Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

KHẢO sát hàm LƯỢNG DƯỠNG CHẤT và ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CHẾ tạo PHÂN hữu cơ của bùn đáy AO NUÔI tôm sú ở DUYÊN hải và cầu NGANG TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.62 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DƯỠNG CHẤT VÀ
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CHẾ TẠO PHÂN
HỮU CƠ CỦA BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM
SÚ Ở DUYÊN HẢI VÀ CẦU NGANG
TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:
PGs. Ts. Ngô Ngọc Hưng
Ks. Trần Minh Giàu

Sinh viên thực hiện:
Trần Thanh Phong
MSSV: 3077481
Lớp: Khoa Học Đất K33

Trang 1


LỜI CẢM TẠ

Trong thời gian vừa qua em được đào tạo và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần
Thơ, em đã được quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt


thời gian học tại trường và những kinh nghiệm trong cuộc sống. Đây sẽ là những vốn sống
vô cùng quan trọng, là hành trang tri thức giúp em vững bước trong quá trình công tác về
sau.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- Thầy Ngô Ngọc Hưng người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý, giúp đỡ và cho những lời khuyên hết
sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn
- Anh Trần Minh Giàu người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn tốt
nghiệp.
- Quý thầy cô ở Bộ Môn Khoa Học Đất, những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian
em học tập và rèn luyện tại Bộ Môn.

- Các anh chị cán bộ phòng lý, hóa và sinh học đất Bộ môn Khoa Học Đất đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
- Thầy Trần Bá Linh và cô cố vấn học tập Châu Thị Anh Thy đã động viên em trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
- Các bạn lớp Khoa Học Đất 33 đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
- Xin chúc tất cả quý Thầy Cô, Anh Chị trong Bộ môn Khoa Học Đất và các bạn luôn thành
công trong cuộc sống.
Xin trân trọng ghi nhớ những chân tình của những nông dân đã tạo điều kiện và cung cấp
thông tin cho tôi thực hiện luận văn mà tôi không thể liệt kê trong trang cảm tạ này.
Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người, là nguồn động viên quan trọng giúp con học tập
và vươn lên trong cuộc sống.

Trang 2


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

I. LÝ LỊCH
 Họ và tên: Trần Thanh Phong

Giới tính: Nam

 Ngày, tháng, năm sinh: 1989

Dân tộc: Kinh

 Nơi sinh: Ấp Bào, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
 Địa chỉ liên lạc: Ấp 12, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Điện thoại: 01648669688
 Thời gian học từ năm 1995 đến năm 2000
 Trường Tiểu học Long Hữu A.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
 1. Tiểu học
 Địa chỉ: xã Long Hữu – huyện Duyên Hải – Trà Vinh.
2. Trung học cơ sở
 Thời gian học từ năm 2000 đến năm 2004
 Trường Trung học cơ sở Long Hữu
 Địa chỉ: xã Long Hữu – huyện Duyên Hải – Trà Vinh.
3. Trung học phổ thông
 Thời gian học từ năm 2004 đến năm 2007
 Trường Trung học phổ thông Duyên Hải.
 Địa chỉ: huyện Duyên Hải – Trà Vinh.
4. Đại học
 Thời gian học từ năm 2007 đến năm 2011
 Tốt nghiệp đại học năm 2011 tại trường Đại học Cần Thơ

Trang 3



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình
bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả Luận văn

Trần Thanh Phong

Trang 4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:
“KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DƯỠNG CHẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CHẾ TẠO
PHÂN HỮU CƠ CỦA BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM SÚ Ở DUYÊN HẢI VÀ CẦU NGANG –
TRÀ VINH”
Do sinh viên Trần Thanh Phong thực hiện từ 02/2010 – 11/2010
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Cần thơ, ngày tháng

năm 2011

Cán Bộ Hướng Dẫn

PGS. TS. Ngô Ngọc Hưng

Trang 5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với đề tài là:
“KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DƯỠNG CHẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CHẾ TẠO
PHÂN HỮU CƠ CỦA BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM SÚ Ở DUYÊN HẢI VÀ CẦU NGANG –
TRÀ VINH”
do Trần Thanh Phong thực hiện và báo cáo, và đã được Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn
Khoa học Đất thông qua.

Phản biện

Ủy Viên


Cần Thơ, ngày tháng

năm 2011

Chủ Tịch Hội Đồng

Trang 6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa
Học Đất với đề tài:
“KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DƯỠNG CHẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CHẾ TẠO
PHÂN HỮU CƠ CỦA BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM SÚ Ở DUYÊN HẢI VÀ CẦU NGANG –
TRÀ VINH”
Do sinh viên Trần Thanh Phong thực hiện từ 02/2010 – 11/2010 và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ....... .......................................................
Cần thơ, ngày tháng năm 2011
Chủ tịch Hội đồng

Trang 7


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Cảm tạ
Trang lý lịch
Lời cam đoan
Trang xác nhận
Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng
Tóm lược
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.2 Diện tích
1.1.3 Địa hình
1.1.4 Khí hậu
1.1.4.1 Khí tượng
1.1.4.2 Bức xạ
1.1.4.3 Ẩm độ
1.1.4.4 Gió
1.1.4.5 Mưa

