Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, tháng 01/2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN THÁI
2. PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN


Thái Nguyên, tháng 01/2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của công tác phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ.
Ngày 02 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Vân Anh


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.

Nguyễn Văn Thái và PGS.TS Dương Văn Sơn - Trường Đại học Nông, Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng
chí Thường trực Huyện ủy, cán bộ Văn phòng Huyện ủy Phù Ninh đã tạo điều
kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã tạo điều
kiện giúp tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Vân Anh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

4. Kết cấu của luận văn. ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 4
1.1.1. Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp .............................. 4
1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuát hàng hóa....................................................................................................... 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ....................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp ....................................... 16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương ....... 16
1.2.2. Bài học rút ra đối với huyện Phù Ninh trong phát triển kinh tế
nông nghiệp ........................................................................................................ 24
1.3. Một số nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp.................................. 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 29
2.2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu .................................................................. 29
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 29


iv

2.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.2. Thu thập số liệu ......................................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................. 31
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ........... 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh ........................................................... 35
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh ............................................ 36
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh ........................ 38
3.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phù Ninh ................................... 38
3.2.2.Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.................................................... 51
3.3. Khó khăn, rào cản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 65
3.3.1. Một số khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế hộ gia đình ............ 65
3.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ......... 67
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 68
3.3.4. Những vấn đề đặt ra .................................................................................. 70
3.4. Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 .............................................................. 71
3.4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ..................................................... 71
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ....................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 80
1. Kết luận ........................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.................................................................. 82
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND


: Ủy ban nhân dân

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

NN

: Nông nghiệp

LN

: Lâm nghiệp

TS

: Thủy sản

HTX

: Hợp tác xã


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ................. 39
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả ............................ 41
Bảng 3.3. Số lượng và sản lượng một số loại vật nuôi trên ................................ 42
Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản ................................. 44
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản và tốc độ tăng trưởng .................. 47
Bảng 3.6. Cơ cấu GTSX các nhóm ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản ............. 47
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phù Ninh giai đoạn 2014-2016.... 48
Bảng 3.8. Tình hình dân số và lao động huyện Phù Ninh 2014-2016 ................ 50
Bảng 3. 9. Một số chỉ tiêu chủ yếu của HTX nông nghiệp ................................. 51
Bảng 3.10. Tình hình phát triển trang trại của Phù Ninh năm 2016 ................... 54
Bảng 3. 11. Kết quả sản xuất ở một số mô hình trang trại huyện Phù Ninh....... 55
Bảng 3.12. Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra .................................... 56
Bảng 3.13. Diện tích đất canh tác trung bình của hộ nông dân .......................... 57
Bảng 3.14. Diện tích các loại cây trồng trung bình của hộ nông dân ................. 58
Bảng 3.15. Cây trồng bình quân hộ theo nghề nghiệp của hộ ............................ 58
Bảng 3.16. Tổng số loại vật nuôi của các hộ nông dân ...................................... 59
Bảng 3.17. Giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra ............................................... 60
Bảng 3.18. Thu nhập và tỷ trọng thu nhập của hộ gia đình. ............................... 61
Bảng 3.19. Khó khăn, thách thức trong sản xuất ngành trồng trọt ..................... 66
Bảng 3.20. Khó khăn thách thức trong sản xuất ngành chăn nuôi...................... 67
Bảng 3.21. Định hướng quy mô giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................... 72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong mọi giai đoạn phát triển của nước ta nông nghiệp đã được xác định là
mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông
nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính nông nghiệp tạo ra phần lớn việc làm và
thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú
Thọ, tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù
hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp; Bên cạnh đó Phù Ninh có sông Lô chạy dọc
theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam, và trên địa bàn huyện còn có hệ thống các
sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn nước tưới tiêu phục
vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nên có điều kiện để phát
triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch.
Nhưng hiện nay lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở huyện Phù Ninh với việc
sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn vẫn còn có những
vấn đề cần quan tâm là: Diện tích hoang hóa vẫn còn; Đời sống nhân dân vùng
nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở
y tế, giáo dục còn thấp; Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát
triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên
bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là nguồn rừng nguyên liệu. Bên cạnh đó,
diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của
địa phương có quỹ đất vườn đồi nhiều như Phù Ninh. Đặc biệt, quá trình phát triển
kinh tế xã hội còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy
đạt khá nhưng chưa bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn dàn trải; hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp còn yếu kém; hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ chưa cao, nhất là dịch vụ đầu tư; kinh tế trang trại quy mô
nhỏ, gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Trước xu thế mới của


