Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.54 KB, 178 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sĩ
“Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở
Hà Nội hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học đào tạo các ngành kỹ
thuật)” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong
cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận
án

Trần Thị Tùng Lâm


Làm lạMỤC LỤCi
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI........................................................................................................................ 7

1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học
đường.................................................................................................................... 7
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả và hiệu quả giáo dục văn hoá học đường...............25
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu......................................................30
Chương 2. HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO sinh viên
ĐẠI HỌC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN...........................................................35
2.1. Văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên đại học. 35
2.2. Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học.....50
2.3. Những yếu tố chi phối đến hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh
viên...................................................................................................................... 69
Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CHO SINH VIÊN QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO
CÁC NGÀNH KỸ THUẬT Ở HÀ NỘI HIỆN NAY.............................................79



3.1. Thực trạng giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học đào tạo các
ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay.......................................................................79
3.2. Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường đại
học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay.............................................94
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
và những vấn đề đặt raNhững vấn đề đặt ra về hiệu quả giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên..........................................................................................116
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
HÀ NỘI HIỆN NAY....................................................................................129125

4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên. 129
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên hiện
nay..................................................................................................................... 134
KẾT LUẬN........................................................................................................155
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................151159
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ..........................161169


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ nhân viên
Chủ nghĩa xã hội
Giảng viên
Giáo dục văn hóa học đường
Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường
Sinh viên
Văn hóa học đường

: CBNV

: CNXH
: GV
: GDVHHĐ
: HQGDVHHĐ
: SV
: VHHĐ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. : Cách tiếp cận khác nhau về văn hóa......................................................9
Biểu đồ 2.2.3. : Hệ giá trị của trường đại họcTỷ lệ % kết quả sinh viên rèn luyện
(đức dục)....................................................................................................... 10674
Biểu đồ 3.2.1: Tỷ lệ % sắp xếp các tiêu chí mà sinh viên muốn phấn đấu đạt
được thể hiện HQGDVHHĐ từ tiêu chí tinh thầnBiểu đồ 2. Tỷ lệ % sắp xếp
các tiêu chí mà sinh viên muốn phấn đấu đạt được................................................99
Biểu đồ 3.2.2a: Tỷ lệ % kết quả sinh viên rèn luyện (đức dục)...................106
Biểu đồ 3.2.2b: Kết quả học tập của sinh viên tại trường qua hàng năm (tỷ
lệ % thể hiện HQGDVHHĐ xét từ tiêu chí thực tiễn)..................................111
Biểu đồ 3.3.3: Kết quả học tập của, sinh viên của trường qua hàng năm (tỷ lệ %
thể hiện HQGDVHHĐ xét từ tiêu chí thực tiễn)...............................................121


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được Đại hội Đảng XI (năm 2011) thông qua, đã định hướng phát triển văn hóa:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân

chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển…” [6; Tr.37].
Văn hóa được coi là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế,
làm hài hòa, lành mạnh các quan hệ xã hội. Từ các nền văn minh sớm nhất, văn
hóa luôn luôn gắn liền với giáo dục và giáo dục cũng song hành với văn hóa.
Ngày nay, đào luyện lực lượng sinh viên phát triển toàn diện cả đức, trí, thể mỹ
là vun bồi một nguồn lực quý báu của đất nước, là kiến tạo tiền đồ, tương lai của
dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ này, đã phải ra 2 nghị
quyết chuyên đề chỉ đạo trong một nhiệm kỳ. Đó là Nghị quyết hội nghị Trung
ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập” và Nghị quyết hội
nghị Trung ương 9 khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) “Về Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất
nước”. Hai nghị quyết này đã xác định những nội dung và giải pháp xây dựng
văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Đây
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trụ cột của công cuộc đổi mới ở nước ta
hiện nay. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về ngành giáo dục, nhất là giáo dục bậc
đại học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, một trong những biện pháp quan trọng là
xây dựng trường đại học thật sự trở thành môi trường văn hóa và làm những giá
trị, chuẩn mực hành vi văn hóa đó thấm sâu và chuyển hóa thành những phẩm
chất và năng lực tốt đẹp trong sinh viên, định hình nên nhân cách sinh viên phù
hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thực
hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo Nghị
quyết của Đảng.


2


Trên thực tế ở các trường đại học hiện nay, phần lớn sinh viên vẫn giữ
được những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống như: tôn sư trọng đạo, tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập; nêu cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống lành mạnh, dám đấu tranh chống lại những tiêu cực; tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, trước
sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin qua Internet,
các mạng xã hội; sự du nhập ào ạt các trào lưu văn hóa, quan niệm sống lai căng
cùng với sự chống phá, lôi kéo từ hệ tư tưởng thù địch với những sản phẩm
mang danh văn hóa, một bộ phận thanh niên, trong đó có sinh viên trong các trường đại học chạy theo lối sống thực dụng, xa lạ với các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp, vô tổ chức, vô kỷ luật… không có ý chí vươn lên. Tình trạng tội
phạm và tệ nạn xã hội trong sinh viên có chiều hướng gia tăng về quy mô, phức
tạp về tính chất, gây nhức nhối cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII chỉ rõ: “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ th àầy
trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lýy tưởng, hoài bão,
ăn chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc
coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và coi nhẹ các bộ môn chính trị, khoa học xã
hội và nhân văn” [24, tr.47].
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đánh giá: “Chất lượng giáo dục và đào
tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng,
giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc
hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề
đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất
cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn
chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội.”[28, tr. 167, 168]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm


3

vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 có đề cập đến vấn đề giáo dục:
“Phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học, công nghệ còn chậm. Chất
lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và đào tạo nghề cải thiện còn
chậm; thiếu lao động chất lượng cao. Hệ thống giáo dục còn thiếu tính liên
thông, chưa thật hợp lý và thiếu đồng bộ. Công tác phân luồng và hướng nghiệp
còn hạn chế. Đổi mới giáo dục, đào tạo có mặt còn lúng túng. Tình trạng mất cân
đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo khắc phục còn chậm, công tác
đào tạo chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu xã hội. Cơ chế, chính sách có mặt chưa
phù hợp; xã hội hóa còn chậm và gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều
nguồn lực ngoài nhà nước cho phát triển giáo dục, đào tạo. Cơ sở vật chất vẫn
còn thiếu và lạc hậu. Chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số còn thấp. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu
cầu.”[32, tr.248- 249]
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là nhiều trường chỉ tập
trung vào việc dạy tri thức, kỹ năng… mà ít chú trọng giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống lành mạnh, tích cực cho sinh viên. Kết quả là môi trường học
đường nơi văn hoá đáng được coi trọng lại đang diễn ra thực trạng thiếu văn hoá.
Điều này chứng tỏ kết quả giáo dục văn học đường chưa cao, nhận thức về văn
hóa học đường chưa đúng, giáo dục văn hóa học đường trong các trường đại học
chưa thực sự đạt hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục văn hóa học đường là
một bộ phận của công tác tư tưởng. Định hướng và chuẩn mực của nó phải phù
hợp với lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tuân thủ pháp luật của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao hiệu quả giáo dục văn học đường trong trường đại học là điều
kiện để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo và nâng cao chất lượng, để

đào tạo ra những sinh viên có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế nhất là trong điều kiện cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, của thị trường lao động trong kỷ nguyên số nền sản xuất
của con người đạt đỉnh cao của sự thông minh, với các ứng dụng kỹ thuật sáng
tạo không ngừng, với nền tảng công nghệ số, với mạng lưới internet của vạn vật
và trí tuệ nhân tạo… Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả chọn: Hiệu
quả giáo dục văn học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay


4

(qua khảo sát một số trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật) làm đề tài luận
án tiến sĩ của mình. Kết quả nghiên cứu thành công có thể ứng dụng ở nhiều
trường đại học đào tạo các khối ngành khác nhau, góp thêm một căn cứ lý luận
và thực tiễn vào hệ thống những giải pháp thực hiện đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả giáo
dục văn hóa học đường cho sinh viên, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả
giáo dục văn hóa học đường, luận án đánh giá thực trạng hiệu quả giáo dục văn
hóa học đường và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án cần hoàn thành những
nhiệm vụ:
- Tổng quan và có đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu có liên quan
đến hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường đại học.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, biểu hiện đặc trưng của văn hóa học đường
và giáo dục văn hóa học đường trong trường đại học. Xây dựng tiêu chí đánh giá

hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên ở các trường đại học.
- Khảo sát thực tế, phân tích thực trạng văn hóa học đường, giáo dục văn
hóa học đường và hiệu quả giáo dục văn học đường của sinh viên các trường đại
học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội. Phát hiện nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra trong giáo dục văn hóa học đường và hiệu quả giáo dục văn học đường
cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội.
- Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa
học đường cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.


5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay (Khảo sát một số trường đào tạo các
kỹ thuật)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên các trường đại học ở Hà Nội qua khảo sát các trường: Đại học Công
nghiệp Hà Nội, Đại học Thành Đô, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây
dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chủ thể giáo dục VHHĐ cho sinh viên là các
trường đại học, các thiết chế văn hóa xã hội, gia đình, bạn bè… Luận án giới hạn
phạm vi chủ thể giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên là các trường đại học
đào tạo các ngành kỹ thuật. Chọn trường đại học Xây dựng Hà Nội, đại học Giao
thông vận tải là các trường tốp đầu trong đào tạo các ngành kỹ thuật (cả lý thuyết
và thực hành), trường đại học Kiến trúc Hà nội là trường đại học đào tạo kỹ thuật
liên quan đến nghệ thuật, trường đại Công nghiệp Hà nội là trường đào tạo đa
ngành, đa cấp và đào tạo các ngành kỹ thuật theo hướng ứng dụng và thực hành,
trường đại học Thành đô là trường dân lập.

