Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN gây hội CHỨNG KIẾT lỵ và HIỆU QUẢ một số THUỐC điều TRỊ ở CHÓ tại BỆNH xá THÚ y TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 59 trang )

( Word Converter - Unregistered )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH THỊ NGÂN

XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG
KIẾT LỴ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC
ĐIỀU TRỊ Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010

i


( Word Converter - Unregistered )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:


XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG
KIẾT LỴ VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC
ĐIỀU TRỊ Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. Nguyễn Dương Bảo

Huỳnh Thị Ngân
MSSV: 3064590
Lớp: Thú Y K32

ii


( Word Converter - Unregistered )


Cần Thơ, 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Xác định nguyên nhân và hiệu quả một số thuốc điều trị hội
chứng kiết lỵ ở chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ” do sinh
viên: Huỳnh Thị Ngân thực hiện tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ

từ ngày 24 tháng 07 năm 2010 đến ngày 24 tháng 10 năm 2010.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cần Thơ, ngày tháng

Duyệt Bộ môn

năm 2010

Duyệt giáo viên hướng dẫn

Ths. NGUYỄN DƯƠNG BẢO

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


( Word Converter - Unregistered )



iv


( Word Converter - Unregistered )


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục
con nên người
Chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Bộ môn Thú Y
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy trong suốt thời gian học tập.
Xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Dương Bảo, người đã hết lòng
hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn thầy Nguyễn Văn Biện, cùng tất cả các anh chị đang
công tác tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình đóng góp nhiều ý
kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả các bạn cùng lớp Thú Y 32 đã chia sẻ cùng tôi những buồn vui
trong quá trình học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm
ơn!

v



( Word Converter - Unregistered )


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng, biểu đồ và sơ đồ

vi

Danh mục hình

vii

Tóm lược

viii
Chương 1: Đặt Vấn Đề

1

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận

2

2.1. Hội chứng kiết lỵ

2

2.1.1 Định nghĩa

2

2.1.2 Phân loại

2

2.1.3 Nguyên nhân

2

2.2. Một số thuốc sử dụng trong thí nghiệm điều trị

11

2.2.1 Mộc hoa trắng


11

2.2.2 Metronidazol

13

Chương 3: Phương Tiện và Phương Pháp Nghiên Cứu

14

3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm

14

3.2. Phương tiện thí nghiệm

14

3.3. Nội dung và phương pháp thí nghiệm

15

3.3.1 Khảo sát, thu thập các triệu chứng lâm sàng của các ca
vi


( Word Converter - Unregistered )



bệnh kiết lỵ

15

3.3.2 Xét nghiệm phân tìm Amip và giardia

16

3.3.3 Thử nghiệm và so sánh hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc
Metronidazol và Mộc hoa trắng

17

Chương 4: Kết Quả và Thảo Luận

19

4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép

19

4.2. Xác định tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo giống chó.20
4.3. Xác định tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo các
nhóm tuổi

21

4.4. Xác định tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép
theo phương thức nuôi


22

4.5. Xác định tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo nhóm chó
có và không có hội chứng kiết lỵ

23

4.6. Phân loại kiết lỵ

25

4.7. Kết quả điều trị của Metronidazol và Mộc hoa trắng

25

4.8. Chi phí điều trị của Metronidazol và Mộc hoa trắng

26

Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị

28

5.1. Kết luận

28

5.2. Đề nghị

28


Tài Liệu Tham Khảo

29

Phụ chương

31

vii


( Word Converter - Unregistered )


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 3.1 Phác đồ điều trị bệnh kiết lỵ do Amip và Giardia ở chó

17

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép trên chó

19

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo giống chó

20


Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo các nhóm tuổi

21

Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo phương thức nuôi

23

Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo nhóm chó có và
Không có hội chứng kiết lỵ

24

Bảng 4.6 Tỷ lệ chó bị hồng lỵ và bạch lỵ

25

Bảng 4.7 Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị trung bình của các nghiệm thức

26

Bảng 4.8 Chi phí điều trị trung bình cho mỗi ca bệnh

26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép trên chó

19


Biểu đồ 4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia và nhiễm ghép theo giống chó

21

Biểu đồ 4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm Amip và Giardia theo các nhóm tuổi

22

Biểu đồ 4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm Amip và Giardia theo phương thức nuôi