1.1.4.6 Hạn
1.1.5 Thủy văn
1.1.5.1 Mật độ sông rạch
1.1.5.2 Chế độ thủy văn
1.1.6 Tài nguyên đất
1.1.7 Tài nguyên nước
1.1.7.1 Nước mặt
1.1.7.2 Nước ngầm
1.1.8 Tài nguyên khoáng sản
1.2 Sơ lược về tình hình nuôi tôm sú
1.2.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
1.2.3 Tình hình nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.3 Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
1.3.1 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường
1.3.2 Ô nhiễm môi trường do nước thải trong nuôi trồng thủy sản
1.4 Sơ lược về bùn đáy ao nuôi tôm sú
1.4.1 Đặc tính lớp bùn đáy ao nuôi tôm
1.4.2 Nguồn gốc phát sinh bùn ao nuôi tôm sú
1.4.3 Thành phần bùn ao nuôi tôm sú
1.4.4 Tình hình ngiên cứu ô nhiễm do nuôi tôm sú
1.5 Phân bón hữu cơ
1.5.1 Khái niệm
1.5.2 Vai trò phân hữu cơ

i
ii
iii
iv
vii

ix
x
xi
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
6
6
6
6
7
9
10
10

11
12
12
12
17
17
18
18
18
Trang 8


1.6 Một số nghiên cứu trước đây về bùn ao nuôi tôm sú
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.2 Trang thiết bị và phần mềm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu
2.2.4 Phương pháp phân tích
2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu, tổng hợp và đánh giá
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang – Trà Vinh
3.1.1 Đặc điểm địa hình của các mô hình nuôi tôm
3.1.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang
3.1.3 Tập quán xử lý bùn ao nuôi tôm sú của người dân
3.2. Tính chất bùn ao nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang
3.2.1 Chất lượng bùn ao nuôi tôm sú

3.2.2 Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bùn đáy ao làm phân hữu cơ
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

19
21
21
21
21
21
21
21
21
22
22
23
23
23
23
24
24
24
35
37
37
37
38


Trang 9


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Nội dung
Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Hàm lượng carbon hữu cơ trong bùn đáy ao của các mô hình nuôi
Hàm lượng đạm tổng số trong bùn đáy ao của các mô hình nuôi
Hàm lượng lân tổng số trong bùn đáy ao của các mô hình nuôi
Hàm lượng kali trao đổi trong bùn đáy ao của các mô hình nuôi
pH đầu vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi
pH đầu vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi
pH cuối vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi

Sự thay đổi pH theo thời gian của các mô hình nuôi tôm
EC đầu vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi
EC giữa vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi
EC cuối vụ trong bùn đáy ao ở tất cả các hộ của các mô hình nuôi
Sự thay đổi pH theo thời gian của các mô hình nuôi tôm
Hàm lượng sắt tự do trong đất đáy bùn ao của các mô hình nuôi

Trang
2
25
26
27
28
29
29
30
30
31
32
32
33
34

Trang 10


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
1.2

1.3
1.4
1.5
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4

Nội dung
Thời gian bắt đầu và kết thúc mưa của các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh
Diện tích mặt nước nuôi tôm của cả nước từ năm 2000 đến năm 2009
Sản lượng tôm nuôi theo địa phương từ năm 2000 đến năm 2009
Sản lượng tôm nuôi các Tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 2000
đến năm 2009
Các thông số tạo ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm công nghiệp
Phân tích các thông số liên quan đến hàm lượng bùn trong các ao nuôi tôm

Kết quả thu thập và khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú ở huyện Duyên Hải –
Trà Vinh năm 2009
Kết quả thu thập và khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú ở huyện Cầu Ngang –
Trà Vinh năm 2009
Tiêu chuẩn sản xuất phân hữu cơ từ bã bùn mía và phân hữu cơ từ rác thải
sinh hoạt
Hàm lượng một số chỉ tiêu trong bùn đáy ao nuôi tôm

Trang
4
8
9

10
14
22
23
23
36
36

Trang 11


TÓM LƯỢC
Hiện nay, nuôi tôm sú mang lại một nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân nuôi tôm nói chung và
người dân ở Duyên Hải và Cầu Ngang – Trà Vinh nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi kinh tế
do nuôi tôm sú mang lại thì việc ô nhiễm môi trường ao nuôi đã và đang xảy ra, mà một trong những
nguyên nhân chính là từ bùn đáy ao nuôi tôm. Do đó, đề tài: “Khảo sát hàm lượng dưỡng chất và
đánh giá tính khả thi chế tạo phân hữu cơ của bùn đáy ao nuôi tôm sú ở Duyên Hải và cầu
Ngang- Trà Vinh ” nhằm mục đích khảo sát tình hình thải và xử lý bùn đáy ao nuôi tôm ra môi
trường xung quanh ở Duyên Hải và Cầu Ngang, xác định hàm lượng dưỡng chất có trong bùn đáy
ao nuôi tôm sú, đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bùn đáy ao làm phân hữu cơ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bùn đáy ao nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang có hàm lượng
carbon hữu cơ thấp (1,29% - 2,62%), Lân tổng số từ trung bình đến khá (0,07% - 0,11%), Đạm tổng
số từ rất nghèo đến trung bình (0,04% - 0,12%), hàm lượng Kali trao đổi khá và giàu (0,95 cmol+/kg
– 1,60 cmol+/kg); hàm lượng Fe2O3 tự do cao đến rất cao (1,01% - 1,97%); pH khoảng 5,63 - 7,98;
EC cao đến rất cao nằm trong khoảng 5,28 mS/cm – 21,74 mS/cm.
Trên cơ sở đánh giá hàm lượng dưỡng chất của bùn đáy ao nuôi tôm, mức độ của các dưỡng chất
này rất thấp để sản xuất phân hữu cơ, đặc biêt là hàm lượng cacbon hữu cơ. Vì vậy, tính khả thi của
việc sử dụng bùn đáy ao nuôi tôm sú chế tạo phân bón hữu cơ ở Duyên Hải và Cầu Ngang là không
cao


