Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY TIN HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 34 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ tên: NGUYỄN THỊ NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 25/07/1987
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 3B – Xã Xuân Bắc – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại:

0613726311

(CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0937701736

6. Fax:

Email:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân Tin học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên nghành đào tạo: Tin học
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học
- Số năm kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Hướng dẫn thực hành môn Tin học phù hợp với năng lực của mỗi học sinh
nhằm nâng cao kết quả học tập môn Tin học của học sinh

Trang 3




PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG
NHÓM ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TƯ DUY, SÁNG TẠO VÀ GHI NHỚ
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 10
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Công nghệ thông tin
ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Đồng thời, sự phát triển Công nghệ
thông tin của một quốc gia cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự phát triển của quốc gia đó. Do đó, trên các lĩnh vực, nhà nước ta đều
có những chính sách đầu tư và phát triển Tin học, đặc biệt là lĩnh vực Giáo dục. Từ
việc đầu tư các trang thiết bị dạy học như: máy chiếu, bảng tương tác, phòng vi
tính thực hành, … cho các trường học, Bộ Giáo Dục còn tổ chức nhiều đợt tập
huấn về phương pháp đổi mới giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Học sinh THPT là lứa tuổi hiếu động, thích tìm tòi, khám phá, thích được
khẳng định bản thân. Nhưng cũng ở lứa tuổi này, vì các em còn thiếu kiến thức và
kinh nghiệm sống nên rất dễ nản lòng, bi quan. Do đó, trong việc giảng dạy, việc
đem lại hứng thú trong học tập, khơi gợi tính tự giác, tự lập, tư duy, sáng tạo của
các em là rất quan trọng, đặc biệt là trong giảng dạy bộ môn Tin học. Với tâm lý,
coi môn Tin học là “môn phụ” vì không thi tốt nghiệp, ĐH - CĐ nên các em
thường coi nhẹ việc học tập Tin học, cộng với bản chất của môn Tin là thực hành
nhiều hơn lý thuyết. Do đó, trong các tiết học lý thuyết các em thường có tâm lý
chán nản, không tập trung chú ý đến bài giảng. Vì vậy, kiểm tra lý thuyết, tự luận,
thậm chí trắc nghiệm luôn là “cực hình” đối với các em, đặc biệt các học sinh yếu,
kém, lười học bài.
Phương pháp hoạt động nhóm là phương pháp chúng ta đã nghe và thực
hành rất nhiều rồi, nên hầu như ai cũng biết được ưu điểm của nó. Đó là nâng cao
khả năng tư duy, phát huy năng lực của học sinh (HS), giúp HS có tinh thần đoàn
kết, trách nhiệm cộng đồng trong học tập cũng như các hoạt động khác.

Bên cạnh đó, trong thời đại ngày nay, có lẽ chúng ta cũng ít nhiều nghe đến
một phương pháp giúp tăng khả năng tư duy, phát huy tính sáng tạo trong học tập
và trong công việc, rút ngắn thời gian ghi nhớ một lượng kiến thức một cách có hệ
thống. Đó là phương pháp học tập và làm việc bằng Bản đồ tư duy.
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học hiện nay không còn mới mẻ nữa.
Đã có rất nhiều trường học, nhiều bộ môn đã đưa bản đồ tư duy vào dạy học và
đem lại hiệu quả cao trong việc ghi nhớ kiến thức cũng như phát huy tính tư duy,
sáng tạo của học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến
hai phương pháp giảng dạy trên với đề tài “Phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy
kết hợp phương pháp hoạt động nhóm để nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và
ghi nhớ của học sinh trong dạy học Tin học 10”.
Trang 4


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Trước hết, ta cần hiểu bản chất của hình thức hoạt động nhóm là gì? Đó là hình
thức tạo điều kiện cho mọi HS đều được tham gia vào quá trình học tập một cách
tự giác bằng khả năng của mình. Phương pháp này xây dựng cho HS ý thức đoàn
kết, tinh thần tập thể, có trách nhiệm với cộng đồng, với công việc chung. Đồng
thời, cũng hình thành cho HS phương pháp làm việc khoa học, có kế hoạch cụ thể,
có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, và để đạt được hiệu quả thì cả nhóm đều phải
hoạt động và hoạt động ăn khớp với nhau.
Còn về Sơ đồ tư duy (SĐTD), là phương pháp được áp dụng vào việc học tập,
cũng như cuộc sống và đã giúp ích cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu
tiên bằng cách sử dụng từ khoá, hình ảnh chủ đạo. Mỗi từ khoá hoặc hình ảnh chủ
đạo trong SĐTD sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghỉ,
ý tưởng mới. Cho bạn có cái nhìn tổng quan về thông tin, để giải mã những sự

kiện, ý tưởng và thông tin đồng thời cũng để giải phóng tiềm năng thật sự trong bộ
não đáng kinh ngạc của bạn để bạn có thể đạt được bất kì điều gì mình muốn. Bạn
thử tưởng tượng một người ở dưới mặt đất và một người ở trên cao ai sẽ có cái
nhìn tổng quát hơn. SĐTD sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan như vậy.
Khi học theo cách truyền thống bạn thường có tư tưởng chán nản, buồn ngủ,
bởi vì bạn đang học chỉ bằng não trái (chán về tư duy logic), còn não phải lại nhàm
chán về sự tưởng tượng, hình ảnh. Vì vậy khi bạn sử dụng SĐTD bạn đang bắt
toàn bộ não bộ hoạt động 100% công sức.
Hiện nay, với xu thế giảm tải các kiến thức trong SGK, ghi ít, tiếp thu kiến thức
được nhiều thì phương pháp sử dụng SĐTD là vô cùng hiệu quả. Tính từ năm 2010
đến nay đã có hàng trăm các trường ĐH, CĐ, và TH sử dụng SĐTD trong giảng
dạy. Từ đó, ta thấy được lợi ích mà phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn.
Việc kết hợp phương pháp sử dụng SĐTD và hoạt động nhóm sẽ đem lại hiệu
quả cao trong học tập. Giúp HS phát huy năng lực của bản thân, nâng cao khả năng
tư duy, sáng tạo, làm việc có khoa học, logic. Đồng thời giúp khả năng ghi nhớ
kiến thức nhanh hơn và lâu hơn. Nếu HS học tập liên tục theo phương pháp này sẽ
trở thành một thói quen tốt có thể giúp ích trong học tập cũng như công việc sau
này. Việc này vô cùng có ích cho hiện tại và tương lai của các em.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Trần Phú tuy là một trong các trường THPT công lập trên địa
bàn thị xã Long Khánh, nhưng do địa thế bất lợi, tọa lạc trên Quốc lộ 1A, xung
quanh dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại khó khăn. Do đó, số học sinh xét tuyển về
trường vừa kém về chất lại vừa ít về lượng. Số học sinh lực học khá, giỏi vẫn kém
nhiều so với các trường khác trong cùng địa bàn. Ý thức của học sinh trong học tập
chưa cao lại có học lực yếu nên việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy phù hợp
Trang 5


với học sinh của trường, gây hứng thú trong học tập là việc rất quan trọng đối với
các giáo viên của trường.