23

Biểu đồ 4.5 So sánh tỷ lệ nhiễm Amip và Giardia theo nhóm chó có và không có hội
chứng kiết lỵ
24
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ chó bị hồng lỵ và bạch lỵ

viii

25


( Word Converter - Unregistered )


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Chu trình chuyển dạng của Entamoeba histolytica


5

Sơ đồ 2.2 Chu trình chuyển dạng của Giardia intestinalis

9

DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Amip thể hoạt động ăn hồng cầu

3

Hình 2.2 Tiểu thể minuta

4

Hình 2.3 Bào nang Amip

4

Hình 2.4 Thể hoạt động của Giardia

8

Hình 2.5 Bào nang của Giardia

9

Hình 2.6 Cây mộc hoa trắng


12

Hình 3.1 Thuốc Metronidazol

14

Hình 3.2 Thuốc Mộc hoa trắng

15

Hình 1 Bào nang Amip

32

Hình 2 Tiểu thể Minuta

32

Hình 3, 4 Amip thể hoạt động ăn hồng cầu

32

Hình 5, 6 Bào nang Giardia

32

ix



( Word Converter - Unregistered )


x


( Word Converter - Unregistered )


TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
Xác định tình hình nhiễm Amip, Giardia trên chó
Thu thập thông tin về giống, tuổi, phương thức nuôi của chó có ảnh hưởng
đến tỷ lệ nhiễm Amip, Giardia như thế nào
Xét nghiệm phân ngẫu nhiên nhằm phát hiện các nguyên nhân gây bệnh nhất
là phát hiện sớm đối với nhóm chó chưa có triệu chứng lâm sàng (hội chứng kiết
lỵ).
Thử và xác định hiệu quả điều trị của thuốc Metronidazol và Mộc hoa trắng
Để thực hiện các mục tiêu trên, tôi đã tiến hành lấy phân trực tiếp ở trực
tràng, xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Willis với dung dịch ZnSO4 bão hòa,
xem trên kính hiển vi ở độ phóng đại X 400. Qua kiểm tra 186 mẫu phân, tôi đã ghi
nhận được một số kết quả như sau: tỷ lệ chó nhiễm bệnh là 52,15%, trong đó nhiễm
Amip là 43,01%, Giardia là 6,45%, nhiễm ghép cả Amip và Giardia là 2,69%. Các
giống chó nội có tỷ lệ nhiễm là 57,81%, cao hơn các giống chó ngoại (49,18%). Tỷ
lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi của chó: chó từ 1 - 3 tháng tuổi nhiễm 41,18%, chó
từ 4 - 12 tháng tuổi nhiễm 52,46%, trên 12 tháng tuổi nhiễm 59,46%. Chó nuôi thả
nhiễm 76,60%, cao hơn nuôi nhốt (43,88%). Tỷ lệ nhiễm ở chó có hội chứng kiết
lỵ là 100%, trong khi những chó không có hội chứng kiết lỵ tỷ lệ nhiễm là 32,58%.
Sử dụng Mộc hoa trắng có hiệu quả điều trị cao hơn khi sử dụng Metronidazol về

thời gian điều trị và cả về mặt kinh tế.

xi


( Word Converter - Unregistered )


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần ngày càng tăng của con người thì việc nuôi
chó, nhất là chó cảnh đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên
của nước ta nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng rất thuận lợi cho
sự phát triển của nhiều mầm bệnh. Thêm vào đó là sự hiểu biết về chăn nuôi, thú y
của người nuôi chó còn nhiều hạn chế. Do vậy mà tình hình bệnh tật xảy ra trên
chó cũng gia tăng, nhất là các bệnh do ký sinh trùng, trong đó có bệnh kiết lỵ do
Amip và Giardia gây ra. Amip và Giardia không chỉ gây bệnh cho chó, mà nguy
hiểm hơn chúng còn có thể lây và gây bệnh cả cho người.
Để nắm được tình hình nhiễm Amip và Giardia gây ra bệnh kiết lỵ trên chó,
làm cơ sở góp phần cho việc đề ra các biện pháp phòng ngừa và nhất là tìm được
loại thuốc nào cho hiệu quả điều trị cao, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Xác định nguyên nhân và hiệu quả một số thuốc điều trị hội chứng kiết lỵ ở
chó tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ”.
.

xii


( Word Converter - Unregistered )



