Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI và SALMONELLASPP TRÊN THỨC ăn GIA súc tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHỊÊP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THÚY NGA

TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
SALMONELLA SPP. TRÊN THỨC ĂN GIA SÚC
Trung tâm Học Liệu ĐHTẠI
Cần
Thơ @PHỐ
Tài CẦN
liệu học
THÀNH
THƠtập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 7/2006

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHỊÊP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THÚY NGA

TÌNH HÌNH NHIỄM VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ
SALMONELLA SPP. TRÊN THỨC ĂN GIA SÚC


Trung tâm Học Liệu ĐHTẠI
Cần
Thơ @PHỐ
Tài CẦN
liệu học
THÀNH
THƠtập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, Tháng 7/2006

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHỊÊP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp.
trên thức ăn gia súc tại Thành Phố Cần Thơ; do sinh viên: Nguyễn Thúy Nga
thực hiện tại Phòng thí nghiệm Vi trùng và miễn dịch, Bộ môn Thú Y, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ, từ tháng 4
đến tháng 6 năm 2007.

Trung


Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2007
tâm Học
Liệu
ĐHThú
Cần
Duyệt
Bộ môn
y Thơ @

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2007
Tài liệu
học
tập
vàhướng
nghiên
Duyệt
Giáo
viên
dẫn cứu

TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2007
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
người. Tôi không biết nói gì hơn trước khi ra trường, chỉ xin:
Thành kính dâng lên cha mẹ lòng biết ơn và sự quý trọng nhất, người đã hy
sinh rất nhiều, luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt để tôi thực hiện được hoài bão của
mình.
Chân thành biết ơn cô Trần Thị Phận, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và
động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn quý thầy cô, những người đã dạy dỗ tôi trong suốt thời
học sinh, sinh viên.
Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú y Khóa 28 đã động viên,

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin kính gởi đến gia đình, quý thầy cô và bạn bè của tôi lời chúc sức khỏe và
nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc.

Nguyễn Thúy Nga

1


MỤC LỤC
Trang tựa..............................................................................................................i
Trang duyệt ........................................................................................................ ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Danh mục hình ..................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ.................................................................................................vii
Danh mục biểu bảng........................................................................................ viii
Danh mục đồ thị .................................................................................................iv

Tóm lược............................................................................................................ix
Chương 1. Đặt vấn đề..........................................................................................1
Chương 2. Cơ sở lý luận......................................................................................3
2.1. Tìm hiểu về E. coli...............................................................................3
sử Cần
bệnh ..............................................................................3
Trung tâm Học2.1.1.
LiệuLịch
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm chung .........................................................................3
2.1.3. Hình thái....................................................................................4
2.1.4. Đặc tính nuôi cấy.......................................................................4
2.1.5. Đặc tính sinh hóa .......................................................................5
2.1.6. Sức đề kháng .............................................................................5
2.1.7. Tính gây bệnh............................................................................6
2.2. Tìm hiểu về Salmonella spp..................................................................6
2.2.1. Lịch sử bệnh ..............................................................................6
2.2.2. Đặc điểm chung .........................................................................7
2.2.3. Hình thái....................................................................................7
2.2.4. Đặc tính nuôi cấy.......................................................................8
2.2.5. Tính biến dị ...............................................................................8
2.2.6. Đặc tính sinh hóa .......................................................................8

2


2.2.7. Sức đề kháng .............................................................................9
2.2.8. Độc tố......................................................................................10
2.2.9. Tính gây bệnh..........................................................................10

2.3. Tình hình nhiễm vi khuẩn E. coli và Salmonella spp...........................10
2.4. Ngộ độc thực phẩm do E. coli.............................................................11
2.5. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp. ..............................................12
2.6. Một số bệnh do E. coli và Salmonella spp. gây ra ...............................14
2.6.1. Bệnh do Salmonella ở chó, mèo...............................................14
2.6.2. Bệnh bạch lỵ gà .......................................................................14
2.6.3. Bệnh thương hàn gà.................................................................15
2.6.4. Bệnh phó thương hàn gà ..........................................................15
2.6.5. Bệnh thương hàn vịt ................................................................15
2.6.6. Bệnh E. coli ở gà .....................................................................15
coli ở Thơ
vịt .....................................................................17
Trung tâm Học2.6.7.
LiệuBệnh
ĐHE.Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.6.8. Bệnh phó thương hàn heo ........................................................17
2.6.9. Bệnh phân trắng ở heo con.......................................................18
2.7. Tìm hiểu về tình hình kinh doanh thức ăn gia súc ..............................18
Chương 3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu..........................................21
3.1. Phương tiện thí nghiệm.......................................................................21
3.1.1. Địa điểm và thời gian thực hiện ...............................................21
3.1.2. Mẫu vật thí nghiệm..................................................................21
3.1.3. Nội dung thí nghiệm ................................................................21
3.1.4. Trang thiết bị dụng cụ máy móc...............................................21
3.1.5. Hóa chất ..................................................................................21
3.1.6. Môi trường ..............................................................................21