Ngoài ra, đa số học sinh trong trường đều có hoàn cảnh khó khăn, phải phụ giúp
gia đình làm việc, thời gian dành cho việc học rất ít. Do đó, cần tìm ra một phương
pháp giúp các em nắm được kiến thức một cách nhanh nhất có thể, nâng cao khả
năng ghi nhớ cho các em trong các tiết học trên lớp là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, môn Tin học lại là môn học không thi tốt nghiệp nên các em cũng
có phần nào tâm lí bỏ bê, không quan tâm, không tư duy khi nghe giảng cũng như
học bài. Việc hỏi đáp đơn thuần từ sách giáo khoa (SGK) cũng sẽ gây nhàm chán
cho học sinh, thậm chí có những học sinh dường như rất ít đọc sách. Do đó, cũng
cần tìm ra một biện pháp giúp nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và ghi nhớ của
các em trong học tập môn Tin nói riêng và các môn học khác nói chung.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để giảng dạy theo phương pháp sử dụng SĐTD kết hợp với phương pháp hoạt
động nhóm, đầu tiên chúng ta phải biết kiến thức cơ bản về 2 phương pháp này,
biết ưu điểm của từng phương pháp, sau đó là kết hợp hai phương pháp trên vào
giảng dạy.
Về phương pháp sử dụng SĐTD: Giáo viên (GV) phải giới thiệu sơ lược về bản
đồ tư duy là gì? Do ai phát triển? Có ưu điểm như thế nào? Cách thực hiện ra làm
sao? Để từ đó, HS nắm được những nội dung cơ bản về bản đồ tư duy như là ưu
nhược điểm của phương pháp này, cách thức thực hiện để áp dụng trong việc học
tập của mình trong môn Tin học nói riêng và các môn học khác nói chung, hoặc
cũng có thể sử dụng trong công việc hàng ngày của bản thân ở hiện tại hoặc tương
lai.
Còn về phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy thì GV cần nắm rõ ưu
điểm của phương pháp này cũng như các hình thức tổ chức hoạt động nhóm.
1. Tìm hiểu về SĐTD
1.1. Giới thiệu sơ lược về bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện
mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ
chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ
phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (Thế kỷ 20)

bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình
ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau
bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung
tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các
quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh
sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh
động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động
Trang 6


tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng
tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có
những điểm vượt trội như sau:
− Logic, mạch lạc


Trực quan, dễ dạy, dễ học

− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
− Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh
− Giúp hệ thống hóa kiến thức để dễ dàng ôn tập kiến thức
− Giúp phân tích, so sánh, tổng hợp dễ dàng cho kiến thức
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
1.2. Hướng dẫn vẽ SĐTD cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị:
– Một số bút màu khác nhau
– Ý tưởng chủ đề trung tâm
– Các kiến thức liên quan đến chủ đề (Trong SGK, tài liệu, …)

Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm
Hãy vẽ một hình ảnh liên quan đến chủ đề trung tâm hoặc tên chủ đề trung tâm
hoặc kết hợp cả hình ảnh và tên chủ đề. Tuy nhiên, tốt hơn ta vẫn nên sử dụng hình
ảnh, bởi vì một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí
tưởng tượng của mình. Tốt hơn thì hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó. Quy tắc
vẽ chủ đề trung tâm là:
– Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác
– Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
– Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
Bước 3: Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận
điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng
ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.
Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý.
Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
– Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
– Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
– Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể
được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
Trang 7


Bước 4: Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính.
Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy
vẽ của bạn cho phép.
Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa
mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp

– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
– Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
– Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
– Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
Chú ý khi vẽ Sơ đồ tư duy:
- Mỗi nhánh chính và các nhánh phụ thuộc nhánh chính đó có cùng một màu
sắc, và các nhánh nên có các màu khác nhau để dễ dàng phân biệt, so sánh
- Nên vẽ nhiều đường cong hơn là đường thẳng nhằm tránh sự nhàm chán
- Luôn sử dụng hình ảnh xuyên suốt vì mỗi hình ảnh tương ứng với hàng
nghìn từ chú thích
- Không nên viết qua dài dòng ở mỗi ý mà chỉ nên sử dụng từ khóa, hình ảnh
mang ý nghĩa gợi nhớ
1.3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để vẽ SĐTD
Ngày nay, ngoài cách vẽ SĐTD thủ công ra, còn có một cách vẽ SĐTD một
cách nhanh hơn, đơn giản hơn và sinh động hơn với những hình ảnh sẵn có ta có
thể chèn vào sơ đồ, đó chính là sử dụng phần mềm. Qua khảo sát tôi đã thấy rằng
có rất nhiều phần mềm mất phí cũng như miễn phí có thể sử dụng để vẽ SĐTD.
Đồng thời, tôi đã sưu tầm được một số phần mềm miễn phí hiệu quả như sau:
 Edraw Mindmap
Edraw Mindmap là một công cụ hoàn chỉnh giúp các bạn vẽ các sơ đồ tư
duy hoàn toàn miễn phí. Nó cho phép các bạn tổ chức các suy nghĩ của bạn hoặc
kế hoạch ở dạng đồ họa, làm cho nó dễ dàng và đơn giản hơn.
Giao diện Edraw Mindmap đơn giản được tích hợp với ứng dụng Microsoft
Office giúp các bạn dễ sử dụng, màn hình khởi động hiển thị tất cả các mẫu có sẵn,
làm cho nó dễ dàng để bắt đầu quá trình vẽ sơ đồ.
.

Trang 8



 Imindmap
iMindMap được đánh giá là công cụ tuyệt vời để bạn thiết kế một bản đồ tư
duy thể hiện các ý tưởng, hiện thực hóa suy nghĩ, kế hoạch, dự án trên giấy. Phần
mềm này được viết ra bởi Tony Buzan, tác giả nổi tiếng chuyên khai thác những
bản đồ tư duy giúp con người sáng tạo và làm việc hiệu quả hơn. iMindMap giúp
bạn phác họa tư duy bằng các hình ảnh và ký tự, áp dụng cho quá trình nhận thức
hỗ trợ việc ghi nhớ, phân tích, đây là một loại bản đồ kết hợp giữa hình ảnh và màu
sắc, đi kèm với việc sử dụng các từ khóa để thể hiện mối liên kết giữa các ý tưởng.

