Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG và KHẢO sát đặc TÍNH đất NHIỄM mặn ở HUYỆN đầm dơi TỈNH cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.24 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

‫ھھھھھھھھھھھھھھھھ‬
LÊ TẤN LỘC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
ĐẤT NHIỄM MẶN Ở HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ , 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

‫ھھھھھھھھھھھھھھھھ‬
LÊ TẤN LỘC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
ĐẤT NHIỄM MẶN Ở HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC ĐẤT

Cán Bộ Hướng Dẫn
PGS , TS Ngô Ngọc Hưng `

Cần Thơ , 2012

Sinh Viên Thực Hiện


Lê Tấn Lộc
MSSV: 3084108
Lớp : KHD K34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

‫ھھھھھھھھھھھھھھھ‬
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành khoa học đất với đề tài :

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
ĐẤT NHIỄM MẶN Ở HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

Do sinh viên LÊ TẤN LỘC thực hiện :

Kính chuyển lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .

Cần thơ , ngày

tháng

Cán bộ hướng dẫn

năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiêp đã chấp nhận luận văn tốt

nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Đất với đề tài :
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH
ĐẤT NHIỄM MẶN Ở HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

Do sinh viên Lê Tấn Lộc thực hiện và bảo vệ trước hội đồng .

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...

Xét duyệt của khoa

Cần thơ,ngày

Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

tháng

năm 2012

Chủ tịch Hội Đồng



LÝ LỊCH

I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên : Lê Tấn Lộc
Ngày sinh : 15/08/1990
Nơi sinh : Nguyễn Huân , Đầm Dơi , Cà Mau
Hộ khẩu thường trú : Nguyễn Huân , Đầm Dơi , Cà Mau

II.

QÚA TRÌNH HỌC TẬP

1. Bậc Tiểu Học
Trường tiểu học Hồng Phước, Đầm Dơi , Cà Mau
2. Bậc Trung Học Cơ sở
Trường trung học cơ sở Nguyễn Huân , Đầm Dơi , Cà Mau
3. Bậc trung học phổ thông
Trường trung học phổ thông Đầm Dơi , Cà Mau
4. Bậc đại học
2008-2012 là sinh viên ngành lớp Khoa Học Đất K34, Trường đại học
Cần Thơ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi , các số liệu
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cá nhân hay tổ chức
nào công bố trong bất cứ công trình nào trước đây.


Tác giả luân văn

LÊ TẤN LỘC


LỜI CẢM TẠ

Xin kính dâng lên ba mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất, người đã hết lòng nuôi dạy
con khôn lớn.

Thành kính biết ơn !

Thầy PGs. TS. Ngô Ngọc Hưng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và đóng góp nhiều
ý kiến quý báo để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Chị Trương Thúy Liễu và Anh Nguyễn Quốc Khương đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm luận văn.

Qúy Thầy ,Cô trường đại học Cần Thơ , Khoa nông nghiệp , Bộ môn Khoa Học
Đất đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báo và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
em trong suốt khóa học.


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU …………………………………….......1
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU ……………………………………......1
1.1.1 Vị trí địa lý …………………………………………………………………1

1.1.2 Địa hình địa mạo …………………………………………………………..1
1.1.3 Khí hậu …………………………………………………………………….2
1.1.4 Thủy văn …………………………………………………………………...3
1.2 ĐẤT MẶN …………………………………………………………………...3
1.2.1 Sự hình thành đất mặn ……………………………………………………..3
1.2.2 Các nhóm đất mặn …………………………………………………………5
1.2.3 Các dạng đất mặn …………………………………………………………7
1.2.4 Độ mặn của đất ( EC) ……………………………………………………...8
1.3 ĐẤT MẶN CHÍNH Ở ĐẦM DƠI ………………………………………….12
1.3.1 Đất mặn nặng (Mn) ……………………………………………………….13
1.3.2 Đất mặn trung bình và ít (Mn) ……………………………………………13
1.3.3 Bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai ở huyện đầm dơi ………………..13
CHƯƠNG II : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………15
2.1 Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………….....15
2.2 Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………15


