Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO sát LỊCH sử CANH tác và một số đặc TÍNH lý hóa đất TRÊN đất PHÙ SA THÂM CANH và LUÂN CANH xã hòa tân cầu kè TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.91 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN BÉ TÍ

KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT TRÊN
ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH
XÃ HÒA TÂN - CẦU KÈ - TRÀ VINH

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT TRÊN
ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH
XÃ HÒA TÂN - CẦU KÈ - TRÀ VINH



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trần Bá Linh

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Bé Tí
MSSV: 3053204
Lớp: KHĐ K31

Cần Thơ - 2009
i

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA
ĐẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH
XÃ HÒA TÂN - CẦU KÈ - TRÀ VINH”
là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên
cứu nào trước đây.

Tác gi ả Luận văn

Nguyễn Văn Bé Tí


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA
ĐẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH
XÃ HÒA TÂN - CẦU KÈ - TRÀ VINH”
Do sinh viên Nguyễn Văn Bé Tí thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
C ần Thơ, ngày 28 tháng 05 năm 2009
Cán b ộ hướng dẫn

Ths. Tr ần Bá Linh

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài :
“KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA
ĐẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH
XÃ HÒA TÂN - CẦU KÈ - TRÀ VINH”
Do sinh viên Nguyễn Văn Bé Tí thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ngày 28 tháng 05 năm 2009
Luận văn được đánh giá ở mức :-----------------------------------------------------------Ý kiến Hội đồng : -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày 28 tháng 05 năm 2009
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
CHỦ NHIỆM KHOA

iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

* PHẦN I: LÝ LỊCH
Ø Họ và tên: NGUYỄN VĂN BÉ TÍ
Ø Sinh ngày: 24 tháng 08 năm 1986, tại Trà Vinh.
Ø Nguyên quán: Ấp Hội An – Xã Hòa Tân – Huyện Cầu Kè – Tỉnh Trà Vinh.
Ø Họ và tên Cha: NGUYỄN VĂN KIỆT
Ø Họ và tên Mẹ: DƯƠNG THỊ THU
* PHẦN II: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Ä Năm 1992-1997: học Tiểu học Trường Tiểu học Ninh Thới C

Ä Năm 1997-2001: học Trung học cơ sở Trường THCS Phong Phú B
Ä Năm 2001-2004: học Trung học phổ thông Trường THPT Cầu Kè
Ä Năm 2005-2009: học Đại học Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Khoa Học Đất - Khóa 31 (2005-2009), Khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư Ngành Khoa Học Đất vào tháng 05/2009.
* PHẦN III: ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Trung tâmFHọc
liệu
Cần
@TânTài
liệu Cầu
họcKètập
vàTrànghiên
cứu
Số nhà
01, ĐH
Ấp Hội
An –Thơ
Xã Hòa
– Huyện
– Tỉnh
Vinh
F Điện thoại: 0902.373032

F Email:

v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ, Chị 2 và các em Tôi
đã không ngại khó khăn, gian khổ tiếp sức, lo lắng và động viên cho Tôi có ngày
hôm nay. Chúc cho Cha Mẹ sống lâu trăm tuổi, Chị 2 và các em được nhiều niềm
vui và hạnh phúc.
Tôi xin ghi ơn Thầy Trần Bá Linh đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh
thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Chúc Thầy sức khỏe và thành công.
Chân thành biết ơn cô Nguyễn Mỹ Hoa, cô Trịnh Thị Thu Trang, thầy
Nguyễn Minh Đông là cố vấn học tập của lớp Khoa học Đất - Khóa 31 đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Chúc thầy cô nhiều niềm
vui và sức khỏe.
Xin gởi lời biết ơn nhất đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học Đất và
Quản lý Đất đai, quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường
Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Kính chúc quí thầy cô
luôn được nhiều niềm vui và công tác tốt.

Trung

Xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ khuyến nông của ấp Hội An, các cán bộ
khuyến
nông
xã Hòa
đã nhiệt
đỡ liệu
và hướng
tôi và

chọnnghiên
hộ nông dân
tâm Học
liệu
ĐHTân
Cần
Thơtình@giúp
Tài
họcdẫntập
cứu
đáp ứng đúng nhu cầu của đề tài. Xin cảm ơn các cô bác nông dân ở ấp Hội An, Hòa
Tân, Cầu Kè, Trà Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ, trả lời phỏng vấn và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài. Chúc các cô bác những mùa bội thu.
Xin cảm ơn Thầy Hà gia Xương, anh Ngô Thiện Nhựt và anh Phạm Nguyễn
Minh Trung (Bộ môn Khoa học Đất và QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Chúc Thầy và hai anh nhiều thành công và hạnh phúc
Tôi thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt nhất đến tất cả các bạn lớp Khoa
Học Đất Khóa 31, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trân trọng kính chào !!!

vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT LỊCH SỬ CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ HÓA ĐẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH VÀ LUÂN CANH XÃ HÒA TÂN - HUYỆN
CẦU KÈ - TỈNH TRÀ VINH” được thực hiện nhằm khảo sát lịch sử canh tác và đánh giá
các đặc tính vật lý, hóa học đất giữa 2 mô hình canh tác thâm canh 3 vụ lúa/năm và mô

