Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN hữu cơ và PHÂN n đến TÍNH CHẤT hóa học đất và NĂNG SUẤT gấc TRỒNG TRÊN đất PHÙ SA tại BÌNH tân –VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.1 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HOC ĐẤT

TRẦN CẨM THÙY

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN N
ĐẾN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT VÀ NĂNG
SUẤT GẤC TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA
TẠI BÌNH TÂN – VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HOC ĐẤT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN N
ĐẾN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT VÀ NĂNG
SUẤT GẤC TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA


TẠI BÌNH TÂN – VĨNH LONG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ks Phạm Nguyễn Minh Trung

Trần Cẩm Thùy

Gs.Ts Võ Thị Gương

MSSV: 3077498
LỚP: KHĐ33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hưởng của
phân hữu cơ và phân N đến tính chất hóa học đất và năng suất Gấc trồng trên
đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long”.
Sinh viên thực hiện: Trần Cẩm Thùy, MSSV: 3077498, lớp Khoa Học Đất Khóa 33.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: .............................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Phạm Nguyễn Minh Trung
Võ Thị Gương


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân N đến tính chất hóa học đất và
năng suất Gấc trồng trên đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long”.
Do sinh viênTrần Cẩm Thùy, lớp Khoa Học Đất K33 thực hiện
Ý kiến đánh giá của giáo viên phản biện:......................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2011
Giáo viên phản biện


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất đã chấp thuận báo
cáo đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân N đến tính chất hóa học đất và
năng suất Gấc trồng trên đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long”
Do sinh viên Trần Cẩm Thùy, MSSV: 3077498, lớp Khoa Học Đất K33 báo cáo
trước Hội đồng.
Ngày … tháng … năm 2011
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ...............................................
Nhận xét của Hội đồng: ................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2011
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước
đây.

Tác giả luận văn

Trần Cẩm Thùy


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Trần Cẩm Thùy
Ngày sinh: 23/09/1987
Nguyên quán : Tân Tiến – Đầm Dơi – Cà Mau
Họ và tên cha : Trần Trung Dũng
Họ và tên mẹ : Lê Hồng Cẩm
Nguyên quán : Tân Tiến – Đầm Dơi – Cà Mau
Năm 2006 : tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Đầm Dơi, Cà Mau.
Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, học chuyên ngành Khoa Học Đất khoá 33 (2007-2011) thuộc khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng - trường Đại Học Cần Thơ. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2011.


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và tiến hành đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em đến nay
đã hoàn thành. Đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn
đến:
Cô Võ Thị Gương và anh Phạm Nguyễn Minh Trung trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chị Võ Thị Thu Trân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình phân tích ở

phòng thí nghiệm, để em có thể hoàn thành tốt số liệu của đề tài.
Bạn Nguyễn Thị Phương Thảo và tất cả các bạn Khoa Học Đất-33 đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin kính lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô cùng các anh chị trong phòng
phân tích – Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD – ĐHCT đã
giúp em trong thời gian thực hiện đề tài.
Sự giúp đỡ, động viên của chị Trịnh Kiều Nhiên và người thân.
Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2011

Trần Cẩm Thùy


MỤC LỤC
Trang
XÉT DUYỆT LUẬN VĂN ......................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
LỊCH SỬ CÁ NHÂN ................................................................................................. v
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... vi
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. x
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ xi
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1.1 CHẤT HỮU CƠ ................................................................................................. 2
1.1.1 Khái niệm chất hữu cơ ........................................................................................ 2
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất ........................................................................ 3
1.1.3 Vai trò của chất hữu cơ ....................................................................................... 4

1.2 PHÂN HỮU CƠ................................................................................................... 8
1.2.1 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện vật lý đất ........................................... 9
1.2.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện hóa học đất....................................... 10
1.2.3 Phân hữu cơ ảnh hưởng tới vi sinh vật đất ....................................................... 12
1.2.4 Hiệu quả của phân hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng ..................................... 12
1.2.5 Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ ............................................................. 13
1.3 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG....................................................................................................................... 14
1.3.1 Đất phù sa......................................................................................................... 14
1.3.2 Đất phù sa hệ thống song Cửu Long ................................................................. 14
1.3.3 Điều kiện và quá trình hình thành ..................................................................... 15
1.3.4 Phân bố............................................................................................................. 15


