Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

HIỆU QUẢ PHÂN hữu cơ TRONG cải THIỆN đất bị mất TẦNG đất mặt ở SONG lộc CHÂU THÀNH – TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.55 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HÀ TRÚC LY
NGUYỄN NGỌC THANH

HIỆU
QUẢ
HỮU
TRONG
CẢI
THIỆN
ĐẤTcứu
Trung tâm
Học
liệu PHÂN
ĐH Cần
ThơCƠ
@ Tài
liệu học
tập
và nghiên
BỊ MẤT TẦNG ĐẤT MẶT Ở SONG LỘC
- CHÂU THÀNH – TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009


i

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

HIỆU
QUẢ
HỮU
TRONG
CẢI
THIỆN
ĐẤTcứu
Trung tâm
Học
liệu PHÂN
ĐH Cần
ThơCƠ
@ Tài
liệu học
tập
và nghiên
BỊ MẤT TẦNG ĐẤT MẶT Ở SONG LỘC
- CHÂU THÀNH – TRÀ VINH


Sinh viên thực hiện:
HÀ TRÚC LY
NGUYỄN NGỌC THANH
Lớp: Khoa Học Đất K31

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Võ Thị Gương
ThS. Trần Bá Linh
Ks. Võ Thị Thu Trân

Cần Thơ, 2009
i

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

3053149
3053191


TÓM LƯỢC

Đề tài đuợc thực hiện tại xã Song Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, là
vùng đất bán tầng đất mặt, với sự giúp đỡ của nguời dân. Nội dung đề tài xoay quanh
việc sử dụng phân hữu cơ cải tạo tầng đất mặt đồng thời tác động đến năng suất, phẩm
chất cây trồng thông qua chỉ số chiều cao cây và số chồi của cây lúa.
Với mô hình trồng lúa nước gồm 16 lô, diện tích mỗi lô là 25m2, được bổ trí
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lập lại:
+ Nghiệm thức 1: bón phân theo nông dân
+ Nghiệm thức 2: bón 20t phân hữu cơ bã bùn mía + khuyến cáo

+ Nghiệm thức 3: bón 20t phân bò + khuyến cáo
+ Nghiệm thức 4: bón 10t phân hữu cơ bã bùn mía + khuyến cáo
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 các đặc tính
trong đất cải thiện đáng kể,chiều cao cây và năng suất lúa cũng cao hơn. Nghiệm thức
4 cũng làm thay đổi đặc tính trong đất, chiều cao cây và số chồi cũng cao hơn bình
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuờng nhưng thấp hơn nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3. Nghiệm thức 1 làm đất giảm

độ phì nhiêu, chiều cao cây, số chồi, năng suất tương đối thấp.
Như vậy bón phân hữu cơ đúng phương pháp làm tăng độ phì nhiêu trong đất,
cải thiện năng suất, phẩm chất cây trồng.

1
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỞ ĐẦU
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành, mọi người; là tư
liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được. Vai trò của đất đối với sản xuất và đời
sống thật đa dạng và to lớn (Lý Thị Hồng Diễm, 2001). Nhưng trong tình hình hiện
nay khi nền kinh tế đang phát triển mạnh cùng với sự bùn nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng trở nên căng thẳng, nhu cầu lương thực thực
phẩm và các nhu cầu khác của con người ngày càng tăng lên trong khi đặc điểm hạn
chế về đất ngày càng thể hiện rõ (tổng cục địa chính, 1998).

Trung

Dân số gia tăng đòi hỏi lương thực, thực phẩm ngày càng nhiêu, trong khi quỷ
đất nông nghiệp ngày càng hạn chế trước tình trạng đất thổ cư và đất công nghiệp

ngày càng tăng. Do đó thâm canh tăng vụ là một trong những phương pháp để giải
quyết tình hình trên. Tuy nhiên đây chỉ là một biện pháp mang tính bộc phát vì khi
thâm canh tăng vụ ngày càng nhiều, đất ngày càng mất dinh dưỡng, tính chất vật lý và
hóa học thay đổi theo hướng có hại. Điều đó được thể hiện rõ trước thực trạng như
hiện nay: năng suất cây trồng ngày càng giảm, chất lượng cây trồng cũng xuống thấp
hơn, lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng chiếm
lĩnh thị trường ,Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, để giải quyết vấn đề
sâu bệnh
trênliệu
cây trồng
nguyên
nhân@
chính
yếuliệu
là dohọc
chất lượng
đất suy
giảm. cứu
tâm
Học
ĐHmàCần
Thơ
Tài
tập và
nghiên
Như vậy, cần có một biện pháp để đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng
lương thực ngày càng ổn định đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nêu trên. Do đó sản
xuất nông nghiệp phải gắn liền với an toàn cho người tiêu dùng, và đảm bảo năng suất
không bị giảm sút. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi chất lượng đất ngày càng được
cải thiện, nghĩa là cải thiện những đặc tính hóa, lý, sinh học trong đất. Từ đó làm nền

tảng cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng đảm bảo về năng suất cũng như chất lượng cây
trồng.
Chất hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần cải tạo
đất. Chất hữu cơ cải thiện các đặc tính hóa lý đẩt, bên cạnh đó còn là nguồn dinh
dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn của các vi sinh vật
trong đất, do đo làm phong phú hóa và đa dạng ci sinh vật đất, từ đó đất cải thiện về
mặt sinh học. Khi sản xuất lâu năm ít bón dưỡng chất hữu cơ vào trong đất, làm hàm
lượng chất hữu cơ ngày càng giảm, vi sinh vật trong đất giảm, tính chất lý, hóa trong
đất thay đổi được biểu hiện cụ thể qua chất lượng cây trồng.
Xã Song Lộc-Châu Thành-Trà Vinh là một trong những vùng đất mà chất
lượng đất ngày càng kém ,là vùng đất bán tầng đất mặt, người dân canh tác lâu năm
với những biện pháp thâm canh, tăng vụ và chủ yếu sử dụng phân bón hóa học làm
cho đất đai trở nên xấu đi, đất bị thiếu chất dinh dưỡng nặng nề. Do đó đề tài được
2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


thưc hiện với mục đích cải tạo tầng đất mặt nhằm ổn đinh về năng suất cũng như
phẩm chất cây trồng thông qua việc sử dụng phân hữu cơ ( chủ yếu là bã bùn mía)
Biện pháp sử dụng phân hữu cơ cải tạo tầng đất mặt đã bị khai thác tại Song
Lộc- Châu Thành-Trà Vinh được thực hiện thông qua mô hình trông lúa nước với sự
giúp đỡ của người dân.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN
1.1.1 Tình hình sử dụng phân bón ngoài nước
Rơm rạ là nguồn hữu cơ chủ yếu cảu đất lúa. Các thí nghiệm dài hạn từ 2-9
năm ở nhiều nước trên các loại đất khác nhau cho thấy, việc lài vùi rơm rạ làm tăng
hàm lượng hữu cơ hơn hơn là biện pháp đốt rơm. Việc bón rơm rạ sẽ có hiệu quả tốt
để tăng cường nguồn phân hữu cơ qua đó tạo ra sự cạnh tranh dinh dưỡng đạm cho
cây lúa. Bằng chứng là để đạt năng suất cao các nông dân Nhật đã bón từ 8-30 tấn
phân ủ hoại mục cho 1 (Phan Thị Công, 2005).
Qua phân tích đất cho thấy khi đốt rơm rạ đến 700oC , ở nhiệt độ này mất tất cả
carbon và đạm, 25% lân, 20-21% kali và 5-6% lưu huỳnh bị mất đi (Irri, 1998,
Dobermanm et al., 2000, Phan Thị Công, 2005). Theo Pannampermma (1984) cho
rằng với một vụ mùa có lượng rơm là 5 tấn/ha thì sẻ mất khoảng 45 kg đạm, 2 kg P,
25 kg K và 2 kg S khi đốt. Ngoài ra việc đốt rơm rạ làm cho silican trở nên ít hòa tan
hơn khi bón rơm rạ tươi .
Theo Sta.
al (2001)
đánh
mứcliệu
độ nhiễm
theo nghiên
các mức bón
Trung tâm Học
liệuCruz
ĐHetCần
Thơ
@giáTài
học bệnh
tập và

