Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ẢNH HƯỞNG của các TÍNH CHẤT hóa học đất, nước đến KHẢ NĂNG TÍCH lũy và tốc độ PHÓNG THÍCH đạm, lân TRONG đất đáy AO NUÔI artemiatại VĨNH CHÂU – sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

ĐỖ BÁ TÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÍNH CHẤT
HÓA HỌC ĐẤT, NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG THÍCH ĐẠM,
LÂN TRONG ĐẤT ĐÁY AO NUÔI Artemia TẠI
VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÍNH CHẤT
HÓA HỌC ĐẤT, NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG
TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG THÍCH ĐẠM,
LÂN TRONG ĐẤT ĐÁY AO NUÔI Artemia TẠI


VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Châu Minh Khôi

Sinh viên thực hiện:
Đỗ Bá Tân
MSSV: 3077493

Cần Thơ - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT ĐẾN KHẢ
NĂNG TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG THÍCH ĐẠM, LÂN TRONG ĐẤT
ĐÁY AO NUÔI ARTEMIA TẠI VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG”
là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên cứu
nào trước đây.

Tác giả Luận văn

ĐỖ BÁ TÂN

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐÁT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT ĐẾN KHẢ
NĂNG TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG ĐẠM, LÂN TRONG ĐẤT ĐÁY AO
NUÔI ARTEMIA TẠI VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG”

Do sinh viên ĐỖ BÁ TÂN thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

TS. CHÂU MINH KHÔI

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài :
“ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT ĐẾN KHẢ
NĂNG TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG ĐẠM, LÂN TRONG ĐẤT ĐÁY AO
NUÔI ARTEMIA TẠI VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG”

Do sinh viên ĐỖ BÁ TÂN thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ngày 25 tháng 01 năm 2011
Luận văn được đánh giá ở mức : -----------------------------------------------------------------Ý kiến Hội đồng : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2011

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
CHỦ NHIỆM KHOA

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

* PHẦN I: LÝ LỊCH
Họ và tên: ĐỖ BÁ TÂN
 Sinh ngày: 15 tháng 03 năm 1989, tại Cà Mau.
 Nguyên quán: Khóm 5, TT Thới Bình – Huyện Thới Bình – Tỉnh Cà Mau.
 Họ và tên Cha: ĐỖ MẠNH HÙNG
 Họ và tên Mẹ: PHẠM KIỀU XUÂN
* PHẦN II: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
 Năm 1995-2000: học Trường Tiểu học Thị Trấn Thới Bình.
 Năm 2000-2004: học Trường THCS Thị Trấn Thới Bình.
 Năm 2004-2007: học Trường THPT Thị Trấn Thới Bình.
 Năm 2007-2011: học Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Khoa Học Đất - Khóa 33 (2007-2011), Khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư Ngành Khoa Học Đất vào tháng 01/2011.

iv


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ và anh, chị em Tôi đã không ngại khó
khăn, gian khổ tiếp sức, lo lắng và động viên cho Tôi có ngày hôm nay.

Tôi xin ghi ơn Thầy Châu Minh Khôi đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh
thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành bài luận văn này. Chúc
Thầy sức khỏe và thành công.
Chân thành biết ơn Thầy Trần Bá Linh, cô Châu Thị Anh Thi là cố vấn học tập
của lớp Khoa học Đất - Khóa 33 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt khóa học. Chúc thầy cô nhiều niềm vui và sức khỏe.
Xin gởi lời biết ơn nhất đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học đất và quý
Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
tôi học tập tại Trường. Kính chúc quí thầy cô luôn được nhiều niềm vui và công tác tốt.
Tôi xin gởi lời biết ơn tới chị Lê Thị Thùy Dương, anh Lê Duy Linh và bạn
Phạm Hữu Trương đã giúp đỡ Tôi rất nhiều trong quá trính phân tích.
Tôi thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt nhất đến tất cả các bạn lớp Khoa Học
Đất Khóa 33, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào !!!

v


Đỗ Bá Tân, 2011. “Ảnh hưởng của các tính chất hóa học đất, nước đến khả năng tích
lũy và tốc độ phóng thích đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc
Trăng”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ.
TÓM LƯỢC