 XMind
XMind được biết đến là phần mềm để xây dựng biểu đồ tư duy, giúp theo
dõi và tổ chức công việc từ nhỏ đến lớn một cách đơn giản nhất. Đây là phần mềm
tuyệt vời để tạo lập và sắp xếp các ý tưởng của bạn.
Trên phần mềm XMind có tích hợp nhiều hình khối, bố cục để bạn dễ dàng
thiết kế và thể hiện các ý nghĩa khác nhau. Phần mềm này còn cung cấp bộ công cụ
để thêm các mẫu của riêng của XMind khiến cho bối cảnh ứng dụng thêm đặc biệt.
Sử dụng các mẫu nét vẽ thêm vào, bạn hoàn toàn có thể thiết kế bản đồ tư duy có
hiệu quả hơn và chính xác hơn

Trang 9


 Open Mind
Open Mind là một ứng dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí được thiết
kế tinh xảo để tạo ra sơ đồ tư duy phong cách chuyên nghiệp. Nó có hầu như tất cả
mọi thứ mà bạn yêu cầu như hình hảnh, icon, mẫu có sẵn... Bạn có thể ghi chú, sử
dụng nó để kinh doanh hay bất kỳ mục đích cá nhân. Nó được nạp với các tính
năng như các hiệu ứng sẵn có, dễ dàng hướng dẫn vẽ, chủ đề, phong cách và nhiều

hơn nữa cộng với nó là rất dễ dàng để sử dụng. .

2. Khái quát về phương pháp thảo luận nhóm
2.1. Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
Trong bối cảnh chương trình giáo dục luôn bị quá tải như hiện nay, tôi có
thể khẳng định một điều rằng dù nội dung chương trình giảng dạy là cố định nhưng
phương pháp giảng dạy là có thể thay đổi được. Phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học tuy không phải là một điều mới mẻ, nhưng không phải ai trong
chúng ta cũng có thể áp dụng có hiệu quả phương pháp này. Nhưng tôi cũng phải
công nhận rằng, đây là phương pháp hiệu quả để phát huy được tính chủ động, tích
cực của HS khi tiếp nhận kiến thức mới. Cụ thể, phương pháp thảo luận nhóm có
những ưu điểm như sau:
- Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ
động
Trang 10


- Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn
kết cao.
- Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều
chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những
kiến thức liên quan từ thực tiễn
- Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của thầy cô giáo, giúp hạn chế rất
nhiều những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn …
- Đa số học sinh đều dùng phương pháp suy luận và tư duy để giải quyết vấn đề.
Nên những tri thức khoa học mà các em thu thập được sẽ khắc sâu và dễ nhớ.
2.2. Các phương pháp thảo luận nhóm trong học tập môn Tin học
Phương pháp hoạt động nhóm hiện nay tương đối là phổ biến, mỗi GV sẽ có
cách hoạt động nhóm khác nhau. Mỗi GV sẽ dựa vào các tiêu chí khác nhau mà
chia nhóm hoạt động. Sau đây là các phương pháp chia nhóm mà tôi đã thực hiện

trong các năm học qua:
 Phương pháp 1: Chia nhóm theo tổ
Với phương pháp này, GV chỉ cần dựa vào sự phân chia tổ trong lớp đó.
Thường mỗi lớp chia làm 4 tổ, tương ứng với 4 nhóm khi thảo luận. GV có thể
phân công tổ trưởng của tổ đó làm nhóm trưởng nhóm thảo luận.
Sau khi chia nhóm xong, GV sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm hiểu (có
thể giao về nhà làm để tiết sau thuyết trình hoặc cũng có thể thực hiện trực tiếp
trong giờ học). Sau khi thảo luận xong, nhóm đó sẽ cử đại diện lên thuyết trình
hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung tìm hiểu của nhóm mình.
Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, cần luân phiên thay đổi người thuyết
trình của từng nhóm trong từng tiết dạy để tất cả các em đều được luyện tập, rèn
giũa khả năng thuyết trình trước đám đông, đặc biệt hơn là góp phần ngăn chặn
trường hợp một số HS có ý thức kém không hoạt động, đùn đẩy công việc cho
người khác. Sau khi một nhóm thuyết trình xong, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi
liên quan đến phần trình bày của nhóm đó để các thành viên trong nhóm đó trả lời.
Cuối cùng, GV sẽ tổng kết, nhận xét và bổ sung nếu có, có thể cho điểm học
tập cho các nhóm dựa vào kết quả. GV cần tuyên dương đối với các nhóm HS hoạt
động tích cực, phê bình, động viên các nhóm hoạt động kém và rời rạc, hiệu quả
kém.
 Phương pháp 2: Chia nhóm theo bàn
Với phương pháp này, GV sẽ chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn một nhóm) hoặc
12 nhóm (mỗi bàn một nhóm). Sau đó phân công nhiệm vụ cho từng nhóm,
các bước còn lại cũng tương tự phương pháp 1.
 Phương pháp 3: Chia nhóm theo năng lực
Với phương pháp này, GV sẽ dựa vào năng lực của HS để chia nhóm. Trong
mỗi nhóm đòi hỏi phải có HS khá, HS trung bình và HS yếu trải đều, không phân
Trang 11


