Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số câu hỏi ôn tập môn đạo đức học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.54 KB, 11 trang )

ĐẠO ĐỨC HỌC
CÂU 1: Đạo đức là gì? Các chức năng cơ bản của đạo đức?.
* Khái niệm:
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổ hợp những quy tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người
trong các mối quan hệ, giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên,
công việc và cả với chính bản thân mình.
* Các chức năng cơ bản của đạo đức:
1, Chức năng định hướng:
- Dựa vào hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực đạo đức cơ bản, con người có thể tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù
hợp đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hành vi trong quan hệ xã hội
theo quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
→ Vì vậy công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc định hướng
hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Chức năng định hướng gồm 2 quá trình song song: quá trình giáo dục và
quá trình tự giáo dục.
- Ví dụ:
+ Ngay từ khi học mẫu giáo, nhà trường và giáo viên đã chú trọng đưa
vào giảng dạy, giáo dục các em về an toàn giao thông. Những bài giảng này cùng
với các hình ảnh minh họa đã định hướng cho các em về việc tham gia giao thông
an toàn là như thế nào, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không lai 3 hoặc 4 người
trên cùng một xe, không lạng lách đánh võng…, dừng lại khi gặp đèn đỏ…
+ Trẻ em chính là chiếc gương phản chiếu mọi hành vi của người lớn.
Nếu được sống trong môi trường giáo dục tốt thì ngay trong chính nhận thức, suy
nghĩ của các em cũng hình thành những ý nghĩ, hành động và lời nói đẹp, từ đó tạo
nên một nhân cách tốt. Ngược lại, nếu bị sống trong môi trường giáo dục không
tốt, người lớn hay nói tục, chửi bậy, đánh nhau, rượu chè, cờ bạc… thì đứa trẻ đó
lớn lên thường có xu hướng bạo lực, nảy sinh tâm lí thích làm đàn anh, đàn chị.
+ Bác Hồ có câu: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” → vai trò quan trọng của đạo đức và tài


năng, trí tuệ. Tuy nhiên, ông cha ta có câu “cần cù bù thông minh”, nếu không có


sự thông minh nhưng chỉ cần nỗ lực, chăm chỉ “đi một ngày đàng, học một sàng
khôn” có thể bù lại được. Nhưng nhân phẩm, đạo đức của con người không phải
muốn có là được. Đó là cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng kiên trì ngay từ khi
lọt lòng. Rất nhiều người ban đầu có đạo đức tốt nhưng không làm chủ được mình
trước những cám dỗ đã đánh mất nhân phẩm trở thành người xấu.
→ Chức năng định hướng rất quan trọng và là chức năng đầu tiên của đạo đức, có
vai trò quyết định đến hành vi, nhân cách của con người.
2, Chức năng điều chỉnh hành vì:
- Bản chất của sự điều chỉnh hành vi tức là quá trình đấu tranh giữa thiện và
ác, tốt và xấu, giữa cái lương tâm và vô lương… Chức năng định hướng và điều
chỉnh của đạo đức luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức. Tuy nhiên để
đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có một hệ thống quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp cách này hay cách khác lợi ích của cá
nhân và xã hội. Cùng với chức năng định hướng và hệ thống quy tắc, nguyên tắc,
chuẩn mực là luật pháp đã hướng hành vi của con người vào cái tốt, cái thiện, bài
trừ cái xấu.
- Ví dụ:
+ Đối với những người được giáo dục, dạy dỗ từ nhỏ khi nhìn thấy
người già muốn qua đường sẽ chạy tới và giúp đỡ họ.
+ Trong một cuộc tranh cãi, người thông minh hoặc có phẩm chất đạo
đức tốt sẽ biết nhượng bộ hoặc dừng lại đúng lúc để tránh hậu quả xấu như xô xát,
mất niềm tin vào nhau.
+ Rất nhiều người khi có xích mích, cãi vã vì không thể kìm chế hay
không điều chỉnh được hành vi của mình đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc, phải chịu
tội trước pháp luật hoặc phải ăn năn, day dứt cả đời.
3, Chức năng kiểm tra đánh giá
- Mỗi một xã hội, thời đại đều có hệ thống quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực

hành vi đạo đức riêng. Tuy nhiên mọi quan điểm đều xoay quanh những chuẩn
mực là tốt – xấu, thiện – ác. Những quan điểm, tư tưởng đạo đức sai lầm, lạc hậu
không giúp cho con người nhận thức đúng quy luật phát triển xã hội, dẫn đến
những hành vi sai lạc làm cho con người bi quan, chán nản, bế tắc trước cuộc sống
hiện tại, mất định hướng trong tương lai. Ngược lại những hành vi đúng với hệ