cứu
phân khác nhau tại Trung Quốc, Ấn Độ, Idonesia, Philipin và Việt Nam cũng có kết
luận rằng mức thiệt hại do khô vằn, lem lép hạt, sâu đụ thân, sâu cuốn lá, và chuột ở
các công thức phân bón theo tập quán của nông dân đều cao hơn nghiệm thức bón
phân theo vùng (Nguyễn Hữu Huân, 2006).
1.1.2 Tình hình sử dụng phân bón trong nước
Tại Việt Nam lúa gạo đã trở nên độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác của cả
nước. Ngoài ra vì độc canh là điều kiện dễ dàng phát sinh dịch bệnh nên phải sử dụng
một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát, gây nên tình trạng ô nhiễm môi
trường làm nông sản việt Nam luôn bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Lúa đồng bắng
sông Cửu Long hiện dang bị nạn “vàng lùn-lùn xoắn lá” có lẽ là hệ quả tất yếu của
độc canh này.
Khi chuyển từ canh tác lúa mùa sang canh tác lúa 2 vụ/năm, đầu tư phân bón và
nông dược cao gấp 20 lần/năm (Hosain et al., 1995). Thâm canh lúa 3vụ/năm nông
dân có tăng lượng kali đáng kể (95% so với 2 vụ), xịt thuốc cỏ và thuốc sâu tăng gấp 2
lần và đặc biệt tăng gấp 3 lần đối với thuốc bệnh. Điều này làm cho hiệu quả đầu tư
phân bón và năng suất giảm xuống khi thâm canh tăng vụ. Kết quả này cho thấy trồng
lúa cao sản nhiều vụ liên tục trong năm có khả năng làm độ phì nhiêu của đất giảm đi
tạo điều kiện tốt cho sâu bệnh lưu tồn và bộc phát.
4
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Theo kết quả điều tra của Võ Thị Gương và ctv. (1997) cho biết trong 22 điểm
điều tra đại diện cho các vùng sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long thì có tới 70& số
vùng sử dụng phân đạm cao hơn mức đề nghị từ 23-57,5kg N/ha, 20% dùng đúng mức
hợp lý và 10% dung thấp hơn.
Theo báo cao của Vũ Cao Thái (1994), ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là vung
sản xuất lúa chính của cả nước nên có 80-9% phân bón dùng cho cây lúa (Trần Thị
Ngọc Huân, 1998). Nhiều khảo sát điều tra cho thấy trong đầu tư sản xuất lúa, phân

bón luôn chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 29%. Trong khi đó đạm chiếm 70-85%, kế đó là
phân lân 11-20% và ít nhất là phân kali 3-10% (Nguyễn Văn luật, 1997).

Trung

Theo các kết quả nghiên cứu của Lưu Hong Man et al. (2007) bón hoàn toàn
phân hữu cơ rơm rạ (6 tấn/ha) tăng năng suất so với đối chứng không bón phân
13,25% trong vụ Hè Thu và 5,5% trong vụ Đông Xuân. Trong khi đó bón hoàn toàn
phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn đối chứng 44,19% trong vụ Hè Thu và
26,7% trong vụ Đông Xuân. Những nghiệm thức nơi mà phân hữu cơ rơm rạ được
bón kết hợp với phân hóa học (NPK) cho năng suất cao hơn đối chứng từ 37,18-49,3%
trong vụ Hè Thu và 27,2-29,36% trong vụ Đông Xuân. Ngoài ra, khi sử dụng chế
phẩm làm từ phân rơm biểu hiện phần trăm bệnh cháy lá, bệnh thối cổ gié, bệnh lem
lép hạt, bệnh đốm vằn và quần thể côn trùng xuất hiện trể hơn, ít gây thiệt hại cho lúa
và quần thể vi sinh vật đất ổn định hơn và có chiều hướng gia tăng so với đơn thuần
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bón phân vô cơ. Khi sử dung 1kg chế phẩm vi sinh Tricoderma sp tương đương phân
hủy 3-4 tạ rơm và khi đó sử dụng phân hữu cơ này thì lượng phân hóa học sẽ giảm
trên 30%, năng suất lúa tăng 15% so với ruộng không sử dụng.
1.2. CÁC DẶC TÍNH TRONG ĐẤT
1.2.1 Sự nén dẻ
Theo Lê Văn Khoa (2003) thì nhiều vùng đất ĐBSCL đã được khai thác và sử
dụng triệt để qua nhiều thế hệ đặc biệt là vùng ven sông. Để có được năng suất và sản
lượng cao người dân đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác khác nhau như làm đất thủ
công hoặc cơ giới, rửa phèn, bón phân… với những cách quản lý đất này, cùng với
tiến trình tự nhiên của đất có thể làm cho đất bị suy thoái.
Sự nén dẻ là quá trình phá vỡ, làm giảm thể tích các tế khổng trong đất, quá
trình này xảy ra khi có lực bên ngoài tác động làm cho các hạt đất nen lại (Lê Văn
Khoa, 2000). Sự nén dẻ là tiến trình thay đổi một số đặc tính vật lý đất như dung

trọng, độ chặt, độ xốp,khả năng thấm nước của đất. nhửng thay đổi này sẽ làm ảnh
hưởng đén sự di chuyển của nước và không khí trong đất, sư mất cân đối của đất và
nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rễ cây trong môi trường đất.
sự nén dẻ sẽ làm giảm khả năng thấm nước của đất, làm tăng lượng nước chảy tràn
trên bề mặt đất thường đưa đến tình trạng xoái mòn đất, dinh dưỡng cung cấp cho cây
5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


trồng cũng bị cuốn trôi, khả năng dự trữ nước của đất kém, những tế khổng trong đất
bị giảm làm cho bộ rễ cây trồng phát triển kém,giảm khả năng hoạt động của hệ vi
sinh vật trong đất và cuối cùng làm cho năng suất cây trồng giảm.
Sự nén dẻ tự nhiên hoặc nhân tạo trong các tầng đất của phẩu diện đất sẽ làm
giới hạn độ dâu hoạt động của hệ thống rễ cây trồng, ảnh hưởng đến độ thoáng khí,
chế độ ẩm, khả năng thoát nước trong đất, tình trạng dinh dưỡng trong đất và một cách
gián tiếp tác động đến các chu trình vận chuyển vật chất trong đất (Le Văn Khoa,
2000). Một cách tổng quát sự nén dẻ trong đất được xem như là hàm số thay đổi theo
các điều kiện như: dung trọng khô của đất, độ xốp của đất, sức cản của đất và hàm
lương ẩm độ trong đất.
Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2004) lực cản ở tầng đất mặt 0-15
cm trên các vườn trồng cam tại Cần Thơ biến động từ 2,8-5,8Mpa. Đất líp có lực cản
được xem làbij nén dẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng khi lực
xuyên thấu của đất cao hơn 3Mpa. Độ nén dẻ của đất gia tăng theo tuổi líp có ý nghĩa
thống kê. Trên đất líp trồng cam đất có tỉ lệ sét cao, hàm lượng chất hữu cơ trong đất
thấp qua thời gian lên líp lâu dài thì tình trạng nén dẻ của đất dễ dàng xảy ra..
1.2.2 Khả năng giữ nước của đất
Theo Lê Văn Khoa (2004) nước trong đất được giữ bởi các lực chính như là lực

