Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Huyền axit việt ngữ học đại cương giữa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.69 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Khảo sát đặc điểm sử dụng thành ngữ, tục ngữ và các cụm từ cố
định mới trong tiểu thuyết “Quái nhân” của Hữu Đạt.

Sinh viên thực hiện:

Phạm Thanh Huyền

Mã số sinh viên:

15035914

Ngày sinh:

09 – 04 - 1997

Lớp:

K60 Văn học

1


MỤC LỤC

A. Mở đầu……………………………………………………………3
B. Nội dung………………………………………………………….7


Chương I………………………………………………………….7
Chương II………………………………………………………...19
Chương III………………………………………………………..24
C. Kết luận……………………………….………………………….32
Phụ lục………………………………..…………………………..33

2


A-

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu thuyết là một thể loại ra đời muộn so với những thể loại văn học khác

song lại có một sức phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng tác phẩm.
Những tiểu thuyết chương hồi của Trung Hoa, những tiểu thuyết châu Âu thời Phục
hưng và Trung cận đại dù đã cũ song vẫn rất thu hút độc giả về cả nội dung lẫn tư
tưởng.
Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện lần đầu có lẽ là Hoàng lê nhất thống chí
đại diện cho dòng tiểu thuyết chương hồi ảnh hưởng từ phương Bắc. Khi Pháp đặt
ách đô hộ dần dần lên đất nước ta, sự giao thoa văn hóa, văn học, sự phổ biến của
chữ quốc ngữ đã làm cho tiểu thuyết hiện đại ra đời. Hẳn chúng ta không thể quên
những nhà văn lãng mạn trong Tự lực Văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, các
nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,...
Cách mạng tháng Tám thành công, nền văn học đi theo định hướng của
Đảng là phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến, phục vụ quần chúng lao động.
Vì vậy có thể nói đây là thời kỳ nở rộ của văn học, đặc biệt là tiểu thuyết về đề tài
chiến tranh. Phải đến trước Đổi mới một vài năm, văn học ca ngợi chiến tranh mới
giảm dần. Những tiểu thuyết anh hùng ca bị thế chỗ bởi những tác phẩm về sự thật

chiến tranh, cuộc sống thời hậu chiến và những vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đặc
biệt phải kể đến hai đề tài nổi bật: Thân phận thực sự của người lính trong chiến
tranh và Văn hóa – Giáo dục. Đã có những tác phẩm viết xong để đó, phải đợi Đại
hội VI thông qua mới dám đi in. Độc giả hẳn vẫn nhớ Lê Lựu mở đầu với Thời xa
vắng, sau đó Bảo Ninh có Thân phận của tình yêu, Nguyễn Đình Tú ra mắt Xác
phàm,... Tất thảy đó là những nhà văn với tiểu thuyết về sự thật của cuộc chiến.

3


Trong đề tài giáo dục, người ta chỉ dám viết truyện ngắn lúc mới được cởi trói tư
tưởng như Phạm Hoàng Hải với truyện ngắn “Một giờ học bình thường”.
Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
của xã hội, là vấn đề chiến lược và cấp thiết cho mọi quốc gia. Hiểu được tầm quan
trọng của giáo dục, không ít tiểu thuyết đã viết về đề tài này, để nói lên thực trạng
của ngành giáo dục nói chung và tầng lớp tri thức nói riêng dưới sự chuyển biến
của xax hội, Trong đó có tiểu thuyết “Quái nhân” của tác giả Hữu Đạt đã thể hiện
sâu sắc vấn đề này, trong đây cũng có nhiều hiện tượng ngôn ngữ và kết cấu đáng
được chú ý.
Việc sử dụng các cụm từ cố định, thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm một
cách linh hoạt và độc đáo đã giúp tiểu thuyết đi sâu vào trong lòng người đọc, để lại
ấn tượng mạnh mẽ trong mỗi người. Có thể nói thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố đijnh
là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Ngôn ngữ càng phát
triển tất yếu sẽ kéo theo sự xuất hiện của các thành ngữ, tục ngữ mới, chúng xuất
hiện cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội và phản ánh chân thực nhất những
nét mới, sự thay đổi trong đời sống xã hội của người Việt. Không chỉ dừng lại ở đời
sống xã hội thực tế mà cả trong các tiểu thuyết, truyện ngắn hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thành ngữ, tục ngữ và các
định ngữ mới.

- Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tôi tập trung khảo sát trong tiểu
thuyết “Quái nhân” của tác giả Hữu Đạt.
3. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu mà tôi điều tra, mục đích chính của bài
tiểu luận này là tìm hiểu và làm rõ đặc điểm bao gồm cách sử dụng, sự sáng
tạo các thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ cố định mới của tác giả trong tác

4


phẩm. Từ đó rút vai trong của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ
cố định trong việc xây dựng tính cách, tâm lí nhân vật để làm nên thành công
của tác phẩm.
- Ý nghĩa: Góp phần nhỏ vào phân tích giá trị sử dụng của thành ngữ, tục ngữ và
các cụm từ cố định mới trong tiểu thuyết “Quái nhân”.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đọc, tìm hiểu và khảo sát thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ cố định trong tác
phẩm “Quái nhân” của tác giả Hữu Đạt. So sánh, miêu tả, phân tích để thấy được
sử dụng tài tình, linh hoạt, khéo léo các cụm từ cố định.
Tìm kiếm tài liệu về cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học: thành ngữ, tục ngữ,
cụm từ cố định mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với mong muốn tìm hiểu cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ và các cụm từ cố
định mới trong tiểu thuyết “Quái nhân” của Hữu Đạt cũng như những sáng tạo của
tác giả khi sử dụng chúng, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.
A.
B.

Khảo sát ngữ liệu và tư liệu

Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu…
Bố cục tiểu luận
Phần mở đầu
Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Giới thiệu tác giả Hữu Đạt và tác phẩm “Quái nhân”
Chương 3: Đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ và những cụm từ cố định mới trong
tác phẩm “Quái nhân”
5


C. Phần kết luận
Phụ lục

6


B- NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Thành ngữ
1.1.1. Định nghĩa
Hoàng Phê (2006): Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà
nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ
tạo nên nó.
Nguyễn Thiện Giáp (1985): Thành ngữ là những cụm từ cố định cừa có
tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, vừa có tính gợi cảm.
Nguyễn Lân (2003): Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt
một khái niệm. Thành ngữ có ba từ trở lên và nếu có hai từ thì là từ ghép.

Từ những ý kiêsn trên, tôi thấy thành ngữ tiếng Việt là những cụm từ mang
ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp,
không thể thay thế và sử đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay
hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo
thành những câu nói hoàn chỉnh. Thành ngữ mang tính biểu trưng, khái quát và
giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán
dụ.
Ví dụ: Chó cắn áo rách, Rách như tổ đỉa, mẹ tròn con vuông,…
1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại thành ngữ. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu
tạo (cả nội dung lẫn hình thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: thành ngữ
so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ.
- Thành ngữ so sánh
7


Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh. Ví
dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Cưới không bằng lại mặt,...
Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông
thường khác:
A ss B: Ở đây A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn ss là từ
so sánh: như, bằng, tựa, hệt,...
Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng,
không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ. Chúng có thể có các
kiểu:
A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: Đắt như tôm tươi,
Nhẹ tựa lông hồng, Lạnh như tiền, Dai như đỉa đói, Đủng đỉnh như chĩnh trôi
sông, Lừ đừ như ông từ vào đền,...
(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ không nhất thiết phải có
mặt. Nó thể xuất hiện hoặc không, nhưng người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành

ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví dụ: (Rẻ) như bèo, (Chắc) như đinh đóng cột, (Vui) như mở
cờ trong bụng, (To) như bồ tuột cạp, (Khinh) như rác, (Khinh) như mẻ, (Chậm) như
rùa,...
ss.B: Trường hợp này, thành phần A không phải của thành ngữ. Khi đi vào
hoạt động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ
nghi, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ăn
ở với nhau, Xử sự với nhau, Giữ ý giữ tứ với nhau, …như mẹ chồng với nàng dâu.
Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm,
Như con chó ba tiền, Như gà mắc tóc, Như đỉa phải vôi, Như ngậm hột thị,...

8


Đối với thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về cấu
trúc của chúng như sau:
 Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện
trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là
cái được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc
trưng hoặc trạng thái hành động,... nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp
những khả năng khác.
 Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; còn
những từ so sánh khác, chẳng hạn như tựa, tựa như, như thể, bằng,
tày,... (Gương tày liếp, Tội tày đình, Cưới không bằng lại mặt,...) chỉ
xuất hiện hết sức ít ỏi.
 Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh,
làm rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộ lộ ý nghĩa của mình
trong khi kết hợp với A, thông qua A. Ví dụ: Ý nghĩa "lạnh" của tiền
chỉ bộ lộ trong Lạnh như tiền mà thôi. Các thành ngữ Nợ như chúa
Chổm, Rách như tổ đỉa, Say như điếu đổ, Say khướt cò bợ,... cũng
tương tự như vậy.

Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh
khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của
dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn ngữ khác,
ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần
ở đó.
 Vế B có cấu trúc không thuần nhất:
B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như
chúa Chổm, Đắng như bồ hòn, Rẻ như bèo, Khinh như mẻ,...
9