hình luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu/năm trên đất phù sa đã phát triển tại xã Hòa Tân huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh. Kết quả điều tra cho thấy rằng, vùng đất này đã canh tác
lúa rất lâu đời từ những năm 1970. Việc thâm canh 3 vụ lúa/năm được nông dân tiến hành
từ năm 1985 và luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu/năm chỉ thực hiện từ năm 1998 đến nay.
Trong canh tác nông dân sử dụng rất nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
cho đồng ruộng. Trên đất thâm canh nông dân có tập quán đốt bỏ rơm rạ hoặc dành cho
chăn nuôi, không bón phân hữu cơ và áp dụng cơ giới hóa vào các khâu thu hoạch và làm
đất trong điều kiện ướt. Chính những nguyên nhân này sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đất
nghiêm trọng. Đất luân canh nông dân sử dụng len, cuốc để làm đất bằng tay trong điều
kiện đất khô và lên líp trồng hoa màu, sau vụ màu tàn dư thực vật sẽ được chôn vùi vào
đất. Biện pháp luân canh cây trồng cạn có thể cải thiện được tính chất lý hóa đất được tốt
hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất luân canh có các trị số dung trọng, độ xốp, hệ số
thấm nước, lượng nước hữu dụng, % chất hữu cơ, độ bền đoàn lạp ở các tầng đất đều được
đánh giá tốt hơn đất thâm canh. Đất thâm canh có dung trọng cao, độ bền đoàn lạp thấp,
lượng nước hữu dụng thấp. Nguyên nhân là do quá trình thâm canh đã diễn ra liên tục
trong thời gian dài làm cho các tính chất vật lý, hóa học và sinh học đất bị thoái hóa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan


ii

Chứng nhận Luận văn tốt nghiệp

iii

Xét duyệt của Hội đồng khoa học

iv

Lý lịch cá nhân

v

Lời cảm tạ

vi

Tóm lược

vii

Mục lục

viii

Danh sách hình

xiii


Danh sách bảng

xiv

Trung tâm
Học liệu
ĐH THIỆU
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
CHƯƠNG
1: GIỚI
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

2.1. SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2

2.1.1. Khái quát

2

2.1.2. Địa hình

3

2.1.3. Thủy văn

3


2.1.4. Nguồn tài nguyên thiên nhiên

3

2.1.5. Đặc điểm dân số và nguồn lao động:

3

2.2. SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH THÂM CANH 3 VỤ LÚA VÀ LUÂN
CANH 2 VỤ LÚA - 1 VỤ MÀU

4

2.2.1. Khái quát về đất phù sa và tình tình sản xuất lúa ở Đồng bằng
sông Cửu Long

4

2.2.2. Mô hình thâm canh lúa 3 vụ
2.2.2.1. Định nghĩa

4
4
viii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.2.2.2. Tình hình thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long


4

2.2.2.3. Ảnh hưởng của việc thâm canh lúa lên chất lượng đất

5

2.2.3. Vài đặc điểm sinh thái của cây lúa

5

2.2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ

5

2.2.3.2. Yêu cầu về đất đai

5

2.2.3.3. Nhu cầu nước

5

2.2.4. Kỹ thuật canh tác lúa

5

2.2.4.1. Thời vụ gieo trồng

5


2.2.4.2. Biện pháp làm đất

6

2.2.4.3. Phương pháp gieo sạ

6

2.2.4.4. Bón phân và phun thuốc

6

2.3. Mô hình luân canh

6

2.3.1. Định nghĩa

6

2.3.2. Tình hình luân canh lúa - màu ở Đồng bằng sông Cửu Long

7

2.3.3. Lợi ích của mô hình luân canh lúa - màu

7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


2.3.3.1. Gia tăng năng suất cây lúa và cải tạo đất

7

2.3.3.2. Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh

7

2.3.3.3. Giảm sự cạnh tranh của cỏ dai cho cả cây lúa và cây trồng cạn

8

2.3.3.4. Cắt đứt nguồn lây lan của dịch rầy nâu

8

2.3.3.5. Cho hiệu quả kinh tế cao

8

2.3.4. Một số cây hoa màu thường dùng luân canh với lúa

8

2.3.4.1. Đậu xanh

8

2.3.4.2. Bắp lai


9

2.3.4.3. Dưa hấu

9

2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VẬT LÝ, HOÁ HỌC ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG
ĐỐI VỚI ĐẤT CANH TÁC NÔNG NGHIỆP

10

ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.4.1. Các chỉ tiêu vật lý đất và sự ảnh hưởng lên đất canh tác

10

2.4.1.1 Thành phần cơ giới đất

10

2.4.1.2. Độ bền đoàn lạp

12

2.4.1.3. Tính thấm nước của đất


13

2.4.1.4. Dung trọng

13

2.4.1.5. Tỷ trọng

14

2.4.1.6. Độ xốp

14

2.4.1.7. Nước hữu dụng trong đất

14

a. Các dạng nước trong đất.

15

b. Lượng nước hữu dụng trong đất

15

c. Điểm héo

15


d. Thủy dung ngoài đồng hay độ ẩm đồng ruộng

16

2.4.2. Các chỉ tiêu hóa học đất và sự ảnh hưởng lên đất canh tác

16

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.2.1. Độ chua và ảnh hưởng của pH trong đất

16

2.4.2.2. Độ dẫn điện (EC) và ảnh hưởng trong đất

17

2.4.2.3. Vai trò của chất hữu cơ trong đất

17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3. 1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

19

3.1.1. Địa điểm thực hiện


19

3.1.2. Phỏng vấn khảo sát hiện trạng canh tác

19

3.1.3. Mẩu đất thí nghiệm

19

3.1.4. Phương tiện

19

3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

19

3.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH ĐẤT

20

x
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



3.2.2.1. Chỉ tiêu phân tích

20

3.2.2.2. Phương pháp lấy mẫu đất

20

3.2.2.3. Phương pháp phân tích

20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng canh tác ở ấp Hội An, xá Hòa Tân,
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

21

4.1.1. Tình hình chung trong sản xuất nông nghiệp
4.1.2. Hiện trạng canh tác nông nghiệp tại xã Hòa Tân trong vòng 3 n ăm
trở lại đây

21
22

4.1.2.1. Cơ cấu mùa vụ và năng suất cây trồng


22

4.1.2.2. Cách chuẩn bị đất

23

4.1.2.3. Giống cây trồng

24

4.1.2.4. Phân bón cho đồng ruộng

24

4.1.2.5. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

25

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1.2.6. Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình canh tác thâm canh 3 vụ lúa và
luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu

26

4.2. Một số đặc tính vật lý, hóa học đất của 2 mô hình canh tác thâm canh
3 vụ lúa và luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu

27


4.2.1. Độ chua hiện tại của đất

27

4.2.2. Độ dẫn điện EC

28

4.2.3. Thành phần cơ giới

28

4.2.4. Tỷ trọng

29

4.2.5. Dung trọng

29

4.2.6. Độ xốp

31

4.2.7. Tính thấm nước của đất

32

4.2.8. Ẩm độ hữu dụng trong đất


33

4.2.9. Độ bền đoàn lạp

34

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


4.2.10. Chất hữu cơ

35

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

37

5.1. KẾT LUẬN

37

5.2. KIẾN NGHỊ

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1

Bản đồ hành chính Huyện Cầu Kè

2

2

Phương pháp sạ và biện pháp làm đất trồng lúa

6

3

Tam giác sa cấu theo USDA/Soil Taxonomy (Hoa Kỳ, 1998)


12

4

Cơ cấu mùa vụ cây trồng trong năm

22

5

Đồ thị dung trọng giữa các tầng đất của 2 mô hình canh tác

30

6

Đồ thị độ xốp (%) các tầng đất của 2 mô hình canh tác

32

7

Đồ thị ẩm độ hữu dụng (%) các tầng đất của 2 mô hình canh tác

34

8

Đồ thị độ bền (SQ) các tầng đất của 2 mô hình canh tác


35

9

Đồ thị % chất hữu cơ các tầng đất của 2 mô hình canh tác

36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Trang

1

Bảng phân chia cấp hạt của Quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ)

11

2


Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế

11

3

Cơ cấu mùa vụ và năng suất cây trồng (từ năm 2006 đến năm 2008)

23

4

Loại và lượng phân theo công thức bón phân của nông dân.

25

5

Các loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng

26

6

Lợi nhuận trung bình và chi phí sản xuất các Vụ/1.000 m2 giữa 2 mô
hình canh tác tại xã Hòa Tân - Cầu Kè - Trà Vinh (năm 2008)

27

7


Kết quả phân tích thành phần cơ giới các tầng đất giữa 2 mô hình

27

8

Giá trị pH các tầng đất giữa 2 mô hình

28

9

Giá trị EC (mS/cm) các tầng đất giữa 2 mô hình

29

10

Giá trị tỷ trọng (g/cm3) các tầng đất giữa 2 mô hình

29

11

Giá trị Ksat (cm/h) các tầng đất giữa 2 mô hình

33

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xiv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

Trung

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất và là
vựa lúa lớn nhất cả nước. Hiện trạng thâm canh lúa 3 vụ/năm là biện pháp canh tác
truyền thống lâu đời của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, chính tập quán này
đã làm cho đất canh tác ngày càng suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều tính
chất đất, làm giảm năng suất cây trồng và gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình thực tế nêu trên, việc tuyên truyền và tập huấn khoa học kỹ thuật và
chuyển đổi mô hình canh tác cho người dân vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa
mang tính bền vững là việc làm cấp thiết. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có các loại
đất chính như: đất phù sa, đất phèn, đất giồng cát, đất than bùn,... Lúa là cây lương
thực thường được trồng nhiều trên đất phù sa, đất phù sa là loại đất giàu dinh dưỡng
nhưng với việc thâm canh lúa 3 vụ rất lâu năm từ thập niên 80 cho đến nay mà
không chú ý đến việc cung cấp thêm dưỡng chất cho đất nhất là chất hữu cơ thì một
ngày không xa đất đai sẽ bị kiệt quệ và năng suất lúa sẽ ngày càng giảm sút (Lê Văn
Khoa, 2000). Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng đất phù sa cho canh tác là
khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và các biện pháp duy trì độ phì cho đất. Cho
nên việc luân canh mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ hoa màu thay cho mô hình thâm canh

truyền thống cũng đã được một số nông dân áp dụng thành công và mang lại hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời góp phần cải thiện một số đặc tính đất đã bị suy thoái.
HiệnHọc
nay, thâm
lúa/năm
chiều học
hướngtập
giảm,và
đấtnghiên
đai có thể cứu
đã
tâm
liệucanh
ĐH3 vụ
Cần
Thơnăng
@suất
Tàicóliệu
bị suy thoái do việc canh tác đã thực hiện liên tục trong thời gian dài. Để hiểu rõ
hơn việc ảnh hưởng của mô hình thâm canh 3 vụ lúa/năm và mô hình luân canh 2
vụ lúa - 1 vụ màu/năm lên chất lượng đất đai nên đề tài: “KHẢO SÁT LỊCH SỬ
CANH TÁC VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA LÝ ĐẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA
THÂM CANH VÀ LUÂN CANH XÃ HÒA TÂN - HUYỆN CẦU KÈ - TỈNH
TRÀ VINH” được thực hiện nhằm đánh giá so sánh thực tế hiện trạng canh tác, chất
lượng đất đai giữa mô hình thâm canh và luân canh tại vùng nghiên cứu. Thông qua
kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học khuyến cáo ngành nông nghiệp và nông dân
quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả. Đồng thời giúp chính quyền địa
phương có chính sách bố trí cây trồng hợp lý, hiệu quả về mặt kinh tế của các mô
hình luân canh nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp để chuyển đổi độc canh lúa
sang luân canh lúa màu tại địa phương.


Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

1


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và Địa
nghiên cứu
điểm
nghiên
cứu

Hình 1: Bản đồ hành chính Huyện Cầu Kè

2.1.1. Khái quát
Huyện Cầu Kè nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu.
- Phía Ðông giáp huyện Càng Long, huyện Tiểu Cần.
- Phía Tây và Nam giáp sông Hậu.
- Phía Bắc giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

2


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

Toàn huyện có 10 xã, 01 thị trấn, gồm: Châu Ðiền, Phong Phú, Phong Thạnh, Ninh
Thới, Hoà Tân, An Phú Tân, Tam Ngãi, Hoà Ân, Thông Hoà, Thạnh Phú và Thị
trấn Cầu Kè. Tổng diện tích tự nhiên là 23.876,72 ha. Trung tâm huyện lỵ nằm cách
trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Trà Vinh) 43 km theo quốc lộ 54 và 60.
Nhìn chung, huyện Cầu Kè có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh
tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, địa hình tương
đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch; khí hậu chia làm 02 mùa rõ
rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa mưa là những tháng
còn lại. Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nước từ sông MêKông đổ về
mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Trà Vinh).
2.1.2. Địa hình
Cầu Kè có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh
rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Đất thổ cư nằm dọc theo Quốc lộ 54. Đất thổ cư
có độ cao mặt đất phổ biến từ 1,3 đến 1,6 m; cá biệt ở khu vực chùa Tà Thiêu lên
đến 2,3 m, vườn cây ăn trái: Cao độ mặt đất từ 1,4 - 1,8 m, đất ruộng lúa: cao độ
mặt đất từ 0,9 đến 1,2 m.
2.1.3. Thủy văn
Sông Cầu Kè là sông chạy qua khu vực trung tâm thị trấn, thuyền bè có trọng tải 20
- 30 tấn giao thông dễ dàng. Bề rộng của sông 20 - 24 m, sâu 4 m, chịu tác động chế

độ bán nhật triều không đều trên biển Đông; mực nước đỉnh triều hàng tháng thay
đổi từ 1,0 đến 1,4 m.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hiện nay có thăm dò khảo sát một vài nơi: Nguồn nước ngầm phong phú cung cấp
đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất.
2.1.4. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên nước: nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Cầu Kè là Sông
Hậu, với lượng nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản và các
ngành nghề khác.
Nguồn tài nguyên đất: chủ yếu chia làm 02 nhóm gồm đất giồng cát có 532,71 ha,
chiếm 2,2 % diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có 18.153,34 ha, chiếm 76,2 % diện
tích đất tự nhiên; đất phù sa chưa phát triển 712,2 ha, chiếm 4 % diện tích đất tự
nhiên;
Nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp 19.868,54 ha (trong đó cây lúa, bắp lai, đậu
phộng chiếm 12.890,15 ha; cây ăn quả như măng cụt, dừa Sáp, Sầu riêng, Chôm
chôm chiếm 6.129,58 ha; diện tích mặt nước nuôi thủy sản (cá da trơn) chiếm 41,52
ha; còn lại là diện tích cây hàng năm khác. Trong tương lai có thể chuyển đổi diện
tích một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả có giá trị thấp như cây
Sapô, Long nhãn bằng cây dừa Sáp đạt diện tích 500 ha).
2.1.5. Đặc điểm dân số và nguồn lao động
Theo số liệu thống kê, toàn huyện Cầu Kè hiện có 125.969 người, khu thị trấn Cầu
Kè có 6.597 người chiếm 5,7 % dân số toàn huyện. Dân tộc thiểu số 38.965 người
30,93 %. Tỷ lệ sinh 1,39 %. Số hộ gia đình: 1.457 hộ, bình quân mỗi hộ là 4 - 5
người. Mật độ dân số trung bình của thị trấn là 2.303 người/km2. Dân cư tập trung
Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


3


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

đông đúc tại khu trung tâm thị trấn và dọc theo Quốc lộ 54 từ cầu Ban Trang đến
trường cấp 2. Lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Tính đến thời điểm năm 2007, có 78.367 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,21
% dân số của huyện. Hàng năm có thêm khoảng 1.500 lao động. Đây là nguồn lao
động dồi dào của huyện.
2.2. SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH THÂM CANH 3 VỤ LÚA VÀ LUÂN CANH 2
VỤ LÚA - 1 VỤ MÀU
2.2.1. Khái quát về đất phù sa và tình tình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long
Đất phù sa chiếm 30 % diện tích toàn vùng. Đây là loại đất tốt, phân bố chủ yếu ở
vùng ven và giữa sông Tiền và sông Hậu, hội tụ các yếu tố thuận lợi về nước, độ phì
tự nhiên cao và không có yếu tố hạn chế nào (Nedeco, 1993). Loại đất phù sa có thể
chia thành nhiều nhóm như: đất phù sa glây, đất phù sa loang lổ đỏ vàng glây, đất
phù sa bãi bồi, đất phù sa chưa phân hoá phẩu diện ven sông,…(Bộ Nông Nghiệp,
1997).
Đất phù sa glây chiếm diện tích lớn nhất (>40 vạn ha). Loại đất này được hình
thành ở địa hình thấp đọng nước nhiều tháng trong năm, đất trong tình trạng khử tạo
thành tầng tích tụ glây có màu xám xanh. Do có đặc tính tốt, hiện nay loại đất này
được khai thác rất nhiều vụ trong năm (2 - 3 vụ/năm, có nơi 7 vụ/2năm).