Trung tâm

liệu
Cần
Thơ
tập
vàtrong
nghiên
cứu
bám bềHọc
mặt do
sức ĐH
hút của
nền đất,
lực @
liên Tài
kết vàliệu
trọnghọc
lực. lực
nước
đất là bao
nhiêu và sự thay đổi như thế nào trong đất là vấn đề thương đặt ra trong các nghiên
cứu vật lý đất ứng dụng và quản lý nước cho một cơ cấu cây trồng nào đó. Thông
thường khái niệm về cân bằng nước trong đất dùng để ước lượng vàđược sử dung để
xác định hàm lượng nước mà đất giữ hoặc có khả năng giữ được bao nhiêu lượng
nước cần thiết, bao nhiêu lượng nước sẽ bốc hơi cũng như lượng nước tưới hoặc do
mưa sẽ ngấm vào đất ở độ sâu nào đó. Lượng nước hữu dụng được trữ trong đất là
lương nước cây trồng có khả năng hấp thụ được cho sinh trưởng và phát triển. lượng
nước này do đất giữ được tùy thuộc vào đặc tính vật lý trong đất mà hàm lượng nước
này nhiều hay ít có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cây trồng không.
Độ ẩm hữu dung là sự chênh lệch giữa độ ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo.
Độ ẩm có sẵn cho cây là độ ẩm hữu hiệu mà cây trồng hấp thu dễ dàng nhất, thường

chiếm khoảng 75-80% độ ẩm hữu dụng (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Công thức tính toán lượng nước được dự trữ trong đất ở độ sâu Dz như sau:
S awe = Sk – Swp = (Ovk – Ovwp) x Dz
= ƒ12 Odz
= S (z1, z2)
6
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trong đó:
Saw

Tổng lượng nước được dự trữ trong đất (mm)

Sk
Swp

Lượng nước được dự trữ trong đất ở điều kiện thủy dung (mm)
Lượng nước được dự trữ trong đất ở điều kiện điểm héo (mm)

Ovk

Thể tích nước thủy dung ngoài đồng (v/v)

Ovw

Thể tích nước ở điều kiện điểm héo (v/v)

O


Thể tích nước (v/v)

Dz

Vi phân độ sâu tầng đất tinh toán

S (z1, z2)

Tổng lượng nước dự trữ từ độ sâu z1 đến z2

Lượng nước hữu dụng trong được đánh giá thông qua chỉ số PE (lực giữ nước
của nền đất) và trị số này thay đổi đối với các trị số đất khác nhau (Kíu, 1978). Các
nhà khoa học đã xác định độ ẩm trong đất bằng 60-75% độ ẩm tối đa để có một trữ
lượng không khí khoảng 15-35% thể tích của đất là ẩm độ thích hợp nhất (Nguyễn
Đăng Nghĩa và ctv. 2005).

Trung

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004) thì độ thấm nước
của đất liếp có tổi khác nhau ở liếp 7 và 16 năm tuổi rất nhanh so với tuổi liếp 26 và
33 năm.độ
nói Thơ
lên độ @
nén Tài
chặt liệu
của đấthọc
nhất tập
là đốivà
vớinghiên
liếp vườn cứu


tâm
Họcthấm
liệunước
ĐHgiảm
Cần
tuổi liếp lâu năm. Càng xuống sâu tầng đất dễ bị nén dẽ. do đó, trong mùa khô đất có
độ nén chặt, nếu vườn được tưới thì lượng nước dễ bị chảy tràn hơn là thấm xuống
vùng rễ, sự vận chuyển dưỡng chất nhất là sự khuếch tán lân, trong điều kiện này sẽ là
yếu tố giới hạn tới năng suất.
1.2.3 Dung trọng đất
Dung trọng đất là khối lượng của một thể tích tự nhiên (không bị xóa trộn) bao
gồm cả chất hữu cơ, không khí, đơn vị tính là kg/m3 hoặc g/cm3. Giá trị dung trọng
bình quân của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1-1,4 g/cm3. Cho sự phát
triển tốt của cây trồng dung trọng nên giới hạn trong các giá trị sau: nhỏ hơn 1,4 g/cm 3
với đất sét và nhỏ hơn 1,6 g/cm3 với đất cát. Dung trọng cũng được dùng để tính toán
tổng lượng nước có thể được giữ bởi đất theo mọt theo một thể tích đất nào đó và
cũng để đánh giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và mức độ thoáng khí
của đất (Lê Văn Khoa, 2004).
Dung trọng được tính bằng công thức:
Pb = ( Wov - Wr ) / Vr

7
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trong đó:
Pb

dung trọng khô (g/cm3)


Wov

khối lượng mẫu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 105oC (g)

Wr

khối lượng của ring (g)

Vr

thể tích ban đầu của dung cụ lấy mẫu (cm3)

Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, cấu
trúc và kĩ thuật làm đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung
trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ
thường có dung trọng lớn. Trong phẩu diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng
có chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì càng sâu hàm lượng mùn của
đất càng giảm, mặc khác do quá trình tích tụ sét và các vật liệu mịn bị rửa trôi từ trên
xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho đất bị chặc hơn các tầng trên (Trần
Văn Chính, 2006).
Bảng 1.1: Thang đánh giá dung trọng đất, g/cm3 theo N.A.Kkarchinski, 1965
(trích trong bài giảng phì nhiêu đất và phân bón của Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Dung trọng

Đánh giá

Trung tâm Học liệu
Thơchất@hữuTài
<0,1 ĐH Cần

Đất giàu
cơ liệu học tập và nghiên cứu
1,0 – 1,1
>1,2

Đất mới được xới
Đất bị nén dẽ

1,3 – 1,4

Đất chặt, bị nén dẽ mạnh

1,4 – 1,6

Đất rất chặt, thường thấy ở tầng đế cày

1,6 – 1,8

Quá chặt thường thấy ở tầng tích tụ

Nghiên chứu dungt trọng đất cho phép đánh giá được chất lượng đất đặc biệt là
đất cho cây trồng cạn. Các loại đất có dung trọng thấp là những loại đất có kết cấu tốt,
hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nhiệt, nước, không
khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thế
Đặng, 1999). Tuy nhiên khi dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm sẽ hạn
chế sự phát triển của hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, hấp thu
nước và cuối cùng là năng suất cây trồng giảm (Võ Thị Gương, 2004).

8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Ý nghĩa: dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất,tính
khối lượng đất canh tác trên 1 ha để xác định trữ lượng các chất dinh dưỡng, lượng vôi
cần bón cho cây hay trữ lượng nước có trong đất…( Trần Văn Chính, 2006).
1.2.4 Tính bền cấu trúc đất
Khái niệm
Cấu trúc đất là sự sắp xếp các phần tử đất lại với nhau trong tính bền đoàn lạp.
Tính bền trong đất là sự liên kết của các hạt đất rất nhỏ, chúng được giữ chặt bởi chất
hữu cơ, oxit sắt, cacbonat, sét hay khoáng silicat (Raymond W.Miller et al, 2001).
Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính tất cả về
hóa học, lý học ( Lê Văn Khoa, 2003).
Tính bền của tập hợpc các phần tử đất là đặc tính cấu trúc quan trọng của đất.
nó đo lường mức độ chịu đựng của đất dưới tác động của mưa, các lực cơ giới khi cày
bừa hoặc khi tưới nước ( Trần Bá Linh, 2004).
Cấu trúc đất bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động vi sinh vật trong đất và sự thay
đổi trong hình thức quản lý dử dung đất( Danniel Hillel, 1982).

