Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC KHAI THÁC TẦNG CANH tác đến một số TÍNH CHẤT vật lý đất tại HUYỆN CÀNG LONG và HUYỆN CHÂU THÀNH,TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.2 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN MINH HUY

ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC KHAI THÁC TẦNG CANH TÁC
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT
TẠI HUYỆN CÀNG LONG VÀ HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC KHAI THÁC TẦNG CANH TÁC
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT
TẠI HUYỆN CÀNG LONG VÀ HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TRÀ VINH



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Huy
MSSV: 3053127
Lớp: Khoa Học Đất K31

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Trần Bá Linh

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Xác nhận của bộ môn Khoa Học Đất
Xét duyệt hội đồng báo cáo khoa học
Tiểu sử cá nhân
Lời cam đoan
Cảm tạ
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình

Chương I


ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
ix
xi
xii

GIỚI THIỆU
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1
Khái quát vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Diện tích
1.1.3 Địa hình
1.1.4 Tài nguyên tự nhiên
1.1.4.1 Đất cát
1.1.4.2 Sét gạch ngói
1.1.5 Khí hậu
1.1.5.1 Khí tượng
1.1.5.2 Bức xạ
1.1.5.3 Ẩm độ
1.1.5.4 Gió
1.1.5.5 Mưa
1.1.5.6 Hạn
1.1.6 Thuỷ văn
1.1.6.1 Mật độ sông rạch

1.1.6.2 Chế độ thủy văn
1.2
Một số tính chất vật lý và cơ học đất
1.2.1 Một số tính chất vật lý và cơ học đất
1.2.1.1 Tỷ trọng của đất
1.2.1.2 Dung trọng của đất
1.2.1.3 Độ xốp của đất
1.2.2 Một số tính chất cơ lý của đất
1.2.2.1 Tính liên kết của đất
1.2.2.2 Tính dính của đất

1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
6

6
7
7
9
11
13
13
14
ix

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chương II

Chương III

Chương IV

1.2.2.3 Tính dẻo của đất
1.2.2.4 Tính trương và co của đất
1.2.2.5 Sức cản của đất
1.2.2.6 Động thái ẩm trong đất
1.2.2.7 Hệ số thấm Ksat
1.2.3 Thành phần cơ giới đất
1.2.4 Kết cấu đất
1.2.4.1 Các yếu tố hình thành kết cấu đất
1.2.4.2 Vai trò của kết cấu đất
1.2.4.3 Sự suy thoái kết cấu đất
1.2.4.4 Các biện pháp duy trì và cải thiện kết

cấu đất
1.2.5 Chất hữu cơ và mùn trong đất
1.2.5.1 Nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất
1.2.5.2 Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong
đất
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1
Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Mẫu đất
2.1.3 Các trang bị thiết bị hỗ trợ thực hiện đề tài
2.2
Phương pháp
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu
2.2.2 Phương pháp phân tích
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
Thành phần cơ giới
3.2
Dung trọng
3.3
Tỷ trọng đất
3.4
Độ xốp
3.5
Hệ số thấm bão hòa
3.6
Ẩm độ hữu dụng và khả năng giữ nước của đất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1

Kết luận
4.2
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

14
14
14
15
19
19
23
23
24
24
25
26
26
27
28
28
28
28
28
28
28
28
30
30

31
32
33
35
36
40
40

x

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1
2
3

Thành phần sét gạch ngói của một số mỏ sét tại Trà Vinh
Một số tính chất vật lý của một mỏ sét tại Trà Vinh
Thời gian bắt đầu và kết thúc mưa của các huyện thuộc tỉnh
Trà Vinh
Tỷ trọng của một số khoáng vật có trong đất
Tỷ trọng của một số biểu loại đất chính ở đồng bằng sông

Cửu Long
Thang đánh giá tỷ trọng của đất
Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và
thành phần vật liệu cấu tạo ở một số loại đất
Giá trị dung trọng của một số loại đất thích hợp với cây
trồng
Thang đánh giá dung trọng
Đánh giá độ xốp trên cơ sở độ xốp chung

5
5

4
5
6
7
8
9
10
11

7
9
10
10
12
12
13
14


Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất ở Việt
Nam

15

12

Ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng làm đất

17

13

Hệ thống phân loại các cấp hạt theo hệ thống quốc tế

22

14

Hệ thống phân loại các cấp hạt theo hệ thống USDA

22

15

Phân loại đất theo thành phần cơ giới của quốc tế năm 1963

23

16


Thành phần cơ giới tại các vùng nghiên cứu

30

17

Dung trọng của các điểm nghiên cứu ở tầng 20 – 40 cm

32

21

Tỷ trọng tại các điểm nghiên cứu tại Trà Vinh

33

19

Hệ số thấm bão hòa của các điểm nghiên cứu tại Trà Vinh ở
độ sâu 0– 20 cm

34

Hệ số thấm bão hòa của các điểm nghiên cứu tại Trà Vinh ở
độ sâu 20 – 40 cm

35

20


xi

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH
Hinh

Tựa hình

Trang

1
2

Sơ đồ xác định thành phần cơ giới đất của USDA
Hệ thống lắc tự động và hệ thống ống hút Robinson được
dùng để phân tích thành phần cơ giới đất
Hệ thống sandbox dùng để xác định ẩm độ hữu dụng của đất
Nồi hút chân không và bình pycnometer được dùng để xác
định tỷ trọng đất
Biểu đồ dung trọng của các điểm nghiên cứu ở độ sâu 0 – 20
cm
Biểu đồ độ xốp của các điểm nghiên cứu ở độ sâu 0 – 20 cm
Biểu đồ độ xốp của các điểm nghiên cứu ở độ sâu 20 – 40
cm
Biểu đồ ẩm độ thủy dung của các điểm nghiên cứu ở tầng
0-20 cm.


21

3
4
5
6
7
8
9

10
11

Biểu đồ ẩm độ thủy dung của điểm nghiên cứu ở tầng 20–40
cm.
Biểu đồ ẩm độ hữu dụng các điểm nghiên cứu tầng 0–20 cm
Biểu đồ ẩm độ hữu dụng các điểm nghiên cứu tầng 20–40
cm

29
29
29
31
33
34
36
37
38
39


xii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng
sông Cửu Long tăng khá nhanh, vì thế các hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực cũng
phát triển từ đó, đã kéo theo một số hiện tượng khai thác sử dụng tầng canh tác trên
diện tích đất trồng lúa ngày càng phổ biến phải quan tâm. Đặc biệt là hiện tượng
khai thác đất mặt, điển hình tại tỉnh Trà Vinh các hoạt động khai thác lấy tầng đất
mặt trên đồng ruộng để phục vụ cho các việc: san lấp, cải tạo vườn, sản xuất vật liệu
xây dựng…Theo ước đoán ban đầu, diện tích bị khai thác tầng đất mặt lên đến hàng
chục nghìn ha.
Trong canh tác sản xuất nông nghiệp, tầng canh tác được hình thành trong
quá trình tự nhiên với thời gian rất lâu, có khi là hàng chục thậm chí hàng trăm năm,
và khả năng tái tạo tầng canh tác là rất khó khăn, thời gian chậm. Do vậy, hiện
tượng khai thác nêu trên có nguy cơ dẫn đến suy thoái đất và đe dọa trực tiếp đến
phát triển bền vững trong việc sử dụng đất đai.
Đề tài: “Ảnh hưởng của việc khai thác tầng canh tác đến một số tính chất
vật lý đất tại huyện Càng Long và huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” được thực
hiện nhằm mục tiêu:
So sánh một số tính chất vật lý của đất chưa khai thác tầng canh tác với đất
đã khai thác tầng canh tác.
Thông qua phân tích các chỉ tiêu về vật lý, ta có thể dự đoán được sự phát
triển của đất sẽ diễn biến theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực; từ đó có thể đưa ra

một số biện pháp quản lý tốt hơn trong việc khai thác cũng như duy trì độ phì nhiêu
của đất trong tương lai.

