Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM nấm CANDIDA SPP TRÊN ðƯỜNG TIÊU hóa ở gà THỊT tại một số TRẠI THUỘC TỈNH bà rịa VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.7 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ VĂN NGHĨ

TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM CANDIDA SPP. TRÊN
ðƯỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THỊT TẠI MỘT SỐ TRẠI
THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú Y

Tên ñề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM CANDIDA SPP. TRÊN
ðƯỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THỊT TẠI MỘT SỐ TRẠI
THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn:
Trần Thị Minh Châu
Trần Thị Phận


Sinh viên thực hiện:
Võ Văn Nghĩ
MSSV: 3042817
Lớp: Thú Y

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ðề tài: Tình hình nhiễm nấm Candida spp. trên ñường tiêu hóa ở gà thịt tại
một số trại thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; do sinh viên Võ Văn Nghĩ thực
hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 02/2009 ñến tháng 05/2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Phận

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2009
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD


ii


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kì
công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Võ Văn Nghĩ

iii


LỜI CẢM TẠ

Cảm tạ !
Cha mẹ ñã hết lòng tận tụy chăm sóc, dạy bảo cho con nên người. Con kính
dâng lên cha mẹ lòng biết ơn chân thành, thiêng liêng nhất và những người thân ñã
ñộng viên con trong thời gian qua.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Minh Châu và cô Trần Thị Phận ñã dành thời gian quý báu tận
tình hướng dẫn, giúp ñỡ em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Cô Huỳnh Kim Diệu, cố vấn học tập và các thầy cô thuộc bộ môn Thú Y, ñã
truyền ñạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt 5 năm ở giảng
ñường ðại học.
Chân thành cám ơn!
Anh Nguyễn Thanh Phi Long và các anh em ở trại Mỹ Xuân và trại Hắc
Dịch ñã tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Chị Nguyễn Thu Tâm và các bạn cùng nhóm ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và phân tích mẫu suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

VÕ VĂN NGHĨ

iv


MỤC LỤC
Trang duyệt .......................................................................................................................... ii
Lời cam ñoan ......................................................................................................................iiii
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ ivv
Mục lục
........................................................................................................................... v
Danh sách bảng, sơ ñồ và biểu ñồ ..................................................................................vii
Danh sách hình ..................................................................................................................viii
Tóm lược .......................................................................................................................... ix
Chương 1: ðặt Vấn ðề ...................................................................................................... 1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận ................................................................................................ 2
2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu về Candida spp. ở ngoài nước và trong nước .. 2
2.1.1
Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 2
2.1.2
Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 2
2.2 ðặc ñiểm của Candida .................................................................................. 3
2.2.1
ðặc ñiểm của bệnh Candidiasis (Moniliasis) ...................................... 4
2.2.2
ðặc ñiểm hình thái ............................................................................. 4
2.2.3

ðặc ñiểm nuôi cấy.............................................................................. 5
2.2.4
Tính gây bệnh .................................................................................... 7
2.2.5
Chẩn ñoán nấm học ............................................................................ 8
2.2.5.1 Kiểm tra dưới kính hiển vi .............................................................. 8
2.2.5.2 Phân lập trên môi trường ................................................................ 8
2.2.5.3 ðặc tính sinh hóa học ..................................................................... 9
2.2.5.4 Tiêm ñộng vật thí nghiệm ............................................................... 9
ðiều trị .......................................................................................................... 9
2.2.6
2.2.7
Vệ sinh sát trùng chuồng trại...................................................................... 9
2.3 Tổng quan về ñịa ñiểm khảo sát .......................................................................... 10
2.3.1
ðiều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tân Thành .................................... 10
2.3.2
Tình hình chăn nuôi tại ñịa ñiểm lấy mẫu ......................................... 11
2.3.2.1 Trại gà thịt xã Mỹ Xuân................................................................ 11
2.3.2.2 Trại gà thịt xã Hắc Dịch................................................................ 12
Chương 3: Phương Tiện Và Phương Pháp Thí Nghiệm .............................................. 15
3.1 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................... 15
3.1.1
ðịa ñiểm lấy mẫu ............................................................................. 15
3.1.2
ðịa ñiểm phân tích mẫu.................................................................... 15
3.1.3
Thời gian thí nghiệm ........................................................................ 15

v



3.1.4
Vật liệu thí nghiệm........................................................................... 15
3.1.5
Môi trường nuôi cấy......................................................................... 15
3.1.6
Hóa chất ........................................................................................... 15
3.1.7
Thiết bị............................................................................................. 15
3.1.8
Dụng cụ............................................................................................ 16
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................. 16
3.2.1
Cách lấy mẫu.................................................................................... 16
3.2.2
Nuôi cấy nấm trên môi trường thạch Sabouraud Dextrose ................ 17
3.2.3
Pha loãng mẫu thức ăn ..................................................................... 18
3.2.4
Quan sát sợi nấm và bào tử nấm trên kính hiển vi bằng nuôi cấy nấm
trên phiến kính. ................................................................................ 19
3.2.5
Cách xem mẫu.................................................................................. 19
3.2.6
Kiểm tra ñặc tính sinh hóa................................................................ 20
3.2.7
Tính tỉ lệ nhiễm ................................................................................ 22
Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận ................................................................................ 23
4.1 Tình hình nhiễm Candida spp. trên gà thịt tại 2 trại thuộc 2 xã Mỹ Xuân và

