Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 68 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO GÀ
MÃ SỐ: MĐ 02
NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GÀ
Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng
(Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng10 năm 2016
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

NĂM 2016


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và
điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Nuôi và phòng, trị bệnh cho gà.
Giáo trình mô đun “Phòng và trị bệnh cho gà” cung cấp cho học viên những kiến thức
cơ bản về kỹ thuật nuôi gà thả vườn một cách an toàn và hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng
dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.
Đây là giáo trình mô đun trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu
chính là mô đun “Phòng và trị bệnh cho gà” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn
nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này là mô đun thứ hai trong số 03 mô đun chuyên môn của chương trình đào
tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho gà” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong mô đun này
gồm có 12 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau:
Bài 1. Kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y áp dụng cho gà
Bài 2. Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà
Bài 3. Phòng, chống bệnh cúm gà


Bài 4. Phòng, chống bệnh Newcastle
Bài 5. Phòng, trị bệnh Gumboro
Bài 6. Phòng, trị bệnh đậu gà
Bài 7. Phòng, trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
Bài 8. Phòng, trị bệnh Marek
Bài 9. Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng gà
Bài 10. Phòng, trị bệnh thương hàn (bạch lỵ) gà
Bài 11. Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)
Bài 12. Phòng, trị bệnh cầu trùng gà
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Phòng và trị bệnh
cho gà” trình độ sơ cấp nghề gồm:
1. Lê Công Hùng - Chủ biên
2. Nguyễn Danh Phương - Thành viên
3. Nguyễn Ngọc Điểm - Thành Viên

1

Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 593 /QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/ 2012 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT
1


MỤC LỤC
Bài 1. Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho gà ....................................................... 3
Bài 2. Vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà ...................................................................... 12
Bài 3. Phòng, chống bệnh cúm gà ................................................................................ 20
Bài 4. Phòng, chống bệnh Newcastle ........................................................................... 28
Bài 5. Phòng, trị bệnh Gumboro .................................................................................. 33
Bài 6. Phòng, trị bệnh Đậu gà ...................................................................................... 38
Bài 7. Phòng, trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) ................................. 40

Bài 8. Phòng, trị bệnh Marek ....................................................................................... 43
Bài 9. Phòng, trị bệnh tụ huyết trùng gà ...................................................................... 46
Bài 10. Phòng, trị bệnh bạch lỵ .................................................................................... 49
Bài 11. Phòng, trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ..................................... 53
Bài 12. Phòng, trị bệnh cầu trùng gà ............................................................................ 56
Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 58
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 59
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 64

2


MÔ ĐUN:

PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ

Mã mô đun: MĐ 02
Thời gi n: 90 giờ
Giới thiệu mô đun
Người học sau khi học xong mô đun này có khả năng phòng và điều tri một số bệnh ở
gà. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành,
kết thức mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, thực hành kỹ năng nghề và
làm bài tập thực hành
Bài 1.

Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho gà

Mã ài: MĐ 02-1
Thời gi n: 8 giờ
Mục tiêu

Học xong bài này người học nghề có khả năng:
- Thực hiện cố định gia cầm.
- Biết cách sử dụng và khử trùng một số dụng cụ thú y trên gia cầm.
- Thực hiện được các con đường cấp thuốc cho gia cầm.
A. Nội dung
1. Phương pháp cố định (cầm, giữ) gi cầm
Có một số phương pháp cố định gia cầm khi cấp thuốc:
- Cố định gia cầm con để cấp thuốc qua mắt, mũi và miệng.
- Cố định gia cầm con để cấp thuốc qua màng cánh.

Hình 2.1. Cố định gà con để nhổ mắt
Hình 2.2. Cố định gà con để tiêm thuốc
- Cố định gia cầm lớn để cấp thuốc qua đường tiêm dưới da (dưới da sau cổ, dưới da
bẹn đùi).
- Cố định gia cầm lớn để cấp thuốc qua đường tiêm bắp (cơ lườn).

3


H. 2.3. Cố định gà để tiêm dưới da sau cổ
Hình 2.4. Cố định gà để tiêm cơ lườn
2. Cách sử dụng và khử trùng một số dụng cụ thú y trên gi cầm
a. Các loại dụng cụ thông thường trong phẫu thuật
- Nguyên tắc khi sử dụng
Mỗi dụng cụ làm ra nhằm thực hiện một mục đích riêng, do đó không được tuỳ tiện
dùng làm việc khác sẽ hỏng (Thí dụ: kìm cặp kim nhỏ cho chỉ 5-0, 6-0 không được dùng để
cặp kim khâu cơ hay khâu da, chỉ cần trót cặp nhầm một lần là đã hỏng phải vứt bỏ mà mỗi
kìm này giá vài triệu đồng; kéo phẫu tích không được dùng để cắt chỉ...).
Khi cặp vào một tạng hoặc một mô tinh tế (ruột, thành mạch...) mà không định cắt bỏ
thì không được dùng các loại kẹp có răng.

Không bao giờ hai người cầm một dụng cụ: người phụ đang cầm nhưng nếu người mổ
cần đến (để đặt lại, để khâu...) thì người phụ phải thả ngay dụng cụ đó, nếu không rất dễ
rách phần mô đang cặp.
- Cách sử dụng một số dụng cụ cơ bản
+ Dao mổ: có hai loại cán rời và cán liền. Nên sử dụng loại cán rời, có hai cỡ: cán dao
số 3 và cán dao số 4. Các lưỡi dao thường dùng là 20, 21,22, 23 cho cán dao số 4; và lưỡi
10, 11, 15 dùng cho cán số 3.