Đề tài: “Ảnh hưởng của các tính chất hóa học đất, nước đến khả năng tích lũy
và tốc độ phóng thích đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc
Trăng” được thực hiện với mục đích xác định khả năng tích lũy và tốc độ phóng thích
đạm, lân và khảo xác ảnh hưởng của các tính chất hóa học đất nước đến khả năng tích

lũy trong đất đáy ao nuôi Artemia ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng.
Thí nghiệm được tiến hành như sau: ủ 2 nhóm đất trong điều kiện yếm khí (gồm 10
mẫu đất): Nhóm A (gồm 5 mẫu và các mẫu có hàm lượng chất hữu cơ khoảng 4.5%),
Nhóm B (gồm 5 mẫu và các mẫu có hàm lượng chất hữu cơ khoảng 2.5%). Cả 2 nhóm
đất được ủ ở 3 nồng độ muối 20‰, 50‰ và 80‰ (với tỷ lệ 100g L-1 nước I.O) và được ủ
đến 14 ngày. Hút mẫu ủ ở các thời điểm 0, 7 và 14 ủ để phân tích các chỉ tiêu N- NH4+
và lân hòa tan trong nước.
Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng N-NH4+ hữu dụng tích lũy cao nhất ở 7
ngày ủ và hàm lượng lân hữu dụng tích lũy cao nhất ở 14 ngày ủ. Khả năng tích lũy NNH4+ trong đất đáy ao nuôi Artemia phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng
số trong đất (R2 = 0.774*), còn khả năng tích lũy lân thì hàm lượng chất hữu cơ (R2 =
0.590*) và hàm lượng lân hữu dụng trong đất (R2 = 0.665*), là hai yếu tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến khả năng tích lũy lân hữu dụng trong đất đáy ao nuôi Artemia.
Tốc độ phóng thích N-NH4+ cao nhất ở giai 0 - 7 ngày ủ và tốc độ phóng thích lân
cao nhất ở giai đoạn từ 7 – 14 ngày ủ. Tốc độ phóng thích N-NH4+ phụ thuộc chặt vào
hàm lượng chất hữu cơ trong đất (R2 = 0.797*) và không phụ thuộc vào EC trong đất
(R2 = 0.034*), còn tốc độ phóng thích lân thì không phụ thuộc vào các yếu tố hóa học
đất, nước.

vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN........................................................ iii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ..............................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ ..........................................................................................................v
TÓM LƯỢC ...........................................................................................................vi
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii

DANH SÁCH BIỂU BẢNG ....................................................................................x
DANH SÁCH BIỂU HÌNH.....................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... xii
MỞ ĐẤU ........................................................................................................................1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..............................................................................................3
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU............................................................3
1.2 SẢN XUẤT Artemia TẠI VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG ....................................4
1.3 ĐẤT MẶN VÀ ĐẤT SODIC.................................................................................5
1.3.1 Đất mặn (Salinization)......................................................................................5
1.3.2 Đất sodic ..........................................................................................................6
1.4 MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ PHÌ
TRONG ĐẤT.................................................................................................................7
1.4.1 pH trong đất .....................................................................................................7
1.4.2 EC trong đất .....................................................................................................7
1.4.3 Chất hữu cơ trong đất .......................................................................................8
1.4.4 Đạm trong đất ..................................................................................................9
1.4.5 Lân trong đất ..................................................................................................14
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................19
vii


2.1. PHƯƠNG TIỆN..................................................................................................19
2.2 PHƯƠNG PHÁP.................................................................................................19
2.2.1 Phương pháp thu mẫu.....................................................................................19
2.2.2 Phương pháp xác định khả năng tích lũy và tốc độ khoáng hóa đạm, lân trong
đất đáy ao nuôi Artmia ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng.....................................................20
2.2.3 Phương pháp phân tích ...................................................................................21
2.2.4 Xử lý kết quả..................................................................................................23
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..........................................................................................24
3.1 MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MẪU NƯỚC, ĐẤT THÍ NGHIỆM 24

3.1.1 Các tính chất hóa học của mẫu nước...............................................................24
3.1.2 Các tính chất hóa học của mẫu đất..................................................................26
3.2 KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VÀ TỐC ĐỘ PHÓNG THÍCH CÁC CHẤT DINH
DƯỠNG TRONG ĐẤT ĐÁY AO NUÔI Artemia.......................................................30
3.2.1 Khả năng tích lũy và tốc độ phóng thích đạm hữu dụng trong đất đáy ao nuôi
Artemia..........................................................................................................................30
3.2.1.1 Khả năng tích lũy đạm hữu dụng trong đất đáy ao nuôi Artemia .............30
3.2.1.2 Tốc độ phóng thích đạm hữu dụng trong đất đáy ao nuôi Artemia............31
3.3.1.3 Tương quan giữa tốc độ phóng thích N- NH4+ và các tính chất hóa học
trong môi trường ủ ...............................................................................................35
3.2.2 Khả năng tích lũy và tốc độ phóng thích lân hữu dụng trong đất đáy ao nuôi
Artemia..........................................................................................................................36
3.2.2.1 Khả năng tích lũy lân hữu dụng trong đất đáy ao nuôi Artemia ................36
3.3.2.2 Tốc độ phóng thích lân hữu dụng trong đất đáy ao nuôi Artemia..............37
3.3.2.3 Tương quan giữa tốc độ phóng thích lân và các tính chất hóa học trong
môi trường ủ ........................................................................................................40
3.3 KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TÍNH CHẤT HÓA HỌC
ĐẤT, NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY HÀM LƯỢNG DƯỠNG CHẤT
TRONG ĐẤT ĐÁY AO NUÔI ARTEMIA .................................................................42
viii