Trung

Đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình( đất thịt trung bình, thịt nặng, đất
sét) ở Học
mức độliệu
khá lớn
phjCần
thuộc Thơ
vào cấu@
trúcTài
của liệu

chúng học
vì cấutập
trúc qui
tới chế cứu
độ
tâm
ĐH
vàđịnh
nghiên
sinh học, không khí, nước nói riêng và dinh dưỡng cho đất( Trần Kong Tấu, Chu Thị
Thơm và ctv, 2006).
Ở những vùng trồng lúa có thể rất hữu ích khi xác định sức bền cơ học của đất
đa cấu trúc và đất chưa thành thục vì các loại đất đó thường có tính chống chịu kém.
Sức bền cơ học không chỉ thay đổi theo độ xốp mà còn theo lượng chất hữu cơ, hàm
lượng sét và các tác nhân xi măng hóa hiện diện (Trần Kim Tính, 2003).
Ở Việt Nam đối với các loại đất có thành phần cơ giới nặng thì độ bền đoàn lạp
trong nước thể hiện khá cao 84-89%. Đất xám bạc màu trên phú sa cổ có độ bền trong
nước kém nhất 5%. Đất nâu đỏ trên Bazan có tính chất cấu trúc tốt nhất, chúng có
quan hệ chặt chẽ với hàm lượng sắt tổng số vá sắt di động, có hàm lượng mùn cao (
48%) và diện tích hấp phụ của đất cũng cao hơn cả (Trần Kông Tấu, 2000).
Nguồn gốc phát sinh cấu trúc
Sự gắn kết tương hỗ của những chất keo: những phần tử keo đất trong dung
dịch phần lớn đều mang điện tích và có thế hiệu giữa điện tích trái dấu của lớp ion cố
định, những lớp ion bù gây nên thế điện động.

9
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Keo tụ của những chất keo dưới ảnh hưởng của chất điện ly: khi có những cấu

tử của chất hữu cơ dạng axit humic với sự tham gia của các cation Ca, Fe 3+ vào quá
trình keo tụ thì sẽ hình thành tạo được những cấu trúc tốt (Trần Kông Tấu, 2005).
Vai trò của các quá trinh hóa học, lý học, sinh học trong việc tạo và nâng cao
độ bền của đòa lạp
-Hóa học: khi quá trình khử Fe2+ hòa tan trong nước thành cùng cùng với dung
dịch đất sẽ tẩm ướt những đoàn lạp. Mùa khô khi mực nước xuống sâu, đất thoáng khí
FeO chuyển thành Fe2O3 khó hòa tan làm xi măng kết dính những đoàn lạp. Những
cấu trúc như vậy có độ bền cơ học và độ bền trong nước cao nhưng độ xốp của đoàn
lạp lại kém <40% bởi vì một phần thể tích khoảng không bị Fe(OH)3 chiếm lấy. Bên
cạnh Fe, CaCO 3 cũng đóng vai trò làm xi măng kết dính các đoàn lạp.
-Lý học: khi đất có độ ẩm thích hợp thì lực mao dẫn (lực mặt cong) và nước
liên kết của đất chiếm một vay trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc đất. khi
đất bị khô và giảm độ ẩm, vai trò của nước được thể hiện rõ rệt. Trong trường hợp như
vậy những mặt cong và nước hấp phụ có khăng thu hẹp những mao quản làm cho
những nhân tố cơ học xích lại gần nhau, sau đó xuất hiện càng mạnh những lực
nguyên tử và phân tử giữa nhân tố cơ học đất.
-Sinh học: độ bền nước và độ bền cơ học của đoàn lạp xuất hiện và phát triển

Trung tâm
Họcnêm
liệu
Thơ
@ Tài
nhờ những
dịchĐH
của Cần
những loài
vi khuẩn
khácliệu
nhau.học tập và nghiên cứu

1.2.5 Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới là tỉ lệ giữa các hạt sét trong đất (Hẻny D.Foth, 1990).
Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phân tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất
được biểu thị theo % trọng lực được gọi là thanh phần cơ giới (Nguyễn Thế Đặng và
ctv,1999).
Theo Trần Kông Tâu (2005)thnahf phần cơ giới (còn gọi là thành phần cấp hạt)
của đất là hàm lượng %của những nguyên tố cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn
lạp đất ở trạng thái bị phá hủy.
Thành phần cơ giới khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỉ trong, dung trọng
đất, tính kết dính, khả năng hấp thụ trao đổi onvaf khả năng dự trữ dinh dưỡng trong
đất (Mai Văn Quyền và ctv, 2005).
Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu cấp hạt sét làm cho khả năng giữ nước
của đất tốt, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng chống rửa trôi. Ngược
lại, đối với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo cấp hạt sét, chủ yếu là cấp
hạt thô, khả năng giữ nước hấp thụ chất dinh dưỡng kém, độ thấm cao, các chất dinh

10
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


dưỡng dễ bị rữa trôi… có thể nói thành phần cơ giới là một trong những yếu tố quyết
định độ phì nhiêu đất (Trần Kông Tấu, 2005).
Theo Lê Văn Khoa (2004), thì sự suy thoái về cấu trúc thường xảy ra ở các
vùng có vũ lượng cao thường hay ngập lũ, bơm tưới nhiều trong canh tác, đất dễ bị
gley giả và hệ thống thoát nước kém.
Đất có tỉ lệ hạt nhỏ về cơ bản là giàu dinh dưỡng do khả năng giữ dinh dưỡng
của nó tốt hơn đất có tỉ lệ cát cao. Tuy nhiên nếu không được bổ sung dinh dưỡng và
không có biện pháp bảo vệ thích hợp thì sẽ dẫn đến thoái hoa: giảm tốc độ thấm nước,
tăng tính mao dẫn, tăn tính dính (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Đất có tỉ lệ sét cao, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nếu thời gian canh tác

càng lâu, liên tục thì tình trạng nén dẽ của đất dễ dàng xảy ra (Võ Thị Gương, 2004).
Thành phần cơ giớ đất là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đặc tính của đất
như sự thấm nước, sự giữ nước, sự phát triển của rễ cây (Raymond W.Mliler et al,
2001). Nhiều tính chất hóa học, vật lý như giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt, động thái
nhiệt,chế độ khí và động thái khí, CEC và khả năng điều tiết dinh dưỡng liên quan
thành phần cơ giới (Viện thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998).
Phân loại đất theo thành phần cơ giới:
Bảng ĐH
1.2: Phân
đất theo
giới của
Trung tâm Học liệu
CầnloạiThơ
@thành
Tài phần
liệucơhọc
tậpquốc
và tếnghiên cứu
(Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999)
Loại đất
Đất cát
Đất thịt

Đất sét

Cát (20,02mm)
Đất cát
85-100
Đất cát pha
55-85

Đất thịt pha cát
40-54
Đất thịt nhẹ
0-55
Đất thịt trung 55-85
bình
Đất thịt nặng
30-55
Đất sét pha cát
55-75
Đất sét pha thịt
0-30
Đất sét trung bình 10-55
Đất sét
0-55
Đất sét nặng
0-35
Tên

% trọng lượng
Thịt (0,020,002mm)
0-5
0-45
30-45
45-100
0-30

Sét (0,0020,0002)
0-15
0-15

0-15
0-15
15-25

20-45
0-20
45-75
0-45
0-55
0-35

15-25
25-45
25-45
25-45
45-65
65-100

11
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng nhất là
việc ứng dụng sản xuất. Nông dân khi canh tác trên đất đã biết phân ra: cát, cát pha
thịt, đất sét,…vì mỗi loại như vậy lại thích hợp cho mỗi loại cây trồng nhất định.
1.2. PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ là các loài phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa
thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Sau khi phân giải
có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây.mặc dù nền công nghiệp hóa học trên thế
giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những làm tăn

năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo
và nâng cao độ phì của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm bảo
năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân
vô cơ là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng (Vũ
Hữu Yêm, 2005)