Trang 1

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Khái quát vùng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long; Vị trí địa lý giới hạn
từ: 9o31’46’’ đến 10o04’5” vĩ độ Bắc và 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông.
Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ
Chiên. Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu. Phía Nam, Đông - Nam giáp
biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần
200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2,
chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước,
Trà Vinh có bảy huyện và một thị xã, gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu
Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Trà Vinh.
1.1.2. Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên là: 222.515,03 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm
2003). Trong đó: Đất nông nghiệp: 180.004,31ha. Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha. Đất
chuyên dùng: 9.936,22 ha. Đất ở nông thôn: 2.805,66 ha. Đất ở đô thị: 45,70 ha. Đất

chưa sử dụng: 22.242,94 ha.
1.1.3. Địa hình
Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển có các giồng
cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển,
các giồng này càng cao và rộng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục
lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp
với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng.
Nhìn chung, cao trình phố biến của tỉnh là từ 0,4 – 1,0 m, chiếm 66% diện
tích đất tự nhiên.
Địa hình cao nhất (>4m): gồm đanh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường,
Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải).
Địa hình thấp nhất (<0,4m): Tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn,
Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long,
Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải).
Địa hình phức tạp của tỉnh Trà Vinh đã hình thành nên một nền sản xuất đa
dạng và phong phú như: Màu lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các
giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven
sông có thể nuôi tôm tự nhiên.
Sự phân cắt của các giồng cát đã làm cho việc thực hiện các công trình dẫn
ngọt khó khăn cũng như tập trung nước mưa nhanh gây ngập úng cho các vùng
trũng kẹp giữa giồng.

Trang 2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)


Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là từ: 0,6 - 1m. Cao
trình này thích hợp cho việc tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.
Riêng đối với rừng ở Duyên Hải, cao trình 0,4 - 1 m là dạng địa hình thích
hợp cho sự phát triển của hầu hết các loại cây rừng ngập mặn có giá trị như: Đước,
Lá, Mắm... (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh)
1.1.4. Tài nguyên tự nhiên
1.1.4.1. Đất cát
Phân bố thành giồng cao 3 - 3,5 m, có dạng gần vòng cung song song với bờ
biển, dài 5 - 10 km, rộng 50 - 70 m. Khảo sát giồng cát ở Phước Hưng thấy được
mặt cắt địa chất như sau: Phần trên là bột cát màu xám trắng, bột 70% - cát 30%,
chiều dày khoảng 4m. Phần dưới là cát hạt mịn đến hạt vừa, bở rời, dày 1,5 - 2 m,
chủ yếu là thạch anh, mica. Thành phần độ hạt gồm:
Cát hạt vừa (0,50 - 0,25 mm) = 3,4 %
Cát hạt nhỏ (0,25 - 1,10 mm) = 95,15%
Bột sét (dưới 0,10 mm) = 1,45%
Tài nguyên cát xây dựng tại Phước Hưng khoảng 810.000 m3. Ðã được
người dân khai thác trong xây dựng.
Qua thăm dò sơ bộ đoạn sông Tiền giáp thị xã Trà Vinh, có trữ lượng nhỏ,
tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lắp trong xây dựng, có thể khai thác 30.00050.000 m 3/năm.
Ðối với phía sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là bùn, chỉ có khu vực ấp Hòa Lạc
xã Hòa Tân là có cát, nhưng trữ lượng cũng nhỏ, có thể khai thác 30.000 m 3/năm.
1.1.4.2. Sét gạch ngói
Năm 1996, trong quá trình lập bản đồ địa chất - khoáng sản đồng bằng Nam
Bộ, Ðoàn địa chất 204 đã lấy mẫu khảo sát tại bốn nơi: Trà Luột, Phước Hưng, Trà
Cú và Cam Sơn. Tại đây dân đã khai thác để làm gạch, quy mô trữ lượng nhỏ, tổng
số 2,65 triệu m3, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng, không
phù hợp với thị trường tiêu dùng nên ngành gạch không tồn tại được.
Bảng 1: Thành phần sét gạch ngói của một số mỏ sét tại Trà Vinh.


Tên mỏ

Cát (%)

Bột (%)

Sét (%)

Cam Sơn

1,0 - 7,7

6,8 - 22,0

77,0 - 85,5

Trà Luột

14,2

16,7

69,1

1,0 - 3,0

19,0 - 22,0

75,0 - 80,0


0,4

7,5

93,1

Phước Hưng
Trà Cú

Khoáng vật sét chủ yếu là Hydromica, thứ đến là Monmorilnite và ít nhất là
Kaolinite.

Trang 3

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Thành phần hóa học: mẫu hóa lấy tại mỏ sét gạch ngói Trà Luột cho thành
phần cơ bản như sau: SiO2 = 53,7 - 62,3%, Al2O2 = 17,5 - 19,1%, Fe 2O3 = 4,3 13,0%, MKN = 7,6 - 9,1%
Bảng 2: Một số tính chất vật lý của một mỏ sét tại Trà Vinh. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử
tỉnh Trà Vinh)

Tên mỏ

Chỉ số dẻo


Cam Sơn

25,4 - 25,6

Phước Hưng

21,3 - 22,2

Trà Cú

Độ co
Độ hút nước
Độ co nung Kháng nén
không
(%)
(%)
(%)
khí (%)
11 – 12

12 - 13

120 – 150

11 - 13

9 – 10

9,5 - 11


140 – 220

12,1 - 13,6

7–8

8-9

170 – 180

1.1.5. Khí hậu
1.1.5.1. Khí tượng
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những
thuận lợi chung như: Có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn
định, tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn
chế về mặt khí tượng như: Gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít,..
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8oC,
nhiệt độ tối thấp: 18,5oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4oC. Nhìn chung
nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia bốn mùa trong năm không rõ chủ yếu
hai mùa mưa, nắng.
1.1.5.2. Bức xạ
Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào
82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Tuy nhiên, với phương
thức canh tác như hiện nay, nguồn năng lượng này chưa được tận dụng bao nhiêu
nhất là trong mùa khô.
1.1.5.3. Ẩm độ
Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm độ có
xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%. Riêng ẩm độ trung
bình của tất cả các tháng đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự phát
triển và lây lan của một số dịch bệnh xảy ra.

