Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

XÁC ĐỊNH BỆNH mò BAO LÔNG ở CHÓ tại BỆNH xá THÚ y và SO SÁNH HIỆU QUẢ một số PHÁC đồ điều TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.05 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN VIẾT SỬ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
XÁC ĐỊNH BỆNH MÒ BAO LÔNG Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 05/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN VIẾT SỬ

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
XÁC ĐỊNH BỆNH MÒ BAO LÔNG Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ
THÚ Y VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
NGUYỄN DƯƠNG BẢO



Cần Thơ, 05/2008

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Xác định bệnh Mò Bao Lông ở chó tại Bệnh Xá Thú Y và so sánh hiệu
quả một số phác đồ điều trị; do sinh viên: Nguyễn Viết Sử thực hiện tại:
Bệnh xá thú y từ ngày 01/03/2008 đến ngày 05/05/2008.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ ngày tháng năm 2008
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ ngày tháng năm 2008
Duyệt giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ ngày tháng
năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua những tháng năm học tập tại trường và thời gian thực tập luận

văn tốt nghiệp tại Bệnh Xá Thú Y trường Đại học Cần Thơ, em chân thành
biết ơn.
Thầy Nguyễn Dương Bảo đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và hướng dẫn
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Bộ môn Thú y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
trường Đại học Cần thơ đã truyền thụ kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt
cho em thực hiện tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn anh chị làm việc tại Bệnh Xá Thú y đã tận
tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực tập tại Bệnh Xá.
các bạn
thực
tập tại
Thúhọc
Y, các
bạnvà
Thú
y khóa 29cứu
Cùng
tất cảĐH
Trung tâm Học
Liệu
Cần
Thơ
@Bệnh
TàiXá
liệu
tập
nghiên
đã chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong thời gian thực tập.


Chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
Trang duyệt bộ môn ..................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................iii
Mục lục...................................................................................................................... iv
Danh mục bảng........................................................................................................ vii
Danh mục hình .......................................................................................................viii
Tóm lược .................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 2
2.1 Các giống chó nuôi ở Việt Nam.......................................................................... 2
2.2 Đặc điểm sinh lý của chó .................................................................................... 3
2.2.1 Một số hằng số sinh lý của chó ........................................................................ 3
2.2.2Học
Một số
đặc điểm
lý sinh
chóliệu
.......................................................
4
Trung tâm
Liệu
ĐH sinh
Cần

Thơsản@củaTài
học tập và nghiên cứu
2.3 Hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của da ................................................ 4
2.3.1 Hình thái và cấu tạo da.................................................................................... 4
2.3.2 Chức năng của da ........................................................................................... 6
2.4 Lông .................................................................................................................... 6
2.5 Tuyến da ............................................................................................................. 7
2.5.1 Tuyến nhờn ..................................................................................................... 7
2.5.2 Tuyến mồ hôi ................................................................................................... 7
2.6 Bệnh Mò Bao Lông ở chó (Demodex canis) ...................................................... 7
2.6.1 Hình thái và cấu tạo của Demodex canis ....................................................... 8
2.6.2 Cách sinh bệnh .............................................................................................. 10
2.6.3 Triệu chứng ................................................................................................... 11
2.6.4 Bệnh tích ........................................................................................................ 11
2.6.5 Chẩn đoán ..................................................................................................... 12
2.6.6 Điều trị ........................................................................................................... 13
2.7 Tính chất dược lý và cơ chế tác dụng của những thuốc điều trị dùng trong
đề tài ....................................................................................................................... 15

iv


2.7.1 Amitraz .......................................................................................................... 15
2.7.2 Ivermectin ..................................................................................................... 17
2.8 Tính chất dược lý và cơ chế tác dụng của một số thuốc chống nhiễm trùng
dùng trong đề tài .................................................................................................... 17
2.8.1 Shotapen LA ................................................................................................. 17
2.8.2 Dexamethazol ................................................................................................ 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 19
3.1 Thời gian thực hiện........................................................................................... 19

3.2 Địa điểm tiến hành............................................................................................ 19
3.3 Đối tượng thí nghiệm........................................................................................ 19
3.4 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................... 19
3.5 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 20
3.5.1 Hỏi bệnh ........................................................................................................ 20
3.5.2 Kiểm tra lâm sàng.......................................................................................... 20
3.5.3 Kiểm tra cận lâm sàng................................................................................... 21
3.6 Thí nghiệm điều trị bệnh do Demodex canis .................................................. 21
Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 21

4.1 Kết quả khảo sát, thu thập các triệu chứng lâm sàng ở các ca chó bị bệnh da
tại Bệnh Xá Thú Y ................................................................................................. 24
4.2 Kết quả xét nghiệm da tìm Demodex canis ..................................................... 26
4.3 Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó ta và chó ngoại............... 27
4.4 Kết quả xác định thể bệnh Mò Bao Lông ở chó tại Bệnh Xá Thú Y .............. 28
4.5 Kết quả điều trị chó nhiễm bệnh do Demodex canis....................................... 29
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 34

v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tần suất một số triệu chứng lâm sàng ở 114 ca bệnh da.................... 24
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở các ca bệnh da ..................................... 26
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Demodex canis ở chó ta và chó ngoại .............................. 27
Bảng 4.4 Tỷ lệ bệnh Mò Bao Lông cục bộ và toàn thân .................................... 28