Trang 12


MỞ ĐẦU
Thời gian qua, diện tích nuôi tôm trên cả nước, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long không ngừng phát triển. Đến nay, con tôm đã được xác định là vật nuôi chủ lực trong
nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nuôi tôm sú đang là một trong những nghề mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân ở khu vực duyên hải các tỉnh phía nam và nhất là Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói chung cũng như tỉnh Trà Vinh nói riêng. Ngoài việc mang lại hiệu quả
kinh tế, nâng cao đời sống người dân, nó cũng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giải quyết công ăn việc làm… Bên cạnh những nguồn lợi về
kinh tế do nuôi tôm mang lại thì theo nhiều nghiên cứu trước đây cũng như thực tế đã phản
ánh, việc ô nhiễm môi trường ao nuôi tôm đã xảy ra. Trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm
thì bùn ao nuôi tôm là một trong những nguyên nhân nội tại. Các tác động của nó ảnh hưởng
đến môi trường ao nuôi là rất lớn và việc cải thiện xử lý bùn ao nuôi tôm là quan trọng và
cần thiết.
Trong nuôi tôm, ngoài các yếu tố như con giống, thức ăn, phương pháp quản lý, tác nhân
gây bệnh cho tôm…thì môi trường ao nuôi vẫn là một trong những yếu tố quan trọng có tính
quyết định đến năng suất nuôi. Hiện nay, việc cải tạo ao và duy trì ao nuôi sạch vẫn còn
nhiều bất cập, khiến cho những người nuôi tôm gặp nhiều rủi ro. Tình hình trên đặt ra cho
các nhà khoa học và người nuôi tôm nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc xử lý bùn
đáy ao rất cần thiết, đặc biệt trong những ao nuôi tôm ở mật độ cao.
Hiện nay cũng có một số nghiên cứu về xử lý bùn ao nuôi tôm và đạt được những kết quả
nhất định. Tuy nhiên, hầu như những ứng dụng này không được rộng rãi, do đặc điểm địa
hình, chất lượng nước, quy trình nuôi tôm...của từng vùng là khác nhau nên mức độ ô nhiễm
và ảnh hưởng của bùn ao nuôi tôm cũng khác nhau. Như vậy có thể nói rằng, việc nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của bùn ao nuôi tôm và khả năng ứng dụng chế tạo phân hữu cơ của
đề tài: “Khảo sát hàm lượng dưỡng chất và đánh giá tính khả thi chế tạo phân hữu cơ
của bùn đáy ao nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang – Trà Vinh” là cần thiết, không
những tìm ra hướng giải quyết vấn đề về môi trường ao nuôi tôm ở địa phương mà còn góp

phần bảo vệ môi trường và tận dụng một nguồn nguyên liệu khá lớn trên cơ sở tái sử dụng
chất thải.
Mục tiêu đề tài:
- Khảo sát tình hình thải bùn đáy ao ra môi trường xung quanh ao nuôi ở Duyên Hải và
Cầu Ngang – Trà Vinh.
- Xác định hàm lượng dưỡng chất có trong bùn đáy ao nuôi tôm sú.
- Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bùn đáy ao để chế tạo phân bón hữu cơ

Trang 13


Chương 1- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Vị trí địa lý
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long; Nằm trong tọa độ địa lý: từ 9o31’5’’
đến 10o04’5’’ vĩ độ Bắc và 105 o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông. Theo hồ sơ địa giới
364/CT, vị trí hành chính của tỉnh được khái quát mô tả như sau:
- Phía Đông và Đông Bắc: giáp tỉnh Bến
Tre;
- Phía Tây và Tây Nam: giáp tỉnh Sóc
Trăng;
- Phía Nam và Đông nam: giáp biển Đông
với hơn 65 km bờ biển;
- Phía Bắc: giáp tỉnh Vĩnh Long.
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách
thành phố Cần Thơ 100 km. Đến nay, tỉnh Trà Vinh có bảy huyện và một thành phố, bao
gồm các huyện :Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên
Hải và thành phố Trà Vinh. Tổng diện tích tự nhiên 2.292,82 km2 chiếm 5,81% diện tích
vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,69% diện tích cả nước, tăng 67,15 ha so với năm

2002.
1.1.2. Diện tích
Đến năm 2005 tổng diện tích tự nhiên là: 229.282,87 ha, tương đương 2.292,82 km²(theo
kiểm kê đất đai năm 2005) gồm: Đất nông nghiệp là 187. 724,44 ha; đất phi nông nghiệp là
41.742,50 ha và đất chưa sử dụng là 85,93 ha.
1.1.3. Địa hình
Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy liên
tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng cát này
càng cao và rộng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng cát và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng
chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ
dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng.
Địa hình phức tạp của tỉnh Trà Vinh đã hình thành nên một nền sản xuất đa dạng và phong
phú như: Màu lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát. Cây lúa
chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự
nhiên.
Trang 14


Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là từ: 0,6 - 1m. Cao trình này thích
hợp cho việc tưới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng. Riêng đối với rừng ở
Duyên Hải, cao trình 0,4 - 1 m là dạng địa hình thích hợp cho sự phát triển của hầu hết các
loại cây rừng ngập mặn có giá trị như: Đước, Lá, Mắm... (Nguồn: Cổng thông tin điện tử
tỉnh Trà Vinh).
1.1.4 Khí hậu
1.1.4.1. Khí tượng
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung
như: Có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao và ổn định, tuy nhiên, do đặc
thù của vùng khí hậu ven biển, tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: Gió
chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít,..
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8oC, nhiệt độ tối thấp:

18,5 oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4 oC. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa
và sự phân chia bốn mùa trong năm không rõ chủ yếu hai mùa mưa, nắng.
1.1.4.2. Bức xạ
Toàn tỉnh có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào 82.800 cal/năm,
cho phép cây trồng phát triển quanh năm. Tuy nhiên, với phương thức canh tác như hiện
nay, nguồn năng lượng này chưa được tận dụng bao nhiêu nhất là trong mùa khô.
1.1.4.3. Ẩm độ
Tỷ lệ ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80 - 85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi
theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mưa đạt 88%. Riêng ẩm độ trung bình của tất cả các tháng
đều đạt trên 90%, đây là điều kiện thích hợp cho sự phát triển và lây lan của một số dịch
bệnh xảy ra.
1.1.4.4. Gió
Toàn tỉnh có hai hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: từ tháng năm đến tháng mười dương lịch, gió thổi từ Biển Tây vào mang
nhiều hơi nước gây ra mưa.
Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam): thịnh hành nhất từ tháng mười một năm
trước đến tháng ba năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn. Gió chướng là
nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng. Vận tốc gió
đạt cao nhất trong tháng hai, ba dương lịch (vận tốc 5 - 8 m/s) và thường mạnh vào buồi
chiều. Vì vậy, sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản xuất
không ổn định trong thời gian này.

Trang 15


1.1.4.5. Mưa
Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.588 – 1.227 mm), phân bố không ổn định và phân
hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở
Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.
Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu tử tháng năm đến

tháng mười một. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu
muộn nhưng kết thúc sớm. Đây là hạn chế lớn đối với sản xuất của vùng này vì thời gian
mưa có ích cho cây trồng rất ngắn. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118
ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).Theo
số liệu thống kê 10 năm, với tần suất 75% thời gian mưa các huyện như sau:
Bảng 1.1 Thời gian bắt đầu và kết thúc mưa của các huyện thuộc tỉnh Trà Vinh.
Huyện

Bắt đầu mưa

Kết thúc mưa

Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè

15/5 - 16/5

26/10 - 7/11

Châu Thành, Trà Vinh

15/5 - 16/5

26/10 - 7/11

Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải

22/5 - 27/5

24/10 - 26/10


1.1.4.6. Hạn
Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục từ
10 - 18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu
vụ (tháng sáu, tháng bảy dương lịch) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành,
Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng bảy, tháng tám dương lịch) thường nghiêm trọng
hơn.
1.1.5. Thuỷ văn
1.1.5.1. Mật độ sông rạch
Ngoài sông Hậu và sông Cổ Chiên ra, hệ thống kênh rạch trong đồng khá phát triển, rộng và
sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào trong nội đồng. Các hệ thống trục chính bao gồm:
- Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng rạch Thâu Râu
- Phía sông Hậu: Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh
Láng Sắc.
- Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh ba tháng hai - Thống nhất quan trọng nhất
mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng.
Trang 16


- Đối với mật độ kinh nội đồng, nhìn chung Trà Vinh có mật độ còn thấp (< 50% so với yêu
cầu sản xuất). Huyện có mật độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45m/ha); thấp nhất
là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha).
1.1.5.2. Chế độ thủy văn
Toàn tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua hai sông lớn và mạng
lưới kênh rạch chằng chịt. Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày có hai lần triều lên
và hai lần triều xuống. Mỗi tháng có hai kỳ triều cường (vào ngày một và mười lăm âm lịch)
và hai kỳ triều kém (vào ngày bảy và hai ba âm lịch).
Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiềm năng tiêu tự chảy của
tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh (phần giáp ranh của một
huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu Ngang) do có sự giáp nước từ nhiều hướng và
biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài từ ba đến bốn tháng.

Nhìn chung, khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào mùa mưa (>
0,6m) phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các huyện Cầu Ngang,
Duyên Hải, Trà Cú. Tuy tiêu rút dễ dàng nhưng độ sâu ngập này đã hạn chế việc thâm canh
lúa mùa như bón phân, sử dụng giống mùa cao sản. Các vùng gò ngập ít (< 0,4m) phân bố
chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao sản), đây là vùng có khả năng canh tác màu
và thâm canh lúa cao sản nhưng dễ bị hạn ảnh hưởng.
Do bị mặn ảnh hưởng nên dù động lực triều cao nhưng chỉ một phần diện tích của tỉnh có
khả năng sử dụng nước sông để tưới tự chảy và chủ yếu ở các khu vực nhiễm mặn ít (từ hai
đến ba tháng).
1.1.6. Tài nguyên đất
Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất vùng Nam Măng Thít (tỷ lệ 1/25.000) thuộc Chương
trình Đất Cửu Long, năm 1992 thì có thể chia đất của tỉnh thành 3 nhóm chính với 13 loại
đất. Cụ thể gồm:
* Đất cát giồng có 01 loại: diện tích 15.169,34 ha, chiếm 6,62% diện tích tự nhiên.
* Đất phù sa có 5 loại: diện tích 132.983,44 ha, chiếm 58,00% diện tích tự nhiên.
* Đất phèn có 7 loại: diện tích 55.719,38 ha, chiếm 24,30% diện tích tự nhiên, được
chia làm 2 phân nhóm.
- Đất phèn tiềm tàng có 4 loại, diện tích là 42.984,95 ha.
- Đất phèn phát triển có 3 loại, diện tích là 12.734,43 ha.
Phần còn lại là hồ ao, sông, kênh, rạch ... với diện tích 25.410,71 ha, chiếm 11,08% diện tích
tự nhiên.
Trang 17