1.1.5.4. Gió
Toàn tỉnh có hai hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: từ tháng năm đến tháng mười dương lịch, gió thổi từ
Biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa.
Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng
mười một năm trước đến tháng ba năm sau có hướng song song với các cửa sông
lớn. Gió chướng là nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu

Trang 4

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

vào nội đồng. Vận tốc gió đạt cao nhất trong tháng hai, ba dương lịch (vận tốc 5 - 8
m/s) và thường mạnh vào buồi chiều. Vì vậy, sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió
chướng tác động đã làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này
1.1.5.5. Mưa
Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.588 – 1.227 mm), phân bố không
ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ
Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và
Duyên Hải.
Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu tử
tháng năm đến tháng mười một. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần
tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Đây là hạn chế lớn đối với sản
xuất của vùng này vì thời gian mưa có ích cho cây trồng rất ngắn. Huyện có số ngày
mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); th ấp nhất là Duyên Hải

(77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).
Theo số liệu thống kê 10 năm, với tần suất 75% thời gian mưa của các huyện như
sau:
Bảng 3: Thời gian bắt đầu và kết thúc mưa của các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh.

Huyện

Bắt đầu mưa

Kết thúc mưa

Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè

15/5 - 16/5

26/10 - 7/11

Châu Thành, Trà Vinh

15/5 - 16/5

26/10 - 7/11

Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải

22/5 - 27/5

24/10 - 26/10

1.1.5.6. Hạn

Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không
mưa liên tục từ 10 - 18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn.
Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng sáu, tháng bảy dương lịch) là quan trọng trong
khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng bảy,
tháng tám dương lịch) thường nghiêm trọng hơn.
1.1.6. Thuỷ văn
1.1.6.1. Mật độ sông rạch
Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên ra, hệ thống kênh rạch trong đồng khá phát
triển, rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào trong nội đồng. Các hệ thống trục
chính bao gồm:
Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng rạch Thâu
Râu
Phía sông Hậu: Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm
Ray, kênh Láng Sắc.

Trang 5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh ba tháng hai - Thống nhất quan
trọng nhất mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng.
Đối với mật độ kinh nội đồng, nhìn chung Trà Vinh có mật độ còn thấp (< 50%
so với yêu cầu sản xuất). Huyện có mật độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần
(45m/ha); thấp nhất là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha).
1.1.6.2. Chế độ thủy văn

Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua hai
sông lớn và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều không
đều, ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Mỗi tháng có hai kỳ triều
cường (vào ngày một và mười lăm âm lịch) và hai kỳ triều kém (vào ngày bảy và
hai ba âm lịch).
Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu
tự chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh
(phần giáp ranh của một huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang) do có
sự giáp nước từ nhiều hướng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài từ ba
đến bốn tháng.
Nhìn chung, khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào
mùa mưa (> 0,6m) phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các
huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tuy tiêu rút dễ dàng nhưng độ sâu ngập này
đã hạn chế việc thâm canh lúa mùa như bón phân, sử dụng giống mùa cao sản. Các
vùng gò ngập ít (< 0,4m) phân bố chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao
sản), đây là vùng có khả năng canh tác màu và thâm canh lúa cao sản nhưng dễ bị
hạn ảnh hưởng.
Do bị mặn ảnh hưởng nên dù động lực triều cao nhưng chỉ một phần diện
tích của tỉnh có khả năng sử dụng nước sông để tưới tự chảy và chủ yếu ở các khu
vực nhiễm mặn ít (từ hai đến ba tháng).
1.2. Một số tính chất vật lý và cơ học đất
Độ phì đất được các nhà khoa học định nghĩa là: khả năng cung cấp nước,
chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trồng trong một thời gian sinh
trưởng, Dựa vào định nghĩa này ta thấy rõ được vai trò quan trọng của tính chất vật
lý và cơ học của đất. (Nguyễn Thế Đặng, 1999)
Đất có một số tính chất vật lý và cơ học chủ yếu như tỷ trọng, dung trọng, độ
xốp, tính dính, tính dẻo, sức cản, khả năng thấm…Những tính chất này thường được
quyết định bởi các thành phần khoáng vật (nguyên sinh, thứ sinh), thành phần các
cấp hạt (cát, thịt, sét), thành phần chất hữu cơ có trong đất và tính liên kết giữa các
thành phần trên để tạo ra kết cấu đất. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, những

tính chất vật lý và cơ học đất luôn là những yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình
canh tác như khả năng làm đất, cày, bừa, xới xáo, sức kéo của máy móc công cụ
làm đất…(Trần Văn Chính, 2006) Ngoài ra, các đặc tính về dung trọng, tỉ trọng, độ
xốp là những chỉ tiêu phản ánh được chế độ nước, chế độ nhiệt độ đất, chế độ không
khí và còn là cơ sở cho việc thực thi các biện pháp kỹ thuật khác như tính toán
lượng nước tưới, lượng phân bón, lượng vôi bón cải tạo đất… (Nguyễn Thế Đặng,
1999)
Trang 6

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

1.2.1. Một số tính chất vật lý cơ bản của đất
1.2.1.1. Tỷ trọng của đất
Tỷ trọng thể rắn của đất là tỉ số giữa trọng lượng thể rắn đất (đất không có
các khoảng hổng) của một thể tích nhất định và trọng lượng của nước cùng thể tích.
Hay tỉ trọng là trọng lượng đất tính bằng gam của một đơn vị thể tích đất (cm3), đất
ở trạng thái khô kiệt và xếp sít vào nhau. Tỉ trọng ký hiệu là pp (Lê Văn Khoa,
2000).
Theo như định nghĩa, đất dùng để tính tỉ trọng không có nước và không khí,
như vậy tỉ trọng không phụ thuộc vào độ xốp của đất, ẩm độ đất mà chỉ phụ thuộc
vào thành phần rắn của đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Theo Trần Kim Tính (2003), tỷ trọng của đất thay đổi từ 2,5g – 2,8g/cm3. Ở
những loại đất khác nhau, tỷ trọng đất cũng khác nhau. Thường trong những loại đất
khoáng hay thạch anh, fenspat, kaolinite tỷ trọng của chúng thay đổi trong khoảng
2,55 – 2,74g/cm 3. Tỷ trọng thể rắn của những đất nghèo mùn trên các tầng mặt hay

thay đổi trong khoảng 2,50 – 2,74 g/cm3. Ở những tầng tích tụ sâu hơn, do chứa một
lượng lớn hợp chất sắt nên tỷ trọng thường tăng, có trường hợp đạt 2,75–2,80g/cm 3
(Trần Kông Tấu, 2006).
Khi xác định tỉ trọng của đất, các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp
pycnometer, dựa trên nguyên tắc xác định thể tích nước hoặc thể tích chất lỏng trơ
tương ứng với thể tích đất lấy để phân tích (Ngô Ngọc Hưng, 2003). Để tính tỉ
trọng, ta áp dụng công thức:
pp = Msp/Vw = (Ms – Me)/(Ms – Me) – (Msw – Mw)
Trong đó:
pp: tỷ trọng của đất
Msp: khối lượng các hạt đất khô, (g)
Vw: thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẫu đất, (cm3)
Ms: khối lượng đất khô + bình có nắp, (g)
Me: khối lượng bình pycnometer (sạch và khô), có nắp. (g)
Msw: khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng và đất, (g)
Mw: khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng, (g)
Tỷ trọng thể rắn của đất phụ thuộc vào thành phần khoáng và thành phần hóa
học. Tỉ trọng của mùn khoảng 1,20 – 1,40. Tỷ trọng của đất nghèo mùn hoặc ở tầng
dưới lớp mùn thay đổi trong khoảng 2,6 – 2,8; có trường hợp đến 3,0 và lớn hơn.
Bảng 4: Tỷ trọng của một số khoáng vật có trong đất