3



3.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.....................................................22
3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................22
3.2.2. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu .........................................22
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................22
3.2.4. Phương pháp nuôi cấy phân lập ...............................................23
3.2.5 .Phương pháp xác định khuẩn lạc .............................................26
3.2.6. Kiểm tra các đặc tính sinh hóa .................................................28
3.2.7. Đếm khuẩn lạc E. coli..............................................................32
Chương 4. Kết quả thảo luận .............................................................................34
4.1. Kết quả về tỷ lệ nhiễm E. coli trên các nhóm thức ăn gia súc ............ 34
4.2. Kết quả về tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trên các nhóm thức ăn gia súc ..
.......................................................................................................................... 35
4.3. Kết quả so sánh về tỷ lệ nhiễm E. coli trong thức ăn của một số động vật
non .................................................................................................................... 36

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.4. Kết quả so sánh về tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trong thức ăn của một số
động vật non...................................................................................................... 37
4.5. Kết quả về đếm số lượng khuẩn lạc E. coli theo các nhóm thức ăn gia súc
.......................................................................................................................... 38
Chương 5. Kết luận - Đề nghị............................................................................39
5.1. Kết luận ..............................................................................................39
5.2. Đề nghị...............................................................................................39
Tài liệu tham khảo.............................................................................................40
Phụ chương .......................................................................................................42

4



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Hình thái vi khuẩn E. coli .......................................................................4
Hình 2. Hình thái vi khuẩn Salmonella ................................................................7
Hình 3. Khuẩn lạc E. coli trên môi trường EMB................................................26
Hình 4. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường BGA.........................................27
Hình 5. Khuẩn lạc Salmonella trên môi trường MLCB ......................................27
Hình 6. Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn E. coli .......................................28
Hình 7. Phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn Salmonella spp. ........................30

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Qui trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn E. coli trên thức ăn gia súc .........23
Sơ đồ 2. Qui trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella spp. trên thức ăn gia súc
.............................................................................................................24

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sơ đồ 3. Qui trình pha loãng đếm số khuẩn lạc ..................................................32

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1. Tiêu chuẩn vi sinh vật đối với một số loại thức ăn gia súc ....................20
Bảng 2. Một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. theo S.T
Cowan...................................................................................................28
Bảng 3. Kết quả tỷ lệ nhiễm E. coli trên các nhóm thức ăn gia súc ...................34
Bảng 4. Kết quả tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trên các nhóm thức ăn gia súc.....35
Bảng 5. Kết quả so sánh tỷ lệ nhiễm E. coli trong thức ăn của một số động vật non.
.............................................................................................................36
Bảng 6. Kết quả so sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trong thức ăn của một số động
vật non. .................................................................................................37
Bảng 7. Kết quả đếm số lượng khuẩn lạc E. coli theo các nhóm thức ăn gia súc.38


5


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ nhiễm E. coli trên các nhóm thức ăn gia súc ................34
Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella spp. trên các nhóm thức ăn gia súc..35
Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ nhiễm E. coli trong thức ăn của một số động vật non ...36
Biểu đồ 4. So sánh tỷ lệ nhiễm Samonella spp. trong thức ăn của một số động vật
non........................................................................................................37

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6


TÓM LƯỢC
Escherichia coli (E. coli) và Salmonella spp. là hai loài vi khuẩn gây ra những
bệnh quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cho ngành chăn nuôi ở
nước ta. Trong thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2007, bằng phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên, chúng tôi thu thập được 107 mẫu thức ăn gia súc các loại tại các
cửa hàng, đại lý thức ăn gia súc ở Thành Phố Cần Thơ sau đó tiến hành nuôi cấy
phân lập vi khuẩn và đếm số lượng khuẩn lạc E. coli. Trong 107 mẫu thức ăn gia
súc có 20 mẫu nhiễm E. coli chiếm tỷ lệ 18,69% và 4 mẫu nhiễm Salmonella chiếm
tỷ lệ 3,74%. Tỷ lệ nhiễm E. coli trên bột cá là 37,5% (3/8); thức ăn hỗn hợp là
15,19% (12/79) và thức ăn đậm đặc là 25% (5/20). Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên bột
cá là 12,5% (1/8); thức ăn hỗn hợp là 3,8% (3/79) và thức ăn đậm đặc là 5% (1/20).
Kết quả đếm số khuẩn lạc E. coli thấy số lượng vi khuẩn E. coli trong khoảng 1,9 x
102 – 4 x 102 vi khuẩn / 1gram mẫu thức ăn gia súc.


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung

Ở nước ta hiện nay, nuôi gia súc - gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp
đang có chiều hướng gia tăng. Chăn nuôi gia súc - gia cầm theo quy mô nhỏ đang
dần hạn chế. Muốn đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi trước hết cần phải quan
tâm đến thức ăn. Vì thế, chất lượng thức ăn gia súc luôn được các công thức ăn thức
ăn gia súc và người chăn nuôi chú ý đến. Tuy nhiên, trong thức ăn ngoài sự hiện
diện của các loại nấm mốc còn có sự tồn tại của vi khuẩn, trong khẩu phần thức ăn
chứa những thành phần thức ăn có nguồn gốc động vật với hàm lượng protein có
giá trị sinh học cao như bột cá 55 – 65% protein, bột thịt 55 – 60% protein, bột máu
80% protein,… thì càng dễ dàng bị nhiễm khuẩn do được sản xuất từ nguồn ban đầu
bị nhiễm bệnh. Theo nghị định 15/CP ngày 19/3/1996 của chính phủ về quản lý
thức ăn chăn nuôi qui định những nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản và gia súc gia cầm phải không có vi khuẩn E. coli và Salmonella spp. Trong các nguyên liệu
dùng để chế biến thức ăn gia súc thì bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu
trongHọc
khẩu Liệu
phần thức
của động
vật, @
bột cá
được

