Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Thực trạng đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.53 KB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Báo cáo thực tập : “Thực trạng đào tạo, bồi đưỡng
cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS.Đào Thị Thanh
Trà.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong báo cáo là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một báo cáo thực tập nào trước
đây.
Sinh viên
Ong Thị Nu

1

1


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được chuyên đề này em xin chân thành gủi lời cảm ơn
đến TS.Đào Thị Thanh Trà đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và cho em
những lời khuyên quý báu trong quá trình thu thập và xử lý thông tin để
hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đồng thời gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cùng tập thể cán bộ
đang công tác tại Phòng Nội vu huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã tiếp
nhận, giúp đỡ chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em được tiếp cận,
tìm hiểu thực tế tại địa phương về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức xã, thị trấn của huyện trong những năm qua để hoàn
thành nội dung Chuyên đề thực tập của mình.
Tuy nhiên do sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo
còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy
cô giáo, các cô, chú, anh, chị và các bạn sinh viên để bài viết hoàn thiện
hơn.


Em xin chân thành cảm ơn !

2

2


MỤC LỤC

3

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
UBND
HĐND
QTKD
QTNL
CBCC
ĐTBD

4

Nghĩa đầy đủ
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Quản trị kinh doanh

Quản trị nhân lực
Cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐÔ

5

5


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và toàn cầu
hóa kinh tế yếu tố con người và vấn đề quản lý con người đang ngày càng
được quan tâm chú trọng như là yếu tố chính quyết định sự phát triển.
.Khoa Quản lý lao động là một trong những khoa có chất lượng dạy và học
tốt của trường Đại học Lao động Xã hội. Để nhằm cải thiện và nâng cao
chất lượng dạy và học cho sinh viên trong nhà trường nói chung và trong
toàn khoa nói riêng thì việc cho sinh viên năm thứ tư đi thực tập thực tế ở
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh
viên sau khi kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp
giúp sinh viên vận dung kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế
nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó
củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác
quản lý. Từ quá trình thực tập thực tế để sinh viên có thể học hỏi được

nhiều kinh nghiệm, có kinh nghiệm thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý
thuyết và thực tế nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức và hành trang vững
vàng cho tương lai sau này.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế sinh viên đã lựa chọn đăng ký xin thực
tập tại Phòng nội vu của UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây là
một phòng ban có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành
chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương;
địa giới hành chính; cán bộ công chức viên chức nhà nước; cán bộ công
chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn
giáo; thi đua khen thưởng.
Là một sinh viên đang học trong Khoa Quản lý lao động trường Đại
học Lao động Xã hội bản thân sinh viên nhận thấy đây là một môi trường
tốt để em có thể học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực tập thực tế.
Như chúng ta đã biết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay việc
xây dựng một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả là một điều rất cần
thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong những năm qua
đã trở thành mối quan tâm chung của cán bộ công chức, giúp cán bộ công
chức không ngừng hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
6

6




động của bộ máy hành chính nhà nước. Là cơ quan đại diện của Nhà nước
về lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, UBND huyện Yên Dũng rất chú
trọng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã khối chính quyền

tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng
vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện, góp phần nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức trên địa bàn huyện.
Vì vậy em đã chọn đề tài : “ Thực trạng đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên
cứu chuyên sâu của mình.
2.Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
2.1.Mục đích nghiên cứu.
Muc đích của bài báo cáo này nhằm khảo sát thực tiễn công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét khách quan về công tác
đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở tại huyện Yên Dũng, những mặt đạt
được và hạn chế cũng như những nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở đó,
đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao công tác này tại huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở
của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Yên Dũng.
- Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu văn bản pháp luật,
các tài liệu có liên quan đến nơi thực tập.
Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu.
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ nơi thực tập
kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao
kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận, các nhân tố tác động và các giải
pháp về ĐTBD CBCC tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
hiện nay.
7

7




Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu ĐTBD CBCC trên địa
bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây.
4. Kết cấu của chuyên đề báo cáo.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài Báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang.
Chương 2: Tổ chứ c bộ má y củ a phò ng Nộ i vụ huyệ n Yên
Dũ ng, tỉ nh Bắ c Giang.
Chương 3: Nội dung quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chương 4: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