Bảng 4.5.a: Tỷ lệ khỏi của các nghiệm thức điều trị bệnh Mò Bao Lông ở chó ...
.............................................................................................................................. 30
Bảng 4.5.b Chi phí thuốc của các nghiệm thức điều trị bệnh Mò Bao Lông ở
chó ........................................................................................................................ 32

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1. Cấu tạo da.................................................................................................5
Hình 2. Hình thái của Demodex canis ..................................................................8
Hình 3 . Sự xâm nhập và cư trú của Demodex vào tuyến nhờn và bao lông .. 10
Hình 4. Bệnh tích dạng vảy ở vùng mặt chó...................................................... 11
Hình 5. Bệnh tích dạng mủ ở mũi chó bệnh Mò Bao Lông .............................. 12

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


TÓM LƯỢC
Sau 3 tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xác định bệnh Mò Bao
Lông ở chó tại Bệnh Xá Thú Y và so sánh hiệu quả một số phác đồ điều trị”.
Chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Chó bị bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ khá cao 29,92%.
Ta có thể sơ bộ chẩn đoán bệnh do Demodex canis qua một số triệu chứng lâm
sàng quan trọng như: Ngứa, gãi, rụng lông, viêm da, da có mùi hôi.

Khi bệnh mới phát hiện còn ở thể cục bộ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn
đến bệnh toàn thân.
Tuy nhiên để kết luận chính thì cần dựa vào kết quả xét nghiệm da. Tất cả các
ca bệnh được kết luận là bệnh Mò Bao Lông thì phải tìm thấy Demodex canis
trong mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

Trung

Kết quả điều trị bệnh Mò Bao Lông cho thấy sử dụng Taktic kết hợp với
Ivomec
thìLiệu
cho kết
quảCần
điều trị
rất cao
lệ khỏi
và nghiên
khi sử dụng
tâm
Học
ĐH
Thơ
@ (tỷ
Tài
liệubệnh
học100%),
tập và
cứu
Derma thì không trị khỏi bệnh.


viii


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có
khí hậu quanh năm nóng ẩm rất thuận lợi cho vi trùng, nấm, kí sinh trùng tồn tại,
phát triển và gây bệnh cho các loài vật nuôi. Có rất nhiều bệnh ký sinh trùng xảy ra
trên chó, trong đó bệnh Mò Bao Lông do Demodex canis gây ra là bệnh phổ biến,
được người nuôi và cán bộ thú y đặc biệt quan tâm. Bởi vì bệnh xảy ra không chỉ
gây viêm da, rụng lông làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp của chó, mà còn gây
phiền phức cho chủ nuôi do chó bệnh có mùi hôi tanh rất khó chịu, gây tốn nhiều
thời gian, tiền bạc vì đây là một trong những bệnh khó điều trị.
Nhằm đem những hiểu biết đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất, cùng với sự giúp
đỡ tận tình của quý thầy cô bộ môn Thú Y, Bệnh Xá Thú Y trường đại học Cần Thơ
tôi tiến hành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Xác định bệnh Mò Bao Lông ở chó
tại Bệnh Xá Thú Y và so sánh hiệu quả một số phác đồ điều trị”.

Mục đích của đề tài:
- Sơ Liệu
bộ chẩnĐH
đoánCần
bệnh Mò
Bao@
Lông
ở chó
quahọc
các triệu
lâm sàng. cứu
Trung tâm Học
Thơ

Tài
liệu
tậpchứng
và nghiên
- Chẩn đoán xác định bệnh Mò Bao Lông ở chó qua kết quả xét nghiệm da
bằng phương pháp xem tươi.
- Xác định hiệu quả một số phác đồ điều trị nhằm tìm ra phác đồ có tỷ lệ
khỏi bệnh cao, nhưng thời gian điều trị phải ngắn và chi phí điều trị thấp.

1


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các giống chó nuôi ở Việt Nam
Theo Phạm Sĩ Lăng và ctv, 2006 thì giống chó nội có bốn giống
+ Giống chó vàng: Tầm vóc trung bình cao từ 50-55cm nặng 12-15kg là giống chó
săn được nuôi phổ biến ở nước ta để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó đực
phối giống được ở lứa tuổi 15-18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi từ 12-14
tháng.
+ Giống chó của người H’Mông: Sống ở miền núi cao được dùng giữ nhà và săn
thú có tầm vóc lớn hơn chó vàng: cao từ 55-60cm, nặng 18-20kg. Chó đực phối
giống được khi 16-18 tháng chó cái sinh sản khi 12-15 tháng.
+ Giống chó Lào: Có ở trung du và miền núi, lông xù màu hung có 2 vệt trắng trên
mí mắt, có tầm vóc lớn: cao từ 60-65cm, nặng từ 18-25kg. Chó đực có thể phối
giống ở lứa tuổi từ 16-18 tháng. Chó cái sinh sản ở tuổi 13-15 tháng.

