LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết
nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến
phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội
xoá đói giảm nghèo của quốc gia. Công tác xã hội tham gia vào lĩnh vực
này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa
trên nguyên tác đạo đức nghề nghiệp.Đólà phấn đấu cho sự công bằng xã
hội. Và nghèo đói được xem là vấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội.
Vấn đề giảm nghèo là vấn đề toàn cầu, không chỉ có ở Việt Nam và
các nước đang phát triển, các nước nghèo mà là vấn đề của cả các nước
phát triển.
Giảm nghèo là đòi hỏi cấp bách của toàn nhân loại.. Ở nước ta, giảm
nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, giảm
nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng,
nhất là ở địa phương. Để thực hiện giảm nghèo, bên cạnh hệ thống các
chính sách, vấn đề xây dựng nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, từ
Trung ương đến địa phương, từ các nhà hoạch định chính sách đến những
người tổ chức thực hiện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, là một việc làm hết
sức quan trọng.
Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn, trong khi nền Văn
minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học
công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự
giàu có cho con người, thế mà thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người
lại vẫn là sự nghèo đói. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với
những mức độ khác nhau, đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo
của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách, phải tháo gỡ nhưng
cũng vô cùng khó khăn trong khi thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Nhằm giải quyết những thách thức trên cần có sự chung tay của toàn
xã hội, trong đó công tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình
1
thực tập tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên, em
muốn tìm hiểu sâu hơn về thực trạng cũng như những chương trình trợ giúp
của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền nhân dân đối với đối tượng trợ
giúp xã hội giảm nghèo. Chính vì lý do này em đã lựa chọn đề tài “Thực
trạng, kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội giảm nghèo” và
“Vận dụng kỹ năng công tác xã hội cá nhân - gia đình trong làm việc với
gia đình nghèo tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2017”.
Mặc dù đã có sự tìm hiểu, chọn lọc và xử lý thông tin khá chi tiết cho
chủ đề mà mình nghiên cứu, xong bản thân em cũng không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế trong quá trình làm bài. Vì vậy, rất mong nhận
được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn quý
thầy, cô đã đọc và tìm hiểu về bài nghiên cứu của em. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Phạm Thị Thu Trang và Thạc sĩ Nguyễn
Kim Loan đã hướng dẫn em thực hiện bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................1
MỤC LỤC.....................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..........................................7
PHẦN 1. NỘI DUNG AN SINH XÃ HỘI....................................................8
I. Đặc điểm, tình hình chung của huyên, Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái............................................................8
1. Đặc điểm tình hình ở huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện Văn Yên..............................................................................................8
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Văn Yên........8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Văn Yên...............................................8
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Văn Yên..................12
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện Văn Yên...................................................................13
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hôi huyện Văn Yên.......................14
1.3.1 Chức năng..........................................................................................14
1.3.2 Nhiệm vụ............................................................................................14
1.3.3 Quyền hạn..........................................................................................16
1.3.4 Hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hôi huyện Văn Yên......................................................................................17
1.4 . Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán
bộ, nhân viên..............................................................................................20
1.5 Các cơ quan, đối tác tài trợ của Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện Văn Yên......................................................................................21
2. Thuận lợi và khó khăn của cơ sở thực tập trong việc thực thi nhiệm vụ,
chức năng được giao...................................................................................22
2.1 Thuận lợi:..............................................................................................22
2.2.Khó khăn...............................................................................................22
3
II. Thực trạng kết quả hoạt động Trợ giúp xã hội giảm nghèo tại Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hôi huyện Văn Yên năm 2017.........................23
1.Qui mô, cơ cấu và nhu cầu của người nghèo tại huyện Văn Yên năm 2017
.....................................................................................................................23
1.1. Quy mô, cơ cấu của người nghèo tại huyện Văn Yên năm 2017.........23
1.2. Nhu cầu của người nghèo tại huyện Văn Yên......................................29
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ cho người nghèo.........30
3. Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước và quy định của địa
phương.........................................................................................................35
3.1. Theo quy định của nhà nước...............................................................35
3.2. Theo quy định của huyện Văn Yên:.....................................................39
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội giảm nghèo
của huyện Văn Yên.....................................................................................40
3.4. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách .......................................43
4. Các mô hình và dịch vụ trợ giúp đối tượng:........................................46
4.1. Mô hình: “Hỗ trợ trồng quế cho hộ nghèo tại xã Xuân Tầm năm 2017”