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Hội chứng kiết lỵ
.1

2.1.1 Định nghĩa

Hội chứng kiết lỵ được đặc trưng bởi 2 nhóm triệu chứng chính:
Rối loạn đại tiện – kiết: đại tiện nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ ra một ít
phân, có khi không ra phân, đại tiện khó.
Rối loạn phân – lỵ: phân thường có chất nhày, niêm dịch với mũ nhày, máu
tươi hoặc máu lẫn niêm dịch lờ đờ máu cá (Nguyễn Thị Minh An và ctv, 2007).
.2

2.1.2 Phân loại

Kiết lỵ được chia ra làm hai thể là hồng lỵ và bạch lỵ. Hồng lỵ là hội chứng
tiêu hóa mà trong phân có màng nhày và có màu hồng hay màu đỏ của máu. Bạch
lỵ là hội chứng tiêu hóa mà trong phân chỉ có màng nhày, không có máu (không có
màu hồng hay màu đỏ) (Trần Xuân Mai và ctv, 1987).
2.1.3 Nguyên nhân
Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004), có 3 nguyên nhân chính gây kiết lỵ:
Do Entamoeba hystolytica (Amip)
Do Giardia intestinalis (Giardia)
Do trực khuẩn Shigella
Entamoeba Hystolytica (Amip)
Phân loại

Amip là đơn bào ký sinh thuộc:
Giới: Nguyên sinh động vật - Protozoa
Ngành: Sarcomastigophora
Phân ngành: Sarcodina
xiii


( Word Converter - Unregistered )


Lớp: Rhizopoda
Loài: Entamoeba hystolytica (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng,
2000; Phạm Văn Thân, 2001).
Hình thể
E. hystolytica có 3 dạng hình thể:
Thể hoạt động ăn hồng cầu: (E. hystolytica-hystolytica)
Có kích thước từ 30 - 40 µm, có khi đến 50 µm. Nguyên sinh chất bao gồm
2 phần rõ rệt: ngoại nguyên sinh chất nằm ở rìa ngoài có màu trắng trong, nội
nguyên sinh chất có cấu trúc hạt chứa nhiều hạt nhỏ mịn và không bào. Trong
không bào có hồng cầu, số hồng cầu có thể thay đổi có khi lên đến 40 hồng cầu
trong một Amip ở thể E. hystolytica - hystolytica. Nhân của E. hystolyticahystolytica có đường kính từ 4 - 9 µm, ở rìa nhân có những hạt nhiễm sắc thể ngoại
vi nối tiếp nhau thành chuỗi, ở vùng giữa có trung thể (Phạm Sỹ Lăng, 2002; Đỗ
Dương Thái và Nguyễn Thị Minh Tâm, 1978).

Hình 2.1 Amip thể hoạt động ăn hồng cầu (X 400)

( />Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu (tiểu thể minuta)
Thông thường có kích thước từ 7- 10 µm, có khi từ 15 - 25 µm, trung bình
là 13µm. Khi nhuộm có hình tròn, trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ. Khó
xiv



( Word Converter - Unregistered )


phân biệt giữa nội và ngoại nguyên sinh chất. Ngoại nguyên sinh chất chủ yếu tập
trung vào chân giả cử động không mạnh lắm. Trong nội nguyên sinh chất thường
có thức ăn là vi khuẩn hoặc những tạp chất của thức ăn, những thức ăn đó sau khi
tiêu hết có thể trở thành không bào, không bào không chứa hồng cầu. Nhân của
thể minuta có đường kính 2 - 5 µm, có nhiễm sắc thể ngoại vi nhiều và dày đặc
trông như hình thể vành (Phạm Sỹ Lăng, 2002; Đỗ Dương Thái và Nguyễn Thị
Minh Tâm, 1978).

Hình 2.2 Tiểu thể minuta (X 400)

(www.vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%...%A2n_gi%E1%BA%A3

)

Thể bào nang (thể kén)
Bào nang của E. hystolytica có hình cầu, bất động, có thành dày và chiết
quang. Mỗi bào nang non chỉ chứa 1 hoặc 2 nhân, 1 không bào và 1 vật hình que

xv


( Word Converter - Unregistered )


chiết quang đó là những thể ưa sắt. Bào nang già có 4 nhân, kích thước bào nang

khoảng 15 - 20 µm (Phạm Văn Thân, 2001; Phạm Sỹ Lăng, 2002).