Trung

Năng suất lúa bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha

(1980) đến 3,64 t/ha (1989) và 4,8 t/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
năng suất bình quân trên 6,5 t/ha/vụ và 12 - 17 t/ha/năm với 2 - 3 vụ lúa. Hiện nay,
với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nước
(chiếm 53,4 %), Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp hơn 18,2 triệu tấn lúa
trong tổng sản lượng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước (chiếm 50,5 %). Hơn 80
% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2007).
2.2.2. Mô hình thâm canh lúa 3 vụ
2.2.2.1. Định nghĩa
Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về phân bón, phương pháp, khoa học kĩ thuật
vào nông nghiệp để tăng năng suất trên "một diện tích" trồng trọt. Như vậy thâm
canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần tăng diện tích
đất sử dụng.
2.2.2.2. Tình hình thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Với quá trình thâm canh 2 - 3 vụ lúa cao sản/năm, đã góp phần đưa năng suất lúa
bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ 2,28 tấn/ha (1980) đến 3,64
t/ha (1989) và 4,8 t/ha (2004), cá biệt có một số huyện có thể đạt năng suất bình
quân trên 6,5 t/ha/vụ và 12 - 17 t/ha/năm với 2 - 3 vụ lúa. Hiện nay, với tổng diện
tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4 %),
Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp hơn 18,2 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng
khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước (chiếm 50,5 %). Hơn 80 % sản lượng gạo xuất
khẩu hằng năm là từ Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Tuy
Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

4



Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

nhiên, nếu quá trình thâm canh 3 vụ/năm hoặc 7 vụ/2 năm kéo dài sẽ làm cho chất
lượng đất ngày càng suy giảm, đất bị thoái hóa nghiêm trọng do đất trong tình trạng
bị ngập nước liên tục, trong thời gian tới nếu không có biện pháp cải tạo độ phì cho
đất thì năng suất cây trồng sẽ bị hạn chế nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường
xung quanh.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của việc thâm canh lúa lên chất lượng đất
Do việc canh tác lúa 3vụ/năm diễn ra liên tục nên đất lúc nào cũng trong tình trạng
ngập nước thường xuyên tạo môi trường yếm khí lâu dài gây ra những suy thoái đất.
Theo Lê Văn Khoa (2000), ngoài các trở ngại về mặt vật lý như: tính cơ học của đất
kém (dễ bị lún), đất dễ bị lèn, đất còn có những hạn chế về mặt sinh hóa học như:
tích tụ một vài nguyên tố trên bề mặt đất (như muối), làm gia tăng hàm lượng một
số nguyên tố đến ngưỡng gây độc (thường là nồng độ của sắt và mangan, rửa trôi
một số nguyên tố dinh dưỡng khác (thí dụ mất đạm dưới dạng NO3 - ) và làm thay
đổi sự cân bằng tương đối của hệ quần thể sinh vật trong đất.
2.2.3. Vài đặc điểm sinh thái của cây lúa
2.2.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Trung

Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa, trong phạm vi
giới hạn (20 - 30 oC) nhiệt độ càng tăng cây lúa càng phát triển mạnh. Nhiệt độ trên
40 oC hoặc dưới 17oC cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 13 oC cây lúa ngừng sinh
trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ chết. Ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ
trung bình hằng năm khoảng 26 - 27 oC, nên có thể trồng lúa được quanh năm,
tâm

Học
liệu
ĐH
Thơ
Tàiđailiệu
học
tập (Nguyễn
và nghiên
cứu
nhưng
yếu tố
quyết
địnhCần
mùa vụ
ở đây@
là đất
và chế
độ nước
Ngọc Đệ,
2007).
2.2.3.2. Yêu cầu về đất đai
Nói chung, đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí,
khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào
đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay thịt pha sét, ít chua
hoặc trung tính (pH = 5,5 - 7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên, muốn trồng
lúa đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2007).
2.2.3.3. Nhu cầu nước
Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 - 7 mm/ngày
và 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung. Nếu tính

luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng
mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1.000 mm. Ở Đồng bằng
sông Cửu Long mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 - 11 dương lịch, cao nhất vào
tháng 9 - 10 dương lịch (300 - 400 mm/tháng); ở giữa mùa mưa có thời gian ít mưa
và nắng hạn kéo dài khoảng 2 tuần lễ từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 dương lịch,
nông dân gọi là “hạn Bà Chằn”. Nếu ruộng lúa chủ động được nước thì mưa không
có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa; mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu
bệnh phát triển làm hại lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007).
2.2.4. Kỹ thuật canh tác lúa

Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

5


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

2.2.4.1. Thời vụ gieo trồng
Ở Đồng bằng sông Cửu Long thời vụ gieo trồng cho từng vùng có khác nhau. Tuy
nhiên, vùng trồng được 3 vụ/năm thì có lịch thời vụ như sau:
- Vụ Hè Thu: từ tháng 4 - 8 dương lịch.
- Vụ Thu Đông: từ tháng 8 - 9 đến 11 - 12 dương lịch.
- Vụ Đông Xuân: từ tháng 11 - 12 đến 3 - 4 dương lịch.
2.2.4.2. Biện pháp làm đất
Tùy theo yêu cầu của từng phương pháp gieo sạ mà có biện pháp làm đất khác
nhau.


Trung tâm Học liệu Hình
ĐH2:Cần
@và Tài
liệulàmhọc
tậplúavà nghiên cứu
PhươngThơ
pháp sạ
biện pháp
đất trồng
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Đệ, 2007)

2.2.4.3. Phương pháp gieo sạ
Hiện nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thường áp dụng phương pháp sạ
thẳng. Tùy theo điều kiện đất đai, chế độ nước và từng mùa vụ khác nhau mà có
phương pháp gieo sạ cho phù hợp. Có các kiểu gieo sạ như: sạ ướt (sạ gát), sạ khô,
sạ ngầm, sạ chay và sạ gởi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Biện pháp sạ ướt là hình thức
sạ phổ biến nhất có thể áp dụng cho tất cả các vụ lúa trong năm.
1.2.4.4. Bón phân và phun thuốc
Nói chung, trên hầu hết các loại đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long, công thức
bón phân 90 - 40 - 30 (kgN,P2O5, K2O/ha) có thể xem như mức khuyến cáo tổng
quát cho đa số các giống lúa ngắn ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2007). Trong thực tế có
thể bón DAP (100kg/ha), Urea (150kg/ha) và KCl (50kg/ha), thông thường nông
dân thường bón cao hơn lượng phân khuyến cáo này.
2.3. Mô hình luân canh
2.3.1. Định nghĩa
Luân canh cây trồng là biện pháp trồng những loại cây trồng khác nhau ở từng vụ
khác nhau trong một năm trên cùng diện tích đất. Theo Hồ Ngọc Đức, (2004) luân
canh là trồng liên tiếp nhiều loài cây trên cùng một khoảnh đất, mỗi thời gian một
loài, nhằm cải tạo đất (chẳng hạn, dùng cây này sản sinh ra những chất dinh dưỡng


Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

6


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

cần cho cây sau), tận dụng các lớp đất (liên tiếp bằng những loài có rễ ăn xuống
những độ sâu khác nhau). Theo Chu Thị Thơm và ctv, (2006) luân canh là việc
trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau theo vòng tròn trên cùng mảnh đất.
2.3.2. Tình hình luân canh lúa - màu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay, mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu - 1 vụ lúa đã được nông dân
các địa bàn thuần nông trước đây của các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang áp
dụng rất thành công. Nhiều hộ trúng mùa và trúng giá đã đạt lợi nhuận hàng trăm
triệu đồng/ha/năm. Huyện Chợ Mới (An Giang) nông dân chuyển 21.000 ha đất
trồng trọt sang mô hình lúa - màu, bình quân giá trị sản xuất đạt trên 90 triệu
đồng/ha/năm. Dự kiến diện tích rau màu trồng trên chân ruộng tại Chợ Mới sẽ nâng
lên 35.000 ha vào năm 2010. Tỉnh Vĩnh Long cũng đã chuyển 13.500 ha đất trồng
lúa độc canh mỗi năm 3 vụ sang luân canh 2 lúa - 1 màu trong đó có 1.600ha màu
chuyên canh, cho lợi nhuận 50 triệu đồng/ha/năm. Các huyện trọng điểm có diện
tích màu chuyên canh lớn của tỉnh Vĩnh Long là Bình Minh, Tam Bình, Vũng
Liêm... Tỉnh Tiền Giang nhiều năm nay đã hình thành vùng trồng rau màu tập trung
lên đến gần 30.000 ha, bình quân năng suất đạt 16 tấn đến 18 tấn/ha và sản lượng
thu hoạch mỗi năm gần 490.000 tấn. Đặc biệt, tỉnh Tiền Giang đã chuyển trên
11.000 ha độc canh cây lúa sang luân canh 2 lúa - 1 màu.


Trung

Kết quả của một thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang trong vụ Thu Đông 2005, cho thấy: mô hình trồng lúa 3 vụ cho năng suất
khoảng 3,3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa - bắp - lúa đạt
gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa - đậu xanh - lúa đạt trên 4,5 tấn/ha. Thí nghiệm trong vụ
tâm
liệuởĐH
Cần
Thơ
họckếttập
nghiên
cứu
đôngHọc
xuân 2006
huyện
Cầu Kè,
tỉnh@
TràTài
Vinhliệu
cũng cho
quả và
tương
tự: mô hình
thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân
canh lúa - bắp - lúa đạt 4,3 tấn/ha, mô hình lúa - đậu nành - lúa đạt 3,2 tấn/ha.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế (IRRI) thì việc thay đổi một vụ lúa
một vụ màu đã làm cho năng suất lúa tăng 12 % nhờ sau vụ trồng màu kết cấu đất
được hồi phục (Trần Văn Chính, 2006). Tùy theo vùng sinh thái, năng suất lúa trong

các mô hình luân canh tăng so với độc canh lúa từ 7 - 20 % là một trong những
điểm nổi trội của mô hình luân canh lúa màu so với độc canh lúa cả ở trong và
ngoài vùng đê bao lũ (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv, 2006)
2.3.3. Lợi ích của mô hình luân canh lúa - màu
2.3.3.1. Gia tăng năng suất cây lúa và cải tạo đất
Nhiều nghiên cứu công bố cho thấy rằng năng suất lúa nhận được thấp nhất trong lô
trồng độc canh lúa. Năng suất lúa cao nhất trong các lô luân canh lúa - cây họ đậu.
Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo được lý tính và hóa tính của đất do
chuyển từ chế độ đất ngập nước liên tục sang chế độ cây trồng cạn, đất có thời gian
nghỉ ngơi. Việc này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng cạn trong việc
sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cây họ đậu còn giúp cải thiện độ phì nhiêu của
đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây họ đậu. Theo
Nguyễn Mỹ Hoa (2007), luân canh giữa lúa và cây trồng cạn giúp cho đất có thời
gian phơi đất giữa 2 vụ canh tác chất hữu cơ được khoáng hóa tốt theo hướng có lợi
cho cây trồng sử dụng và làm tăng lượng đạm trong đất.

Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

7


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

2.3.3.2. Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh
Tính chất xốp của đất càng gia tăng sau 3 năm luân canh cây trồng cạn với lúa so
với 1 - 2 năm. Vật chất hữu cơ trong đất giảm dần dần với sự khoáng hóa dễ dàng