2


nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, nền kinh tế
nông nghiệp huyện Phù Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức trong cơ hội
mới. Để góp phần công sức vào phát triển kinh tế ở địa phương, tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Làm rõ những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng phát
triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đưa ra
những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển.

2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ giai đoạn từ năm 2014 - 2016.
- Đánh giá khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất định hướng và những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế
nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp tại một huyện miền núi trung du của
tỉnh Phú Thọ, nơi có nhiều điều kiện phát triển nông lâm nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ được
chính quyền địa phương huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và những huyện khác có điều
kiện tương tự như huyện Phù Nịnh có thể tham khảo, vận dụng để quản lý, điều hành

quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng.


3

4. Kết cấu của luận văn.

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế
hộ nông dân
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lâm Thao
giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 4. Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lâm Thao
đến năm 2020.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1. Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế
Như chúng ta đã biết: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, dựa trên việc sử dụng nguồn lực đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu, cùng với lao động nông nghiệp chủ
yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành
như: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Như vậy, nông nghiệp theo nghĩa rộng,
còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất
mà con người phải dựa vào quy luật sinh học, dựa vào sinh trưởng của cây trồng,
vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,... để thỏa mãn các nhu cầu
của mình.
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt
trời,... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông
nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản
xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở
thường gắn liền với những phương pháp canh tác truyền thống, lề thói, tập quán,
phong tục,... đã có từ hàng nghìn năm nay. Ở các nước nghèo như nước ta nông
nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng
lao động xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu


5

lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn với nhiều sản phẩm khác nhau, được
phân chia theo các chuyên ngành như:
- Nông nghiệp thuần nông bao gồm các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
- Lâm nghiệp bao gồm các tiểu ngành: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản
ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Chuyên ngành này có chức năng xây dựng rừng,
quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi
trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của
nghề rừng.

- Thủy sản bao gồm các tiểu ngành: Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở
các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước.
Theo trình độ phát triển, ngành nông nghiệp có hai loại hình, gồm:
- Nông nghiệp tự cung tự cấp: Ở trình độ này, nông nghiệp sử dụng các đầu
vào hạn chế và sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho chính gia
đình của mỗi người nông dân. Không sử dụng cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật
hiện đại.
- Nông nghiệp hàng hóa: Ở trình độ này, quá trình sản xuất nông nghiệp
được chuyên môn hóa ở tất cả các khâu, gồm cả sử dụng máy móc, thiết bị cơ giới
trong canh tác trồng trọt, chăn nuôi và trong chế biến sản phẩm tươi sống làm ra.
Nông nghiệp hàng hóa sử dụng nguồn đầu vào lớn hơn so với nông nghiệp tự cung
tự cấp, bao gồm các loại hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học, chọn lọc, áp
dụng các giống mới và cơ giới hóa cao; sản phẩm làm được thương mại hóa, bán ra
trên thị trường trong nước và xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo ra việc
làm ở nhiều công đoạn nối tiếp nhau nên tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người
tham gia vào các công đoạn của quá trình này.
Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm lãnh
thổ kinh tế nông thôn. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp có vai trò quyết định
trong kinh tế nông thôn. Kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan


6

có liên quan trong vấn đề phát triển nông nghiệp. Hệ thống kinh tế nông nghiệp là
tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở
hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những
hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của
Nhà nước đối với toàn bộ nền nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp là tiền đề cơ bản
để phát triển nông thôn, vì phát triển nông thôn phải giải quyết vấn đề lương thực
và an toàn thực phẩm. Phát triển nông nghiệp giải quyết tăng thu nhập tạo ra sản

phẩm hàng hóa cung cấp cho nông thôn, cho công nghiệp, cho xuất khẩu. Phát triển
nông nghiệp thực hiện phân công lại lao động trong nông thôn làm cơ sở mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chuyển bớt một phần
lực lượng lao động sang công nghiệp và các ngành khác. Phát triển nông nghiệp
thực hiện tích lũy vốn góp phần phát triển công nghiệp và dịch vụ, góp phần xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, kinh tế nông
nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn.
Phát triển kinh tế nông nghiệp là sự tăng thêm về lượng và chất của nền kinh
tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chúng ta sẽ cần phải làm rõ thêm nội
hàm phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp trong những mục tiếp theo
sau đây.
1.1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Theo
tác giả, sản xuất nông nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: Cần phải duy
trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: Cần phải hiểu
biết và tôn trọng quy luật sinh học
- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý, đa
dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,... tận dụng thời gian
nhàn dỗi.


7

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây
trồng, vật nuôi.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
để cung cấp sản phẩm cho toàn cầu.

1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tái
cơ cấu nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là số lượng của
các bộ phận hợp thành của kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản
ảnh mặt lượng và mặt chất của sự tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm có:
+ Cơ cấu ngành.
+ Cơ cấu vùng lãnh thổ.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái kinh tế
này sang trạng thái kinh tế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Về thực chất
đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ và thành phần
kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược kinh tế - xã
hội đã được đề ra cho từng thời kỳ cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
thực chất là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu mang tính chất tự cấp, tự
túc bước vào chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, trên cơ
sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Quá
trình chuyển dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu
từ nội bộ của các ngành theo xu hướng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý
nghĩa rất đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế góp phần làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và
vững chắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước đồng thời làm cho nền kinh tế
có khả năng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tác giả luận văn cho
rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các bộ phận hợp
thành nền kinh tế quốc dân. Các bộ phận này gồm: Cơ cấu ngành, lãnh thổ và thành


8

phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội và chất lượng tăng trưởng

của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng
năm thời kỳ cụ thể.
Cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về số lượng,
chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó không phải
là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát triển của các
chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi tất yếu về tỷ
lệ giữa các chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản trên quy mô
cả nước, trên các vùng kinh tế-sinh thái; thay đổi về số lượng, loại hình quy mô các
chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trong các chuyên ngành, tiểu ngành ở các
vùng sinh thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế
khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ nông sản làm
ra. Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành trong
nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, phản ánh lợi thế
và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trên tầm quốc gia, vùng và
tiểu vùng. Trong kinh tế thị trường và sản xuất hàng hóa, sự thay đổi về tỷ lệ về
quy mô, giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành của ngành nông nghiệp theo
hướng tăng lên hoặc giảm xuống đều có mục đích đáp ứng cao nhất các yêu cầu
của người tiêu dùng về hàng hóa lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến. Như
vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là quá trình thích ứng của sản
xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ các sản phẩm do ngành nông nghiệp làm ra
trong từng giai đoạn phát triển. Nói cách khác, kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp phản ánh mức độ thị trường hóa ở quy mô quốc gia, quốc tế của ngành
trong từng giai đoạn, và là mục đích chung nhất trong phát triển nông nghiệp ở tất
cả các quốc gia trên thế giới dưới tác động của công nghiệp hóa nền kinh tế và toàn
cầu hóa và hội nhập. Sự thích ứng của cơ cấu ngành nông nghiệp với nhu cầu của
thị trường càng cao thì tính ổn định của cơ cấu càng lớn. Trong trường hợp ngược
lại ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng không ổn định, phải giảm thiểu quy mô