2.3 Thiết bị đo ………………………………………………………………….15
2.4 Phương pháp lấy mẫu và điều tra hiện trạng sử dụng đất ………………….16
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ……………………………………..16
3.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT ……16
3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất ……………………………………………………16
3.1.2 Khảo sát diễn biến sử dụng đất nông nghiệp ……………………………18
3.2 ĐẶC TÍNH ĐẤT Ở ĐẦM DƠI ……………………………………………20
3.2.1 ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT ( pH) …………………………………………….20
3.2.1.1 pH (trích bảo hòa)……………………………………………………….20
3.2.1.2 pH ( trích tỉ lệ 1:2.5) ……………………………………………………22
3.3 ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT (EC) …………………………………………………23
3.3.1 Ec (trích bảo hòa) …………………………………………………………24
3.3.2 Ec (trích tỉ lệ 1:2.5) ……………………………………………………….25

3.4 LÂN DỄ TIÊU ……………………………………………………………..26
3.5 SẮT HOẠT ĐỘNG ………………………………………………………..27
3.6 TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHỤC VỤ SX NÔNG LÂM NGHIỆP …….29
3.7 QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT ……………………………………………30
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………..33
4.1 Kết luận ……………………………………………………………………33
4.2 kiến nghị …………………………………………………………………….34


TÓM LƯỢC
Nuôi trồng thủy hải sản được đánh giá là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao .Song
không phải lúc nào người nông dân củng đạt được kết quả như mong muốn.Hiện
nay đất mặn ở Đầm Dơi được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Còn tùy vào đặc
điểm của từng loại đất cụ thể,và tùy vào cách canh tác khác nhau.Do ít áp dụng
khoa học kỷ thuật vào sản xuất cho nên những năm gần đây tình hình sản xuất
bấp bênh.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có những biến mạnh.
Đề tài nhằm mục đích điều tra hiện trạng sử dụng đất,phân tích những biến động
trong sử dụng đất của huyện .
Đồng thời khảo sát một số tích chất điển hình như độ chua của đất (PH),độ mặn
của đất(EC),và một số tính chất hóa học khác :lân dễ tiêu,sắt hoạt động.
Khai thác tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất,từ đó đề xuất quan điển sử dụng
đất đai ,vì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là
điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong mọi quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để khai thác sử dụng
triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả đất đai , đáp ứng yêu cầu phát triển ngày
càng cao của nền kinh tế.


MỞ ĐẦU
Đầm Dơi là huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều biển đông

nên nguồn nước biển thông qua hệ thống sông rạch chằng chịt,có thể xâm nhập
vào hầu hết diện tích đất của huyện.Vì vậy toàn bộ diện tích đất trong huyện đều
xếp vào các loại đất mặn.
Huyện Đầm Dơi nằm ở phía Đông nam của tỉnh Cà Mau diện tích tự nhiên
82642.53 ha bằng 15,51% diện tích tự nhiên của huyện.Là huyện đi đầu về phát
triển kinh tế thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên , việc sản xuất của các hộ dân trong
nuôi trồng thủy hải sản vẫn còn nhiều khó khăn,có tính chất tự phát và phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên thường đem lại hiệu quả không cao và dễ gặp rủi ro.
Đề tài “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH ĐẤT NHIỄM MẶN
Ở HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU” được

thực hiện nhằm mục đích điều tra hiện

trạng sử dụng đất, nắm bắt được tình hình biến động trong sử dụng đất nông
nghiệp của huyện ,đặc biệt là những thay đổi trong sử dụng đất mặn để nuôi trồng
thủy hải sản,đồng thời khảo sát những đặt tính đất nhiễm mặn.Hướng tới việc sử
dụng nguồn tài nguyên đất hiệu quả hơn.


CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1 .1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU .
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Đầm Dơi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau bao gồm 15 xã và 1
thị trấn: xã Tạ An Khương, xã Tạ An Khương Đông, xã Tạ An Khương Nam,
xã Trần Phán, xã Tân Đức, xã Tân Thuận, xã Tân Duyệt, xã Tân Dân, xã Tân
Tiến, xã Quách Phẩm, xã Quách Phẩm Bắc, xã Nguyễn Huân, xã Thanh Tùng,
xã Tân Trung, xã Ngọc Chánh và Thị trấn Đầm Dơi, có vị trí địa lý theo kinh,
vĩ độ như sau:
- Từ 10502’47” đến 105025’3” kinh Đông.

- Từ 8049’29” đến 9006’19” vĩ Bắc.
Ranh giới hành chính tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Tây giáp huyện Cái Nước;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
+ Phía Nam giáp huyện Năm Căn.
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình có địa hình dạng lòng chảo mở, phần sát bờ biển có cao trình thường
trên 1,5m thậm chí trên 1,8m. Phần còn lại có xu thế thấp dần về phía xã Trần
Phán và thị trấn Đầm Dơi với cao trình 0,4-0,6m. Địa hình bị chia cắt bởi hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo cho Đầm Dơi các khu vực riêng biệt.

Trang 1


Địa chất: do hình thành từ các trầm tích biển trẻ nên nhìn chung nền đất yếu,
lớp bùn hữu cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7 – 1,7m, lớp bùn sét dày 1,3 – 1,4m. Do
các công trình xây dựng nằm trực tiếp lên lớp bùn yếu nên cần có các giải pháp
xử lý về nền móng, chống lún và triệt tiêu lún, vì vậy giá trị đầu tư rất cao.
Khu vực đất rừng, bờ sông thường có nhiều lỗ mọi, đây là một đặc điểm cần
chú ý khi xây dựng các đầm nuôi thuỷ sản, cần có giải pháp thi công thích hợp
để chống cạn nước đầm nuôi.
Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô nước các sông có độ mặn cao
hơn, tuy nhiên đối với khu vực huyện Đầm Dơi do gần sát biển nên sự chênh
lệch độ mặn nước sông giữa các mùa biến đổi không lớn như các vùng sâu
trong nội địa.
Đặc điểm địa hình của huyện Đầm Dơi thuận lợi cho phát triển giao thông
đường thuỷ, du lịch sông nước, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn…
Những đặc thù của điều kiện trên đã được nhân dân địa phương ứng dụng vào
sản xuất và đời sống từ lâu đời, tạo nên những nét đặc thù của vùng sông nước

miền Tây Nam Bộ nói chung và của huyện Đầm Dơi nói riêng, đó là: việc
xuồng ghe đi lại theo con nước, đóng đáy sông, đáy biển, lấy nước và xả nước
các đầm tôm… đã tiết kiệm được nhiều về chi phí và sức lao động, phù hợp với
sinh trưởng phát triển tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhất là rừng
đước.
1.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao quanh
năm, nhiệt độ trung bình khoảng 27,20C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong

Trang 2


năm vào tháng 4, khoảng 28,70C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng,
khoảng 26,20C.
Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.939,3
giờ/năm. Lượng mưa bình quân 2.690,5 mm/năm, có sự phân hóa sâu sắc theo
chế độ mưa ẩm, phù hợp với hoạt động của gió mùa.
Độ ẩm bình quân 83%/năm, mùa khô ẩm độ thấp hơn vào tháng 3 ẩm độ chỉ
khoảng 76%. Với nền nhiệt độ cao quanh năm, giàu ánh sáng và ôn hòa, khí
hậu của huyện rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất
nông, lâm, thủy sản.
1.1.4 Thuỷ văn
Phía Đông huyện Đầm Dơi tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển chạy dài
gần 25km. Địa bàn huyện chịu tác động trực tiếp của chế độ triều biển đông
(bán nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn từ 3-3,5m
vào ngày triều cường.
Do bị ảnh hưởng của chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển
như: sông Hố Gùi, sông Cây Tàng, sông Ấp Hạp, sông cả Học... nên toàn bộ
diện tích đất liền của huyện đều bị nhiễm mặn. Chế độ thủy triều đã được người