Hắc Dịch thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. .................................................... 23
4.2 Tình hình nhiễm Candida spp. trên bệnh phẩm theo lứa tuổi ở gà thịt tại 2
trại thuộc 2 xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ......... 24
4.3 Tình hình nhiễm Candida spp. ñược tìm thấy trên bệnh tích ñại thể ở gà thịt
tại 2 trại thuộc 2 xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch ở giai ñoạn sau 35 ngày tuổi ñến
xuất chuồng ................................................................................................ 26
4.4 Tình hình nhiễm Candida spp. trên dụng cụ chăn nuôi ở gà thịt tại 2 trại
thuộc 2 xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch ................................................................... 27
4.5 Kết quả nuôi cấy và ñịnh danh phân loại Candida spp. ở gà thịt tại 2 trại
thuộc 2 xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch ................................................................... 28
Một số hình ảnh ................................................................................................................. 30
Một số hình ảnh về bệnh tích ñại thể .............................................................................. 31
Chương 5: Kết Luận Và ðề Nghị ................................................................................... 32
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 32
5.2 ðề nghị ....................................................................................................... 32
Tài Liệu Tham Khảo ......................................................................................................... 33
Phụ chương

vi


DANH SÁCH BẢNG, SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ

Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng Vaccine phòng bệnh cho gà thịt .............................. 13
Bảng 2.2: Quy trình sử dụng thuốc gà (cho 1000 con gà) ............................................ 14
Sơ ñồ 3.1: Quy trình phân lập và ñịnh danh nấm .......................................................... 17
Sơ ñồ 3.2: Cách pha loãng mẫu ....................................................................................... 18
Sơ ñồ 3.3: Quy trình nuôi cấy bào tử nấm trên phiến kính .......................................... 19
Bảng 3.1: Phân biệt các loài Candida spp. ..................................................................... 21
Bảng 4.1: Tỉ lệ nhiễm Candida spp. ở gà thịt tại 2 trại thuộc 2 xã Mỹ Xuân, Hắc

Dịch ................................................................................................................ 23
Biểu ñồ 4.1: So sánh tỉ lệ nhiễm Candida spp. ở gà thịt tại 2 trại thuộc 2 xã Mỹ
Xuân và Hắc Dịch......................................................................................... 23
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm Candida spp. trên bệnh phẩm theo lứa tuổi ở gà thịt theo từng
trại xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch ..................................................................... 24
Biểu ñồ 4.2: Tỉ lệ nhiễm nấm Candida spp. trên bệnh phẩm theo lứa tuổi ở gà thịt
tại 2 trại xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch ............................................................. 25
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhiễm nấm Candida spp. ở gà thịt trên bệnh tích ñại thể tại 2 trại
thuộc 2 xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch ở giai ñoạn sau 35 ngày tuổi ñến xuất
chuồng ............................................................................................................ 26
Bảng 4.4: Tỉ lệ nhiễm Candida spp. trên thức ăn và dụng cụ chăn nuôi tại 2 trại
thuộc 2 xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch .............................................................. 27
Bảng 4.5: Kết quả nuôi cấy nấm và ñịnh danh nấm Candida spp. trên bệnh phẩm
của gà thịt tại 2 trại thuộc 2 xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch ............................ 28
Biểu ñồ 4.3: So sánh thành phần loài Candida spp. trên gà thịt tại 2 trại thuộc 2 xã
Mỹ Xuân, Hắc Dịch ............................................................................ 28

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Khuẩn lạc Candida albicans ................................................................................ 6
Hình 2: Hình dạng sợi nấm Candida albicans ................................................................. 6
Hình 3: Khuẩn lạc C. tropicalis ......................................................................................... 7
Hình 4: Hình dạng phôi bào tử C. tropicalis .................................................................... 7
Hình 5: Khuẩn lạc nấm C. guilliermondii ........................................................................ 7
Hình 6: Hình dạng sợi nấm C . guilliermondii................................................................. 7
Hình 7: Bản ñồ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ......................................................................... 10
Hình 8: Chuồng gà hở nền sàn ......................................................................................... 12
Hình 9: Giống gà thịt Ross 308 (6 ngày tuổi) ................................................................ 12

Hình 10: Giống gà thịt Ross 308 (32 ngày tuổi) ............................................................ 12
Hình 11: Quan sát dưới kính hiển vi ............................................................................... 30
Hình 12: Nuôi cấy nấm trên phiến kính .......................................................................... 30
Hình 13: Khuẩn lạc nấm C. guilliermondii 2 ngày sau khi cấy ................................... 30
Hình 14: Khuẩn lạc nấm C. tropicalis 2 ngày sau khi cấy ........................................... 30
Hình 15: Khuẩn lạc nấm C. guilliermondii 8 ngày sau khi cấy ................................... 30
Hình 16: Hình dạng sợi nấm C. guilliermondii ............................................................. 30
Hình 17: Khuẩn lạc nấm C. tropicalis 8 ngày sau khi cấy .......................................... 30
Hình 18: Bào tử nấm C. tropicalis .................................................................................. 30
Hình 19: Dụng cụ thu mẫu ............................................................................................... 31
Hình 20: Gà 32 ngày tuổi lông xù, kém ăn..................................................................... 31
Hình 21: Diều gà bình thường.......................................................................................... 31
Hình 22: Diều gà nhiễm nấm (42 ngày tuổi).................................................................. 31
Hình 23: Diều của gà thịt bị nấm ..................................................................................... 31
Hình 24: Tím Gentian 1,6% gói dạng bột ...................................................................... 31
Hình 25: Phản ứng lên men ñường của nấm C. tropicalis ........................................... 31
Hình 26: Phản ứng lên men ñường của nấm C. guilliermondii ................................... 31

viii


TÓM LƯỢC

Qua phân tích tình hình nhiễm nấm Candida spp. trên ñường tiêu hóa ở gà
thịt từ tháng 02/2009 ñến tháng 05/2009 tại 2 trại chăn nuôi xã Mỹ Xuân và xã Hắc
Dịch thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổng số 172 mẫu gồm: 67 mẫu bệnh phẩm trên diều gà, 34 mẫu phết trên
máng ăn, 31 mẫu phết trên máng uống, 40 mẫu thức ăn, kiểm tra bằng phương pháp
nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud Dextrose.
Kết quả ghi nhận ñược như sau

Tỉ lệ nhiễm Candida spp. tại 2 trại chăn nuôi xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch là
38,95%. Tỉ lệ nhiễm Candida spp. trên máng uống là 83,87%, trên bệnh phẩm là
56,72%, trên máng ăn là 8,82%, không tìm thấy sự nhiễm Candida spp. trên thức
ăn.
Về thành phần loài, gà thịt tại 2 xã ñiều tra nhiễm 2 loài nấm là
C. tropicalis (46,27%), C. guilliermondii (10,44%) và có sự nhiễm ghép cả 2 loài
C. tropicalis và C. guilliermondii là 8,96%.
Về triệu chứng ghi nhận thấy gà còi, lông xù, giảm ăn, tiêu chảy phân sống.
Giai ñoạn sau 31 ngày tuổi ñến xuất chuồng gà chết mổ khảo sát thấy có nhiều
khuẩn lạc nấm mọc trên niêm mạc của diều.