1.3.5 Đặc tính của đất phù sa ..................................................................................... 16
1.4 CÂY GẤC .......................................................................................................... 16
1.4.1 Hình thái thực vật ............................................................................................. 16
1.4.2 Phân bố............................................................................................................. 17
1.4.3 Điều kiện sống.................................................................................................. 17
1.4.4 Canh tác Gấc .................................................................................................... 17
1.4.5 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của dầu Gấc ................................................. 18
1.4.6 Tác dụng dược lý của dầu Gấc.......................................................................... 20
CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 21
2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 21
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26
3.1 ĐẶC TÍNH ĐẤT PHÙ SA TẠI BÌNH TÂN – VĨNH LONG........................... 26
3.2 HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VÀ PHÂN N TRONG CẢI THIỆN TÍNH
CHẤT HÓA HỌC CỦA ĐẤT................................................................................. 27
3.2.1 pH đất............................................................................................................... 27

3.2.2 Chất hữu cơ trong đất ....................................................................................... 28
3.2.3 P hữu dụng trong đất......................................................................................... 29
3.2.4 NH4+_N ở trong đất .......................................................................................... 30
3.2.5 NO3-_N ở trong đất ........................................................................................... 32
3.2.6 Đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất ................................................................... 34
3.2.7 Cation K+ trao đổi và CEC trong đất ................................................................. 36
3.3 Hiệu quả của phân hữu cơ và phân N trên năng suất Gấc .................................... 37
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 38
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 38
4.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 39
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 44


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến pH đất theo thời gian sau khi
trồng

27

2


Ảnh hưởng phân hữu cơ đến chất hữu cơ đất theo thời gian sau
khi trồng

28

3

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến P hữu dụng trong đất theo thời gian

29

sau khi trồng
4

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến NH4+ trong đất theo thời gian sau

30

khi trồng
5

Ảnh hưởng phân N đến NH4+ trong đất theo thời gian sau khi
trồng

31

6

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến NO3- trong đất theo thời gian sau


32

khi trồng
7

Ảnh hưởng phân N đến NO3- trong đất theo thời gian sau khi
trồng

33

8

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến N labile trong đất theo thời gian sau khi

34

trồng
9

Ảnh hưởng phân N đến N labile trong đất theo thời gian sau khi
trồng

35


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Tên bảng

Trang

1

Thành phần carotenoid có trong dầu Gấc

18

2

Thành phần các loại acid béo có trong dầu Gấc

19

3

Giá trị dinh dưỡng trong 5 ml dầu Gấc

19

4

Các chỉ tiêu hoá học đất đầu vụ

26

5


Ảnh hưởng phân hữu cơ đến cation K+ trao đổi và CEC trong đất

39

1 tháng sau khi trồng


Trần Cẩm Thùy, 2011 “Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân N đến tính chất hóa
học đất và năng suất Gấc trồng trên đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long”. Luận
văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ks Phạm Nguyễn Minh Trung
Gs.Ts Võ Thị Gương

_______________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Đất phù sa là loại đất mới được bồi tụ hàng năm và có độ phì tự nhiên cao thích hợp
với nhiều loại cây trồng, cho năng suất tốt và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, với tình
hình canh tác thâm canh tăng vụ liên tục qua nhiều năm như hiện nay, nếu không có
biện pháp cải tạo cung cấp trả lại cho đất một hàm lượng chất dinh dưỡng thích hợp,
thì đất sẽ có nguy cơ bị suy thoái và làm giảm năng suất của cây trồng. Vì vậy, đề
tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ, phân N đến
tính chất hóa học và ảnh hưởng đến năng suất gấc trên đất phù sa tại Bình Tân –
Vĩnh Long.
Đề tài được thực hiện tại ấp Thành Nhân – xã Thành Lợi – huyện Bình Tân – Vĩnh
Long từ tháng 09/2009 đến 05/2010 được trồng gấc với giống Gấc OM3, giống Gấc
chọn bằng cách chiết cành. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên
một nhân tố với 5 nghiệm thức ((0SC + 50g N/cây ), ( 5SC + 50g N/cây ), ( 5SC +
80g N/cây), ( 10SC + 50g N/cây ), ( 5SC + 120g N/cây )) và 4 lần lặp lại. Các chỉ
tiêu phân tích: pH đất , chất hữu cơ, P hữu dụng, N_ NH4+, N_ NO3-, Nlabile , CEC,
K+ được phân tích để đánh giá tác động của phân hữu cơ và phân N lên đặc tính hóa