H. 2.5. Dao mổ (lưỡi số 11, cán số 13)
Hình 2.6. Một số loại dao mổ
+ Kéo mổ: kéo giải phẫu có nhiều kiểu có loại đầu nhọn, tù, kéo cong, kéo thẳng…Tùy
vào mục đích của ca phẫu thuật mà chọn dụng cụ cho phù hợp. Trong một ca phẫu thuật cần
4


nhiều loại kéo cho nhiều mục đích khác nhau (kéo cắt chỉ, kéo cắt lông, kéo cắt mô) chúng
ta phải làm dấu để tránh lầm lẫn giữa các loại Panh kẹp kim: dùng để kẹp kim khi khâu.

Hình 2.7. Các loại kẹp phẫu tích có răng và không răng
+ Panh kẹp máu: có chức năng cầm máu (kẹp các mạch máu đứt hay thực hiện các
động tác xoắn vặn mạch máu). Panh có 2 loại: thẳng và cong.

Hình 2.8. Một số loại kéo (a. Kéo cắt chỉ cho nhóm mổ; b. Kéo cắt chỉ cho dụng cụ viên;
5


c. Kéo phẫu tích thông thường cong và thẳng; d. Kéo phẫu tích cong).
+ Kẹp cố định tấm choàng phẫu thuật: giúp cố định tấm choàng lên da thú.

Hình 2.9. Một số loại kẹp (a. Kẹp ruột thẳng và cong; b. Kẹp các tạng;

c. Kẹp cầm máu (Kocher) có răng thẳng và cong.

Hình 2.10. Cách cầm một số dụng cụ đúng kỹ thuật
+ Dụng cụ banh vết mổ: Giúp việc mở rộng vết mổ để thuận tiện cho người phẫu
thuật dễ thao tác, nhìn rõ mô bào phía sâu của vết mổ. Dụng cụ banh vết mổ có 2 loại: loại
kéo bằng tay và loại điều chỉnh bằng ốc vặn.
6


+ Nhíp: Có 2 loại, loại có mấu và không có mấu. Loại có mấu dùng để giữ bờ vết
thương khi khâu. Loại không mấu giúp gắp và quan sát các mô bên trong.
+ Cây hướng dẫn (xông): Sử dụng cây này cho vào dưới phúc mạc và dùng kéo để
mở rộng phúc mạc về hai phía của đường mổ, giúp ngăn ngừa không cho mũi kéo chạm
vào các cơ quan bên trong xoang bụng.
+ Dụng cụ tách mô bào như: Dao, cưa, kéo, đục, khoan, móc mở rộng vết thương,…Dao,
kéo để cắt các mô mềm. Cưa, đục, khoan để cắt các mô cứng. Các dụng cụ tách mô bào cần
sáng bóng và thật sắc sao cho các vết cắt được thực hiện một cách nhanh gọn.
+ Dụng cụ cầm máu như: Vải gạc thấm máu, panh kẹp mạch máu hay gọi là panh kẹp
máu, thanh kim loại nung nóng, dụng cụ để đặt ga-rô…
+ Dụng cụ kết nối tổ chức như: Kim, chỉ, đinh, vít, móc…
+ Dụng cụ băng bó như: Bông, băng, vải gạc, băng chun, băng bột,…
+ Dụng cụ vệ sinh: Bàn chải, xà phòng, xô, chậu, chổi, cuốc, xẻng… rất cần thiết nhất
là nơi phẫu thuật xa khu dân cư.
+ Dụng cụ cố định: Gióng, giá, cũi, thừng, chão, dây xích, rọ mõm,…cần được chuẩn
bị trước, đủ độ bền chắc tương thích với vật nuôi cần cố định.
+ Mỗi loại dụng cụ cần dùng phải được chuẩn bị đủ về số lượng, ít nhất mỗi loại phải
có 2 chiếc, có loại cần nhiều hơn, các loại dụng cụ phẫu thuật cần sáng bóng, sắc bén, bền
chắc theo yêu cầu. Mỗi loại dụng cụ cần lựa chọn phương pháp tiệt trùng thích hợp.
b. Cách khử trùng
Khử trùng (khử khuẩn mức độ cao) được định nghĩa là loại trừ tất cả các vi sinh vật gây

bệnh, bao gồm cả bào tử của chúng, còn tẩy trùng là loại trừ phần lớn chúng. Khử và tẩy trùng
các dụng cụ và trang thiết bị trong thú y là điều bắt buộc, để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho
vật nuôi cũng như cho thú y viên. Sự chọn lựa phương pháp khủ trùng hay tẩy trùng tùy thuộc
vào việc đánh giá khả năng gây lây nhiễm của các phương tiện là nghiêm trọng hay không
nghiêm trọng. Tất cả các dụng cụ phẫu thuật (bao gồm cả kim khâu) phải được khử trùng sau
khi sử dụng. Có nhiều phương pháp khử trùng, tuy nhiên trong thú y khoa, việc khử trùng chủ
yếu là bằng nhiệt mà cụ thể là luộc sôi vì nó đơn giản và ít tốn kém.
Ngay sau khi sử dụng, các dụng cụ thú y như bơm, kim tiêm, dao mổ, phanh, kéo ...
Phải được sửa sạch bằng nước xà phòng hoặc các chất tẩy trùng khác và khử trùng. Các loại
dụng cụ bằng kim loại, bơm tiêm có thể đem luộc sôi (không luộc, sấy nhiệt kế mà chỉ sát
trùng bằng cồn).
Chú ý: Kim khâu phải tháu hết chỉ, rửa sạch rồi mới đem luộc; Bơm tiêm cần tháo rời
để luộc cho kỹ.
3. Các con đường cấp thuốc
- Cấp thuốc qua mắt
- Cấp thuốc qua mũi
- Cấp thuốc qua miệng
- Cấp thuốc qua đường tiêm:
+ Tiêm qua màng da cánh.
+ Tiêm bắp (IM): Tiêm dưới ức (cơ lườn).
7


