu giun
thường cong về mặt bụng, miệng có 3 môi và có 2 cánh đầu rộng làm cho đầu giun
giống mũi tên. Con đực dài 5-10 cm, đuôi có vật phụ hình nón nhỏ giống ngón tay,
2 gai giao hợp dài bằnh nhau 0,75-0,97 mm. Con cái 9-18 cm, lỗ sinh dục cách đầu
khoảng 1/5-1/4 so với chiều dài thân. Giữa thực quản và ruột có dạ dày, đây là đặc
điểm để phân biệt với loài Toxascaris leonina (không có dạ dày).
Trứng hầu như tròn vỏ trứng có nhiều chỗ lồi lõm. Đường kính của trứng 0,068 –
0,075mm.

11


Hình 2.1 Toxocara canis(Linstow, 1902)

Hình 2.2 Trứng Toxocara canis

1. Đuôi cá thể đực, mặt bên 2. Dạ dày; 3.Đuôi cá thể đực, mặt bụng (theo Mosgovoy,
1953)


Vòng đời: trứng của Toxocara canis theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi (ẩm
ướt, nhiệt độ từ 20 -30 0C) phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, sau 5 ngày vẫn nằm
trong trứng. Trứng cảm nhiễm này được chó và các loài ăn thịt khác nuốt phải vào
ống tiêu hoá của chúng, ấu trùng chui ra khỏi trứng. Ấu trùng phải trải qua quá trình
di chuyển theo hệ thống tuần hoàn như ấu trùng của phần lớn các giun thuộc bộ phụ
Ascaridata khác.
Trong quá trình di chuyển, ấu trùng giun Toxocara canis chui qua mao mạch phổi,
xâm nhập vào vòng tuần hoàn lớn. Trong trường hợp đó, ở những động vật có chửa,
ấu trùng Toxocara thường theo máu qua nhau thai vào bào thai. Người ta đã tìm
thấy chúng ở trong gan. Ấu trùng chủ yếu cư trú trong gan phổi của bào thai. Ở chó
sơ sinh sau 2 ngày, ấu trùng đã xâm nhập vào ruột qua khí quản và thực quản.
Nếu như trứng Toxocara cảm nhiễm xâm nhập vào cơ thể của ký chủ không chuyên
biệt như: chuột đồng, chuột nhà…thì ấu trùng nở ra sẽ di chuyển theo máu được
mang đến các cơ quan và mô nhau và đóng kén tại đó. Ấu trùng đã đóng kén không
phát triển, nhưng cấu tạo giải phẫu vẫn không thay đổi. Trong trường hợp chó, cáo
ăn phải chuột đồng chuột nhà có kén ấu trùng Toxocara thì ấu trùng trong kén sẽ
được giải phóng vào ruột và chúng phát triển thành giun Toxocara trưởng thành.
Các loài thú ăn thịt bị nhiễm Toxocara canis theo ba đường: trực tiếp ăn phải trứng
cảm nhiễm, ăn thịt phải ký chủ dự trữ có mang ấu trùng, nhiễm ấu trùng qua nhau
thai, ấu trùng từ cơ thể mẹ có chửa xâm nhập vào bào thai qua máu.
Sự phát triển của Toxocara canis từ ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành trong cơ
thể ký chủ dài 26 – 28 ngày. Khi nhiễm qua nhau thai, có thể phát hiện được trứng
của Toxocara ở chó con từ 21 – 22 ngày tuổi (Petrov.A.M).

12


Hình 2.3 Vòng đời phát triển của Toxocara

 Toxascaris leonina

Hình thái: giun tròn dài, đầu có 3 môi, thực quản đơn giản, hình trụ, không có hành
thực quản và không có dạ dày. Đầu hẹp hơi cong về phía lưng. Giun trưởng thành
ký sinh ở ruột non của chó trên 6 tháng và chó trưởng thành.
Con đực dài 40 - 80 mm, đuôi nhọn không tù như Toxocara canis, hai gai giao hợp
dài bằng nhau: 0,9 - 1,5mm.
Con cái dài 60 -100mm. Trứng hơi tròn, bên ngoài có lớp vỏ nhẵn, đường kính
0,075 – 0,085mm gồm 2 lớp vỏ dày màu vàng nhạt.