học đất. Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân N cũng được đánh giá thông qua
năng suất Gấc đem thí nghiệm.
Kết quả thí nghiện cho thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ từ 5-10 kgSC và bón
50gN/cây có hiệu quả nhất trong việc cải thiện pH đất, lượng chất hữu cơ trong đất,
N hữu dụng so với nghiệm thức không có bón phân hữu cơ. Bón 10kgSC giúp tăng
K trao đổi và CEC ở trong đất. Tuy nhiên tăng lượng N đến 80g và 120g thì không
thấy ảnh hưởng đến việc cải thiện độ phì nhiêu đất. Bón phân hữu cơ qua một vụ
chưa giúp tăng năng suất Gấc. Hiệu quả năng suất Gấc cao nhất ở nghiệm thức 5


kgSC+50gN/cây trên đất phù sa tại Bình Tân-Vĩnh Long. Do đó, cần phải có thời
gian dài hạn hơn để thấy rõ hiệu quả của phân hữu cơ cải thiện tính chất hóa học đất
và năng suất trái Gấc



MỞ ĐẦU
Đất phù sa là loại đất mới được bồi tụ hàng năm và có độ phì tự nhiên cao
thích hợp với nhiều loại cây trồng, cho năng suất tốt và giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên, với tình hình canh tác thâm canh tăng vụ liên tục qua nhiều năm như hiện
nay, nếu không có biện pháp cải tạo cung cấp trả lại cho đất một hàm lượng chất
dinh dưỡng thích hợp, thì đất sẽ có nguy cơ bị suy thoái và làm giảm năng suất của
cây trồng. Do đó, bón phân hữu cơ được xem là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả tốt
trong duy trì độ phì nhiêu đất, ổn định năng suất cây trồng, giúp gia tăng hoạt động
của vi sinh vật, cải thiện tính chất vật lý, hóa học đất và góp phần quan trọng trong
việc phát triển nông nghiệp bền vững (Giller và ctv., 1997). Vì thế hướng lâu dài và
ổn định trong cải thiện đất, giúp tăng năng suất cây trồng bền vững là tăng cường
hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Phân hữu cơ được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ
như dư thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, các phế phẩm công nghiệp, nông
nghiệp,… chẳng những ít tốn kém mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm gây ô

nhiễm môi trường.
Gấc (Momordica cochinchinensis (lour) Spreng) là loại cây có giá trị cao về
y học, giàu chất dinh dưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao. Gấc là loại cây dễ trồng,
mọc khỏe, ít sâu bệnh, không cần nhiều phân bón, nếu được chăm sóc chu đáo có
thể sống và cho quả từ 10-15 năm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2003). Ngoài ra, dầu Gấc
được chiết xuất từ quả Gấc có hàm lượng  - carotene và lycopene rất cao (P.
Bonnet và Bùi Đình Sang, 1942). Chất  - carotene, lycopene và các hợp chất khác
có trong quả Gấc như vitamin E có tác dụng vô hiệu hóa 75% chất gây ung thư,
chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ
em. Chế phẩm dầu Gấc có ích cho những người đã tiếp xúc với các tia xạ độc hại,
với các hóa chất và những người bị viêm gan virus B có nguy cơ bị ung thư gan (Đỗ
Huy Bích và ctv., 2003).
Tuy nhiên hiện nay Gấc vẫn chưa được nhiều người biết đến và ứng dụng rộng
rãi vào trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào để gấc được phổ biến và
nhân rộng ra ở nhiều nơi trên nhiều loại đất khác nhau. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng
của phân hữu cơ và phân N đến tính chất hóa học đất và năng suất Gấc trồng
trên đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu đánh
giá hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ màu mỡ của đất và năng suất trái
Gấc trồng trên đất phù sa tại Bình Tân – Vĩnh Long.