Trung

Michel Vilain (1989) đề nghị phân loại theo mức độ khoáng hóa chất hữu cơ hay
khả năng tạo mùn của chất hữu cơ. Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào
đất không qua chế biến, chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì gọi là chất hữu cơ cải tạo
đất. chất hữu cơ thông qua quá trình chế biến hay không thông qua quá trình chế biến
tâm
liệugọiĐH
Cần
Tài
liệu
học tập và nghiên cứu
có tỷ lệHọc
C/N thấp
là phân
hữuThơ
cơ (Vũ@
Hữu
Yêm,
2005).
1.2.1.Chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất bao gồm ba thành phần chính: xác bã thực vật, chất hữu
cơ bán phân hủy và chất hữu cơ đã phân hủy. Chất hữu cơ phân hủy (chất mùn trong

đất) có vay trò quan trọng trong việc làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, tăng
cường cấu trúc đất. Xét về mặc hóa học thành phần hữu cơ có 60-80% là humic axit
và không phải humic axit chiếm từ 20-30%. Những thành phần này có vay trò cung
cấp chất dinh dưỡng, vitamin, chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng.
Nghiên cứu trên đất cnah tác nông nghiệp , cây công nghiệp Nguyễn Tử Siêm
và Thái Phiên (1994) cũng cho nhận định: sau khi khai hoang trồng trọt trên đất độc
canh canh ngắn ngày (sắn, lúa nương..) chất hữu cơ trong đất giảm sút mạnh,
Theo Võ Thị Gương (2002) với hệ thống canh tác như hiện nay thì vấn đè di trì
độ phì nhiêu của đất là khôn thể thiếu được để đạt năng suất và ổn định cho cây trồng.
qua nhiều nghiên cứu cho thấy chát hữu cơ đóng vay trò quan trọng nhất trong hệ
thống nạy. Nông dân canh tác trong hệ thống cổ truyền điều biết rằng khả năng sản
xuất lau dài của đất sẽ bị giảm với vòng quay canh tác trên đất ngày càng cao trong
khi đó lại thiếu nổ lực bồi hoàn và di trì độ phì nhiêu đất. Ngoài ra vay trò của chất
hữu cơ làm tăng tính điệm của hệ thống, nghĩa là giúp cải thiện điều kiện phát triển
12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


với cây trồng khi một số yếu tố của môi trường đất thấp hơn hoặc cao hơn khoảng tối
hảohay nói cách khác là vai trò chất hữu cơ giúp di trì điều kiện cho năng suất tối hảo.
hàm lượng chất hữu cơ của các liếp vườn (tầng mặt) biến động trong khoảng 3,5-4,9%
và không có sự khác biệt giữa các vườn có tuổi liếp tư 7-26 năm (Võ Thị Gương và
ctv, 2004).
Tốc độ phân hủy chất hữu cơ và khoáng hóa của các thành phần hữu cơ trong
đất có cấu trúc thô nhanh hơn ở đất có cấu trúc mịn (Van Vên và Kuikman, 1990), vì
chất hữu cơ và sinh khối của vi sinh vật trong đất có cấu trúc mịn được bảo vệ về mặt
vật lý tốt hơn (Vẻberne và ctv,1990). Chất hữu cơ trong đất có liên quan chặt đến N
tổng số trong đất (Stevenson, 1982) nhưng đạm hữu dụng lại tương quan không cao
với chất hữu cơ hoặc đạm tổng số trong đất (Sm và ctv, 1967; Cassman và ctv, 1996).

Trong đất chất hữu cơ được đánh giá như sau:
CHC trong đất(%)

Đánh giá

<1,0

Rất nghèo

1,1-3,0

Nghèo

3,1-5,0

Trung bình

5,1-8,0

Khá

>8,1

Giàu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Tuy nhiên theo Lê Văn Tiềm (1998) phần lớn đất trồng của chúng ta nghèo
chất hữu cơ theo phân cấp:
- Chất hữu cơ dưới 1%: rất nghèo

- Chất hữu cơ từ 1-2%: nghèo
- Chất hữu cơ từ 2-3%: trung bình
- Chất hữu cơ từ 3-5% khá
- Chất hữu cơ trên 5% : giàu
Khoáng hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ liên tục để tạo thành các
hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và chất khí với
sự tham gia của vi sinh (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Nó sẽ trả lại cho đất các chất dinh
dưỡng có ích cho cây trồng dưới dạng các chất vô cơ.
Vận tốc khoáng hóa do tác đông của các điều kiện thời tiết, khí hậu và vi sinh
vật trong đất. Vận tốc khoáng hóa chất hữu cơ không giống nhau. Chất không mùn bị
13
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


klhoangs hóa nhanh,trong khi đó protein và cacbuahydrat bị phân giải nhanh nhất.
Chất mùn bị khoáng hóa chậm nhưng phóng thích nhiều đạm, chất khoáng hơn chất
không mùn. Trong chất mùn axit fluvic bị khoáng hóa nhanh hơn axit humic. Tuy
nhiên, nếu sử dụng đất liên tục, ít bón phân hữu cơ làm khoáng hóa chất hữu cơ xảy ra
quá mạnh làm giảm hàm kượng chất hữu cơ trong đất, làm đất trở nên thoái hóa, tính
chất vật lý và hóa học kém, độ phì nhiêu và sức sản xuất giảm. bón phân hữu cơ cho
đất là biện pháp tôt nhất để di trì và làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất (Võ
Thị Gương, 2004).
Theo Nguyễn Thế Đặng (1999) thì sự khoáng hóa phụ thuộc vào: thành phần
chất hữu cơ, ẩm độ của đất (70-80%), nhiệt độ (25-35oC), pH đất (6,5-7,5), và càng
thoáng khí khoáng hóa càng nhanh. Quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh khi gặp điều
kiện thuận lợi tạo ra nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên khoáng hóa xảy
ra nhanh trong điều kiện yếm khí thì sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cây trồng như:
CH4,CO2,H2S… (Lê Duy Bá, 2000).

Trung


Nếu sử dung không đúng cách dẫn đén sự suy thoái hóa về mặt vật lý như:
giảm lượng hữu cơ, sét bị rửa trôi và trực di xuống sâu, đất nén dẽ mất cấu trúc…
Hàng năm trung bình khoản 2-5% chất hữu cơ trong đất bị khoang hóa , trong khi vận
tốc mùn hóa thấp hơn nhiều cho nên không cung cấp đủ trong quá trình mùn hóa nếu
canh tác liên tục. Nếu chỉ bón phân khoáng không bón phân hữu cơ trong vòng 20-25
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
năm đất sẽ bạc màu, mất cấu trúc, rời rạc, năng suất cây trồng giảm mạnh. Khi sử
dụng phân vô cơ thường xuyên, đất cũng mất cấu trúc vì một lượng lớn các base bị
đẩy khỏi keo đất vào dung dịch đất,bị rửa trôi làm đất trở nên ciment hóa (Ngô Ngọc
Hưng, 2004).
1.2.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trên sinh trưởng cây trồng
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv 2004 thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm
mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải
thiện tính chất vật lý, hóa học của đất:
Cải thiện cấu trúc đất: Ảnh hưởng trực tiếp do làm mất độ cứng trong đất,
chất mùn trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên
cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất làm
cho cây thu hút các ion dinh dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián tiếp do sự hoạt động
của vi sinh vật, làm cho cấu trúc trở nên tốt hơn.
Gia tăng khả năng giữ nước của đất: Ảnh hưởn trực tiếp bởi sự liên kết nước
với chất hữu cơ, ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu trúc đất.
Cải thiện độ thoáng khí của đất: Cung cấp õy cho rễ cây, tạo ra con đường
thoát cacbonic từ không gian rễ.
14