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .........................................................................................44
4.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................44
4.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................45
PHỤ CHƯƠNG

ix



DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phân tích một số tính chất hóa học trong mẫu nước ...........................24
Bảng 3.2: Kết quả phân tích một số tính chất hóa học trong mẫu đất đáy ao
nuôi Artemia..................................................................................................................26
Bảng 3.3: Tương quan giữa hàm lượng các tính chất hóa học trong đất đáy ao nuôi
Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng ...............................................................................28
Bảng 3.4: Tốc độ N- NH4+ hữu dụng phóng thích (mg NH4+ kg-1 ngày-1) ở
các thời điểm và nồng độ muối ủ khác nhau trong điều kiện ủ yếm khí của đất
Vĩnh Châu – Sóc Trăng..................................................................................................31
Bảng 3.5: Tốc độ lân hữu dụng phóng thích (mg P kg-1 ngày-1) ở các thời điểm và nồng
độ muối ủ khác nhau trong điều kiện ủ yếm khí của đất Vĩnh Châu – Sóc Trăng............37
Bảng 3.6: Tương quan hồi quy đơn biến giữa các tính chất hóa học đất, nước
và khả năng tích lũy đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artmia ở Vĩnh Châu
– Sóc Trăng ..................................................................................................................42

x


DANH SÁCH BIỂU HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu vùng có diện tích
nuôi Artmia lớn nhất ở ĐBSCL........................................................................................4
Hình 2.1: Cách lấy mẫu đất, nước ở ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng ..........20
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp xác định khả năng tích lũy và tốc độ phóng thích
hàm lượng đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng .............21
Hình 3.1: Tương quan giữa hàm lượng đạm tổng số và chất hữu cơ trong đất ................29
Hình 3.2: Hàm lượng N-NH4+ phóng thích tích lũy theo thời gian trong điều
kiện ủ yếm khí ở đất Vĩnh Châu – Sóc Trăng .................................................................30
Hình 3.3: Tốc độ phóng thích N-NH4+ hữu dụng (mg N- NH4+ kg-1 ngày-1) trong
giai đoạn từ 0 – 7 và từ 7 – 14 ngày ủ trong điều kiện yếm khí ở đất Vĩnh Châu – Sóc

Trăng.............................................................................................................................33
Hình 3.4: Tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tốc độ phóng thích N-NH4+
trong đất đáy ao nuôi Artemia ........................................................................................35
Hình 3.5: Tương quan giữa EC và tốc độ phóng thích N-NH4+ trong đất đáy ao
nuôi Artemia..................................................................................................................35
Hình 3.6: Hàm lượng lân phóng thích tích lũy theo thời gian trong điều kiện ủ
yếm khí ở đất Vĩnh Châu – Sóc Trăng ...........................................................................36
Hình 3.7: Tốc độ phóng thích lân hữu dụng ( mg P kg-1 ngày-1) trong giai đoạn từ 0 – 7
và từ 7 – 14 ngày ủ trong điều kiện yếm khí ở đất Vĩnh Châu – Sóc Trăng....................39
Hình 3.8: Tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và tốc độ phóng thích lân trong đất
đất đáy ao nuôi Artemia .................................................................................................40
Hình 3.9: Tương quan giữa EC (mS cm-1) trong mẫu đất ủ và tốc độ phóng thích lân
trong đất đất đáy ao nuôi Artemia ..................................................................................41

xi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long.

DIN: Đạm vô cơ hòa tan trong nước (mg L-1).
DRP: Lân vô cơ hòa tan trong nước (mg L-1).
%OM: hàm lượng chất hữu cơ trong đất (%).
COD: nhu cầu oxi hóa học (O2 mg L-1).
BOD5: nhu cầu oxi sinh học (O2 mg L-1).