sử dụng
trênnghiên
thế giới bởi
tâm
ĐHăn Cần
Thơ
Tài
liệu
họcrộng
tậprãivà
cứu
vì nó góp phần tăng giá trị dinh dưỡng và sản lượng sản xuất cho vật nuôi. Tuy
nhiên, bột cá rất dễ bị hút ẩm, đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm
nhập vào. Ngoài ra, còn có nhiều thành phần thức ăn khác cũng có khả năng vấy
nhiễm vi khuẩn như bắp, tấm, cám, thóc, đậu tương, khô dầu,… Trong các chỉ tiêu
vi sinh vật quy định đối với thức ăn gia súc, người ta chú trọng đến hai loài vi
khuẩn là E. coli và Salmonella spp. vì nếu nguồn thức ăn bị ô nhiễm E. coli và
Salmonella spp., theo Hoàng Thị Phi Phượng và Trần Thị Hạnh (2005) thì nó sẽ gây
ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của heo, làm giảm mức độ tăng trọng
và tăng lượng thức ăn tiêu tốn quan trọng hơn là nó có thể sẽ gây bệnh tiêu chảy cho
gia súc - gia cầm đặc biệt là gia súc - gia cầm non vì những động vật non rất mẫn
cảm với hai loài vi khuẩn trên, từ đó dẫn đến nhiều thiệt hại về kinh tế cho ngành
chăn nuôi.
Do đó, việc tìm hiểu về vấn đề vi sinh vật trong thức ăn gia súc là rất cần thiết
nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi cũng là bảo vệ sức khỏe cho con
người.

8



Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Bộ môn Thú Y - Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella spp.
trên thức ăn gia súc tại Thành Phố Cần Thơ”.
Mục tiêu của đề tài nhằm: Xác định tình hình nhiễm vi khuẩn E. coli và
Salmonella spp. trên thức ăn gia súc tại Thành Phố Cần Thơ.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tìm hiểu về vi khuẩn E. coli
2.1.1. Lịch sử bệnh
Escherichia coli được phân lập lần đầu tiên vào năm 1885 từ phân trẻ em bởi
Escherich.
Năm 1940 người ta đã tìm thấy những serotype của E. coli gây ra một trận
dịch tiêu chảy nặng bộc phát ở một bệnh viện. Từ đó serotpying được xem là
phương pháp tốt nhất để xác định E. coli gây bệnh, những E. coli được gọi là
Enteropathogenic E. coli (EPEC).
Những năm cuối thập niên 60, loài E. coli tiết Enterotoxin (ETEC) lần đầu
tiên được phân lập từ những gia súc có triệu chứng tiêu chảy nặng giống triệu chứng
của Vibro gây ra và những serotype này không cùng serotype với EPEC đã được
biết trước đó.

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trong khoảng 20 năm trở lại đây E. coli sinh Enterotoxin mới được nghiên
cứu như là một nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy nặng ở người và gia súc.
Trong số các chủng E. coli hiện diện trong đường tiêu hóa thì chủng E. coli
O157 được xem là nguy hiểm nhất vì nó gây ngộ độc thực phẩm cho người. Vi
khuẩn E. coli O157 được phân lập đầu tiên vào năm 1975 ở Mỹ. Đến năm 1982 có
những báo cáo chính thức công bố sự có mặt của vi khuẩn này và cũng là nguyên
nhân gây tiêu chảy có máu nghiêm trọng ở Oregon và Michigan, Mỹ.
2.1.2. Đặc điểm chung
Escherichia coli thường xuất hiện rất sớm từ ruột người và động vật sơ sinh
(sau khi đẻ 2 giờ) chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non.
Trong nhiều trường hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác trong cơ
thể. Từ ruột, E. coli theo phân ra đất, nước. E. coli là nguyên nhân gây ra một số
bệnh ở người và động vật.

10


2.1.3. Hình thái

Hình 1. Hình thái vi khuẩn E. coli

Trung

E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 – 3 x 0,6µm. Trong cơ
thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. có khi trong
nuôi cấy
có Cần
những Thơ
trực khuẩn
dài 4 liệu

- 8µm,
những
loạivà
nàynghiên
thường gặp
môi Học
trườngLiệu
tâm
ĐH
@ Tài
học
tập
cứu
trong canh khuẩn già.
Phần lớn E. coli có khả năng di động do có lông ở xung quanh thân.
Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
Vi khuẩn bắt màu gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu, khoảng
giữa nhạt hơn.
Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể thấy giáp mô, còn khi soi
tươi không nhìn thấy được. Nếu cố định bằng axit osmic rồi quan sát dưới kính hiển
vi điện tử sẽ thấy nhân, đó là một khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng.
2.1.4. Đặc tính nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ từ 5 – 40oC, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp là 7,2 – 7,4, phát triển ở
pH từ 5,5 – 8.
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một số
chủng có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản nên người ta đã chọn
chúng làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học.