9

sản xuất và giá trị các chuyên ngành, tiểu ngành không có lợi thế hoặc không phù
hợp với nhu cầu thị trường và tăng quy mô sản xuất, giá trị các ngành có lợi thế để
đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Quá trình này diễn ra
liên tục, thường xuyên theo sự thay đổi của thị trường.
Từ các phân tích trên đây, cách nhìn về chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp như sau: Là sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành
của ngành nông nghiệp theo lợi thế so sánh và theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ
nhằm đưa cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái nhiều bất cập sang trạng thái ít
bất cập hơn so với nhu cầu của thị trường và phát triển được các chuyên ngành có
lợi thế, giảm thiểu các chuyên ngành kém lợi thế trong nông nghiệp. Theo đó khái
niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong điều kiện hiện nay như sau:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về
quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp theo
hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế
so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định
cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập”.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả
của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong một giai đoạn nhất định vừa là yếu tố
cực kì quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội quốc gia lên một trình độ
mới. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện tại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong một giai
đoạn dài, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó cần phải được xem xét tổng quát
để rút ra các ưu nhược điểm, phát hiện các điểm mạnh, xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nhanh hơn (Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs, 2016)[5].
- Tái cơ cấu nông nghiệp
Thuật ngữ "Tái cơ cấu" hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có

nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ cấu


10

là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại
hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động,
xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ
chức hay doanh nghiệp.
Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn,
chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sự chuyển đổi,
sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa
thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp (Lê
Xuân Bá, 2015) [1].
1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuát
hàng hóa
1.1.2.1. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự gia tăng về số lượng và sự thay đổi về chất lượng của
đời sống kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế và sự tăng lên về cơ sở vật chất và sự
biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cuộc sống của người dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao (Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs, 2016 [5].
Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng
tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng kinh tế) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế-xã hội.
Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm:
- Tăng trưởng kinh kế. Muốn phát triển các mặt của đời sống kinh tế-xã hội
trước hết xã hội phải cần có thêm của cải, tức là năng lực của nền sản xuất phải
được mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trưởng.
- Cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ.

- Những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Nền kinh
tế tăng trưởng, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi tiến bộ chủ yếu phải do các
nguyên nhân bên trong, do các nguồn lực nội tại.
- Chất lượng cuộc sống cư dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.


11

Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao trùm và rộng hơn khái niệm tăng
trưởng kinh tế, vì tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề cập đến những thay đổi về lượng
của nền kinh tế và phát triển kinh tế không những đề cập tới những thay đổi về
lượng, mà còn bao hàm cả những thay đổi về chất của nền kinh tế (Phạm Thị Lý,
Nguyễn Thị Yến và cs, 2016)[5].
1.1.2.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp
- Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển kinh tế nông nghiệp là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt
của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Phát triển kinh tế nông
nghiệp cần phải được hiểu theo những khía cạnh sau đây:
+ Phát triển sức sản xuất trong nông nghiệp.
+ Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp.
+ Nâng cao dân trí.
+ Giải quyết tốt vấn đề môi trường.
- Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp cần đạt được là:
+ Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài.
+ Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu.
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững.
1.1.2.3. Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp
- Phát triển kinh tế nông nghiệp về lượng, bao gồm các nội hàm:
+ Tăng quy mô, sản lượng.

+ Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
+ Tăng trưởng các ngành trong nội bộ nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp về chất, bao gồm:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý.
+ Hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp.
+ Tăng năng suất nông nghiệp.
+ Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập lao động nông nghiệp.
+ Bảo vệ, tái tạo môi trường sống và sản xuất nông nghiệp.