B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải
vôi, Như chó nhai giẻ rách, Lừ đừ như ông từ vào đền, Như thầy bói
xem voi, Như xầm sờ vợ,...
Ngoài những điều nói trên, khi đối chiếu các thành ngữ so sánh với cấu trúc
so sánh thông thường của tiếng Việt, ta thấy:
 Các cấu trúc so sánh thông thường có thể có so sánh bậc ngang hoặc
so sánh bậc hơn. Ví dụ: Anh yêu em như yêu đất nước (so sánh bậc
ngang), Dung biết mình đẹp hơn Mai (so sánh bậc hơn),...
 Từ so sánh và các phương tiện so sánh khác (chỗ ngừng, các cặp từ
phiếm định hô ứng,...) được sử dụng trong các cấu trúc so sánh thông
thường, rất đa dạng: như, bằng, tựa, hệt, giống, chẳng khác gì, y như
là, hơn, hơn là,...
 Một vế A trong cấu trúc so sánh thông thường có thể kết hợp với một
hoặc hai, thậm chí một chuỗi nhiều hơn các vế B qua sự nối kết với
từ so sánh. Ví dụ:
Kết hợp với một B: Cổ tay em trắng như ngà /Đôi mắt em liếc như là
dao cau.
Kết hợp với một chuỗi B: Những chị cào cào (...) khuôn mặt trái xoan
như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng.

 Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng, trong khi đó thành ngữ so
sánh ít biến dạng hơn và nếu có thì cũng biến dạng một cách giản dị
như đã nêu trên. Lí do chính là ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố
định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc và ý nghĩa.
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ

10


Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả
một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ.
Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, từ so
sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh
cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một
nghĩa "sơ khởi", "cấp một" nào đó, rồi trên nền tảng của "nghĩa cấp một" này người
ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thức của thành ngữ.
Từ các hiểu cái nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận
lấy ý nghĩa thực của thành ngữ như sau: Gặp tình huống tưởng như không may
nhưng thực ra lại là rất may (và thích gặp tình huống đó hơn là không gặp bởi vì có
lợi hơn là không gặp).
Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc
của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện. Trong các thành ngữ này,
chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu. Chính vì vậy, cũng chỉ một
hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo,
Nước đổ đầu vịt, Chó có váy lĩnh, Hàng thịt nguýt hàng cá, Vải thưa che mắt
thánh, Múa rìu qua mắt thợ,...
Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng. Ở đây, trong
mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng được nêu, được phản ánh. Chúng
tương đồng hoặc tương hợp với nhau (hiểu một cách tương đối). Ví dụ: Ba đầu sáu

tay, Nói có sách mách có chứng, Ăn trên ngồi trốc, Mẹ tròn con vuông, Hòn đất
ném đi hòn chì ném lại,...

11


Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản. Ngược lại với
loại trên, mỗi thành ngữ loại này cũng nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương
phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau. Ví dụ: Một vốn bốn lời, Méo
miệng đòi ăn xôi vò, Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm, Bán bò tậu ễnh ương, Xấu máu
đòi ăn của độc,...
Bên cạnh việc phân loại thành ngữ tiếng Việt theo cơ chế cấu tạo và cấu
trúc, còn có thể phân loại chúng theo số tiếng. Một nét nổi bật đáng chú ý ở đây là
các thành ngữ có số tiếng chẵn (bốn tiếng, sáu tiếng, tám tiếng) chiếm ưu thế áp
đảo về số lượng (xấp xỉ 85%). Điều này có cơ sở của nó. Người Việt rất ưu lối nói
cân đối nhịp nhàng và hài hoà về âm điệu. Ngay ở bậc từ ta cũng thấy rằng hiện
nay các từ song tiết (hai tiếng) chiếm tỉ lệ hơn hẳn các loại khác.
Và đến lượt mình, tỉ lệ 85% thành ngữ đó gây nên một áp lực về số lượng,
khiến cho những cụm từ như: Trăng tủi hoa sầu, Tan cửa nát nhà, Tháng đợi năm
chờ, Ăn gió nằm mưa, Lót đó luồn đây, Gìn vàng giữ ngọc,... nhanh chóng mang
dáng dấp của các thành ngữ và rất hay được sử dụng.
1.2. Tục ngữ
1.2.1. Định nghĩa
Hoàng Phê (2006): Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết
tri thức của nhân dân.
Nguyễn Lân (2003): Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn,
nói lên hoặc một nhận xét về tâm lí, hoặc lời phê phán, khen hay chê, hoặc một câu
khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội,…
Nguyễn Nghĩa Dân (1960): Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn, có vần
điệu hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh

12


nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một chân lí phổ biến, ghi lại một
nhận xét về tâm lí, phong tục, tập quán của nhân dân.
Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản
xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lí dân gian của dân
tộc.
Ví dụ: Ăn cây táo rào cây sung, Bụt chùa nhà không thiêng, Cái răng cái
tóc là vóc con người, …
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và
đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm
văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân
gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ
thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết khái
quát hóa những nhật xét cụ thể thành những phương châm, chân lí. Hình tượng của
tục ngữ là hình tượng ngôn ngữ được xây dựng từ những biệp pháp so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ,…
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vâfn liền và vần cách. Các kiểu
ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chúc ngôn ngữ
thơ ca… Sự hòa đoói là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho
tục ngữ. Hình thúc đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có một vế, chứa một phán
đoán nhưng cũng có thể có nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luâj: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ
tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.