1.1.7. Tài nguyên nước
1.1.7.1. Nước mặt
Nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Trà Vinh là 2 sông lớn: sông Tiền, sông Hậu (mùa mưa:
lưu lượng hơn 5.000 m3/s; mùa khô từ 1.860 - 2.230 m3/s) thông qua Dự án thủy lợi Nam
Măng Thít, cùng các sông nhánh như: sông Cái Hóp - An rường, sông Cần Chông, rạch Tân
Định, rạch Bông Bót, rạch Tổng Long... và trên 600 km kênh lớn, khoảng 2.000 km kênh

cấp I, II. Tuy nhiên, đến nay Trà Vinh vẫn thiếu nước ngọt đặc biệt vào mùa khô, ảnh hưởng
lớn đến sản xuất nông nghiệp. Các vùng đất của huyện Duyên Hải và một phần của Cầu
Ngang, Trà Cú hiện vẫn còn trong tình trạng thiếu nước ngọt, canh tác chủ yếu dựa vào nước
tự nhiên, đòi hỏi cần phải có phương án khai thác nguồn nước ngọt từ sông Cổ Chiên, sông
Hậu và sông Mang Thít cung cấp cho các huyện ven biển nhằm cải tạo tốt hơn đất nhiễm
mặn và phát triển sản xuất.
1.1.7.2. Nước ngầm
Đất Trà Vinh có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn (do các kênh dẫn
nước mặn vào), 3 tầng tiếp theo ở giữa nước ngầm phong phú và chất lượng khá hơn và cuối
cùng là tầng Miocene ở sâu nhất.
Chiều sâu của 3 tầng chứa nước ở giữa, thay đổi từ 60 m đến 400 m và phổ biến từ 90 m đến
120 m.
Nước ngầm ở khu vực ven biển tồn tại ở 2 dạng:
- Nước ngầm tầng nông nằm dưới các giồng cát, chủ yếu là tích tụ nước mưa tại chỗ có độ
sâu dưới 100 m, trữ lượng ít.
- Nước ngầm tầng sâu còn gọi là nước ngầm Pleitocene, ở sâu trên 100 m, tương đối phong
phú, đủ dùng cho sinh hoạt và đời sống dân cư tại chỗ. Khả năng khai thác 97.000 m3/ ngày.
1.1.8. Tài Nguyên khoáng sản
Về mặt địa chất, toàn bộ tỉnh là trầm tích trẻ có nguồn gốc phù sa sông biển, do đó khoáng
sản của tỉnh chỉ có sét gạch ngói và một ít cát xây dựng.
1.2 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ
1.2.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Nghề nuôi tôm sú trên thế giới đã trãi qua nhiều thế kỷ nhưng cũng chỉ thực sự bùng phát
những năm 80 khi tôm giống đã được sản xuất ra với một lượng lớn để cung cấp cho người
nuôi và sự thâm canh hóa từ đầu những năm 90 ở các quốc gia Đông Nam Á, không những
góp phần nâng cao sản lượng tôm cho toàn thế giới mà còn tạo việc làm và tăng nguồn thu
nhập đáng kể cho nhiều lao động ở địa phương (Yi và ctv., 2002). Vì giá trị kinh tế cao trên
Trang 18



thị trường thế giới nên nuôi tôm là động lực cho sự gia tăng diện tích và thâm canh hóa ở
nhiều địa phương. Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn nhất là Tây Bán Cầu gồm các
nước Châu Mỹ La Tinh và Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á.
Theo FAO (2003a) giai đoạn 1984 – 1997 sản lượng tôm tăng bình quân 14% mỗi năm, sản
lượng tôm nuôi gần 914.000 tấn năm 1997 và đạt giá trị 6,1 tỷ đô la. Sự thành công của nông
dân ở nhiều quốc gia trên thế giới như Châu Á và Nam Mỹ, đã khẳng định sự tiến bộ của
nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Tôm sú là loài tôm nuôi chủ yếu tạo ra khoảng 52%
sản lượng toàn cầu, được nuôi phổ biến ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và
Philipines.
Nhu cầu thị trường đối với tôm vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua làm cho tôm
có một giá trị hấp dẫn và ngành nuôi tôm thâm canh có đầu ra ổn định. Lợi nhuận hấp dẫn và
giá trị xuất khẩu cao đã tác động đến chính sách phát triển của một số nước nuôi tôm. Chính
điều này làm cho nghề nuôi tôm đã được mở rộng.
Tuy nhiên, sản lượng giảm mạnh do dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi ở nhiều quốc gia
như Ecuador, Peru, Mexico, Bangladesh và Ấn Độ (FAO, 2003b). Sự sụp đỗ của nghề nuôi
tôm công nghiệp ở Đài Loan, ô nhiễm môi trường đã bộc phát bệnh gây sản lượng giảm từ
90.000 tấn xuống 20.000 tấn trong những năm 1987 – 1989, sản lượng tôm của Ecuador
giảm từ 70.000 tấn vào năm 1988 xuống 40.000 tấn vào những năm 1989 mà nguyên nhân
chủ yếu là vấn đề môi trường và bộc phát của bệnh (FAO, 2003b). Sản lượng tôm ở Thái
Lan giảm từ 60% vào năm 1988. Nguyên nhân gây ra sự giảm sụt này là do môi trường bị
suy thoái, nước có chất lượng kém và do nạn phá rừng (Macintosh et al., 1992).
Trong thực tế nguồn nước thải đỗ ra kênh rạch công cộng từ các trại nuôi tôm không qua xử
lý ở nhiều nơi như Việt Nam, Indoneisa và Philipines. Ngoài ra, các khu vực nuôi tôm thâm
canh thường tập trung dọc theo vùng và hạn chế của hệ thống thủy lợi làm ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi nước tạo nên sự ô nhiễm môi trường làm dịch bệnh bộc phát (FAO, 1998).
Ngoài ra, thường tập trung và thường dùng chung nguồn nước cấp từ sông, kênh rạch nơi
hòa trộn nguồn nước cấp với nước thải gây nên nguy hại cho môi trường và bùng phát dịch
bệnh (Boyd et al., 1994).
1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Ở nước ta nghề nuôi tôm đã có từ lâu đời nhưng nuôi theo hình thức quảng canh nên năng