Trung

+ Giống chó Phú Quốc: Màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình
hay lật

theoĐH
kiểu Cần
rẽ “ngôi”,
lông
có học
các đường
kẻ nhạt
chạy dọc
xoắn,Học
tâm
Liệu
Thơ
@vàng
Tàixám
liệu
tập và
nghiên
cứu
theo thân, tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60-65cm: nặng 20-25kg. Chó đực
phối giống ở tuổi 15-18 tháng. Chó cái sinh sản ở tuổi 12-15 tháng.
Chó nhập nội
Một số giống chó nhập nội đã và đang xuất hiện khá phổ biến ở nước ta bao gồm:
+ Chó Nhật: Đây là giống chó cảnh có bộ lông dài xoăn hoặc không. Màu lông
trắng đôi khi có một vài đốm nâu, đen…có mõm ngắn, thân hình nhỏ nhắn, hiền
lành. Hiện nay chó Nhật được nuôi nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu làm cảnh và giữ
nhà.
+ Chó Berger Đức: Là giống chó xuất phát từ nước Đức, chó có màu lông đen-nâu
hoặc đen vàng, là giống chó lớn con, đuôi dài, to và rậm lông, tai đứng, thông minh
linh hoạt. Chó Berger được nuôi chủ yếu để giữ nhà, nghiệp vụ (chó trinh sát).
Chó có tầm vóc lớn so với các giống chó khác, dài 110-112 cm, cao 56-65 cm đối

với chó đực và 62-66 cm đối với chó cái, trọng lượng 28-37kg.
+ Giống Dobermann pincher: Có nguồn gốc từ Đức có tầm vóc trung bình cao,
kích thước cao 65-69 cm, dài 110-112 cm, nặng 30-33kg.

2


Ngoại hình: Đầu hình nên hơi thô, mũi rộng màu đen, tai đứng, mắt đen, hàm răng
chắc, cổ to khỏe, bụng thon, cơ chi chắc, đuôi ngắn.
+ Chó Bắc Kinh: Ngoại hình gần giống chó Nhật nhưng tầm vóc nhỏ hơn, mõm
ngắn hơn và có bộ lông dài lượn sóng, lông thường có bộ lông dài trắng, vàng,
nâu…tính tình hiền lành được nuôi làm cảnh.
+ Chó Chihuahua: Ở nước ta chó còn được gọi là “Chó Fok hươu” vì chó trông
nhỏ, nhưng có hình dáng giống như con hươu thu nhỏ, được nuôi ở nước ta từ rất
lâu để làm cảnh.
Chó có tầm vóc nhỏ cao 16-20cm; dài 30cm; nặng 2,1-2,7 kg là một trong những
giống chó nhỏ nhất nên còn được gọi là “chó bỏ túi” có thể cho vào túi sách mang
đi du lịch. Bộ lông màu vàng xẫm hay nâu nhạt; tai, mõm thường có màu xẫm hơn.
Về ngoại hình chó có thân hình thanh mảnh; mõm dài; tai dài dựng đứng; ngực nở
bụng thon nhỏ; chân mảnh, chắc, đuôi ngắn.
+ Chó Fox: Nguồn gốc tại Pháp, là giống chó nhỏ con, lông màu trắng hay nâu
vàng. Nặng từ 3-4 kg, đầu nhỏ, tai to mà vểnh, song mũi gãy, mõm nhỏ và dài, ngực
nở bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh lanh lợi và dễ thương.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2 Đặc điểm sinh lý của chó

2.2.1 Một số hằng số sinh lý của chó
Thân nhiệt bình thường của chó trưởng thành là 38o- 38o5 C, chó con là 38o5 39oC. Mùa hè có thể tăng 0,2oC mùa đông giảm 0,2oC. Thân nhiệt sinh lý giữa cá
thể trong loài có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý,

điều kiện thời tiết.
Nhịp tim 70-130 nhịp/phút. Mùa hè tăng 5 nhịp/phút, mùa đông giảm 5 nhịp/phút.
Khi hoạt động tăng 10-15 nhịp/phút.
Nhịp thở 10-40 nhịp/phút. Mùa hè tăng 5 nhịp/phút, mùa đông giảm 5 nhịp/phút.
Khi hoạt động tăng 10-15 nhịp/phút.
Hồng cầu: Từ 5,2 - 8,4 triệu/mm3 máu, trung bình 6,2 triệu/mm3 máu.
Hemoglobine: Từ 11 – 17 gram/100ml máu, trung bình là 14 gram/100ml máu.
Bạch cầu ( White blood cell) từ 7000 – 17000/mm3 máu, trung bình là 12000/mm3
máu.