Khoáng vật
Thạch anh tinh khiết

Tỷ trọng
(g/cm3)
2,65

Trang 7


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Canxit

Khóa 31 (2005 – 2009)

2,6 – 2,8

Canxit tinh khiết

2,72

Dolomit

2,8 – 2,9

Gypxit

2,32

Mica

2,8 – 3,1

Khoáng sét

2,6 – 2,9


Hêmatit

5,3

Quặng chì

7,6

Tỷ trọng đất được quyết định chủ yếu bởi các loại khoáng nguyên sinh, thứ
sinh và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nhìn chung do tỷ lệ chất hữu cơ trong
đất thường không lớn nên tỷ trọng đất sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng
vật của đất.
Bảng 5: Tỷ trọng của một số biểu loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long

Loại đất

Tỷ trọng
(g/cm3)

Đất cát

2,65 ± 0,01

Đất cát pha

2,7 ± 0,017

Đất thịt


2,7 ± 0,02

Đất sét

2,74 ± 0,027

(Nguồn: Trần Văn Chính, 2006)

Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng
của đất trồng như sau:
Bảng 6: Thang đánh giá tỷ trọng của đất.

Tỷ trọng
(g/cm3)
< 2,5
2,5 – 2,66
> 2,7

Loại đất
Đất có lượng mùn cao
Đất có lượng mùn trung bình
Đất giàu sắt Fe2O3

(Nguồn: Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 1998)

Trang 8

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Tỷ trọng của đất được sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp, công
thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất (cát, limon, sét) trong phân
tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có thể đưa ra được
những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỉ lệ sắt, nhôm
của một loại đất cụ thể nào đó. (Trần Văn Chính, 2006)
1.2.1.2 Dung trọng của đất
Dung trọng (còn gọi là trọng khối hoặc tỉ trọng xương của đất) là trọng lượng
(tính ra gam) của một cm3 đất ở trạng thái không bị phá hủy, còn gọi là tỉ lệ giữa
trọng lượng đất khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên (có cả khoảng hổng) của một thể
tích xác định với trọng lượng nước. Hay dung trọng là khối lượng của một thể tích
đất tự nhiên (không xáo trộn) bao gồm cả chất hữu cơ, không khí. Đơn vị tính là
kg/m3 hoặc g/cm3.
Dung trọng được tính theo trọng lượng đất khô. Dung trọng và tỉ trọng có thể
dùng để đánh giá, ước lượng sự nén dẽ của một loại đất nào đó. Giá trị dung trọng
bình quân của đất thịt có tầng canh tác biến động trong khoảng 1,1 – 1,4 g/cm 3. Để
cho sự phát triển của cây trồng được tốt hơn, dung trọng nên giới hạn trong các giá
trị sau: Với đất sét nên nhỏ hơn 1,4 g/cm3 và với đất cát nên nhỏ hơn 1,6 g/cm3 (Lê
Văn Khoa, 2000).
Đất phù sa có dung trọng trong khoảng 0,79 – 1,40g/cm 3. Nếu dung trọng đất
> 1,2 g/cm3 thì việc canh tác rất khó khăn năng suất cây trồng thường thấp do đất
quá nhiều sét, ít chất hữu cơ, làm ngăn cản sự phát triển của bộ rễ. Đất có dung
trọng thích hợp nhất cho cây là 1,0 – 1,1 g/cm3. Đối với đất lúa dung trọng ở tầng đế
cày < 1,4 là tốt nhất cho cây lúa (Trần Thành Lập, 1999).
Dung trọng của đất thường được xác định theo phương pháp dùng ống trụ
bằng kim loại (ring) đóng thẳng góc bề mặt đất ở trạng thái tự nhiên với một thể
tích nhất định (V = 100 cm 3), sau đó đem sấy ở 105oC đến khi đất khô kiệt, cân khối

lượng, rồi tính theo công thức:
pp = (Wov – Wr)/Vr
Trong đó:
pp: Dung trọng khô của đất, (g)
Wov: Khối lượng mẫu đất đất sau và ring sau khi sấy khô ở 105oC, (g)
Wr: Khối lượng của ring, (g)
Vr: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu, (cm3)
(Ngô Ngọc Hưng, 2006)
Như vậy, dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất
khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên có
trong đất.

Trang 9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Bảng 7: Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và thành phần vật liệu cấu tạo ở
một số loại đất (Trần Văn Chính, 2006)

Thành phần cơ giới

Dung trọng (g/cm3)

Cát


1,55

Thịt pha cát

1,40

Cát mịn

1,30

Đất thịt

1,20

Đất thịt mịn

1,15

Đất thịt pha sét

1,10

Đất sét(*)

1,05*

Sét vón cục

1,00


Vật liệu hữu cơ

0,5 – 0,6

(*): Khi sấy khô đất bị mất nhiều nước dẫn đến đất có tỷ trọng bé

Dung trọng đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ chặt, kết cấu đất và
hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Các loại đất tơi xốp, giàu hữu cơ và mùn
thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và
nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn. Dung trọng được coi là thích hợp đối
với đa số đất trồng khi chúng có những trị số sau:
Bảng 8: Giá trị dung trọng của một số loại đất thích hợp với cây trồng. (Trần Kông Tấu,
2005)

Loại đất

Dung trọng (g/cm3)

Đất sét và đất thịt

1,00 – 1,30

Đất thịt nhẹ

1,10 – 1,40

Đất cát pha

1,20 – 1,45


Đất cát

1,25 – 1,60

Quy luật thay đổi dung trọng trong phẫu diện đất thông thường là tăng dần
khi càng xuống sau. Chủ yếu có thể là do những nguyên nhân sau: Xuống càng sâu,
hàm lượng mùn càng giảm hay do quá trình tích tụ các khoảng hổng và những mao
quản ở các tầng dưới được tích tụ do những chất bị rữa trôi từ các tầng trên xuống
làm cho đất càng chặt. Hoặc do áp suất vĩnh cửu của các tầng trên đối với các tầng
dưới. Đất càng bị nén chứng tỏ quá trình tích tụ càng mạnh.

Trang 10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Bảng 9: Thang đánh giá dung trọng (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 1998)

Dung trọng (g/cm3)

Đánh giá

0,9 – 1,2

Đất canh tác gần đây, đất mới xới xáo


<1,2 – 1,4

Đất canh tác lâu đời, hạn chế bộ rễ phát triển

< 1,4 – 1,6

Đất thịt

<1,6 – 1,8

Đất cát và cát pha thịt

> 1,3

Đất sét

Dung trọng của đất là một đặc tính quan trọng dùng để đánh giá độ phì vật lý
(như trình trạng nén dẽ, độ xốp chiều sâu tầng đất mà rễ có thể phát triển,…) và hóa
học đất như ước lượng hàm lượng tương đối chất hữu cơ trong đất, điều kiện đất có
được thoáng khí hay không. Ngoài ra dung trọng của đất cũng cho biết khả năng
đâm xuyên của hệ thống rễ cây trồng ở tầng đất này ví dụ: đối với nhóm đất sét, nếu
giá trị dung trọng vượt ngưỡng 1,4g/cm3 thì tầng đất này đang ở trong trình trạng
nén dẽ và rễ cây trồng gặp rất nhiều khó khăn khi sinh trưởng ở tầng này (Trần Bá
Linh và ctv, 2007).
Các biện pháp canh tác kỹ thuật canh tác khác nhau sẽ có tác dụng thay đổi
dung trọng đất. Với hệ thống cây trồng tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng
xen canh, luân canh, sử dụng cây họ đậu, bón phân hữu cơ… sẽ làm giảm dung
trọng đất, đặc biệt là dung trọng lớp đất mặt.
Dung trọng đặc trưng cho độ chặt của đất nên thường được dùng để tính độ
xốp của đất, trữ lượng các chất dinh dưỡng, trữ lượng mùn, trữ lượng nước… có