+ Tiêm tĩnh mạch dưới cánh.
+ Tiêm dưới da (SC): Sau gáy dưới cổ và dưới da bẹn đùi gia cầm. Tiêm ở bắp thịt
cách diều 1 - 3cm (tuỳ con vật lớn hay nhỏ) hoặc phần nhiều thịt bắp đùi gần bụng. Sau khi
rút kim tiêm dùng ngón tay ấn mạnh vị trí xiên kim tiêm trong 3 - 5 giây để thuốc không
theo kim chảy ra ngoài.
* Gia cầm nhỏ, lấy hai ngón tay cái và trỏ nhúm da cổ con vật, dùng kim tiêm chọc
theo chiều từ đầu xuống thân vào vùng da nằm giữa hai ngón tay;

* Gia cầm lớn: Có thể tiêm vị trí dưới da cổ; bụng hay màng da mỏng ở cánh; cố định
chặt con vật để chúng không giẫy dụa khi tiêm.

Hình 2.11. Cấp thuốc qua mắt, mũi và miệng

Hình 2.12. Tiêm qua màng cách

Hình 2.13. Tiêm bắp (cơ lườn)

8


H. 2.14. Tiêm dưới da (sau gáy và bẹn đùi) Hình 2.15. Tiêm tĩnh mạch dưới cánh
- Cấp thuốc bằng đường tiêm là phương pháp phổ biến nhất, thuận tiện nhất để đưa
thuốc vào cơ thể vật nuôi.
+ Có nhiều cỡ bơm tiêm và kim tiêm khác nhau nhưng trong thực tế sản xuất người ta
thường sử dụng hai cỡ bơm tiêm có dung tích 5ml và 20ml; cỡ kim tiêm 16G và 19G (cỡ
kim tiêm được ký hiệu bằng số và chữ G, số càng cao kim tiêm càng nhỏ; kim tiêm có các
cỡ từ 27G – nhỏ nhất đến 14G – lớn nhất).
* Bơm tiêm (xi lanh) bằng nhựa có các cỡ: 1ml, 3ml, 5ml, 10ml, 20ml, 50ml.
* Bơm tiêm bằng Inox
1. Đốc kim
2. Vỏ sắt bảo vệ
3. Nắp cố định
4. Tay nắm
5. Trục chia mi li lít
(ml)
6. Tay hãm nắm cố
định
7. Gioăng pit ton

8. Ống thủy tinh

Hình 2.16. Bơm tiêm dùng trong thú y

H. 2.17. Kim chủng qua màng cánh

Hình 2.18. Cách lấy thuốc vào bơm tiêm

9


Bảng số 2.1. Một số loại kim tiêm sử dụng phổ biến trên vật nuôi
Cỡ kim (mm)
Cách tiêm

Gi súc

Ký hiệu củ kim

Đường kính
ngoài

Độ dài

14Gx1½”
14Gx1”
14Gx2”

2,108 (2,1)


38,10 (40)

2,108 (2,1)
2,108 (2,1)

25,40 (25)
50,80 (50)

16Gx1½”
16Gx1”

1,651 (1,7)

38,10 (40)

1,651 (1,7)

25,40 (25)

18Gx1½”
18Gx1”

1,270 (1,3)

38,10 (40)

1,270 (1,3)

25,40 (25)


20Gx1½”
20Gx1”
19Gx1”

0,902 (1,0)

38,10 (40)

0,902 (1,0)
1,067 (1,1)

25,40 (25)
25,40 (25)

19Gx1½”

1,067 (1,1)

38,10 (40)

20Gx½”
22Gx1”

0,902 (1,0)

12,70 (13)

0,711 (0,7)

25,40 (25)


20Gx¾”

0,902 (1,0)

19,05 (20)

21Gx⅝”

0,813 (0,8)

15,88 (15)

16Gx½”

1,651 (1,7)

12,70 (13)

16Gx¾”
16Gx1”

1,651 (1,7)

19,05 (20)

1,651 (1,7)

25,4 (25)


18Gx¾”

1,270 (1,3)

19,05 (20)

20Gx½”

0,902 (1,0)

12,70 (13)

19Gx1”

1,067 (1,1)

25,40 (25)

22Gx¾”

0,711 (0,7)

19,05 (20)

20Gx⅜”

0,902 (1,0)

9,53 (10)


21Gx⅜”

0,813 (0,8)

9,53 (10)

Đại gia súc

16Gx1½”
16Gx2”

1,651 (1,7)

38,10 (40)

1,651 (1,7)

50,80 (50)

Tiểu gia súc

19Gx1½”

1,067 (1,7)

38,10 (40)

Đại gia súc

Tiêm bắp

(IM)

Tiểu gia súc

Gia cầm

Đại gia súc
Tiêm dưới
da (SC)
Tiểu gia súc
Gia cầm
Tiêm tĩnh
mạch (IV)