Thời gian khảo sát thực trạng hiệu quả giáo dục văn hóa học đường từ
20120 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển văn hóa, con người trong điều kiện hiện nay, Luật Giáo
dục đại học (2012), Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học nói chung; các phương pháp của những bộ môn liên quan như Văn hóa
học, Quản lý văn hóa - Tư tưởng, Tâm lý học, Giáo dục học và Xã hội học…
Các phương pháp chính cụ thể là:


6

- Phương pháp tiếp cận từ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của người
làm công tác quản lý, công tác chính trị trong nhà trường, công tác giảng dạy các
môn lý luận trong trường đại học.
- Phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu từ các tác phẩm kinh
điển, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định và các công trình khoa học… cập
nhật thông tin chuyên ngành từ các tạp chí chuyên ngành và các phương tiện
truyền thông khác.
- Phương pháp điều tra bằng trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý, các cán
bộ Đoàn thanh niên trong nhà trường, đại diện sinh viên trong các kỳ giao ban.
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi (anket).
- Phương pháp xử lý thông tin và trình bày kết quả nghiên cứu: phân loại
thông tin, hệ thống hóa thông tin, diễn giải, quy nạp, phương pháp phân tích và

tổng hợp, lôgic và lịch sử; phương pháp so sánh; chứng minh, khái quát hóa,
tổng kết kinh nghiệm và phương pháp chuyên gia…
5. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa các tri thức về văn hóa học đường, chỉ ra rõ hơn vai trò và
nội dung của văn hóa học đường.
- Nhận diện những giá trị cốt lõi của văn hóa học đường trong trường đại
học so sánh với thực tiễn từ đó có các kết luận làm sơ sở để xây dựng phương
hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh
viên. Rút ra những bài học có tính lý luận về giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên đại học, qua đó làm sâu sắc hơn, sinh động hơn công tác tư tưởng trong
trường đại học.
- Xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên trong các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà
Nội hiện nay. Những giải pháp đó có thể mở rộng sử dụng cho các trường đại
học khác
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của văn học đường cũng như sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học, thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Đề xuất một số phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục văn học đường cho sinh viên của các trường đại học.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng trong nghiên cứu
và giảng dạy cho chuyên ngành Công tác tư tưởng nói riêng, ngành Chính trị học


7

nói chung và các ngành có liên quan như Triết học, CNXH khoa học, Văn hóa
học, Quản lý văn hóa, Quản lý giáo dục… ở hệ thống các học viện, các trường
đại học và cao đẳng của Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương 11 tiết.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ vai trò của văn hóa học đường và thực trạng xây dựng văn hóa
học đường ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. Nâng cao hiệu quả giáo dục
VHHĐ đã thực sự trở thành vấn đề cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực
tiễn, nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, các nhà khoa học.
Trong phạm vi bao quát của chúng tôi, có thể khái quát một số công trình tiếp
cận đề tài theo các hướng:
1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa học đường và giáo
dục văn hóa học đường
1.1.1. Những nghiên cứu về văn hoá và văn hóa học
đường
Thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ loài người. Cùng
với sự phát triển của lịch sử nhân loại, nhận thức của con người về văn hóa, khái
niệm văn hóa cũng không ngừng thay đổi và luôn được bổ sung những nội dung
mới, những cách nhìn mới.
Chưa bao giờ vấn đề văn hóa lại giành được sự quan tâm như hiện nay cả
về phương diện lý luận và thực tiễn. Điều này càng chứng tỏ vai trò quan trọng
của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm “văn hóa” (Cultura) có
nguồn gốc từ phương Tây, theo tiếng Latinh có nghĩa là: cày, cấy, vun trồng, làm
ruộng, chăm bón, cải thiện, gìn giữ trong sản xuất nông nghiệp. Xét theo nguồn

gốc thuật ngữ, văn hóa là khái niệm gắn với lao động sản xuất, một hoạt động
sáng tạo mang bản chất người nhất. Về sau thuật ngữ văn hóa được bổ sung thêm
những nghĩa mới trừu tượng hơn, nói về tính có học vấn, tính có giáo dục, sự mở
mang trí tuệ của con người.
Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng đã đi tìm nội dung tích cực và bổ sung
những nhận thức mới mẻ về văn hóa. Thời kỳ này được xem như thời kỳ phát
hiện lại con người. Bởi vậy, “văn hóa” được nhìn nhận như lĩnh vực tồn tại chân


9

chính của con người, lĩnh vực “tính người” thật sự đối lập với lĩnh vực “tính tự
nhiên”, “tính động vật”. Văn hóa được xem như sự phát triển của con người phù
hợp với bản chất của nó.
Từ nguyên nghĩa của văn là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm
mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận ra mình Theo cách triết tự Hán
Việt (bộ Từ Hải năm 1989), văn có nghĩa là “vẻ đẹp” (= có giá trị), hóa là “trở
thành”, là “giáo dục”. Như vậy, văn hóa có nghĩa là trở thành đẹp, giáo dục đẹp,
thành có giá trị. Sau này, văn hóa thường được dùng với nghĩa: cái chứa cái đẹp,
chứa các giá trị, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Theo quan điểm của C. Mác, văn hóa gắn liền với sức sáng tạo và năng lực
bản chất của con người. Sự sáng tạo đó bao giờ cũng bắt đầu từ lao động. Lao
động sáng tạo ra con người và xã hội loài người, làm cho con người ngày càng
trở thành thật sự người. Vì vậy, văn hóa là năng lực tạo nên sáng tạo, là sự phát
triển những năng lực bản chất của con người. V.I. Lênin khi bàn về văn hóa cho
rằng, nó là tổng thể các dạng hoạt động sáng tạo của con người và tất cả giá trị
vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của chính
mình. Theo đó, có thể hiểu văn hóa là “thiên nhiên thứ hai” được “nhân hóa” qua
thực tiễn của con người [36, tr.27, 90].
Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình

lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất
tinh thần. Theo nghĩa này, tại “Mục đọc sách” viết xen tập “Nhật ký trong tù”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức
sinh hoạt cùng sự biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [82, tr. 431]
F.Gonzles quan niệm văn hóa bao gồm các giá trị, quan niệm, thái độ, hành
vi và các mối quan hệ tạo nên ý nghĩa, niềm tin và sự thống nhất của một nhóm
người [138].