chia nhóm thì nhiều học sinh khá, giỏi, nhóm thì toàn học sinh yếu. Sau đó GV sẽ

chọn ra HS có năng lực khá nhất làm nhóm trưởng để phân công nhiệm vụ cho các
thành viên nhóm và điều hành hoạt động của nhóm.
Các bước tiếp theo thì tương tự như phương pháp 1.
 Phương pháp 4: Chia nhóm theo vị trí địa lí
Với phương pháp này, GV sẽ chia nhóm thảo luận theo vị trí cư trú của các
HS, các HS có cùng khu vực cư trú sẽ lập thành một nhóm. Ví dụ: các HS có địa
chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Suối Tre sẽ lập thành một nhóm, các HS có địa chỉ
thường trú hoặc tạm trú tại An Lộc sẽ lập thành một nhóm. Phương pháp này phù
hợp với những bài tập lớn đòi hỏi HS phải về nhà làm. Khi vị trí nơi ở gần nhau sẽ
dễ dàng gặp nhau họp nhóm thảo luận hơn.
Các bước tiếp theo tiến hành trên lớp cũng tương tự các phương pháp trên
 Phương pháp 5: Chia nhóm theo nhóm bạn cùng tiến
Với phương pháp này, GV dựa vào năng lực của từng HS khá giỏi trong lớp,
lập thành các nhóm tương ứng với số HS khá giỏi và cho các HS đó là nhóm
trưởng. Ví dụ, lớp có 10 HS khá, giỏi thì sẽ chia thành 10 nhóm (đối với môn Tin
học), đồng thời 10 HS đó làm nhóm trưởng cho từng nhóm. Sau đó, cho các HS
đăng ký theo từng nhóm của các bạn nhóm trưởng. GV hạn chế thành viên mỗi
nhóm (nhằm mục đích chia đều, tránh tình trạng nhóm quá đông, nhóm lại không
có HS tham gia).
Sau khi chia nhóm xong, GV sẽ phân công chủ đề, nhiệm vụ cho từng nhóm
làm (thường là về nhà). Đến tiết học, trong mỗi nhóm GV nên gọi HS yếu, kém lên
trả lời, làm bài hoặc thuyết trình tùy từng tiết học (bài mới hay tiết bài tập, tiết ôn
tập).
GV dựa vào kết quả của các HS yếu, kém làm để đánh giá hoạt động của cả
nhóm. Có như vậy, các HS khá giỏi mới có trách nhiệm hướng dẫn cho các thành
viên còn lại, còn các HS yếu, kém cũng có ý thức học tập hơn.
3. Kết hợp SĐTD và phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy và học
tập môn Tin học 10
3.1. Phương pháp 1: Chia nhóm – Vẽ SĐTD – Tự thuyết trình
Bước 1: Chuẩn bị

- Đối với GV: GV chia lớp thành các nhóm theo các cách trên. Sau đó, GV
cần phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu nội dung bài mới. Sau khi
tìm hiểu nội dung, các nhóm vẽ SĐTD lên giấy A0 ở nhà trước. Để tránh HS
làm dài dòng, miên man không đúng trọng tâm, GV có thể hướng dẫn cho
HS trước, như là nêu các từ khóa để HS dựa vào đó để vẽ các nhánh cho phù
hợp. Ví dụ, đối với bài 3. Giới thiệu máy tính, GV chia lớp thành các nhóm
theo tổ (tổ 1 – nhóm 1, tổ 2 – nhóm 2, tổ 3,4 – nhóm 3) thảo luận về các nội
dung tương ứng của bài 3 như: Hệ thống tin học, hoạt động của máy tính,
Trang 12


cấu trúc của một máy tính. Về phần hệ thống tin học thì gồm các từ khóa
như: khái niệm, các thành phần, …
- Đối với HS: Tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, đọc
trước nội dung được phân công. Dựa vào phần hướng dẫn của GV, HS lựa
chọn những từ khóa, những nội dung chính để vẽ chủ đề trung tâm cũng như
các nhánh chính hay các nhánh thứ cấp. Có thể kết hợp các hình ảnh liên
quan đến các từ khóa sử dụng trong sơ đồ. Hình ảnh có thể là hình tự vẽ,
tranh ảnh có sẵn rồi cắt dán vào SĐTD cho sinh động, dễ liên tưởng và gợi
nhớ.
Bước 2: Các nhóm thuyết trình SĐTD của nhóm mình trong tiết học mới
GV sẽ gọi lần lượt từng nhóm lên treo SĐTD của mình, một thành viên của
nhóm lên thuyết trình nội dung chính trong bài dựa vào SĐTD.
Bước 3: Sự tương tác của nhóm thuyết trình với các nhóm khác
Sau khi nghe phần trình bày của nhóm bạn, các nhóm khác sẽ quan sát
SĐTD của nhóm đó và đặt ra các câu hỏi, các thành viên của nhóm thuyết trình sẽ
trả lời các câu hỏi liên quan của nhóm mình. Trong trường hợp nhóm thuyết trình
không trả lời được thì GV sẽ là người tư vấn và trả lời các câu hỏi. Sau đó GV
nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung SĐTD cho chính xác và đầy đủ. HS sẽ vẽ SĐTD
vào vở thay vì viết lý thuyết theo cách truyền thống.

Bước 4: Tổng kết, nhận xét, đánh giá của GV
Sau khi các nhóm thuyết trình xong và tương tác xong với các nhóm khác.
GV nhận xét, chính xác hóa SĐTD của từng nhóm. Sau đó, GV sẽ tổng kết, đánh
giá từng nhóm. Tuyên dương các nhóm làm tốt và khuyến khích các nhóm còn lại
cố gắng hơn nữa. GV có thể dựa vào thành quả của từng nhóm để lấy điểm miệng,
15 phút hay điểm cộng trong các bài kiểm tra.
3.2. Phương pháp 2: Chia nhóm – Vẽ SĐTD – Thuyết trình chéo
Bước 1: Chuẩn bị:
- Đối với GV: Phân chia lớp thành nhiều nhóm (có thể một trong các cách
hình thức chia nhóm như trên tùy vào nội dung của bài học). Sau đó phân
công mỗi nhóm về tìm hiểu từng phần của nhóm mình, tìm ra nội dung cơ
bản, các từ khóa có thể dùng để xây dựng SĐTD. Nội dung của mỗi nhóm
có thể từng đề mục, hay từng nội dung lớn trong bài học, các nội dung này
sẽ trở thành các nhánh chính của SĐTD toàn bài. Ví dụ: Khi học tiết bài tập
với nội dung kiến thức từ bài 1 đến bài 6 để chuẩn bị tiết sau kiểm tra một
tiết, GV có thể chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn kế nhau một nhóm), rồi phân
công mỗi nhóm về chuẩn bị nội dung của từng bài.
- Đối với HS: Mỗi nhóm tự phân chia công việc cho từng thành viên về nhà
tìm hiểu nội dung của từng phần theo yêu cầu cần chuẩn bị của nhóm mình.
Xác định các nội dung chính, các từ khóa quan trọng, gợi nhớ có thể sử dụng
trong SĐTD. HS phải tự chuẩn bị SĐTD của nhóm mình vào vở hoặc giấy
để sẵn sàng trong tiết học mới.
Trang 13