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Chất hữu cơ
1.1.1 Khái niệm chất hữu cơ
Chất hữu cơ (CHC) trong đất được xem là nguồn quan trọng đặc biệt có ý
nghĩa đối với độ phì nhiêu đất và liên quan đến rất nhiều tính chất khác của đất.
Chất hữu cơ trong đất là nguồn cung cấp và cũng là nơi lưu trữ dinh dưỡng trong
đất. Chất hữu cơ có khả năng hấp phụ ion, tạo phức và liên kết hoá học với khoáng

chất nên có khả năng trao đổi ion, quan trọng trong điều kiện đất có thành phần sét
phong hóa trong đất nhiệt đới. Những nghiên cứu gần đây về chất hữu cơ trong đất
đã chú trọng đến thành phần của chất hữu cơ như các xác bã chưa phân hủy, thành
phần dễ phân hủy, chậm phân hủy và rất khó phân hủy.Trên tầng đất mặt của tất cả
các loại đất, chất hữu cơ trong đất chứa trên 90% N và S tổng số, trên 75% P tổng
số (Stevenson, 1994).
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa
từ đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ
và là nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất. Số lượng và đặc tính của chất
hữu cơ quyết định nhiều đến tính chất hóa, lý và sinh học đất (Nguyễn Thế Đặng,
Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Theo Võ Thị Gương (2004) CHC được định nghĩa bao gồm một phần vật
chất được phân hủy, vi sinh vật, động vật nhỏ tham gia vào tiến trình phân hủy và
các sản phẩm phụ.
Chất hữu cơ của đất được xem là các vật chất hữu cơ được hình thành trong
quá trình chuyển hoá các vật liệu hữu cơ sau khi xâm nhập vào đất. Chất hữu cơ là
thành phần đặc trưng tạo nên sự khác biệt đất với mẫu chất và là thành phần quan
trọng tạo nên độ phì của đất. Lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định đến
nhiều tính chất hóa lý và sinh học đất (Dương Minh Viễn, 2007).


Chất hữu cơ có thành phần phức tạp và có thể chia làm hai phần: chất hữu cơ
chưa bị phân giải và chất hữu cơ đã phân giải. Chất hữu cơ chưa bị phân giải gồm
các thải thực vật như rễ cây, lá cây, cỏ, phần còn lại sau thu hoạch; xác động vật và
vi sinh vật. Chất hữu cơ đã phân giải gồm những chất hữu cơ ngoài mùn (chiếm tỉ lệ
thấp) và những hợp chất hữu cơ ngoài mùn (chiếm tỉ lệ cao).
Theo Brady (1974) trích dẫn từ Trần Nguyễn Thanh Tâm (2007), thành phần
chung của chất hữu cơ bao gồm: Carbohydrates như đường đơn, tinh bột, cellulose,
là những hợp chất hữu cơ quan trọng nhất trong cây. Lignin là hợp chất phức tạp
với cấu trúc vòng thơm được tìm thấy trong mô cây đặc biệt là mô gỗ, chúng rất

khó bị phân hủy. Chất béo và dầu có cấu trúc phức tạp hơn carbohydrates, nhưng ít
phức tạp hơn so với lignin. Thành phần protein gồm có C, H, O, N và một lượng
nhỏ các nguyên tố cần thiết như S, Mg, Cu, Fe. Protein là nguồn cơ bản của những
nguyên tố cần thiết này.