3


2.2.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của chó
Theo Phạm Sĩ Lăng và ctv, 2006.
Một năm chó có 2 kỳ động dục, và biểu hiện của sự động dục chia làm 4 kỳ:
- Giai đoạn trước động đực.
- Giai đoạn động đực.
- Giai đoạn sau động đực.
- Giai đoạn nghỉ ngơi.
Tuổi thành thục
Chó đực: Đối với giống lớn con: 14-16 tháng tuổi, giống nhỏ con từ 10-12 tháng
tuổi.
Chó cái: Đối với giống chó lớn là 10-12 tháng tuổi, giống nhỏ con là 8-10 tháng
tuổi.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thời gian mang thai: khoảng 58 - 63 ngày.
Số con trung binh ở mỗi lứa đẻ

Giống lớn con: từ 3 - 4 con.
Giống nhỏ con: khoảng 2 - 4 con.
Giống chó ta: từ 6 - 8 con
Chó con sau khi sinh khoảng 12 - 15 ngày thì mở mắt.
2.3 Hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của da
2.3.1 Hình thái và cấu tạo da
Theo Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005.
- Da dày hơn ở lưng, bụng, các chi; da mỏng ở môi, mi mắt; các lỗ tự nhiên (miệng,
hậu môn, âm hộ...) da rất bền nên bảo vệ cơ ở trong, vì thế trong nhiều trường hợp
cơ ở bên trong bị tổn thương mà da không bị rách.

4


Da có màu sắc khác nhau do có tế bào sắc tố. Ngoài da còn có lông, màu lông cũng
khác nhau tùy loài gia súc.
- Cấu tạo da gồm 3 lớp: Biểu bì, da chính thức, lớp dưới da.
+ Biểu bì: Là lớp da ngoài cùng do một lớp mô thượng bì nhiều tầng tạo thành.
Tầng ngoài cùng bị sừng hóa nên dễ bong ra. Dưới đó là tầng hạt tăng sinh dễ dàng
thay thế tầng đã bong. Tầng này gồm các tế bào chứa sắc tố melanin làm da có màu
sắc khác nhau.
+ Da chính thức (lớp bì): Lớp này gồm các mô sợi sinh keo, sợi đàn hồi, sợi cơ trơn
và chia làm 2 tầng.
Tầng trên: Tầng gai sát với biểu bì chứa mao mạch đầu mút thần kinh, lỗ đổ của
tuyến mồ hôi.
Tầng dưới: là tầng lưới, dày hơn tầng gai chứa mô sợi chắc.
+ Lớp dưới da: Nằm sát và phủ các cơ chứa mô sợi xốp và mỡ. Lớp này dày mỏng
khác nhau tùy vùng cơ thể, tùy giới tính và chế độ dinh dưỡng. Nó là mô mỡ dự trữ
của cơ thể.


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1. Cấu tạo da

5


2.3.2 Chức năng của da
Theo Nguyễn Đình Nhung và Nguyễn Minh Tâm, 2005 thì da bao bọc toàn bộ cơ
thể và làm các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ xúc giác: Thu nhận các kích thích bên ngoài (nhiệt độ, ánh sánh, độ ẩm,
tác động cơ giới…).
- Bảo vệ cơ thể chống lại tác dụng có hại của hóa chất, điện, phóng xạ, sự xâm nhập
của vi khuẩn.
- Tham gia điều tiết thân nhiệt (nóng giãn ra, lạnh co lại).
- Loại thải chất cặn bã (mồ hôi).
- Tham gia điều tiết, phân phối máu và nước trong cơ thể.
2.4 Lông
Lông mọc từ tầng sâu của lớp da chính thức. Mỗi lông có 2 phần: Lông chính thức
và nang lông.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Lông chính thức: Hình trụ, khi ra ngoài ở bề mặt da thì đầu lông thon lại. Phần
giữa là thân lông. Phần dưới phình to là hành lông (gốc lông).
+ Cấu tạo: Gồm 3 phần: Tủy lông hay trục của lông, vỏ lông bao ngoài tủy lông
chứa nhiều tế bào hình thoi có sắc tố hóa sừng. Vỏ ngoài mỏng chứa các tế bào
thượng bì, càng ra ngoài càng trong suốt xếp chồng lên nhau như mái nhà.
- Nang lông (bọng chân lông): Cấu tạo có 4 lớp từ ngoài vào:
+ Lớp mô liên kết.

+ Lớp thủy tinh thể trong suốt.
+ Lớp thượng bì trong.
+ Cơ dựng lông ở gần gốc lông.
- Phân loại:
+ Loại mềm: Phủ khắp bề mặt cơ thể.
+ Loại cứng: sợi cứng như cước ở đuôi, gáy.