12

1.1.2.4. Chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp
Quan điểm phổ biến hiện nay đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp là xác
định rõ cả về những vấn đề định tính và định lượng của hoạt động kinh tế nông
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
- Chỉ tiêu định lượng
+ Năng suất nông nghiệp.
+ Việc làm và thu nhập lao động.
- Chỉ tiêu định tính
+ Thay đổi tỷ lệ đóng góp của các ngành trong nội bộ nông nghiệp.
+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp: Với đất đai;
Với lao động; Hiệu quả sử dụng vốn,...
1.1.2.5. Xu hướng thay đổi trong nông nghiệp
Các xu hướng thay đổi nông nghiệp hiện nay có thể tóm tắt một số xu hướng
thay đổi của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây như sau:
- Xu hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất đi kèm với tích tụ
nguồn lực sản xuất, trong đó, tích tụ đất gây ra nhiều vấn đề xã hội và chưa được
đồng tình, ủng hộ rộng rãi;
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang khu vực chăn nuôi và thủy

sản, và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (cây công nghiệp, rau quả);
- Cạnh tranh nguồn lực (đất, vốn, lao động) giữa các ngành sản xuất nông lâm - ngư nghiệp; giữa ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ mà nông nghiệp
là ngành đánh mất lợi thế.
- Xu hướng sản xuất theo hợp đồng (contract farming) và gắn với ngành kinh
doanh nông sản đang bắt đầu hình thành, nhất là ở các tỉnh phía Nam.
- Mức chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ ngày càng lớn.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.3.1. Yếu tố thuộc về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, các nguồn tài
nguyên khác của vùng như nguồn nước, rừng, khoáng sản, nguồn lao động trong đó


13

có nhiều nhân tố tác động một cách trực tiếp tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của mỗi vùng
lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những nơi
điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể,
tư nhân, kinh tế hộ và trang trại cũng phát triển với quy mô lớn và nhanh hơn so với
các vùng khác.
1.1.3.2. Yếu tố thị trường ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp
Thị trường luôn gắn với kinh tế hàng hóa, có thể được hiểu là lĩnh vực trao
đổi trong đó người mua và người bán các loại hàng hóa nào đó tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa mua bán. Do sự phát triển của xã hội,
nhu cầu đa dạng của con người không ngừng biến đổi và nâng cao, đòi hỏi thị
trường ngày càng tốt hơn. Điều này quy định ngành nông nghiệp nông thôn cần
thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với xu hướng biến động
và phát triển của thị trường. Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và nâng cao thì
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn càng phải phong phú, đa dạng hơn. Bên
cạnh đó, các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng thì người sản xuất ngày càng đi

vào chuyên môn hóa và tự lựa chọn thị trường. Như vậy, quan hệ thị trường góp
phần cực kỳ quan trọng vào việc thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn. Thị
trường với đúng tên của nó có bản chất là tự phát nên có thể dẫn đến những rủi ro
cho người sản xuất và gây lãng phí các nguồn lực của xã hội. Vì thế cần phải có sự
quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô để thị trường phát triển đúng hướng, lành mạnh,
tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thị trường
nông sản (Tăng Ngọc Đức, 2012)[3].
1.1.3.3. Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phát triển tương ứng
với yêu cầu hình thành và phát triển của kinh tế nông nghiệp. Bởi lẻ kết cấu hạ tầng
nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới hình thành và phát triển các ngành kinh
tế, các vùng kinh tế, đặc biệt là vùng chuyên môn hóa sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ kỹ thuật công nghệ của khu vực kinh tế


14

nông thôn và do đó là một trong những nhân tố ảnh hưởng có vai trò quyết định tới
sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
(Phạm Văn Dũng, 2011) [2].
1.1.3.4. Yếu tố nguồn lực đầu tư sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp
Sự kết hợp hợp lý các nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, sản lượng,
đầu ra nông nghiệp. Khi sản xuất nông nghiệp phát triển cao nhất đòi hỏi sử dụng
hiệu quả nhiều nguồn lực, nghĩa là kinh tế nông nghiệp phát triển được thực hiện
nhờ gia tăng huy động khai thác các nguồn lực. Tuy nhiên, việc tăng nguồn lực gặp
phải quy luật năng suất biên giảm dần, do đó kỹ thuật và công nghệ canh tác sẽ
quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nhờ đó mà năng suất sẽ tăng, tức là cần
phải tập trung nguồn lực vốn đầu tư phát triển khoa học phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Các yếu tố khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa. Bằng nhiều