8

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN

DŨNG, TỈNH BẮC GIANG.
1.1. Thông tin chung về UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tên: Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng.
Tên viết tắt: UBND huyện Yên Dũng.
Địa chỉ cụ thể:Tiểu khu 4, Thị trấn Neo – huyện Yên Dũng – tỉnh
Bắc Giang.
Số điện thoại: 0240.350.4325
Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước.
Lĩnh vực hoạt động:
Kinh tế - Chính trị
Văn hóa – xã hội
Công – nông – lâm và ngư nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp, thủy lợi và đất đai
An ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
Khoa học – công nghệ, tài nguyên và môi trường
Xây dựng, giao thông vận tải, cải cách hành chính
Thương mại, dịch vu và du lịch
Giáo duc, y tế, thông tin và thể duc thể thao
1.2. Tổ chức bộ máy của UBND huyện Yên Dũng.
1.2.1. Vị trí, chức năng UBND huyện Yên Dũng
Theo điều 123 của Hiến Pháp 1992 ghi rõ “UBND huyện do HĐND
huyện bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính ở địa
phương, chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp và luật, các văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp”. Theo đó,
UBND huyện Yên Dũng có những chức năng sau:
UBND huyện Yên Dũng do HĐND huyện Yên Dũng bầu ra là cơ
quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCSN ở địa phương chịu trách nhiệm
trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.
UBND huyện Yên Dũng chịu trách nhiệm về Hiến pháp, Luật và các
văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp

nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển Kinh tế - Xã hội,
củng cố Quốc phòng – An ninh và thực hiện các chính sách trên địa bàn.
UBND huyện Yên Dũng thực hiện chức năng QLNN ở địa phương
góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy HCNN từ Trung
ương xuống cơ sở.
9

9


1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn UBND huyện Yên Dũng.
Xây dựng, trình HĐND quyết định các nội dung quy định tại các điểm
a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức
thực hiện các nghị quyết của HĐND.
Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vu, quyền hạn cu thể của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND.
Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vu phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vu, du
lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi,
xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dung đất đai, rừng núi,
sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,
tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy
định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vu về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến
pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo duc,
đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể duc, thể thao, y tế, lao
động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vu, quyền hạn
khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vu, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân

cấp, ủy quyền.
Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực
hiện các nhiệm vu, quyền hạn của UBND.
1.2.3. Một vài nét về sự phát triển của huyện Yên Dũng.
Từ khi được HĐND bầu ra, UBND thực hiện chức năng quản lý nhà
nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong
bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo
điều hành của UBND và phối hợp hoạt động có hiệu quả của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội cùng sự hưởng ứng tích cực của các
tầng lớp nhân dân, các chương trình kinh tế - xã hội của huyện đã có những
bước phát triển khá toàn diện. Các chương trình kinh tế - xã hội như:
chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề
nông thôn; Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa; Chương trình
phát triển giáo duc – đào tạo,… được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân.
10

10




Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng trong những năm qua đã có sự
chuyển dịch tích cực với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị tăng cao
ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành: nông lâm nghiệp –
thủy sản, công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vu thì thấy rằng tỷ
trọng nông lâm nghiệp – thủy sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá
đều và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng.
Đồng thời với việc chỉ đạo phát triển kinh tế, Huyện ủy Yên Dũng đã

đề ra nhiều chủ trương, giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế phát triển đúng hướng; Quán triệt sâu sắc quan điểm gắn
phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết hài hòa vấn đề tăng
trưởng và phát triển, phát triển kinh tế hướng vào phuc vu phát triển con
người.
Đến nay, nhìn chung chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh
tế - xã hội ở các xã nghèo của huyện như Thắng Cương, Lão Hộ, Đồng
Phúc đã được thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó, để tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho việc thực hiện
tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện nhấn mạnh,
trong mọi hoàn cảnh phải “Đẩy mạnh công tác quân sự địa phương, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”, “Tăng cường công tác bảo vệ
pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Luôn nêu cao
cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra, bảo đảm
giữ vững ổn định chính trị.
Những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng:
Yên Dũng có vị trí địa lý thuận lợi: là một huyện trung du và miền núi
nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc, các trung tâm đô thị lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, có tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn,
đường quốc lộ 1A chạy qua thuận lợi cho việc buôn bán, vận chuyển hàng
hóa, giao lưu với thị trường bên ngoài và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
Điều kiện tự nhiên: đồi núi nhiều, có 3 con sông chảy qua, đây là
những tài nguyên vô giá. Địa hình vàn thích hợp cho việc sản xuất nông
nghiệp, gieo trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Văn hóa – xã hội:Yên Dũng tự hào là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ
Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích (xã Song Khê), nơi ẩn chứa
và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong
sách thánh hiền để dạy con cháu: “Thiên kim di tử, bất như nhất kinh”,
nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách. Bởi vậy từ xưa