.....................................................................................................................47
4.2. Mô hình: “Hỗ trợ các hộ nghèo tham gia nhân rộng mô hình nuôi dê
sinh sản tại xã Châu Quế Thượng năm 2017”.............................................48
5 Nguồn lực thực hiện.................................................................................49
5.1. Ngân sách nhà nước:............................................................................49
5.2. Nguồn lực địa phương:.........................................................................49
5.3. Nguồn lực cộng đồng...........................................................................50
5.4 Nguồn lực bản thân người nghèo:.........................................................50
6 Đề xuất:....................................................................................................51
6.1. Đối với phòng LĐ-TB và XH:.............................................................51
6.2. Đối với cán bộ phòng LĐ -TB và XH:.................................................51
6.3.Đối với Khoa Công tác xã hội và trường Đại học Lao động- Xã hội:. .52
PHẦN II. NỘI DUNG CÔNG TÁC XÃ HỘI.............................................53
1 Mô tả ca:...................................................................................................53
1.1 Mô tả hoàn cảnh của thân chủ...............................................................53
4
1.2 Mô tả vấn đề của thân chủ.....................................................................54
2 Tiến trình trợ giúp thân chủ Trần Thị Lân (62 tuổi).................................55
Bước 1. Tiếp nhận thân chủ.........................................................................55
Bước 2. Thu thập thông tin:........................................................................63
Bước 3. Đánh giá, xác định vấn đề.............................................................73
Bước 4. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ thân chủ T.T.L (62 tuổi):....................80
Bước 5: Hỗ trợ thân chủ T.T.L (62 tuổi) thực hiện kế hoạch:...................93
Bước 6: Tiến hành lượng giá và kết thúc quá trình hỗ trợ TC T.T.L (62tuổi)
...................................................................................................................105
6.1.Lượng giá............................................................................................105
6.2.Kết thúc...............................................................................................110
3 Kết luận và đề xuất/ khuyến nghị:..........................................................116
3.1 Kết luận:..............................................................................................116
3.2 Đề xuất/ khuyến nghị:.........................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................119
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
BHYT
BLĐTBXH
BTXH
CTXH
DTTS
LĐ-TB&XH
LĐVL
NCC
NVCTXH
NVXH
TC
TE
TNXH
UBND
XĐGN
An sinh xã hội
Bảo hiểm y tế
Bộ Lao động Thương binh xã hội
Bảo trợ xã hội
Công tác xã hội
Dân tộc thiểu số
Lao động – Thương binh và xã hội
Lao động việc làm
Người có công
Nhân viên công tác xã hội
Nhân viên xã hội
Thân chủ
Trẻ em
Tệ nạn xã hội
Ủy ban nhân dân
Xóa đói giảm nghèo
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của Phòng Lao động-Thương binh và xã hội.....18
huyện Văn Yên............................................................................................18
Biểu đồ 1: Cơ cấu hộ nghèo theo các nhóm đối tượng tại huyện Văn Yên
năm 2017.....................................................................................................29
Bảng 1 : Giới thiệu chi tiết đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của phòng
Lao động – Thương binh và xã hội huyện Văn Yên...................................19
Bảng 2: Bảng phân tích số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Văn
Yên năm 2017.............................................................................................24
Bảng 3: Bảng phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tượng tại huyện Văn
Yên năm 2017.............................................................................................27
Bảng 4: Danh sách hộ nghèo tại huyện Văn Yên được hỗ trợ chi phí làm
nhà ở............................................................................................................36
Bảng 5: Kinh phí thực hiện dự án trồng quế cho hộ gia đình nghèo tại xã
Xuân Tầm năm 2017...................................................................................47
Bảng 6: Kinh phí thực hiện dự án nuôi dê cho hộ gia đình nghèo tại xã
Châu Quế Thượng năm 2017......................................................................49
7
PHẦN 1. NỘI DUNG AN SINH XÃ HỘI
I. Đặc điểm, tình hình chung của huyên, Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1. Đặc điểm tình hình ở huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện Văn Yên
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Văn Yên.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Văn Yên.
Vị trí địa lý :
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được
thành lập từ tháng 3 năm 1965, có phía Tây giáp huyện Văn Chấn, Nghĩa
Lộ, phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình, phía Nam giáp huyện Trấn
Yên, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc.
Với diện tích đất tự nhiên 1.391,54 km2, toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn,
với 312 thôn bản, 60 tổ dân phố.
Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái-Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên
Bái-Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai. Với lợi thế
này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc
phòng an ninh.
Đất đai :
Huyện Văn Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 139.154,11 ha trong
quá trình quản lý và sử dụng được chia ra như sau:
-
Đất nông nghiệp: 122.010,59 ha chiếm 87,68% tổng diện tích đất
tự nhiên, trong đó:
+ Đất phi nông nghiệp: 5039,87 ha, chiếm 3,62% tổng diện tích đất tự
nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 12.103,65 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
8
Về thổ nhưỡng gồm các nhóm đất chính là:
-
Nhóm đất phù sa phân bổ chủ yếu dọc sông Hồng, ngòi thia và các
suối trên địa bàn có độ phì tự nhiên khá cao thích hợp trồng các loại cây
lương thực, cây công nghiệp.
- Nhóm đất đồi (gồm đất đỏ vàng, đất mùn vàng) phân bổ rộng khắp
trên địa bàn, nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao thích hợp với cây công
nghiệp dài ngày (cây chè, dứa, mía, quế...).