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Làm gia tăng nhiệt độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn có màu sẫm,làm gia
tăng sự hấp thụ nhiệt của đất. Ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu trúc của đất. Ví dụ
sự rút ra nhanh chóng lượng nước dư thừa trong các chỗ nứt,làm cho sự gai tăng nhiệt
độ nhanh hơn.
Chứa các dưỡng chất bề mặt của chugns dưới dạng trao đổi: làm gai tăng
khả năng trao đổi cation, điều nay quan trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm gia
tăng khả năng điệm các chất dinh dưỡng, chủ yếu là, N, P, S. Vì vậy làm gia tăng hiệu
quả của phân hóa học bón vào đất.
Cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng: cung cấp cacbonic cho sự quan
tổng hợp các chất hữu cơ. Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng đặc biệt lá N, P, S và các
nguyên tố khác bao gồm cả nguyên tố vi lượng. Cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ
như đường và các aminoacid là sản phẩm trung gian trong quá trình phân hủy, có thể
được sử dụng làm giảm khả năng trực di cation, điều này quan trọng trong các loại đất
chứa ít sét, làm gia tăng khả năng điệm các chất dinh dưỡng, chủ yếu là N, P,K và S.
1.2.3. Vai trò phân hữu cơ trong đất
v Cải tạo lý tính của đất

Trung

Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn
định kết cấu đất. Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất hữu cơ và mức
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
độ mùn hóa. Mùn tăng khả năng kết dính các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm
giảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền vững trong nước (Đỗ Thị Thanh
Ren, 1998).
Chất hữu cơ làm cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước cao
hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới.
Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo ván và tránh sự xói
mòn. Cải thiện lý hóa và đặc tính sinh học của đất, làm đất tơi sốp thoáng khí, ổn định

pH, giữ ẩm cho đất, làm tăng khả năng chống hạn cho cây trồng… tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hoạt động của các vi sinh vật hữu ích trong đất,giúp bộ rễ và cây trồng phát
triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành
nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như N, P, K, vi lượng…để cay trồng hấp thụ, qua đó giảm
các tổn thất do bay hơi, ửa trôi gây ra. Phân hủy các độc tố trong đất, tiêu diệt các loại
mầm bệnh, các loại vi sinh vật gây hại, làm giảm mầm móng sâu bệnh trong đất. Góp
phần làm sạch mooi trường , cho nông sản sạch an toàn cho tiêu dùng, chất lượng cao
(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Ngoài ra phân hữu cơ còn đóng vai trò quan trọng trong phục hồi và nâng cao
độ phì nhiêu đất thoái hóa, khối lượng phân hữu cơ vùi vào trong đất càng lớn thì độ
phì nhiêu hồi phục càng nhanh (Le Hồng Tịch, 1997).
15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v Cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất
Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặc biệt nó cải tạo nhiều đặc tính
xấu cảu đất ngoài việc cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, phan hữu cơ còn làm tăng lượng
chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được.
Chất hữu cơ
Ơ có tác dụng như keo giữ lại các hạt đất rất nhỏ. Đồng thời nếu chất mùn
trong đất được tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta bón cho cây như: N, P, K,..cũng
ít bị rửa trôi hay bay hơi đi mất. Ngoài ra, đất có tính điệm nghĩa là khi bón các loại
phân hóa học hoặc vôi vào đất thì tính chất hóa học của đất như: chua, kiềm, mặn,..ít
tăng đột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại. Bón phân hữu cơ vào các loại đất thịt nhẹ,
đất xám, đất cát làm cho đất có cấu trúc rời rạc, nhờ đó hạn chế sự bốc hơi nước của
đất và giúp cây ít bị khô héo nhanh khi nắng hạn, nhưng khi gặp mưa dầm thì đất ít bị
dính chặt, dễ hút nước hơn… Ngược lại đất thịt nặng hoặc đất sét nếu được bón nhiều
phân hữu cơthif trở nên tơi xốp hơn do đó cây trồng sẽ phát triển mạnh để hút nhiều

thức ăn cho năng suất cao (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).

Trung

Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng: phân hữu
cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú
thêm các thành phần thức ăn cho cây và rau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi
tâm
Học
Thơtrong
@ phân
Tài có
liệu
vàhóanghiên
của đất.
Đặc liệu
biệt làĐH
các Cần
axit humic
tác học
dụng tập
khoáng
đậm rất cứu
tốt
trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996).
Cây trồng lấy từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn, nhiều chất bị rửa trôi, bay
hơi (N) nên phải trả lại lượng dinh dưỡng cho dất để di trì độ phì nhiêu của đất. Để
đáp ứng thức ăn cho cây trồng, bón phân hữu cơ có tác dụng cung cấp cho đất gần đầy
đủ các loại dưỡng chất cần thiết: N, P, K, Ca, Mg,…và nhiều chất vi lượng khác mà
phân hóa học không có đặc điểm này (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).

Hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia chuyển hó lân trong đất từ dạng khó
tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thủy và ctv, 1997). Mặc
khác, chất hữu cơ còn có tác dụng đệm hầu hết các loại đất (Đỗ Thị Thanh Ren,
1998), hay tạo phức chất hữu co-khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trong đất (Lê
Văn Khoa và ctv, 1996). Theo Lê Duy Phước (1968),tăng cường bồi dưỡng đất bằng
phân hữu cơ có kết hợp sử dụng vôi,phân hóa họchợp lý để cải tạo thành phần lý, hóa
của đất, cải tạo nhanh chóng đất bạc màu. Bên cạnh đó, chất hữu cơ còn phát huy tác
dụng của chất điều hòa tăng trưởng sinh ra trong đất (Hoàng Minh Châu, 1998).

16
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v Tác dụng đến đặc tính sinh học của đất
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, cả
thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh
vật trong đất phát triển mạnh,cả trùng đất cũng phát triển mạnh.
Bón phân chuồng phân rác vào đất còn làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh
vật trong đất.
Một số chất hóa học (phytohormon) được hình thành lại tác động đến việc tăng
trưởng và trao đổi chất của cây (Đỗ Thị Thanh Ren, 1998).
Thông qua hoạt động của vi sinh vật, chất hữu cơ phân hủy thành mùn, mùn có
khả năng liên kết các hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, tăng độ
xốp, đất dễ cày bừa, giữ phân và giữ nước tốt. Khi bón phân hữu cơ một cách có hệ
thống sẽ cả thiện những chất lý hóa cũng như sinh học, chế độ nước, chế độ nhiệt của
đất (Lê Văn Khoa và ctv, 1996).
v Lợi ích của việc bón phân hữu cơ
Cải thiện và ổn định kết cấu đất

Trung


Làm cho nước thấm vào đất thuận,lợi hạn chế đóng ván bề mặt, hạn chế chảy
tràn làm rửa trôi các chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất tăng cường hoạt động của
tâm
ĐHYêm,
Cần2005).
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi sinhHọc
vật đấtliệu
(Vũ Hữu
Chất hữu cơ có khả năng hấp phụ lượng nước gấp 5 lần khối lượng của nó, do
đó tăng cương khả năng giữ nướccuar đất để cung cấp cho nhu cầu của cây, giúp vận
chuyển chất dinh dưỡng dễ dàng đến rễ cây trồng, ngoài ra còn điều hòa nhiệt độ đất.
Điều này đặc biệt đối với loại cây trồng như hoa màu, rau cải và cây ăn trái. Việc
thiếu nước tạm thời trong những ngày nóng, tháng khộ sẽ làm năng suất cây trồng
giảm đáng kể, nhất là quan trọng trong đất cát (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Giúp thoát nước tốt cải thiên tình trạng ngập úng, dư thừa nước. Điều này quan
trọng đối với các cây trồng không chịu úng như rau màu trồng trên loại đất sét nặng.
Khả năng thoát nước tốt của đất đặc biệt quan trọng trong hạn chế sự phát triển của
các bệnhcos nguồn gốc từ đất mà nguyên nhân là do tình trạng đất quá khô hay quá
ẩm, pH đất thấp và sự phát triển kém của các quần thể các vi sinh vật có lợi trong đất.
Cung cấp nguồn chất dinh dưỡng tổng hợp cho đất, hữu dụng cho đất,
tăng cường giữ phân cho đất
Phân hữu cơ cung đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng như N, P, K, Ca, Mg,
S, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây trồng.
Tuy nhiên đây là sự cung cấp toàn diện các chất dinh dưỡng cùng một lúc, do đó có ý
nghĩa quan trọng nếu so với việc bón phân hóa học chỉ cung cấp một số các chất dinh
17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