Chú ý: Ký hiệu kim tiem gồm 2 thành phần:
(1) (chữ số) G: Viết tắt của chữ gauge (đường kính kim tiêm); giá trị G càng lớn thì
đường kính kim tiêm càng nhỏ.
(2) x (chữ số) là độ dài của kim tiêm có đơn vị tính là inch (1 inch=25,4mm).
10


Thí dụ: Kim tiêm có ký hiệu 16Gx1½”có nghĩa là kim có đường kính ngoài là 0,0650 ±
0,0005inches (tương đương 1,656±0,0127 mm) và dài 3/2 inches (tương đương 38,10mm).
4. Hằng số sinh lý và iểu hiện lâm sàng
Bảng 2.2. Nhiệt độ, mạch đập và tần số hô hấp bình thường ở một số loài cầm
Tên loài
Nhiệt độ (0C)
Mạch đập (lần/phút)
Tần số hô hấp (lần/phút)


40,5-42,0
140-150
12-30
Vịt
41,0-43,0
140-250
16-34
Ngỗng
40,0-41,0
120-160
12-20
Bồ câu
41,0-43,0
140-200
10-40
3
Bảng 2.3. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong 1mm máu của gia cầm
Hồng cầu
Bạch cầu
Tiều cầu
Haemoglobin
Tên loài
3
3
3
(triệu/mm )
(nghìn/mm )
(nghìn/mm )
(Hb) (g/%)


2,5-3,5
9-51
22-41
8,5-16,5
Vịt
2,0-3,7
20-30
70-120
10,5-15,8
Ngỗng
2,8-4,0
16-60
60-70
13,3-18,3
Bồ câu
2,6-4,0
10-30
10-72
Bảng 2.4. Công thức bạch cầu của một số loài gia cầm (%)
Bạch cầu
Bạch cầu
Bạch cầu
Đơn nhân
Tên loài
Lâm
cầu
trung tính
ái to n
ái kiềm
lớn


10-14
0,0-24,0
1,0-7,0
34-82
0,0-12,0
Vịt
30-39
4,0-12,0
0,0-5,0
42-59
2,0-7,0
Ngỗng
2360
2,0-6,0
0,5-4,0
31-80
2,0-8,0
Bồ câu
12-38
1,0-7,0
1,0-6,0
32-64
0,0-1,0
Bảng 2.5. Trạng thái bình hường và biểu hiện lâm sàng ở gà
Cơ qu n/
Trạng thái ình hường
Trạng thái ị ệnh
dấu hiệu
Trong, sáng, mở to, không chảy Sưng đỏ, nhắm lại, chảy dịch nhày ở

Mắt
dịch
khóe mắt
Mũi khô, không chảy dịch, Mũi chảy dịch, miêngh chảy dãi, xoang
Mủi, mỏ
miệng không chảy dãi
mũi sưng
Niêm mặc đỏ hoặc đỏ lấm tấm, có nhiều
Miệng, lưỡi
Niêm mặc hồng, ướt, bóng
dịch chảy hoặc bựa trắng xám
Mào
Đỏ tươi
Đỏ tím hoặc nhợt nhạt, sưng
Da mịnh, lông bóng, mượt, bó Da khô, sần sùi, có chấm đỏ, lông dựng,
Da, lông
sát cơ thể
không bóng và không bó sát cơ thể
Cánh
Áp gọn hai bên thân
Xõa ra hai bên
Đầu ngẩng cao, cổ quay linh
Đầu và cổ
Đầu gục, cổ không linh hoạt
hoạt sang hai bên
11


Cơ qu n/
dấu hiệu


Trạng thái ình hường

Trạng thái ị ệnh

Da chân khô, chân lạch, sưng khớp, có
chấm xuất huyết, liệt chân
Không sưng, niêm mạc hồng, Sưng, đỏ, tụ huyết, xuất huyết, chảy dịch
Hậu môn
đều, không chảy dịch
nhày
Thở nhanh, thở khó khăn, nghẻn cổ để
Nhịp thở
Đều, nhịp nhàng
thở, có tiếng khò khè hoặc tiếng “tắc o”
Ít thức ăn, không bị dày, không
Diều
Đầy ứ thức ăn, có nhiều dịch, căng lên
có dịch
Ăn uống
Phàm ăn, uống bình thường
Ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều
Có khuôn, khô, có lớp niêm dịch Khô hoặc lỏng; phân có màu trắng hoặc
Phân
mỏng bao trên bãi phân
xanh; mùi tanh
Tiếng kêu
Rõ ràng, trong
Khàn khàn hoặc mất tiếng
Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông Đứng ủ rũ, ít hoạt động, lông xõa, không

Toàn trạng
mượt bóng
mượt
B. Câu hỏi và ài tập thực hành
- Thực hiện cố định gia cầm.
- Thực hành thao tác khử trùng dụng cụ thú y; cách sử dụng một số dụng cụ thú y
thông thường
- Xác định vị trí các đường cấp thuốc cho gia cầm.
C. Ghi nhớ
- Các phương pháp cố định gia cầm để cấp thuốc.
- Cách sử dụng một số dụng cụ thú y thông thường.
- Các con đường cấp thuốc cho gia cầm.
Chân móng

Bài 2.