11



Trên thạch thường, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không
trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 – 3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở
thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy những khuẩn lạc R và
M.
Trong môi trường nước thịt, vi khuẩn phát triển tốt, môi trường rất đục có cặn
màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường
có mùi thối.
Trong môi trường Muller Kauffmann, môi trường lục malachite: E. coli không
mọc.
Môi trường thạch EMB (Eosin Methylene Blue Agar): E. coli có khuẩn lạc
tím than óng ánh kim loại.
Môi trường Wilson Blair: E. coli bị ức chế.
2.1.5. Đặc tính sinh hóa
- Chuyển hóa đường:

Trung

E. coli lên men sinh hơi các loại đường fructose, glucose, lactose, levulose,
galactose,
ramnose,
mannit;
colihọc
không
lên và
mennghiên
andonit và
tâm
Học xylose,

Liệu ĐH
Cầnmanitol,
Thơ @
Tài E.liệu
tập
cứu
inozit.
Hầu hết các E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi, đó là một
đặc điểm quan trọng để phân biệt E. coli và Salmonella.
- Các phản ứng khác:
E. coli thường sinh Indole, Methyl Red dương tính, Voges - Proskauer âm
tính, không có khả năng sử dụng citrate, khử nitrate thành nitrite và lên men
decarboxylase với arginine, lysine.
2.1.6. Sức đề kháng
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli không chịu dược
nhiệt độ cao, đun 55oC trong 1 giờ, 60oC trong 30 phút, đun sôi 100oC chết ngay.
Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4
tháng. (Nguyễn Như Thanh, 1997)

12


2.1.7. Tính gây bệnh
E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng,
mắc bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2 – 3 ngày hoặc 4 – 8 ngày.
Các type E. coli gây bệnh sau khi duy trì một thời gian trong một cơ sở chăn
nuôi sẽ được thay thế bằng một type E. coli gây bệnh khác sau này.
Những chủng E. coli có liên quan đến tiêu chảy thường thuộc các nhóm sau:

EPEC (enteropathogenic E. coli), ETEC (enterotoxigenic E. coli), EIEC
(enteroinvasive E. coli), VTEC (verocytotoxin-producing E. coli), EAEC
(enteroaggregative). (Nguyễn Thanh Bảo và ctv., 2004).
Trong phòng thí nghiệm: tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột
lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết
chết con vật. (Nguyễn Như Thanh và ctv., 1997).
2.2. Tìm hiểu về Salmonella spp.
2.2.1.Liệu
Lịch sửĐH
bệnhCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học
Năm 1885, chủng Salmonella đầu tiên được phát hiện và phân lập ở Mỹ là S.
cholerae suis bởi Salmon và Smith. Năm 1943, theo đề nghị của hội nghị các nhà vi
sinh vật học quốc tế, để kỉ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn, người ta đặt tên
chính thức cho loại vi khuẩn này là Salmonella.
Năm 1873, Budd đã chứng minh được vai trò lây truyền bệnh thương hàn qua
thức ăn, nước uống.
Năm 1888, Gaeter phân lập được S. enteritidis từ bò mắc bệnh.
Năm 1939, Caldweli và Referson phát hiện S. arizonae từ động vật máu lạnh
và sau đó phát hiện S. arizonae trên nhiều loài động vật.
Năm 1978, hội thảo về Salmonella ở Mỹ, Rigly báo cáo Salmonella phổ biến
nhất ở Canada là S. typhimurium, chuột là nguồn lây lan S. typhimurium và S.
enteritidis.
Ở Việt Nam, năm 1953 tại viện Pasteur Sài Gòn, vi khuẩn S. cholerae suis
được phân lập từ súc vật và người. Trong 360 mẫu ở lò sát sinh có 35 chủng
Salmonella trong đó có 25 chủng là S. cholerae suis.

13



Năm 1998, ở Đan Mạch đã xuất hiện một trận dịch Salmonella, trong đó có
chủng S. typhimurium DT104 là một chủng mới ở Đan Mạch.
Theo WHO, tính đến năm 2004, vi khuẩn Salmonella có 2501 type huyết
thanh khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm chung
Đa số vi khuẩn sống hoại sinh ở trong đường tiêu hóa, một số sống ngoài tự
nhiên, chỉ có một số loại gây bệnh cho người và động vật.
Một số loài Salmonella gây bệnh:
S. typhi: gây bệnh thương hàn cho người S. paratyphi A, B, C: gây bệnh phó
thương hàn cho người.
S. cholerae suis (S. suipestifer) chủng Kunzendorf và S. typhisuis chủng
Voldagsen: gây bệnh phó thương hàn heo.
S. enteritidis chủng Dudlin và Rostock: gây bệnh phó thương hàn cho bò, bê.
S. abortus equi: gây bệnh sẩy thai ở ngựa.
S. abortus ovis: gây bệnh sẩy thai ở cừu.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
S. gallinarum và S. pullorum: gây bệnh Salmonella ở gà.

Theo Loidar Baldrian (1991), phần lớn các loại Samonella gây bệnh cho gia
súc đều có thể gây cho người chứng ngộ độc thức ăn như: S. typhimurium, S.
enteritidis, S. thompson, S. bareilly, S. anatum, S. cholerae suis
2.2.3. Hình thái

Hình 2. Hình thái vi khuẩn Salmonella

Vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3µm, không
hình thành giáp mô và nha bào.