thống chuẩn mực đạo đức của xã hội đó, thời đại đó sẽ được chấp nhận và nhận
được kết quả tốt.
VD: Trong XHPK, đối với người con trai, quân tử là phải “tề gia, trị quốc
gia, bình thiên hạ”. Đối với người phụ nữ thì phải “tam tòng tứ đức”, “công dung
ngôn hạnh” chu toàn. Một người được coi là tốt trong xã hội phai có đầy đủ “ngũ
thường”: nhân, nghĩa, trí, tín.
Trong XH hiện đại, nam nữ được đối xử công bằng, bình đẳng. Người
phụ nữ được hưởng nhiều cơ hội phát triển hơn so với thời PK, không bị trói buộc
bởi “tam tòng tứ đức”. Tuy nhiên do định kiến lâu đời hằn sâu thành lối mòn trong
suy nghĩ nhiều gia đình vẫn dựa vào hệ thống giáo điều của xã hội PK để dạy dỗ
con cái và đánh giá hành vi của người khác.
Câu 7: Cội nguồn của lòng yêu nước? Trong điều kiện đất nước hiện nay, bạn
đã thể hiện tình cảm yêu nước của mình như thế nào?
* Lòng yêu nước là một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân
tộc Việt nam có cội nguồn từ lâu đời, được hun đúc từ xưa đến nay. Đó là sự gắn
bó với nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ghi đậm những dấu ấn vui buồn, tươi mát của
tuổi ấu thơ, đó chính là quê hương. Lòng yêu nước của dân tộc được gắn liền với
lịch sử dựng nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
* Nội dung yêu nước:
- Không chịu khuất phục trước kẻ thù
- Sẵn sàng đứng lên xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tinh thân tự lập, tự cường
- Sự gắn bó máu thịt với quê hương đất nước
- Giữ vững đoàn kết, hòa hợp dân tộc

- Tôn trọng những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc
- Yêu nước gắn liền với tinh thần yêu chuộng hòa bình, tinh thần quốc tế cao
cả.
* Trong điều kiện đất nước hiện nay, tình cảm yêu nước có biểu hiện phong
phú chứ không nhất định là phải ra trận, tham gia chiến đấu…như trong thời kì
chiến tranh: (liên hệ tới thanh niên sinh viên)
- Tích cực học tập tốt, rèn luyện đạo đức, sức khỏe tốt.


- Tham gia nghiêm túc các cuộc thi bồi dưỡng kiến thức các cuộc thi bồi
dưỡng kiến thức cho HSSV, nghiên cứu khoa học…
- Không kích động trước các hành vi chống phá của thế lực thù địch.
- Không bạo lực, yêu hòa bình.
- Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đối với học sinh, sinh viên thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hiểu rõ về lịch sử dân tộc, chủ quyền đất nước. Đặc biệt trong thời gian
gần đây, Trung Quốc liên tục khiêu khích Việt Nam, đặt giàn khoan trái phép, cho
các thuyền bè đi lại vào vùng chủ quyền biển đảo của nước ta. Vì vậy càng cần
phải nắm rõ được vùng lãnh thổ của dân tộc.
- Đối với sự du nhập của các làn sóng văn hóa ngoại quốc ta cần phải kiên
định hòa nhập chứ không hòa tan.
Câu 8: Duy trì và phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp có
ý nghĩa như thế nào trong điều kiện xã hội hiện nay?
* Truyền thống là những giá trị tốt đẹp thuộc về đời sống văn hóa tinh thần
được xây dựng, bồi đắp từ đời này sang đời khác và trở thành chuẩn mực khiến
con người tự giác thực hiện.
→ Việt Nam có nhiều truyền thống đạo đức tốt đẹp, trong đó có 6 truyền thống đạo
đức cơ bản: tôn trọng lao động, yêu nước, trọng nhân nghĩa, trọng lễ độ, trọng chữ
tín; cần, kiệm, liêm, chính.
* Trong điều kiện xã hội hiện nay, duy trì và phát huy những phẩm chất đạo

đức truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Giáo dục đạo đức cho các thế hệ con người Việt Nam.
- Lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- Nhân văn hóa các mối quan hệ xã hội.
+ Ngày nay, Việt Nam đang trong TKQĐ lên CNXH, xây dựng nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều người chỉ lo kiếm tiền, làm giàu, chạy
theo lợi nhuận mà không quan tâm đến giá trị tinh thần → khoảng cách giữa người
với người trở nên xa cách.
Ví dụ:


• Lê Văn Luyện và vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích……
→ Duy trì và phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống, đặc biệt là truyền
thống yêu thương con người càng trở nên quan trọng trong điều kiện xã hội hiện
nay.
- Việc phát huy và duy trì những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của
dân tộc còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự du nhập của các làn sóng văn
mình ngoại quốc. Hòa nhập không hòa tan, không chỉ lưu giữ được bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc mà còn phát huy được cái riêng có, cái nội lực của
con người Việt Nam.
Câu 3: Theo quan niệm của bạn, “Hạnh phúc” có thể bao gồm sự thỏa mãn
những nhu cầu nào?
* Khái niệm: Hạnh phúc là một phạm trù cơ bản của Đạo đức học, là xúc
cảm diễn tả sự vui sướng, thanh thản của con người trong cuộc sống, được thỏa
mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần.
* Ví dụ: Nụ cười hạnh phúc, nụ hôn hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, hạnh
phúc với công việc, hạnh phúc với bạn bè, hạnh phúc với người yêu…
* Hạnh phúc là sự thỏa mãn lâu dài và sâu sắc những nhu cầu của con người
về giá trị cuộc sống, nó là sự thống nhất giữa tính khách quan và chủ quan:
- Khách quan là nhu cầu về vật chất và tinh thần của xã hội đó, hình thành

khách quan độc lập với ý thức con người.
VD: Hạnh phúc khi được đáp ứng những nhu cầu thường ngày về ăn ngon,
mặc đẹp, ở chỗ tốt.
- Chủ quan: Hạnh phúc là sự thể hiện bằng năng lực, ý chí, sự nỗ lực của cá
nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu.
VD: Cùng là một chiếc xe mình thích nhưng mình sẽ cảm thấy hạnh phúc
hơn khi chiếc xe đó được mua bằng tiền do chính công sức mình tích góp, lao động
làm ra hơn là được một người khác mua tặng.
* Đặc điểm:
- Hạnh phúc là một phạm trù có tính lịch sử:
+ Trong xã hội có giai cấp, hạnh phúc của mỗi giai cấp không đồng nhất
và thường mâu thuẫn lẫn nhau.


VD: Hạnh phúc của giai cấp thống trị là được giàu có, hưởng thụ và bóc lột
giai cấp bị trị mâu thuẫn với hạnh phúc của giai cấp bị trị là được làm chủ vận
mệnh của mình, được lao động chân chính, được ăn no, mặc đủ…
+ Trong xã hội chủ nghĩa, hạnh phúc cá nhân luôn đồng nhất với hạnh
phúc của toàn xã hội. Hạnh phúc không loại trừ hoàn toàn mọi nỗi đau khổ, sự đau
khổ của con người nhiều khi cũng tham gia vào hình thành một mặt của hạnh phúc.
- Hạnh phúc không phải là vật có sẵn tự đến với mọi người mà phải trải qua
một quá trình đấu tranh mà có. Theo Mác, “hạnh phúc là đấu tranh”.
- Hạnh phúc được coi là chân chính khi hạnh phúc cá nhân không tách rời
hạnh phúc của toàn xã hội.
* Liên hệ với thanh niên hiện nay:
- Hạnh phúc của thanh niên gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ, quý trọng
danh dự và lương tâm của bản thân.
- Phải gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, không đề cao chủ
nghĩa cá nhân, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.
Câu 5: Theo bạn, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta cần quan

tâm giáo dục những nội dung cơ bản nào về nghĩa vụ của con cái đối với cha
mẹ và về nghĩa vụ của người công dân đối với xã hội?
* Khái niệm: Nghĩa vụ là một phạm trù đạo đức học dùng để chỉ trách
nhiêmh của cá nhân đối với người khác và đối với người khác và đối với xã hội,
tùy theo vị trí của người đó và tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của xã hội.
* Một hành vi được coi là có nghĩa vụ phải đạt 3 tiêu chí:
- Tính tự giác: Phải hiểu rõ việc mình làm và làm bằng tình cảm, bổn phận,
trách nhiệm của mình.
- Vì cái thiện: Làm vì mục đích cải thiện, cái tốt đẹp,
- Tính tự do: Tự do lựa chọn, không bị ép buộc hoặc vì động cơ vụ lợi.
* Các đặc điểm của phạm trù nghĩa vụ:
- Phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân với tập thể, xã hội.
- Mỗi cá nhân có thể gắn với nhiều nghĩa vụ khác nhau