suất rất thấp. Trong những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về con tôm đã được
đưa vào sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản tôm giống nhân tạo cùng với những kết quả
nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm, sản xuất các loại thức ăn, các mô hình nuôi
tôm…, đã thúc đẩy nghề nuôi tôm sú phát triển, đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 19


lớn. Nghề nuôi tôm đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá có hiệu quả và mang lại nhiều
lợi nhuận cho nước nhà.
Việt Nam là một trong những nước có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thích hợp
cho việc nuôi trồng thủy sản. Với bờ biển dài 3.260km trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên
Giang là tiềm năng to lớn cho thủy sản nước mặn và lợ. Diện tích nuôi tôm đã không ngừng
tăng từ 50.000ha năm1985 lên 295.000ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú (Bộ Thủy
Sản, 1999).
Vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ kéo dài từ Quảng Ninh đến Hà Tỉnh có nhiều sông ngòi
trong đó sông Hồng giữ vị trí quan trọng. Hằng năm nơi đây được cung cấp lượng phù sa
lớn, tốc độ bồi lắng nhanh trở thành bãi triều rộng lớn. Tuy nhiên khí hậu nơi đây lại trở nên
khắc nghiệt với tôm sú, nhiệt độ giữa các mùa lại có biến động khá lớn. Hiện nay xuất hiện
các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và bán thâm canh thì năng suất nuôi tôm sú cũng
đã tăng lên đáng kể với tổng diện tích là 3.942ha (Bộ Thủy Sản, 1999).
Ở ven biển miền Trung đến Bình Thuận, đây là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển
công nghệ sản xuất giống tôm sú ở nuớc ta. Theo thống kê năm 1999 của Bộ Thủy Sản thì
tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Trung là 12.530ha.
Ở miền Nam, từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Kiên Giang có tổng diện tích nuôi tôm sú là 238.279
ha (Bộ Thủy Sản, 1999). Nơi đây có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi
cho việc phát triển nghề nuôi tôm sú.
Nghề nuôi tôm tuy chỉ mới phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng nó đã phát triển mạnh và
trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người
dân và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Chính phủ và từ đó nó đã hình thành nhiều hình

thức nuôi khác nhau. Các hình thức chính: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm
canh và thâm canh. Bên cạnh đó còn có các hình thức khác như: nuôi tôm trong ruộng lúa,
nuôi tôm trong rừng ngập mặn, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm trong ruộng muối.
Bảng 1.2 Diện tích mặt nước nuôi tôm của cả nước từ năm 2000 đến năm 2009
Năm

2000

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Sơ bộ
2009

Diện tích nước
mặn , lợ (nghìn
ha)

324,1 454,9 509,6 574,9

598,0


528,3

612,1

633,4

629,3

623,3

Diện tích nước
ngọt (nghìn ha)

16,4

6,4

4,9

4,6

5,4

6,9

6.6

2001


21,8

2002

6,6

5,5

(Nguồn: www.tongcucthongke.com.vn)
Trang 20


Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2009, sản lượng nuôi tôm cũng đã tăng
lên khá mạnh đối với các khu vực trên cả nước.
Bảng 1.3 Sản lượng tôm nuôi theo địa phương từ năm 2000 đến năm 2009 (Tấn)

Năm

Cả
nước

Đồng bằng
sông Hồng

Trung du
và miền
núi phía
Bắc

Bắc Trung

Đông
Bộ và
Tây
Nam
Nguyên
duyên hải
Bộ
miền Trung

Đồng bằng
sông Cửu
Long

2000

93503

4450

69

18188

18

1786

68995

2001


154911

5953

57

25591

52

4827

118432

2002

186216

9023

66

27490

54

6674

142908


2003

237880

11645

102

33499

62

10351

182221

2004

281816

13023

123

33201

55

12772


222643

2005

327194

13321

312

33311

64

14426

265761

2006

354514

14098

355

37214

62


15948

286837

2007

384519

16054

388

43563

88

14896

309531

2008

388359

14511

294

51216


61

15207

307070

Sơ bộ
2009

413132

14829

205

68123

71

17489

312415

(Nguồn: www.tongcucthongke.com.vn)
1.2.3 Tình hình nuôi tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển
kinh tế thủy sản của cả nước, chiếm hơn 80% tổng sản lượng. Với nhiều thuận lợi về điều
kiện tư nhiên cũng như tiềm năng về diện tích, nghề nuôi tôm của Đồng Bằng Sông Cửu
Long không ngừng phát triển với nhiều hình thức nuôi như quảng canh, chuyên tôm quảng