10

Tiếp cận văn hóa dưới góc độ tổ chức, Ehlers (2009) tổng hợp các tác giả
và cách tiếp cận văn hóa.
Tác giả
Gerent
Hofstede
(1991)
Edgar
Schein
(1992)
Johannes
Rsegg
(2002)

Gareth

Mogan
(2002)

Bảng

Cách tiếp cận
Văn hóa là quy ước về tinh thần hỗ
trợ mọi người thực hiện thuận lợi các
hoạt động thông qua biểu hiện, nhân
cách, lễ nghi và giá trị.
Văn hóa là một lại quy ước cơ bản do
một nhóm người đưa ra để giải quyết
các vấn đề thích ứng với bên ngoài và
hòa hợp với bên trong.
Văn hóa có thể so sánh với các quy luật
ngữ pháp và ngữ nghĩa trong một hệ
thống quy ước của một nhóm người.

Các yếu tố văn hóa
Biểu hiện, hình mẫu, lễ
nghi, giá trị.

Giá trị, sự việc hữu hình,
quy ước.

Quy tắc và giá trị, quan
điểm và thái độ, hiện
thực và huyền thoại, cách
nghĩ, thói quen, ngôn
ngữ, mong đợi của tập

thể.
Văn hóa là một hiện tượng của tập Giá trị, kiến thức, niềm
thể và xã hội liên quan đến các ý tưởng, tin, chuẩn mực, lễ nghi
giá trị và ảnh hưởng đến hoạt động của
một nhóm người mà họ không nhận
thấy rõ.
1. Cách tiếp cận khác nhau về văn hóa [137, tr.343-

363]
Bảng 1.Cách tiếp cận khác nhau về văn hóa [137, tr.343-363]
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm xuất phát từ lý thuyết hệ thống,
trình bày mô hình văn hóa gồm ba thành tố cơ bản:
Văn hóa nhận thức: Mỗi nền văn hóa đều là tài sản của một cộng đồng
người nhất định - một chủ thể văn hóa. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng
đồng người - chủ thể văn hóa đó luôn có nhu cầu tìm hiểu, tích lũy được một
lượng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và bản thân con người - đó
chính là văn hóa nhận thức.
Văn hóa tổ chức: Là những giá trị văn hóa tổ chức của cộng đồng như văn
hóa tổ chức đời sống tập thể (những vấn đề liên quan đến tổ chức sản xuất trong


11

một quy mô rộng lớn như tổ chức nông thôn, đô thị, quốc gia) và văn hóa tổ
chức đời sống cá nhân (những vấn đề liên quan đến đời sống của mỗi con người
như tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo đức, văn hóa giao tiếp, nghệ thuật...)
Văn hóa ứng xử (đối với tự nhiên và đối với xã hội): Cộng đồng người chủ thể văn hóa - tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự
nhiên (thiên nhiên, khí hậu...v.v) và môi trường xã hội (hiểu ở đây là các xã hội,
dân tộc, quốc gia). Do đó có văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa
ứng xử với môi trường xã hội [107, tr.28-29].

Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor khái quát khái niệm văn hóa, cho
rằng: “Văn hóa là tổng số sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện
tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (Tạp
chí Nngười đưa tin UNESCO, Tháng 11-1989, tr. 5)
Tổng hợp các định nghĩa trên, cho thấy văn hóa bao gồm các nội dung sau:
- Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
- Văn hóa là hoạt động của con người, yếu tố quyết định sự hình thành và
phát triển của văn hóa.
- Văn hóa là sự thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi cộng
đồng người, mỗi dân tộc.
Văn hóa là sản phẩm của hoạt động người, là kết quả sáng tạo ra của nhiều
thế hệ nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần không ngừng tăng lên
của con người. Văn hóa bao gồm các giá trị văn hóa và hoạt động sáng tạo ra
những giá trị đó. Khi tạo ra thế giới văn hóa, con người không chỉ làm biến đổi
những điều kiện khách quan, mà còn làm biến đổi chính bản thân con người,
phát triển những năng lực tiềm tàng trong bản thân mình. Không chỉ có vậy, con
người còn có khả năng tự đánh giá trình độ phát triển của bản thân mình thông
qua các sản phẩm do chính mình tạo ra. Bởi vì trong quá trình hoạt động con
người đã đối tượng hóa bản thân mình vào các giá trị ấy. Mỗi giá trị văn hóa đều
hàm chứa trong bản thân nó năng lực trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, những lực lượng
vật chất nhất định.
Văn hóa là khái niệm phức tạp, cách nhìn nhận về cấu trúc của văn hóa
cũng phong phú và đa dạng. Từ hướng tiếp cận của triết học, xem văn hóa như


12

cái được sinh ra từ sự tồn tại của con người trong hoạt động thực tiễn, con người
là chủ thể hoạt động và điểm khởi đầu của văn hóa, nhà triết học M.S. Kagan