- Giữa nghĩa vụ và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng chung
mục đích là điều chỉnhhành vi con người bằng các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực
nhưng phương thức thực hiện khác nhau. Tự giác với đạo đức và cưỡng bức với
pháp luật.
* Ý nghĩa của nghĩa vụ đạo đức:
- Mang tính chất một tình cảm thiêng liêng, cao cả, một tinh thần sâu sắc và
tinh túy cấu thành nội dung cơ bản của bổn phận, của đạo làm người.
- Làm nền tảng tinh thần của phẩm chất: trung hiếu, nhân, nghĩa: Hun đúc
lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc, với nhân dân, hiếu với cha mẹ, son sắc
thủy chung vợ chồng…
- Là động lực tinh thần sâu sắc giúp con người sáng tạo nên những giá trị
đạo đức cao cả.
- Ý thức nghĩa vụ đạo đức là quá trình, cần rèn luyện tu dưỡng trong cả cuộc
đời.
* Trong nền KTTT hiện nay, chúng ta cần quan tam giáo dục đến vai trò của

mỗi quan hệ cha mẹ và con, anh em trong gia đình; nghĩa vụ của cha mẹ với con
cái, và con cái đối với ông bà, cha mẹ; nghĩa vụ anh em trong gia đình….
VD:
* Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ:
- Phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng
nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt
đẹp của gia đình.
- Có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
- Nghiêm cấm không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
* Nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với xã hội:
- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng người khác.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, phản bổi Tổ quốc là tội
nặng nhất.


- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân.
- Công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công
cộng.
- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, cống hiến, xây dựng đất nước.
Câu 6: Phân tích lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc thiện dù nhỏ mấy
cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng phải tránh” đối với sự phát triển của cá
nhân và xã hội.
* Khái niệm:
- Thiện là tất cả những gì tốt đẹp, những gì có ích cho con người và xã hội,
phù hợp với tieu chuẩn của sự tiến bộ và xã hội.
+ Thiện là lợi ích của con người phù hợp với lợi ích xã hội, với sự tiến

bộ xã hội. Thiện còn là sự phấn đấu hi sinh vì con người, làm cho con người ngay
càng sung sướng, tự do, hạnh phúc hơn.
+ cái thiện vừa mang giá trị hiện thực, vừa hàm chứa những lí tưởng
đạo đức cao cả
- Ác là tất cả những gì đối lập với cái thiện, có nghĩa là tất cả cái gì gây trở
ngại, có hại cho con người và xã hội.
* Thiện và ác là một cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là ranh
giới hay thước đo đới sống đạo đức của con người. Sự xuất hiện của cặp phạm trù
này cùng với sự xuất hiện của loài người và chỉ mất đi khi loài người không còn.
* Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:…. Đã định hướng lối sống vì xã hội
trong đó có lợi ích của mình.
- Khuyên con người ta tích cực làm điều thiện, hạn chế, tránh xa những điều
ác. Những việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, “tích tiểu thành đại” nhiều việc thiện
nhỏ tích lại sẽ thành những việc thiện lớn, hình thành nên một nhân cách tốt. Đối
với việc ác dù nhỏ mấy nhưng đã vô tình phạm phải mà không có ý định sửa đổi,
lâu ngày con người đó sẽ dần dần trở nên quen với việc làm điều ác.


- Nếu như chúng ta tích cực làm điều thiện, không làm điều ác thì cái ác sẽ
bị đẩy lùi trong xã hội.
- Tuy nhiên thiện và ác là 2 mặt đối lập nhưng không phải đối lập tuyệt đối
mà là tương đối, vì chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Thiện sinh ra tất sẽ có ác,
cái ác không bao giờ có thể mất đi trong xã hội nhưng chúng ta có thể hạn chế nó,
đẩy lùi nó bằng việc hành động theo cái thiện.
VD: Trong mỗi bản thân con người luôn tồn tại cái thiện và cái ác. Việc lười biếng
trong mỗi kì thi, khi đi học, khi làm việc… là biểu hiện của cái ác trong mỗi người,
và cuối cùng họ không thu lại được kết quả cao hoặc không thu lại được gì. Nhưng
có những người đã vượt qua sự lười biếng của bản thân, nỗ lực học tập, làm việc…
Những hành động như là dạy sớm, năng đọc và tìm tòi kiến thức mới, tham gia các
buổi chia sẻ kinh nghiệm,… là những hành động nhỏ, nhưng là biểu hiện của sự