1.1.2 Nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất
Theo Thái Công Tụng (1971), nguồn gốc nguyên thủy của chất hữu cơ trong
đất là từ mô thực vật. Ngoài ra động vật cũng là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho
đất. Chất chữu cơ được bổ sung vào đất từ các nguồn sau đây:
Xác thực vật (hay tàn tích vi sinh vật): đây là nguồn chủ yếu. Sinh vật đã hút
thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại những tàn tích hữu cơ
cho đất. Trong xác sinh vật có tới 4/5 là thực vật. Hằng năm, đất được bổ sung chất
hữu cơ từ thực vật khoảng 5-15 tấn thân, lá, rễ/ha. Tùy theo thảm thực vật khác
nhau mà số lượng và chất lượng chất hữu cơ được bổ sung cũng khác nhau. Nếu là
cây gỗ thì cành lá rụng sẽ tạo một lớp thảm mục và khi bị phân giải sẽ làm đất dễ bị
chua. Còn cây hòa thảo thì lượng thân, lá, rễ để lại khá hơn và cho chất lượng chất
hữu cơ tốt hơn (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng. 1999). Ngoài ra, xác bã
động vật và sinh vật chỉ được xem là nguồn hữu cơ thứ cấp cung cấp cho đất, mặc
dù khối lượng không lớn nhưng chất lượng tốt.
Chuyển hóa chất hữu cơ thành các dạng khác: Theo kết quả nghiên cứu của
Dương Minh Viễn (2003) chỉ ra rằng, hầu như tất cả chất hữu cơ vào đất đều bị xử
lý bởi vi sinh vật và động vật sống trong đất, sản phẩm cuối cùng là các hợp chất vô


cơ. Tuy nhiên trong quá trình chuyển hóa hình thành nên rất nhều các sản phẩm hữu
cơ bền và phức tạp khác. Phân hữu cơ do con người bón vào đất là nguồn hữu cơ
đáng kể. Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón tới 80 tấn hữu cơ/ha. Nguồn
phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng, phân xanh, phân rơm rác, bún ao…

1.1.3 Vai trò của chất hữu cơ trong đất

Chất hữu cơ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các quá trình
lý, hóa, sinh học đất.

 Về lý học đất
Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý của đất. Một trong
những ảnh hưởng quan trọng là hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất
(Cochrane và Aylmore, 1994; Thomas và ctv., 1996).
Chất hữu cơ liên kết các hạt đất thành một tập hợp, làm tăng cấu trúc và độ
xốp của đất, là những đặc tính quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của rễ, trao
đổi khí, sự giữ nước và di chuyển của nước trong đất. Khi hàm lượng chất hữu cơ
trong đất cao giúp gia tăng mật số cũng như đa dạng quần thể vi sinh vật đất. Đặc
biệt khi quần thể nấm gia tăng, các sợi nấm sẽ liên kết các hạt đất lại với nhau, cải
thiện độ bền của đoàn lạp, giúp đất có cấu trúc tốt hơn. Hiệu quả của chất hữu cơ
lên tính chất vật lý quan trọng khác là độ hữu dụng của nước (Võ Thị Gương & et
al, 2008).
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Ren (1998) đã cho thấy, thông qua hoạt
động của vi sinh vật chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn, mùn có khả năng kiên
kết những hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, tăng độ xốp, đất
dễ cày bừa, giữ phân và giữ nước tốt hơn. Khi bón phân hữu cơ một cách có hệ
thống sẽ cải thiện những tính chất lý – hóa cũng như sinh học, chế độ nước, chế độ
nhiệt của đất (Lê Văn Khoa và ctv., 1996). Đất có cấu trúc làm cho đất thoáng khí
và điều hòa nhiệt độ đất, do đó giúp rễ cây trồng phát triển, trao đổi khí được tốt
hơn (Hamblin, 1985), đồng thời giảm dung trọng và lực cản của đất (Sparovek và
ctv., 1999; Carter, 2002). Ngược lại, sự suy giảm chất hữu cơ trong đất đưa đến
giảm độ xốp đất và tăng dung trọng đất (Tisdall và Oades, 1982).