6


+ Lông mi ở mi mắt.
+ Lông xúc giác ở xung quanh môi hoặc mi mắt.
- Sự rụng lông: Lông thường rụng vào mùa xuân và mùa thu sau đó được thay bởi
lớp lông mới gọi là sự thay lông. Lông có thể thay từng phần dần dần hoặc cả một
lúc.
2.5 Tuyến da
Có 3 loại tuyến da: Tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến vú.
2.5.1 Tuyến nhờn (tuyến bã)
Tuyến nhờn có dạng tuyến nhiều thùy tiết ra chất mỡ (gọi là chất bã) có ống tiết đổ
vào nang lông. Nơi nào không có lông thì nó đổ thẳng ra mặt da (âm hộ, da đầu
dương vật...).
Nhờ có sự hoạt động của tuyến nhờn mặt da được trơn láng không bị nứt nẻ, ít thấm
nước.
2.5.2Học
TuyếnLiệu
mồ hôi
Trung tâm
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tuyến mồ hôi có dạng hình ống. Tuyến nằm ở lớp da chính thức hoặc ở lớp dưới
da. Ở lợn, ngựa, cừu, mèo đầu dưới cuộn lại hình xoắn ốc xuyên qua lớp biểu bì lên

mặt da.
- Ống dẫn mồ hôi có thể đổ vào gốc lông hoặc xuyên qua biểu bì da thoát ra ngoài ở
những nơi không có lông.
- Ở ngựa, cừu có tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể.
- Ở chó tuyến này lại ở phần đệm gan bàn chân.
2.6 Bệnh Mò Bao Lông ở chó (Demodex canis).
Phân bố: Bệnh mò bao lông do Demodex canis ở khắp nơi trên thế giới. Ký sinh ở
tuyến bã nhờn, bao lông của thú như: Chó, trâu, bò, dê, cừu, ngựa và con người.
Ngoài ký sinh ở tuyến nhờn và bao lông thì người ta còn tìm thấy Demodex canis ở
nốt bạch huyết, lách, thận, nước tiểu, phân và ruột non.
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh Mò Bao Lông ở chó là do Demodex canis.
Phân loại

7


Theo Trịnh Văn Thịnh – Phan Trọng Cung – Phạm Văn Khuê – Phan Lục, 1982 thì
Demodex canis được định danh phân loại như sau:
Ngành Arthropoda.
Lớp Arachinida.
Bộ Acarina.
Họ Demodicidae.
Giống Demodex.
Loài Demodex canis.
Theo Phạm Văn Khuê – Phan Lục, 1996 thì có nhiều tác giả cho rằng giống
Demodex có nhiều dạng nhưng chỉ một loài. Sự thật các dạng đó có thể phân biệt
dựa vào kích thước và nhất là vật chủ mà chúng ký sinh như: Demodex canis trên
chó, Demodex bovis trên bò, D.phyllyoides trên heo…
2.6.1 Hình thái và cấu tạo của Demodex canis:


Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Demodex canis có thân dài khoảng 0.25mm, không có lông, thân Demodex chia
làm 3 phần: Đầu , ngực, bụng.

Đầu

Ngực

Bụng

Hình 2. Hình thái của
Demodex canis

8


Đầu: Ngắn hình móng ngựa, có một đôi râu đầu xúc tu (palps), một đôi càng
(chelicerae), và một tấm dưới miệng (unpaired hypostom).
Ngực: Có bốn đôi chân ngắn, tù, tiêu giảm giống như hình mấu.
Bụng: Dài, trên mặt lưng và mặt bụng đều có những vệt vằn ngang.
Cơ quan sinh dục:
Con đực: có gai giao cấu (penis) nhô lên trên mặt lưng ở bộ phận ngực, lỗ sinh dục
thực của con đực ở trên khoảng cách giữa cặp chân thứ nhất và cặp chân thứ hai.
Con cái: Âm đạo (vulva) ở mặt bụng vào chính giữa thân kể từ gốc của đôi chân thứ
tư lùi xuống phía dưới phần bụng. trứng hình bầu dục dài, kích thước 0.07-0.09
mm.
Vòng đời
Theo Đỗ Trung Giả - Nguyễn Hữu Hưng, 2002


Trung

Con cái đẻ trứng có dạng hình cọc sợi hay ô van sau 4 – 6 ngày trứng nở ra ấu
trùng,
2 – 3Liệu
ngày tiếp
thành
Protonymph,
3 – học
4 thành
deutonymph,
sau 3cứu

tâm
Học
ĐHtheo
Cần
Thơ
@ Tàisau
liệu
tập
và nghiên
5 ngày thành dạng trưởng thành. Để hoàn thành vòng đời phát triển mò cần 30 – 35
ngày. Tất cả các giai đoạn phát triển đều được tìm thấy ở nang lông.
Căn bệnh phát triển tạo thành nhiều khuẩn lạc ở nang lông (gốc củ hành) và ở tuyến
nhờn. Bên ngoài cơ thể ký chủ Demodex canis sống được 10 ngày. Gia súc mắc
bệnh do tiếp xúc trực tiếp với căn bệnh hay môi trường xung quanh bị nhiễm mầm
bệnh. Những động vật non có tính cảm thụ cao đối với căn bệnh.
Dịch tể học
Demodex canis có sức sống rất dai, rời khỏi cơ thể chó ra ngoài, nếu điều kiện

ngoại cảnh thuận lợi, có đủ ẩm độ còn sống được vài ngày. Điều kiện ẩm và lạnh ở
phòng thí nghiệm sống được khoảng 21 ngày.
Chó lành khi tiếp xúc với chó nhiễm Demodex hoặc khi tiếp xúc vật liệu như mền,
bàn chải, lông,…đã bị nhiễm mầm bệnh thì sẽ bị bệnh (Phạm Văn Khuê và Phan
Lục, 1996).
Trên thân hình chó mạnh khỏe bình thường vẫn có mầm bệnh tồn tại nhưng chưa
phát thành bệnh mà chỉ khi trên lớp da ngoài của thân hình chó bị tổn thương, viêm
tấy sưng mủ, lúc đó hệ thống miễn dịch yếu là cơ hội tốt cho Demodex xâm nhập.