14



Đa số loài Salmonella đều có khả năng di dộng do có từ 7 – 12 lông xung
quanh thân (trừ S. gallinarum và S. pullorum).
Vi khuẩn gram âm, khi nhuộm bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
2.2.4. Đặc tính nuôi cấy
Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ
thích hợp 37oC (nhưng có thể phát triển được từ 6 – 42oC), pH thích hợp là 7,6
(phát triển được ở pH từ 6 – 9)
Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém
hơn ở điều kiện kỵ khí, phát triển tốt trong cơ thể hay trong môi trường trung tính
hoặc hơi kiềm.
Nuôi cấy trong môi trường nước thịt: sau 18 giờ canh trùng đục đều, nuôi lâu
thì ở đáy ống nghiệm có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng, canh khuẩn có
mùi thối.
Nuôi cấy trên môi trường thạch thường: khuẩn lạc tròn, đường kính 1–1,5mm;
trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc E.
coli.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trên thạch, thỉnh thoảng có thể thấy khuẩn lạc dạng R (rough), nhám, mặt
trong mờ.
Người ta thường dùng các loại môi trường thạch chuyên biệt như BGA
(Brilliant Green Agar), MLCB (Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant) để phân
lập Salmonella spp.
2.2.5. Tính biến dị
Trong khi nuôi cấy Salmonella có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên.
• Biến dị khuẩc lạc S → R: vi khuẩn mới phân lập có khuẩn lạc S (smooth) có

kháng nguyên O đặc hiệu của chủng. Qua một thời gian nuôi cấy, vi khuẩn phát

sinh biến dị khuẩn lạc thành dang R (rough), lúc đó kháng nguyên O không còn đặc
hiệu nữa.
• Biến dị khuẩc lạc O → H: dưới ảnh hưởng của một số chất như axit phenic

vi khuẩn sẽ mất lông sinh biến dị.
2.2.6. Đặc tính sinh hóa
• Chuyển hóa đường: mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số đường

nhất định và không đổi.

15


Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi glucose, manit, mantose,
galactose, levulose, arabinose. Trừ một số Salmonella sau, chỉ lên men các loại
đường này nhưng không sinh hơi như S. abortus equi, S. abortus ovis, S. abortus
bovis, S. typhi suis, S. typhi, S. cholerae suis chủng Kunzendorf, S. gallinarum, S.
enteritidis dublin
S. pullorum không lên men mantose.
S. cholerae suis không lên men arabinose.
Hầu hết các loài Salmonella không lên men lactose, sucrose.
• Enzyme khử cacboxyl: khoảng 96% Salmonella tiết ra enzyme khử cacboxyl

đối với lysine, orthinine, arginine.
• Phản ứng Voges - Proskauer âm tính.
• Phản ứng Methyl Red dương tính (trừ S. cholerae suis, S. gallinarum và S.

pullorum có phản ứng MR âm tính).
• Đa số Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải ure, không


Trung

sinh indole nhưng sinh H2S (trừ S. paratyphi A, S. abortus equi, S. typhi suis không
sản sinh
H2Liệu
S.
tâm
Học
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.7. Sức đề kháng
Với nhiệt độ: vi khuẩn có sức đề kháng yếu, 50oC bị tiêu diệt sau một giờ,
70oC trong 20 phút, khử khuẩn theo phương pháp Pasteur cũng tiêu diệt được vi
khuẩn.
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn sau 5 giờ ở nước trong và 9
giờ ở nước đục.
Các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy vi khuẩn hoàn toàn: phenol
5%, HgCl 1/500, formol 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 – 20 phút. Nhưng đối với một
số hóa chất như crystal violet, lục malachite, natrihyposunfit, dicitrate, muối mật
với nồng độ vừa đủ gây độc cho E. coli thì không ảnh hưởng tới sự phát triển của
Salmonella. Dựa vào tính chất này người ta chế tạo những môi trường chọn lọc để
kìm hãm sự phát triển của E. coli và giúp cho Salmonella phát triển dễ dàng.
Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt
Salmonella ở bên trong.

16


2.2.8. Độc tố
Salmonella có 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố
- Nội độc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch, vi

khuẩn giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ với bệnh tích đặt trưng
như ruột non xung huyết, mảng payer phù nề đôi khi hoại tử. Độc tố ở ruột ảnh
hưởng đến thần kinh gây hôn mê, co giật. Nội độc tố có hai loại: loại gây xung
huyết và mụn loét.
- Ngoại độc tố: chỉ phát hiện được khi lấy vi khuẩn có độc tính cao cho vào
túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau bốn ngày lấy ra rồi lại cấy
truyền như vậy từ 5 – 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc này có khả năng gây bệnh
cho động vật thí nghiệm.
Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện in vitro và trong nuôi cấy kỵ khí.
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột. Ngoại độc tố có thể chế thành
giải độc tố bằng cách trộn thêm 5% formol để ở 37oC trong 20 ngày, giải độc tố
tiêm cho thỏ sẽ tạo ra kháng thể ngưng kết, kháng thể kết tủa và thỏ sẽ có khả năng
trung hòa với độc tố và vi khuẩn.