13



1.2.2. Phân loại
Từ trước đến nay có nhiều cách phân loại tục ngữ khác nhau, thường là
phân theo nội dung của chúng. Trước năm 1930, nhiều nhà nghiên cứu phân loại
tục ngữ theo các mục: trời đất, năm tháng, tiền của,…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc phân loại tục ngữ theo câu ngắn câu dài,
trình bày theo thứ tự latin. Trong khi đó Vũ Ngọc Phan phân loại theo nội dung,
nêu lên nhiều mục lớn như quan hệ thiên nhiên, quan hệ gia đình xã hội, và mục
lớn lại gồm nhiều mục nhỏ như trong gia đình lại gồm có hôn nhân, vợ chồng, con
cái,…
Sau Cách mạng, nhất là khi giải phóng miền Bắc, nhiều nhà nghiên cứu
dưới chế độ mới đã phân loại tục ngữ theo thời kì lịch sử, Tuy nhiên cách này rất
khó xác định được đâu là tục ngữ trước phong kiến, sau phong kiến, thời đô hộ,
thời Pháp – Nhật thuộc, thời Dân chủ Cộng hòa,… chưa kể phân loại như vậy năng
tính chính trị, không phù hợp với một nền học thuật phát triển cao mà chúng ta
đang hướng đến.
1.3. Cụm từ cố định
1.3.1. Định nghĩa
Cụm từ cố định là đơn vị dùng là chất liệu cơ sở để tạo ra câu – đơn vị giao
tiếp – không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố
định. Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau:
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn
vị có sẵn như từ, có thành tối cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

14


Cụm từ cố định có đặc điểm tưowng đương với từ: có tư cách của những
đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ; tương đương về chức năng định danh, và
chức năng tham gia tạo câu.
1.3.2. Phân loại

Cách xây dựng, tạo lập cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau
không hoàn toàn như nhau.
Vì thế, cụm từ cố định trong các ngôn ngữ khác nhau có thể được phân loại
khác nhau. Chẳng hạn, N.M. Shanskij (1985) đã phân loại các cụm từ cố định trong
tiếng Nga hiện đại như sau:


Phân loại theo mức độ tính chất về ngữ nghĩa: tách ra 5 loại;



Phân loại theo đặc điểm các từ trong thành phần của cụm từ cố định: tác ra 4
loại;



Phân loại theo mô hình cấu trúc: tách ra 16 loại;



Phân loại theo nguồn gốc: tách ra 6 loại.
Việc nghiên cứu cụm từ cố định của tiếng Việt tuy chưa thật sâu sắc và toàn
diện nhưng đã có không ít kết quả công bố trong một số giáo trình giảng dạy trong
nhà trường đại học và tạp chí chuyên ngành.
Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chưa xác định ngay nội dung khái niệm
của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm từ cố định
tiếng Việt như sau:

15



1.4. Cụm từ cố định mới
1.4.1. Sự hình thành của cụm từ cố định mới trong tiếng Việt
Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, những cụm từ cố định mới(như
thành ngữ mới) được hình thành từ những quan sát, cảm nhận riêng của người Việt
và rộng hơn là sự ràng buộc của lịch sử, thời đại, thậm chí cả thời điểm mà chúng
ra đời. Do vậy, khi sự vật được đề cập đến trong cụm từ cố định mới cùng tâm lí
tiếp nhận sự thay đổi, tất nhiên sẽ có hệ quả là sự thay đổi trong nội dung và cấu
trúc của chúng. Cụm từ cố định mới chủ yếu được hiện thực trong khẩu ngữ - bởi
sắc thái tâm lí, sự đánh giá đôi khi mang tính chủ quan của chủ thể đối với sự vật,
hiện tượng, nhằm nhấn mạnh sự vật, hiện tượng.
Do đó, chúng rõ ràng không phải là cái bất biến (mà hình thức, nội dung
của chúng có thể biến đổi theo thời gian, yếu tố lịch sử). Điều đó đã khiến cho số
lượng cụm từ cố định mới sẽ ngày càng nhiều, đồng thời sẽ có một số cụm từ cố
định lui vào hậu trường, thay thế vào đó là những cụm từ cố định mớihợp với tâm
lí, có tính thời sự hơn, phản ánh đúng với sự vật hiện tượng của thời kì hiện đại
hơn. Đây chính là cơ hội cho những biến dạng cố tình để cụm từ cố định mới ra
đời nhằm phục vụ giao tiếp (thêm từ quan hệ vào trước sau, dùng từ đồng nghĩa,
gần nghĩa, thậm chí trái nghĩa; đảo vế, đảo từ, nói lái, thay cặp biểu trưng này bằng
cặp biểu trưng khác,...).