trong đất. Dựa vào đặc tính nén của đất, dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất
lượng các công trình thủy lợi, đê, bờ mương máng… để đảm bảo độ vững của các
công trình (Trần Văn Chính, 2006).
1.2.1.3 Độ xốp của đất
Trong tất cả mọi loại đất đều có các khoảng trống. Tổng số những khoảng
trống này trong đất quy ra phần trăm so với thể tích của chúng gọi là độ xốp chung
của đất. Hay nói cách khác, độ xốp của đất là tổng số các tế khổng trong đất và
được biểu thị bằng phần trăm thể tích đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Khả năng
thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc rất lớn vào độ xốp của đất. Trong đất, tế
khổng có các hình dạng phức tạp và các kích thước rất khác nhau nên việc tính toán
trực tiếp thể tích của các khe hở trong đất rất khó, do đó để xác định được độ xốp
của đất người ta thường phải tính một cách gián tiếp từ tỷ trọng và dung trọng của
đất theo công thức sau:
Ep = (1 – pb/pp)*100
Trong đó:
Ep: Độ xốp của đất
pb: Dung trong của đất, (g/cm3)
Trang 11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

pp: Tỷ trọng của đất, (g/cm3) (Trần Bá Linh, 2007).
Độ xốp đất có ý nghĩa rất lớn bởi vì nước, không khí di chuyển trong những tế
khổng, các chất dinh dưỡng được huy động cũng nằm trong những tế khổng này.
Chính vì vậy, có thể nói rằng độ phì nhiêu của đất phụ thuộc trong một mức độ

đáng kể vào số lượng và chất lượng của các tế khổng chứa trong đó.
Với đất cát tuy có độ xốp nhỏ nhưng chứa chủ yếu là các khe hở lớn, do vậy
đất cát có khả năng thấm nước nhanh, thoát nước tốt, độ thoáng khí cao. Ngược lại,
đất sét tuy có tổng khe hở lớn (độ xốp lớn) nhưng do chứa chủ yếu là các khe hở
mao quản, do vậy sự di chuyển của nước và không khí trong đất rất chậm, đất giữ
nước với hàm lượng cao bằng lực mao quản. Do vậy đất sét thường thấm nước và
thoát nước chậm, độ thoáng khí kém.
Khi đất có kết cấu tốt sẽ khắc phục được yếu vùng của cả 2 loại đất đặc biệt là
của đất sét, đất có kết cấu tốt sẽ điều hòa được tỉ lệ khe hở mao quản và phi mao
quản. Trong đó khe hở mao quản (trong hạt kết) sẽ giữ nước cho đất đồng thời khe
hở phi mao quản (khe hở giữa các hạt kết) chứa không khí và thoát nước cho đất.
Theo như định nghĩa về độ xốp thì độ xốp trong đất phản ảnh tổng các sinh tế
khổng trong một đơn vị thể tích đất. Tùy thuộc vào điều kiện ngoài đồng, các tế
khổng có thể chứa đầy nước hoặc không khí. Một loại đất trồng lý tưởng cho sản
xuất nông nghiệp cần có độ xốp khoảng 50%, trong đó khoảng 25% là tỷ lệ nước
được trữ trong đất. (Miler, 1990)
Bảng 10: Đánh giá độ xốp trên cơ sở độ xốp chung

Độ xốp chung trong thời kỳ
sinh trưởng đối với đất thịt và Đánh giá chất lượng
đất sét (%)
> 70

Đất rất tơi xốp

55 – 65

Đất canh tác, rất tốt

50 – 55


Đất đáp ứng yêu cầu tầng canh tác

< 50

Đất không đáp ứng yêu cầu đối với tầng
canh tác

(Nguồn: Viện Thỗ Nhưỡng Nông Hóa, 1998)

Đối với đất trồng trọt độ xốp chung khoảng 45 – 50%. Những tế khổng do
không khí chiếm không được nhỏ hơn 20 – 25% so với độ xốp chung. Độ xốp có ý
nghĩa rất quan trọng việc đánh giá mức độ thoáng khí cũng như khả năng giữ nước
của đất. Số lượng tế khổng cũng như sự phân bố của các tế khổng có kích thước
khác nhau trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của nước và không khí
của đất cũng như khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng. Trong canh tác
nông nghiệp, một biểu loại đất được xem là lý tưởng khi 50% thể tích của đất được
chiếm bởi pha rắn và 50% còn lại là nước và không khí. Đất phù sa thường có độ
xốp trong khoảng 40 – 69 %. (Trần Bá Linh, 2007).

Trang 12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Độ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây

trồng vì nước và không khí di chuyển được trong đất nhờ vào những tế khổng hay
độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng của đất có thể được khuếch tán vận chuyển,
được cây trồng hấp phụ, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở
đây, chính bởi vậy mà người ta nói độ phì của đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp
đất. Ngoài ý nghĩa trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nếu đất tơi xốp thì làm đất
cũng dễ dàng, rễ cây phát triển tốt, khả năng thấm, thoát nước và trao đổi khí diễn
ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì
phần lớn lượng nước mưa được thấm xống sâu, hạn chế được hiện tượng nước chảy
tràn trên mặt đất và do đó hạn chế được xói mòn trên bề mặt.
Độ xốp của đất có thể biến đổi từ 30 – 70%, tùy thuộc vào đất rời rạc không
có kết cấu như đất cát, đất bạc màu cho đến những loại đất có kết cấu viên như đất
đỏ vàng vùng đồi núi. Như vậy, độ xốp của đất phụ thuộc vào cấu trúc đất, thành
phần cơ giới, dung trọng và tỷ trọng đất (Tôn Thất Chiểu, 2000).
Bảng 11: Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất ở Việt Nam

Dung trọng (theo
phát sinh)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Độ xốp (%)

Đất cát biển

1,48 – 1,55

2,62 – 2,65

41 – 44


Đất mặn

0,97 – 1,22

2,43 – 2,65

54 – 61

Đất phèn

0,64 – 1,07

2,3 – 2,4

55 – 73

Đất lầy và than bùn

0,12 – 0,74

1,66 – 2,63

72 – 92

Đất phù sa

0,79 – 1,40

2,41 – 2,75


40 – 69

Đất bạc màu

1,20 – 1,31

2,52 – 2,66

51 – 53

Đất mùn trên núi cao

0,62 – 0,79

1,34 – 1,75

66 – 90

Loại đất

(Nguồn: Nguyễn Thế Đặng, 1999)

1.2.2. Một số tính chất cơ lý của đất
Một số tính chất cơ lý của đất bao gồm: tính dính, tính dẻo, tính trương co,
độ chặt…Những tính chất cơ lý xác định các đặc trưng sản xuất của đất. Muốn thiết
kế, sản xuất ra được những máy móc, nông cụ phục vụ cho việc làm đất hợp lý, sử
dụng có hiệu quả cao các loại nông cụ này trên đồng ruộng thì cần phải hiểu biết
các tính chất này. Những tính chất cơ lý của đất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng, phát triển của hệ thống rễ cây trồng.