Chân bóng, ấm, nóng

Vệ sinh thú y phòng ệnh cho gà

Mã ài: MĐ 02-2
Thời gi n: 08 giờ
Mục tiêu
Học xong bài này người học nghề có khả năng:
- Lựa chọn phương pháp phòng bệnh cho gà.
- Mô tả được các quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh cho gà.
- Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh cho gà đạt hiệu quả cao.
A. Nội dung
1. Xác định các phương pháp phòng ệnh cho gà
12



- Công tác vệ sinh phòng bệnh cho gà có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành
công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà sẽ hạn chế
dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành công của chăn nuôi gà.
- Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương pháp sau:
+ Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh: Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều
nguồn khác nhau như:
Gia cầm, gia súc bị bệnh
Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh
Bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh
Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh
Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách nhiễm mầm bệnh
Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh
Chuột, côn trùng và chim hoang dã
Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ
sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột, côn trùng và ngăn
không cho chim hoang đến cư trú.
+ Nâng cao sức đề kháng cho gà: Song song với công tác vệ sinh phòng bệnh thì phải
tăng cường sức đề kháng cho gà thường xuyên như:
Đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng, mát, sạch.
Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ không có mầm bệnh và chất độc hại đến sức
khỏe.
Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc.
- Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tót 3 nguyên tắc phòng bệnh sau:
Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp súc của mầm bệnh với gia cầm
- Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc.
- Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi.
- Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực chăn nuôi của

công nhân, cán bộ và khách tham quan.
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt công tác sát trùng
dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi.
Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm
- Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi có chỗ ở tốt.
- Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không biến chất, uống
nước sạch được tiệt trùng, nước uống không có độc chất) và chăm sóc vật nuôi đúng quy
trình kỹ thuật.
- Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin.
Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm
- Xây dựng lịch tiêm phòng và mở sổ ghi chép theo dõi quá trình tiêm phòng của vật
13


nuôi chặt chẽ.
- Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y và định kỳ lấy
máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu của vật nuôi (HI, HA).
- Phát hiện kịp thời chẩn đoán chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị khẩn trương các
cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh.
2. Mu con giống n toàn dịch ệnh
- Chỉ chọn mua gà từ những cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo
không có bệnh truyền từ trứng sang gà con.
- Chỉ chọn mua những gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang nuôi) trong vòng 10 - 14 ngày.
Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi.
3. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi
- Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh
chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi. Để trống chuồng 2
ngày trước khi thả gà vào.
- Vệ sinh trong khi nuôi:

+ Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch, có ánh nắng mặt
trời chiếu vào.
+ Sân thả gà cần khô, thoáng. mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày.
+ Nếu nuôi gà có độn chuồng thì độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước
khi cho vào chuồng gà.
+ Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi trải vào ổ và
thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú.
+ Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi
chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt.
+ Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài.
- Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi:
Theo trình tự sau:
+ Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh.
+ Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện
+ Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng
+ Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao.
+ Sát trùng bằng chất khử trùng.
+ Để trống chuồng 2 - 3 tuần.
- Các biện pháp khử trùng:
+ Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng án, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn
chuồng, nguyên liệu thức ăn.
+ Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi.
+ Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng.
14


+ Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc
vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 – 3 ngày rồi quét.
+ Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và
xung quanh tường.

+ Dùng các chất sát trùng: Han-lodine, Cloramin T, Antisep, Virkon S, B-K-A, Biocid300 ... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng,
phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển một số dùng để sát trùng nước uống.
+ Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng
quần áo. máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy móc, quần
áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím + 35ml Fomlol cho 1 m3 trong thời gian 30 phút;
xông hơi phải kín mới có tác dụng.
4. Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, cần rửa sạch hàng ngày.
- Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày.
- Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên.
- Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ.
5. Cách ly hạn chế dịch ệnh
- Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người
ngoài đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch.
- Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan. vịt, bồ câu, chim sẻ. chuột, heo và các động vật
khác là những nhân tố truyền bệnh.
- Thường xuyên loại thải những gà bệnh yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
- Cần phân biệt gà khỏe với gà bệnh dựa vào các đặc điểm sau đây:
Gà khỏe
Gà ệnh
Nhanh nhẹn hoạt bát. Luôn hoạt
Mệt mỏi, ủ rũ. Đứng hoặc nằm một chỗ
động: đi chạy tìm thức ăn
Ăn uống tốt
Ăn uống kém
Mắt sáng, mở to
Mắt nhắm, lờ đờ
Lông mượt phủ đều
Lông xù, xơ xác
Chân thẳng, bóng mập

Chân khèo, liệt khô, gầy
Mỏ sáng, bóng, đều
Mỏ khô
Mào tích đỏ tươi, sáng bóng màu Mào tích tím, nhợt nhạt, thủy thũng
Cánh úp gọn vào thân
Cánh xã
Hậu môn khô, lông xung quanh
Hậu môn ướt, lông dính bết phân
tơi, bông
Thở đều, mũi khô
Thở khó, mũi có dịch nhầy, ho, hắt hơi, vảy mỏ
Phân mềm có khuôn
Phân lỏng, màu vàng hay trắng xanh, có máu, có giun sán
Đẻ bình thường
Đẻ giảm hoặc ngừng đẻ bất thường
- Khi gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
15


+ Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế
bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và
điều trị.
+ Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà
khoẻ về nuôi.
+ Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu
vực chăn nuôi đề xử lý. Gà bệnh, chết bệnh đốt
hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột.
+ Khi có gà nghi mắc bệnh: Cần tăng cường
các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại.
Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi

nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước
Hình 2.19. Phun thuốc sát trùng
sôi, hơ lửa...
+ Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo
hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.
+ Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng
mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
+ Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch.
6. Phòng ệnh ằng thuốc và vắc xin cho gà
- Dùng vắc xin phòng bệnh để nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng chống
bệnh cho gà. Vắc xin phòng bệnh cho gà có 2 loại:
+ Vắc xin nhược độc (vắc xin sống) có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống,
phun khí dung hay tiêm chủng.
+ Vắc xin vô hoạt (vắc xin chết) dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm
dưới da.
- Dùng thuốc vắc xin theo lịch phòng: Có thể dùng 1 trong các lịch sau đây:
Lịch dùng thuốc phòng cho đàn gà đẻ công nghiệp
Ngày tuổi
Thuốc dùng
Trạm ấp
Tiêm phòng Marek
- Vitamin pha trong nước (Solminvit), (B- complex; phylasol...)
- Thuốc phòng bệnh đường ruột và hô hấp, có thể dùng 1trong 2 cách:
1- 4 ngày
a. Synavia: 19/1lit nước.
b. Tetracycline 200g/1tấn thức ăn.
6
Phòng bệnh CRD bằng Tylosin hoặc pharmazin, suanavit.
7
Chủng đậu, nhỏ Lasota (lần I)

Phòng bệnh cầu trùng bằng 1 trong 2 loại thuốc:
7- 49
a. Anticocci
b. Cocistop – 2.000 dùng 0,5 - 1 g/1 lít nước.
5
vắc xin Gumboro (lần I)
16


Ngày tuổi
15
25
29
35
42

44 – 50

51
78
80
112
115
140
145 – 150
163
223
266

267 – 272


296

Thuốc dùng
vắc xin Gumboro (lần II) pha theo hướng dẫn của nơi sản xuất
vắc xin Gumboro (lần III) pha theo hướng dẫn của nơi sản xuất
Lasota (lần II)
Tẩy giun sản bằng piperrazin và phenotiazin hoặc mebenvet.
- Chọn giống
- Kiểm tra bạch ly và CRD bằng phản ứng nhanh trên phiến kính cho 10%
số đầu gà.
Thức ăn tăng sức đề kháng dùng 1 trong 2 công thức sau:
a. Synavia 1g/1lít nước uống. Solminvit 1g/1lít nước uống hoặc
phylasol, B - complex
b.Tetracyline 200g/1tấn thức ăn. Solminvit 1g/1lít nước uống hoặc phylasol,
B - complex.
Tiêm Newcastle hệ I
Tylosin
Kiểm tra HI
- Phòng CRD bằng tylosin hoặc erythromycin.
- Chủng đậu lần II
- Kiểm tra ký sinh trùng nếu có giun sản thì tiến hành tẩy bằng piperazin và
phenothiazin hoặc Mebenvet. Nhắc lại các việc này với chu kỳ 25 ngày/lần.
Tiêm phòng Gumboro bằng vắc xin dầu
- Chọn giống
- Tiêm Newcastle hệ I
- Kiểm tra bạch ly và CRD cho 10% đầu gà
Thức ăn tăng sức đề kháng dùng 1 trong 2 công thức trên
Kiểm tra HI
Phòng bệnh CRD bằng Tylosin

- Chọn giống
- Tiêm Newcastle hệ I
- Kiểm tra bạch ly và CRD cho 100% đầu gà hạt nhân, loại gà có phản ứng
dương tính.
- Thức ăn tăng sức đề kháng theo 1 trong 2 công thức như trên.
- Bổ sung vitamin 7 ngày trước khi thu trứng ấp. Sau đó suốt thời gian lấy
trứng ấp phải thường xuyên bổ sung vitamin theo lịch trình 2 ngày uống 2
ngày nghỉ
Kiểm tra HI

17


Ngày tuổi
Thuốc dùng
- Sau đó cứ 1 tháng kiểm tra 1 lần để kịp thời xử lý trong trường hợp HI thấp.
- Nếu kết quả kiểm tra bạch lỵ và CRD = 2% đàn gà an toàn
- Nếu tỉ lệ dương tính = 2% cần khẳng định kết quả chính xác trên phòng thí nghiệm và loại
gà dương tính (chú ý bệnh bạch lỵ).
- Đối với đàn gà bố mẹ có thể điều trị băng khắng sinh trong 15 ngày. Sau đó 1 tháng kiêm
tra lại tới đạt chỉ số an toàn. Trong lúc gà mắc bệnh không xuất bản để làm giống.

Ngày tuổi
1–4
6
7
7 - 35
10
20
24

25
40

Ngày tuổi
5
7
15
20 – 25
60

Lịch dùng thuốc cho gà thịt công nghiệp
Thuốc dùng
Pha vitamin vào trong nước uống cho gà. Dùng thuốc phòng bệnh đường
tiêu hoá và hô hấp cho gà. Có thể dùng 1 trong 2 cách sau:
a. Pha synavia 1 g/1 lít nước
b. Tetracyclin 200 g/1 tấn thức ăn. vắc xin Gumboro (lần 1)
Phòng CRD bằng Tylosin, Pharmazin hay erythromycin
Chủng đậu, nhỏ lasota
Phòng bệnh cầu trùng bằng các thuốc sau: Anticocci, Esb3, Cocistop - 2000
dùng 0,5 - 1 g/1 lít nước. Dùng theo lịch trình dùng 2 ngày 2 ngày nghỉ.
vắc xin Gumboro (lần 2)
vắc xin Gumboro (lần 3)
Phòng bệnh CRD bằng Tylosin, phamarzin
Lasota (lần 2)
Tiêm Newcastle hệ 1
Lịch dùngvắc xin cho gà thịt thả vườn
Loại vắc xin dùng và cách sử dụng
Gumboro lần 1 (cho uống 3 - 4 giọt/ con)
- Vắc xin đậu, chủng vào màng cánh
- Lasota (lần 1). Nhỏ vào mắt mũi