Bước 2: Các nhóm cùng GV kết hợp vẽ SĐTD.
- Đầu tiên, GV sẽ vẽ chủ đề trung tâm vào giữa bảng, sau đó cho lần lượt từng
nhóm lên vẽ SĐTD của nhóm mình ghép vào chủ đề trung tâm. Lúc này,
chủ đề trung tâm của từng nhóm sẽ trở thành các nhánh chính trong SĐTD
của cả bài. Hoặc các nhóm cũng có thể mang SĐTD của mình đã chuẩn bị

sẵn để treo lên bảng (trong trường hợp nội dung bài dài).
Bước 3: Thuyết trình chéo
- Tiếp theo, sẽ cho một nhóm khác dựa vào SĐTD đó thuyết trình hoặc trả lời
câu hỏi của GV về các nội dung chính của phần đó. Nếu nhóm khác có thể
dễ dàng hiểu được ý nghĩa của SĐTD đó, tức là phần bài làm của nhóm đó
đã thành công, SĐTD mang tính dễ hiểu, phát huy tính tư duy của nhóm
khác mặc dù họ không tìm hiểu sâu về phần đó, nhưng thông qua SĐTD
những HS đó vẫn hiểu được.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá, nhận xét
- Cuối cùng GV tổng kết, bổ sung, chính xác hóa SĐTD và nhận xét nhóm
thực hiện SĐTD đó, nhận xét nhóm thuyết trình. Từ đó cho điểm cho các
nhóm. Trong phương pháp này, GV chỉ cho điểm mỗi nhóm trong mỗi phần
nội dung là bằng với 10/n (Trong đó n là số nhóm). Ví dụ, nếu bài đó chia
làm 4 phần tương ứng với 4 nhóm thì số điểm của mỗi nhóm sau mỗi phần
thuyết trình và vẽ SĐTD là 10/4=2,5 điểm. Điểm trong bài kiểm tra sẽ bằng
điểm của các phần cộng lại.
Phương pháp này có thể sử dụng trong các bài ôn tập đòi hỏi hệ thống hóa
lại nội dung của toàn chương, toàn học kì. Bởi vì thường trong các tiết ôn tập thì
HS khác mới biết được nội dung của các nhóm khác cần chuẩn bị, để từ đó có thể
nhận xét được. Chú ý: GV cần định hướng cho HS các nội dung chính cần tìm hiểu
để tránh các em làm dài dòng, miên man mà không đúng trọng tâm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Đánh giá về mặt định lượng
Phương pháp này này mới được tôi áp dụng đối với lớp 10A1 (lớp chọn) của
trường THPT Trần Phú trong HKI năm học 2016 – 2017 này.
Để có được số liệu so sánh kết quả học tập của HS trước và sau khi thực hiện
phương pháp này, tôi đã lấy số liệu học tập lớp 10A1 năm học 2014 – 2015 (Vì
năm học 2015 – 2016 tôi không dạy lớp chọn nên không lấy làm mục tiêu so sánh).
Tôi căn cứ vào kết quả học tập HKI trong 2 năm học 2014 – 2015, năm học 2016 –
2017 và một số tiết kiểm tra khảo sát để nắm được tình hình cụ thể của HS, kết quả

được tổng hợp như sau:
 Bảng thống kê kết quả TBM HKI trong 2 năm học 2014 – 2015 (chưa áp
dụng SKKN )và năm học 2016 – 2017 (đã áp dụng SKKN):

Trang 14


Lớp 10A1


số

trong các
năm học

0.0<=Điểm
<3.5

3.5<=Điểm 5.0<=Điểm 6.5<=Điểm 8.0<=Điểm<
<5.0
<6.5
<8.0
10.0

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

2014 - 2015

46

0

0,0%

3

6,5
%

7

15,2

%

20

43,5
%

16

34,8 %

2016 - 2017

35

0

0.0%

0

0.0
%

2

5,7
%

18


51,4
%

15

42,9 %

 Khi chưa thực hiện SKKN thì:
 Mức điểm yếu, kém là:

6,5%.

 Mức điểm trung bình, khá là:

58,7%.

 Mức điểm giỏi là:

34,8%

 Sau khi thực hiện SKKN thì:
 Mức điểm yếu, kém là :

0.0 %.

 Mức điểm trung bình, khá là:

57,1%.


 Mức điểm giỏi tăng lên nhiều:

42,9 %

Điều này mang lại niềm khích lệ rất lớn với những GV như tôi.
2. Đánh giá về mặt định tính
 Nâng cao kỹ năng sống và khả năng làm việc nhóm
Ngày nay, môi trường giáo dục vẫn còn chú trọng đến kiến thức mà ít quan tâm
đến kỹ năng sống, khả năng làm việc nhóm ở các trường phổ thông, hoặc có thì
cũng mang lại hiệu quả thấp, không được đầu tư. Tuy nhiên, khi ra trường thì điều
quan trọng nhất lại không phải là kiến thức, mà là kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
vấn đề, phương pháp làm việc có khoa học, có logic và khả năng làm việc nhóm.
Việc kết hợp phương pháp làm việc nhóm và SĐTD sẽ giúp các thành viên
nhóm thấy rõ được nhiệm vụ của mình trong công việc, sẽ nắm rõ được tiến trình
công việc, vì vậy họ sẽ có ý thức hơn đề hoàn thành công việc, không làm chậm trễ
hay ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm.
Học sinh nếu thường xuyên sử dụng phương pháp này, sẽ tạo thành thói quen
sơ đồ hóa các công việc cần làm luôn tư duy, rõ ràng, rành mạch, nhanh nhẹn và có
nhiều ý tưởng trong học tập cũng như trong công việc. Các học sinh trong nhóm,
mỗi người một công việc, mỗi người một nhiệm vụ và cùng nhau tìm ra các ý
tưởng sáng tạo dành cho cả nhóm. Như vậy, các em sẽ dễ dàng đạt được thành tích
trong học tập và có ích cho những thành công sau này trong tương lai.
 Nâng cao khả năng thuyết trình
Trang 15


Đối với nhiều người, để thuyết trình trước đám đông có lẽ là rất khó. Ngay cả
bản thân tôi cũng vậy – Một người GV nhưng khi đứng trước đám đông thuyết
trình một vấn đề gì đó vẫn cảm thấy run, không tự tin và có một nỗi sợ hãi vô hình
nào đó. Và đối với HS cũng vậy, các em rất ngại đứng trước lớp, trước tập thể để