ix


CHƯƠNG 1
ðẶT VẤN ðỀ

Trước xu hướng hội nhập và phát triển nền kinh tế toàn cầu nói chung và
phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng, chăn nuôi là một trong những ngành ñặc biệt
quan trọng ñể phát triển nền kinh tế. Ngoài việc phòng và trị bệnh ñiều cần chú ý là
vệ sinh trên các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống vệ sinh sạch sẽ thường
xuyên, không ñể thức ăn thừa, thức ăn kém chất lượng cho gia cầm ăn nếu không
thì chẳng những gia cầm chậm phát triển mà trái lại còn gây phát sinh ra nhiều bệnh
cho gia cầm thậm chí gây chết, thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi.
Yêu cầu ñặt ra làm thế nào hạn chế tối ña ñàn gia cầm không nhiễm bệnh từ
thức ăn và từ các dụng cụ chăn nuôi… Nguyên nhân chính là sự phát triển của các
loại vi khuẩn, nấm mốc, nấm men ñã làm biến ñổi các thành phần, mùi vị, sinh ñộc
tố trong thức ăn làm gia cầm ăn ít, phát triển kém ảnh hưởng ñến sinh trưởng, sức
ñề kháng, gây ra kế phát một số bệnh truyền nhiễm khác cho gia cầm.
Các bệnh do nấm gây ra ở gia cầm ñặt biệt là ở gà trong ñó nấm Candida hay

Monilia là loại nấm gây bệnh trên ñường tiêu hóa. Trong ñiều kiện khí hậu nhiệt
ñới nước ta rất thuận lợi cho giống nấm Candida phát triển. Từ ñó, việc phân loại,
xác ñịnh thành phần các loại nấm có trong thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, ñặc biệt
giống nấm Candida là rất cần thiết.
Gần ñây, ở một số trại nuôi gà thịt ñã xuất hiện triệu chứng nghi mắc bệnh
nhiễm nấm trên ñường tiêu hóa, các cơ sở này ñã dùng thuốc ñiều trị nhưng việc
ñiều trị không giải quyết ñược tận gốc. ðể tìm hiểu sự hiện diện của chúng trên ñàn
gà thịt, tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Tình hình nhiễm nấm Candida spp. trên
ñường tiêu hóa ở gà thịt tại một số trại thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Mục tiêu của ñề tài
-

Quan sát triệu chứng lâm sàng.

-

Mổ khám tìm bệnh tích ñại thể.

-

Xác ñịnh tỉ lệ nhiễm các loại nấm Candida spp trên ñường tiêu hóa ở bệnh
phẩm, thức ăn, các dụng cụ chăn nuôi.

-

Xác ñịnh thành phần loài nấm Candida spp. trên gà thịt tại ñịa ñiểm khảo sát.

1



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu về Candida spp. ở ngoài nước và trong nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo nghiên cứu của Samaranayake (1989), Candida spp. là những loài vi
nấm nội hoại sinh ở người. Sự hiện diện của vi nấm này ở những người khoẻ mạnh
chiếm tỉ lệ từ 20,00% - 40,00%.
Năm 1989, Samaranayake ghi nhận bệnh nhân nhiễm vi nấm Candida ở
vùng họng miệng có các triệu chứng thường gặp là những mảng giả mạc màu trắng
hoặc hơi vàng chiếm ña số. Các dạng tổn thương khác như dạng tăng sản, dạng teo
mất gai với niêm mạc trơn, láng màu ñỏ, viêm góc lưởi xung huyết hoặc lở loét
khoé mép miệng ít gặp hơn.
Tháng 8/2008 tại thung lũng Kathmandu của Nepal tỉ lệ chết của gà ở 6 tuần
tuổi bất ngờ tăng mà không có các dấu hiệu bệnh ñặc trưng, gà chết ñột ngột, chết
hàng loạt và quan sát các loài chim ăn, uống xung quanh ñó cũng có dấu hiệu chết
ñột ngột, tỉ lệ chết bất ngờ của gà sau 6 tuần tuổi cũng tăng mạnh.
Theo Kedar Karki và Esmeraldo (2008), tỉ lệ chết vì nhiễm nấm ñã ñược ghi
khoảng 1,50% ñến 2,50% ở 6 tuần tuổi và với tỉ lệ 1,30% ñến 9,60% xảy ra sau 6
tuần tuổi. Bệnh ñược tìm thấy qua phân lập bệnh phẩm ở diều, dạ dày, phổi, gan,
lách, có các loài: Penicillium spp., Aspergillus spp., Candida spp, E.coli,
Streptococcus spp. and Staphylococcus spp. ().
Theo Kedar Karki và Esmeraldo (2008), nguyên nhân gây nhiễm là do bổ
sung nhiều chất kích thích tăng trưởng nhanh cho gà, sử dụng nhiều kháng sinh, và
các ñiều kiện khác có liên quan ñến tốc ñộ tăng trưởng. Thực tế là sử dụng các chất
ñể thay thế chất dinh dưỡng trong thức ăn từ 5,00% ñến 7,00% ñể làm giảm chi phí
thức ăn dinh dưỡng mang lại lợi ích riêng ñã làm tỉ lệ nhiễm nấm ở gà tăng lên rất
nhanh. ().
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), bệnh Candidiasis chủ yếu xảy ra ở các loài
gia cầm: gà, gà tây, một số loài vật khác có thể mắc bệnh này như bò, bê, ngựa con,

chó, mèo, dê con, khỉ, thỏ ở tỉ lệ thấp hơn. Trong các loại nấm gây bệnh phân lập