Chất hữu cơ còn có khả năng làm tăng độ hữu dụng của nước, tốc độ thấm
nước cũng cao hơn, do đó hạn chế sự mất nước qua chảy tràn; giúp cây trồng hấp
thu nước và dinh dưỡng tốt hơn. Chất hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong

đất làm cho nước ngầm sâu trong đất được tốt hơn, khả năng giữ nước cao hơn, việc
bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới, ngoài ra chất hữu cơ có
tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh xói mòn (Ngô Ngọc
Hưng và ctv., 2004).
Phế phẩm của mùa vụ trước để lại trên bề mặt đất và sự mùn hóa của những
vật liệu này xảy ra sau đó có tác dụng to lớn lên tính chất vật lí đất, làm giảm khả
năng bị xói mòn, cải thiện đất như một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
cây như giảm nhiệt độ, sự rắn chắc và nén dẽ của đất (Cassel và Lal,1992). Kết quả
là cấu trúc của tế khổng được bền vững, hoạt động của vi sinh vật mạnh hơn, sự
thấm nước nhanh hơn, giảm sự chảy tràn và mất đất, tác động này có ý nghĩa to lớn
đối với những vùng đất dốc (Coughlan, 1994). Bên cạnh đó, chất hữu cơ làm tơi
xốp đất do hoạt động của vi sinh vật và tạo lớp phủ bề mặt cho đất (Hoàng Minh
Châu, 1998).

 Về hóa học đất
Chất hữu cơ và mùn tham gia vào các phản ứng hóa học của đất. Đặc biệt
mùn nâng cao tính đệm của đất. Mùn ảnh hưởng đến trạng thái oxy hóa - khử của
đất, ảnh hưởng đến dung tích hấp thu và chi phối các chỉ tiêu hóa tính khác của đất.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính hóa
học đất. Một cách trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng của đất:
Tác động trực tiếp: theo nghiên cứu của Jenkinson (1988), thành phần các
nguyên tố trong chất hữu cơ đặc biệt là C, N, P, S, tỷ số C:N giữa C hữu cơ và N
hữu cơ dường như không thay đổi ở hầu hết các loại đất, thường dao động từ 10-14.
Một sự bất biến tương tự đó là tỷ số giữa C hữu cơ và S hữu cơ khoảng 7-8. Mặt
khác, C hữu cơ trong đất ít liên kết với P hữu cơ trong đất hơn so với N hữu cơ và S
hữu cơ trong đất. Hơn nữa, P hữu cơ ít được khoáng hóa một cách dễ dàng so với P
vô cơ sẵn có, điều này xảy ra tương tự với N, S hữu cơ so với N, S vô cơ. Nguyên



nhân có thể là do phần lớn P hữu cơ trong đất hiện diện ở dạng inositol phosphates
khá bền (Tate, 1987). Sự kết hợp của N, S thành những dạng hữu cơ sẽ làm sự rửa
trôi các nguyên tố do thấm lậu, sự khoáng hóa chậm của N, S, P xảy ra cùng lúc
trong phạm vi nhu cầu của cây trồng.
Tác động gián tiếp: Nghiên cứu của Willett (1994) cho thấy rằng vai trò tích
cực của chất hữu cơ trong việc tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC), chất hữu
cơ liên kết với các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm ảnh hưởng gây độc và giúp
tăng độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng cho cây trồng; chất hữu cơ có ảnh
hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng là nâng cao khả năng trao đổi
cation của đất. Chất hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia vào chuyển hóa lân
trong đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị
Thúy và ctv., 1997). Mặt khác, chất hữu cơ còn có tác dụng đệm trong hầu hết các
loại đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999), hay tạo phức chất hữu cơ – khoáng để khắc
phục các yếu tố độc hại trong đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996).
Chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation trong đất (CEC)
Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ trong đất góp phần tăng khả
năng hấp phụ cation của đất, yếu tố quan trọng của sự trao đổi dinh dưỡng. Ngoài
ra, chất hữu cơ trong đất liên kết với các hóa chất hữu cơ và các loại thuốc trừ dịch
hại làm giảm sự hoạt động và di chuyển của chúng, làm giảm ảnh hưởng của chúng
đến môi trường.
Chất hữu cơ liên kết với các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm ảnh hưởng
gây độc và giúp tăng độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng cho cây trồng; chất
hữu cơ có ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng là nâng cao khả
năng trao đổi cation của đất (Willett, 1994) .