9


Demodex canis được phát hiện rõ nhất ở loài chó lông ngắn, thể trạng dinh dưỡng
kém, sức đề kháng yếu như nhiễm một số bệnh nhất là bệnh Care đó là cơ hội tốt
cho Demodex xâm nhập, và tắm rửa chó bằng xà phòng có chứa nhiều chất kiềm,
đó cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của da hoặc là điều trị không đúng
qui cách.
2.6.2 Cách sinh bệnh
Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính, biểu bì bị phồng lên
nhanh, lông rụng. Demodex canis tiếp tục phát triển, sinh sôi và gây bệnh cho ký
chủ qua các phương thức tác động.

Lông

Tuyến nhờn

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài
Nangliệu
lông học tập và nghiên cứu
Hình 3 . Sự xâm nhập và cư trú của Demodex

vào tuyến nhờn và bao lông

Tác động cơ giới: Một mặt Mò Bao Lông gây các tổn thương, viêm cơ học ở da và
bao lông. Mặt khác dịch nước bọt và chất thải của Mò Bao Lông gây ra các tác
động hóa học kích thích vào thần kinh cảm giác ở da làm cho con vật ngứa, khó
chịu. Cho nên con vật tự mình dùng các móng chân để gãi, hoặc tự cắn lên vùng da
bị ngứa, hoặc cọ mình vào các vật cứng, hoặc có thể cọ lên thân mình chó khác làm
cho nhiều vùng da bị trầy xước, chảy máu.
Tác động chiếm đoạt: Mò Bao Lông phát triển và sinh sản ngày càng nhiều, chúng
chiếm đoạt một phần dưỡng chất của ký chủ và ăn các tế bào nang lông, kế đến là
những tuyến nhờn. Cho nên, khi con vật bị nặng thường gầy còm, xơ xác và có thể
chết.
Tác động đầu độc: Bằng chất độc tiết ra trong quá trình trao đổi chất, nước bọt và
chất thải của mò xâm nhập vào máu là yếu tố đầu độc ký chủ. Các độc tố của mò
bao lông chủ yếu là ức chế sản sinh bạch cầu, ức chế tạo miễn dịch và giảm khả

10


năng thực bào, kết quả là quá trình bệnh trở nên phức tạp và trầm trọng hơn do
nhiễm khuẩn thứ phát.
Tác động của nhiễm khuẩn thứ phát: Các tổn thương viêm cơ học ở da do Demodex
canis gây ra và do chó bệnh bị giảm sức đề kháng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
vi khuẩn khác xâm nhập vào, thường là Staphylococcus aureus xâm nhập và gây
thành nốt mụn mủ. Nếu không được điều trị kịp thời chó nhiễm bệnh có thể bị chết
do vi khuẩn tiết độc tố vào máu gây nhiễm trùng huyết.
2.6.3 Triệu chứng
Theo Phạm Văn Khuê – Phan Lục, 1996 thì hai dạng bệnh thường gặp. Da dày lên
và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, ửng đỏ, cuối cùng thành màu
xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác là nổi mụn do nhiễm vi khuẩn, thường dạng này

xuất hiện trước dạng vẩy. Phát triển những mụn nhỏ, đường kính vài mm hoặc có
thể thành những nốt áp xe rộng, đôi khi gặp cả nhũng ổ hoại tử. Dạng vẩy ít khốc
liệt hơn.
Ở chó gặp cả hai dạng bệnh đó, thường nổi mụn ở bụng, hai bên chân, trên mặt,
khuỷu chân và trên chân.
2.6.4Học
Bệnh Liệu
tích ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
- Bệnh dạng vẩy: Thường ở thể nhẹ, biểu hiện rõ nhất ở da trán, mắt, bốn chân, co
biểu hiện rụng lông, da dày cộm và có màu sẫm, chó thường đưa chân gãi gây
thương tổn, có mùi hôi khó chịu, ăn kém.