2


ñược có nhiều loài Candida như Candida albicans (Robbin), C. tropicalis
(Castellani), C. guilliermondi, C. crusei, chủ yếu là Candida albicans.
Nguyễn Vĩnh Phước (1977), cho rằng bệnh Candidiasis thể hiện ở gà, gà tây
5 – 8 tuần tuổi bằng các triệu chứng và bệnh tích như: mụn loét ở niêm mạc miệng,
hầu và phần trên thực quản, diều, chủ yếu là ở diều và dạ dày tuyến, mụn loét trước
tiên mềm, màu trắng hình tròn, niêm mạc dạ dày tuyến sưng lên, xuất huyết, bài tiết
dịch rỉ ñặc có khuynh hướng hình thành màng giả.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2002), bệnh do nấm Monilia hay Candidia gây
viêm loét phần trên tuyến tiêu hóa ở gà. Với những triệu chứng ñặc trưng là nôn ọc
ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, kèm theo tiêu chảy.
Ở người ñã có nhiều nghiên cứu về Candida spp., theo Phan Anh Tuấn và
Lê Thị Xuân (2002), khảo sát 205 bệnh nhân gồm 179 nam (87,30%) và 26 nữ
(12,70%) có 176 trường hợp nhiễm vi nấm Candida spp. chiếm tỉ lệ 85,90% ở bệnh
nhân HIV. Trong những trường hợp nhiễm vi nấm Candida spp. thì vùng họng
miệng cao chiếm tỉ lệ 91,50% (161/176), thực quản 8,50% (15/176). (nguồn:
).
Kết quả cấy nấm theo Phan Anh Tuấn và Lê Thị Xuân (2002), cho thấy có nhiều
loài Candida gây bệnh ở vùng họng. Trong nghiên cứu này, loài Candida albicans
chiếm tỉ lệ cao (52,50%). Ðịnh danh các loài Candida khác bằng phương pháp ñồng
hoá ñường và lên men ñường cho thấy các loài Candida thường gặp là Candida
tropicalis và Candida krusei. (nguồn: ).
Theo Nguyễn Võ Hinh (2008), ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm
Candida tìm thấy ñược 30,00% ở miệng, 38,00% ở ruột, 39,00% ở âm ñạo, 17,00%
ở phế quản ... Trong các loại nấm phân lập ñược, hay gặp nhất là loại Candida
albicans, có thể gặp các loài khác như Candida tropicalis, Candida parapsilopsis,

Candida glabrata…. (nguồn: ).
Tuy nhiên, nghiên cứu về nấm Candida spp. trên gia cầm còn hạn chế.
2.2 ðặc ñiểm của Candida
Giống Candida thuộc
Ngành: Ascomycota
Lớp: Saccharomycetes
Họ: Saccharomycetaceae
Giống: Candida

3


2.2.1 ðặc ñiểm của bệnh Candidiasis (Moniliasis)
Bệnh Candidiasis (Moniliasis) là một bệnh do nấm men Candida có hình tròn
hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong ống tiêu
hóa. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các loài gia cầm: gà, gà tây, một số loài vật khác có thể
mắc bệnh này như bò, bê, ngựa con, chó, mèo, dê con, khỉ, thỏ ở tỉ lệ thấp hơn.
Trong các loại nấm gây bệnh phân lập ñược có nhiều loài Candida như Candida
albicans (Robbin), C. tropicalis (Castellani), C. guilliermondi, C. crusei, chủ yếu là
Candida albicans.
Bệnh Candidiasis thể hiện ở gà, gà tây 5 – 8 tuần tuổi bằng các triệu chứng
và bệnh tích như: mụn loét ở niêm mạc miệng, hầu và phần trên thực quản, diều,
chủ yếu là ở diều và dạ dày tuyến, mụn loét trước tiên mềm, màu trắng hình tròn,
niêm mạc dạ dày tuyến sưng lên, xuất huyết, bài tiết dịch rỉ ñặc có khuynh hướng
hình thành màng giả. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Theo Nguyễn Xuân Bình (2002) các bệnh do nấm gây ra ở gia cầm ñặc biệt
là ở gà trong ñó nấm Candida hay Monilia là loại nấm gây bệnh trên ñường tiêu
hóa, với những triệu chứng ñặc trưng là gà nôn ọc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối,
kèm theo tiêu chảy, gà chậm lớn.
Theo Nguyễn Võ Hinh (2008), Candida thường sống hoại sinh trong ñường

tiêu hóa của người, ñộng vật và trong âm ñạo ... Ở người khoẻ mạnh bình thường,
nấm Candida tìm thấy ñược 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm ñạo, 17% ở phế
quản ... Trong các loại nấm phân lập ñược, hay gặp nhất là loại Candida albicans,
có thể gặp các loài khác như Candida tropicalis, Candida parapsilopsis, Candida
glabrata .... Trong trạng thái hoại sinh, số lượng tế bào nấm rất ít, xét nghiệm chỉ
thấy một vài tế bào hạt men nẩy chồi. ( Nguồn: ).
Thông thường thì nấm giữ thế cân bằng với các loại vi sinh vật hội sinh khác
tại chỗ, trong một số các ñiều kiện nhất ñịnh và thích hợp, nấm Candida chuyển
sang trạng thái ký sinh gây bệnh, số lượng tế bào tăng lên nhiều, xuất hiện những
sợi tơ nấm giả cho phép nấm len lỏi giữa những tế bào và xâm nhập sâu hơn vào cơ
thể.
2.2.2 ðặc ñiểm hình thái
Giống Candida là giống men thật. Men là nấm ñơn bào, sinh sản bằng chồi,
quá trình sinh sản chồi thể hiện bằng sự phát sinh một ống từ không bào trung tâm
ñến một ñiểm của thành tế bào, thành này hẹp lại biến thành một cái núm lồi trên tế
bào mẹ; tế bào con này sẽ tách khỏi tế bào mẹ từ các núm này, tế bào con cũng có

4


thể tiếp tục tiến triển theo một hướng ñể hình thành sợi, sợi này trong quá trình sinh
chồi sẽ hình thành sợi khác, tạo thành một khuẩn ty giả gồm sợi và tế bào tròn có
thể tỏa cành phức tạp, khuẩn ty giả khác khuẩn ty thật; khuẩn ty thật hình thành do
nẩy mầm chứ không sinh chồi như khuẩn ty giả. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Phương pháp xem tươi
Lấy một mảnh nhỏ khuẩn lạc dạng kem trên môi trường thạch Sabouraud ñặt
trong dung dịch safranin hoặc dung dịch lugol rồi xem dưới kính hiển vi ở vật kính
10X, 100X, thấy có nhiều tế bào hình tròn hoặc tế bào hình trứng kích thước
từ 2 - 5µm, ña số là ñang nẩy chồi, nếu lấy khuẩn lạc già hơn, ép giữa phiến kính và
lá kính có thể quan sát thấy sự hình thành sợi của nấm Candida. (Nguyễn Như