11

11






Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chuc tiến sĩ làm nên niềm tự hào
của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các
thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.
Khó khăn và thử thách trong những năm tới:
Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có mùa đông rét đậm: ảnh hưởng tới đời
sống và sản xuất của bà con nông dân.
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: tuy đã có nhiều
chuyển biến tích cực nhưng vẫn tồn tại một bộ phận lao động không nhỏ
không có việc làm, đây là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ
cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả
lực sản xuất và cải thiện năng suất lao động. Sở dĩ như vậy, một phần là do
lao động nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, tay
nghề làm việc. Nguồn thu nhập chính từ đồng ruộng và thời gian nông nhàn
chiếm tỷ lệ cao.
An ninh trật tự - an toàn xã hội: đời sống nâng lên, nhu cầu của người
dân cũng tăng cao không tránh khỏi những hạn chế. Trên địa bàn huyện
hiện nay, học sinh đánh nhau, thanh niên nghiện hút, trộm cắp gây mất trật
tự xã hội chiếm tỷ lệ lớn hơn những năm trước khiến người dân ngày càng
hoang mang, lo sợ.
Vấn đề xóa đói giảm nghèo: số hộ nghèo tập trung nhiều ở các xã
Thắng Cương, Đồng Phúc, Tân Liễu. Trong những năm gần đây số hộ

nghèo mặc dù đã giảm đáng kể nhưng số hộ cận nghèo lại tăng lên, có
nhiều hộ gia đình đã làm ăn khá giả, thu nhập cao nhưng vẫn muốn ở diện
nghèo để được hưởng trợ cấp. Đây là vấn đề cần huyện quan tâm và giải
quyết để ngân sách nhà nước sử dung có hiệu quả.
1.2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND huyện Yên Dũng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại.
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện gồm:
- Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 14 Ủy viên UBND huyện;
- 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (Văn phòng HĐND và
UBND huyện, Phòng Nội vu Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo duc
và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Phòng Tư pháp Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Văn hoá và Thông tin, Phòng Y tế,
Thanh tra huyện).
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện (Trung tâm Phát triển
quỹ đất và Cum công nghiệp, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm
12

12


Dân số - KHHGĐ, Ban Quản lý Dự án xây dựng, Ban Quản lý di tích Lịch
sử - Văn hóa, Đội Quản lý trật tự Giao thông, Xây dựng và Môi trường,
Ban Quản lý chợ Neo, Trạm Khuyến nông).
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền UBND huyện Yên Dũng
UBND huyện Yên Dũng

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục


Phòng Giáo dục & Đào tạo

Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Trạm Khuyến nông
Khối Mầm non
Ban Quản lý dự án Xây dựng