Trung tâm Học
ĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.9.Liệu
Tính gây
bệnh
Salmonella gây bệnh đường ruột cho người, gia súc và gia cầm gọi là bệnh
thương hàn và phó thương hàn. Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong ruột
của người, bò, heo, gà, vịt,… và một số động vật khỏe mạnh. Khi sức đề kháng của
động vật giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh.
Trong phòng thí nghiệm: chuột bạch cảm nhiễm nhất, ngoài ra có thể dùng
chuột lang, thỏ. Sau khi tiêm vi khuẩn vào dưới da hoặc phúc mạc, ở chỗ tiêm dưới
da phát sinh thủy thủng, sưng, nung mủ, loét, sau 4 – 5 ngày hoặc 8 – 10 ngày con
vật gầy dần và chết. mổ khám có bệnh tích tụ máu, lách sưng, viêm ruột. Trong
trường hợp bệnh kéo dài thì gan và lách có những điểm hoại tử.
Một số loài Salmonella có thể gây ngộ độc thức ăn cho người như S.

enteritidis, S. typhimurium, S. cholerae suis.
2.3. Tình hình nhiễm vi khuẩn E. coli và Salmonella spp.
Năm 1989, tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thức ăn gia súc là 49% (Jay, 2000).
Trong một nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi cho rằng 60% bột thịt và bột xương
nhiễm Salmonella. Các chủng Salmonella đầu tiên là S. senftenberg, S. montevideo
và S. cerro. (Jay, 2000).

17


Theo báo cáo của cục Nông Nghiệp năm 2003, kết quả phân tích các mẫu thức
ăn chăn nuôi công nghiệp cho thấy 14,3% số mẫu bột cá nhiễm E. coli và 11,4% số
mẫu bột thịt và bột cá nhiễm Salmonella.
Theo Phẩm Minh Thu và ctv (2003), trong 85 mẫu thực phẩm được lấy ngẫu
nhiên từ các điểm mua bán trên thị trường TPHCM có 6/10 mẫu thức ăn gia súc
dương tính với Salmonella.
2.4. Ngộ độc thực phẩm do E. coli
E. coli là một trong những vi sinh vật phổ biến nhất của môi trường, là một
phần của hệ vi sinh vật trong cơ thể người và động vật. Nhiều người không coi E.
coli là vi sinh vật gây bệnh cho thực phẩm song trong những nghiên cứu gần đây
cho thấy một số chủng của E. coli thực sự có khả năng gây bệnh rất nghiêm trọng.
E. coli có khả năng vấy nhiễm vào thịt và các sản phẩm từ thịt. Nếu trong quá
trình giết mổ, chế biến, phân phối, bảo quản, vận chuyển, bày bán,… không đảm
bảo vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm E. coli rất cao và có thể gây ngộ độc cho người tiêu
dùng.

Trung

Theo Nguyễn Ngọc Tuân (2002), E. coli thường gây nhiễm trên thú non, trẻ
tâm

Học Liệu
ĐH ởCần
@ ngộ
Tàiđộc
liệu
vàtype
nghiên
cứu
trùng huyết
trẻ sơ Thơ
sinh. Gây
thựchọc
phẩmtập
do các
gây bệnh
em, nhiễm
phát triển mạnh mẽ trong thức ăn, đó là các serotype O3, O4, O44, O26, O56, O86,
O111, O119, O125, O126, O127, O157,…
Dựa vào triệu chứng bệnh và tính chất gây bệnh của E. coli người ta chia
chúng thành 5 nhóm:
• Nhóm EaggEC (Enteroaggregative E. coli): E. coli kết tập ở ruột.
Nhóm này có các fimbriae, đó là các yếu tố gây kết tập E. coli lại với nhau
nhờ protein đặc hiệu ở màng ngoài tế bào (specific outer membrane protein-OMP).
Vài dòng EaggEC sinh độc tố ruột chịu nhiệt (heat stable enterotoxin-ST). EaggEC
chủ yếu gây tiêu chảy cho trẻ em, đáng chú ý là O3H2, O4H7 và O44.
• Nhóm EHEC (Enterohemorrhagic E. coli): E. coli gây xuất huyết ở ruột.
Chỉ tác động trên ruột già và sản sinh lượng lớn độc tố giống như Shigella.
Độc tố sản sinh trong môi trường nuôi cấy từ 21 – 37oC. Không giống như hầu hết
các type E. coli khác, type O157:H7 không sinh trưởng ở 44,5oC, sinh trưởng tối đa
ở khoảng 42oC. E. coli O157:H7 sinh độc tố trong môi trường pH khoảng 3,7 – 3,9.