cách huy động nhiều nguồn vốn đầu tư hiện đại các yếu tố nói trên sẽ thúc đẩy
nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững (Phạm Văn Dũng, 2011) [2].
Đi đôi với đầu tư cần phải chú ý tới hoạt động của hệ thống cung ứng dịch
vụ kỹ thuật nông nghiệp, vì đây là đầu mối quan trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức hoạt động cung ứng kỹ thuật nông nghiệp
có các cơ quan chuyên môn nhà nước, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các đơn
vị làm công tác khuyến nông, cửa hàng cung cấp dịch vụ nông nghiệp,... Các tổ
chức này giữ mối liên hệ chặt chẽ với nông hộ trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hệ thống này hoạt động tốt sẽ có vai trò quan trọng giúp tăng năng suất
nông nghiệp, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập, giúp nông dân định hướng, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất (Đinh Phi Hổ, 2006)[6].
1.1.3.5. Yếu tố năng lực của chủ thể sản xuất
Năng lực của hộ nông dân đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp, nhất là các nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp. Trình độ tổ chức sản xuất,
quản lý, tập quán sản xuất, khai thác sử dụng tài nguyên, khả năng thu hoạch, bảo
quản, bán sản phẩm,... có vai trò to lớn tới phát triển ngành trong nội bộ nông nghiệp
(nông, lâm, thủy sản) và thúc đẩy nông nghiệp phát triển.


15

Việc lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ, chủ trang trại có
ảnh hưởng quyết định đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp. Đầu ra bao gồm các sản
phẩm trả lại cho tự nhiên, sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, tác động xã hội.
Sản phẩm trả lại cho tự nhiên: Tái tạo bầu không khí, trả lại dinh dưỡng cho
đất, bảo vệ nguồn nước, tái tạo môi trường.
Sản phẩm mang lại giá trị kinh tế: Sản phẩm tiêu thụ trực tiếp như lương
thực, thực phẩm nuôi sống con người, sản phẩm cung cấp cho các hoạt động sản
xuất khác như nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến, cung cấp cho các
hoạt động dịch vụ khác như du lịch, xuất khẩu; các giá trị kinh tế do hoạt động sản

xuất nông nghiệp mang lại (Chu Tiến Quang, 2005) [7].
Tác động xã hội: Mang lại khả năng phát triển cộng đồng, tạo ra của cải vật
chất đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo an ninh lương thực tạo
điều kiện cho các hoạt động kinh tế khác hình thành và phát triển. Nông nghiệp
phát triển thúc đẩy các ngành sản xuất khác và dịch vụ, du lịch phát triển.
1.1.3.6. Yếu tố khoa học - công nghệ
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ giữ vai trò quyết định đối với
việc nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, cũng như năng suất lao động
của con người. Vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất
là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói chung, của sự phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),
tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ
liệu lớn (SMAC)… cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn và nền nông
nghiệp truyền thống sẽ chịu tác động lớn nhất từ cuộc cách mạng lần này, chính vì
thế Người dân cần phải chuẩn bị tri thức, lo tư thế của một người dân văn minh
hơn, chủ động chuyển sang hệ thống quản trị cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế… qua đó
có thể sẵn sàng thích ứng cũng như tận dụng các cơ hội mà cách mạng công nghiệp
4.0 mang lại.


