Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.09 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, Cộng đồng ASEAN đã xây dựng một hệ
thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật theo hướng chặt chẽ, đúng pháp luật quốc
tế, đồng thời có các quy định linh hoạt để phù hợp với trình độ phát triển và những nét
đặc thù của ASEAN. Chính vì vậy, pháp luật Cộng đồng ASEAN là công cụ pháp lý
điều chỉnh các hoạt động hợp tác của ASEAN trong các lĩnh vực chung trong khu vực,
nhưng đồng thời nó cũng mang tính chất của pháp luật của tổ chức quốc tế liên chỉnh
phủ, mang bản chất của pháp luật quốc tế. Để làm rõ hơn về bản chất của pháp luật
Cộng đồng ASEAN, em xin chọn đề tài số 3 cho bài tập lớn của mình: “Thông qua
đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN, chứng minh rằng
pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế”. Bài làm của em còn
nhiều hạn chế, mong thầy cô góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn!
NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật Cộng đồng ASEAN
a) Khái niệm
Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật

do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điểu chỉnh các quan hệ của Cộng đồng
ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa – xã hội 1
b) Đặc điểm
- Thứ nhất, về quan hệ pháp luật
Pháp luật Cộng đồng ASEAN chủ yếu điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc
gia thành viên ASEAN với nhau và quan hệ giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài
trong một số lĩnh vực nhất định cần sự hợp tác. Ngoài ra, Quan hệ pháp luật Cộng đồng
ASEAN còn phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác cụ thể, bao gồm kinh tế, chính
trị - an ninh và văn hóa – xã hội.
-


Thứ hai, về xây dựng pháp luật

1 Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2012, tr. 50


Pháp luật Cộng đồng ASEAN do các quốc gia thành viên xây dựng và ban hành
theo cơ chế tham vấn và đồng thuận2. Theo đó, các quyết định và văn bản pháp lý của
ASEAN chỉ được ban hành trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên.
-

Thứ ba, về thực thi pháp luật

Pháp luật Cộng đồng ASEAN được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc
gia thành viên và các thiết chế cộng đồng. Việc thực thi được tiến hành theo cơ chế
chung và cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
-

Thứ tư, về giám sát thực thi và giải quyết tranh chấp

Chức năng giám sát thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN được giao cho tất cả
các thiết chế, từ Hội nghị cấp cao đến Ban thư ký ASEAN. Không có một thiết chế cụ
thể để giám sát việc thực thi các quy định của Cộng đồng. Các quy định được thực hiện
một cách tự nguyện của các quốc gia thành viên, đây cũng là một điểm hạn chế của
Cộng đồng ASEAN.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, ASEAN đã xây dựng được một hệ thống tương
đối hoàn chỉnh cơ chế giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại,…Thông qua các văn bản thỏa thuận như Hiệp ước Bali hay TAC năm
1976, Nghị định thư Viêng Chăn…
2. Nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN
Cấu trúc nguồn luật của pháp luật Cộng đồng ASEAN bao gồm hai loại nguồn là

nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ:
Nguồn cơ bản bao gồm hai loại là Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Nguồn bổ trợ là những văn kiện do các thiết chế có thẩm quyền của ASEAN
thông qua, đó là Khuyến nghị của các Nhóm đặc trách cao cấp, Tuyên bố, Chương
trình, Kế hoạch hành động, đặc biệt là cá Tuyên bố chung sau các hội nghị của ASEAN
trong các lĩnh vực hợp tác chính thức
II.

PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MANG BẢN CHẤT PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ

2 Điều 20 Hiến chương ASEAN


Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật được quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng, nhằm điểu chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. 3
Với những đặc điểm và nguồn luật của pháp luật Cộng đồng ASEAN, có thể
khẳng định, bản chất của pháp luật Cộng đồng ASEAN là một bộ phận của luật quốc
tế. Theo đó, có thể chứng minh ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, về Nguồn luật
Như trình bày ở trên, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng có hai loại nguồn là
nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ. Nguồn cơ bản chính là các Điều ước quốc tế được hình
thành trên cơ sở thỏa thuận của chủ thể luật quốc tế, được các chủ thể kí kết bằng văn
bản và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào thỏa thuận đó được ghi chép
trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng
như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó4. Các điều ước quốc tế là
nguồn của pháp luật quốc tế, cũng như nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN được
thể hiện ở những tên gọi như hiến chương, hiệp ước, nghị định, nghị định thư, tuyên