16


Sự phát triển của thời đại đã làm cho một số cụm từ cố định không còn
đúng hoặc tự trở thành gián cách với tâm lí và nhận thức của con người hiện đại
(đặc biệt là giới trẻ). Sự khác biệt cũ/mới, ngày xưa/hiện đại nằm ở chỗ từ ngữ biểu
hiện cho thời đại lịch sử.
Về mặt tổ chức cú pháp - ngữ nghĩa, để biến đổi cụm từ cố định gốc hay tạo
ra những cụm từ cố định mới thì phải nắm rõ được những đặc điểm về quy luật tạo

nghĩa. Tức là vẫn vận dụng cách thức/mô hình tổ chức cú pháp-ngữ nghĩa của các
cụm từ cố định gốc trong việc cố định hoá tạo ra cụm từ cố định mới.
Cụm từ cố định mới có tính thời sự cao, do nó ra đời trong hoàn cảnh xã hội
khác nhau, phản ánh cách nghĩ, cách đánh giá của con người về sự kiện, một hiện
tượng xã hội nào đó đang diễn ra. Thời kì nào thì cũng cần đúc rút kinh nghiệm, bài
học về đối nhân xử thế, quan niệm về cuộc sống mà những điều này từ xa xưa đã
có.
1.4.2. Đặc điểm cấu tạo – ngữ nghĩa của cụm từ cố định mới
Từ thực tế cũng như lí luận, cụm từ cố định mới tiếng Việt sẽ được hình thành ở hai
dạng như sau:
- Loại cụm từ cố định biến đổi
- Loại cụm từ cố định mới hình thành
1.4.2.1. Loại cụm từ cố định biến đổi
Dựa vào những cách thức biến đổi khác nhau chúng ta lại có được 4 loại
khách nhau khi phân chia những cụm từ cố định mới hình thành bằng con đường
biến đổi những cụm từ cố định gốc (tức là có liên hệ với cụm từ cố định gốc).
 Cấu tạo bằng cách thay thế, thêm, bớt từ
 Cấu tạo bằng cách biến đổi ngữ âm
17


 Cấu tạo cụm từ cố định mới bằng cách đảo trật tự
 Tiếp nối thêm vào cụm từ cố định gốc
1.4.2.2. Cụm từ cố định mới hình thành
Cụm từ cố định mới hình thành là sản phẩm của xu hướng tìm tòi của giới
trẻ (là chủ yếu) nhằm diễn đạt những vấn đề trong cuộc sống, nguồn ngữ liệu để
hình thành nên những cụm từ cố định mới trong tiếng Việt.
 Dựa trên mô hình cấu trúc cú pháp của cụm từ cố định gốc. Ví dụ:
Sai đâu sửa đấy, Nhất thân nhì quen, Chân ngoài dài hơn chân trong,
Đầu to óc bằng quả nho, Đầu to mắt cận, Mắt xanh mỏ đỏ, Nhà mặt

phố bố làm to, Hi sinh đời bố củng cố đời con, Học tài thi lí lịch,
Trên đông dưới hè,…
 Cụm từ cố định mới mang tính hòa phối ngữ âm
 Cố định hóa một đoạn phát ngôn. Ví dụ: Bỗng dưng muốn khóc,
Chuyện thường ở huyện, Thánh họ, Mình phục mình quá, Cầm đèn
chạy trước ô tô, Anh thề anh hứa anh đảm bảo,…

2. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỮU ĐẠT VÀ “QUÁI NHÂN”
2.1. Giới thiệu tác giả Hữu Đạt
Tác giả Hữu Đạt, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Đạt, nguyên quán tại Ba Vì,
Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khóa 16 Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội, Hữu Đạt trở thành nghiên cứu sinh tại Liên bang Xô viết và bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Cũng từ đây, con đường sáng tác của Hữu Đạt bắt đầu với những tác phẩm
như Dưới cờ đại nghĩa (ca kịch cải lương, năm 1979), Chuyện thường ngày ở
18


huyện (kịch nói, 1980), Vì tôi yêu (kịch nói, 1981), Tình ca Cao nguyên (kịch nói,
1982), Ngọn lửa tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Phôn Nakiri (tiểu thuyết, 1987), Tiếng
gọi của vùng đất chết (tiểu thuyết, 1990).
Thành công lớn nhất của tác giả Hữu Đạt phải kể đến tiểu thuyết Hai đầu
bức thư tình, in năm 1991 với số lượng phát hành đáng nể mà bây giờ bất kì nhà
văn nào cũng thèm muốn. Bùi Việt Thắng từng viết: “Tiểu thuyết Hai đầu của bức
thư tình được khởi thảo và hoàn thiện ngay chính trên nước Nga những năm tháng
sục sôi đáng nhớ nhất khi Liên Xô đứng trên bờ sụp đổ hoàn toàn.
Nói không ngoa thì hơn ai hết tôi rất hiểu tiểu thuyết Hai đầu của bức thư
tình đã được Hữu Đạt viết ra như thế nào ở trên xứ sở bạch dương và tuyết trắng.
Dạo đó, vào những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, Liên Xô đang vào thời
điểm thoái trào.