Phòng Nội vụ
Khối Tiểu học
Phòng Lao động Thương binh & Xã hội

Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Khối Trung học cơ sở

Phòng Tài chính – Kế hoạch

Phòng Tài nguyên – Môi trường

Ban quản lý di tích văn hóa

Trạm thú y huyện

Văn phòng đăng ký sử dụng đất đai

Trạm bảo vệ thực vật

Thanh tra huyện

Trung tâm Văn hóa – Thông tin
Phòng Văn hóa – Thông tin

Phòng Tư pháp

Trung tâm Phát triển quỹ đất

Phòng Y tế
Đài truyển thanh huyện
Văn phòng HĐND & UBND

13

13


Trong các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, bộ máy tổ
chức giống nhau, gồm 1 Trưởng phòng, 3 Phó Trưởng phòng và Chuyên
viên.
Đơn vị quản lý cấp trên: UBND tỉnh Bắc Giang.
* Số chi nhánh trực thuộc
UBND huyện Yên Dũng gồm 9 chi nhánh trực thuộc là: Đài truyền
thanh huyện, Trung tâm văn hóa thể thao và du lịch, Trung tâm phát triển
quỹ đất, Ban quản lý di tích văn hóa, Ban quản lý dự án xây dựng, Văn
phòng đăng ký và sử dung đất, Trung tâm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực
vật và Trạm thú y huyện.
* Số lao động ở trụ sở chính (làm việc trong các phòng ban chuyên
môn thuộc UBND): 91 cán bộ, công chức.
* Tổng số lao động ở các chi nhánh: 354 cán bộ, công chức.
1.3. Cơ chế hoạt động của UBND huyện Yên Dũng.

UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể và có phân công cá nhân
chịu trách nhiệm.
Chủ tịch UBND: Với vai trò là người lãnh đạo và điều hành công việc
của UBND, Chủ tịch UBND có nhiệm vu đôn đốc, kiểm tra công tác của
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và cấp dưới trực tiếp;
phân công công tác cho các Phó chủ tịch và các thành viên; quyết định các
vấn đề thuộc nhiệm vu, quyền hạn của UBND cấp mình (trừ các vấn đề quy
định tại Điều 124 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Chủ tịch
UBND vừa phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vu,
quyền hạn của mình vừa phải chịu trách nhiệm cùng với tập thể UBND về
hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Sự điều hành của Chủ tịch UBND đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động
quản lí hành chính của UBND.
Phó chủ tịch UBND :Vai trò của Phó chủ tịch UBND là người giúp
việc cho chủ tịch, thực hiện những công việc được chủ tịch phân công phu
trách liên quan tới một lĩnh vực nhất định. Các phó chủ tịch chịu trách
nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vu của mình trước chủ tịch UBND
và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ
quan nhà nước cấp trên.
Uỷ viên UBND: Uỷ viên UBND được chủ tịch phân công phu trách
những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định, phải chịu trách nhiệm cá
nhân về công việc được phân công trước chủ tịch UBND và cùng với tập
14

14


thể UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước
cấp trên.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND (không phải là

thành viên của UBND): được giao phu trách quản lí ngành, lĩnh vực
chuyên môn với các tên gọi như: Giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban...
có nhiệm vu lãnh đạo hoạt động của các sở, phòng, ban; định kỳ mỗi tháng
một lần phải báo cáo trước UBND và cơ quan quản lí chuyên môn cấp trên,
trường hợp cần thiết thì phải báo cáo truớc HĐND cùng cấp.

15

15


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN
YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG.
2.1.Khát quát về phòng nội vụ huyện Yên Dũng.
2.1.1 Thông tin chung về Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng.
Địa chỉ cơ quan: Tiểu khu 5, thị trấn Neo, Yên Dũng, Bắc Giang.
Số điện thoại: 02403.504.325
Địa chỉ Email:
Phòng Nội vu huyện Yên Dũng có 8 cán bộ biên chế bao gồm:
- 01 Trưởng phòng.
- 03 Phó phòng.
- 04 Cán bộ thực hiện nhiệm vu chuyên môn.
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Phòng Nội vụ - UBND huyện Yên Dũng.
Trưởng phòng

Phó trưởng phòng (Văn thư lưu trữ; ThiPhó
đua,
trưởng
khen phòng
thưởng)

Phó
(Tôntrưởng
giáo; hội)
phòng (Xây dựng chính quyền cơ sở)

Chuyên viên Chuyên
Văn thư viên
– Lưu
Thitrữ
đua – Chuyên
Khen thưởng
Chuyên
Chuyên
dựng viên
chínhtổquyền
chức biên
cơ sởchế HCNN
viên tôn giáo;
hội viên xây

Chú thích:

16

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

16


2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ huyện

Yên Dũng.
Vị trí, chức năng:
Phòng Nội Vu huyện Yên Dũng là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện Yên Dũng, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện
của UBND huyện, đồng thời chịu sự lãnh đạo và hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vu theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vi do Sở Nội vu tỉnh
Bắc Giang phu trách.
Chức năng của phòng Nội vu huyện Yên Dũng là cơ quan tham mưu,
giúp UBND huyện Yên Dũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải
cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC,
viên chức nhà nước; CBCC xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; Công
tác thanh niên; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vu huyện Yên Dũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của UBND huyện Yên Dũng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vu của Sở Nội vu.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vu trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo duc
pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức, bộ máy:
+ Tham mưu giúp UBND quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn
và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp
huyện.

+ Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện.
+ Xây dựng Đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải
17

17


thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của
pháp luật.
-Về quản lý và sử dung biên chế hành chính, sự nghiệp:
+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế
hành chính, sự nghiệp hàng năm.
+ Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dung biên
chế hành chính, sự nghiệp.
+ Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ
chức sự nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã.
- Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực
hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo phân công của
UBND huyện và hướng dẫn của UBND huyện.
+ Thực hiện các thủ tuc để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các
chức danh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND huyện và trình
UBND huyện phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình

HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới
hành chính của huyện.
+ Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp
nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, bản, trên địa bàn
huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn. Giúp
UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực
hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Về CBCC, viên chức:
+ Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dung, sử dung,
điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vu và kiến thức quản lý đối với CBCC,
viên chức.
+ Thực hiện việc tuyển dung, quản lý công chức xã, thị trấn và thực
hiện chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn
theo phân cấp.
- Về cải cách hành chính:
18

18


+ Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách
hành chính ở địa phương.
+ Tham mưu, giúp UBNĐ huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh
cải cách hành chính trên địa bàn huyện.
+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo
UBND huyện và tỉnh.

- Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp
hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vu về thu thập, bảo vệ,
bảo quản và tổ chức sử dung tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn huyện và lưu trữ huyện.
- Về công tác tôn giáo:
+ Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực
hiện nhiệm vu quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của
UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
+ Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi
đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước
trên địa bàn huyện; làm nhiệm vu thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng huyện.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung
thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dung Quỹ
thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Về công tác Thanh niên.
+ Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vu thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên được
giao.
+ Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch về thanh niên và công tác thanh niên sau khi được phê duyệt.

19

19


+ Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo duc pháp luật về thanh
niên và công tác thanh niên được giao.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác nội vu theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND
huyện và Giám đốc Sở Nội vu về tình hình, kết quả triển khai công tác nội
vu trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dung tiến bộ khoa học, công nghệ; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phuc vu công tác quản lý nhà nước về
công tác nội vu trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vu
đối với CBCC, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vu theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vu theo quy định của pháp
luật và theo phân cấp của UBND huyện.
- Giúp UBND huyện quy định cu thể chức năng, nhiệm vu, quyền
hạn của UBND xã, thị trấn về công tác nội vu và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội
vu.
- Thực hiện các nhiệm vu khác theo sự phân công của UBND huyện.
2.1.3. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của phòng Nội Vụ
huyện Yên Dũng.
Sự phát triển của hệ thống chính quyền huyện, Phòng Tổ chức chính
quyền (nay là Phòng Nội Vu) được thành lập, giữ vai trò là cơ quan chuyên

môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
tổ chức chính quyền, xây dựng đội ngũ CBCC của chính quyền và các công
tác khác trên địa bàn huyện theo quy định.
Đến năm 2004, thực hiện quy định của Nghị định số 172/2004/NĐCP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ, phòng Tổ chức chính quyền
huyện được đổi tên thành phòng Nội Vu huyện, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vu.
Từ tháng đó đến nay, thực hiện quy định của Nghị định số
14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ, phòng Nội Vu
huyện được thành lập, trên cơ sở sát nhập bộ phận làm công tác tôn giáo
huyện, Tổ chuyên trách cải cách hành chính huyện và bộ phận làm công tác
thi đua khen thưởng thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện.
20

20


Qua nhiều năm thành lập, tuy chức năng, nhiệm vu, tổ chức bộ máy
và tên gọi có sự thay đổi tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vu của mỗi thời kỳ
nhưng nhìn chung, với kết quả đạt được, Phòng Nội vu đã khẳng định được
vai trò, vị trí trong việc tham mưu, giúp cho UBND huyện Yên Dũng về
công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện
chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm
quyền,… Với sự cố gắng, tận tuy, đoàn kết và ý thức trách nhiệm của tập
thể cán bộ, công chức Phòng Nội vu qua các thời kỳ, Phòng Nội vu luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vu được UBND huyện giao phó.
2.1.4 Mối quan hệ của bộ phận QTNL với các bộ phận phòng ban khác
Quan hệ lao động trong tổ chức.
Công tác xây dựng cơ chế đối thoại trong tổ chức hiện nay cũng được
ban lãnh đạo khá quan tâm. Cơ chế đối thoại trong cơ quan rất phong phú
với nhiều hình thức như đối thoại trực tiếp hay đối thoại gián tiếp cu thể