trình bày một ý tưởng nào đó, hoặc nói năng không được lưu loát.
Khi học tập và làm việc với phương pháp thảo luận nhóm, các em sẽ nhanh
chóng có những ý tưởng sáng tạo, cùng nhau tìm hiểu, xây dựng, phát triển kiến
thức của nhóm một cách đầy đủ, khoa học. Tiếp đó, với SĐTD của nhóm mình,
việc các em cử người thuyết trình trước đám đông cũng dễ dàng hơn, không còn
đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nữa. HS sẽ không cần phụ thuộc vào một bài viết
sẵn có, chỉ cần nhìn các từ khóa trong SĐTD là các em có thể trình bày được ý
tưởng của mình một cách đầy đủ và sinh động.
 Có thể mở rộng sang các môn học khác
Có một điều tuyệt vời mà phương pháp học tập này mang lại là các em có
thể sử dụng ở trong bất kỳ môn học nào, chứ không hạn chế trong bộ môn Tin
học. Ví dụ như đối với các môn xã hội, với lượng kiến thức rất lớn, nhiều từ ngữ,
nhiều kiến thức đã gây khó khăn rất nhiều trong việc học và ghi nhớ kiến thức.
Nếu sử dụng phương pháp SĐTD kết hợp thảo luận nhóm thì các em có thể tìm
các từ khóa, các hình ảnh dễ gợi nhớ để liên kết các sự kiện, dữ liệu, dễ dàng hệ
thống hóa kiến thức một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập. Đặc biệt rất
hữu ích trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Hiện nay trong các trường học phương pháp thảo luận nhóm thì được sử dụng
gần như phổ biến, nhưng việc áp dụng SĐTD hoặc kết hợp SĐTD và thảo luận
nhóm còn rất hạn chế, đặc biệt trong trường THPT Trần Phú chưa có GV bộ môn
nào giảng dạy theo cách này.
Với kết quả bước đầu có khả quan, học sinh rất hợp tác trong quá trình học
tập. Đồng thời các em cũng hết sức hào hứng khi học tập mà có thể vận dụng tư
duy và khả năng hội họa của mình, làm cho tiết học thêm sôi nổi và không nhàm
chán. Phụ huynh học sinh cũng hết sức tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như
khuyến khích con em họ học tập theo phương pháp này.
Mặc dù phương pháp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhưng nó
cũng tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc dạy và học. Vậy nên, tôi mong
BGH trường THPT Trần Phú nói riêng và các trường THPT khác nói chung cùng

quý thầy cô sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét và đề ra một biện pháp hay một tiêu
chí nào đó cho việc đánh giá kết quả học tập theo phương pháp này ngày càng
khoa học, công bằng và khách quan hơn. Nếu được sự khuyến khích của Ban lãnh
đạo, triển khai việc giảng dạy các bộ môn khác bằng SĐTD hay kết hợp với thảo
luận nhóm trong từng bài học thì sẽ mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới trong công
tác dạy và học tại trường.
Trang 16


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tony Buzan và Barry Buzan(2009). Sơ đồ tư duy, Nhà xuất bản tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh
2. Tony Buzan (2016). Lập bản đồ tư duy, Nhà xuất bản Lao động
3. Tony Buzan (2014). Cải thiện năng lực trí não 1 – Phương pháp tư duy và
kích hoạt trí não, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
4. Tony Buzan (2015). Cải thiện năng lực trí não 2 – Duy trì năng lượng não
bộ, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tony Buzan (2014). Làm chủ trí nhớ của bạn, Nhà xuất bản tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh
6.
Nhiều website trên Internet
VII. PHỤ LỤC
Một số tiết dạy minh họa
 Ví dụ 1: Minh họa bài dạy bài 3. Giới thiệu máy tính
Tiết dạy: 06, 07

Bài 3. GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

Tuần: 3, 4
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Kiến thức:
– Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Biết máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn Nôi - man
Kĩ năng:
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
Thái độ:
– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và
phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chia lớp thành 3 nhóm (2 nhóm nhỏ, 1 nhóm lớn). Sau đó giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm:
+ Nhóm 1 (tổ 1): Tìm hiểu nội dung về hệ thống tin học. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 2 (tổ 2): Tìm hiểu nội dung về hoạt động của máy tính. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 3 (tổ 3, 4): Tìm hiểu nội dung về cấu trúc máy tính. Vẽ SĐTD
– Giáo án, tranh ảnh/một số thiết bị máy tính.
- SĐTD cho tiết học
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Trang 17


Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. SĐTD của nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Kể tên các đơn vị đo thông tin?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về hệ thống tin học
 GV: Đặt vấn đề: Trong thời đại CNTT hiện nay, máy tính đóng vai trò
không thể thiếu đối với con người. Các đặc tính ưu việt của MTĐT các em đã được

biết trong bài 1. Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc
của máy tính điện tử cũng như là các nguyên lí hoạt động của máy tính điện tử.
Chúng ta đi tìm hiểu bài 3. Giới thiệu về máy tính
 GV: Vẽ chủ đề trung tâm là tên bài ở giữa bảng, và vẽ 3 nhánh chính của
SĐTD, sau đó yêu cầu nhóm 1 qua phần tìm hiểu ở nhà lên vẽ tiếp các nhánh phụ
của SĐTD trực thuộc nội dung về hệ thống tin học. Và y/c nhóm đó trình bày nội
dung thông qua nhánh SĐTD đó.
 HS nhóm 1: Nhóm 1 cử đại diện lên vẽ nhánh SĐTD có nội dung về hệ
thống tin học, sau đó thuyết trình nội dung của nhóm mình dựa vào SĐTD trên
bảng.

 HS của 2 nhóm còn lại đặt câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 1:
 H1: Giải thích rõ hơn về các chức năng của HTTH trong phần khái
niệm?
 H2: Lấy ví dụ về các thành phần của HTTH?
 H3: Trong 3 thành phần đó, thành phần nào là quan trọng nhất? Tại sao?
 HS nhóm 1 trả lời câu hỏi của nhóm mình:
 TL1: Các chức năng của HTTH như: nhập thông tin tức là sử dụng
chuột, bàn phím, hay một số thiết bị khác để đưa các dạng thông tin
vào máy tính, xử lí thông tin là tác động, sử dụng thông tin cần xử lí,
sau đó tìm ra được một dạng thể hiện khác của thông tin hay kết quả
phù hợp với mục đích sử dụng, còn chức năng xuất dữ liệu tức là đưa
dữ liệu từ máy tính ra ngoài bằng nhiều hình thức như in ấn, phát ra
Trang 18


âm thanh, hay đưa ra màn hình, …, truyền dữ liệu tức là chuyển dữ
liệu từ máy tính này sang máy tính hay các thiết bị lưu trữ khác, …
 TL2: Phần cứng: các thiết bị liên quan: màn hình, chuột, CPU, …
Phần mềm: các chương trình tiện ích: Word, Excel,…

Sự quản lý và điều khiển của con người: con người làm việc và
sử dụng máy tính cho mục đích công việc của mình.
 TL3: Trong 3 thành phần trên thì sự quản lí và điều khiển của con
người là quan trọng nhất. Vì nếu không có con người thì phần cứng sẽ
không được sản xuất và phần mềm cũng k được phát triển. Nếu không
có con người thì máy tính chỉ như một đống sắt vụn mà thôi vì không
khai thác được hiệu quả, tính năng của nó.
 GV nhận xét, bổ sung, chính xác hóa SĐTD của nhóm 1. Trả lời lại các thắc
mắc của các nhóm khác (nếu trường hợp nhóm 1 trả lời chưa rõ ràng hoặc
không trả lời được).
 GV trình chiếu slide chứa nội dung kiến thức và SĐTD
 HS lắng nghe, chính xác hóa SĐTD vào vở, ghi chú những phần quan trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động của máy tính
 GV y/c đại diện của nhóm 2 lên vẽ tiếp SĐTD của nhánh hoạt động của máy
tính. Và y/c nhóm đó trình bày nội dung thông qua nhánh SĐTD đó.
 HS nhóm 2 cử đại diện lên vẽ SĐTD mà nhóm mình đã chuẩn bị. Sau đó
thuyết trình SĐTD của nhóm mình