xii



MỞ ĐẦU

Đất nhiễm mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm diện tích rất lớn
(khoảng 1 triệu ha), với sự thay đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây đã
làm cho mực nước biển dâng cao nên diện tích đất nhiễm mặn ngày càng được mở
rộng. Bên cạnh nghề nuôi trồng thủy sản phát triển rất lâu trên đất mặn thì nghề nuôi
Artemia được xem là một nghề còn mới và phát triển rất nhanh ở ĐBSCL trong
những năm gần đây. Ở ĐBSCL thì tỉnh Sóc Trăng được xem là một trong những
tỉnh có diện tích nuôi Artemia lớn (khoảng 400 ha) và phát triển với tốc độ rất
nhanh, để đạt được lợi nhuận cao nông dân thường thâm canh với mật độ cao, một
lượng lớn thức ăn được cung cấp vào ao nuôi làm suy giảm môi trường đất, nước
trong ao nuôi. Để cung cấp thức ăn cho Artemia nông dân thường bón phân vô cơ,
hữu cơ (như phân gà, phân heo,…) vào ao nuôi để tạo môi trường cho tảo phát triển.
Mặt khác, những chất này được khoáng hóa từ đất, đáy ao là nguồn dinh dưỡng quan
trọng giúp cho sự phát triển của tảo và ảnh hưởng đến năng suất trứng thu được. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy, đất đáy ao là một trong các nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng nước và năng suất ao nuôi (Munsiri và ctv., 1996; Hugues và
ctv., 2004). Vì các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, thức ăn thừa trong quá trình nuôi
có khuynh hướng tích lũy trong ao nuôi đưa đến chất lượng nước trong ao bị suy
giảm. Theo Yousoff và ctv (2003) một trong những vấn đề chính trong ao nuôi
Artemia và sự hiện diện các chất dinh dưỡng nồng độ cao, đặc biệt là lân hòa tan,
đạm hòa tan một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng hoa tảo, làm giảm chất
lượng nước ao nuôi. Đặc biệt là khi hàm lượng đạm (NH4+, NO3- ), trong nước tích
lũy cao gây nên hiện tượng phú dưỡng làm giảm chất lượng nước (Colt và
Armstrong., 1981).
Theo ghi nhân thực tế, trở ngại lớn nhất hiện nay của các nông hộ là Artemia
kém phát triển, tỉ lệ sống rất thấp và không thu được trứng trong các vụ nuôi.
Nguyên nhân của các hiện tượng này có thể do môi trường ao nuôi ô nhiễm, kỹ thuật

quản lý ao nuôi của nông dân chưa phù hợp. Vì thế, nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng
của các tính chất hóa học đất, nước đến khả năng tích lũy và tốc độ phóng thích
đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu – Sóc Trăng” để xác định
1


khả năng cung cấp, tích lũy hàm lượng đạm, lân trong đất và khảo sát sự ảnh hưởng
của hàm lượng chất hữu cơ và ảnh hưởng của các tính chất hóa học đất nước đến khả
năng tích lũy và tốc độ phóng thích đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh
Châu – Sóc Trăng.

2


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
Huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng là huyện giáp với biển Đông với diện
tích tự nhiên là 47.313,32 ha, bao gồm thị trấn Vĩnh Châu và 9 xã: Hòa Đông,
Khánh Hòa, Lạc Hòa, Vĩnh Phước, Vĩnh Hải,…
Huyện Vĩnh Châu là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Sóc Trăng có nhiều lợi
thế trong việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, tọa độ địa lý 9022’ đến
9024’ vĩ độ Bắc và 106005’ đến 106042’ kinh độ Đông. Phía Đông và phía Nam giáp
với biển Đông, phía Tây giáp với tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp với huyện Mỹ Xuyên
và huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Vĩnh Châu bị tách biệt tương đối về lãnh thổ với
các huyện khác trong tỉnh. Ngăn cách bởi sông Mỹ Thanh ở phía Bắc và tiếp giáp
trực tiếp với biển Đông nên thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động
sản xuất, đời sống của người dân.
Dân số huyện Vĩnh Châu là 149.752 người (Nam 73.554 người, Nữ 76.198

người) trong đó số người lao động trong độ tuổi lao động là 85.375 người (Nam
41.484 người, Nữ 43.891 người), (2005). Năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy hải
sản là 28.080 ha, trong đó chuyên tôm là 26.695 (sản lượng tôm 21.676 tấn), chuyên
Artemia là 400 ha và còn lại 985 là cua, cá khác. Diện tích lúa của Vĩnh Châu là
2.875 với năng xuất 30,67 tấn ha-1 (niêm giám thống kê huyện Vĩnh Châu năm
2005).

3


Hình 1.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu vùng có diện
tích nuôi Artmia lớn nhất ở ĐBSCL .

1.2 SẢN XUẤT Artemia TẠI VĨNH CHÂU – SÓC TRĂNG
Artemia được nuôi trên những ruộng muối truyền thống ở Vĩnh Châu- Sóc
Trăng trong nhiều năm qua nhưng không mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất
vì lý do giá cả. Từ Năm 1985 trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemia Đại học
Cần Thơ. Đã nghiên cứu và ứng dụng quy trình sản xuất Artemia. Đồng thời việc
nhân giống tôm từ các cơ sơ ươm tôm ở miền Trung Việt Nam từ 1988 đã tạo nên
một nhu cầu cao về trứng Artemia, điều đó kích thích sự quan tâm thử nghiệm sản
xuất Artemia ở vùng muối Vĩnh Châu này như là một sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất. Năm 1989 có thể được xem là điểm mốc của việc phát triển nghề nuôi Artemia
tại đây, nhưng do nhiều yếu tố, nhất là việc tiêu thụ, nên đến năm 1990 mới khởi đầu
thực sự (Brand., 1992).
Việc nghiên cứu ứng dụng được thực hiện có hệ thống và liên tục về nhiều mặt
sinh học, lý học, quản lý hệ thống canh tác, đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế, tính
bền vững của hệ thống sản xuất liên quan trong vùng. Việc tổng kết công trình
nghiên cứu để xây dựng công trình sản xuất hoàn chỉnh cho vùng đã được thực hiện
(Nguyễn Minh Quang., 1993).