bố,… Nguồn cơ bản có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các thành viên kí kết hoặc tham
gia điều ước. Ngược lại, nguồn bổ trợ của pháp luật quốc tế, cũng như pháp luật Cộng
đồng ASEAN chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị pháp lí bắt buộc đối với các
chủ thể, làm cơ sở để hình thành nên điều ước quốc tế.
Thứ hai, về con đường hình thành
Cộng đồng ASEAN là liên kết giữa các quốc gia trong khối khu vực Đông Nam
Á – với tư cách là chủ thể của thể luật quốc tế, pháp luật của Cộng đồng ASEAN cũng
mang đầy đủ bản chất của pháp luật quốc tế. Đó là sự tự do ý chí và sự thỏa thuận bình
đẳng giữa các chủ thể. Các thành viên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, và tự
do thỏa thuận - ý chí để xây dựng nên hệ thống pháp luật chung cho phù hợp với trình
độ phát triển của các quốc gia và phù hợp với pháp luật cộng đồng quốc tế. Như vậy,
con đường hình nên pháp luật Cộng đồng ASEAN chính là tự thỏa thuận của các thành
3 Giáo trình Luật quóc tê, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016, nxb CAND, tr. 7-8
4 Giáo trình Luật quóc tê, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016, nxb CAND, tr. 26


viên – yếu tố tiên quyết để khẳng định pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng mang bản
chất của luật quốc tế5.
Thứ ba, về cơ chế xây dựng pháp luật
Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN và pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan
hệ phát sinh trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, trên cơ sơ tự do, bình đẳng
thỏa thuận như đã nói ở trên. Các quy phạm pháp luật quốc tế mà Cộng động ASEAN
đều được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên và các chủ thể
khác của pháp luật quốc tế. Việc thông qua các quy phạm pháp luật cụ thể được thực
hiện theo nguyên tắc nhất định mà Cộng đồng đưa ra. Như vậy, cơ chế xây dựng pháp
luật của pháp luật Cộng đồng ASEAN và pháp luật quốc tế đều dựa trên cơ sở tự do
thỏa thuận và tự nguyện của các chủ thể. Từ đó tạo sự tự nguyện tuân thủ pháp luật
quốc tế
Thứ tư, về cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật
Xuất phát từ nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (pacta

sunservanda), là một trong các chủ thể của luật quốc tế, Cộng đồng ASEAN cũng phải
tuân thủ các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế. Trong đó, các quốc gia thành viên
khi tham gia vào quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ
tôn trọng và thực hiện chúng vì lợi ích của mối tương quan giữa các chủ thể khác và lợi
ích của quốc gia mình. Các quốc gia thực thi pháp luật bằng cách nội luật hóa, ban
hành các văn bản trong nước phù hợp với quy định của Cộng đồng.

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy Pháp luật Cộng đồng ASEAN mang bản chất của luật quốc
tế. Để có thể bảo vệ khu vực khỏi các thế lực bên ngoài, cũng như kịp với sự phát triển
quốc tế, cần thiết phải xây dựng pháp luật Cộng đồng chặt chẽ hơn. Trên cơ sở các
nguyên tắc, các quy phạm của luật quốc tế, các quốc gia khu vực Đông Nam cần đồng
lòng và cùng chung tay phát triển vì mục tiêu chung đã đề ra.

5 Tài liệu Bồi dưỡng pháp luật ASEAN của ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp, nxb. Tư pháp, 2015, tr. 53


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến chương ASEAN
2. Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2012
3. Giáo trình Luật quóc tê, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2016
4. Tài liệu Bồi dưỡng pháp luật ASEAN của ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp, nxb. Tư
pháp, 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................1

I.

...............KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
...........................................................................................................1

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật Cộng đồng ASEAN.......................1
2. Nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN.................................................2
II.

PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MANG BẢN CHẤT
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.................................................................3

KẾT LUẬN...................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................5



×