[63, tr. 188-208] đã mô tả cấu trúc của văn hóa như “vòng xoắn chập ba” (3
thành tố) gồm có: hoạt động mang tính vật thể của con người là cơ sở của văn
hóa; sự giao tiếp của con người diễn ra ở bình diện không gian văn hóa và thời
gian văn hóa xã hội và sự sáng tạo nghệ thuật, một phương thức để nhân đôi đời
sống hiện thực của con người, tạo nên một đời sống ảo và qua “ảo” để hiểu hiện
thực sâu sắc hơn.
Cũng có thể xem xét văn hóa với cấu trúc gồm văn hóa sinh hoạt vật chất,
văn hóa sinh hoạt tinh thần. Hoặc xem xét dưới góc độ văn hóa sản xuất, văn hóa
tiêu dùng. Văn hóa nếu tiếp cận từ những lĩnh vực cụ thể, sẽ có văn hóa doanh
nghiệp, văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật, văn hóa công sở,
văn hóa trang phục, văn hóa học đường, văn hóa giao thông,… Dù được diễn đạt
theo cách nào nó cũng có nội dung chung: văn hóa là sự phát triển những năng
lực bản chất của con người hướng tới các giá trị nhân văn. Mỗi một hình thức
cộng đồng người, cộng đồng xã hội có một mô thức văn hóa riêng. Trường đại
học là một thiết chế xã hội, vì vậy việc hình thành văn hóa riêng để góp phần
thực hiện mục tiêu đào tạo, sứ mệnh của mình là một tất yếu khách quan.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề văn hóa. Điều này
thể hiện trong mỗi kỳ đại hội đều có phần xác định đường hướng phát triển văn
hóa. Thậm chí Đảng còn ra cả một Nghị quyết Trung ương về xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc. Ở đó nhấn mạnh: “Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội” [24, tr 55]. Nghị quyết tập trung vào những lĩnh vực lớn:
tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục, khoa học, văn học
nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hóa với thế giới, các thể chế và
thiết chế văn hóa… và khái quát: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn
năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền
văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun
đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của
dân tộc”.[24, tr 40].



13

Sau hơn 15 năm, từ năm 1998 đến năm 2014, nhận thức về văn hóa và vai
trò của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phát
triển thêm một bước dài. Trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo, trong đó có 2 quan điểm phát triển,
bổ sung rất sâu sắc. Đây là bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa:
Một là, Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây
dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là
chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ
bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết cần cù, sáng tạo và quan
điểm: xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cộng đồng.
Hai là, Phát triển hài hòa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đầy đủ đến yếu tố
văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Khi nghiên cứu văn hóa, giới chuyên môn đã sử dụng phạm trù “môi
trường văn hóa” để thể hiện mối quan hệ giữa con người và văn hóa.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin” (1981, Nxb. Văn hóa,
tr.75) các tác giả quan niệm: “Môi trường văn hóa là một tổng thể ổn định những
yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh
hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu tinh thần,
hứng thú và định hướng giá trị của họ. Môi trường văn hóa không chỉ là tổng
hợp những yếu tố văn hóa vật thể mà còn có những con người hiện diện văn
hóa”.
Huỳnh Khái Vinh trong tác phẩm “Những vấn đề văn hoá Việt Nam đương
đại” nhấn mạnh: “Với tính chất là tổng thể (các hoạt động và sinh hoạt của con
người và các giá trị vật chất tinh thần cũng như điều kiện và cơ chế vận hành các

hoạt động và giá trị vật chất ấy), môi trường văn hóa luôn luôn can thiệp và quy
định các hoạt động sống, cách thức sống và cả lẽ sống của con người. Cái cốt lõi
tạo nên khuôn mẫu và chiều hướng vận động của môi trường văn hóa là chuẩn
mực giá trị xã hội” [128, tr. 382]
Từ góc nhìn giá trị học, tác giả Đỗ Huy trong “Xây dựng môi trường văn
hóa ở nước ta hiện nay - Từ góc nhìn giá trị học” nhấn mạnh vai trò của con


14

người khi đưa ra định nghĩa: “Môi trường văn hóa chính là sự vận động của các
quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và
hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình” [59, tr. 35]
Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 129 ngày 2/8/2007 về Quy chế
văn hóa công sở tại các cơ quan nhà nước. Quyết định này có thể được xem như
căn cứ xây dựng và thực hiện VHHĐ như một loại hình văn hoá cộng đồng cần
được đặc biệt quan tâm.
Thuật ngữ VHHĐ hay văn hóa trường học bắt đầu xuất hiện tại các nước
nói tiếng Anh vào những năm 1990. Một số nước như Mỹ, Úc đã có trung tâm
nghiên cứu, khảo sát thực tiễn và đánh giá vấn đề này. Từ điển Tiếng Anh định
nghĩa văn hóa trường học : school culture can be defined as the guiding beliefs
and values evident in the way a school operates (Văn hóa trường học có thể
được định nghĩa là niềm tin hướng dẫn do những giá trị rõ ràng trong cách một
trường hoạt động) hay “school culture” can be used to encompass all the
attitudes, expected behavior and values that impact how the school operates
(Văn hóa trường học có thể được sử dụng bao gồm tất cả những thái độ, hành vi
mong đợi và những giá trị tác động đến cách hoạt động của trường). Dù có
nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất mỗi trường học ngoài là tấm
gương phản chiếu những giá trị văn hóa, sự phát triển chung của cộng đồng đều
có những nét văn hóa riêng độc đáo tác động đến hoạt động của nhà trường .