 HS của 2 nhóm còn lại đặt câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 2:
 H1: Chương trình là gì?
 H2: Lệnh là gì?
 H3: Ngôn ngữ lập trình là gì?
 H4: Tất cả máy tính hiện nay đều hoạt động theo nguyên lí Phôn Nôiman hay sao?
 HS nhóm 2 trả lời câu hỏi của nhóm mình:
 TL1: Chương trình máy tính là một chuỗi các lệnh, được viết để thực
hiện một nhiệm vụ nhất định trên máy tính
Trang 19


 TL2: Câu lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Trong

trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác
của máy tính điện tử hay còn gọi làmột chỉ thị. Các lệnh của chương
trình được lưu trong bộ nhớ và chúng lần lượt được CPU đọc, giải mã
và thực hiện
 TL3: Là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy tính hiểu
và thực hiện được
 TL4: Hiện nay đã có một số loại máy tính không hoạt động theo
nguyên lí Phôn nôi man như: Máy tính lượng tử, máy tính sinh học
 GV nhận xét, bổ sung, chính xác hóa SĐTD của nhóm 2. Trả lời lại các thắc
mắc của các nhóm khác (nếu trường hợp nhóm 2 trả lời chưa rõ ràng hoặc
không trả lời được).
 GV trình chiếu slide chứa nội dung kiến thức và SĐTD
 HS lắng nghe, chính xác hóa SĐTD vào vở, ghi chú những phần quan trọng.
Hoạt động 3: Giới thiệu về cấu trúc của một máy tính.
 GV y/c đại diện của nhóm 3 lên vẽ tiếp SĐTD của nhánh sơ đồ cấu trúc của
một máy tính. Và y/c nhóm đó trình bày nội dung thông qua nhánh SĐTD
đó.
 HS nhóm 3 cử đại diện lên vẽ SĐTD mà nhóm mình đã chuẩn bị. Sau đó
thuyết trình SĐTD của nhóm mình

Trang 20


 HS của 2 nhóm còn lại đặt câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm 3:
 H1: Tại sao CPU có thế coi là bộ não của máy tính?
 H2: Lấy một vài ví dụ về một số loại CPU, RAM?
 H3: Một máy tính thường có thể gắn mấy thanh RAM?
 H4: Dung lượng RAM phổ biến hiện nay là bao nhiêu?
 H5: Tại sao nói bộ nhớ ngoài có chức năng hỗ trợ bộ nhớ trong?
Trang 21



 H6: Tại sao hiện nay người ta rất ít dùng đĩa mềm?
 H7: Nêu các loại chuột được dùng phổ biến hiện nay?
 H8: Ngoài webcam có chức năng thu hình ảnh vào máy tính và có thể
gửi qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy tính đó thì
thiết bị nào có chức năng tương tự như vậy?
 H9: Bảng tương tác có được coi là thiết bị ra hay không?
 H10: Tại sao có thể coi modem vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra?
 HS nhóm 3 trả lời câu hỏi của nhóm mình:
 TL1: Tại vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển, và
phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương
trình
 TL2: Một số loại CPU hiện nay:
- Hãng Intel: Intel Celeron, Intel Pentium, Intel Core i3, Intel
Core i5, Intel Core, …
- Hãng AMD: AMD Athlon 64, AMD Athlon 64 X2 Dual-Core,
AMD FX, …
 TL3: Một máy tính thông thường có thể gắn 1 hoặc 2 thanh RAM,
trường hợp máy tính của các doanh nhân cao cấp hoặc dành cho
Game thì có thể là gắn được 4 RAM
 TL4: Máy tính thông thường hiện nay, RAM thường có dung lượng
2, 4 hoặc 8 GB. Tuy nhiên một số máy dòng cao cấp hoặc siêu máy
tính thì sẽ có dung lượng lớn hơn. Hiện nay, đã có siêu máy tính sử
dụng bộ RAM có dung lượng lên đến 128GB
 TL5: Dung lượng RAM thường không nhiều, trung bình các máy tính
hiện nay có khoảng 2 hoặc 4 GB RAM, bạn có thể thấy đây là một
con số lớn cho những tác vụ nhẹ nhàng, nhưng sẽ là quá nhỏ nếu
mang 4 GB RAM hoặc ít hơn cho các phần mềm tạo ra vô số dữ liệu
tạm thời, bộ sản phẩm của Adobe với các phần mềm như Photoshop,

Illustrator… là một ví dụ cho những phần mềm cần rất nhiều bộ nhớ
cho việc lưu trữ dữ liệu tạm thời. Khi RAM vật lí trên máy bạn đã hết,
Windows phải sử dụng tới RAM từ nơi khác, và nó đã sinh ra khái
niệm RAM ảo hay Virtual Memory. Tức nó sẽ biến ổ cứng của bạn
thành RAM để bổ sung cho việc thiếu RAM của máy. Việc Windows
lấy ổ cứng làm RAM ảo sẽ giúp các phần mềm đang cần RAM có
thêm bộ nhớ để tiếp tục hoạt động nhưng nó cũng sẽ nảy sinh thêm vô
số vấn đề, đó là làm máy bạn chậm hơn, bởi tốc độ truy xuất của ổ
cứng không nhanh bằng RAM, và ổ cứng lúc này phải đảm nhiệm hai
việc cùng lúc, đó là truy xuất file và làm RAM ảo.
 TL6: Bởi vì đĩa mềm có nhược điểm là: dung lượng lưu trữ thấp,
thường chỉ lưu trữ được khoảng 1,44MB và dễ bị hư hỏng theo thời
gian bởi các yếu tố môi trường.
Trang 22