Tài nguyên
-
Khoáng sản
Văn Yên không có tiềm năng lớn về khoáng sản, nhưng lại có nhiều
điểm khoáng sản quý mà các nơi khác không có, như: mỏ đá Lâm Giang,
fenspát, cát, sỏi, vàng, quặng…
Trong các năm qua việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tuy
không lớn song nó đã đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
-
Tài nguyên nước
Văn Yên có hệ thống sông, ngòi, suối, ao hồ rất phong phú. Sông
Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chiều dài chảy qua Văn Yên
dài 70 km. Các phụ lưu của Sông Hồng trên địa bàn huyện có tới 40 con
ngòi, suối lớn nhỏ chảy ra sông Hồng. Trong đó lớn nhất là ngòi Thia và
ngòi Hút chảy từ huyện Văn Chấn qua địa phận huyện có chiều dài tổng
cộng hơn 100 km, diện tích ao hồ trên địa bàn có hơn 207 ha.
Với sông Hồng chảy dọc qua địa phận 15 xã, cùng với những con ngòi
và các phụ lưu, khe suối, ao hồ là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, cấp nước cho các trạm thuỷ điện
vừa và nhỏ, cho các nhà máy sản xuất, cho nuôi trồng thuỷ sản và giao thông
đường thuỷ trên địa bàn.
-
Tài nguyên rừng
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí hậu nên diện tích rừng
ở Văn Yên thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh với nhiều loài cây lá
9
rộng, nhiều tầng; Trên các đỉnh núi cao là kiểu rừng nhiệt đới núi cao với
nhiều loại cây lá kim như pơ-mu, sa mộc xen lẫn các loại cây lá rộng thuộc
họ sồi, dẻ, đỗ quyên... Bên cạnh có các loại gỗ quý như nghiến, táu, lát hoa,
chò chỉ; Các loại dược liệu như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa
nhân..; Các loại động vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, hươu, gấu,
vượn..
Diện tích đất lâm nghiệp: 104.403,94 ha chiếm 75,03%. Bao gồm đất
rừng sản xuất: 69.073,78ha, trong đó: đất rừng phòng hộ: 19.984,95 ha,
rừng đặc dụng (cây đặc sản quế) : 15.345,2ha, trữ lượng khai thác hàng
năm ước khoảng: 32.000 m3-35.000 m3 gỗ rừng trồng các loại; 30.00040.000 tấn nguyên liệu giấy; 5.000-5.500 tấn quế vỏ.
-
Tài nguyên nhân văn
Với 11 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hoá riêng biệt,
bản sắc văn hoá của các dân tộc được bảo tồn và phát huy thể hiện nét đẹp
văn hoá của mỗi dân tộc đó là:
-
Văn hoá dân tộc Dao Đỏ: Có múa rùa, múa chuông, múa ra quân.
Văn hoá dân tộc Tày: Có múa xoè đệm, xoè khăn, hát khắp, hát then.
Văn hoá dân tộc Phù Lá: Có múa khèn bầu, sáo cúc kẹ, múa xoè.
Văn hoá dân tộc Mông: Có múa xênh tiền, múa khèn, múa kiếm,
múa gậy.
Bên cạnh các nét đẹp của văn hoá các dân tộc, trên địa bàn còn có các
lễ hội lớn của đền Đông Cuông, Đền Nhược Sơn, đình Mường A xã Ngòi
A, Lễ hội Quế Văn Yên với phần lễ và phần hội vô cùng phong phú, hấp
dẫn du khách.
-
Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch của huyện rất phong phú, có 3 loại hình chủ yếu đó
là: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử cách mạng, du lịch tâm linh.
10
Du lịch sinh thái
Dãy núi Con Voi (xã Ngòi A, Quang Minh, An Bình...) có thể khai thác
phát triển loại hình du lịch leo núi, thám hiểm vùng núi cao Mỏ Vọ của dãy
Con Voi...
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu: Khu bảo tồn này thuộc địa bàn gồm
4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, tổng diện tích quy
hoạch 16.950 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu là tiềm năng lớn về phát
triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng trong những năm tới.
Quần thể thác Khe Cam (Ngòi A): Quần thể thác Khe Cam thuộc địa
bàn xã Ngòi A, cách trung tâm huyện lỵ 8 km. Đây là khu du lịch có nhiều
thác nước tự nhiên rất đẹp, không khí trong lành, mát mẻ. Khu vực này vẫn
còn hoang sơ, chưa được đầu tư khai thác cho mục đích du lịch.
Du lịch tâm linh
Đền Đông Cuông: Đền Đông Cuông thuộc địa bàn 2 xã Đông Cuông
và Tân Hợp, nằm ven sông Hồng, cách trung tâm huyện 12 km; Có hai
quần thể trong đó một quần thể đền thuộc xã Đông Cuông thờ Mẫu Thượng
Ngàn, Lê Mai Đại Vương, Công chúa vợ vị đại vương miếu Ngọc Tháp
(Phú Thọ), Đức Thánh Trần và sau này là 5 nghĩa quân người Tày tham gia
khởi nghĩa Giáp Dần (1914) bị Pháp xử bắn ở Yên Bái. Tại khu vực đền đã
thu thập được nhiều công cụ thời Lê, chuông khánh thời Nguyễn. Một quần thể
đền Ông thuộc xã Tân Hợp (đền đức Ông). Lễ hội đền Đông Cuông được tổ
chức vào ngày Mão thứ nhất tháng giêng hàng năm và lễ tạ vào ngày mão đầu
tháng 9 (âm lịch) với tục tế trâu trắng và trâu đen.