dân tận dụng trong đời sống sản xuất như lấy nước và thoát nước cho các vuông
tôm cũng như phục vụ cho giao thông đi lại.
1.2 ĐẤT MẶN
1.2.1 Sự hình thành đất mặn .
Ở Việt Nam do tác động của biển , đã hình thành một loại đất đặt biệt , đó là đất
mặn . Nhóm đất này là “đất có vấn đề “,tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
Trang 3


ven biển miền Bắc như : Thái Bình , Thanh Hóa và vùng ven biển miền Nam từ
các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang xuống Bạc Liêu , Cà Mau lên đến tỉnh Kiên
Giang .Dọc ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễn mặn .Nhưng do địa
hình dốc nên thủy triều tràn vào ít hơn so với ở Bắc Bộ và Nam Bộ . Nhóm đất
mặn có diện tích khoảng 1 triệu ha . Gọi là đất mặn vì đất bị nhiễm mặn do
nước biển và có chứa nhiều loại muối khác nhau , trong đó muối clorua bao giờ
cũng chiếm ưu thế.
Nhiễm mặn và mặn hóa là một trong những trỡ ngại chính của đất canh tác ở
Việt Nam , xãy ra cho các vùng ven biển ở đồng bằng . Quá trình mặn hóa
nhiều nhất những năm gần đây khi phong trào nuôi tôm lên cao người dân đã
phá đê ngăn mặn để đưa nước mặn vào nuôi tôm và đất bị nhiễm mặn trong
suốt mùa nuôi tôm (Võ Thị Gương , 2003)
Đât mặn có diện tích và phân bố:nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích
971.356 ha (Đất Việt Nam, 2000), chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của cả
nước.Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, trà Vinh, Bến Tre...và ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng
Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình và
Thanh Hóa. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh
Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm.
Điều kiện hình thành:
+ Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu ≤

1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu
chất

Trang 4


kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn
phù sa sông được phủ lên trên. Phù sa biển thường thô còn phù sa sông nhỏ
mịn, chủ yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển
ra cửa sông sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng
đọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét.
+ Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như sú (Acgicera
magas) gặp nhiều ở miền Bắc. Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), đước (Rhizophora
apiculata) và một số cây khác như cói, dừa nước, cà giang... phổ biến ở vùng
ven biển Nam Bộ
Quá trình hình thành:
Đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển được hình thành do trầm tích sông và
biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc
gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy, sự hình thành nhóm
đất mặn ở Việt Nam chủ yếu là do quá trình hóa mặn ở các vùng đất ven biển
do tác động của nước biển. Theo phân loại của FAO- UNESCO loại đất này
được gọi là phù sa mặn; quan điểm này cũng giống như phân loại đất phèn
(Thionic Fluvisols) vì do đặc tính của phèn và mặn ở nước ta chưa đạt chỉ tiêu
của nhóm (major soilgrouping) mà chỉ đạt chỉ tiêu của loại hay đơn vị đất. Ðất
mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng
không có tầng sunfidic cũng như tầng sufuric từ bề mặt đất xuống độ sâu
125cm.
1.2.2 Các nhóm đất mặn
- Đất mặn ngoài đê biển ( đất mặn sú vẹt ) : Diện tích 105.300ha , thường
xuyên