Hình 2.3 Bào nang Amip (X 400)

( />Chu trình phát triển.
E.hystolytica có 2 chu trình phát triển:
Chu trình không gây bệnh
Khi chó nhiễm phải bào nang già của Amip, vào đến dạ dày, các dịch tiêu
hóa làm tan vỏ của bào nang, 4 nhân của bào nang sẽ phân chia cùng với nguyên
sinh chất cho ra 8 Amip có kích thước nhỏ, đó là các thể minuta không gây bệnh,
chúng sống trong lòng ruột già bằng những chất dinh dưỡng và vi khuẩn, ít di động,
sinh sản bằng cách tự nhân đôi. Khi gặp điều kiện sống trở nên bất lợi như: phân
mất nước, ký chủ có sức đề kháng tốt,… thì các thể minuta này sẽ co tròn lại tạo
thành tiền bào nang, sau đó tiền bào nang tiết ra một lớp vách bao bọc và trở thành
bào nang non rồi thành bào nang già (có 4 nhân), vách bào nang này khá dày, do đó,
bào nang có thể chịu được điều kiện không thuận lợi ở môi trường ngoài cơ thể.
Trong đất, nước,… bào nang 1 nhân tiến triển thành bào nang 2 nhân, 4 nhân. Nếu
chó bị táo bón thì trong lòng ruột già bào nang 1 nhân cũng tiến triển thành bào
nang 4 nhân rồi theo phân ra ngoài. Bào nang 4 nhân là giai đoạn lây nhiễm, khi
các động vật khác như mèo, người,…, chó khác hoặc chính bản thân chó thải bào
nang ăn phải bào nang 4 nhân thì khi vào ống tiêu hóa mỗi bào nang 4 nhân này sẽ
tiếp tục bị pH dạ dày, dịch tiêu hóa phân hủy lớp vỏ và đến ruột già thì phân chia
thành 8 minuta. Chu trình cứ thế tiếp tục (Trần Thị Thu Hằng, 2007).
xvi


( Word Converter - Unregistered )


Chu trình gây bệnh

Khi cơ thể chó gặp điều kiện bất lợi như rối loạn tiêu hóa hay thay đổi chế
độ ăn uống hoặc do tổn thương ruột già, nhiễm khuẩn... Amip có thể chuyển từ dạng
minuta trở thành dạng E. hystolytica - hystolytica, đó là dạng gây bệnh, rất di động
có tính ăn hồng cầu, chúng xâm nhập vào thành ruột già, ở đây chúng nhân lên rất
mạnh (đôi khi từ dạng E. hystolytica- hystolytica chúng có thể trở lại dạng minuta),
bằng cách phân đôi và tạo nên những ổ áp xe trong hạ niêm mạc gây hoại tử, xuất
huyết có thể làm thủng ruột... Các ổ áp xe này nhanh chóng bị bội nhiễm và tạo ra
các rối loạn của bệnh kiết lỵ cấp ở ruột như: tăng co bóp và tăng tiết chất nhày ở
ruột. Từ ruột, các Amip cũng có thể theo máu đến các cơ quan khác như : gan, phổi,
... tạo nên các ổ áp xe. Tóm lại, tùy điều kiện mà E. hystolytica tồn tại trong ruột
dưới ba dạng: dạng minuta không gây bệnh, dạng E. hystolytica - hystolytica gây
bệnh (hai dạng đó được gọi chung là thể tự dưỡng hay thể hoạt động) và dạng bào
nang để đảm bảo sự tồn tại và duy trì giống nòi (Trần Thị Thu Hằng, 2007).
Tiền bào nang

Minuta
nang

Histolytica

(Không gây bệnh)

(Gây bệnh)

Bào
(Phân)

Sơ đồ 2.1 Chu trình chuyển dạng của E. histolytica

Dịch tễ học

Bệnh kiết lỵ do Amip xảy ra ở tất cả lứa tuổi chó, nhưng thường gặp thể cấp
tính ở chó dưới một năm tuổi và thể mãn tính ở chó trưởng thành trên 1 năm tuổi.
E. hystolytica ở thể hoạt động ăn hồng cầu không có vai trò truyền bệnh, vì
thể này ra ngoại cảnh chết rất nhanh. Mầm bệnh là thể bào nang do sức đề kháng
rất cao, chỉ những bào nang 4 nhân mới có khả năng truyền nhiễm. Bào nang tồn
tại ở ngoại cảnh 15 ngày ở nhiệt độ 0 – 25oC, trong phân ẩm được vài ngày và trong
phân khô được vài giờ, các hóa chất ít tác dụng với bào nang. Trong nước bào nang
có thể sống đến 8 tháng.