Tiểu thuyết Hai đầu của bức thư tình được Hữu Đạt hoàn thành vào mùa
xuân năm 1990, khi băng tuyết bắt đầu tan, khi trời ấm áp, thiên nhiên Nga như vỡ
òa ra, phô phang vẻ đẹp vừa kiều diễm, vừa tráng lệ, vừa nên thơ.
Cuốn sách gây chấn động dư luận đến mức, nhà thơ Mai Quỳnh Nam đi
ghép từ Hà Nội sang Moscow phải thốt lên: “Ở Hà Nội người ta tìm đọc Hữu Đạt
như tìm đọc Lê Văn Trương thời xưa”. Nhưng ít ai chú tâm để biết rằng tác phẩm
mang tính dự báo nghệ thuật nhờ vào khả năng linh cảm của nhà văn – cái gì đến
tất yếu phải đến, cái gì tồn tại cái đó là hợp lí. Một “tai nạn nghề nghiệp” đã trút
xuống đôi vai vốn không lấy làm lực lưỡng của Hữu Đạt , người vẫn được coi là
“thư sinh” nhất trong số các thầy giáo khoa Ngữ văn lúc bấy giờ (còn bây giờ thì họ
đã thuộc thế hệ U70). Phía bạn, bỗng rần rộ lên những lời phê phán, có cả những
thiết chế hành chính được chuẩn bị đêr xử lí tác giả. Trong bài báo mà tôi vừa nhắc
đến ở trên, Hữu Đạt nhớ lại “Cuốn tiểu thuyết vừa xong bản thảo đã được nhà xuất
19


bản Hội nhà văn Việt Nam chào đón nhiệt liệt, cho xuất bản ngay và gây nên một
dư luận rầm rộ ở Hà nội. Nhưng chẳng bao lâu, tùy viên văn hóa của sứ quán Liên
Xô tại Hà Nội đã lên tiếng. Với cách nhìn cũ họ phản đối kịch liệt cuốn tiểu thuyết
của tôi vì nó đã phản ánh các hiện tượng tiêu cực ở nước Nga trong những thập
niên cuối thế kỉ XX. Tôi bị đưa vào danh sách những người bị trục xuất khỏi Liên
Xô vĩ đại”.
Ngoài là một nhà văn, nhà thơ, Hữu Đạt còn là nhà sư phạm, một nhà
nghiên cứu tâm huyết với nghề. Ông là chuyên gia giảng dạy bộ môn Phong cách
học Tiếng Việt, Việt ngữ học đại cương và Ngôn ngữ văn học. Nhà giáo - nhà văn
Hữu Đạt, trong hình dung của riêng tôi, cứ như một cỗ chiến xa bọc thép thẳng
tiến, đạp bằng mọi chướng ngại. Lắm kẻ ghen ghét nhưng cũng không ít người yêu.
Hẳn ở ông khúc xạ rõ rệt nhân tình thế thái thời nay, như cái câu ca dao mà độ này
tạp chí Hồn Việt thường đưa ra ở mục “Thơ sự đời” - Sự đời như cái lá đa/ Đen
như mõm chó. Ở nhà giáo - nhà văn Hữu Đạt, riêng tôi còn nhận ra ý chí sống, khát

vọng sống, niềm vui sống và cái đức tính này lây lan sang cả lĩnh vực nghiên cứu
và sáng tác. Trong sáng tác, nhà văn Hữu Đạt trải ra nhiều lĩnh vực đời sống, muôn
mặt đời thường. Cứ đọc tiểu thuyết của ông sẽ rõ: Ngọn lửa tình yêu, Phôn Na Ky
Ry, Tiếng gọi vùng đất chết, Hai đầu của bức thư tình, Các con đại tá, Phía sau
giảng đường, Dòng xoáy cuộc đời, Chuyện người mình ở nướcNga, Những kẻ giấu
mặt, Cổng trường thời mở cửa, Quái nhân,...Nhưng mảng hiện thực đời sống xã
hội được nhà văn và độc giả quan tâm hơn cả chính là “phía sau giảng đường”,
“cổng trường thời mở của” , “quái nhân”. Vì sao và vì sao? Đơn giản giáo dục là
quốc sách, giáo dục xây đắp nền văn hóa dân tộc, giáo dục đúc luyện hiền tài như là
nguyên khí quốc gia. Nhưng than ôi, lĩnh vực đó đã, đang và sẽ bị “vỡ trận” vì
muôn vàn lý do và... lý do. Viết về giáo dục sâu sát chỉ có thể là người trong ngành
vì “ nằm trong chăn mới biết chăn có rận”. Nhà giáo Hữu Đạt góp vào cái vốn văn
20


chương đương đại về nhà trường, nhà giáo bậc đại học bằng ba cuốn tiểu thuyết
Phía sau giảng đường (1997), Cổng trường thời mở cửa (2008) và Quái nhân
(2015).
Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều công trình lí luận phê bình văn học và
là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
2.2.