16

1.1.3.7. Các cơ chế, chính sách Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp
Cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp của nhà nước can thiệp
vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo cho các quy luật của thị trường phát
huy những tác động tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo
điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ổn định.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương

a. Kinh nghiệm của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục
quốc lộ 6; có tổng diện tích tự nhiên là 85.937 ha, trong đó: diện tích đất lâm
nghiệp là 43.945 ha, diện tích cây ăn quả là 2.657 ha; diện tích cây lương thực trên
đất dốc 17.934 ha; dân số có 75.668 người, gồm 5 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Xinh
Mun, Khơ Mú và một số ít đồng bào dân tộc khác cùng sinh sống. Huyện có 14 xã
và 1 thị trấn với 184 bản, 6 tiểu khu, có 4 xã vùng cao biên giới. Trung tâm huyện
cách thành phố Sơn La 62 km theo hướng Đông Nam, cách Hà Nội 240 km theo
hướng Tây Bắc.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế, huyện đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản
xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất,
chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Tập trung đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng cường ứng dụng
khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích
canh tác; đẩy mạnh triển khai các mô hình trình diễn về cây trồng, vật nuôi giống
mới có năng suất và chất lượng cao, kết hợp với đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất. Các mô hình thực hiện đạt mục tiêu
đề ra và được nhân dân ứng dụng, mở rộng sản xuất mang lại hiệu quả.
- Về phát triển cây ăn quả: Huyện Yên Châu có trên 24 nghìn ha đất sản xuất
nông nghiệp, do địa hình chia cắt nên chủ yếu là đất dốc và đã bị bạc mầu. Với
phương châm trước hết là cải tạo vườn cây ăn quả kém hiệu quả sang vườn cây ăn


17

quả có thu nhập cao, đồng thời nhân rộng diện tích cây ăn quả có lợi thế của huyện
như: Xoài, chuối, nhãn, mận,... Huyện đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân đi thăm
quan học hỏi những mô hình ở các địa phương khác để vận dụng tại địa phương
mình. Từ mô hình nhãn ghép với quy mô 2 ha bằng nguồn vốn của Trung tâm

khuyến nông tỉnh và ngân sách của huyện cấp năm 2011, một số hộ tại xã Tú Nang
đã mạnh dạn đốn tỉa và ghép giống nhãn chín muộn giống gốc từ Hưng Yên; mô
hình ghép xoài Đài Loan. Sau một năm cho sản phẩm, với năng suất cao, chất
lượng ngon, mẫu mã đẹp, giá bán cao.
- Về lĩnh vực trồng trọt có nhiều khởi sắc: Mô hình thâm canh ngô lai được
triển khai diện rộng, huyện đã phối hợp với Công ty ngô giống xây dựng các mô hình
trình diễn ngô lai giống mới tại 14 xã. Đến nay, các mô hình được bà con đưa vào sản
xuất đại trà, 100% sử dụng giống mới; các hộ nông dân áp dụng biện pháp thâm canh,
đầu tư phân bón, đưa năng suất ngô từ 35 tạ/ha lên 55 tạ/ha, có hộ đạt 60 tạ/ha.
Mô hình thâm canh lúa nước, mô hình trình diễn các giống lúa: Hoa khôi 4
được thâm canh theo phương pháp SRI kết hợp với nuôi cá, PAC 807- Giống lúa
nếp ĐT52, TBR225,… Các hộ gia đình đã đưa giống mới vào sản xuất, chủ động
giống để gieo cấy.
Mô hình trồng tỏi trên ruộng 1 vụ, 2 vụ được thử nghiệm đầu tiên với 1 ha
tại Chiềng Đông. Qua thực tiễn cho thấy, mô hình rất phù hợp với điều kiện đầu tư,
trình độ sản xuất của bà con nông dân, tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho
nông dân, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Mô hình được
mở rộng ở nhiều xã với diện tích hơn 100 ha, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
- Về lĩnh vực chăn nuôi: các mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh
sản, chăn nuôi dê, gà thả vườn, lợn nái sinh sản, thụ tinh nhân tạo cho bò, ủ phân vi
sinh, sử dụng chế phẩm Balasa làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà và chăn
nuôi lợn được phổ biến rộng rãi trong nông thôn.
Chương trình thuỷ sản: Thực hiện triển khai và phát triển các mô hình chăn
nuôi cá (ươm cá giống, nuôi cá ruộng, cá ao) như: Nuôi cá rô phi đơn tính, tôm
càng xanh, mô hình nuôi cá chép lai 3 máu,...


×