Dòng E. coli O157:H7 sản sinh verocytotoxin, người tiêu thụ ăn phải thức ăn
nhiễm từ 20 – 100 vi khuẩn thuộc serotype này sẽ bị đau bụng quặn, viêm đại tràng

18


(hemorrhagic colitic) với hội chứng kiết giống như bệnh lỵ trực khuẩn, tiêu phân có
máu, có thể sốt hoặc không sốt. Bệnh có thể diễn biến nặng hơn gây ra xuất huyết
nội nghiêm trọng ở não, phổi, thận và có thể gây suy thận (HUS – hemolytic uremic
syndrome) dẫn đến tử vong.
• Nhóm EIEC (Enteroinvasive E. coli): E. coli xâm lấn niêm mạc ruột.
Không sản sinh độc tố ruột như ETEC nhưng chúng nhân lên nhanh chóng ở
biểu mô ruột và xâm lấn mạnh mẽ đến các vùng kế cận. Chúng tấn công ở đoạn kết
tràng, xâm nhập vào máu hoặc không. Người già và trẻ em rất nhạy cảm. thời gian ủ
bệnh từ 2 – 48 giờ, trung bình 12 giờ.
• Nhóm EPEC (Enteropathogenic E. coli): E. coli gây bệnh đường ruột.
Gây ra tiêu chảy nhưng chúng không sản sinh độc tố ruột, chúng có yếu tố kết
dính nên bám vào màng nhầy ruột và phá huỷ các vi nhung mao ruột.
• Nhóm ETEC (Enterotoxigenic E. coli): E. coli sinh độc tố ruột.
Gồm những dòng mang yếu tố bám và xâm chiếm niêm mạc ruột non, chúng
gây tiêu chảy cả người lẫn trẻ em.
Các chủng
coli Cần
thuộc nhóm
tiết ra
2 loại
độc tập
tố ruột
nhiệt (ST)
Trung tâm Học

LiệuE.ĐH
ThơETEC
@ Tài
liệu
học
vàchịu
nghiên
cứu
và kém chịu nhiệt (LT). LT hoạt hoá enzyme adenylatecyclase của tế bào ruột non,
còn ST hoạt hoá enzyme guanylatecylase, chúng gia tăng lượng cAMP trong tế bào.
Như vậy, LT gây tăng tiết các ion Cl¯, Na+ vào lòng ruột; ST gây ức chế hấp thu
nước và các ion Cl¯, Na+ từ lòng ruột vào tế bào. Kết quả là tiêu chảy, mất nước và
các chất điện giải.
* Triệu chứng chung
Thời gian ủ bệnh từ 8 – 44 giờ tuỳ thuộc vào dòng vi khuẩn và loại độc tố.
Loại độc tố ruột có thời gian gây bệnh trung bình 26 giờ, biến thiên từ 4 – 44 giờ.
Loại độc tố tế bào có thời gian gây bệnh trung bình 11 giờ, thay đổi từ 8 – 24 giờ.
Bệnh phát ra đột ngột, đau bụng dữ dội, rất ít nôn mửa, đi phân lỏng khoảng 1- 15
lần/ngày, nhiệt độ bình thường hoặc tăng nhẹ. Bệnh kéo dài 1 – 3 ngày rồi khỏi.
Trường hợp nặng thì có thể sốt cao, mệt mỏi, chân tay co quắp, thời gian khỏi bệnh
dài hơn.
2.5. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella spp.
Ngộ độc do Salmonella là trường hợp ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất. Vi
khuẩn gây ngộ độc chủ yếu là S. typhimurium, S. cholerae suis và S. enteritidis.

19


* Nguồn lây nhiễm Salmonella
Người và động vật là hai nguồn lây nhiễm Salmonella trực tiếp và gián tiếp

cho thực phẩm. Hầu hết các vi khuẩn thuộc các type huyết thanh khác nhau được
phân lập trong các trường hợp người bị bệnh viêm dạ dày – ruột. Vi khuẩn này cũng
đến từ các loại động vật khác như mèo, chó, heo, bò nhưng quan trọng nhất là
nguồn thực phẩm từ gia cầm và trứng.
Loài gặm nhấm là nguồn lây nhiễm Salmonella quan trọng cho thực phẩm qua
phân hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Ruồi, gián, nước rửa trong các ao tù góp một phần
quan trọng trong việc phân tán mầm bệnh.
Ngoài ra, thức ăn cho động vật cũng là nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho con
vật.

Trung

Trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, thịt bị nhiễm là do thú bệnh hoặc
nhiễm trong và sau khi pha lọc thịt. Cảm nhiễm trước khi giết do Salmonella tồn tại
trong cơ thể các loài động vật, khi có diều kiện sẽ gây bệnh nguyên phát. Một số
Salmonella tồn tại trong ruột động vật nhưng không gây bệnh, đến khi động vật mắc
một bệnh nào khác hoặc suy nhược hay bị stress liên tục, làm giảm sức đề kháng,
cho Học
nên vi Liệu
khuẩn ĐH
sinh sôi
nẩy Thơ
nở rồi@
theoTài
hệ thống
tán khắp nơi
tâm
Cần
liệu tuần
họchoàn

tậpphân
và nghiên
cứu
trong thịt và phủ tạng, trường hợp này gọi là thể bệnh thứ phát. Thể bệnh này có các
triệu chứng không rõ ràng nên nhân viên thú y dễ bỏ quên, thịt và phủ tạng của
chúng không bị xử lý, tạo nguồn vấy nhiễm mạnh cho môi trường hoặc cho thịt
lành.
* Điều kiện và cơ chế gây ngộ độc
Điều kiện cần thiết để ngộ độc do Salmonella bộc phát là:
─ Thực phẩm phải chứa hoặc nhiễm vi khuẩn Salmonella.
─ Số lượng vi khuẩn phải đủ cao trong lúc vấy nhiễm hoặc chúng phát triển
mạnh, nghĩa là thực phẩm đó là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, nhiệt độ
thích hợp và thời gian đủ dài để vi khuẩn sinh sản.
─ Vi khuẩn phải được đưa vào đường tiêu hoá người.
Vi khuẩn vào ruột phát triển tại đó, rồi theo hệ thống bạch huyết và tuần hoàn
gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết.
─ Vi khuẩn vào cơ thể phải tiết ra một lượng lớn độc tố.