vật chất hữu cơ trong điều kiện đất cạn - lúa nước. Hàm lượng phosphate (lân) dễ
hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên tiếp, nhưng lại gia tăng trong
điều kiện luân canh cây trồng cạn. Lân được phóng thích trong điều kiện thiếu
không khí và cố định trong điều kiện kỵ khí. Sự gia tăng chất lân trong đất trồng
đậu kết quả từ việc cố định lân do điều kiện thiếu không khí. Nhiều nghiên cứu cho
rằng chất lân dễ tiêu giảm trong điều kiện đất cạn do bởi sự cố định sắt (Fe) và
nhôm (Al). Đối với Kali trao đổi (K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng
gia tăng trong đất luân canh với cây trồng cạn (Nguyễn Công Thành, 2008).
2.3.3.3. Giảm sự cạnh tranh của cỏ dại cho cả cây lúa và cây trồng cạn
Nhiều loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc giảm lượng lây lan đáng kể
cho vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh cây trồng cạn. Đồng thời cây trồng
cạn trồng trong điều kiện luân canh lúa sẽ ít bị cỏ cạnh tranh hơn so với trồng độc
canh nhiều vụ.
2.3.3.4. Cắt đứt nguồn lây lan của dịch rầy nâu
Liên tiếp những vụ lúa sản xuất gần đây đã bùng phát dịch rầy nâu trầm trọng ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, và một số tỉnh khác trong nước gây nên sự thiệt hại
về kinh tế rất lớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều nông dân. Do đó việc trồng
cây màu khác lúa là rất thiết thực và có hiệu quả.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu đó, các Nhà khoa học đi đến kết luận rằng có sự khác
nhau lớn trong điều kiện đồng ruộng giữa cây trồng cạn với lúa, chủ yếu do các điều
kiện hảo khí và yếm khí và tưới tiêu nước bề mặt và mao dẫn của nước ngầm. Vì
vậy, nhằm ổn định về năng suất và môi trường đất, việc luân canh lúa - cây trồng
cạn hàng năm đã được khuyến cáo nên áp dụng.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long sau vụ l tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng xen,
luân canh, trồng cây họ đậu, bón phân hữu cơ,…đã tạo điều kiện cho dung trọng đất
giảm xuống góp phần cải thiện tính chất đất, đặc biệt là tính chất đất ở lớp đất mặt.
Dung trọng đất là một đặc tính quan trọng, có thể được sử dụng để đánh giá độ phì

của đất về mặt vật lý (như tình trạng nén dẽ, độ xốp, chiều sâu tầng đất mà rễ có thể
phát triển,…) và hóa học (như ước lượng hàm lượng tương đối chất hữu cơ trong
đất và điều kiện đất có được thoáng khí hay không,…). Ngoài ra, dung trọng đất
còn cho biết khả năng đâm xuyên của hệ thống rễ cây trồng ở các tầng đất này.
(Trần Bá Linh và ctv, 2007). Theo Nguyễn Thế Hùng và ctv, (1999) ở nước ta dung
trọng đất dao động từ 0,7 - 1,7 (g/cm3). Đất phù sa có dung trọng trong khoảng 0,79
- 1,40 (g/cm3) (Đỗ Nguyên Hải, 2006). Nếu dung trọng đất >1,2 (g/cm3) thì việc
canh tác rất khó khăn năng suất cây trồng thường thấp do đất quá nhiều sét, ít chất
hữu cơ, làm ngăn cản sự phát triển của bộ rễ. Đất có dung trọng thích hợp nhất cho
cây là 1,0 - 1,1 (g/cm3). Đối với đất lúa dung trọng ở tầng đế cày >1,4 (g/cm3) là tốt
nhất cho cây lúa (Trần Thành Lập, 1999). Theo Miller và Gardiner, (2001) đất mùn
có dung trọng từ 1,1 - 1,4 (g/cm3) và dung trọng tốt nhất cho cây trồng là thấp hơn
1,4(g/cm3) đối với đất sét và 1,6 (g/cm3) đối với đất cát. Dung trọng khô của đất
khoáng >1,4 (g/cm3) được đánh giá là gới hạn biên cho đất sản xuất nông nghiệp
(La and Stewart, 1990).

Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

13


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

2.4.1.5. Tỷ trọng
Tỷ trọng là lượng đất tính bằng gam của một đơn vị thể tích đất (cm3) ở trạng thái
khô kiệt và xếp sít vào nhau (g/cm3) (Nguyễn Thế Hùng, 1999), (Trần Kông Tấu,

2002) (Đỗ Nguyên Hải, 2006). Tỷ trọng chỉ phụ thuộc vào thành phần rắn của đất
và tỷ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ
trong đất. Đất giàu mùn có tỷ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn do tỷ trọng của chất
hữu cơ rất nhỏ 1,2 - 1,4 (g/cm3). Vì thế tỷ trọng của tầng đất mặt nhỏ hơn các tầng
đất bên dưới (Nguyễn Thế Hùng, 1999). Tỷ trọng đất thường dao động trong
khoảng 2,60 - 2,75 (g/cm3), một số đất giàu mùn tỷ trọng có thể nhỏ hơn 2,4
(g/cm3), đất phù sa có tỷ trọng trong khoảng 2,41 - 2,75 (g/cm3) (Đỗ Nguyên Hải,
2006).
Giá trị tỷ trọng của đất là một thông số quan trọng giúp ước lượng được thành phần
khoáng chủ yếu cũng như hàm lượng tương đối chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỉ lệ
sắt nhôm của một loại đất cụ thể. Đất thường có hàm lượng chất hữu cơ cao thường
có giá trị tỷ trọng thấp hơn so với đất khoáng sét (Nguyễn Thế Hùng, 1999), (Đỗ
Nguyên Hải, 2006).
2.4.1.6. Độ xốp

Trung

Độ xốp đất là tỉ lệ phần trăm các khe hở trong đất so với thể tích đất (Ngô Thị Đào,
2005). Độ xốp phụ thuộc vào hàm lượng mùn, cấu trúc, thành phần cơ giới, dung
trọng, tỷ trọng,…của đất (Nguyễn Thế Hùng, 1999), (Trần Thành Lập, 1999), (Đỗ
Nguyên Hải, 2006). Độ xốp của đất là phần trăm thể tích của đất được chiếm bởi
không
khí và
nước
(Trần
Bá Linh
và @
ctv, Tài
2007).liệu
Theohọc