4


Sản xuất Artemia trong vùng kéo dài trong mùa khô khoảng 6 tháng, từ giữa
tháng 12 đến tháng 5. Vào những năm 1990 chi phí đầu tư sản xuất Artemia là 813
USD ha-1 cho kiểu thâm canh và 543 USD ha-1 cho sản xuất kiểu bán thâm canh.
Đầu tư trung bình được tính ở mức 506 USD ha-1 năm 1991. Tuy nhiên đối với nông
dân mức này có thể thấp hơn, cũng theo tác giả việc thu thập số liệu, xử lý so sánh
chính xác hơn giữa dạng đơn canh và kết hợp sản xuất Artemia cho thấy chi phí sản
xuất dạng kết hợp của nông dân mức đầu tư khoảng 25 USD ha-1 vụ-1 (Brand., 1992).
Phân tích tương tác hiệu quả kinh tế giữa 2 mô hình đơn canh và kết hợp sản
xuất Artemia trên ruộng muối. Brand (1992) nhận thấy nếu giá muối thấp thì lợi
nhuận được tăng là nhờ sản xuất Artemia, giá muối cao thì lợi nhuận từ nuôi Artemia
ít hơn và canh tác ở diện tích nhỏ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.3 ĐẤT MẶN VÀ ĐẤT SODIC
1.3.1 Đất mặn (Salinization)
Sự mặn hóa là sự tích tụ các muối khoáng hòa tan trong đất. Ở nhiều vùng khô
cằn, các muối được tích tụ trong đất do sự mao dẫn muối từ nước ngầm mặn. Ở
những vùng đất ven biển dọc theo bờ biển, nơi mà đất bị ngập nước mặn, thì sự mặn
hóa là một quá trình thường xảy ra. (Võ Thị Gương., 2001).
Đất được xem là đất mặn nếu có chứa lượng muối hòa tan đủ lớn làm giảm sự
tăng trưởng của hầu hết các loại cây trồng. Đất ở những vùng khô hạn do lượng
nước mưa không đủ để rửa các cation base như Ca, Mg, K, Na và các dạng muối dễ
hòa tan như: NaCl, CaCl2, KCl và MgCl2 đưa đến đất bị mặn và kiềm, pH > 7. Đất
mặn thường liên kết với tính sodic, nghĩa là lượng Na rất cao trên phức hệ hấp thu
của đất, gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Gây xáo trộn và
mất cân đối về sự hấp thu nước, dưỡng chất và cả tính bất lợi về vật lý đất. Tuy
nhiên các trở ngại của đất mặn còn tùy thuộc vào loại cây trồng, cấu trúc đất, khả
năng giữ nước của đất và thành phần của muối. Vấn đề cần đặt ra là hiểu rõ các tính
chất bất lợi của đất mặn, đất mặn sodic để tác động biện pháp cải thiện, quản lý và

nhất là sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững (Võ Thị Gương., 2001). Sự mặn
hóa của đất do những chất thải lỏng, sự thấm lậu và sự bồi lắng từ ao nuôi (Flaherty
và ctv., 2000).

5


Đất mặn là loại đất thường gặp ở những vùng khô cằn. Khí hậu càng khô thì
tính mặn càng gia tăng. Đất mặn thường xuất hiện ở những vùng đất thấp ven biển
hoặc vùng đồng bằng và ngay cả những vùng nhiệt đới khí hậu ẩm ướt. Nguồn gốc
của các muối mặn thay đổi rất rộng lớn, vài trường hợp muối mặn có thể hiện diện
trong các đá mẹ hoặc được sản sinh ra từ kết quả của sự phong hóa các đá do mưa.
Các đất mặn như thế, thông thường sự hiện diện của các muối Sodium gây ra sự
phân tán của khoáng sét và tạo ra các tầng đất có độ phân tán và độ nén dẻ rất cao.
Yếu tố thông thường và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo thành của đất mặn là do sự
bốc thoát hơi của nước ngầm mặn ở những nơi mà sự chảy tràn không có hiện diện
hoặc rất ít. Cường độ của bốc thoát hơi nước của nước ngầm và quá trình tích tụ của
muối trong đất và trong nước gia tăng với độ tiếp xúc của mực nước ngầm và quá
trình tích tụ muối đạt được mức độ cao nhất ở những vùng có điều kiện khí hậu khô
cằn khi mực nước ngầm đạt được độ sâu < 2 hoặc 3 mét (Võ Thị Gương., 2001).
Tổng lượng bốc hơi ở những vùng khô cằn trong khoảng từ 1.500 đến 3.000
mm năm-1, do đó có khả năng vượt xa lượng nước mưa thực sự, mà đối với những
vùng này lượng mưa hầu như rất thấp. Hiện nay diện tích của các vùng đất mặn và
sodic đang gia tăng nhanh chóng từ khi các biện pháp tưới hiện đại được áp dụng,
đưa đến kết quả việc rửa đất và thoát nước không đầy đủ (Võ Thị Gương., 2001).
1.3.2 Đất sodic
Trong đất sodic, Na+ hấp thu thu trên bề mặt khoáng sét được trình bày như là
phần trăm của tổng khả năng trao đổi cation (Cation Exchange Capacity = CEC).
Đây là phần trăm sodium có thể trao đổi (Exchange Sodium Percentage = ESP).
Nhìn chung ESP=15 là ngưỡng đánh giá ảnh hưởng của sodic đối với cây trồng (Võ