Trang 5


ngập nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn cây rừng ngập mặn như : đước ,
xú , vẹt , mắm , bần … Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan trọng trong việc
bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản .
Đất mặn ven biển do ảnh hưởng của nước biển mặn theo thủy triều tràn vào
hoặc do mạch nước mặn ngầm ( FAO UNESCO) gọi là đất phù sa mặn ( Salic
Fluvisols) và sát định đất mặn là đất có đặc tính mặn (Salic properties )không
có tầng sulfidic trong vòng 125cm đất mặn ( Tôn Thất Chiểu ,1992) .
- Đất mặn nội đồng :
+ Đất mặn nhiều : Diện tich 139.610ha phần lớn tập trung ở vùng ven biển
đồng bằng sông Cửu Long 102.000ha . Những vùng ven biển khác điều có
nhưng diện tích ít hơn , như Đông Nam Bộ 19.590ha , duyên hải miền Trung
11.420ha . Khu IV cũ 6.600ha , hệ thống thủy lợi , chế độ thủy văn cũng tác
động làm thay đổi tính chất và diện tích đất mặn nhiều .
+ Đất mặn trung bình và ít : Diện tích 732.580ha nằm bên trong vùng mặn
nhiều , đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của thủy triều
.Đất được xây dựng các công trình tưới tiêu , nhiều vùng đã có sản xuất lúa ,
phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 586.420ha
(80%).Đồng bằng Sông Hồng 53.300ha (7.3%),khu IV cũ 38.350ha (5.2%) ,
duyên hải miền Trung 35.560ha (4.9%) và một ít ở Đông Nam Bộ .
Sự mặn hóa là sự tích tụ của các muối hòa tan trong đất . Ở nhiều vùng khô ,
các muối được tích tụ trong đất do sự mao dẫn muối từ nước ngầm nhiễm mặn
.cường độ của việc bốc thoát hơi nước của nước ngầm và quá trình tích tụ của
muối trong đất và trong nước gia tăng với độ tiếp xúc của mực nước ngầm ,và
quá trình tích tụ muối đạt được mức độ cao nhất ở những vùng có điều kiện khí

Trang 6



hậu khô cằn trong khoảng từ 1500-3000 trong năm , do đó vượt xa lượng mưa
thật sự , đối với những vùng này lượng mưa hàng năm rất thấp .(Võ Thị Gương
,2006).
Theo Ngô Ngọc Hưng ,2007 thì mặn hóa là quá trình xâm nhiễm và tích tụ của
các muối là các kiêm loại kiềm trong môi trường đất , nước khi các môi trường
này chưa bị mặn trở nên mặn .Sự mặn hóa có thể bị nhiễm theo 2 yếu tố : Mặn
do muối ( gồm các muối NaCL, Na2SO,CaCL2CaSO4,MgCL,NaNO3,Mg(NO3)
…đó là muối kiêm loại kiềm và gốc kiềm thổ có các gốc acid là những anion :
Cl-,SO42- , NO32-, CO32-,mà CL đóng vai trò chủ đạo , mặn hóa do kiềm (là các
kiêm loại kiềm và kiềm thổ như : Na,K,Ca,Mg )tích lũy với hàm lượng cao
trong đất nhất là Na .
Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan ( 1-1,5% hoặc hơn ) những loại muối
tan thường gặp trong đất mặn là NaCl, MgCL2, NaHCO3 … những loại muối
này có nguồi gốc khác nhau ( nguồn gốc lục địa , nguồn gốc sinh vật, nguồn
gốc biển …) những nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần
khoán của đá núi lửa .Trong quá trình phong hóa đá , những muối này bị hòa
tan ,di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước . Ở vùng
nhiệt đới , mưa nhiều như Việt Nam , sự phong hóa đá xãy ra mạnh mẽ , tất cả
các loại muối , kể cả những loại muối khó tan như CaCO3,CaSO4 … cũng bị
hòa tan và rữa trôi ra sông , ra biển ( Lê Văn Khoa ,2000) .
1.2.3 Các dạng đất mặn .
+ Đất mặn duyên hải ở vùng ven biển : tính mặn này chủ yếu là do sự tràn ngập
của nước biển và nước thường có pH thấp .Đất mặn ven biển thường có tổng số
muối tan > 5% ( tương đương với > 0.15% CL-) .