Hình 4. Bệnh tích dạng vảy ở vùng mặt chó

Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004
- Bệnh dạng mủ: Xuất hiện những bọc mủ, đặc quánh màu vàng xám do vi khuẩn
xâm nhập. Tại đây da nhăn nheo, rụng lông lâu ngày các tổ chức chết cùng với dịch

11


thể lâm ba tiết ra tạo thành các vảy khô cứng dày côm. Bệnh nặng chó bị trụi hết
lông, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Hình 5. Bệnh tích dạng mủ ở mũi chó bệnh Mò Bao Lông

2.6.5 Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Có những vùng da rụng hết lông, viêm sưng tấy,
Trung tâm

Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nổi lên các mụn mẩn đỏ. Vùng da rụng lông lúc đầu thường là ở mặt, vành mắt,
trán, rồi lan dần xuống cổ, hầu và tứ chi và cuối cùng là toàn bộ cơ thể.
Dạng cục bộ thường không thấy viêm, dạng toàn thân da đỏ với nhiều dịch rỉ viêm,
da có mủ và mùi hôi.
Chẩn đoán lâm sàng cần phân biệt với các bệnh như: Nấm da, Sarcoptes scabieivar
canis.
Bệnh nấm da: Vùng da rụng lông có giới hạn rõ thường là dạng tròn, lông rụng hay
gãy từng mảng có khi toàn thân, có các vảy gào, nổi mẫn đỏ tại vùng rụng lông làm
con vật ngứa, khó chịu.
Sarcoptes scabieivar canis: Phạm Văn Khuê – Phan Lục, 1996, thì bệnh ghẻ do
Sarcoptes có ba triệu chứng chủ yếu là ngứa, rụng lông và đóng vảy.
+ Ngứa: Do ghẻ đào hang và độc tố trong nước bọt của ghẻ kích thích. Ngứa nhiều
nhất là triệu chứng của bệnh ghẻ ngầm.
+ Rụng lông: là do cọ sát và viêm bao lông, lông rụng thành những đám tròn càng
ngày càng lan rộng ra xung quanh, rụng lông do ghẻ ngầm thì rụng toàn bộ, đều và
lan ra chậm.

12


+ Đóng vảy: Do các vết thương và tương dịch chảy ra, cùng với máu và những
mảng thượng bì khô lại đóng thành vảy màu nâu nhạt ở những chỗ rụng lông.
- Dựa vào kết quả xét nghiệm:
Bắt mò ngoài thiên nhiên:
 Cách làm nổi: Lấy mẫu đất, cát quanh chuồng trại hay nơi nghi có Demodex
canis . Mỗi mẫu chừng 500g, gói vào túi ni lông hay giấy dày, cho mẫu vào nước
sạch trong chậu men trắng khuấy đều. Sau khi nước đứng yên kiểm tra bằng kính
thấy mò nổi lên trên.
 Dùng giấy đen (15-20cm) đặt vào nơi nghi có Demodex canis trong 15 phút, lấy

lên dùng kính lúp kiểm tra mò ở mặt dưới giấy.
Bắt mò trên cơ thể con bệnh bằng cách cạo da:
Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa vùng da lành và vùng da bệnh cho đến khi rỉ
máu và cho vào lame có chứa sẵn glycerin, dàn đều mẫu rồi đưa lên kính hiển vi độ
phóng đại là 100 lần và 400 lần để tìm Demodex canis.
2.6.6Học
Điều trị
Trung tâm
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Theo Bùi Thị Tho, 2003. Thì những yêu cầu cần phải có đối với các thuốc trị ký
sinh trùng nói chung và Mò Bao Lông nói riêng gồm:
+ Tiêu diệt được ký sinh trùng trong suốt chu kỳ phát triển, cả vòng đời biến thái
của chúng (từ trưởng thành - trứng - ấu trùng - biến thái ấu trùng - dạng trưởng
thành).
+ Tác dụng nhanh.
+ Không hay ít độc đối với vật chủ.
+ Có tác dụng hiệp đồng hay được phân bố đồng đều trong dung dịch lỏng, phù hợp
với yêu cầu của cách sử dụng.
+ Dễ sử dụng, có thể sử dụng dưới dạng trộn vào thức ăn, nước tắm trong bể lớn
cho động vật đi qua, bơm, xịt, bôi lên da hay tiêm dưới da,… Tất cả đều phải đảm
bảo kinh tế.
+ Không hay ít tồn lưu trong vật chủ.

13


+ Không gây ô nhiễm môi trường, ít gây độc đối với các côn trùng, vi sinh vật có
lợi. Đặc biệt các sản phẩm phân giải các hợp chất hữu cơ này không độc đối với
thủy hải sản.
Theo Đỗ Trung Giã – Nguyễn Hữu Hưng, 2002 thì để phòng trừ tốt bệnh thì phải áp

dụng thuyết phòng trừ tổng hợp của viện sĩ SKRJABIN.
Phòng trừ bệnh ký sinh trùng là một vấn đề phức tạp nên phải dùng biện pháp
phòng trừ tổng hợp bao gồm:
- Điều trị.
- Phòng ngừa (tự vệ - chủ động).
- Tiêu trừ căn bệnh.
Nếu dùng một trong những biện pháp trên thì không đạt kết quả tốt.
Điều trị: Chữa khỏi những con bệnh bằng các loại thuốc. Tuy nhiên điều trị đối với
ngoại cảnh lại là phòng ngừa mà cũng còn là tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể gia
súc bệnh nên cũng là một mặt của nội dung tiêu trừ căn bệnh.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phòng ngừa:

Làm gia súc khỏe không mắc bệnh. Có hai loại phòng ngừa:
- Phòng ngừa có tính chất tự vệ (bị động) mục đích làm cho gia súc mạnh không bị
cảm nhiễm.
- Phòng ngừa có tính chất công kích (chủ động tích cực) mục đích dùng các phương
pháp cơ giới, hóa học, vật lý, sinh vật học để phá hủy ký sinh vật bất cứ ở giai đoạn
nào trong vòng đời của chúng. Biện pháp này thực tế là tiêu trừ căn bệnh.
Tiêu trừ căn bệnh: Mục đích chính là để tiêu diệt ký sinh trùng ở bất cứ giai đoạn
nào trong vòng đời của chúng nhưng đồng thời cũng bao hàm nội dung phòng ngừa
có tính chất chủ động và điều trị gia súc ốm.
Điều kiện thực hiện công tác tiêu trừ căn bệnh:
- Phải nắm được chu trình phát triển của ký sinh vật trong và ngoài ký chủ.
- Qui luật dịch tể học trong vùng, tình hình chăn nuôi và các nhân tố tự nhiên.

14



- Phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt: Dùng thuốc có hiệu quả cao nhưng không
có độc tính, cách dùng tiện lợi, số lượng cung cấp đầy đủ.
- Cần có cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.
- Tuyên truyền ý nghĩa của bệnh, gây thành phong trào rộng rãi.
2.7 Tính chất dược lý và cơ chế tác dụng của những thuốc điều trị dùng trong
đề tài
2.7.1 Amitraz
Amitraz là thành phần chính của Taktic. Taktic là một loại thuốc do hãng Intervet
India sản xuất, trong 1ml chứa 125mg.
* Tính chất
Taktic là một chế phẩm dưới dạng nhũ tương, là hóa dược trị ký sinh trùng gia súc.
Nhũ tương này có khả năng thấm dễ và lan rộng khi tiếp xúc trên da và lông của gia
súc, nên có tác dụng đều đến ký sinh trùng ngoài da.
Thuốc
đượcLiệu
đựng ĐH
trong Cần
lọ 250ml.
Khi@
sử Tài
dụng liệu
cần đậy
nắp tập
cẩn thận,
hạn chế việc
Trung tâm
Học
Thơ
học
và nghiên

cứu
đong và rót qua các dụng cụ chứa khác. Bảo quản xa nơi chứa thực phẩm.
* Tác dụng
Amitraz trong chế phẩm Taktic có phổ lực rộng, các loại ngoại ký sinh trùng như
ve, ghẻ ở trâu, bò, chó, dê, cừu, lợn,… Thuốc có hiệu quả ở tất cả các giai đoạn
trong vòng đời của ngoại ký sinh.
* Liều lượng
Taktic thường pha thành dung dịch 0.025%, liều cho phép dao động 0.005 – 0.1%.
Thuốc không tích tụ trong mô thú và không gây độc cho thú nuôi con.

15


Theo Nguyễn Phước Tương – Trần Diễm Uyên, 2000, đề xuất liều lượng và phác
đồ sử dụng Taktic để tắm hay phun cho gia súc như sau:

Tắm
Đối tượng

Phun xịt

Bệnh
Cho đợt đầu

Cho thêm

Ve

1 lít thuốc hòa vào 1 lít thuốc hòa vào 1,4-2ml thuốc hòa
vào 1 lít nước

500-700 lít nước
500-700 lít nước

Ghẻ

1 lít thuốc hòa vào 1,5 lít thuốc hòa 2ml thuốc hòa
500 lít nước
vào 500 lít nước
vào 1 lít nước

Ve

1 lít thuốc hòa vào 1 lít thuốc hòa vào 1,4-2ml thuốc hòa
500-700 lít nước
500-700 lít nước
vào 1 lít nước

Ghẻ

1 lít thuốc hòa vào 1,5 lít thuốc hòa 2.5-4ml thuốc hòa
250-400 lít nước
vào 250-400l nước vào 1 lít nước

Trâu, Bò

Dê, Cừu

4ml thuốc hòa
Trung tâm
Lợn Học Liệu

Ghẻ ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vào 1 lít nước

Ve

1 lít thuốc hòa vào 1,5 lít thuốc hòa 2ml thuốc hòa
250-500 lít nước
vào 250-500l nước vào 1 lít nước

Ghẻ

1 lít thuốc hòa vào 1,5 lít thuốc hòa 2-4ml thuốc hào
250 lít nước
vào 250 lít nước
vào 1 lít nước

Chó

* Chú ý:

- Khi cần vệ sinh chuồng trại ta dùng 8 ml thuốc hòa vào 1 lít nước. Ở những khu
vực có nhiều ve có thể nâng liều lên 2ml thuốc/1 lít nước, nếu cần diệt dứt điểm có
thể nâng liều cao lên 40ml thuốc/1 lít nước.
- Dụng cụ sử dụng như: chậu, khay, bàn chải,…phải được sát trùng bằng nước sôi
hoặc ngâm trong thuốc sát trùng Cresyl rồi đêm giũ nước sạch, phơi khô để lần sau
dùng lại, không lấy dùng vào mục đích khác.
- Khi tắm thuốc không được tắm lại bằng nước lã, thuốc tắm còn dư không được đổ
xuống ao, hồ.

16



×