Đền Nhược Sơn: Đền nằm ở vùng thượng huyện, cách trung tâm
huyện 30 km, thuộc xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên. Đền là nơi thờ tự vị
tướng Hà Chương, Hà Đặc (người dân tộc Tày) đã có công trong cuộc
kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai xâm lược dưới thời nhà
Trần. Lễ hội được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng (âm lịch) và ngày 20/9 (âm
lịch) hàng năm. Đền Nhược Sơn là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia hiện
đang được trùng tu, tôn tạo.
11
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của huyện Văn Yên.
Đặc điểm chung
Với vị trí cách trung tâm tỉnh lỵ 40 km, cách thủ đô Hà Nội hơn 200
km, cách thành phố Lào Cai 140 km, huyện Văn Yên có hệ thống giao
thông vận tải thuận tiện về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Các tuyến đường giao thông dọc có đường Yên Bái-Khe Sang, đường
Quy Mông-Đông An-Quế Thượng, đường An Bình-Lăng Khay (xã Lâm
Giang); Các tuyến đường giao thông ngang có: Tuyến Mậu A-Tân Nguyên
(huyện Yên Bình), Mậu A-An Thịnh-Đại Sơn-Mỏ Vàng-An Lương (huyện
Văn Chấn), tuyến Đông An-Phong Dụ Thượng-Gia Hội (huyện Văn Chấn).
Cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ dọc tuyến sông Hồng, giao thông
đường sắt tạo nên mạng lưới giao thông vận tải gắn kết các vùng, các trung
tâm thị tứ, trung tâm xã với trung tâm huyện và các tỉnh bạn. Đặc biệt đang
có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh (Trung Quốc) chạy dọc
qua địa phận 08 xã, với chiều dài hơn 50 km, có 2 đảo dẫn lên đường cao
tốc gắn với 2 cây cầu qua sông Hồng tại 2 khu đô thị: Thị trấn Mậu A và thị
tứ Trái Hút (xã An Bình) với 2 ga chính là: ga Mậu A và ga Trái Hút tạo
cho Văn Yên một diện mạo khu đô thị mới với nhiều lợi thế và tiềm năng
lớn để phát triển kinh tế-xã hội.
Các lĩnh vực, ngành nghề là thế mạnh của huyện đã được quan tâm
đầu tư như: Sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng… Trong đó sản xuất chế biến chè, quế (có 14 doanh nghiệp), xây
dựng (có 6 doanh nghiệp)… Phần lớn các doanh nghiệp chấp hành nghiêm
chỉnh luật thuế, các quy định về tín dụng ngân hàng. Trong năm 2015, các
doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho khoảng 3111 lao động với thu
nhập bình quân đạt khoảng 2.000.000đ/người/tháng.
Nhìn vào mặt bằng phát triển kinh tế chung của huyện Văn Yên có thể
thấy, chủ trương của huyện tập trung đầu tư vào những ngành nghề mũi
nhọn như lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm,thủy sản là hướng đi đúng
12
đắn. Tuy nhiên, cho đến nay, lĩnh vực du lịch, dịch vụ - một thế mạnh vẫn
chưa được phát huy. Cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch vẫn chưa hoàn thiện,
trong khi đây chính là những điểm du lịch nếu đầu tư thích đáng sẽ thu hút
du khách. Thế mạnh du lịch đi kèm với dịch vụ nếu phối hợp và liên kết
đồng bộ để tạo thành tuyến du lịch tâm linh, văn hóa, sinh thái, không chỉ
giải quyết được nhu cầu việc làm cho người dân mà còn góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế huyện Văn Yên.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên.
Ngày 2 tháng 3 năm 1965, sau khi được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên
Sơn, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định thành lập huyện Văn
Yên (Nghị Quyết số 04/NQ-CP). Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội
huyện Văn Yên hiện nay có tiền thân là Phòng Tổ chức-Lao động-Thương
binh và Xã hội huyện Văn Yên. Thực hiện Nghị định số 86-NĐ/HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng ngày 04 tháng 8 năm 2004, Phòng đổi tên là phòng
Nội vụ-Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên.
Tháng 4 năm 2008, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04
tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ, quy định tổ chức cán bộ các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh,
Phòng Nội vụ-Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Văn Yên tách thành
Phòng Nội Vụ và Phòng Lao động-Thương Binh và Xã hội.
Trải qua suốt một thời gian dài hoạt động, Phòng đã có cống hiến
đóng góp rất lớn cho sự phát triển của toàn huyện, làm tốt chức năng của
mình về việc thực hiện các chính sách đối với người có công, các chính
sách lao động việc làm, trợ giúp xã hội để thể hiện sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước với nhân dân trong huyện, qua đó cũng giúp làm thay đổi diện
mạo của cả huyện trong nhịp độ phát triển của đất nước.
13
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hôi huyện Văn Yên.
1.3.1 Chức năng
Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Văn Yên là cơ quan
chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên, có chức năng quản lý
Nhà nước và phụ trách một số mặt công tác sự nghiệp về lĩnh vực Lao
động-thương binh và xã hội trên địa bàn huyện theo luật pháp chính sách
của Nhà nước quy định.
