Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRẺ TRONG đời SỐNG THỊ dân TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.37 KB, 13 trang )

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRẺ TRONG ĐỜI SỐNG THỊ DÂN QUA
TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
II. Phần nội dung
1. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội
nhập của Việt Nam sau 1986
2. Chân dung tâm trạng những người trẻ trong đời s ống đô th ị ở
truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
2.1. Chán nản trước cuộc sống nhạt nhẽo
2.2. Cô đơn, lạc lõng
2.2.1. Xa lạ với truyền thống
2.2.2. Cô độc trong chính gia đình của mình
2.3. Thả mình vào những trò chơi phù phiếm
2.4. Đầy khao khát và hoài nghi
3. Nghệ thuật khắc họa những người trẻ trong truyện ngắn của Phan
Thị Vàng Anh
3.1. Nghệ thuật kết cấu
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.1. Ngôn ngữ


3.3.2. Giọng điệu
III. Phần kết luận
TƯ LIỆU THAM KHẢO

I. Phần mở đầu
Phan Thị Vàng Anh sinh năm 1968 tại Hà Nội, là con gái của nhà th ơ
nổi tiếng Chế Lan Viên. Cô làm thơ từ rất sớm (năm 9 tuổi). Cô từng đ ược
Nguyễn Khải ngợi khen là “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”.


Một cách đầy dụng ý, chị đã đặt cho một tập truyện của mình là “ Khi
người ta trẻ”. Phan Thị Vàng Anh không dành nhiều trang viết của mình
cho người đàn bà đã có chồng, cũng không khai thác bi k ịch hôn nhân đ ổ v ỡ
như Nguyễn Thị Thu Huệ. Chỉ cần điểm qua tên các truyện ngắn của Phan
Thị Vàng Anh: Buổi học thêm ở tu viện, Si tình, Khi người ta trẻ, “L ảo
sư”, Ngày học cuối, Bỏ trường, Sau những hẹn hò, Quà kỉ niệm, Yêu,
Thương,… cũng đủ để nhận ra hình tượng trung tâm xuyên suốt các tác
phẩm của chị là những cô cậu học trò cuối lớp 12, là n ữ sinh, nam sinh trên
giảng đường hay những cô gái chưa chồng, nghĩa là nh ững ng ười còn r ất
trẻ. Huỳnh Như Phương đã có một nhận định hết s ức xác đáng: Văn c ủa
Phan Thị Vàng Anh là “thứ văn chương khi người ta trẻ”. Chị đã viết về
người trẻ với nhãn quan cũng của một người trẻ, một người trong cuộc
biết cảm thông và thấu hiểu.
Thế hệ trẻ là niềm hi vọng của người đi trước. Nhưng không ph ải ở
thời đoạn nào họ cũng có được lí tưởng sáng chói để quyết tâm theo đuổi.
Trong những năm tháng cả đất nước ra trận, dẫu gian nan đến mấy, họ
cũng có niềm tin sắt đá để chiến đấu vì một ngày mai th ống nh ất. Tuy


nhiên, những năm tháng mà Phan Thị Vàng Anh lớn lên, đ ất n ước b ước vào
thời bình, nền kinh tế thị trường xâm nhập để lại dấu ấn trong t ừng ngõ
ngách. Đời sống đảo lộn với biết bao sự th ực dụng, xã h ội đ ảo điên, con
người rơi vào bi kịch.
Trước hoàn cảnh đó, người trẻ sẽ phản ứng như thế nào? Có phải họ
cũng chạy theo đồng tiền, đánh mất mình trong những điều vô nghĩa? T ìm
hiểu hình tượng những người trẻ trong đời sống thị dân trong sáng tác c ủa
Phan Thị Vàng Anh sẽ giúp ta nhận ra diện mạo của một th ời đoạn l ịch s ử
- xã hội, đồng thời có thể thấy được những biến chuy ển và đổi m ới trong
những tư tưởng nhân sinh – thẩm mĩ của nhà văn trên m ột ph ương di ện
cụ thể.


II. Phần nội dung
1. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa,
hội nhập của Việt Nam sau 1986
Sau Đại hội VI của Đảng, đất nước bước vào một th ời kì m ở c ửa và
hội nhập. Thế nhưng nền kinh tế thị trường đã bộc lộ gay gắt những mặt
trái của nó: hiện tượng băng hoại về mặt đạo đức ngày càng nhi ều, con
người trượt dài trên con đường tha hoá, biến chất . Những chuẩn mực đạo
đức tốt đẹp của cha ông cũng đang dần b ị phá v ỡ, căn bệnh tiền tệ hóa
ngày càng lan nhiễm mạnh vào từng ngõ ngách gia đình . Tất cả những biến
động lớn về lịch sử xã hội đã kéo theo nh ững sự xáo tr ộn trong đ ời s ống
văn hóa của dân tộc.
Trong hoàn cảnh đó, đời sống thị dân với nhiều nhức nhối đã đi vào
tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Phan Thị Vàng Anh,… Đọc truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, ta nh ận