canh cải tiến, bán thâm canh-thâm canh; mô hình nuôi kết hợp với rừng ngập mặn,... Theo
thống kê, Đồng Bằng Sông Cửu Long có 46.257 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh,
diện tích còn lại là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến. Các mô hình nuôi tôm này
góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể và cải thiện cuộc sống cho người dân vùng ven
biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long .

Trang 21


Bảng 1.4 Sản lượng tôm nuôi các Tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 2000 đến
năm 2009 (Tấn)
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


Sơ bộ
2009

Long An

595

1725

2202

4264

4072

6014

7190

6968

5720

7333

Tiền
Giang

1174


1405

2576

4322

6297

7998

8273

9381

10118 10558

Bến Tre

5827

8024

11454 13698 19398 25090 23446 25362 22841 19300

Trà Vinh

2310

4391


4928

9574

Vĩnh
Long

64

71

76

52

44

47

34

27

27

24

Đồng
Tháp


316

396

634

645

221

103

402

953

1504

1450

An Giang

5

178

305

459


651

698

815

1060

1297

1045

Kiên
Giang

1764

4800

6675

Cần Thơ

17

65

67


12884 19688 24142 24814 19789 17287

10183 15228 18461 22847 28350 28601 31207

Hậu
Giang

78

100

75

124

206

81

35

24

45

34

25

27


27

26

Sóc
Trăng

11143 13700 15980 21211 27424 42837 52696 58495 58790 60350

Bạc Liêu

10403 28347 37392 55268 68342 63616 58400 64151 63984 65700

Cà Mau

35377 55330 60619 62443 67936 81100 88443 89737 94291 98100

(Nguồn: www.tongcucthongke.com.vn)
1.3 Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
1.3.1 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường
Một số quan điểm về ô nhiễm môi trường
Theo tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm
Trang 22


các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc
tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi
trường".
- Tính chất của môi trường chủ yếu là tính chất lý học, tính chất hóa học và điều kiện vi sinh
của môi trường đó (Hoàng Hưng và ctv., 2005).
- Tiêu chuẩn của môi trường là những chuẩn mực cần thiết đảm bảo đẻ thành phần môi
trường đó phù hợp với đối tượng sử dụng nó (Hoàng Hưng và ctv., 2005).
“Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường có hại cho hoạt
động sống của con người và sinh vật” (Võ Văn Minh, 2007).
Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau, phát sinh từ các quá trình tự nhiên
hay nhân tạo:
- Nguồn tự nhiên bao gồm các hiện tượng như núi lửa, dông, bão, tố, lốc, lũ bùn đá, lũ quét,
lũ lụt, các quá trình hối rửa xác động thực vật,…vừa trực tiếp tạo ra vừa qóp phần phát tán
các vật chất gây ô nhiễm vào môi trường (Võ Văn Minh, 2007).
- Nguồn nhân tạo các chất gây ô nhiễm, xuất phát từ các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, vui chơi giải trí,…có biến trình thải thay đổi theo thời
gian. Nguồn thải công nghiệp thường mang tính điểm, tập trung, cường độ, tổng lượng lớn,
nông nghiệp và sinh hoạt mang tính diện, giao thông vận tải mang tính tuyến. Đặc điểm
chung của các quá trình thải nhân tạo hiện nay là lượng thải lớn, tập trung, cường độ thải
lớn, thay đổi theo thời gian, chất thải đa thể, đa dạng (Võ Văn Minh, 2007).
Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường như dựa vào tình trạng sức
khỏe và bệnh tật con người và sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào thang tiêu
chuẩn chất lượng môi trường (Võ Văn Minh, 2007).
1.3.2 Ô nhiễm môi trường do nước thải trong nuôi trồng thủy sản
Nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản được thải ra từ các ao nuôi, các bè nuôi với qui mô lớn
là một trong các nhân tố làm cho nguồn nước của các kênh rạch ngày càng bị xấu đi, bị ô
nhiễm ngày càng tăng. Điều này là do trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản có sự tích tụ nhiều
chất hữu cơ trong nước ao nuôi sau đó thải trực tiếp ra kênh rạch mà không qua bộ phận xử
lí nào.
Thông thường có hai loại hình ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản gây ra là ô nhiễm

môi trường trong ao và bên ngoài ao (sông, rạch, kênh,…):