Thanh, 1997).
Phương pháp nhuộm
Có thể nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram hoặc Giemxa, hoặc dung
dịch xanh cotton rồi xem dưới kính hiển vi vật kính 10X, 100X, thấy nấm Candida
là loại Gram dương, ñôi khi bắt màu Gram âm. Candida có hình tròn, hình trứng,
hình bầu dục tạo thành chuỗi tế bào, có ñường kính từ 2 - 5µm.
Ngoài có thể quan sát thấy khuẩn ty thể giả (pseudomycelium) gồm những
chuỗi ngắn từ 3 – 10 nấm men nối ñuôi nhau, khuẩn ty giả khác khuẩn ty thật ở chỗ
nó không có màng chung và các vách ngăn.
Một số ít nấm Candida hình thành bào tử màng dày như nấm Candida thuộc
nhóm albicans, ñây là một ñặc tính hình thái quan trọng của nấm Candida, bào tử
màng dày là những tế bào hình cầu to, ñường kính từ 7 - 8µm, chiết quang, thường
sinh ra từ cuối sợi nấm. (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.3 ðặc ñiểm nuôi cấy
Candida là một loại nấm men phát triển dễ dàng ở nhiệt ñộ phòng thí nghiệm
(25 C – 27oC) hoặc ở 37oC. Trên nhiều môi trường như: thạch máu, thạch Litman,
môi trường dịch thể, ñặc biệt môi trường thạch Sabouraud có 2% glucose.
o

Theo dõi sự phát triển của tế bào màng dày trên thạch, khuẩn lạc xuất hiện
sau 2 – 3 ngày. Cấy trên thạch có thể quan sát khuẩn lạc dễ hơn, nên cấy vào giữa
mặt thạch, không nên cấy thành vạch vì nấm sẽ sinh trưởng dày ñặc theo ñường
vạch khuẩn lạc sẽ không rõ. Tuỳ theo ñiều kiện nuôi cấy như nhiệt ñộ, chất dinh
dưỡng, thành phần môi trường, tuỳ theo loại Candida phân lập mà có thể thấy xuất
hiện men phôi bào tử; khuẩn ty giả, khuẩn ty thật (ít), bào tử màng dày (ñối với một

5


vài giống). Trên một số môi trường thực vật ñặc biệt như khoai tây, ngô thường

quan sát thấy tế bào tạo thành mầm – phôi bào tử.
Nấm men ñược cấy vào một ñiểm trên thạch, sau 48 giờ thấy xuất hiện một
khuẩn lạc trắng lồi, ướt có trạng thái chất kem, nhanh chóng hình thành sợi ăn sâu
vào trong thạch. Nếu cấy thành vạch và nhất là chích sâu que cấy vào thạch thì thấy
trong ña số trường hợp có những sợi hai bên ñường chích sâu. Nếu cấy một ñiểm
thì có khuẩn lạc tròn.
Hình thái khuẩn lạc biến ñổi sau một thời gian nuôi cấy, khi mới phân lập,
khuẩn lạc có dạng S, dạng kem bóng láng như chất niêm dịch, óng ánh, sáng chói,
màu trắng hoặc màu kem, khuẩn lạc gồm có tế bào hình men, không có khuẩn ty thể
sau một thời gian nuôi cấy, khuẩn lạc biến ñổi thành dạng R, dạng màng xù xì, có
nếp gấp, cắm sâu vào thạch, vào chất dinh dưỡng, khuẩn lạc gồm tế bào hình men
và khuẩn ty thể.
Muốn xác ñịnh các loại nấm men Candida spp., người ta dựa trên cơ sở
những ñặc ñiểm hình thái, nuôi cấy sinh hóa học.
Candida albicans: trên thạch Sabouraud có khuẩn lạc tròn lồi, sáng chói, rìa
bằng phẳng cắm sâu vào chất dinh dưỡng, khuẩn lạc gồm tế bào hình men, trên môi
trường ngô, khoai tây, cà rốt có 2 – 5% mật, sau 24 ñến 48 giờ hình thành bào tử
màng dày tròn, ñường kính từ 6 - 9µm và các tế bào hình men tròn hay hình bầu
dục, phôi bào tử phân bố thành chùm nhỏ, hai bên khuẩn ty giả. Candida albicans
lên men glucose, maltose tạo thành acid và hơi, lên men sucrose, tạo thành acid
không biến ñổi sữa.

Hình 1: Khuẩn lạc Candida albicans
()

Hình 2: Hình dạng sợi nấm Candida albicans
(a) bào tử màng dày, (b) thân nấm, (c)
phôi bào tử. (Carter, 1984).

6



Candida tropicalis: trên thạch Sabouraud hình thành khuẩn lạc bóng láng
màu trắng xám, lồi ở giữa thành u hoặc gấp nếp, trên môi trường lỏng hình thành
màng mỏng có lắng cặn ở ñáy. Khuẩn ty giả phát triển thành nhiều nhánh, có nhiều
phôi bào tử, bào tử màng dày không hình thành ở ñây cũng như trên môi trường
thạch ngô. Candida tropicalis lên men glucose, maltose, sucrose, galactose có sinh
hơi, không biến ñổi sữa.

Hình 3: Khuẩn lạc C. tropicalis

Hình 4: Hình dạng phôi bào tử C. tropicalis
()

Candida guilliermondii: hình thành khuẩn lạc phẳng, ẩm, màu trắng. Trên
thạch ngô hình thành khuẩn ty giả và phôi bào tử khô dài. Trong môi trường lỏng
hình thành màng có vòng, vách hẹp. Một số chủng lên men glucose, sucrose,
galactose từ ngày thứ 20 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

Hình 6: Hình dạng sợi nấm C . guilliermondii
()

Hình 5: Khuẩn lạc nấm C. guilliermondii

2.2.4 Tính gây bệnh
Candida thường sống hoại sinh ở các sản phẩm sữa, phân, củ, quả, môi
trường ñường, hoặc sống hoại sinh ở vật chủ, trên bề mặt của da, niêm mạc, trong
các xoang tự nhiên, trong ống tiêu hóa, trong thực quản.