 Về sinh học đất
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài vi sinh vật sống trong
đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu
của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn
thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia



tăng của các loài vi sinh vật có hại. Bởi sự đào bới đất, tiêu thụ và phân phối lại vật
liệu hữu cơ, giun đất làm thay đổi môi trường vi sinh vật đất và rễ cây, làm tăng sự
thoáng khí trong đất. Theo Saffigna & et al ., (1989) cung cấp chất hữu cơ vào đất
có thể kích thích gia tăng sinh khối đất, ví dụ như sự hoàn trả từ xác bã cây lúa
trong khoảng 1/5 năm làm tăng sinh khối C xấp xỉ 15%, trong khi lượng C hữu cơ
tổng số gia tăng thêm chỉ 9%. Tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ trong đất và độ lớn sinh
khối dao động bởi những thay đổi của các chất trong xác bã hữu cơ và điều kiện
môi trường. Hô hấp đất, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động của vi sinh vật đất. Bossuyt
& et al., (2001) thấy rằng sự hô hấp, hoạt động của vi sinh vật đất gia tăng khi chất
hữu cơ thêm vào đất và khi tỉ lệ C/N trong chất hữu cơ phù hợp thì hoạt động của vi
sinh vật càng gia tăng.
Tầm quan trọng của giun đất được nghiên cứu nhưng chỉ thiên về tính chất
cơ học vì giun đất làm tăng độ phì đất và sự phát triển của cây (Syers và Springett,
1984). Ngoài ra, giun đất cũng ảnh hưởng về lý học cũng như sinh học, sự tương tác
này tác động đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của chất hữu cơ cho cây, chất
hữu cơ có vai trò quan trọng trong tiến trình này bởi vì nó là nguồn thức ăn cho giun
đất (Edwards,1981).
 Chất hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng
Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ đất là nguồn chính cung cấp
N, và nguồn cung cấp quan trọng của P, S và các nguyên tố vi lượng. Chất hữu cơ
có chứa các nguyên tố như: N, P, K, Mg và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây
trồng. Cây trồng có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu cơ dưới dạng
amino acid như Alanin, Glycine, còn thông thường cây hút dinh dưỡng dưới dạng
muối khoáng được phóng thích từ sự khoáng hóa chất hữu cơ.
Theo Akio Ikono (1984) chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng qua quá trình khoáng hóa. Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng mà còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm
đạt năng suất cao qua sự cải tạo tính chất lý, hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig,

1984).


1.2

Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung của các loại phân được sản xuất từ vật liệu hữu

cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, các loại phân chuồng, phân rác, phân xanh
(Nguyễn Công Vinh, 2002; Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ mà sau khi vùi vào đất được phân hủy
và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, là nguồn phân quý không những làm tăng
năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo
và nâng cao độ phì của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%),
hoặc chất mùn có trong phân. Mặc dù nền công nghiệp hóa học trên thế giới ngày
càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những làm tăng năng
suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và
nâng cao độ phì của đất. (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004)
Phân hữu cơ có một ưu điểm là giàu về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa
lượng (N, P, K), trung lượng (S, Ca, Mg) đến vi lượng (Fe, Mn, Zn,…) do đó có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Như Hà, 2006 và Trần Thành
Lập, 1998). Mặt khác, phân hữu cơ làm tăng lượng đạm dễ phân hủy, đạm hữu dụng
ở trong đất và cung cấp thêm cho đất một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây
trồng (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Và cũng theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn
đạm bổ sung cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của
những vi sinh vật sống trong đất.
Theo Lê Huy Bá (2000), cây trồng chỉ hấp thu từ phân tử hữu cơ chỉ khoảng
20-30% chất dinh dưỡng chính vì vậy mà liều lượng và thời gian bón rất quan
trọng. Theo Nguyễn Ngọc Hà (2000), đối với cây lúa bón toàn rơm rạ sẽ tăng năng

suất lúa 16% so với hoàn toàn không bón. Bên cạnh đó nếu bón kết hợp phân hóa
học và phân hữu cơ thì năng suất lúa tăng 22%. Ngoài ra, để đảm bảo năng suất ổn
định thì phân hữu cơ chiếm ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng (Bùi Đình Dinh, 1984).