Trang 7



Nguyễn Văn Bộ et al …(2001) cho rằng đất mặn ven biển Việt Nam do muối
NaCL thường có tổng số muối tan biến động từ 0.25% đến 1% . Đất mặn chứa
hàng loạt các muối của kiêm loại kiềm với các gốc CL- ,SO42- ,HCO3- ,CO32song gốc muối HCO3- ,CO32- không đáng kể , chỉ có trong đất mặn sú , vẹt ,
đước có phản ứng trung tính với kiềm .Đất mặn trung bình và ít thường có hàm
lượng mùn , đạm trung bình . nghèo . theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
chỉ số phân cấp độ mặn là tổng số muối tan ,CL- và EC , còn SO42- , CO32không có ảnh hưởng .Đất mặn nhiều có tổng số muối tan >1% ,CL- >0.25% và
EC >10ds/cm (mmhos/cm) .

+ Đất mặn nội địa:Có những vùng khô và ½ khô , tính mặn ở đây do nước dẫn
thủy hoặc nước ngầm có sự bốc hơi cao dẫn đến muối tập trung ở vùng rễ và
đất thường có pH cao (Yoshida,1981).
Nhiễm mặn và mặn hóa là một trong những trỡ ngại chính của đất canh tác ở
Việt Nam , xãy ra cho các vùng ven biển của đồng bằng .Quá trinh mặn hóa
nhiều nhất những năm gần đây khi phong trào nuôi tôm lên cao người dân đã
phá đê ngăn mặn để đưa nước mặn vào nuôi tôm và đất bị nhiễm mặn trong
suốt mùa nuôi tôm ( Võ Thị Gương ,2003).

1.2.4 Độ mặn của đất (EC).
EC trong đất là một đại lượng để đo độ mặn của đất , biểu thị trực tiếp hoặc
gián tiếp nồng độ muối hòa tan . Đất mặn có nồng độ muối cao ,ngoài ra trên
đất phèn do sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối phèn trong đất
có thể caovà gây độc cho cây ( Ngô Ngọc Hưng et al ,2004).
Trang 8


Đất mặn là đất có độ dẫn điện của dung dịch trích bảo hào (EC) là từ
4mmohs/cmtro trở lên ở 250c .Đây là ngưỡng mà vượt quá mức này năng suất
lúa sẽ giãm đáng kể vì lượng muối gia tăng (Akba và ponnamperuma ,1980) .
các loại ion của muối gồm : Na+ , Ca2+ ,Mg2+ , Cl- và SO42-. Trong đó muối
NaCL chiếm ưu thế.

Đất được xem là đất mặn nếu có chứa lượng muối hòa tan đủ lớn làm giảm sự
tăng trưởng hầu hết của các loại cây trồng .Đất ở vùng khô hạn , do lượng mưa
không đủ để rửa các hạt cation base như : Ca,Mg,K,Na và các dạng muối dể
hòa tan như : NaCL, CaCL,MgCL2 ,KCL đưa để đất mặn và kiềm ,pH>7 .Đất
mặn thường liên kết với tính sodic , nghĩa là lượng Na rất cao trên phức hệ hấp
thu của đất , gây trở ngại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng , gây
xáo trộn và mất cân đối sự hấp thu , nước dưỡng chất và cả tính chất bất lợi về
vật lý đất .Tuy nhiên những trở ngại của đất mặn còn tùy thuộc vào loại cây
trồng , cấu trúc đất khả năng giữ nước của đât và thành phần muối (Võ Thị
Gương ,2006).
Để phân loại độ mặn người ta thường căn cứ vào 2 chỉ tiêu phối hợp đó là : %
tổng số muối tan hoặc CL- trong đất .Có hai phương pháp thường được sử dụng
đó là :
- Phương pháp hóa học : Xác định tổng số muối tang hoặc hàm lượng các muối
thành phần bằng những phương pháp hóa học .Căn cứ vào hàm lượng tổng số
muối Na ở Việt Nam ,các nhà khoa học đất đã đưa ra bảng phân loại độ mặn
như sau:

Trang 9


Phân loại độ mặn của đất Tổng số muối tan (% trong đất )

CL-(% trong đất)