7



Candidiasis thể hiện rõ ở gà và gà tây từ 5 – 8 tuần tuổi bằng những triệu
chứng: mụn loét ở niêm mạc miệng, hầu, phần trên thực quản, chủ yếu ở diều và dạ
dày tuyến, mụn loét trước tiên là mềm, màu trắng, hình tròn, niêm mạc dạ dày tuyến
sưng lên, xuất huyết. tất cả ñộng vật có vú ñều mắc, ñặc biệt là bò và lợn.
Trong phòng thí nghiệm: ñộng vật cảm nhiễm là thỏ, chuột bạch, chuột lang,
chuột cống, có thể tiêm vào da, dưới da, tĩnh mạch, phúc mạc huyễn dịch canh nấm
tử 0,5 – 1ml, ñộng vật thí nghiệm chết trong vòng 1 – 5 ngày có khi 7 – 10 ngày,
trước khi chết có triệu chứng gầy yếu, ở gan, lách, thận, phổi có những hạt nhỏ màu
trắng xám.
Với những chủng Candida có ñộc lực giết thỏ thì thỏ chết trong vòng 3 – 10
ngày, thỏ có triệu chứng suy yếu, sốt, gầy có khi bị liệt và bệnh tích lớp vỏ thượng
thận có nhiều hạt nhỏ màu trắng xám. (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.5 Chẩn ñoán nấm học
Bệnh phẩm gồm có mủ, các chất cạo sâu vào niêm mạc miệng, thực quản,
diều, những mảnh khí quản tổ chức có bệnh, máu, nước tiểu hoặc sữa bò bị bệnh
cho vào lọ hoặc ống nghiệm vô trùng.
2.2.5.1 Kiểm tra dưới kính hiển vi
Cho tác ñộng xút (NaOH) 10 – 20% hoặc dung dịch lactophenol hoặc cồn
glyxerin vào bệnh phẩm từ 15 – 20 phút rồi xem tươi hoặc có thể nhuộm Gram,
Giemsa, kiểm tra qua kính hiển vi thấy rõ hình thái của nấm men và khuẩn ty
thể.
2.2.5.2 Phân lập trên môi trường
Ria cấy trên môi trường thạch Sabouraud 2% glucose ñể ở nhiệt ñộ 25oC,
muốn có chủng thuần nhất thì lựa chọn một khuẩn lạc ñiển hình riêng lẻ rồi ñem
ria cấy lại trên thạch ñĩa Sabouraud.
-

Tìm bào tử màng dày: ria cấy thành vạch chích sâu vào môi trường thạch có

bột ngô loại nấm men ñã phân lập, sau ñó ñặt một lá kính lên trên vạch cấy,
sau 48 giờ lấy ra nhuộm Giemsa thấy rõ bào tử màng dày dưới dạng tế bào
to, có vỏ bọc nhuộm màu tím.

-

Tìm bào tử nang: cấy nấm men ñã phân lập vào thạch Sabouraud hoặc thạch
có cà rốt ñể trong 2 tháng cứ 15 ngày kiểm tra bào tử nang một lần bằng cách
nhuộm một trong các loại thuốc nhuộm trên.

-

Tìm sợi khuẩn ty ñể quan sát sự phát triển của sợi khuẩn ty

8


2.2.5.3 ðặc tính sinh hóa học
Nếu phân lập ñược một canh nấm ñơn thuần của một loại nấm men có bào
tử nang và sợi nấm hình tròn, có bào tử màng dầy thì ñó là giống nấm men
Candida albicans.
ðể phân loại nấm men, người ta làm các phản ứng sinh hóa như phản ứng
lên men ñường và nghiên cứu sự hấp thụ nitơ của chúng.
2.2.5.4 Tiêm ñộng vật thí nghiệm
Nếu nghi là giống Candida albicans (loại nấm ñộc nhất) thì tiêm vào tĩnh
mạch tai của thỏ 1ml canh nấm, thỏ chết sau 4 – 5 ngày, có bệnh tích ở thận, nếu
tiêm dưới da thì gây ra áp xe trong vòng 24 giờ, Candida tropicalis cũng có thể
gây bệnh cho thỏ, còn các giống khác không gây bệnh cho thỏ (Nguyễn Như
Thanh và ctv, 1997).
2.2.6 ðiều trị

Cho gia cầm uống chất kháng nấm
ðồng sulfat 1% trong nước, uống liên tục 5 – 6 ngày.
Nystatin, fungixidin, candixidin 150ml/1lít nước uống, uống liên tục 5 – 6
ngày. ðối với ñộng vật có vú, việc ñiều trị cục bộ bằng cách bôi thuốc trực tiếp lên
vết loét bằng thuốc nystatin hoặc glyxerin có borat 10% và ñiều trị toàn thân bằng
cách cho uống nystatin với liều 15ml/1kg thể trọng, ñiều trị từ 4 – 6 ngày (Nguyễn
Như Thanh, 1997).
Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch iodine 1% cho gà uống hoặc bôi da ở
những chổ nấm mọc ñể ñiều trị. Một vài loại thuốc thuộc nhóm imidazoles như:
miconazole, ketoconazole, có thể ñiều trị cho kết quả cao. (Merck, 1991)
2.2.7 Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Thuốc sát trùng chỉ có thể diệt mầm bệnh khi thuốc tiếp xúc với mầm
bệnh. Như vậy những nơi có nhiều phân, rác dơ bẩn, bụi rậm quanh chuồng trại
sẽ cản trở tác dụng của thuốc sát trùng. Do ñó, cần phải dọn phân và chất thải
trong chuồng trước khi tiến hành sát trùng và không chỉ sát trùng trong khu vực
chuồng trại mà phải sát trùng cả ở những khu vực liên quan như lối ñi, kho chứa
thức ăn, nơi xử lý xác gà chết, nơi chứa phân,…
Trong những chuồng, trại chăn nuôi lâu năm thì chất thải và mầm bệnh ở
rải rác khắp nơi trong khu vực, mầm bệnh sẽ gây bệnh khi chúng có ñiều kiện