13


Hình 2.4 Toxascaris leonina (Linstow, 1902)

Hình 2.5 Trứng Toxascaris leonina

1. Phần trước cơ thể; 2. Đầu, mặt lưng; 3. Đuôi cá thể đực (theo Mosgovoy, 1953)

Vòng đời: phát triển trực tiếp. Chó ăn phải thức ăn có lẫn trứng giun đũa Toxascaris
leonina. Trong ruột chó, ấu trùng chui ra khỏi trứng xâm nhập vào thành ruột và lần
lượt lột xác. Những ấu trùng này không di chuyển vào máu mà đi vào lòng ruột, tiếp
tục lột xác, phát triển và đạt tới giai đoạn trưởng thành. Thời gian Toxascaris
leonina phát triển đến giai đoạn trưởng thành trong ruột chó kéo dài từ 55-72 ngày
(Petrov.A.M và Borovkova.A.M, 1963), mất 3-4 tuần (Abulage, 1982).

Hình 2.6 Vòng đời phát triển của Toxascaris

14


2.4.2 Giun móc

Ngành Nemathelminthes (Schneider, 1873)
Lớp Nematoda (Rudolphi, 1808)
Lớp phụ Phasmidia (Chit wood, 1933)
Bộ Rhabditida ((Chit wood, 1933)
Họ Ancylostomatidae (Looss, 1905)
Giống Ancylostoma (Dubini, 1843)
Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Loài Ancylostoma braziliense (Gomez de Feria, 1910).
Giống Uncinaria (Frohlich, 1789).
Loài Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884)

 Ancylostoma caninum
Ancylostoma caninum là loài có kích thước lớn nhất trong 3 loài. Ký sinh ở ruột
non chó, mèo, có khi ở người. Nó có màu xám hoặc hơi đỏ tùy vào lượng máu có
trong ống tiêu hóa của chúng. Đoạn trước cong về phía lưng. Túi miệng rất phát
triển, sâu và có dạng gần như hình cầu. Rìa mép của túi miệng, mỗi bên có 3 chiếc
răng lớn, chia thành 3 nhánh và cong về phía trong như hình móc câu. Đáy túi
miệng có lớp phủ chitin lồi lên và còn có thêm một đôi răng hình tam giác.
Con đực trưởng thành dài khoảng 9-12 mm, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,75 0,87 mm, túi đuôi rất phát triển, đoạn cuối rất nhọn, bánh lái gai giao hợp tròn dài.
Giun cái trưởng thành có kích thước 10- 21 mm, có khi dài đến 24mm, thực quản
dài 0,75-1,10 mm, hậu môn cách đuôi 0,22 mm, lỗ sinh dục cái nằm ở nửa sau thân,
đuôi có gai nhọn.
Trứng hình bầu dục, hai đầu thon đều gồm 2 lớp vỏ, kích thước trứng 0,055 - 0,072
x 0,034 - 0,045mm. Trứng mới thải ra bên ngoài trong có 8 tế bào phôi. Một giun
cái có thể đẻ từ 7.700 đến 28.000 trứng trong một ngày (Norman.D.Levin, 1977).
Một cách tổng quát sự hiện diện của giun cái nhiều hơn giun đực. Roche và Patrzek
(1966), đã thấy tỉ lệ 1.3:1.0 ở 57 chó, tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng gia tăng cao
theo tuổi nhiễm và giảm ở vị trí gần cuối đường tiêu hóa.
Sự phát triển của Ancylostoma caninum trong cơ thể chó đến giai đoạn trưởng thành
kéo dài 14 -16 ngày, còn thời gian sống của giun này trong khoảng từ 43 -100 ngày.


15


Hình 2.7 Ancylostoma caninum
(Ercolani, 1859)

Hình 2.8 Trứng Ancylostoma caninum

1. Đầu; 2.Tuối đuôi con đực; 3. Tuối đuôi con cái (theo Skrjabin Petrov, 1964)

 Ancylostoma braziliense
Ancylostoma braziliense là loài có kích thước nhỏ nhất trong 3 loài giun móc ở chó.
Bao miệng chỉ có một đôi răng không phân nhánh. Giun cái dài khoảng 0,7-1 mm
và không lớn hơn 10 mm, hậu môn cách đuôi 0,20 - 0,25 mm, lỗ sinh dục cái nằm ở
nửa sau thân. Con đực dài 5 - 7 mm, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,64 mm.
Trứng có kích thước 0,075 - 0,095 x 0,041 - 0,045mm.
Một con cái có thể đẻ được khoảng 4.000 trứng trong một ngày (Norman D.Levin
1977).

Hình 2.9 Đầu Ancylostoma braziliense (theo Baylis, 1929)

16


×