như: hòm thư góp ý, họp lấy ý kiến nhân viên… Định kì cuối tuần, cuối
tháng, cuối quí hay cuối năm ban lãnh đạo thường tiến hành các buổi họp
mặt gặp gỡ với các nhân viên để họ có thể hiểu nhau hơn giải quyết các
nhu cầu khúc mắc của nhân viên tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt
công việc được giao.
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin phòng đã
tiến hành làm hòm thư góp ý qua mạng việc này đã giúp cho các nhân
viên trong cơ quan tiếp xúc nhiều hơn với ban lãnh đạo và cũng giúp cấp
trên hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của các nhân viên cấp dưới.
Tuy nhiên việc tiến hành xây dựng cơ chế đối thoại bằng hòm thư
góp ý hiện nay vẫn chỉ mang tính hình thức chưa mang lại hiệu quả thực
sự của nó. Việc họp bàn định lỳ nhắc nhở và lấy ý kiến nhân viên trong
phòng còn chưa được hiệu quả chủ yếu là lãnh đạo nhắc nhở, việc bày tỏ
ý kiến của nhân viên vẫn còn hạn chế.
Quan hệ làm việc của cán bộ chuyên trách Phòng Nội vụ với các
cơ quan liên quan:
Đối với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang: thực hiện tốt chế độ thông tin, báo
cáo và chịu sự chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Nội vu.
Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện: chấp hành sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Thường vu Huyện ủy, Ban Thường vu Huyện ủy, Thường trực
HĐND, UBND và Chủ tịch UBND huyện về lĩnh vực công tác Nội vu trên
địa bàn huyện.
21

21


Đối với Ban Tổ chức Huyện ủy: thường xuyên phối hợp chặt chẽ
trong công việc thực hiện nhiệm vu quản lý tổ chức cán bộ phân cấp quản
lý giữa Huyện ủy và UBND huyện.

2.2. Tổ chức công tác QTNL.
2.2.1. Bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân
lực
Phòng Nội vu huyện Yên Dũng có 8 cán bộ thực hiện nhiệm vu
chuyên trách công tác QTNL.
Bảng 2.1. Danh sách cán bộ nhân viên Phòng Nội vụ.
STT Họ và tên
Năm sinh Chức vụ
01

Tô Văn Lượng

1976

Trưởng phòng

02
03
04
05
06
07
08

Trần Hữu Thịnh
Phạm Đăng Tiến
Nguyễn Công Thành
Nguyễn Văn Hòa
Trần Đức Tuân
Nguyễn Thị Hảo

Hoàng Nguyên Hùng

1958
1969
1982
1984
1989
1986
1986

Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên
Chuyên viên

( Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng)
• Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác QTNL
Bảng 2.2. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác QTNL
STT Họ và tên
Năm Chức vu Trình
độ Chuyên
sinh
chuyên môn ngành
01

Chuyên
Thạc sĩ

Kinh tế NN
viên
02
Chuyên
Đại học
Kế toán
viên
03
Nguyễn Thị Hảo 1986 Chuyên
Đại học
Kinh tế
viên
04
Hoàng Nguyên 1986 Chuyên
Thạc sĩ
QTKD
Hùng
viên
(Nguồn: Phòng Nội vụ)
2.2.2 Thực trạng triển khai thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách
QTNL.
- Đồng chí Tô Văn Lượng, Trưởng phòng: là người đứng đầu của
phòng, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Sở Nội vu tỉnh Bắc Giang và
22