dưỡng nhất đình. Sự cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng các vitamin từ phân
hữu cơ có nghĩa quan trọng trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon
hơn và tránh được hiệ tượng bón dư thừa đạm và những chất hữu cơ trong quả là kết
quả của các quá trình sinh hóa trong cây khi có đủ các nguyên tố vi lượng. Sự mất cân
đối khi bón các nguyên tố vi lượng có thể ảnh hưởng sự tạo thành các men này do đó
ảnh hưởng phẩm chất hạt. Bón phân không đúng liều lượng có thể gây sự mất cân đối
trong dinh dưỡng cây trồng (Hoàng Minh Châu, 1998).
Chất mù trong đất có khả năng kết hợp với các chất khoáng trong đất nhất là
các nguyên tố vi lượng ở dạng liên kết dễ hữu dụng đối với cây trồng, bảo vệ các
nguyên tố vi lượng không bị phản ứng với các chất khác thành những dạng không hữu
dụng đối với cây trồng do đó có tác dụng tăng cường hiệu quả của phân hóa học, làm
cho phân chậm tan trở nên dễ tan hơn. Ngoài ra khi độ phì nhiêu trong đất gia tăng, có
thể giảm lượng phân hóa học sử dụng.
Phân hóa học đơn thuần không thể giúp tăng chất mùn trong đẩt, làm tăng khả
năng giữ chất dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh khi bón dư thừa phân hóa
học, khắc phục các ảnh hưởng xấu như cháy lá, sót rễ, lốp đỗ,…hạn chế sự rửa trôi các
chất dinh dưỡng, không gây ô nhiễm đối với môi trường. Bón phân hữu cơ cho đất
còn làm tăng khả năng chóng chịu của đất khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của
phân hóa học làm đất ít chua hơn (Vũ Hữu Yêm, 1995).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quần thể vi khuẩn trong đất
Các nhóm vi sinh vật trong đất, thường được quan sát là vi khuẩn, xạ khuẩn,
tuyến trùng, trùng đất, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, virus… Theo ước tính của các
nhà khoa học về vi sịnh vật đất, quần thể vi sinh vật ở tầng đất canh tác phong phú
hơn so với tầng đất bên dưới. Ở độ sâu khoảng 30cm ở lớp đất mặt canh tác qua
nghiên cứu cho thấy có khoảng 2-10 tấn sinh khối của hệ sinh vật đất. Hệ vi sinh vật
đất này đóng vay trò quan trọng trong các tiến trình phân hủy chấ hữu cơ, cung cấp

dưỡng chẩt hữu dụng cho cây trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chóng xói mòn và
góp phần phục hồi, nâng cao độ phì nhiêu của đất (Lê Văn Khoa, 2004).
Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv, 2004 mật số nấm có khuynh hướng
giảm dần theo tuổi liếp và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tảo và xạ khuẩn phát triển
với mật số tương đương nhau giữa các vườn có tuổi liếp khác nhau. Kết quả này cho
thấy mật số nấm và vi khuẩn trong đất có thay đổi theo tuổi liếp, vườn có tuổi liếp cao
mật số nấm và vi khuẩn giảm thấp có thể do điều kiện như đất chặt, độ nén dẽ cao, pH
đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, dinh dưỡng thấp là yếu tố làm giảm sự phat
triển của nấm và vi khuẩn.
Qua kết quả nghiên cứu của Bossyt và ctv (2001) cho thấy nấm trong đất có tác
dụng liên kết các hạt đất thành những đoàn lạp to. Trong khi đó vi khuẩn trong đất
18
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


giúp ổn định các cỡ hạt sét-thịt trong đất (Tisdall ,1994). Do đó sự giảm mật số nấm,
vi khuẩn trong các liếp lâu năm ngoài việc ảnh hưởng bất lợi đến các tiến trình sinh
học như sự khoáng hóa các chất hữu cơ trong đất thì ảnh hưởn bất lợi về mặt vật lý đất
là đất càng chặt, tế khổng trong đất kém, trao đổi khí và vận chuyển chất kém gây ra
bất lợi cho sự phát triển của rễ và sinh trưởng cây trồng.
Vai trò của vi sinh vật trong đất
Theo Lê Văn Khoa (2004) cho rằng vay trò quần thể vi sinh vật trong đất có
ảnh hưởng trực tiếp đến các tiền trình trong đất, đặc biệt là những tiến trình thúc đẩy
sự phát triển và làm tăng độ phì nhiêu của đất (sự phát triển cấu trúc, sự khoáng hóa,
sự chuyển hóa đạm, sự cố định đạm…). Ngoài ra trong các nghiên cứu gần đây cho
thấy một số dòng vi sinh vật đất còn góp phần phân hủy một vài loại thuốc trừ sâu
bệnh, cỏ dại lưu tồn trong đất.
Theo Võ Thị Gương (2002) thì hệ vi sinh vật đóng vay trò quan trọng trong
việc chuyển hóa chất hữu cơ và góp phần cải thiện tính chất vật lý, hóa học đất. Bản
thân sinh vật đất khi chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và được phân hủy là một

trong những nguồn dưỡng chất cho cây trồng.

Trung

Quần thể vi sinh vật đóng vay trò quan trọng trong việc phân hủy xác bã hữu
cơ, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất và
tâm
Họcđếnliệu
Cần
@câyTài
tập và
vàctv,
nghiên
ảnh hưởng
tínhĐH
chất vật
lý cóThơ
lợi cho
trồngliệu
(Võ học
Thị Gương
2004). cứu

19
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM

Đề tài được thực hiện dựa trên thí nghiệm khảo sát các biến đổi đặc tính lý hóa
và phì nhiêu đất dưới ảnh hưởng phân hửu cơ bả bùn mía của ruộng lúa còn tầng đất
mặt và ruộng lúa đã bị lấy mất tầng canh tác tại xã Song Lộc huyện Châu Thành tỉnh
Trà Vinh.
Mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích của Bộ Môn Khoa Học Đất &
QLĐĐ – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.
Giống lúa MTL500
Phân vô cơ sử dụng được sản xuất tại Hậu Giang – phân hữu cơ tại địa phương.
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1. Bố trí thí nghiệm:(ruộng bị mất tầng canh tác)

Trung

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lập lại bao
gồm bốn nghiệm thức mỗi nghiệm thức có diện tích là 25m2 (5m x 5m). Tổng diện
2
2
tích đấtHọc
lô thíliệu
nghiệm
là 800m
tổng diện
tích khu
thí học
nghiệm
là 1000m
.
tâm
ĐH
CầnvàThơ