chăm chỉ, chăm học hỏi, của cái thiện. Cái thiện hay cái ác không phải thứ gì đó
lớn lao hay xa xôi mà chúng xuất hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, ở những
thứ nhỏ nhặt nhất.
→ Theo Bác, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác là “cuộc đấu tranh trường kì, gian
khổ, nhưng cuối cùng thì cái ác nhất định bại và cái thiện nhất định thắng”. Lời dạy
của Bác là một định hướng về lối sống đẹp cho con người, đặc biệt là với thanh
niên sinh viên.
Câu 4: Bạn hãy kể ra một vài biểu hiện chứng tỏ một người nào đó chưa tôn
trọng danh dự. Trong cuộc sống của mỗi người cần phải hành động như thế
nào để giữ gìn danh dự và đạt được danh dự?
* Khái niệm danh dự:
- Danh dự luôn gắn liền với nghĩa vụ và phẩm chất
- Người có danh dự phải bảo đảm có 3 yếu tố:
+ Làm tròn nghĩa vụ với xã hội
+ Được xã hội, cộng đồng công nhận, tôn trọng.
+ Bản thân phải thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp.
→ Danh dự là phạm trù đạo đức học, là những thành phần tốt đẹp, chân
chính về tinh thần được cộng đồng tôn trọng và thừa nhận, mến phục thông
qua những thành tích, công lao đóng góp trong việc thực hiện nghĩa vụ với
cộng đồng, với Tổ quốc, với nhân dân.
* Quan điểm danh dự trong xã hội hiện nay:


- Danh dự là việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của mình với cương vị
được giao.
- Danh dự của mỗi người phải được xã hội cộng nhân thì mới có giá trị.
- Danh dự của công dân được đo bằng công lao của họ với Tổ quốc.
- Đạo đức cách mạng đề cao cả danh dự tập thể và danh dự cá nhân.
- Danh dự của người có công với Tổ quốc được lưu danh muôn đời
* Những ví dụ cho việc chưa tôn trọng danh dự

- Nhân viên y tế Bùi Thị Phương Hoa tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí
Thanh (Hà Nội) đã rút bớt vắc xin khi tiêm cho người đến tiêm phòng. Hành động
của nữ nhân viên y tế trên chứng tỏ người đó chưa tôn trọng danh dự của bản thân,
danh dự của nghề nghiệp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của
người tiêm chủng.
- Vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc
Giang) ngày 24/8/2011. Hạnh động này không những vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, nói lên tình trạng suy đồi đạo đức ở một bộ phận thanh niên hiên nay mà còn
chứng tỏ sự chưa tôn trọng danh dự bản thân của cá nhân vi phạm.
- Những vụ con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ → giẫm đạp lên danh dự của
chính bản thân, công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ…
Câu 9: Thanh niên – đối tượng và chủ thể của quá trình giáo dục đạo đức?
- Khái niệm thanh niên
- Đặc điểm thanh niên
→ Thanh niên chính là đối tượng và chủ thể của quá trình giáo dục đạo đức. Quá
trình giáo dục đạo đức gồm 2 quá trình song song: giáo dục và tự giáo dục hoàn
thiện mình
* Nội dung giáo dục đạo đức mới cho thanh thiếu niên hiện nay:
- Trong gia đình:
+ Luôn luôn đemlại niềm vui vẻ, phấn khởi cho cha mẹ
+ Luôn tỏ lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ
+ Thường xuyên tỏ lòng kính trọng quý mến cha mẹ.


+ Có trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ những việc làm vừa sức, chăm sóc
cha mẹ, ông bà khi ốm đau, lúc tuổi già.
+ Hòa thuận với anh chị em trong nhà
+ Biết kế thừa những truyền thống tốt đẹp của gia đình, bảo vệ danh
dự, gia phong tốt đẹp của gia đình. Không vì lợi ích trước mặt mà làm ô nhục
truyền thống gia đình.

- Trong tình bạn
+ Phải trung thực, thẳng thắn, ý thức về phẩm giá, lòng tự trọng, ý
thức trách nhiệm, sự tế nhị, vị tha, độ lượng, khoan dung và lòng dũng cảm, nhằm
động viên khích lệ nhau vươn đến các giá trị chân, thiện, mĩ…
- Trong tình yêu:
- Trong giao tiếp.
- Trong học tập:
+ Học tập là để cải tạo, nâng cao và oàn thiện các phẩm chất, năng lực
của cá nhân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triên
+ Học tập phải gắn với thực hành, thực tiễn.
+ Thanh niên phải thường xuyên rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành
một người công dân lương thiện, một nhà trí thức chân chính, hữu ích cho xã hội.
+ Phải biết kiên trì, vượt khó, khiêm tốn trong học tập. “Thắng không
kiêu, bại không nản”.



×