20


Vi khuẩn gây viêm ruột, phá hỏng tế bào niêm mạc ruột, tiết ra độc tố. Độc tố
này thấm qua thành ruột vào máu.
Ngoài ra, vi khuẩn vào hệ tuần hoàn cũng tiết ra nội độc tố. Nội độc tố chủ
yếu tác động trên hệ thần kinh vận động của huyết quản, làm giảm độ bền của thành
mao quản và giảm chức năng điều tiết thân nhiệt của cơ thể. Như vậy, Salmonella
gây bệnh là do độc tố ruột (enterotoxin) và có thể còn do cytotoxin và neurotoxin.
─ Sức đề kháng của cơ thể không đủ khả năng chống lại sức tấn công của vi
khuẩn.
2.6. Một số bệnh do E. coli và Salmonella spp. gây ra

2.6.1. Bệnh do Salmonella ở chó, mèo
- Nguyên nhân: do tiếp xúc với con vật bệnh hay ăn phải thức ăn có nhiễm
trùng, con vật mắc bệnh thải vi khuẩn ra bên ngoài có thể gây nhiễm cho người và
những con vật khác. Sự nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, tuổi
con vật và một số nhân tố khác.

Trung

- Triệu chứng: tiêu chảy cấp tính và kéo dài hay nhiễm trùng huyết, đặc trưng
của bệnh là bỏ ăn, sốt, ói mửa, tiêu chảy, suy nhược trầm trọng và chết, thường thấy
tâm
Liệu
ĐH
Thơ con
@ đãTài
họcra sau
tậpkhivàconnghiên
cứu
ở những
con sơ
sinhCần
hoặc những
già liệu
hoặc xảy
vật bị viêm
nhất Học
dạ dày – ruột nghiệm trọng.
2.6.2. Bệnh bạch lỵ gà
- Nguyên nhân: do vi khuẩn S. pullorum gây ra.
- Phương thức truyền bệnh: truyền qua lòng đỏ trứng, lây nhiễm giữa những

con gà với nhau, lây qua lò ấp bị nhiễm khuẩn, qua phân, qua thức ăn, nước uống,
các loài gặm nhấm, động vật nuôi trong nhà, dụng cụ chăn nuôi…
- Triệu chứng
Khi trứng bị nhiễm vi khuẩn thường bị chết vào ngày thứ 18, 19 hoặc nở ra
làm chết liền.
Nếu trứng bị nhiễm ít thì gà con nở ra thường sẽ chết vào ngày thứ 2, 4, 5 là
cao nhất.
Gà bệnh mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụ lại từng đám.
Gà mang trùng thể hiện triệu chứng như: què quặt, thần kinh do vi khuẩn cư
trú gây viêm khớp và vào não.

21


Gà đẻ trứng giảm, mào tái do vi khuẩn gây bại huyết dẫn đến thiếu máu và vi
khuẩn cư trú ở buồng trứng gây viêm teo buồng trứng.
2.6.3. Bệnh thương hàn gà
- Nguyên nhân: do vi khuẩn S. gallinarum.
- Phương thức truyền bệnh: giống như bệnh bạch lỵ gà nhưng phương thức
truyền lây qua phân là chủ yếu.
- Triệu chứng: tương tự bệnh bạch lỵ gà. Phân có màu vàng.
2.6.4. Bệnh phó thương hàn gà
- Do vi khuẩn S. typhimurium gây ra
- Triệu chứng
Gà con 1 – 10 ngày tuổi rất nhạy cảm với bệnh này. Chết trong tình trạng bại
huyết cấp tính, tỷ lệ chết 15 – 20% tập trung vào ngày tuổi thứ 4 – 7.
Gà con: yếu ớt, xù lông, bỏ ăn, tụ lại từng nhóm.
Gà lớn: gà giảm đẻ và tỷ lệ nở thấp.

Trung tâm Học

ĐH Cần
2.6.5.Liệu
Bệnh thương
hàn vịtThơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Salmonella gây ra nhưng thường nhiễm 2 chủng
S. pullorum và S. gallinarum.
- Phương thức lây truyền: tương tự bệnh bạch lỵ gà.
- Triệu chứng
Nếu bị nhiễm từ mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở.
Nếu nhiễm ít khi nở ra vịt con có triệu chứng: sã cánh, rụt cổ, rụng lông, tiêu
chảy phân trắng, phân dính hậu môn, vịt đứng chụm lại đèn sưởi, có con viêm khớp
di cà nhắc hoặc bại liệt (chủng S. typhimurium gây viêm khớp).
Ở vịt đẻ: số lượng trứng đẻ giảm, xù lông, phân trắng.
2.6.6. Bệnh E. coli ở gà
- Bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra.
- Phương thức lây truyền: lây qua trứng do cơ thể mẹ bị nhiễm bệnh, qua
đường hô hấp, vỏ trứng, thức ăn, nước uống,…

22


×