1.2.2.1. Tính liên kết của đất
Tính liên kết của đất được tạo bởi sức hút giữa các hạt đất để tránh bị tan vỡ
bởi tác động của các lực từ bên ngoài. Như vậy, tính liên kết có liên quan đến khả
năng đâm xuyên của rễ cây, lực tác động cần thiết để làm đất. Đất có sức liên kết
lớn thì rễ cây phát triển kém, cày bừa tốn công. Tính liên kết của đất lớn hay nhỏ

Trang 13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

phụ thuộc vào thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, kết cấu đất, độ ẩm của đất và
thành phần cation trên bề mặt keo (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Tính liên kết của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc làm đất và việc áp dụng các
biện pháp canh tác. Đất có kết cấu tốt lực liên kết giữa các hạt không lớn, do đó rất
dễ cày bừa và xới. Ngược lại ở những loại đất sét có kết cấu tảng lớn thì việc làm
đất rất khó khăn, đặc biệt là khi đất khô.
1.2.2.2. Tính dính của đất
Tính dính của đất là khả năng kết dính của đất với những vật tiếp xúc với
chúng (Trần Văn Chính, 2006). Nếu tính liên kết của đất là lực liên kết giữa các hạt
đất thì tính dính lại thể hiện sức hút của các hạt đất khi tiếp xúc với các vật từ bên
ngoài vào. Tính dính được thể hiện như đất bám dính vào cày, bừa hay chân tay con
người. Như vậy, tính dính cao cũng sẽ gây khó khăn cho làm đất và hoạt động của
máy móc, con người trên đồng ruộng. Tính dính của đất phụ thuộc vào thành phần
cơ giới, hàm lượng mùn, kết cấu đất, độ ẩm và thành phần cation hấp phụ.
Những loại đất có tỷ lệ các cấp hạt sét cao với thành phần khoáng sét càng

cao thì tính dính càng lớn. Ngược lại với tỉ lệ sét, khi đất có hàm lượng mùn càng
lớn thì càng làm giảm tính dính của đất. Hầu hết đất bắt đầu có tính dính cao khi độ
ẩm trong đất đạt 60 – 80% độ trữ ẩm cực đại (Trần Kim Tín, 2003).
1.2.2.3. Tính dẻo của đất
Tính dẻo của đất là chỉ khả năng của đất có thể biến dạng mà không bị vỡ khi
có lực tác động từ bên ngoài vào. Như vậy, tính dẻo được hình thành do sức hút lẫn
nhau của các phân tử đất. Đất có chứa 15% hàm lượng sét trở lên thì bắt đầu biểu
hiện tính dẻo rõ, tính chất này có liên quan đến bản chất tự nhiên của các hạt sét khi
chúng hấp phụ nước (Trần Kông Tấu, 2005).
Tính dẻo của đất chỉ thể hiện khi đất có phạm vi ẩm độ nhất định, đất quá
khô hay quá bão hòa nước đều không có tính dẻo. Nếu khô, hòn đất chỉ có thể nứt
vỡ ra cò nếu ẩm quá thì khoảng cách giữa các hạt đất sẽ lớn, đất bị nhão không còn
tính dẻo (Trần Kim Tín, 2003).
1.2.2.4. Tính trương và co của đất
Tính trương và co của đất là sự tăng thể tích khi ướt hay giảm thể tích khi
khô. Tính trương co gây bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ. Khi trương, đất bị giảm
về độ xốp, tăng độ chặt, giảm khả năng thoát nước và không khí gây ảnh hưởng xấu
tới hoạt động của vi sinh vật đất và bộ rễ cây trồng. Từ đó tính trương ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của cây. Khi trương khả năng thấm nước
của đất giảm, do vậy sẽ thúc đẩy quá trình hình thành nước chảy bề mặt gây nên xói
mòn đất (Trần Văn Chính, 2006).
Khi co, đất tạo nên các vết nứt ngang dọc, điều này có thể làm đứt rễ cây
trồng, đặc biệt ảnh hưởng tới các loại cây có kích thước rễ nhỏ. Ngoài ra, các vết
nứt sẽ gây nên quá trình rửa trôi dinh dưỡng và các hạt sét xuống tầng sâu.
1.2.2.5. Sức cản của đất
Khi chuẩn bị đất canh tác cần phải tiến hành cày, bừa, phay đất cho tơi nhỏ
nhằm tạo ra kết cấu đất thích hợp với cây trồng. Để làm được điều này, các công cụ
Trang 14

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

làm đất phải tạo ra các lực cần thiết để thắng sức cản của đất và lực này đặc trưng
bởi lực cản riêng của đất. Như vậy, cần phải xác định độ ẩm thích hợp để có tính
liên kết, tính dính, tính dẻo ở trị số phù hợp để cho sức cản bé nhất khi làm đất là rất
quan trọng (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Bảng 12: Ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng làm đất

<15%

20 25%

35 – 45%

>55%

khô

tối thích

ướt

ngập nước

Trạng thái đất


Cứng, rắn

Giòn

Dẻo

Lỏng

Sức cản riêng

Rất cao

Nhỏ

Cao

Nhỏ nhất

Khả năng làm
đất

Khó, tốn
công

Dễ làm, thích
hợp

Khó, không thích
hợp


Dễ làm, thích
hợp

Độ ẩm

(Nguồn: Trần Kông Tấu, 2002)

1. 2.2.6. Động thái ẩm trong đất
Có nhiều lý do khiến các nhà khoa học đất cần phải quan tâm nghiên cứu về
chế độ nước và những đặc tính của nó. Đó là vai trò không thể thiếu được của nước
với tính chất đất và hoạt động sống của sinh vật.
Trước tiên nước có liên quan đến một loạt các đặc tính của đất như quá trình phong
hóa đá, hòa tan chất dinh dưỡng, quá trình xói mòn và rửa trôi, chế độ nhiệt và
không khí đất, hoạt động của vi sinh vật đất và các tính chất cơ lý đất (Trần Kông
Tấu, 2005).
Nước là nhu cầu không thể thiếu được của cây. Để sinh trưởng và phát triển
bình thường cây cần một lượng nước nhất định. Đó là lượng nước tham gia của quá
trình quang hợp và lượng nước tiêu hao cần thiết thông qua quá trình bốc hơi mặt lá
để điều hòa thân nhiệt và vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây.
Nắm được các đặc tính của nước trong đất giúp ta điều tiết nước một cách hợp lý
theo chiều hướng bồi dưỡng và bảo vệ đất, đáp ứng được nhu cầu về nước cho cây.
Các dạng nước trong đất
Nước trong đất có thể tồn tại ở các thể khác nhau như thể rắn, thể lỏng, thể
khí. Đồng thời nước cũng chịu tác động của các lực khác nhau trong đất như lực hút
phân tử, sức hút của các chất có mang điện (cation, keo đất…), lực hút giữa các
phân tử nước với nhau, trọng lực…
Căn cứ vào trạng thái tồn tại và lực tác động vào phân tử nước, có thể chia
nước trong đất thành các loại sau: Nước ở thể rắn (nước đóng băng), nước ở thể hơi
(hơi nước trong không khí đất), nước liên kết (nước liên kết hóa học và nước liên
kết lý học), nước tự do (nước mao quản, nước trọng lực, nước ngầm).