Nguyễn
Văn 1984
Hòa
Trần Đức Tuân
1989


22


pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng. Phu trách công tác cán bộ, công
tác tổ chức bộ máy, quản lý và sử dung biên chế hành chính, sự nghiệp
thuộc UBND huyện và công tác Hội.
- Đồng chí Trần Văn Thịnh - Phó Trưởng phòng thường trực:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vầ công tác dân tộc và tôn giáo.
+ Xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC, viên chức hàng năm thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND huyện.
+ Duy tì giờ giấc làm việc của cơ quan, thoe dõi công tác thi đua
khen thưởng , chấm điểm bình xét thi đua đối với tập thể, cá nhân.
- Đồng chí Phạm Đăng Tiến - Phó trưởng phòng phu trách giúp
Trưởng phòng chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực sau:
+ Công tác xây dựng chính quyền cơ sở, quản lý đội ngũ CBCC cấp
xã và cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã và ở thôn, tổ dân phố.
+ Chỉ đạo thực hiện công tác tiền lương, giải quyết chế độ chính sách
đối với CBCC cấp xã; chế độ chính sách, phu cấp của những người hoạt
động không chuyện trách.
+ Ký xác nhận bảng lương của các xã, thị trấn
+ Công tác thi đua - khen thưởng, công tác kỷ luật CBCC.
- Đồng chí Nguyễn Công Thành - Phó trưởng phòng phu trách giúp
Trưởng phòng chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực sau:
+ Công tác tổ chức bộ máy và biên chế
+ Quản lý đội ngũ CBCCVC các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND huyện; đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo duc và

đào tạo.
+ Công tác cái cách hành chính.
+ Ký xác nhận bảng lương của các cơ quan, trường học.
Công chức thực hiện nhiệm vu chuyên môn giúp lãnh đạo phòng:
- Đồng chí Nguyễn Văn Hòa, công chức thực hiện nhiệm vu chuyên môn:
+ Công tác địa giới hành chính.
+ Công tác ký luật CBCC cấp xã.
+ Công tác thi đua - khen thưởng trên địa bàn huyện.
+ Quản lý đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ
hoạt động không chuyên trách các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Đồng chí Nguyễn Thị Hảo
23

23


+ Phu trách theo dõi khối mâm non và trung học cơ sở.
+ Tham mưu giả quyết chế độ chính sách đối với CBCC viên chức,
công tác bổ nhiệm , bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển CBCC viên chức.
+ Xây dựng các báo cáo và giả quyết các nhiệm vu đột xuất.
- Đồng chí Hoàng Nguyên Hùng.
+ Phu trách theo dõi khối tiểu học và các phòng ban chuyên môn,
đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện: công tác tổ chức bộ máy và biên chế,
tham mưu, giải quyết chế độ chính sách đối với CBCC viên chức.
+ Giải quyết chế độ hưu trí đối với CBCC viên chức.
+ Công tác cải cách hành chính.
+ Theo dõi thực hiện chế độ dân chủ ở cơ sở.
+ Công tác quản lý nhà nước về thanh niên, công tác tôn giáo và tổ
chức hội.
- Đồng chí Trần Đức Tuân- phu trách lĩnh vực văn thư - lưu trữ.

+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và
doanh nghiệp trên địa bàn huyện chấp hành tốt các chế độ quy định pháp
luật vầ văn thư - lưu trữ.
+ Trực tiếp quản lý các trang thiết bị, cơ sở vật chất phuc vu cho công
tác văn thư- lưu trữ và cơ quan.
+ Công tác văn thư, đánh máy, in dấu tài liệu, tiếp nhận và chuyển
công văn, điện tín, điện mật, điện thoại, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công
dân đi, đến.

24

24


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA UỶ BAN
NHÂN DÂN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG.
3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách QTNL của UBND huyện Yên
Dũng.
3.1.1 Quan điểm.
(1) Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm
vu trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vu chính trị vừa cấp bách, vừa lâu
dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
(2) Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vu sự nghiệp công cơ
bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vu sự nghiệp
công cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa
vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không
vì muc tiêu lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập.
(3) Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn
mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dung có

hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vu
sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện công khai, minh bạch, không thương mại hoá. Bảo đảm công
bằng, bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
(4) Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vu, giải pháp đã đề ra
trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ
thống chính trị và cải cách hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù
hợp, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng
kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
(5) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền
tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vu, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò
giám sát của người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập.
3.1.2 Chủ trương
Chủ trương của Chính quyền “ Bố trí cán bộ đúng chuyên môn nghiệp
và là cơ xở chuyển xếp lương công chức theo quy định của UBND tỉnh”
25

25


×