@ Tài
liệu
tập
và nghiên
cứu
Cụ thể các nghiệm thức như sau:
1. Nghiệm thức 1: chỉ sử dung phân vô cơ theo nông dân.
2. Nghiệm thức 2 : sử dụng 20 tấn phân hửu cơ bả bùn mía kết hợp phân vô cơ
theo khuyến cáo.
3. Nghiệm thức 3 : sử dụng 20 tấn phân bò sản xuất tại địa phương kết hợp
phân vô cơ theo khuyến cáo.
4. Nghiệm thức 4 : sử dụng 10 tấn phân hửu cơ bả bùn mía kết hợp phân vô cơ
theo khuyến cáo.
Lượng phân bón theo khuyến cáo : 100N – 45P2O5- 30K2O
Lượng phân bón theo nông dân : 100N - 60P 2O5 - 30K2O
2.2.2. Cách lấy và xử lý mẫu đất
Mẫu đất được lấy ngẫu nhiên trên lô tại nhiều vị trí khác nhau của Rep, mỗi vị
trí lấy khoảng 1kg đất. Sau đó mẫu đất được mang về phòng xử lý đất phơi khô ở
nhiệt độ phòng, nghiền và qua ray kích thước 0,5 mm và 2 mm, rồi giữ lại để phân
tích các chỉ tiêu hóa học.
20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.2.3. Phân tích mẫu đất đầu vụ và 21 ngày sau gieo.
Phân tích các chỉ tiêu :
Đầu vụ: pH, chất hửu cơ, đạm hửu dụng, lân hửu dụng, K trao đổi, đạm
hửu cơ dễ phân hủy, cacbon hửu cơ dễ phân hủy.
21 ngày sau gieo : pH, đạm hửu dụng, lân hửu dụng, K trao đổi, đạm

khoáng hóa, đạm hửu cơ dễ phân hủy, cacbon hửu cơ dễ phân hủy.
2.2.4 Theo dỗi các đặc tính sinh trưởng và năng xuất của lúa như số chồi, chiều
cao, năng suất.
Phương pháp phân tích:
v Đo pH đất: pH được xác định bằng cách sử dụng điên xác định [H+] trong dung
dịch với tỷ lệ đất và nước 1:2,5.
v Xác định chất hửu cơ: Xác định chất hửu cơ trong đất theo phương pháp
Walkley-Black. Dựa trên nguyên tắc oxy hóa chất hửu cơ bằng K 2Cr2O7 trong môi
trường H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.5N.

Trung

v Đạm hửu dụng trong đất : Đạm hửu dụng trong đất được xác định bằng tổng
hàm lượng đạm dạng ammonium (NH 4+ ) và nitrate (NO 3+) trong mẫu được xác định
trong dung dịch trích mẫu với muối KCl 2M trung tính, theo tỉ lệ 1:10 giữa đất và
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dung dịch muối trích.
Cân chính xác 3gam đất vào ống ly tâm (3 lần lập lại ), đất được trích bằng cách
cho 30ml KCl 2M. Lắc trong một giờ, ly tâm và lọc lấy dung dịch để phân tích.
Ion ammonium trong dung dịch phản ứng với phenol (C6H6O) dưới sự hiện diện
của ion hypochlorite trong môi trường kiềm tạo màu xanh indophenol. Hàm lượng
NH4+ được xác định bằng cách đo cường độ màu trên máy quang phổ tại bước sống
640nm (Pega et al.,1982 và Kiyoshi Kawamura, 1987).
Nitrate trong mẫu đất được khử hoàn toàn bởi hydrazine sulfate đến nitrite và sau
đó được xác định bởi phản ửng diazotization-coupling. Hàm lượng NO3- được xác
định bằng cách đo cường độ màu trên máy quang phổ tại bước sống 543nm (Markus
D.K.et al.,1985 và Kamphake L.J et ad., 1967).
v Xác định Lân dễ tiêu trong đất: Theo phương pháp Olsen (1954 ). Cân chính
xác 1,5 gam đất vào ống ly tâm (2 lần lập lại), đất được trích bằng cách cho 30ml

NaHCO3 (natri bicacbonat ) 0.5M ở pH bằng 8.5 với tỷ lệ đất dung môi là 1:20 và thời
gian lắc 30 phút. Dung môi natri bicacbonat NaHCO3 0.5M ở pH bằng 8.5 chủ yếu
hòa tan lân ở dạng FePO4, AlPO4 và một ít Ca3( PO4)2.Hàm lượng lân dễ tiêu trong
dung dịch trích được xác định bằng phương pháp so màu ammonium molipdate- acid
ascorbic ở bước sóng 880nm.
21

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v Xác định khả năng trao đổi của cation Kali: khả năng trao đổi của cation k
được xác định bằng phương pháp không đệm. Kali được đo ở dung dịch trích mẫu đất
với BaCl2 0.1M trên máy hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometer )
với độ dài bước sóng là 766nm. Chất Cs (acidified) được thêm vào dung dịch trước
khi đo.
v Đạm hửu cơ dễ phân hủy: Đạm hửu cơ dễ phân hủy được xác định bằng sự
chênh lệch giữa đạm NH4+ được trích bởi dung dịch muối KCl 2M trung tính đun
nóng ở 1000C trong 4 giờ (Gianello và Gremner, 1986 ) và Đạm NH4+ được trích bởi
dung dịch muối KCl 2M trung tính ở nhiệt độ phòng. Hàm lượng NH4+ được xác định
bằng cách đo cường độ màu trên máy quang phổ tại bước sống 640nm (Pega et
al.,1982 và Kiyoshi Kawamura, 1987).

Trung

v Phân tích cacbon hửu cơ dễ phân hủy: Hàm lượng C dễ phân huỷ trong đất
được chia làm hai thành phần: C dễ phân huỷ và C khó phân huỷ, bằng cách dùng acid
thuỷ phân (Sollins et al.,1999). Acid sẽ tách được Esters, Amides, Carbohydrates, N
và Polysaccharides còn lại là vòng thơm humic và lignin (Martel và Paul, 1974). Dùng
HCl để loại bỏ những thành phần dễ phân huỷ, thành phần còn lại trong đất là C khó
phân huỷ (Paul và ctv., 1997). Chênh lệch giữa C tổng và C khó phân huỷ chính là C

dễ phân huỷ. Qui trình được tóm tắt như sau: Cân chính xác 2g đất vào trong ống ly
tâm với 20 ml HCl 6M đun 16 giờ, sau đó rửa với 75 ml nước cất rồi sấy khô ở 80oC
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong tủ sấy. Sau đó cân và phân tích C khó phân hủy như xác định C hửu cở theo
phương pháp Walkley-Black. Dựa trên nguyên tắc oxy hóa chất hửu cơ bằng K2Cr2O7
trong môi trường H 2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4
0.5N. Xác định C tổng cũng giống như phương pháp Walkley-Black nhưng sau khi
cân đất thì cho H3PO4 6M vào cho ướt đều đất để khoảng 1-2 giờ, rồi mới cho hóa
chất vào.
v Phương pháp khảo sát sự khoáng hóa đạm hữu cơ: Cân chính xác 45 gam đất
cỡ 2mm cho vào hộp nhựa 915cm x 8cm ) có nắp đã được thông khí, trôn thật đều,
mẫu đất được thực hiện 3 lần lặp lại. Thêm nước khử khoáng vào bình để đạt 60% khả
năng giuwx nước của đất. Trộn đất trong hộp thật đều. Đậy nắp lại. Cân trọng lượng
cả hộp có nước và đất. Mẫu được ủ ở nhiệt độ phòng (27o-30oC ). Sau mỗi 2 ngày cân
lập lại, nếu trọng lượng giảm thì thêm nước vào cho đúng trọng lượng lúc ủ. Mẫu đất
sau khi tạo ẩm độ được để ổn định 1 tuần. hàm lượng NH4+ và NO3+ trong mẫu đất
được xác định trong thời gian o ngày và 14 ngày sau khi ủ.
v Hàm lượng NH4+ và NO3+ trong mẫu đất ủ khoáng hóa được xác định bằng
máy so màu tương tự như phân tích NH 4+ và NO3+ của đạm hửu dung trong đất (ở
trên).

22
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu được bằng EXCELL, sau đó phân tích thống kê bằng chương trình
MSTATC.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

23
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×