Thị Gương., 2001).
Tỉ lệ hấp thụ Na+ so với cation Ca2+ và Mg2+ là trị số SAR (Sodium Adsorbtion
Ratio), SAR > 13 trong dung dịch đất được kết hợp với trị số ESP để đánh giá về sự
sodic hóa của đất.

6


1.4 MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ PHÌ TRONG
ĐẤT
1.4.1 pH trong đất
pH là một đại lượng đo lường trạng thái hóa học trong đất. Khái niệm về pH
được định nghĩa như sau (Sorensen., 1909):
pH=log(1/[H+]) = -log[H+]
và pH + p[OH-] = 14
Trong đó p[OH-] = -log[H+]. pH trong đất biến thiên trong khoảng từ 3 đến 11.
pH là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng, nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây trồng, vi sinh vật, vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu
dụng dưỡng chất trong đất, hiệu quả bón phân cũng phụ tuộc vào độ chua của đất.
Thật vậy, hầu hết các cây trồng phát triển tốt trong đất có pH biến thiêng từ 6.2
– 8.3. Đất có độ pH = 8.3 hay cao hơn thường có hàm lượng Na cao.
Sự thay đổi pH trong đất ngập nước
Theo thời gian cùng với quá trình khử tăng dần. pH cũng tăng dần trên đất
chua và pH cũng giảm dần trên đất kiềm đến khi pH đạt gần trung tính.
Ở đất chua, pH gia tăng khi đất ngập nước vì quá trình khử là quá trình tiêu thụ
ion H+.
Ở đất kiềm, sự giảm pH là do sự gia tăng nồng độ CO2 sau khi ngập, CO2 được
sản sinh do quá trình hô hấp của vi sinh vật. Trong môi trường nước, sự khuyết tán
CO2 rất chậm so với sự khuếch tán trong không khí do đó hàm lượng CO2 tích lũy
cao. pH càng giảm mạnh khi hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng cao.

Trên đất acid, tác dụng làm giảm pH không quan trọng so với tiến trình khử do
đó kết quả là pH tăng sau khi ngập nước.
1.4.2 EC trong đất
EC là chỉ tiêu xác định độ mặn trong đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp nồng
độ muối hòa tan trong đất. Không chỉ có đất mặn mới có hàm lượng muối cao mà
trong đất phèn do tác động của các acid vào khoáng sét, nồng độ muối trong đất có
thể gây độc cho cây trồng.
7


Trị số EC có thể được đánh giá tùy theo sự mẫn cảm của cây trồng đối với độ
mặn.
Sự thay đổi EC trên đất ngập nước
Kết quả nghiên cứu sự thay đổi EC trên đất ngập nước cho thấy EC có khuynh
hướng gia tăng đạt đến đỉnh cao và sau đó giảm dần cho đến một chỉ số nhất định.
Sự gia tăng EC khi đất ngập nước là do sự gia tăng nồng độ của các chất khử.
Trên đất kiềm sự hòa tan carbonat bởi H2CO3 và các acid hữu cơ cũng làm tăng EC.
Sự giảm EC sau khi đạt đến đỉnh cao là do sự kết tủa Fe2+ thành Fe(OH)2 và của
Mn2+ thành Mn(OH)2. Ở đất phèn sự giảm EC sau khi đạt đến đỉnh cao là do sự
giảm nồng độ CO2 do hoạt động của vi sinh vật giảm dần đến ổn định
EC vượt quá giá trị 4 mS cm-1 đa số các cây trồng bị ảnh hưởng. Trên đất phèn
EC tăng cao khi ngập nước có thể đạt đến 3 mS cm-1.
1.4.3 Chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ là kết quả của quá trình phân hủy xác bả động thực vật. Hầu hết
đất sản xuất nông nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ biến thiêng từ 5-10%. Chất hữu
cơ biến thiêng trong một vài loại đất đặc biệt được định nghĩa chính bởi địa chất và
khí hậu.
Chất hữu cơ như là một kho dinh dưỡng của cây trồng, nó có khả năng giữ các
cation và nước rất tốt (Harris., 2003).
Phần trăm chất hữu cơ trong đất được đo lường từ xác bả động thực vật trong