Gumboro (lần 2) (cho uống 3 - 4 giọt/ con)
Lasota (lần 2). Nhỏ vào mắt mũi
- Vắc xin Niu cát xơn H1, tiêm dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng
- Vắc xin Tụ huyết trùng, tiêm dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng

18


Lịch dùng thuốc phòng ệnh cho gà thả vườn sinh sản
Ngày tuổi
Vắc xin
Thuốc dùng
Phòng ệnh
01
- Marek
- Marek (chỉ cho gà đẻ)
01 - 05
- Ampicilin, B.complex
- Tiêu chảy, tăng lực
05
- Gumboro
- Gumboro
07
- Lasota, đậu, IB
- Gà rù, đậu gà, IB
07 – 10
- Tylosin, B.complex
- CRD, tăng lực
14
- Gumboro, cúm

- Gumboro, cúm
14 - 17
- Vetpro hoặc cipcoc
- Cầu trùng
21
- Lasota, IB
- Gà rù, IB
22 - 25
- Tylosin, B.complex
- CRD, tăng lực - Gumboro
22
- Gumboro
- Cầu trùng
25 - 28
- Vetpro hoặc cipcoc
- Cúm, ILT
45
- Cúm, ILT
- Gà rù
56
- Newcatson hệ 1
- Tẩy giun, ILT
120
- ILT
- Tazusa
- Gà rù, IB, giảm đẻ
140
- ND,IB,EDS
- Lưu ý khi sử dụng vắc xin:
+ Một số loại vắc xin luôn bảo quản 2 - 80C (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn mác).

Không để vắc xin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp.
+ Vắc xin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó.
+ Khi dùng vắc xin phải kiểm tra: nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng thái, màu sắc
của vắc xin. Không dùng vắc xin quá hạn, biến màu, viên đông khô bị vỡ, bị teo nhỏ, vắc
xin nhũ dầu bị tách lớp, biến màu...
+ Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc phải để
nguội mới dùng.
+ Đối với vắc xin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng.
+ Đối với vắc xin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu.
+ vắc xin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi.
+ Chỉ dùng vắc xin cho gà khoẻ, không dùng cho gà đang ốm bệnh.
- Các đường đưa vắc xin vào cơ thể gà
+ Nhỏ mắt, nhỏ mũi.
+ Chủng vào màng cánh.
+ Tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 2/3 cổ kể từ đầu trở xuống.
+ Tiêm bắp đùi hoặc lườn.

19


Hình 2.20. Nhỏ mắt, nhỏ mũi

Hình 2.21. Tiêm bắp

Hình 2.22. Nhỏ miệng
Hình 2.23. Tiêm dưới da
- Cách pha vắc xin đông khô
+ Chỉ sử dụng những lọ vắc xin có viên đông khô còn nguyên vẹn, không vỡ, không
teo nhỏ, không biến màu.
+ Lấy 2ml nước cất vào bơm tiêm, bơm vào lọ vắc xin, lắc kỹ cho viên đông khô tan

đều, rút vắc xin đã tan đó ra pha vào lượng nước cất cần dùng để nhỏ đủ số gà cần phải dùng
vắc xin.
B. Câu hỏi và ài tập thực hành
- Nêu các phương pháp phòng bệnh cho gà?
- Mua con giống như thế nào đảm bảo an toàn dịch bệnh?
- Mô tả các phương pháp vệ sinh thức ăn, nước uống?
- Cần cách ly, hạn chế dịch bệnh như thế nào đảm bảo an toàn dịch?
- Phương pháp vệ sinh phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà như thế nào?
- Thực hiện vệ sinh vệ sinh thức ăn, nước uống cho gà?
- Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà (tiêm, nhỏ, uống, chủng...)?
C. Ghi nhớ
- Xác định các phương pháp phòng bệnh cho gà.
20


- Mua con giống an toàn dịch bệnh.
- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn thả và dụng cụ chăn nuôi.
- Vệ sinh thức ăn, nước uống.
- Cách ly hạn chế dịch bệnh.
- Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà.
Bài 3.

Phòng, chống ệnh cúm gà

Mã ài: MĐ 02-3
Thời gi n: 07 giờ (Hướng dẫn lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 06 giờ)
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng:
- Xác định được nguyên nhân gây bênh cúm gà.
- Mô tả được triệu chứng, bệnh tích bệnh cúm gà.

- Chẩn đoán và đưa ra biện pháp phòng chống bệnh cúm đạt hiệu quả cao.
A. Nội dung
1. Xác định nguyên nhân gây ệnh
- Đặc điểm mầm bệnh
+ Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây bệnh cho gà, vịt, ngan ngỗng, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh, chim hoang dã.
+ Bệnh do một loại vi rút gây
nên: Phân typ vi rút cúm typ A
(H5N1) là chủng vi rút có độc lực
mạnh gây bệnh truyền nhiễm cao ở
gia cầm (HPAI) thuộc danh mục
bảng A của Tổ chức Dịch tễ thú ý
thế giới (OIE), gồm các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho
động vật và có khả năng lây lan
sang người.
+ Là bệnh rất nguy hiểm, gây
bệnh nặng và làm gia cầm chết
Hình 2.24. Vi rút dễ lây lan bằng vận chuyển thủ công
hàng loạt
- Đường lây nhiễm
+ Cúm gia cầm có thể lây lan trong đàn rồi lan sang các đàn khác, vùng khác.
+ Gia cầm nhiễm vi rút có thể truyền vi rút qua nước dãi, qua phân, nước mũi, nước
mắt và máu, chúng dính vào cỏ rác, và được gió truyền đi rất xa.
+ Mầm bệnh dính vào quần áo khi đi ra ngoài và được mang vào trại bởi người nuôi.
+ Mầm bệnh mang vào trại bởi các động vật như chuột, và các động vật khác, xe cộ
hoặc từ việc mua con giống không rõ nguồn gốc.
21