Phòng Lao động-thương binh và xã hội huyện Văn Yên chịu sự chỉ
đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động-Thương binh và xã hội
tỉnh Yên Bái và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện
Văn Yên.
Phòng Lao động-Thương binh và xã hội huyện Văn Yên có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo
đúng thể thức nhà nước quy định.
1.3.2 Nhiệm vụ
Phòng Lao động-Thương binh và xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
-
Căn cứ đường lối, luật pháp, chính sách của nhà nước, phương
hướng, nhiệm vụ của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và Sở Lao độngThương binh và xã hội, đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện, phối hợp với
các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng phương hướng, mục tiêu
các giải pháp lớn trong kế hoạch dài hạn, hàng năm của huyện thuộc lĩnh
vực Lao động-thương binh và xã hội, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý
chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện phướng hướng,
nhiệm vụ đó.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý ngành có liên quan để tổ
chức thực hiện luật pháp chế độ chính sách về lĩnh vực Lao động-thương
binh và xã hội. Tổ chức nghiên cứu, cụ thể hoá chế độ, chính sách của nhà
nước, soạn thảo các văn bản của huyện đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính
sách, chế độ đối với người lao động và các đối tượng xã hội phù hợp với
14
đặc điểm tình hình thực tế của huyện và luật pháp của nhà nước.
- Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
- Cải tiến cơ chế, chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất kinh doanh
của tập thể, cá nhân tạo việc làm cho lao động xã hội.
- Bảo đảm an toàn và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động;
thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp
và các hình thức trả lương, trả công lao động, người đi xây dựng vùng kinh
tế mới, lao động nghĩa vụ, người đi lao động ở nước ngoài.
- Các chính sách của nhà nước, chủ trương, nhiệm vụ của tỉnh và
huyện đối với: cán bộ lão thành cách mạng, người và gia đình có công giúp
đỡ cách mạng, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thương bệnh binh,
thân nhân gia đình liệt sĩ, quân nhân phục viên chuyển ngành, người tàn tật,
trẻ mồ côi, người già yếu cô đơn, người gặp khó khăn đói nghèo và các đối
tượng xã hội khác cần có sự cứu tế trợ giúp của nhà nước và xã hội.
- Phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể xây dựng, phát triển
các hình thức bảo trợ xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện của tổ chức và cá
nhân nhằm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng bảo trợ
xã hội; giúp đỡ xã hội (hoạt động nhân đạo vì đối tượng của ngành) và các
tổ chức quần chúng hoạt động đúng mục đích, điều lệ của Hội và luật pháp
của nhà nước, Tổ chức cứu trợ xã hội thường xuyên, đột xuất đối với các
đối tượng khi gặp nhiều khó khăn, hiểm nghèo do thiên tai, bệnh tật…gây
nên.
- Điều tra sưu tầm tổng hợp tư liệu, xây dựng hồ sơ tội ác chiến tranh
xâm lược của kẻ thù ở địa phương, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo
vệ, tôn tạo các chứng tích, di tích chiến tranh để phục vụ cho công tác
tuyên truyền đối nội, đối ngoại của huyện.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra nhà nước đối với các ngành, các cấp,
các đơn vị cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện về việc
chấp hành luật pháp, chính sách thuộc lĩnh vực lao động-thương binh xã
hội.
- Xem xét và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của
công dân về lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội, cùng các cơ quan có
15
liên quan đến các mặt công tác của ngành.
- Kiện toàn tổ chức của ngành và xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác lao động-thương binh và xã
hội ở địa phương.
- Sơ kết, tổng kết các mặt công tác của ngành ở địa phương, thực hiện
các chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Uỷ ban nhân dân
huyện, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, tổng
hợp và đề nghị khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích
trong công tác lao động thương binh xã hội.
1.3.3 Quyền hạn
Yêu cầu các ngành, các đơn vị, các cơ quan hành chính sự nghiệp, sản
xuất kinh doanh trong và ngoài thực hiện tốt luật pháp, chính sách chế độ
thuộc lĩnh vực Lao động-thương binh và xã hội, thực hiện chế độ báo cáo
theo định kỳ hoặc đột xuất giúp Phòng tổng hợp phục vụ cho công tác lãnh
đạo của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Lao động-Thương binh và
xã hội.
- Kiến nghị các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các thành phần kinh tế, tổ
chức tốt các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động.
- Được tham dự và triệu tập các hội nghị bàn hoặc kiểm điểm tình
hình công tác có liên quan đến chế độ chính sách thuộc ngành lao động
thương binh xã hội phụ trách.
- Quản lý công tác tổ chức cán bộ của ngành theo sự phân cấp của Uỷ
ban nhân dân huyện. Đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện trong việc đề bạt,
bổ nhiệm và xử lý kỷ luật cán bộ của ngành do cấp trên quản lý.
- Được quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật có
thái độ xử lý đối với những cá nhân, đơn vị, xác nhận sai sự thật trong việc
công nhận danh hiệu hưởng các chính sách, chế độ thương binh và xã hội.