9


phát triển ñủ mạnh, kết hợp với qui trình phòng bệnh và nuôi dưỡng không tốt.
Cho nên, muốn sát trùng chuồng, trại ñạt hiệu quả cao phải thực hiện tốt qui trình
phòng bệnh bằng vacxin ñối với những bệnh nguy hiểm như: Dịch tả, Gumboro,
Makret, bệnh nấm,… Phải có chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng
giống, từng giai ñoạn phát triển của gà ñể gà khoẻ mạnh, có sức ñề kháng tốt
nhất, có thể chống lại một số tác nhân gây bệnh.
Vì vậy sát trùng chuồng trại là một trong những khâu kỹ thuật không thể

thiếu trong quá trình chăn nuôi, nhằm góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho ñàn
gà, kể cả những bệnh do virut.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam số 58/2003, sát trùng trước khi nhập gà
vào trại (1 ngày hoặc vài giờ); sau khi ñàn gà xuất chuồng tiến hành vệ sinh, dọn
dẹp tất cả các chất thải của chuồng, trại, sau ñó phun thuốc sát trùng (kể cả
chuồng, trại có tiếp tục nuôi ñàn mới hay ñể trồng trong thời gian dài); sát trùng
ñịnh kỳ: khoảng 10-15 ngày phun thuốc sát trùng trực tiếp vào ñàn gà 1 lần trong
suốt thời gian nuôi, sát trùng trước và sau khi chủng ngừa 1 ngày; sát trùng khi có
dịch bệnh xảy ra trong chuồng, trại hoặc ở những chuồng, trại lân cận.
2.3 Tổng quan về ñịa ñiểm khảo sát
2.3.1 ðiều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tân Thành
Trại gà thịt thuộc 2 xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Hình 7: Bản ñồ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(Nguồn: )

Tân Thành là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện Tân Thành
nằm dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, giáp thị xã Bà Rịa và huyện nhơn trạch
tỉnh ðồng Nai. Phía ñông giáp huyện Châu ðức, phía tây giáp huyện Cần Giờ (Tp.
Hồ Chí Minh), phía nam giáp thị xã Bà Rịa, phía bắc giáp huyện Long Thành (tỉnh
ðồng Nai). Diện tích tự nhiên khoảng 337,94km2, Huyện Tân Thành ñược chia

10


thành 1 thị trấn là thị trấn Phú Mỹ và 9 xã là xã Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân,
Phước Hoà, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hoà, Tân Phước, Tóc Tiên.
Trong tương lai Tân Thành sẽ có thêm tuyến ñường sắt Biên Hòa – Phú Mỹ,
Vũng Tàu. Huyện Tân Thành là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh.
Huyện còn có ñiều kiện phát triển một số cây con trong sản xuất nông nghiệp. Diện

tích trồng rau khoảng 1.000ha, cây ăn quả khoảng 2.200ha nhiều nhất tỉnh, diện tích
trồng ñiều khoảng 1.000ha (ñứng thứ hai sau huyện Xuyên Mộc), diện tích trồng cà
phê khoảng 2.050ha (ñứng thứ ba sau huyện Châu ðức và Xuyên Mộc). Chăn nuôi
khá phát triển, tổng ñàn gia cầm ñứng ñầu tỉnh. (o).
Nhiệt ñộ trung bình hàng năm: từ 25oC - 27oC; tháng thấp nhất khoảng
24,8oC; tháng cao nhất khoảng 28,6oC;
ðộ ẩm không khí trung bình: 80%
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:


Mùa mưa: từ tháng 5 ñến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa.



Mùa khô: từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau, chiếm 10% lượng mưa.

Chịu ảnh hưởng của 3 loại gió:
Gió ðông Bắc và gió Bắc thường xuất hiện vào ñầu mùa khô có tốc ñộ
khoảng 1- 5m/s.




Gió chướng xuất hiện vào cuối mùa khô có tốc ñộ 4 - 5m/s.



Gió Tây và gió Tây Nam xuất hiện vào ñầu mùa mưa có tốc ñộ 3 - 4m/s.

2.3.2 Tình hình chăn nuôi tại ñịa ñiểm lấy mẫu

2.3.2.1 Trại gà thịt xã Mỹ Xuân
Giống gà thịt Ross 308. Khi ñến trại lấy mẫu, gà ở trại ñã ñược 6 ngày tuổi.
Gà thịt tại trại khảo sát, nuôi công nghiệp kiểu chuồng hở nền sàn, mỗi dãy
chuồng có chiều dài khoảng trên 100m, rộng 12 - 15m, diện tích khoảng 1.350m2
gồm 4 dãy chuồng, mỗi dãy chuồng cách nhau 20m. Số lượng gà ñược nuôi trên
5.000 con/dãy chuồng, mật ñộ khoảng 4 con/m2, nhiệt ñộ trong chuồng 28oC – 30oC
có khu dành riêng ñể nuôi gà còi ở cuối mỗi dãy chuồng. Thời gian nuôi ñến khi
xuất chuồng vào khoảng 40 - 45 ngày tuổi, trong ñó 1 - 10 ngày tuổi là giai ñoạn úm
gà con. Trọng lượng xuất chuồng của gà thịt 40 ngày tuổi là 2,5 kg/con và 45 ngày
tuổi ñạt 3 kg/con. Thời gian ñể trống chuồng là 2 tuần và thời gian nuôi gà thịt giữa
các dãy có tính liên tục.

11


Hình 8: Chuồng gà hở nền sàn

2.3.2.2 Trại gà thịt xã Hắc Dịch
Giống gà thịt Ross 308. Khi ñến trại lấy mẫu, gà ở trại ñã ñược 18 ngày
tuổi.

Hình 9: Giống gà thịt Ross 308 (6 ngày tuổi) Hình 10: Giống gà thịt Ross 308 (32 ngày tuổi)