Trang 23


- Ô nhiễm môi trường trong ao bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức
ăn và các hoá chất tích tụ ở đáy ao nuôi tạo thành một lớp bùn ô nhiễm.
- Ô nhiễm môi trường bên ngoài ao nuôi được sản sinh từ nguồn thức ăn, phân bón, thuốc
thú y thuỷ sản, trong quá trình chăn nuôi thải ra bên ngoài ao nuôi.
1.4 SƠ LƯỢC VỀ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM SÚ
1.4.1 Đặc tính lớp bùn đáy ao nuôi tôm
Đất đóng nhiều vai trò quan trọng trong ao nuôi thủy sản. Đất đáy ao giữ và phóng thích cả
chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ và cũng là môi trường cho sinh vật đáy, thực vật và vi
khuẩn phát triển. Những sinh vật này có thể làm nguồn thức ăn cho những sinh vật khác và
chúng cũng tái tạo lại chất dinh dưỡng và phân hủy vật chất hữu cơ. Một số loài thủy sản
nuôi kiếm ăn trên nền đáy và một số làm tổ và đẻ trứng trên nền đáy ao. Hàm lượng oxy hòa
tan thường thấp dưới nền đáy và các quá trình phân hủy vật chất hữu cơ xảy ra thường chậm
hơn so với trên bờ (Boyd, C.E. 1990).
Sự phân hủy chất hữu cơ trong bùn đáy ao gây ra điều kiện oxy hòa tan thấp. Thiếu oxy
trong nền đáy ao có thể làm chậm lại tốc độ phân hủy chất hữu cơ chứ không làm ngừng quá
trình phân hủy. Có rất ít nghiên cứu tốc độ tiêu thụ oxy hòa tan của đất đáy ao, nhưng có
nhiều yếu tố cho thấy sự hô hấp của quần thể sinh vật đáy ao có thể dễ dàng tiêu thụ từ 2 – 3
mg/l oxy hòa tan trong nước trong vòng 24 giờ (Boyd, C.E. 1998).
Sự tương tác giữa lớp đất bùn đáy ao và nước ao rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất sinh
hóa học của N. Lớp trầm tích đáy ao là nguồn cung cấp NH3 và là nơi trữ N nitrite và nitrate
(Hargreaves, J. A. 1999).
Đất đáy ao và sự tích tụ chất lắng là thành phần gắn liền với hệ thống ao nuôi tôm. Tôm
thường sống trên mặt và vùi vào đáy ao. Vì vậy những chất độc trong đáy ao sẽ gây nguy
hiểm cho tôm như tôm giảm ăn, chậm lớn, tăng tỉ lệ chết và mẫn cảm với bệnh tật. Do đó,
kiểm soát điều kiện đáy ao là cần thiết, bao gồm sụt khí vừa phải ở những nơi tích tụ bùn,

xây dựng ao có nơi lắng bùn trước khi đưa vào nuôi, kích thích tính hoạt hóa của chất bồi
lắng, dùng hóa chất để cân bằng tiến trình oxy hóa khử và sử dụng lại nguồn nước lọc từ bùn
đáy ao (Avnimelech, Y and G. Ritvo. 2003).
1.4.2 Nguồn gốc phát sinh bùn ao nuôi tôm sú
Bùn ao nuôi tôm sú được hình thành do thức ăn nuôi tôm thừa, xác vi sinh vật và động thực
vật phù du, chất thải của tôm lắng đọng. Mỗi năm lượng bùn tích tụ ở đáy ao nuôi tôm thâm
canh hình thành một lớp bùn dày 10-15 cm tương đương 30-50 tấn chất khô giàu hữu cơ/ha
(Đặng Đình Kim và ctv., 2004).

Trang 24


Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao nuôi tôm như
oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí độc, sự phát triển của
các loại vi khuẩn gây bệnh,v.v. Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào chất đất và sự lắng tụ chất
thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu cơ (Đặng Đình Kim và ctv., 2004).
Tôm sú là thường xuyên bơi lội nhưng chúng hầu như lúc nào cũng tìm kiếm thức ăn dưới
đáy ao, cho nên điều kiền đáy ao có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của tôm nuôi. Chính vì
vậy, ngoài việc chọn vùng đất tốt để xây dựng ao nuôi thì việc quản lí tốt chất thải lắng tụ,
giữ nền đáy ao luôn sạch là một trong những biện pháp rất cần thiết cho tất cả các hệ thống
ao nuôi tôm mà đặc biệt là các hệ thống ao nuôi tôm sú năng suất cao (Nguyễn Anh Tuấn và
ctv., 2002).
● Các vật chất lắng tụ trong ao nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có
sự khác biệt giữa các ao nuôi, bao gồm:
- Ðất ao bị xói mòn do dòng chảy của nước.
- Ðất từ bờ ao bị rửa trôi.
- Phân tôm.
- Thức ăn thừa.
- Xác chết của phiêu sinh vật.
- Các loại vôi, khoáng chất.

- Chất lơ lửng do nguồn nước cấp.
Người ta đã quan sát, thấy rằng trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 - 20% thức ăn
được dùng vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn
hết và thất thoát, chỉ có 40 - 45% là được sử dụng trong quá trình chuyển hóa bình thường,
duy trì và lột vỏ.
Trong các nguồn gốc sinh ra chất thải lắng tụ trong ao thì chất thải sinh ra từ sự xói lở ao
nuôi có thể góp phần đáng kể vào sự hình thành chất lắng tụ nhưng chúng thường không là
nguồn gốc chính của sự hình thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ thức
ăn thừa - phân tôm, xác chết của phiêu sinh vật. Hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì
lượng chất thải hữu cơ tích tụ càng nhiều. Cho nên hệ thống nuôi năng suất cao đòi hỏi phải
có sự quản lí chặt chẽ sự tồn lưu chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm (Nguyễn Anh Tuấn và
ctv., 2002).
* Thức ăn thừa – phân tôm:

Trong quá trình nuôi tôm, việc quản lý thức ăn không hợp lý hoặc lượng thức ăn thừa, phân
tôm, xác tôm là một trong những nguồn chính sinh ra bùn ao nuôi tôm.

Trang 25


×