Thu sổ và đình chỉ trợ cấp đối với những người không đúng đối tượng hưởng
chế độ chính sách.
1.3.4 Hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng Lao động – Thương binh và
16
Xã hôi huyện Văn Yên.
Phòng Lao động-Thương binh và xã hội huyện Văn Yên là đơn vị trực
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên có cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ
chức bao gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 06 cán bộ
chuyên môn.
Đây là cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện tốt chế độ
một thủ trưởng, phù hợp với đơn vị có qui mô nhỏ như phòng, nhưng với
chế độ quản lý này, người lãnh đạo phải đưa ra quyết định quản lý ở nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của phòng Lao động-Thương binh
và xã hội huyện Văn Yên:
17
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của Phòng Lao động-Thương binh và xã hội
huyện Văn Yên
Trưởng phòng
Phó Trưởng phòng
Phó Trưởng phòng
Chuyên viên
phụ trách
LĐVL,
XĐGN, Dạy
nghề
Chuyên
viên phụ
trách lĩnh
vực NCC
Kế toán
Văn thư
Chuyên
viên phụ
trách
BTXH
Chuyên
viên phụ
trách
BĐG, TE
Giới thiệu về đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của phòng Lao
động – Thương binh và xã hội huyện Văn Yên.
Tổng số cán bộ công chức, viên chức của phòng Lao động-Thương
binh và xã hội huyện Văn Yên gồm 09 người. Bao gồm 1 trưởng phòng, 2
phó phòng, 4 chuyên viên, 1 kê toán và 1 văn thư.
18
Bảng 1 : Giới thiệu chi tiết đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của
phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Văn Yên.
STT
Họ và tên
Giới
tính
Năm
sinh
1
Nguyễn Thị
Hà
Nữ
1967
2
Trần Văn
Thủy
3
Nguyễn
Công Hoan
4
5
Nguyễn Thị
Hiệp
Đào Văn
Ngọc
6
Bùi Hoa
Hậu
7
Trần Văn
Thụ
8
Nguyễn Thị
Thu Huyền
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1962
1967
1981
1987
1986
Nam
Nữ
Chức vụ đang
đảm nhận
Trưởng phòng
Lao độngThương binh và
xã hội
Trình độ chuyên Thâm
môn
niên
Cử nhân kinh tế3 năm
Trường đại học
Kinh tế quốc dân
Phó Trưởng
phòng Lao độngThương binh và
xã hội
Cử nhân kỹ sư
nông nghiệpTrường đại học
nông nghiệp Hà
Nội
Cử nhân kinh tế
Trường đại học
Kinh tế-kĩ thuật Hà
Nội
Cử nhân quản lý
Nhà nước-Trường
Học viện hành
chính Quốc gia
Cử nhân ToánCông nghệ-Trường
đại học Hùng
Vương
Cử nhân Công tác
xã hội-Trường đại
học Lao động-xã
hội
Cử Nhân tài chính
kế toán - Trường
ĐH Chu Văn An
26năm
Cử nhân Công tác
xã hội-Trường đại
học Công đoàn
Cử nhân kế toán Trường đại học
Công đoàn
Cử nhân kế toán Trường đại học
kinh tế và quản trị
kinh doanh Thái
Nguyên
1 năm 6
tháng
Phó Trưởng
phòng Lao độngThương binh và
xã hội
Chuyên viên
phụ trách lĩnh
vực người có
công
Chuyên viên
phụ trách LĐVL,
XĐGN và Dạy
nghề
Chuyên Viên
phụ trách bình
đẳng giới và trẻ
em
Chuyên viên
phụ trách Bảo trợ
xã hội
Kế toán
1987
Văn Thư
9
Mai Thị Là
Nữ
1990
23 năm
11 năm
7 năm
6 tháng
2 năm 6
tháng
1 năm 6
tháng
19
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy đội ngũ cán bộ công chức có trình độ
tương đối cao,100% trình độ đại học. Nam và nữ có tỷ lệ gần ngang bằng
nhau (nam chiếm 44.4%, nữ chiếm 55.6%)
Với đội ngũ cán bộ công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao xong
phần lớn các cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ không đúng với chuyên môn
được đào tạo. Cụ thể trong tổng số 9 cán bộ có tới 6 cán bộ không làm đúng
chuyên môn đã được đào tạo và 3 cán bộ làm đúng chuyên môn (đó là:
Chuyên viên Đào Văn Ngọc phụ trách lĩnh vực XĐGN, LĐVL, TNXH;
Chuyên viên Trần Văn Thụ phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội; Kế toán
Nguyễn Thị Thu Huyền)
Tuy vậy, với sự năng động, sáng tạo và tinh thần học tập không ngừng
nghỉ của đội ngũ cán bộ nhân viên, năng lực làm việc của họ ngày càng được
khẳng định, nhờ đó phòng LĐ-TB & XH luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phòng có được những thành tựu
như ngày hôm nay.
1.4 . Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với
cán bộ, nhân viên.