Nghiên cứu của GS. Peter Smith Đại học Sunderlans cho thấy VHHĐ ảnh
hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của một nhà
trường. Các lý do cần phải nuôi dưỡng vun trồng VHHĐ tích cực, lành mạnh có
thể tóm tắt như sau:
-Sự phát triển của học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa
-xã hội mà họ lớn lên
- Văn hóa học đường lành mạnh giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên
và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh
- Văn hóa học đường tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học,
khuyến khích GV và học sinh nỗ lực trong rèn luyện, học tập đạt thành tích
mong đợi...


15

Tổng hợp các quan niệm về VHHĐ của các học giả nước ngoài đã làm nổi
bật vị trí, vai trò của VHHĐ đối với sự duy trì và phát triển của trường học. Họ
đều khẳng định văn hóa là tài sản của tổ chức trường học, nó luôn chi phối trực
tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của nhà trường cũng như nét đặc sắc riêng của
từng trường.
Ở Việt nam thuật ngữ VHHĐ được sử dụng chưa lâu nhưng nội dung của
VHHĐ trong các nhà trường ở Việt Nam từ xa xưa đã có và trở thành các truyền
thống quý báu của dân tộc ta như: tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu bạn, nhất tự vi
sư bán tự vi sư, kính trên nhường dưới,... Nhiều thập kỷ qua, các nhà trường ở tất
cả các cấp học đều liên tục cố gắng phấn đấu để “thầy ra thầy, trò ra trò, trường
ra trường” với mục tiêu giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên, xây dựng
trường học lành mạnh. Văn hóa học đường trở thành mối quan tâm đặc biệt của
các nhà lý luận, và tùy góc độ tiếp cận, VHHĐ được thể hiện với những nội dung
khác nhau:
Phạm Thị Kim Anh trong bài viết Văn hóa học đường – một góc nhìn từ

thực tiễn đăng trên tạp chí Dạy và học ngày nay số 10-2007 có một cách nhìn
và cách tiếp cận độc đáo về VHHĐ. Theo tác giả, VHHĐ bao gồm 4 yếu tố
cụ thể là văn hóa ứng xử, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa thi cử.
Trên tạp chí Tâm lý học số 10 (10 - 2008) tác giả Đào Thị Oanh cho rằng:
VHHĐ là giá trị cần có của một nhà trường. Văn hóa học đường là một cấu trúc
gồm 3 thành tố có sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau là:
- Hệ thống thái độ và niềm tin của những cá nhân trong nhà trường.
- Hệ thống các chuẩn mực văn hoá của nhà trường.
- Hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, thành viên bên trong
trường với nhau, giữa các cá nhân của trường với cộng đồng
Trên mục “Bàn tròn văn hóa”, báo Lao động số 117 ra ngày 26 tháng 5 năm
2008, các tác giả khẳng định “Xây dựng văn hóa học đường có ý nghĩa quyết
định chất lượng đào tạo của các trường đại học”, VHHĐ được nhìn nhận trên 2
khía cạnh là khung cảnh sư phạm bao gồm vị trí xây dựng trường học, cơ sở vật
chất… và môi trường sư phạm với nội hàm phong cách giao tiếp trong nhà
trường giữa thầy với trò, thầy với thầy, trò với trò.


16

Trên tạp chí Tuyên giáo tháng 11-2009, nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc
cho rằng VHHĐ Việt Nam cần đảm bảo 3 yếu tố: cơ sở vật chất đảm bảo, môi
trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp chuẩn mực (TC Tuyên giáo,
tháng 11 năm 2009, tr.41). Tác giả Phạm Ngọc Trung sau khi khảo cứu các quan
niệm đã được xã hội hóa và đúc rút qua thực tiễn giảng dạy, định nghĩa: “Văn
hoá học đường là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và
tích luỹ trong lịch sử bao gồm những suy nghĩ, quan niệm thói quen, tập quán, tư
tưởng, luật pháp... nhằm thiết lập mối quan hệ giữa thầy, trò và các thành viên có
liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao” [116, tr 51].
Phạm Văn Khanh quan niệm trường học là một tổ chức, vì vậy xem văn

hóa học đường là văn hóa tổ chức - một tổ chức sau khi được hình thành, tồn tại
và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực,
lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ
chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi
lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, tôn
trọng luật giao thông…Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn
hóa học đường, nó hiện diện trong khắp các hoạt động của nhà trường . [Bài phát
biểu tại hội thảo khoa học toàn quốc “Tâm lý học và vấn đề cải thiện môi trường
giáo dục hiện nay” tại Cần Thơ ngày 13-7-2013]
Cùng xuất phát từ góc độ tổ chức, Phạm Thị Hường đưa ra khái niệm văn
hóa nhà trường (VHHĐ): “Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của
nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được
thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho
mỗi tổ chức sư phạm”.
Trịnh Ngọc Toàn quan niệm văn hóa nhà trường (VHHĐ) là một tập hợp
các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà
trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức
biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian
cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không
quan sát trực tiếp được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...