xvii


( Word Converter - Unregistered )


Bào nang nhiễm vào chó qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống
nhiễm bẩn.
Có sự lây truyền qua lại giữa chó, mèo và người. Trong đó người có tính
cảm thụ cao nhất đối với bào nàng Amip. Không có miễn dịch khi khỏi bệnh
Bệnh có nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới, ít thấy ở vùng ôn đới.
Động vật truyền bệnh: gián, ruồi, loài gặm nhấm...(Phạm Văn Thân, 2007;
Dương Đình Thiện, 2001 và Phạm Ngọc Thạch, 2006)
Cơ chế sinh bệnh
Bào nang của Amip xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Đến dạ dày,
dịch vị làm yếu lớp nang, bào nang 4 nhân tiếp tục nhân lên thành 8 nhân, rồi thoát
khỏi vỏ và phát triển thành 8 Amip nhỏ (các minuta), chúng di chuyển xuống cư trú
ở hồi manh tràng (giàu dinh dưỡng, pH thích hợp, nhiều vi khuẩn cộng sinh). Ở
dạng minuta, Amip không xâm nhập được vào thành ruột nên đóng vai trò như các
vi sinh vật thường trú hoặc bị thải ra ngoài dưới dạng bình thường hoặc dạng bào
nang. Khi gặp điều kiện thuận lợi Amip ở thể minuta sẽ trở thành thể hoạt động ăn

hồng cầu (E.hystolytica-hystolytica), chúng sẽ tiết ra một loại men làm dung giải
protein gây hoại tử tế bào, tạo các điểm xung huyết ở niêm mạc thường là ở vùng
trực tràng, các vi khuẩn có trong ruột sẽ xâm nhập vào vùng tổn thương do Amip
gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn yếm khí, làm cho quá trình viêm đại tràng diễn ra
nhanh chóng, tạo vết loét lan tràn và ngày càng sâu gây nên tổn thương niêm mạc.
Niêm mạc ruột bị tổn thương làm xuất tiết nhiều niêm dịch (dịch nhày), có khi gây
xuất huyết, phân có máu. Biểu hiện phân nhày còn được gọi là bạch lỵ, đôi khi có
lẫn máu được gọi là hồng lỵ (P.Quinn, 1985).
Các Amip tạo các ổ áp xe trong lòng ruột già, các ổ áp xe này kích thích các
thần kinh nhận cảm tiết dịch và gây tăng nhu động đường ruột, tăng tiết chất nhày
và gây đau. Do tăng nhu động ruột làm cho trực tràng luôn co bóp con vật luôn có
cảm giác muốn bài tiết phân dù chỉ có một lượng ít phân hay không có phân trong
trực tràng (hiện tượng này gọi là kiết). Khi vết loét gây tổn thương mạch máu, các
Amip sẽ di chuyển theo đường máu, đến gây bệnh các cơ quan khác như gan,
phổi...dưới dạng các ổ áp xe (thường gặp nhất là áp xe gan) (Phạm Văn Thân, 2001
và Phạm Sỹ Lăng, 2002).
Triệu chứng.
Thời kỳ đầu con vật ăn ít, táo bón, nhiệt độ không tăng, sau đó phân có màu
vàng xám, mùi tanh. Con bệnh đi tiêu nhiều lần trong ngày (5 - 15 lần/ngày).
Trước khi đi tiêu, con vật cong lưng để rặn, rên rỉ đau đớn, sau đó vài ngày chó đi
tiêu mỗi lần rất ít phân, phân chỉ là một thứ dịch nhày như dịch mũi do niêm mạc
xviii


( Word Converter - Unregistered )


ruột bị bong tróc ra, có khi phân đỏ tươi hoặc lờ lờ như máu cá, đôi khi có mủ do
bội nhiễm. Nếu không được trị kịp trong thời gian 5 - 10 ngày chó sẽ chết do không
ăn, thiếu máu và kiệt sức (thể cấp tính). Có một số trường hợp chó được chăm sóc