Đất rất mặn

>1

>0,25


Đất mặn

0,5 -1

0,15 – 0.25

Đất mặn trung bình

0,25 -0,5

0,05 - 0.15

Đất mặn ít

<0,25

< 0,05

Bảng 1.1: phân loại độ mặn trong đất theo 2 chỉ tiêu kết hợp (Nguyễn Vy và Trần Khải 1978)

- Phương pháp điện hóa : Người ta tiến hành đo độ dẫn điện của dung dịch đất
(Electro – conductivity). Ký hiệu là EC . độ dẫn điện thường tỷ lệ thuận với
hàm lượng của tổng số muối tan và áp xuất thẩm thấu của dung dịch đất .
thường Ec được đo ở điều kiện chuẩn , khi cho đất bảo hòa nước tới giới hạn
dính và ở 250c.

Trang 10



EC ( millihos/cm)

Tổng số muối tan (ppm)

4

3.000

8

5.000

>15

10.000

Bảng 1. 2 : Tương quan giữa Ec và lượng muối tan (Lê Văn Khoa ,2000)

Tôn Thất Chiểu et al …(1991) nhận định rằng đất mặn ở ĐBSCL là mặn do
muối trong nước biển , chủ yếu là NaCL .Căn cứ vào độ dẫn điện (EC) và định
lượng hàm lượng CL- trong đất .

Trang 11


Phân cấp đất mặn

EC ( ms/cm )

CL- (%)


Đất mặn nhiều

>4

> 0,25

Đất mặn trung bình

2-4

0,15 – 0,25

Đất mặn ít

1-2

0,05 – 0,15

Bảng 1.3 : phân cấp đất mặn ( Tôn Thất Chiểu et al …1991)

Như vậy , tổng muối tan là chỉ tiêu đánh giá độ mặn trực tiếp của đất , thường là
các muối clo ,Sulfate ,Bocarbonate của các ion Na+ ,Ca2+ ,Mg2+…
1.3 Đất mặn chính ở Đầm Dơi
Đây là nhóm đất có quy mô lớn nhất, diện tích 37.204 ha, chiếm 45% diện tích
tự nhiên, phân bố tập trung ở phía bắc (xã Trần Phán, Tạ An Khương, Tạ An
Khương Nam, Thanh Tùng, TT. Đầm Dơi,…) trên địa hình trung bình (vàn) và
thấp, bao gồm :
+ Đất mặn nặng (Mn) : Diện tích là 18.936 ha, chiếm 23% DTTN
+ Đất mặn trung bình và ít (M) : Diện tích 18.268 ha, chiếm 22% DTTN


Trang 12


1.3.1 Đất mặn nặng(Mn)
Diện tích là 18.936 ha, chiếm 22,92% DTTN, phân bố tập trung ở khu vực kẹp
giữa sông Đầm Dơi và Đầm Chim, và rải rác ở ven gờ biển tây và các gờ sông
lạch trong khu vực ngập thủy triều. Theo phân loại của WRB, đất mặn nhiều
tương đương với đơn vị đất Hypersalic Fluvisols.
Hiện trạng sử dụng và hướng sử dụng đất: Hầu hết diện tích đất Mn đang được
sử dụng để nuôi tôm, phần còn lại là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà phần lớn
là nằm trong vành đai rừng phòng hộ ven biển.
1.3.2 Đất mặn trung bình và ít (Mn)
Diện tích 18.268 ha, chiếm 22,12% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết phân bố ở
các khu vực phía tây của huyện giáp H. Cái Nước, thuộc những khu vực có bề
mặt địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp, và nhìn chung vẫn nằm trong vùng
còn chịu ảnh hưởng của thủy triều mặn.
Hiện trạng sử dụng : Trước đây phần lớn diện tích đất mặn trung bình đã từng
được nhân dân địa phương ngăn mặn để trồng hoa màu và lúa nước vào mùa
mưa, hiện nay hầu hết là diện tích đất nuôi tôm.

1.3.3 Bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai ở huyện Đầm Dơi

Trang 13


Hình 1.1 Bản đồ đất và bảng đồ thích nghi đất đai ở huyện Đầm Dơi

Trang 14



×