17

Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản,
tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi
trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền
văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. văn hóa nhà trường sẽ
giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội

tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên
sản phẩm giáo dục toàn diện
Nhìn chung các tác giả, các nhà khoa học dù cách, góc độ tiếp cận khác
nhau nhưng đều thống nhất với nhau: thứ nhất, VHHĐ liên quan đến toàn bộ
hoạt động vật chất, tinh thần của một nhà trường; thứ hai, VHHĐ biểu hiện trước
hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục, mục tiêu, các giá trị, phong cách
lãnh đạo, quản lý... bầu không khí tâm lý; thứ ba, nó thể hiện thành hệ thống các
chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được
mỗi người trong nhà trường chấp nhận; thứ tư, VHHĐ có vai trò quan trọng góp
phần nâng câo chất lượng đào tạo của nhà trường, góp phần tích cực trong quá
trình hoàn thiện, phát triển nhân cách con người theo hướng Chân, Thiện, Mỹ
Nghiên cứu khái niệm VHHĐ còn có các quan niệm môi trường văn hóa
học đường, môi trường sư phạm....
Hồ Sĩ Lộc trong “Xây dựng văn hóa học đường trong một số trường đại
học ở Hà Nội hiện nay” (Đề tài cấp bộ 2011, mã số B.11-20) quan niệm: Môi
trường văn hóa học đường đại học là tổng hòa các mối quan hệ (mang tính văn
hóa) giữa các cá nhân (giảng viên, sinh viên, cán bộ, công nhân viên) và các tổ
chức thành viên (khoa, phòng, ban, viện, trung tâm, lớp học) trong nhà trường
trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần trong một thời gian xác định thuộc
phạm vi không gian trường đại học đó nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo được
những cá nhân có trình độ chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp,
khỏe mạnh về thể chất và phong phú về đời sống tinh thần đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường lao động và tham gia đóng góp vào sự nghiệp đổi mới
đất nước.
Liên quan đến việc xây dựng văn hóa học đường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và đào tạo đã ra chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các trường phổ thông


18


giai đoạn 2008-2013. Bộ Giáo dục và Đào tạo có Kế hoạch số 307/KHBGD&ĐT ngày 22/07/2008 nhằm triển khai chỉ thị nói trên. Đây là nội dung văn
hóa học đường trong các trường phổ thông, song nó là cơ sở quan trọng để tiếp
cận nội dung VHHĐ trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường đại học
nói riêng. Nội dung cụ thể của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện - học sinh tích cực” gồm:
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp
các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: Nhận chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Thực hiện lồng ghép với các môn
học để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có
hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.
Như vậy, dù còn nhiều ý kiến khác nhau, dù bàn về các cấp độ và phạm vi
khác nhau nhưng các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục đều thống nhất:
mỗi trường học cần có VHHĐ của mình. Văn hóa học đường là các hệ thống
chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh, học
sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp.
Các nhà khoa học không chỉ nghiên cứu về văn hóa học đường mà còn
nghiên cứu về vai trò, thực trạng của văn hóa học đường, nhận thức rõ vai trò
quan trọng của VHHĐ đối với sự phát triển của các trường đại học nói riêng,
giáo dục đào tạo nói chung. Có nhiều hội thảo khoa học, không ít các công trình
đề cập đến vai trò của VHHĐ dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung
đều khẳng định vai trò của VHHĐ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng
giáo dục, thậm chí được coi là yếu tố quyết định chất lượng trong mục tiêu giáo
dục của nhà trường.
Viện Nghiên cứu sư phạm trong đề tài cơ sở “Văn hóa học đường- yếu tố

quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục” [125] xem VHHĐ là yếu tố quan
trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.


19

Tác giả Trương Lưu trong tác phẩm “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”,
[79] cho rằng: thông qua VHHĐ, sinh viên và thầy giáo nhận ra điểm mạnh và
điểm yếu của chính mình từ đó định hướng và hoàn thiện nhân cách, kỹ năng
cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Phạm Minh Hạc và Hồ Sĩ Quý trong bài
viết “Nghiên cứu con người, đối tượng và những hướng chủ yếu”, Niên giám
nghiên cứu số 1 (Nxb. Khoa học xã hội, 2002) cũng cho rằng: xây dựng VHHĐ
tạo điều kiện để đưa tiêu chí chân, thiện, mỹ vào trong trường đại học.
Kinh nghiệm Singapore là một nước có nền giáo dục được xem là toàn
diện và phát triển nhất Đông Nam Á. VHHĐ (văn hóa trường học) ở
Singapore được chú trọng xây dựng. Mỗi trường đều có logo, biểu tượng và
khẩu hiệu hành động rõ ràng. Các vấn đề về nghi thức, trang phục cũng được
quan tâm. Vấn đề hợp tác, xây dựng nhà trường thành tổ chức học tập là một
trong những điểm cốt lõi trong định hình VHHĐ ở quốc gia này. Bên cạnh
trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương trình
chính khoá, các trường học của Singapore cũng có rất nhiều hình thức tổ chức
hoạt động ngoại khoá lành mạnh và bổ ích, qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết,
hợp tác, thân thiện giữa các học sinh.
Sự thành công của hệ thống giáo dục Phần Lan được xây dựng trên ý tưởng
học ít hiểu nhiều. Các học sinh được học trong một không khí thoải mái và thân
mật. Các trường học ở đây cởi mở, không chịu sự gò ép về chính trị. Với sự kết
hợp này, người Phần Lan tin rằng không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Từ những công trình khoa học đã phân tích dễ dàng nhận thấy có nhiều
cách tiếp cận VHHĐ nên có nhiều định nghĩa khác nhau. Tùy theo mục đích, các
nhà nghiên cứu có thể nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Có ý kiến

khẳng định VHHĐ là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và
nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của trường học. Ý
kiến khác cho rằng: VHHĐ là một cấu trúc, một quá trình, là các giá trị và chuẩn
mực dẫn dắt giảng viên và sinh viên đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả.
Khuynh hướng thứ 3 tiếp cận VHHĐ đưa ra quan điểm về sự vận động, khẳng
định văn hóa nhà trường không phải là một thực thể tĩnh. Nó luôn được hình
thành và định hình thông qua các tương tác với người khác và thông qua những
hành động đáp lại trong cuộc sống nói chung. Văn hoá học đường phát triển