Cấp uỷ, chính quyền và phòng Lao động-Thương binh và xã hội
huyện Văn Yên luôn quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của nhân
viên trong phòng. 100% cán bộ, công chức, viên chức được đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và hưởng chế độ đãi ngộ hợp lý: Tiền thưởng, chế độ
nghỉ phép, nghỉ cưới, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...
theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Lãnh đạo phòng luôn quan tâm đến đời sống nhân viên: Thăm nom
khi ốm đau, gia đình có công việc quan trọng. Cán bộ, công nhân viên
trong phòng được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động Văn nghệ, thể
dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác. Hàng năm tổ chức đi thăm
quan, du lịch, tập huấn học hỏi kinh nghiệm nhằm tạo bầu không khí thoải
mái cho cán bộ công chức trong quá trình làm việc.
20
Được tạo điều kiện đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn,
chính trị, được quyền nghiên cứu khoa học, khen thưởng khi hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, công việc được giao.
Chính vì vậy, cán bộ nhân viên trong phòng Lao động-Thương binh và
xã hội luôn cống hiến và cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc được
giao.
1.5 Các cơ quan, đối tác tài trợ của Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Văn Yên.
Vì là một huyện vùng cao còn nghèo và lạc hậu nên huyện Văn Yên
và đặc biệt là phòng Lao động-Thương binh và xã hội cũng đã nhận được
một số khoản tài trợ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức
phi chính phủ…với số tiền gần 500.000.000 đồng. Góp phần đóng góp rất
lớn kinh phí cho phòng thực hiện các chính sách trợ giúp, trợ cấp cho các
đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn trong huyện.
Hơn nữa cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác ưu đãi xã hội là
Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Yên Bái. Cùng đó là các cơ quan,
ban ngành có liên quan: Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp cấp
huyện. Cơ quan quân sự và các cơ quan công an huyện. Các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế do các cơ quan cấp huyện trực tiếp quản lý và các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, đối tác cùng với Nhà nước và nhân dân
sẽ làm cho các chính sách Trợ giúp xã hội được thực hiện đầy đủ, hợp lý
trên địa bàn huyện.
Ngoài ra vào những dịp lễ tết hay những ngày truyền thống như ngày
vì người nghèo, ngày trẻ em… nhân dân địa phương đã tổ chức đóng góp
nhiệt tình tạo lên một tập thể đoàn kết với nguồn vốn huy động được
khoảng 250 000 000 đồng để tạo điều kiện cho nhưng đối tượng không
may trong huyện.
21
2. Thuận lợi và khó khăn của cơ sở thực tập trong việc thực thi nhiệm
vụ, chức năng được giao.
2.1 Thuận lợi:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao của Đảng Uỷ, HĐND, UBND huyện đặc biệt trong công tác
giảm nghèo và an sinh xã hội.
Cơ sở vật chất, thiết bị làm việc của Phòng được trang bị đầy đủ, tiện
nghi hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, công nhân viên trong
thực thi công vụ.
Cán bộ làm việc tại phòng Lao động-Thương binh và xã hội 100% là
Đảng viên, hầu hết đều được đào tạo có trình độ đại học, đúng các chuyên
ngành và đã được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận
chính trị. Bên cạnh đó các cán bộ còn có kinh nghiệm dày dặn trong công
việc thuận lợi cho quá trình làm việc.
Đội ngũ cán bộ của phòng LĐ-TB&XH có tính chủ động cao, lòng
yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc góp phần thuận lợi cho
việc hoàn thành tốt công việc.
Chế độ chính sách cho cán bộ hợp lý, công bằng, góp phần khích lệ
tinh thần làm việc cho cán bộ công nhân viên, phát huy tính sáng tạo, năng
động trong công việc.
Ngoài ra Văn Yên là huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình
độ dân trí phát triển của tỉnh Yên Bái nên các chính sách về giảm nghèo, an
sinh xã hội được thực hiện đầy đủ theo các quy định của Nhà nước và đạt
được những thành tựu đáng kề.
2.2.Khó khăn
Văn Yên là một huyện có diện tích khá rộng, bao gồm 27 xã và thị
trấn, là một huyện có dân số đông, nhiều đối tượng chính sách nên Phòng
LĐ-TB&XH đã gặp không ít những khó khăn trong công tác quản lý.
22
Bên cạnh đó, ¾ diện tích của huyện là địa hình đồi núi phức tạp, nhiều
xã vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, có nhiều phong tục
tập quán lạc hậu... cũng gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách
của Phòng LĐ-TB&XH.
Số lượng cán bộ của phòng còn ít trong khi số lượng công việc lớn
nên đôi khi gây ra nhiều khó khăn trong việc hoàn thành công việc được
giao và đảm bảo giải quyết chế độ đúng thời hạn cho các đối tượng trợ
giúp.
Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi có đưa ra một số kiến nghị như:
Cán bộ công nhân viên nên tạo cho mình tính tự giác cao hơn trong
công việc. Tích cực học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn
cho bản thân và để thực hiện tốt hơn công việc mà mình đảm nhiệm.