tốt và sức đề kháng cơ thể tốt có thể chuyển thành lỵ mãn tính, khi đó Amip sẽ cư
trú trong thành ruột và chờ cơ hội gây bệnh. Chính lúc này con vật mang mầm bệnh
và truyền lan cho con vật khỏe mạnh, ở chó bị mãn tính thỉnh thoảng phát bệnh một
đợt khoảng 5 - 10 ngày làm sức khỏe con vật suy yếu và gầy còm (Vương Đức Chất
và Lê Thị Tài, 2004).
Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: đi tiêu phải rặn khó khăn, cong lưng để rặn, đi
nhiều lần trong ngày, phân sệt, vàng và có chất nhày đôi khi có lẫn máu, kết hợp với
xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi với dung dịch muối ZnSO4 bão hòa để
tìm ra sự hiện diện của thể hoạt động không ăn hồng cầu, thể ăn hồng cầu và bào
nang của E. hystolytica (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Phòng bệnh
Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho chó.
Định kỳ kiểm tra phân chó phát hiện mầm bệnh để điều trị dự phòng.
Phân chó phải xử lý bằng ủ phân vi sinh vật học, vệ sinh sát trùng môi trường
xung quanh (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Trị bệnh
Nguyên tắc chung:
Thuốc điều trị phải đủ liều, vì nếu không chữa tích cực thì Amip sẽ trở thành
thể bào nang, chờ dịp tái phát
Kết hợp với các kháng sinh điều trị các vi khuẩn gây bệnh phối hợp
Chú ý tăng cường thể trạng con vật bệnh
Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu
Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị:
Metronidazole: đường uống, 40 – 50 mg/kg thể trọng, 2lần/ngày, liên tục
trong 5 ngày.

xix



( Word Converter - Unregistered )


Tinidazole: đường uống, 50 mg/kg thể trọng, 1lần/ngày, liên tục trong 5
ngày.
Albendazole: đường uống, 25 mg/kg thể trọng, 2lần/ngày, liên tục 2 ngày.
Fenbendazole: đường uống, 50 mg/kg thể trọng, 1lần/ngày, liên tục 3 ngày.
Direxiode: đường uống, 5 – 10 mg/kg thể trọng, 3 - 4lần/ngày, liên tục từ 3 4 ngày.
Ngoài ra ta cũng cần trợ sức cho thú bệnh bằng: tiêm truyền dịch sinh lý
ngọt, mặn, vitamin B1, C, K, Hématopan...(Phạm Ngọc Thạch, 2006).
Một số thuốc đông y chữa kiết lỵ:
Nha đạm tử (hạt sầu đâu rừng Brucea javanica), tốt với lỵ cấp tính
Củ tỏi (Allium sativum)
Mộc hoa trắng (Holarrhena antidyesenterica) (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn
Khê, 2009).
Giardia intestinalis (Giardia)
Phân loại
Giardia là đơn bào ký sinh thuộc:
Giới: Nguyên sinh động vật - Protozoa
Ngành: Sarcomastigophora
Phân ngành: Zoomastigina
Lớp: Flagellata (trùng roi)
Loài: Giardia intestinalis (Đỗ Trung Giã và Nguyễn Hữu Hưng,
2004; Phạm Văn Thân, 2001)
Hình thể
Giardia intestinalis tồn tại ở hai thể:
Thể hoạt động

xx



( Word Converter - Unregistered )


Có hình quả lê, đối xứng nhau qua trục sống thân, mặt bụng phẳng, mặt lưng
gù, một đĩa hút chiếm 3/4 diện tích mặt bụng. Chiều dài có kích thước 10 – 20 μm,
ngang từ 6 – 10 μm, có hai hạt gốc roi, từ đó xuất phát ra 8 roi. Có hai nhân tròn,
có nhân thể ở phía đầu, gần trục sống thân có thể cận trục.
Ở thể hoạt động Giardia intestinalis di động nhờ các roi, sinh sản bằng
phương thức nhân đôi theo chiều dài, dinh dưỡng bằng thẩm thấu.