 TL7: Chuột máy tính phân loại theo nguyên lý hoạt động có các loại
chính: chuột bi, chuột quang, chuột bluetooth, chuột laser, chuột tích
hợp
 TL8: Máy chụp hình kỹ thuật số, máy ghi hình, …
 TL9: Bảng tương tác chính là một thiết bị ra, chức năng chính cũng
giống như màn hình đưa dữ liệu ra màn hình. Nhưng nó có thêm một
số chức năng khác nữa hỗ trợ con người trong lúc làm việc thuận tiện
hơn.
 TL10: Vì nó nhận tín hiệu tuần tự từ đường điện thoại biến đổi thành
tín hiệu song song đưa và máy tính khi dữ liệu được dowload và biến
đổi ngược lại khi upload, nghĩa là nó vừa là thiết bị nhập thông tin vào
máy vừa là thiết bị đưa thông tin từ máy ra môi trường khác
 GV nhận xét, bổ sung, chính xác hóa SĐTD của nhóm 3. Trả lời lại các thắc
mắc của các nhóm khác (nếu trường hợp nhóm 3 trả lời chưa rõ ràng hoặc

không trả lời được).
 GV trình chiếu slide chứa nội dung kiến thức và SĐTD
 HS lắng nghe, chính xác hóa SĐTD vào vở, ghi chú những phần quan trọng.
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
 GV trình chiếu SĐTD cả bài

Trang 23


 GV cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách trình chiếu một số câu hỏi
trắc nghiệm đã được chuẩn bị sẵn
 HS thông qua SĐTD đầy đủ trên bảng trả lời các câu hỏi
 GV y/c HS:
 Về nhà học bài cũ và tìm hiểu bài mới, vẽ SĐTD các nội dung chính
của bài 4. Bài toán và thuận toán
Trang 24


 Về tự củng cố cách thuyết trình thông qua một SĐTD cụ thể
 Ví dụ 2: Minh họa tiết 18. Bài tập (Hệ thống lại kiến thức từ bài 1 đến
bài 6 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết).
Tiết dạy:
Tuần:

18

BÀI TẬP

09


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Kiến thức:
– Củng cố các khái niệm về bài toán và thuật toán, giải bài toán trên máy tính.
– Củng cố các khái niệm thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin
– Củng cố các kiến thức về: khái niệm hệ thống tin học, các thành phần của
HTTH, các thành phần của máy tính, các nguyên lý hoạt động của máy tính
– Củng cố các kiến thức về khái niệm ngôn ngữ lập trình, ưu nhược điểm của
mỗi loại NNLT
Kĩ năng:
– Biết tìm thuật toán và hiệu chỉnh thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
– Củng cố kỹ năng chuyển đổi giữa các hệ đếm
– Củng cố kỹ năng xác định Input, Output của một bài toán
Thái độ:
– Rèn luyện tác phong làm việc có kế hoạch, cẩn thận, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn
+ Nhóm 1: Khái quát lại kiến thức bài 1. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 2: Khái quát lại kiến thức bài 2. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 3: Khái quát lại kiến thức bài 3. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 4: Khái quát lại kiến thức bài 4. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 5: Khái quát lại kiến thức bài 5. Vẽ SĐTD
+ Nhóm 6: Khái quát lại kiến thức bài 6. Vẽ SĐTD
- GV hướng dẫn các nhóm tìm các từ khóa, nội dung chính của các bài để về
nhà chuẩn bị trước.
- GV chuẩn bị trước SĐTD tổng hợp của 6 bài, một số bài tập và câu hỏi liên
quan đến 6 bài ôn tập, giáo án, máy chiếu, bảng phụ
Học sinh:
Trang 25



– Mỗi nhóm tự phân chia công việc về nhà hệ thống lại kiến thức đã được
giao nhiệm vụ
- SĐTD đã được chuẩn bị trước
- Coi lại kiến thức của các bài
- Máy tính cầm tay, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức của bài 1. Tin học là một ngành khoa học
 GV y/c HS nhóm 1 lên treo SĐTD của bài 1. Sau đó trình bày nội dung cần
ghi nhớ, nhấn mạnh trong bài 1.
 HS nhóm 1 treo SĐTD của nhóm mình lên, cử đại diện lên bảng trình bày
nội dung chủ yếu cần ghi nhớ thông qua SĐTD của nhóm mình

 GV và HS các nhóm khác đặt câu hỏi liên quan đến bài 1 để hỏi nhóm 1
 H1: Học Tin học có phải là học sử dụng máy tính không? Tại sao?
 H2: Vì sao máy tính trở thành công cụ lao động không thểthiếu được
trong xã hội hiện đại?
 H3: Nền văn minh thông tin hay còn gọi là kỷ nguyên Tin học được gắn
liền với loại công cụ nào?
 H4: Vì sao Tin học được coi là một ngành khoa học?
 HS nhóm 1 trả lời câu hỏi:
 TL1: Sai. Vì Tin học là một ngành Tin học không ngừng phát triển,
và máy tính chỉ là một công cụ được sáng tạo ra để hỗ trợ cho việc
nghiên cứu Tin học.
Trang 26



 TL2: Vì máy tính cho ta khả năng lưu trữ dữ liệu và xử lý hầu hết các
loại thông tin trên các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay.
 TL3: Máy tính điện tử
 TL4: Vì đó là ngành có mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
riêng.
 Trường hợp HS nhóm 1 chưa trả lời được, thì GV gọi các HS của các nhóm
khác trả lời thay
 GV bổ sung, nhận xét, chỉnh sửa SĐTD. Nhấn mạnh nội dung kiến thức cần
ghi nhớ trong bài 1. Trả lời thay một số câu hỏi HS không trả lời được hoặc
trả lời chưa chính xác
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức Bài 2. Thông tin và dữ liệu
 GV y/c HS nhóm 2 lên treo SĐTD của bài 2. Sau đó trình bày nội dung cần
ghi nhớ, nhấn mạnh trong bài 2.
 HS nhóm 2 treo SĐTD của nhóm mình lên, cử đại diện lên bảng trình bày
nội dung chủ yếu cần ghi nhớ thông qua SĐTD của nhóm mình

 GV và HS các nhóm khác đặt câu hỏi liên quan đến bài 2 để hỏi nhóm 2
 H1: Để biểu diễn trạng thái sấp hay ngửa của một đồng xu, ta cần tối
thiểu bao nhiêu bit?
 H2: Mùi vị thuộc loại thông tin nào? Dạng gì?
 H3: Tại sao khi sử dụng bộ mã ASCII để gõ văn bản khi truyền qua
Internet lại hay bị lỗi font hơn so với sử dụng bộ mã Unicode?
 HS nhóm 2 trả lời câu hỏi:
 TL1: 1 bit
 TL2: Thông tin loại phi số, chưa xác định dạng gì.
 TL3: Tại vì Unicode là bảng mã dùng chung cho mọi quốc gia, mã
hóa được 65536 kí tự, còn ASCII chỉ dùng phổ biến ở Việt nam, chỉ
mã hóa được 256 kí tự.
Trang 27



×