Lãnh đạo Phòng nên quan tâm đến đời sống cũng như đến công việc
của nhân viên nhiều hơn, để vừa tạo tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong công việc, vừa đôn đốc, kiểm tra giám sát nhân viên, thúc đẩy họ
nhanh chóng hoàn thành công việc được giao.
Phòng Lao động Thương binh Xã hội nên tạo điều kiện thuận lợi cũng
như có những chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học nâng
cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho công việc.
II. Thực trạng kết quả hoạt động Trợ giúp xã hội giảm nghèo tại Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hôi huyện Văn Yên năm 2017.
1.Qui mô, cơ cấu và nhu cầu của người nghèo tại huyện Văn Yên năm
2017
1.1. Quy mô, cơ cấu của người nghèo tại huyện Văn Yên năm 2017
Huyện Văn Yên thực hiện theo căn cứ Quyết định số 1614/QĐTTg, ngày15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
tổng thể “ Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều
sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”; Căn cứ Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
23
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Căn
cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định số 3351/QĐ-UBND ngày 21/12/2017
của UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
tỉnh Yên Bái năm 2017. Căn cứ Quyết đinh số 3446/QĐ-UBND ngày 26
tháng 12 năm 2017 của UBND huyện Văn Yên về việc phê duyệt kết quả rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017. Huyện Văn Yên đã tiến hành điều
tra, rà soát và có kết quả về quy mô, cơ cấu hộ nghèo, cận nghèo trong
huyện như sau:
Bảng 2: Bảng phân tích số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện
Văn Yên năm 2017
ST
T
Đơn vị
Tổng số
hộ dân
Tổng số
hộ
nghèo
Hộ nghèo
Trong đó
Hộ
Hộ
nghèo
nghèo
thiếu
thu nhập
hụt
Hộ cận nghèo
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
hộ
Tỷ lệ
(%)
1
Xuân Tầm
635
262
262
0
41.26
100
15.75
2
TT Mậu A
3,182
90
89
1
2.83
21
0.66
3
Lang Thíp
1,657
690
690
0
41.64
151
9.11
4
Tân Hợp
1,148
251
251
0
21.86
168
14.63
5
Mậu Đông
1,306
234
225
9
17.92
166
12.71
6
Xuân Ái
1,077
110
110
0
10.21
132
12.26
7
Lâm Giang
2,203
359
326
33
16.30
232
10.53
8
Hoàng Thắng
615
70
70
0
11.38
134
21.79
9
Đại Sơn
818
344
344
0
42.05
94
11.49
10
Đại Phác
888
95
95
0
10.70
117
13.18
11
Yên Hưng
686
77
77
0
11.22
96
13.99
12
Đông An
1,573
194
194
0
12.33
78
4.96
13
An Bình
1,195
192
192
0
16.07
58
4.85
14
Ngòi A
1,039
226
208
18
21.75
131
12.61
15
Mỏ Vàng
953
444
444
0
46.59
166
17.42
16
Viễn Sơn
805
376
369
7
46.71
129
16.02
24
ST
T
Tổng số
hộ dân
Đơn vị
Tổng số
hộ
nghèo
Hộ nghèo
Trong đó
Hộ
Hộ
nghèo
nghèo
thiếu
thu nhập
hụt
Hộ cận nghèo
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
hộ
Tỷ lệ
(%)
17
An Thịnh
2,363
278
278
0
11.76
500
21.16
18
Đông Cuông
1,981
204
204
0
10.30
97
4.90
19
Yên Phú
1,315
151
151
0
11.48
184
13.99
20
Yên Thái
730
163
163
0
22.33
149
20.41
21
Nà Hẩu
422
265
265
0
62.80
51
12.09
22
Châu Quế Hạ
1,924
797
797
0
41.42
310
16.11
23
Yên Hợp
1,120
131
131
0
11.70
234
20.89
24
Quang Minh
631
122
122
0
19.33
81
12.84
25
Phong Dụ Hạ
1,023
Châu
Quế
436
385
51
42.62
140
13.69
26
Thượng
Phong
1,047
464
464
0
44.32
130
12.42
1,208
33,544
653
7678
644
7550
9
128
54.06
22.89
160
4009
13.25
11.95
27
Dụ
Thượng
Tổng số
(Nguồn: Theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017
của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2017)
Nhận xét quy mô của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn
huyện Văn Yên năm 2017.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trên địa bàn huyện có tổng số 33544
hộ dân. Tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 7.678 hộ, chiếm tỷ lệ:
22,89 %; trong đó nghèo thu nhập chiếm tỷ lệ lớn 98.3% với 7550 hộ, còn
lại 128 hộ nghèo thiếu hụt chiếm tỷ lệ 1.7%. Huyện Văn Yên có 4.009 hộ
cận nghèo chiếm tỷ lệ: 11,95 %.
Văn Yên là một huyện còn nhiều khó khăn, chính vì vậy tỷ lệ hộ
nghèo và hộ cận nghèo tại các xã còn khá cao. Địa bàn xã Châu Quế Hạ là
địa bàn có số hộ nghèo cao nhất trong toàn huyện với 797 hộ nghèo thu
nhập, chiếm 41,42% dân số của xã và chiếm 10,38 % số hộ nghèo của
25