Hình 2.4 Thể hoạt động của Giardia (X 400)

( />Thể bào nang
Bào nang của Giardia intestinalis có hình quả trứng, đường kính 8 – 12 μm,
dài từ 7 – 10 μm, có từ hai đến bốn nhân, vách nhẵn và không dầy, tế bào chất
không đầy lòng bào nang, những roi xếp thành từng bó. Bào nang của Giardia
intestinalis trong phân ẩm có thể sống được 3 tuần, trong nước có thể sống 5 - 6
tuần (Phạm Văn Thân, 2001; Trần Xuân Mai, 1987).

xxi


( Word Converter - Unregistered )


Hình 2.5 Bào nang của Giardia (X 400)

(www.indstate.edu/thcme/micro/parasites/GiardiaCyst.jpg&imgrefurl)
Chu trình phát triển

Chó bị nhiễm Giardia intestinalis do ăn phải các bào nang trong môi trường,
dưới tác động của dịch vị, vỏ của mỗi bào nang sẽ bị phá hủy, nhân trong bào nang
sẽ được nhân lên và giải phóng ra 2 dưỡng bào (thể hoạt động). Các thể hoạt động
sống trong lòng ruột hoặc dính vào biểu mô niêm mạc ruột (chủ yếu là ở tá tràng)
bằng một đĩa hút ở phía bụng. Thể hoạt động là dạng gây bệnh. Khi gặp điều kiện
môi trường không thuận lợi như biến đổi về pH, tính thấm, nồng độ muối mật. Các
thể hoạt động sẽ trở thành bào nang và được thải ra ngoài theo phân, đó là giai đoạn
lây nhiễm. Các bào nang này có thể lây nhiễm cho người, chó khác hoặc chính bản
thân chó đã thải bào nang ngay sau đó do ăn phải thức ăn và nước uống có nhiễm
phân. Vào cơ thể, các bào nang lại tiếp tục phát triển, phân chia, tạo thành các thể
hoạt động và tiếp tục gây bệnh (Trần Xuân Mai và ctv, 1987).
Bào nang

Dưỡng bào

Sơ đồ 2.2 Chu trình chuyển dạng của Giardia intestinalis

Dịch tễ học
Bệnh do Giardia intestinalis xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tập
trung vào những tháng nóng, mưa nhiều làm cho môi trường bị ô nhiễm và Giardia
intestinalis dễ phát tán đi xa (Phạm Ngọc Thạch, 2006).

xxii


( Word Converter - Unregistered )


Bệnh thường gặp ở chó nhỏ dưới 1 tuổi, ở chó trưởng thành cũng có thể bị
bệnh, nhất là trong trường hợp đã điều trị bằng kháng sinh lâu ngày gây loạn khuẩn

hoặc sức đề kháng của cơ thể đang kém. Bệnh có thể lây từ chó qua người và
ngược lại. Con vật bị nhiễm bào nang qua đường tiêu hóa có thể do thức ăn, nước
uống hoặc do gián, ruồi nhặng vận chuyển mầm bệnh. Những con vật bị bệnh
không có tính miễn dịch. Ở ngoài cơ thể bào nang dễ bị chết trong các điều kiện
nóng, khô... Tuy nhiên, bào nang vẫn sống được nhiều tháng ở nước lạnh (Nguyễn
Văn Biện, 2001).
Cơ chế sinh bệnh
Chó nhiễm bào nang qua đường tiêu hóa, khi vào cơ thể, dịch vị và pH dạ
dày sẽ làm yếu lớp nang, bào nang sẽ giải phóng các thể hoạt động, các thể hoạt
động nhân lên bằng phương pháp tự nhân đôi. Các thể hoạt động bám vào thành
ruột bằng đĩa hút và hút lấy chất dinh dưỡng dưới lớp niêm mạc và gây nên những
tổn thương làm hoại tử, viêm ruột... dẫn đến con vật bị tiêu chảy kéo dài, trong phân
có chất nhày (niêm dịch). Giardia ký sinh số lượng lớn trong ruột còn tiết ra độc tố
kích thích thần kinh, gây co thắt dạ dày, tá tràng làm cho con vật nôn mửa, đau dớn
và ỉa chảy với hội chứng rặn ỉa giống như hội chứng Amip gây ra. Do đó, người ta
nói Giardia gây ra bệnh lỵ (Phạm Sỹ Lăng, 2002).
Giardia intestinalis ký sinh chủ yếu ở ruột và tá tràng, chúng bám vào niêm
mạc và có thể luồn sâu xâm nhập vào tuyến ruột và lớp hạ niêm mạc gây gối loạn
tiêu hóa và hấp thu thức ăn của niêm mạc ruột. Mặt khác thể hoạt động sinh sản
nhanh, chúng cụm lại và bám chắc trên các nhung mao của ruột tạo ra những hàng
rào ngăn cách làm ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng và vitamin của
ruột, đặc biệt là vitamin A, D, E, K, B12, các acid béo và acid folic. Chúng còn tạo
độc tố gây hủy hoại bào tương của tế bào. Giardia intestinalis gây tổn thương niêm
mạc ruột, thành ruột nơi mà chúng cư trú tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập
vào tổ chức ruột tạo ra hiện tượng viêm ruột, nhiễm trùng thứ phát cấp và mãn tính.
Ngoài ra, Giardia intestinalis còn di chuyển đến gan, mật gây viêm (Phạm Văn
Thân, 2001).
Triệu chứng
Viêm ruột: Giardia intestinalis cư trú ở thành ruột, ống dẫn mật. Chúng
bám vào niêm mạc ruột nhờ các đĩa hút bụng gây nên những tổn thương và trên cơ