- Sức đề kháng của vi rút:
+ Vi rút thường sống lâu trong không khí có độ ẩm thấp, trong phân ở điều kiện nhiệt
độ thấp và độ ẩm cao.
+ Vi rút có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày và trong phân gia cầm bệnh 3 tháng
+ Vi rút dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 600C trong 5 phút, trong tủ lạnh và tủ đá, vi rút
có thể sống tới hàng tháng
+ Các chất sát trùng dễ tiêu diệt vi rút là vôi bột, xà phòng, nước vôi 10%, cồn 70o và
o
90 , haniodine 3%, chloramin 3%, crezin 5%.
2. Xác định triệu chứng ệnh
- Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày.
- Nhiều gia cầm ốm và chết đột ngột.
- Gà ủ rũ, đầu gục xuống và đi loạng choạng.
- Kém ăn, khát nước nhiều.
- Phù đầu và cổ, mắt sưng.
- Chảy nước mắt và nước mũi.
- Vùng da trụi lông tím tái, lông xơ xác.
- Khuỷu chân và bên ngoài bàn chân, da chân có hiện tượng xuất huyết lốm đốm.
- Phân lỏng lúc đầu có màu xanh sáng, sau là màu trắng và hậu môn chảy máu.
- Các đàn giống đang sinh sản, năng suất trứng giảm rõ rệt.

Hình 2.25. Chảy nước dãi ở mỏ

Hình 2.26. Mào tích sưng và tím tái

Hình 2.27. Gà chết khi mắc bệnh cúm
Hình 2.28. Thu gôm gà bệnh để xử lý
- Vịt và ngỗng có triệu chứng ủ rũ, kém ăn, ỉa chảy có màu phân xanh trắng.
- Vịt nhiễm vi rút cúm gia cầm và bài thải vi rút ra ngoài trong khi không có các biểu
22



hiện triệu chứng và bệnh tích điển hình như gà.
3. Xác định ệnh tích
- Biểu hiện bên ngoài:

Hình 2.29. Mào tích tiếm tái

H. 2.30. Màng treo ruột xung huyết và xuất huyết

Hình 2.31. Khuỷu và bàn chân có vết xuất
huyết
+ Mào và yếm, tích sưng to, phù nề quanh mắt.
+ Chỗ da không có lông bị tím bầm.
+ Chân xuất huyết, xuất huyết vùng đầu và thâm tím.
- Biểu hiện bên trong.
+ Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy.
+ Xoạng bụng tích nước, hoặc viêm dính.
+ Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm mạc.
+ Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa.
4. Chẩn đoán ệnh
- Dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh Newcastle, tụ huyết trùng.
5. Đư r iện pháp phòng, chống ệnh
- Các biện pháp làm giảm được nguy cơ nhiễm vi rút cúm H5N1 cho đàn gia cầm.
(1) Cách ly chăn nuôi tốt.
(2) Đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh.
(3) Vệ sinh sạch sẽ.
(4) Tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm gia cầm.
23



(5) Theo dõi thường xuyên và chặt chẽ.
. Cách ly tốt (cách ly triệt để)
Không nuôi lẫn các loại gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng trong cùng một chuồng nuôi
hoặc ở sát gần nhau.
Nếu nuôi cùng một loại gia cầm thì phải nuôi tách riêng theo từng giai đoạn sản xuất
hoặc theo nguồn gốc.
Những đàn thả ra ngoài thì phải được thả tại khu vực riêng có rào chắn.
Thực hiện phương án nuôi cùng nhập, cùng xuất, nếu không thực hiện được thì khi
nhập đàn mới phải có nơi nuôi cách ly với đàn cũ 2 tuần để theo dõi.
Không cho gia cầm vào nhà.
. Đảm ảo nguồn con giống tốt
Khi mua gia cầm mới, chỉ mua gia cầm ở nơi có nguồn gốc an toàn dịch bệnh (giấy
chứng nhận).
Chỉ chọn những gia cầm khỏe mạnh, đi lại nhanh nhẹn, mắt sáng để làm giống.
Cách ly đàn mới nhập ít nhất 2 tuần và theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nếu chúng không
có dấu hiệu bị bệnh thì sau 2 tuần có thể nhốt chung với đàn gia cầm hiện tại, nếu đàn mới
có dấu hiệu bệnh thì phải cách ly ngay và điều trị.
c. Vệ sinh sạch sẽ
- Nước uống phải sạch, thay nước
uống hàng ngày.
- Có dụng cụ đựng thức ăn và nước
uống có nắp đậy

- Cho gia cầm ăn thức ăn khô, không
ăn thức ăn thừa.
- Thường xuyên dọn phân và chất độn
chuồng
- Các chất thải (lông, thức ăn thừa,

độn chuồng) thu gom và ủ kỹ.
- Tránh mượn dụng cụ chăn nuôi của
nhà khác hoặc chuồng nuôi khác, nếu cần
thì phải sát trùng kỹ
- Thường xuyên phơi dụng cụ nuôi
dưới ánh nắng.
- Dọn và vệ sinh chuồng nuôi, dụng
cụ sạch sẽ sau khi bán hết lứa gà(rửa sạch,
quét vôi, phun chất sát trùng, để trống
24


×