Chất hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng do mùn
bị phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất (Nguyễn bảo Vệ, 1996) mà còn có
tính chất bề vững đến tiềm năng, năng suất cao nhất cho phép của đất nhờ con
đường khoáng hóa và cải tạo tính chất lý – hóa đất (Wolfgang Flaig, 1984). Bên
cạnh đó, nhờ có các acid humic có trong phân tử hữu cơ đã giúp cho cây trồng hấp
thu tốt chất dinh dưỡng (Hoàng Minh Châu, 1998).

1.2.1 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện vật lý đất
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất
khoáng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Theo Lê
Văn Tri (2002) phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
như: đạm, lân, kali, natri, magiê và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng
không cao, đây là một ưu điểm mà không có một loại phân hóa học nào có được.
Ngoài ra, nó còn cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc đất ngày càng tốt hơn như đất
tươi xốp giúp cho bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc hơi nước, chống xói mòn.
Phân hữu cơ làm cho đất có kết cấu ổn định. Tác dụng ổn định cấu trúc đất
phụ thuộc vào bản chất hữu cơ và mức độ mùn hóa. Mùn làm tăng sự kết dính giữa
các hạt đất để tạo thành đoàn lạp cà làm giảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu
được bền trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004) thì bón phân hữu cơ cải thiện độ thoáng
khí của đất, cung cấp oxy cho rễ cây, tạo ra con đường thoát CO2 từ không gian của
vùng rễ.
Phân hữu cơ làm cho đất thông thoáng, dễ cày bừa, giữ nước và giữ phân tốt
(Vũ Hữu Yêm, 1995). Bên cạnh đó còn tránh được sự đóng ván, tránh xói mòn,

tăng khả năng thấm nước của đất. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp
chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dễ tiêu N, P, K và vi lượng… để cây trồng hấp thu,
qua đó làm giảm các tổn thất do bay hơi và rửa trôi gây ra. Phân hủy các độc tố
trong đất, tiêu diệt các loại mầm bệnh, các loại vi sinh vật gây hại, làm giảm mầm
mống sâu bệnh trong đất. Góp phần làm cho nông sản sạch, chất lượng cao và an
toàn trong tiêu dùng (Vũ Hữu Yêm, 1995).


1.2.2 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện hóa học đất
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) cho rằng, phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi
phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần thức
ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các
humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất. Tương tự, theo
Jones và Jarvis (1982) cho rằng trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra nhiều
dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, làm giảm sự cố định K, P trong đất và có khả
năng tạo phức với các kim loại.
Ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng từ bón phân hữu cơ là
nâng cao khả năng trao đổi cation của đất. Ngoài ra, do chất hữu cơ có khả năng
trao đổi cation lớn hơn 2 đến 3 lần so với khoáng sét cùng khối lượng và chứa nhiều
các nguyên tố đa lượng nên dễ dàng phóng thích dinh dưỡng cho cây trồng khi xảy
ra quá trình khoáng hóa (Brady và Well, 1996).
Keo hữu cơ tham gia trao đổi với các ion khoáng nhờ đó nâng cao hiệu lực
của phân khoáng bón vào. Nhận định này được Nguyễn Thị Thúy & et al., (1996)
chứng minh qua nghiên cứu về khả năng hấp thu NH3 của đất dưới tác dụng của
phân hữu cơ.
Sau khi bón vào đất phân hữu cơ được vi sinh vật phân giải, giải phóng chất
dinh dưỡng dễ tiêu cho cây. Trong quá trình phân giải phân hữu cơ có thể tăng khả
năng hào tan các chất khó tan trong đất, tăng khả năng hấp phụ trao đổi của đất,
ngăn ngừa sự rửa trôi dinh dưỡng nhất là với đất có thành phần cơ giới nhẹ và tăng
tính đệm của đất giữ cho pH đất ít bị thay đổi đột ngột (Hà Thị Thanh Bình và ctv.,

2002).
Trong quá trình phân giải phân hữu cơ đã hình thành các phức hữu cơ - vô cơ
cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng làm hạn chế
khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây, ngăn chặn được sự rửa trôi (Đỗ Thị
Thanh Ren, 1999). Ngoài ra, chất hữu cơ còn có khả năng hấp thụ Al, Fe, hấp thu
hóa chất bảo vệ thực vật và các hợp chất hóa hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn,
2003).


×