sở đó vi khuẩn gây bệnh đường ruột sinh sôi và phát triển gây viêm ruột.
Đầu tiên con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, nôn mửa liên tục, sau khi nôn hết ra thức
ăn và nước uống thì nôn ra nước dãi đặc quánh và dịch mật màu vàng, đôi khi còn
nôn ra cả máu do những cơn co thắt của dạ dày.

xxiii


( Word Converter - Unregistered )


Tiếp theo con vật tiêu chảy, trong phân có nhiều niêm mạc lầy nhày, có mùi
tanh khẳm. Bệnh nặng phân có lẫn máu màu nâu như bã cà phê do viêm xuất huyết
(do xuất huyết ở ruột non).
Một số ít trường hợp chó bị viêm túi mật do Giardia intestinalis di chuyển
lên gan và mật.
Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời con vật sẽ chết do
không ăn, mất nước, rối loạn điện giải. Tuy nhiên, một số con có sức đề kháng tốt
sẽ qua khỏi những cơn nguy kịch và chuyển thành mãn tính (Vương Đức Chất và Lê
Thị Tài, 2004).
Chẩn đoán
Chủ yếu là dùng phương pháp cận lâm sàng: xét nghiệm phân bằng phương
pháp phù nổi của Willis với dung dịch ZnSO4 bão hoà để tìm ra thể hoạt động và
thể bào nang trong phân (Vương Đức Chất, Lê Thị Tài, 2004).
Phòng bệnh
Phải dọn sạch nơi chó vừa phóng uế và xử lý phân của con vật.
Vệ sinh môi trường xung quanh, sát trùng thường xuyên.
Vệ sinh ăn uống và chỗ ở cho chó.
Định kỳ kiểm tra phân chó để sớm phát hiện mầm bệnh (Vương Đức Chất và
Lê Thị Tài, 2004).

Trị bệnh
Nguyên tắc chung: để hiệu quả điều trị cao và bệnh không trở thành mãn
tính thì phải điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng.
Ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Metronidazol: uống, 30 - 50 mg/kg thể trọng, 2lần/ngày, liên tục trong 5
ngày.
Alebrin: uống, liều 0,1g/ 20 - 3kg thể trọng, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 3
ngày.
Ngoài ra, ta cũng cần trợ sức cho thú bệnh bằng: tiêm truyền dung dịch
sinh lý ngọt, mặn, vitamin B1, C, K, Hématopan (Phạm Ngọc Thạch, 2006).

xxiv


( Word Converter - Unregistered )


2.2. Một số thuốc sử dụng trong thí nghiệm điều trị
2.2.1 Mộc hoa trắng
Tên khác Mức hoa trắng, thừng mực lá to, cây sừng châu
Tên khoa học: Holarrhena antidysenterica Wall.
Họ trúc đào (Apocynaceae).
Mô tả, phân bố
Mộc hoa trắng thuộc loại cây gỗ có thể cao tới hơn 10 m, vỏ thân màu nâu,
cành non có lông màu nâu đỏ. Lá mộc đối gần như không cuống, phiến lá nguyên
hình bầu dục. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả dài,
cong vào nhau, màu nâu chứa nhiều hạt nhỏ, đầu hạt có chùm lông, màu hung hung.
Cây mọc hoang ở các trung du và miền núi trên khắp đất nước ta.

Hình 2.6 Cây mộc hoa trắng


( />Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phần dùng của cây mộc hoa trắng là vỏ thân, cành và hạt. Vỏ thu hái vào
mùa thu, đông. Bóc lấy vỏ thân và cành già, rửa sạch, phơi khô. Hạt được thu hái
khi quả đã già, hái cả quả đem về tách lấy hạt rồi phơi khô.
Thành phần hóa học

xxv


×