Ngô Thị
độ xốp
tâm
Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
tậpĐào
và(2005),
nghiên
cứu
của đất biến động trong khoảng 30 - 70 %, độ xốp phụ thuộc vào kết cấu, tỷ trọng
và dung trọng của đất.
Độ xốp có ý nghĩa rất quan trọng việc đánh giá mức độ thoáng khí cũng như khả
năng giữ nước của đất. Độ xốp rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất vì nó đảm bảo
sự di chuyển của nước, không khí và chất dinh dưỡng cùng sự hoạt động của vi sinh
vật đất (Ngô Thị Đào, 2005). Số lượng tế khổng cũng như sự phân bố của các tế
khổng có kích thước khác nhau trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của
nước và không khí của đất cũng như khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng.
Theo Nguyễn Thế Hùng và ctv (1999), độ xốp của cùng một loại đất ở độ sâu khác
nhau thì khác nhau và giảm dần theo độ sâu. Trong canh tác nông nghiệp, một biểu
loại đất được xem là lý tưởng khi 50 % thể tích của đất được chiếm bởi pha rắn và
50 % còn lại là nước và không khí (Trần Bá Linh và ctv, 2007). Theo nghiên cứu
của Đỗ Nguyên Hải (2006), đất phù sa thường có độ xốp trong khoảng 40 - 69 %.
2.4.1.7. Nước hữu dụng trong đất
Trong đất nước có vai trò vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, nước vận chuyển vật chất, điều hòa nhiệt độ, không khí, hòa tan các chất
dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, nước có liên quan chặt chẽ và chi phối các quá trình
kết von, đá ong, vệt muối,…và các tính liên kết, độ chặt, tính dính dẻo, tính trương

co,…của đất. Nước là dung môi hòa tan các chất khoáng trong đất, tạo nên dung
dịch đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 2003). Tóm lại, nước có vai trò quan trọng lý hóa sinh
học xảy ra trong đất. Độ ẩm đất thích hợp mới phát huy được giá trị cao nhất của
đất (Trần Kông Tấu, 2002).
Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

14


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học Đất

Khóa 31 (2005 - 2009)

a. Các dạng nước trong đất.
Trong đất nước tồn tại ở các dạng: nước liên kết hóa học, nước ở thể rắn, nước ở thể
khí, nước hấp phụ và nước tự do. Trong đó, quan trọng và ảnh hưởng đến đất, cây
trồng chính là nước hấp phụ và nước tự do gồm nước mao quản và nước trọng lực.
Nước hấp phụ là dạng nước được các hạt đất hút và giữ lại trên bề mặt của chúng
nhờ lực hấp phụ, cây trồng khó sử dụng do áp suất thẩm thấu cao (Trần Kông Tấu,
2002). Lực hấp phụ nước trong đất được quyết định bởi tỷ diện hòa tan của đất, loại
keo, lượng keo và ion hấp phụ cùng với lượng chất hòa tan. Thành phần cơ giới
càng nặng, keo hữu cơ và keo sét 2:1 càng nhiều, keo càng phân tán thì lực hấp phụ
càng lớn (Trần Kim Tính, 2003).
Nước tự do là dạng nước không liên kết với đất, không bị giữ chặt bằng lực liên kết
hóa học hay lực hấp phụ. Nước được di chuyển bằng lực mao quản hay trọng lực
nên gọi là nước mao quản và nước trọng lực.
Nước mao quản là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây trồng. Nước mao quản di
chuyển dễ dàng nhất trong các mao quản đường kính khoảng 0,002 - 0,850 mm.

Nước mao quản nối liền với nước ngầm và thường xuyên được nước ngầm cung cấp
gọi là nước mao quản leo. Nước mao quản treo là nước không nối với mạch nước
ngầm hoặc mạch nước ngầm ở quá sâu. Ở đất thịt nước dâng lên theo mao quản đến
3 - 4 m, đất sét là 6 - 7 m.

Trung

Nước trọng lực (nước ngầm) là nguồn nước ngấm sâu khi mưa, tưới hay nguồn
nước khác, dưới tác dụng của trọng lực và di chuyển nhanh trong các khe hở lớn rồi
tâm
liệu
Cần
Thơ
TàiCây
liệu
học
tậpsửvà
nghiên
cứu
đọngHọc
lại trên
một ĐH
tầng đất
không
thấm@
nước.
trồng
thường
dụng
nước ngầm

dưới dạng nước mao quản leo. Nhưng nước ngầm nằm ở tầng nông sẽ gây hại cho
cây trồng.
b. Lượng nước hữu dụng trong đất
Trong đất nước được giữ lại nhờ vào các lực hút của nền đất chống lại trọng lực.
Tổng lượng nước hữu dụng trong đất được xác định và tính toán thông qua lượng
nước được trữ trong đất nhờ vào các lực giữ nước của nền đất (đường cong pF).
Lượng nước hữu dụng trong đất cũng chính là hiệu số của lượng nước tại thủy dung
ngoài đồng và lượng nước tại điểm héo. Phạm vi nước hữu dụng càng rộng càng tạo
điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển (Trần Kông Tấu, 2002). Theo Đỗ Thị
Thanh Ren, (2003) sa cấu đất càng mịn thì lượng nước hữu dụng càng lớn. Đất có
nhiều chất hữu cơ thì số lượng nước hữu dụng trong đất cao vì chất hữu cơ có ảnh
hưởng đến sa cấu và tế khổng trong đất.
Theo Trần Kông Tấu, (2002) khả năng giữ nước của đất và độ trữ ẩm là một trong
những chỉ số rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Nhờ tính chất này mà đất
có được lượng nước dự trữ, cung cấp cho cây trồng vào những thời kỳ khô hạn.
c. Điểm héo
Điểm héo là lượng nước trong đất (%) mà cây trồng không thể sử dụng được (Trần
Kim Tính, 2003). Theo Trần Văn Chính (2006), điểm héo là lượng nước còn lại
trong đất khi cây bị héo, đây là giới hạn của lượng nước hữu hiệu. Khi lực giữ nước
đạt đến 1,5 mPa thì xuất hiện hiện tượng thiếu hụt nước trong đất vì ở giá trị này

Nguyễn Văn Bé Tí _ MSSV: 3053204

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

15


×