20

ngay khi các thành viên tương tác với nhau, thầy với thầy, trò với trò, nhà trường
với xã hội, cá nhân với cộng đồng. Nó trở thành chỉ dẫn cho hành vi giữa các
thành viên của nhà trường. Theo đó, VHHĐ có các chức năng biểu tượng, chức
năng xây dựng, chức năng hướng dẫn và chức năng gây cảm xúc. Nếu các chức
năng ấy của VHHĐ được làm tốt, mỗi thành viên trong các trường học sẽ vừa
thấm nhuần, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và những phẩm giá quý báu
của dân tộc: như tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tự lực, tự cường,
đoàn kết vì đại nghĩa; tính trung thực, cần cù sáng tạo trong mọi hoạt động; sự
hiếu học và tôn sư trọng đạo…vừa đầy đặn lòng nhân ái, tình cảm vị tha và
khoan dung; tính trung thực, cần cù sáng tạo trong mọi hoạt động; có hành động
và thái độ rõ ràng đối với những hiện tượng phản văn hóa.
Trong môi trường học đường, văn hóa được chia làm 2 nội dung là văn hóa
vật chất biểu hiện qua cơ sở vật chất nhà trường, khuôn viên trường và văn hóa
tinh thần như, tinh thần dân chủ, giao tiếp, ứng xử... Như vậy, có thể hiểu VHHĐ
là toàn bộ yếu tố vật chất (giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,
không gian, cảnh quan) đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục, góp phần tạo nên môi
trường và phương tiện giáo dục tốt nhất; nội quy, quy chế của nhà trường phù
hợp với chuẩn mực văn hóa chung của xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của

môi trường học đường đảm bảo cho các hoạt động trong trường học diễn ra lành
mạnh, đạt mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người toàn diện, có đủ đức,
trí, mỹ, thể, có tri thức và có hoài bão khát vọng vươn lên.
Xây dựng VHHĐ và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên là một công việc
vô cùng quan trọng góp phần tạo nên những thành công lớn trong sự nghiệp giáo
dục cho các trường đại học. Một số nhà khoa học tuy có đề cập đến xây dựng
môi trường VHHĐ ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đó là những vấn
đề mang tính tổng hợp và lý luận, chưa có nhiều công trình thực sự đi sâu vào
nghiên cứu VHHĐ trong trường đại học. Theo đó tiêu chí xây dựng VHHĐ trong
trường đại học tuy có được gợi mở nhưng lại chưa được xem xét một cách toàn
diện với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của công trình khoa học.


21

1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục văn hóa
học đường
Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những
truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó. Trong xã hội, người đi trước, người
có kiến thức, kỹ năng giáo dục thế hệ tiếp theo, người chưa biết những kiến thức
và kỹ năng cần thiết. Mức độ sâu sắc và quảng bác của hiểu biết con người được
bảo tồn và trao truyền ngày càng gia tăng. Sự phát triển văn hóa và sự tiến hóa
của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền hiểu biết và kinh nghiệm… Khi
các nền văn hóa lan tỏa rộng ra, việc trao truyền kỹ năng giao tiếp, đổi chác,
kiếm ăn, thực hành tôn giáo,… theo phương thức kinh nghiệm giảm đi và việc
giáo dục có tổ chức, theo chương trình, có mục đích trở lên phổ biến. Giáo dục là
một quá trình dạy và học nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết
hoặc làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi. Giáo dục cũng là quá trình
giao tiếp hai chiều qua đó người dạy và người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinh
nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.

Về môi trường giáo dục, theo “Từ điển giáo dục học” (Bùi Hiển, Nguyễn
Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Nxb Từ điển bách khoa,
HN, tr. 264) là “Tập hợp những không gian, những hoạt động xã hội và cá nhân,
những phương tiện về giao lưu, những quá trình, phối hợp lại với nhau và tạo
điều kiện thuận lợi để đạt những kết quả giáo dục có hiệu quả nhất”. Liên quan
đến khái niệm môi trường giáo dục còn có khái niệm môi trường nhà trường:
“Môi trường nhà trường, là tập hợp những con người, những cơ sở vật chất, kỹ
thuật và những phương tiện, thiết chế tổ chức quản lý, tương tác lẫn nhau một
cách thường xuyên, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công
của việc học ở nhà trường”. Môi trường nhà trường là nơi hoạt động giáo dục có
chủ đích, có kế hoạch của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến người học.
Trong giáo trình Giáo dục học, tập 1 [91], các tác giả đã đưa ra những vấn
đề chung về giáo dục như: làm rõ các quan niệm vai trò của giáo dục trong việc
hình thành nhân cách con người theo lứa tuổi cũng như vai trò của giáo dục đối
với sự phát triền xã hội. Kết quả của quá trình giáo dục gắn với quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của đối tượng theo mục đích của chủ
thể giáo dục và được xã hội chấp nhận.


×