Gà thịt tại ñịa ñiểm lấy mẫu nuôi công nghiệp kiểu chuồng hở nền sàn. Mỗi
dãy chuồng có chiều dài khoảng trên 150m, rộng 12 - 15m, diện tích khoảng
2.025m2 gồm 2 dãy chuồng, mỗi dãy chuồng cách nhau 20m. Số lượng gà ñược
nuôi trên 8.000 con/dãy chuồng, mật ñộ nuôi khoảng 4 con/m2, có khu dành riêng
ñể nuôi gà còi ở cuối mỗi dãy chuồng. Thời gian nuôi ñến khi xuất chuồng vào
khoảng 40 - 45 ngày tuổi, trong ñó 1 - 10 ngày tuổi là giai ñoạn úm gà con. Trọng
lượng xuất chuồng của gà thịt 40 ngày tuổi là 2,5 kg/con và 45 ngày tuổi ñạt 3

kg/con. Thời gian ñể trống chuồng là 2 tuần và thời gian nuôi gà thịt giữa các dãy
có tính liên tục.
Tình hình dịch bệnh chung ở 2 trại khảo sát quan trọng nhất là bệnh
Gumboro, Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh gây ra do nấm cũng
ñược chú trọng phòng và trị. Ngoài ra, vaccin cúm gia cầm ñược tiêm chủng ñúng
theo quy ñịnh, bên cạnh ñó tỉ lệ nhiễm bệnh cầu trùng, ký sinh trùng ñường máu

12


cũng ñang ñược chú trọng. Quy trình tiêm phòng vaccine theo bảng 2.1 và quy
trình sử dụng thuốc cho gà 1000 con theo bảng 2.2.
Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng Vaccine phòng bệnh cho gà thịt

Ngày tuổi

Vaccine

ðường cấp

1

Cúm, viêm phế quản, Newcastle

Uống

6

Viêm phế quản, Newcastle


Uống

10

Gumboro

Uống

16

Gumboro

Uống

21

Viêm phế quản, Newcastle

Uống

Vệ sinh tiêu ñộc chuồng, trại
Trong quy trình nuôi ở 2 trại xã Mỹ Xuân và xã Hắc Dịch thì 5 – 6 ngày
máng uống ñược rửa một lần bằng nước. Ở máng ăn phần thức ăn thừa ñược ñảo
lên trên phần thức ăn mới ñổ vào máng.
Thức ăn ñược nhập cho vào kho dự trữ, 7 – 10 ngày nhập một lần. Trại
luôn sử sụng hết phần thức ăn dự trữ trong kho rồi mới nhập thức ăn mới vào.
Thời gian thu lấy phân gà là 10 – 12 ngày một lần cho vào bao ñược ñem
nơi khác tiêu thụ. ðịnh kì phun xịt thuốc Neporex ñể diệt ấu trùng ruồi trong
phân gà 7 – 10 ngày. Xác gà chết ñược thu gom lại và ñem chôn. Sát trùng
chuồng, trại ñịnh kì sau mỗi lần xuất.

Thời gian ñể trống chuồng là 2 tuần sau khi xuất gà, trong 2 tuần này trại
tiến hành rửa nền chuồng, sàn chuồng, dụng cụ chăn nuôi,… phun thuốc sát trùng
lên nền chuồng, sàn chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc Novacide. Ngâm
dụng cụ chăn nuôi vào thuốc sát trùng trong 5 -7 ngày.
Nguồn nước của 2 trại xã Mỹ Xuân và xã Hắc Dịch sử dụng là nước giếng
khoan, cho gà uống trực tiếp không qua xử lí.

13


Bảng 2.2: Quy trình sử dụng thuốc gà (cho 1000 con gà)

Ngày
Tuổi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Buổi sáng
Tên thuốc
Octamix + Amoxycillin
Octamix + Amoxycillin
Octamix + Amoxycillin
Octamix + Amoxycillin
Octamix + Amoxycillin
Octamix + Amoxycillin
Gentian 1,6%
Gentamycin + Cofavit

Gentian 1,6%
Gentamycin + Cofavit
Gentian 1,6%
Gentamycin + Cofavit
Gentamycin + Cofavit
Cococirol
Cococirol
Cococirol
Cococirol
Tetracyclin
Tetracyclin
Tetracycilin
Gentian 1,6%
Tetracycilin
Gentian 1,6%
Gentian 1,6%
NAT (loại thuốc trộn)
NAT (loại thuốc trộn)
NAT (loại thuốc trộn)
NAT (loại thuốc trộn)
Gentian 1,6%
Gentian 1,6%
Gentian 1,6%
Bio – Genta - Tylosin
Bio – Genta - Tylosin
Bio – Genta - Tylosin
Bio – Genta - Tylosin
Gentian 1,6%
Gentian 1,6%
Gentian 1,6%


Buổi chiều
Liều
lượng
20g + 10g
20g + 10g
20g + 10g
20g + 10g
20g + 10g
20g + 10g

Men allzym
Men allzym
Men allzym
Men allzym
Men allzym + Permasol
Men allzym + Permasol

Liều
lượng
20g
20g
20g
20g
20g+15g
20g+15g

Permasol
Permasol


15g
(1g/2lit)

Permasol
Permasol

30g
(1g/2lit)

Permasol
Permasol

30g
(1g/2lit)

Permasol
Permasol

30g
(1g/2lit)

Tên thuốc

30g
30g
30g
30g
10g
10g
10g

10g
50g
50g
50g
50g

60g
60g
60g
60g

60g
60g
60g
60g
60g
60g
60g

14


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 ðịa ñiểm lấy mẫu
Trại gà thịt tại xã Mỹ Xuân và xã Hắc Dịch thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
3.1.2 ðịa ñiểm phân tích mẫu

Phòng thí nghiệm Vi sinh bộ môn Thú Y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, trường ðại học Cần Thơ.
3.1.3 Thời gian thí nghiệm
Từ tháng 02/2009 – 05/2009.
3.1.4 Vật liệu thí nghiệm
Các loại thức ăn hỗn hợp.
Máng ăn, máng uống, ...
Mẫu bệnh phẩm.
3.1.5 Môi trường nuôi cấy
Môi trường thạch nuôi cấy: thạch Sabouraud Dextrose.
Môi trường peptone ñường.
3.1.6 Hóa chất
Cồn 70o, cồn 90o, nước cất, NaOH, agar, ñường glucose, maltose, lactose
sucrose, dextrose, thuốc nhuộm safranin, giấy quỳ, Bromthymol blue, …
Kháng sinh (Streptomycin, Penicillin).
3.1.7 Thiết bị
Tủ ấm, tủ sấy, tủ lạnh, tủ ñông, autoclave, lò nung, kính hiển vi, cân phân
tích, mircopipet, …

15


×