a. Nước ở thể rắn
Nước nguyên chất đóng băng khi nhiệt độ nhỏ hơn hay bằng 0oC. Tuy nhiên,
ở trong đất, nước có hòa tan một lượng muối nhất định do vậy vùng đông đặc của
nước thường nhỏ hơn 0oC. Dạng nước này chỉ tồn tại ở các vùng ôn đới, núi cao hay
Trang 15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Bắc Cực. Nó ít có ý nghĩa với đời sống của cây và các tính chất của đất. Mặt dù vậy
khi nước đóng băng, thể tích nước tăng lên tạo nên áp lực phá hủy đá trong phong
hóa lý học và góp phần tạo nên kết cấu đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
b. Nước ở thể hơi
Đây chính là hơi nước trong đất, thuộc vào thành phần không khí đất. Hơi
nước trong đất tuy có thành phần rất nhỏ chỉ khoảng 0.001% so với trọng lượng đất
nhưng rất linh động, di chuyển nhanh. Do vậy hơi nước có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp nước cho cây, phân bố lại lượng nước trong phẫu diện đất (Brandy N.
C, 1985). Sự di chuyển của hơi nước nhờ vào hai quá trình chính:
Quá trình khuếch tán: Do chênh lệch áp suất nên hơi nước di chuyển từ nơi
có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn, do đó cũng di chuyển từ nơi ẩm sang nơi
khô hơn. Khi nhiệt độ của đất hạ xuống, hơi nước di chuyển đến nơi nhiệt độ thấp
hơn. Chính nhờ khả năng di chuyển nên có sự trao đổi tỷ lệ hơi nước giữa không
khí trong đất và không khí khí quyển sát mặt đất.
Hơi nước di chuyển thụ động do gió thổi (sự di chuyển của cả khối không
khí đất).
c. Nước liên kết

Nước liên kết hóa học: Đây là dạng nước ít có ý nghĩa với tính chất và hoạt
động sống của cây. Loại nước này tham gia trực tiếp vào mạng lưới tinh thể của
khoáng vật (còn gọi là nước hóa hợp) như: Fe(OH)3, Al2O3.3H2O (gipxit)… hay
liên kết với các hợp chất (nước kết tinh) như: CaSO4.2H2O, Na2SO4.10H2O…
Nước liên kết vật lý: Đây là lượng nước được hấp thu trên bề mặt của các
phân tử rắn trong đất bằng lực hút phân tử, sức hút tĩnh điện giữa các phân tử rắn
trong đất với các phân tử nước và giữa các phân tử nước với nhau.
d. Nước tự do
Nước tự do không chịu sự chi phối của lực hút phân tử mà chịu sự chi phối trực tiếp
của lực hút mao quản và trọng lực. Chúng được chia ra làm ba loại:
Nước mao quản: Là dạng nước tự do được chứa trong các khe hở mao quản
của đất. Lượng nước mao quản nhiều hay ít có liên quan chặt chẽ tới tổng khe hở
trong đất (độ xốp) và kích cỡ của khe hở. Các khe hở có kích thước lớn thì lực mao
quản nhỏ, do vậy chúng không có khả năng giữ nước bằng lực mao quản. Các khe
hở này chủ yếu là chứa không khí đất.
Nước trọng lực: Là lượng nước di chuyển trong đất theo chiều từ trên xuống
dưới do tác động của trọng lực. Nước trọng lực phát sinh khi lượng nước trong đất
lớn hơn sức chứa mao quản. Có nghĩa là lúc này nước được chứa vào các khe hở
lớn của đất. Do trong các khe hở lớn, sứt hút mao quản nhỏ nên nước di chuyển
nhanh xuống nước ngầm bởi sự tác động và chi phối của trọng lực. Do nước trọng
lực di chuyển xuống nhanh, thời gian tồn tại trong đất ngắn nên cây trồng ít có khả
năng sử dụng lại nước này (Nguyễn Điền, 1984).
Nước ngầm: Nước trọng lực di chuyển xuống sâu khi gặp tầng đất hay đá
không thấm nước sẽ đọng lại tạo thành nước ngầm. Mực nước ngầm nông hay sâu
có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước của nước ngầm cho tầng đất
Trang 16

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

mặt. Độ sâu của nước ngầm bị chi phối bởi một số yếu tố như lượng mưa ở các
mùa, địa hình, rừng… Thường ở mùa mưa mực nước ngầm cao hơn ở mùa khô. Nơi
có địa hình thấp, nơi có rừng thường có mực nước ngầm cao.
Sự di chuyển của nước trong đất
Mọi sự di chuyển của nước trong đất đều do thế năng nước trong đất quyết
định. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ sự di chuyển của thể lỏng và thể hơi, nước ở thể rắn
không di chuyển được trừ khi đã chuyển thể. Trong đất, nước di chuyển dưới hai
hình thức trong điều kiện bão hòa và không bão hòa. Trong môi trường bão hòa hay
dưới mực thủy cấp, nước chảy theo phương ngang. (Radciliffe & Rasmussen, 2000)
a. Tính thấm nước
Tính thấm nước của đất chính là quá trình đất tiếp nhận nước và để cho nước
vận chuyển tự do trong đất. Đây là một tính chất quan trọng của đất có liên quan
đến hàng loạt các tính chất khác nhau của đất.
Quá trình thấm nước trong đất giúp cho quá trình trao đổi khí giữa không khí
đất và không khí khí quyển một cách thuận lợi. Tuy nhiên, nước không tồn tại lâu ở
trong đất mà di chuyển nhanh xuống nước ngầm trả lại chỗ cho không khí từ khí
quyển di chuyển vào. Quá trình này làm thay đổi cơ bản thành phần không khí đất
theo hướng tăng nồng độ oxy và giảm nồng độ CO2. Song song với quá trình này,
nước còn hòa tan và vận chuyển một lượng không khí nhất định vào đất.
Đất càng có cấu trúc, có nhiều đoàn lạp bền trong nước sẽ có tính thấm tốt.
Tuy nhiên, đất nước thấm vào đất nhờ vào trọng lực của mình theo những lỗ hổng
trong đất, đồng thời bị kéo về các phía, các hướng khác nhau do ảnh hưởng của
năng lượng bề mặt, lực hút của đất và hiện tượng mao quản. Cần phân biệt hai quá
trình: Quá trình thấm ướt và quá trình thấm lọc. Quá trình thấm ướt là quá trình mà
nước tiếp nhận khi đất còn trong trạng thái khô hoặc chưa bão hòa nước. Quá trình
thấm lọc là quá trình tiếp theo sau quá trình thấm ướt khi đã bão hòa nước hoàn toàn