đất, màu của đất thay đổi theo hàm lượng chất hữu cơ. Đất có màu tối thì hàm lượng
chất hữu cơ cao (Bubbock., 2001)
Theo É.Steban Herrate, (1999) cho rằng % chất hữu cơ có thể ước lượng hàm
lượng Nitrogen trong đất đây là phương pháp độc lập và luôn luôn phụ thuộc vào đo
lường độ hữu dụng của N. Thành phần hữu cơ liên quan đến sự khoáng hóa đạm.
Mặc dù đất có chứa hàng ngàn kg N trong mỗi ha, chỉ có 1 - 3% chất hữu cơ
được khoáng hóa và trở nên hữu dụng cho cây trồng. Chất hữu cơ có chứa thành
phần phân hủy nhanh đóng vai trò quan trọng trong động thái dưỡng chất đất và
những thành phần khó được phân hủy (Janzen et al., 1992). Thành phần dễ phân hủy
của chất hữu cơ hơn là tổng số chất hữu cơ.
8


Thành phần chất hữu cơ hòa tan trong nước được xem là thành phần hoạt động
nhất của chất hữu cơ. Đây cũng là nguồn thức ăn quan trọng của vi sinh vật đất.
Thành phần chất hữu cơ nhẹ được tách ra theo phương pháp tỷ trọng riêng,
phần được xem là thành phần dễ phân hủy nhất. Thành phần này có tương quan chặt
chẽ với sự khoáng chất hữu cơ hay sự hô hấp trong đất (Biederbeck et al., 1994).
Mặt khác chất hữu cơ dễ phân hủy có tỷ lệ C:N tương đối cao đưa đến kết quả là bất
động đạm vừa được khoáng hóa. Bằng phương pháp ủ đất háo khí để xác định tiềm
năng khoáng hóa N trong đất thì thành phần dễ phân hủy của chất hữu cơ góp phần
từ 2-13% tiềm năng khoáng hóa đạm của đất (Boone., 1994).
Thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy được xác định như thành phần chất hữu
cơ có tỷ trọng nhẹ. Sinh khối C của vi sinh vật và C hòa tan trong nước có tương
quan một cách có ý nghĩa với hàm lượng C hữu cơ. Như vậy hàm lượng chất hữu cơ
dễ phân hủy (Haynes., 1999). Sự tương quan thuận giữa hàm lượng C và N trong
thành phần chất hữu cơ nhẹ (Light fraction) và sự khoáng hóa N trong đất với các
nguồn cung cấp chất hữu cơ khác nhau (Janzen., 1987 và Christensen., 1992).
1.4.4 Đạm trong đất
Đạm là dưỡng tố chính có vai trò quan trọng trong đời sống của thực vật và con

người. Khí Nitơ (N2) chiếm vào khoảng 78% dung tích không khí trên trái đất, nó là
nguồn cung cấp đạm chủ yếu cho cây trồng. Ở điều kiện bình thường cây không trực
tiếp sử dụng đạm dạng N2, chúng phải được chuyển biến sang dạng vô cơ thì cây
trồng mới sử dụng được, sự chuyển biến đó theo một số cách sau:
Sự cố định đạm do vi sinh vật Rhizobium và các sinh vật khác sống cộng sinh
trên rễ nhà họ đậu và những cây không phải họ đậu,…
Sự cố định đạm do các vi sinh vật sống tự do trong đất có thể ở một số sinh vật
sống trên lá của một số cây trồng nhiệt đới.
Sự tổng hợp đạm NH4+, NO3-, và CN22- trong các tiến trình công nghiệp trong
các nhà máy sản xuất phân bón.
Sự chuyển hóa đạm xảy ra không ngừng trong tự nhiên, nhờ đó cây trồng sống,
phát triển và cho năng suất.
Các dạng đạm trong đất: Đạm trong thường có hai dạng chính vô cơ và hữu cơ.
9