Tiểu thuyết “Quái nhân”
Sau tiểu thuyết “Cổng trường thời mở cửa”, nhà văn Hữu Đạt lại tiếp tục

cho ra mắt độc giả cuốn tiểu thuyết “Quái nhân” – một tác phẩm chân thực viết về
thực trạng của nền giáo dục Việt Nam nói chung về tầng lớp trí thức nói riêng.
Với độ dày gần 300 trang, cuốn tiểu thuyết này thu hút người đọc ngay từ
những trang viết đầu tiên cho đến khi kết thúc bởi giọng văn nhẹ mà thấm thía, dí
dỏm mà không kém phần sâu cay. Nếu Cổng trường thời mở cửa phản ánh bức

tranh hiện thực khá rộng với những biến động to lớn trong môi trường giáo dục
hiện đại thì Quái nhân lại đi sâu khai thác một vài góc cạnh “nổi cộm” trong thế
giới “riêng” của tầng lớp trí thức “cao cấp” trong môi trường giáo dục. Đó là những
toan tính nhằm mưu quyền đoạt vị, những thủ đoạn nhằm đấu đá, những cuộc vận
động “hành lang”, những âm mưu chia rẽ nội bộ của một bộ phận nhỏ những kẻ
hạn chế về năng lực nhưng lại đầy ắp tham vọng tiến thân, thực trạng của việc đào
tạo đại học và sau đại học hiện nay. Đó là tài năng, bản lĩnh nghề nghiệp và những
bi kịch éo le của những nhà khoa học, nhà giáo dục chân chính trước bao cám dỗ
của cuộc sống xô bồ. Tác phẩm cho người đọc thấy rằng trong môi trường đầy tính
“nhân văn”, nơi “đào tạo” ra những con người có tri thức, có văn hóa, có tài năng
nhưng vẫn còn xuất hiện không ít những “quái nhân” – những kẻ bị danh vọng và
quyền lực làm cho mất dần lương tri và nhân phẩm. Đặc biệt, tiểu thuyết này đã
dành nhiều trang viết thấm thía để phản ánh một cách sâu sắc bản chất trí thức Việt
21


Nam đương thời: Hầu như ai cũng thích làm đầu gà hơn đuôi voi nên ở đâu cũng
diễn ra cuộc chạy đua vào chức quyền. Ít người thích rèn luyện chuyên môn giỏi để
cống hiến cho xã hội, cho tương lai của đất nước.
Lấy tình huống là cuộc vận động hành lang vào chức chủ nhiệm khoa T,
trường Đại học Tây Thành Đô của Trần Văn Đốp, tác phẩm đã đi sâu phản ánh
những mặt trái của nền giáo dục đương thời một cách hết sức tự nhiên, chân thực,
nhẹ nhàng mà thấm thía. Bản lĩnh của nhà văn thể hiện ở chỗ đã không ngần ngại
né tránh khi phản ánh những vấn đề vốn được coi là nhạy cảm và tế nhị trong đời
sống của giới trí thức. Ngoài ra, tiểu thuyết còn đề cập đến một số vấn đề nổi cộm
khác trong xã hội như: ảnh hưởng của lối sống”cởi mở” và thực dụng đến nếp sống,
nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của tầng lớp trí thức, giới trẻ, quan chức, công chức; sự
cách biệt giữa các thế hệ; trách nhiệm giáo dục của cha mẹ,…
Trong tiểu thuyết này, người đọc đặc biệt ấn tượng với nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn Hữu Đạt. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm khá đông đảo và

phong phú. Hầu hết họ là những nhà giáo, nhà khoa học làm việc trong môi trường
giáo dục đại học và sau đại học. Mỗi nhân vật đều được nhà văn xây dựng bằng
những chi tiết chân thực và sống động qua dáng vẻ, hành động và lời nói. Một
trong những điểm thú vị là tác giả đã xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ bằng cách chú
trọng miêu tả hành động và các cử chỉ kèm lời thoại khiến người đọc có thể hình
dung cuốn tiểu thuyết như một bộ phim quay chậm mà trong đó, mỗi nhân vật đều
thể hiện vai diễn của mình một cách vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Một trong những điểm đặc biệt nữa trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là
tác giả Hữu Đạt đã đem ngôn ngữ sinh động của đời sống hiện đại vào tác phẩm
một cách vô cùng tự nhiên và khéo léo. Trong tác phẩm, chúng tôi thống kê được 2
lần nhà văn sử dụng biện pháp chơi chữ (phó tiến sĩ cũng như là phun thuốc sâu,
22


lông sản phụ) và 31 lần sử dụng thành ngữ, tục ngữ, trong đó phần lớn là các thành
ngữ được cấu tạo theo “lối mới” như: Toi đời theo câu ru hời, ô kê như clê, làm
phúc phải tội như ông nội; răng hô như hạt ngô, đẹp trai hay nói sai; cứ từ từ rồi
khoai sẽ nhừ; lên cơn điên thì trông như cái xiên; hồn nhiên như đang lên cơn
điên; thuận vợ thuật chồng nằm không buồn lắm; héo dần như cây cần; rũ từ như
con gà rù; vô tư như đồng lư; xin đừng có vội, cơ hội ngàn năm; ngu như mùa
thu; gầm cao váy thoáng; đẹp trai như con nai; hồn nhiên như cô tiên...Các thành
ngữ này không chỉ chứng tỏ nhà văn có khả năng nắm bắt rất nhanh nhạy những sự
biến đổi của ngôn ngữ trong đời sống hiện đại mà ông còn có khả năng biến nó
thành chất liệu nghệ thuật để khắc họa tính cách nhân vật khiến cho các nhân vật
hiện lên vừa chân thực vừa sinh động như bản thân đời sống.

3. CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CỤM TỪ
CỐ ĐỊNH MỚI TRONG TIỂU THUYẾT “QUÁI NHÂN”
3.1. Thống kê thành ngữ, tục ngữ và cụm từ cố định mới trong tiểu thuyết
“Quái nhân”

Trong tiểu thuyết mới nhất của mình, nhà văn Hữu Đạt đã sử dụng:
- 10 thành ngữ, chiếm 13% tổng số cụm từ cố định, trong đó cũng chỉ có 1
thành ngữ so sánh, còn lại là thành ngữ ẩn dụ.
- 9 tục ngữ, chiếm 11%, toàn bộ là tục ngữ về quan hệ xã hội.
- 24 quán ngữ, chiếm 30%, 1 quán ngữ nhấn mạnh ý, còn lại là quán ngữ dùng
để giải thích, chuyển ý, liên kết các câu văn.

23


- 37 cụm từ cố định mới, chiếm ddến 46% tổng cụm từ cố định trong tiểu
thuyết. Phân loại được 22 cấu tạo bằng hòa phối ngữ âm, 3 cố định phát
ngôn, 7 dựa trên cấu trúc cú pháp, 2 thêm bớt từ ngữ và 1 tiếp nối vào cụm
gốc.

Tỉ lệ sử dụng cụm từ cố định trong "Quái nhân"

Cụm từ cố định mới
Quán ngữ
Thành ngữ
Tục ngữ

Là một tiểu thuyết về đề tài giáo dục đương thời, ngoài sử dụng những yếu
tố truyền thông như thành ngữ, tục ngữ, tác giả Hữu Đạt còn thêm vào rất nhiều
cụm từ cố định mới. Đây là những từ thường được sử dụng trong nhà trường, rất
phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm đề cập
3.2.

Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ, cụm từ cố định mới
trong tiểu thuyết “Quái nhân”

Có ba mảng chính mà tác phẩm đề cập. Đó là sự biến đổi của cuộc soóng

sau Đổi mới, sự cởi mở trong lối sống cá nhân và sự xuống cấp đạo đức trong
ngành giáo dục. Để miêu tả những vấn đề thời sự liên quan tới ba mảng này một

24


cách cô đọng, hàm súc mà vẫn đủ ý, không gì hơn việc sử dụng những cụm từ cố
định có sẵn lẫn mới tạo ra.
Nhắc tới cuộc sống khi vừa Đổi mới, tác giả sử dụng những cụm từ cố định
mới như:
“Không! Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát ông ạ. Lỡ có sai sót, thì lại
mang tiếng lẫn nhau.” (“Quái nhân”, trang 37)
Đây là đoạn kể việc mua bán nhà giữa hai người bạn thân thiết là Ngô Hải
và Trần Văn Đốp. Cụm tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát đã cho thấy tư duy
của kinh tế thị trường dù mới chỉ được cởi trói. Dù là bạn chí cốt, sẵn sàng chia sẻ
và giúp đỡ mọi điều với nhau, nhưng động đến tiền thì phải thật rõ ràng, không thể
“nể nể nang nang” mà “nhắm mắt cho qua” được! Trong thời kì mở cửa, tình cảm
là vốn quý, là đáng trân trọng, song tiền bạc cũng chả kém cạnh gì, có khi còn hơn!
“Phúc cho ông đấy, hôm nay thằng Hách nó mà cầm lái thì ông toi đời theo
câu ru hời rồi nghe không?” (trang 48)
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, con người ta càng ngày càng lạnh
nhạt với đồng loại của mình. Lắm lúc chỉ vì một việc lãng xẹt như caau văn trên là
ở cạnh đụng xe hờ, hay như thực tế là cái nhìn đểu, cái liếc mắt, cái thở dài,…
nhiều kẻ sẵn sàng nhảy vào gây gổ, đánh nhau, thanh toán cuộc đời nhau để rồi gây
ra những vụ án toi đời rất lãng xẹt như câu ru hời!
Song bên cạnh đó, nhà văn Hữu Đạt cũng không quên sử dụng thành ngữ,
tục ngữ để làm rõ những chân lí về cuộc sống mà những kẻ háo chức háo quyền
vẫn cứ quên mất: “Con cóc chết ba năm còn biết quay đầu về núi, huống hồ con

người” (trang 114).

25


×