(Trần Kông Tấu, 1993).
Tốc độ thấm nước của đất phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Thành phần cơ giới đất có ảnh hưởng rất rõ rệt với tốc độ thấm nước của đất.
Với đất cát có nhiều khe hở lớn nên nước thấm nhanh, thấm nhiều hơn so với đất
sét. Ngoài ra với đất sét có tốc độ thấm còn bị giảm nhanh do khi gặp nước sét
trương ra lấp kín khe hở trong đất.
Kết cấu đất đất ảnh hưởng không những đến tốc độ thấm tại một thời vùng
mà còn có tác dụng duy trì tốc độ thấm trong cả một quá trình. Với đất có kết cấu
tốt, độ bền của hạt keo cao thì nước thấm nhanh và duy trì được tốc độ thấm. Ngược
lại với đất có kết cấu kém, độ bền kém khi mưa hay tưới kết cấu đất bị phá vỡ, các
hạt cơ giới sẽ lấp đầy các khe hở trong đất làm cho tốc độ thấm giảm rõ rệt (Trần
Kông Tấu và ctv, 1984).
b. Tính giữ nước của đất
Khả năng giữ nước lại cho mình trong điều kiện có dòng chảy tự do về phía
dưới gọi là khả năng giữ nước của đất (Trần Kông Tấu, 2005). Số lượng nước được
cất giữ lại trong những điều kiện như vậy đặc trưng bằng độ trữ ẩm. Độ trữ ẩm tính
Trang 17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

bằng % so với trọng lượng đất khô hoặc tình bằng % so với thể tích bằng cách lấy
% trọng lượng đất khô nhân với dung trọng đất.
Khả năng giữ nước và độ trữ ẩm (còn goi là ẩm dung hay sức chứa ẩm) là
một trong những chỉ số rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Nhờ vào tính
chất này mà đất có thể giữ lại cho mình một lượng nước dự trữ, cung cấp cho cây

trồng vào những thời kỳ khô hạn.
c. Độ trữ ẩm (sức chứa nước)
Độ trữ ẩm được chia thành các dạng sau:
Độ trữ ẩm hấp phụ cực đại: Là đại lượng nước lớn nhất mà đất giữ lại nhờ
lực hấp phụ, hoặc nói một cách khác là lượng nước lớn nhất của nước liên kết chặt.
Độ trữ ẩm phân tử cực đại: Là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong đất
nhờ lực phân tử, bao gồm nước hút ẩm không khí và nước màng.
Độ trữ ẩm mao quản: Là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong đất nhờ lực
mao quản. Độ trữ ẩm này phụ thuộc vào bề dày của lớp mao quản và phụ thuộc vào
độ sâu của mực nước ngầm. Chính vì vậy trị số này không được công nhận là một
hằng số, nó chỉ là một biến số (Trần Văn Chính, 2006).
Độ trữ ẩm cực đại (độ trữ ẩm chung, độ trữ ẩm đồng ruộng, ẩm dung đồng
ruộng…): Là lượng nước lớn nhất mà đất giữ lại được sau khi nước trọng lực đã rút
chảy, không có hiện tượng bốc hơi và không có hiện tượng dâng mao quản từ dưới
mạch nước ngầm lên.
Độ trữ ẩm toàn phần: Là lượng nước lớn nhất mà đất chứa giữ được khi tất
cả các tế khổng trong đất đều bão hòa nước. Lúc này trong đất chứa tất cả các dạng
nước: nước tinh thể, nước hấp phụ, nước liên kết, nước mao quản, nước trọng lực.
Ở trạng thái như vậy, độ trữ ẩm toàn phần bằng độ xốp đất. Trường hợp trong đất
xuất hiện không khí ẩn thì độ trữ ẩm toàn phần thường nhỏ hơn độ xốp.
Chúng ta cần phân biệt giữa “độ trữ ẩm” và “độ ẩm”. Độ trữ ẩm (sức chứa nước)
thể hiện khả năng giữ nước của đất. Các loại đất khác nhau, khả năng chứa ẩm cũng
khác nhau. Độ trữ ẩm là một hằng số nước, còn độ ẩm là một biến số, trị số này
thay đổi phụ thuộc vào thời tiết, thời gian…. (Nguyễn Thế Đặng, 2006)
d. Cách biểu thị ẩm độ đất
Độ ẩm đất là khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa nước trong đất với đất. Nói cách
khác, độ ẩm biểu thị mức độ chứa nước của đất. Độ ẩm đất được dùng để xác định
lượng nước trong đất, lượng nước tưới và thời điểm tưới để điều tiết nước cung cấp
cho cây trồng. Ta có một số cách biểu thị độ ẩm của đất như sau:
Ẩm độ theo khối lượng: (Wm)

Wm (%) = (M w/Msd)*100
Trong đó:
Wm:Ẩm độ đất tính theo khối lượng (%)
Mw: Khối lượng nước, (g)
Msd: Khối lượng đất khô kiệt (g)
Trang 18

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Đất

Khóa 31 (2005 – 2009)

Ẩm độ đất theo thể tích: (Wv)
Wv (%) = Wm (%) *pb
Trong đó:
Wv: Ẩm độ đất tính theo thể tích (%)
pb: Dung trọng của đất
Ngoài ra, ẩm độ đất theo thể tích còn được tính theo công thức:
θ t = (W1 – W2)/V

Trong đó:
θ t: lượng ẩm độ tính theo thể tích (cm3 nước cho mỗi cm3 đất)

W1: trọng lượng của vòng chứa + đất ẩm (g)
W2: trọng lượng của vòng chứa + đất khô (g)
V: thể tích của vòng (cm3)

(Trần Kim Tính, 2003)


1.2.2.7. Hệ số thấm Ksat
Quá trình nước đi vào đất và trở thành nước của đất gọi là tính xâm nhập
(infiltration). Khi nước xâm nhập đầy đủ vào đất, nước di chuyển thẳng xuống trong
phẩu diện theo một quá trình gọi là thấm (percolation). Hệ số thấm liên quan tới sức
dẫn thủy lực của đất (Trần Văn Chính, 2006).
Hệ số thấm Ksat là thông số chính để dự đoán dòng chảy bão hòa trong đất,
ngoài các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến hệ số thấm, sa cấu, cấu trúc đất cũng
làm cho hệ số thấm bị thay đổi một cách đáng kể. Chỉ tiêu này để phân biệt khả
năng thấm và thoát nước của đất. Đất có giá trị Ksat cao sẽ có tác dung thấm nước
và thoát nước nhanh không bị ngập úng (Radeliffe and Rasmusen, 2000). Độ thấm
của đất nói lên sự nén chặt mất cấu trúc của đất (Trần Bá Linh và ctv, 2006).
1.2.3. Thành phần cơ giới đất (thành phần các cấp hạt, sa cấu đất)
Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm (%) của những nguyên
tố cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá hủy.
Hay thành phần cơ giới (cấp hạt) của đất là tỉ lệ phần trăm những nguyên tố cơ học
có kích thước khác nhau chứa trong đất với những tỉ lệ khác nhau (Trần Bá Linh,
2007). Ngoài ra, theo Dương Minh Viễn (2003), tỷ lệ phần trăm các cấp hạt có kích
thước khác nhau trong đất gọi là thành phần cơ giới.
Trong thực tiễn sản xuất, vai trò của thành phần cơ giới rất quan trọng. Nông
dân ta xưa đã dựa vào những nhận xét ngoài đồng ruộng trong quá trình sản xuất để
chia đất thành các loại: đất cát già, cát non, thịt pha cát, thịt nhẹ, đất sét… Mỗi loại
đất chỉ phù hợp với một số loại cây trồng nhất định và cần có biện pháp canh tác
thích hợp. Khi ngành thổ nhưỡng học hình thành và phát triển, việc phân loại đất
theo thành phần cơ giới cũng đồng nghĩa với việc gọi tên đất. Chúng ta cần lưu ý
rằng việc phân loại đất theo thành phần cơ giới khác đối với việc phân loại đất theo
nguồn gốc và quá trình hình thành đất.

Trang 19


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×