Đạm hữu cơ: Chất hữu cơ trong đất chủ yếu chứa đạm dạng amino acid từ 2040% các hợp chất dị vòng (acid nucleic) chiếm khoảng 5% và purin, pirimidin cơ
bản chiếm ít hơn 1% đạm trong lớp đất mặt. Quá trình khoáng hóa đạm hữu cơ
thành NH4+ là tiến trình chính trong đất ngập nước, quá trình này chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố môi trường và các đặc tính lý hóa của đất (De Datta., 1987).
Đạm vô cơ: N vô cơ trong đất có các dạng sau NH4+, NH3-, NO22-, N2O, NO2,
NO, trong đó dạng ion được tìm thấy trong dung dịch đất ở các dạng sau:
NH4+ trao đổi: là dạng NH4+ hòa tan trong nước hoặc được hấp thụ trên phức hệ
trao đổi và trên bề mặt khoáng sét nên tránh cho đạm bị mất đi khỏi đất do rửa trôi
hay bay hơi.
NH4+ hòa tan trong dung dịch đất dễ dàng được cây trồng hấp thụ và luôn cân
bằng với NH4+ trao đổi (De Datta., 1987).
NH4+ cố định dạng NH4+ được giữ giữa các cấu trúc của mạng lưới khoáng sét
silicate. Nó không hòa tan trong nước cũng không trao đổi một cách dễ dàng. Hiện
tượng cầm giữ xảy ra mạnh mẽ khi đất từ trạng thái ướt chuyển sang khô.

Dạng đạm NO3-: được tìm thấy dạng ion khuyết tán tự do trong đất và ion NO3được keo dương của đất hấp thụ rất ít hầu như không đáng kể do đó khả năng mất
đạm dạng NO3- lớn hơn rất nhiều so với dạng đạm NH4+.
Sự khoáng hóa đạm trong đất
Kết quả nghiên cứu bằng kĩ thuật đồng vị phóng xạ cho thấy chỉ 2-3% chất đạm
bất động được khoáng hóa hằng năm.
Sự khoáng hóa chất hữu cơ chủ yếu qua ba bước phản ứng amine hóa,
amonium hóa và nitrat hóa. Hai bước đầu chịu tác động của các vi sinh vật dị dưỡng
và bước 3 là các sinh vật tự dưỡng trong đất. Vi sinh vật dị dưỡng chất hữu cơ làm
nguồn cung cấp năng lượng, còn vi sinh vật tự dưỡng cần nguồn năng lượng từ sự
oxi hóa các muối vô cơ và C từ CO2 không khí xung quanh.
Sự amine hóa: Quần thể vi sinh vật dị dưỡng trong đất bao gồm nhiều nhóm vi
khuẩn và nấm. Mỗi nhóm đáp ứng một hoặc nhiều bước trong phản ứng phân hủy
chất hữu cơ. Các sản phẩm cuối cùng cho sự hoạt động của một nhóm là nguồn
nguyên liệu cho phản ứng tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi chất hữu cơ hoàn toàn
10


bị phân hủy. Một trong những giai đoạn của sự phân hủy đạm là sự phân hủy protein
giải phóng các amino acid. Bước này gọi là amine hóa với sự tham gia của các vi
sinh vật dị dưỡng.
Protein VSV R – NH2 + năng lượng + sản phẩm khác
Sự amonium hóa: Trong đất vi sinh vật sử dụng N như là nguồn nguyên liệu để
phát triển sinh khối của chúng (Jason và Presson., 1982). Sự phân hủy các protein.
Amino acid thành NH4+ của vi sinh vật gọi là tiến trình amonium hóa. Tiến trình
này xảy ra trong hai điều kiện yếm khí và háo khí (Jonis và ctv., 1996).
Theo Brandy (1984) tiến trình amonium xảy ra như sau:
R – NH2 + H-OH Enzyme R-OH +NH3 +E
2NH3 + H2CO3 Hidrolysis (NH4)2CO3 → 2NH4+ + CO32Các nghiên cứu cho thấy có nhiều loài vi sinh vật tham gia trong tiến trình
amonium hóa như: Pseudomonas, Bacillus, Clotridium, Seratia, Mocrococus,
Corynebacterium, Saccinia, Archonobacter (Giáo trình vi sinh đại cương, 1996).

Amonium được phóng thích có thể được hấp thụ, vi sinh vật dị dưỡng sử dụng
để phân hủy chất hữu cơ, bị cố định trong các khoáng sét.
Sự nitric hóa: quá trình gồm 2 bước, trước tiên đạm NH4+ bị biến đổi thành dạng
NO22 NH4+ +3O2 → 2 NO2- + 2H2O + 4H+
Phản ứng được xúc tiến bởi các vi sinh vật tự dưỡng là Nitrosomonas,
Nitrisolobus, Nitrosospira. Một số các vi sinh vật dị dưỡng gồm nấm, vi khuẩn, xạ
khuẩn thể tham gia vào phản ứng này, nhưng hoạt động của Nitrosmonas là quan
trọng nhất. Ngoài NH4+ các amine amid, hidroxylamin và một số chất đạm khác
cũng bị oxid hóa thành NO2-.
Sự biến đổi NO2- thành NO3- được tiếp ngay theo phản ứng trên, ngăn cản sự
tích lũy NO2-, ion này độc cho cây nếu hiện diện trong đất với nồng độ cao.
2NO2- + O2 → 2 NO3Nitrobacter là vi sinh vật tự dưỡng quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển này,
một vài sinh vật dị dưỡng mà chủ yếu là nấm cũng tham gia tiến trình trên.
11


×