thấy sự tác động của xã hội tiêu dùng và đô thị hóa cứ bàng bạc, nh ẹ nhàng
và nhói buốt, nó khiến người trẻ rơi vào sự hoang mang và phải l ựa ch ọn
một lối sống cho bản thân mình.
2. Chân dung tâm trạng những người trẻ trong đời sống đô th ị ở
truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh
2.1. Chán nản trước cuộc sống nhạt nhẽo
Tác giả Hòa Vang trong “Nhân sứ” đã khái quát: “Nhạt nhẽo là bản
tính thứ nhất của con người” . Bởi vậy mà nếu hoàn cảnh khách quan cũng
mang một màu nhờ nhờ tôi tối như thế thì cuộc sống chỉ còn là h ạt c ơm
nguội (mượn cách nói của Xuân Diệu). Cuộc đời nói chung giống nh ư một
thứ "trò ấm ớ”. Nó nhàm chán như một buổi lễ cúng đình nham nh ở và
nhàm chán khó tiêu hơn (Hoài cổ), như những bữa cơm tẻ ngắt, cái hòn
non bộ tạp nham, cọc cạch và trò chơi ngắn ngủi phù phiếm (Hội chợ)

hay một chuyến pích-ních ngớ ngẩn không đâu vào đâu (Cuộc ngoạn du
ngắn ngủi).
Và không may thay là nhân vật của Vàng Anh – nh ững người trẻ bồng
bột xem yêu đương là một phần quá quan trọng của cuộc sống, sau nh ững
đổ vỡ, đã nhìn đời hết sức xám xịt.
“Nghỉ hè”: “thấy trời sao mà u ám”
“Khi người ta trẻ”: cái gì cũng u ám
“Hồng ngủ”: “Tôi chạy đến hồ Tha Thở, buồn quá lại quanh quẩn
đồi Cù”.
Còn buồn hơn Sau những cuộc tình “ngu dại”, có người bằng lòng
chọn một bến đỗ là mối tình bằng phẳng tròn trịa v ới chàng trai nh ư
“người hiền trên núi” (Si tình), chấp nhận ngày tháng không cảm xúc,


không biến động. Đối với họ, cái bình thường là đại ngục chôn vùi bao c ảm
hứng. Tình yêu, đối với họ là cái gì đã qua, đang tan biến, hay là s ự đ ợi ch ờ
khốn khổ.
Tuổi trẻ nhưng không hề có lí tưởng hay niềm đam mê, “thích đ ấy
rồi chán đấy” (Khi người ta trẻ).
=> Cũng là một người trẻ, Phan Thị Vàng Anh thấu hiểu nh ững gì
đang diễn ra trong tâm hồn của giới trẻ. Đối với h ọ, chỉ c ần m ột chuy ện
không như ý là màu trời đang xanh bỗng xám xịt lại ngay. Nhân v ật hay lí
sự nhưng lại thiếu sự bình tĩnh, thiếu cả kinh nghiệm để giải quyết những
bài toán cuộc đời. Bởi vậy mà họ đang nhấn chìm tuổi thanh xuân c ủa
mình trong sự vô vị và nhạt nhẽo nhất.
2.2. Cô đơn, lạc lõng
2.2.1. Xa lạ với truyền thống
Không có truyền thống cũng như không có kí ức, dân tộc bi ết bám
vào đâu để tồn tại? Nếu không có nền tảng nâng đ ỡ, th ế h ệ tr ẻ ph ải vin
vào cái gì để nỗ lực vươn lên? Quá trình giao lưu, hội nhập v ới quốc t ế đã

bật những giá trị truyền thống ra khỏi đời sống th ực tại, khi ến th ế h ệ
nhìn về quá khứ với sự xa lạ.
Truyện “Hoài cổ” kể lại chuyện người trẻ lẫn người già rủ nhau đi
xem hát bội. Người trẻ nghe người già giảng giải: “Ngũ hành đó” rồi chỉ
người mặc áo vàng đứng giữa “Đây là kim”, ngay lập tức lại lẩm b ẩm
“Không biết có đúng không nữa, hay là Thổ” … Văn hóa cổ truyền đã thất
thoát đi nhiều. Và nữa, nó không hợp thời đến mức Lữ - người đi cùng “tôi”
thà chơi trò ngoe nguẩy các ngón chân còn hơn ngồi xem hát bội! B ởi v ậy
mà “tôi” hoang mang: “những buổi lễ hoài cổ như sáng nay biết tìm ai cho
hợp mà rủ theo bây giờ”.


Thế hệ trẻ còn lãng quên cả chiến tranh, quên cả những mất mát và
hi sinh. Khi người mẹ hỏi: “Thế lớp con đã đọc hết chưa?, tôi phì cười: “Có
những đứa thấy súng bắn, đạn nổ là trả lại”. Mẹ có vẻ buồn bã: “Còn những
đứa chịu nghe súng bắn đạn nổ thì lại nghe sai”.
=> Hồi chuông cảnh tỉnh cho thời đại: Mất đi truy ền thống là mất đi
cơ sở để tự khẳng định mình, mất tự tin và sáng tạo.
2.2.2. Cô độc trong chính gia đình của mình
Vấn đề bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ già – trẻ đã đẩy con
người vào sự cô đơn, không tìm được sự thấu hiểu ngay trong ngôi nhà c ủa
mình.
Hoàn trong “Truyện trẻ con” hỏi mẹ: “Nếu bồ mình già quá thì gọi
là ông, xưng là em hả mẹ? Mẹ đang đếm tiền nên cáu: “Em đi, tao đ ếm
nhầm bây giờ, mà mày bồ với người lớn để làm gì, để con rể lại là b ạn c ủa
tao với bố mày à? Tôi hỏi mẹ: “Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì bu ồn
cười lắm nhỉ?”[…] Mẹ ngủ rồi tờ báo rơi bên cạnh”.
Giữa hai thế hệ có sự khác biệt trong quan niệm về tình yêu, v ề
chiến tranh, về văn học và sáng tạo. Người già nhìn chung không th ể hi ểu
và cũng không muốn hiểu những gì đang dày vò tâm can nh ững đ ứa con,

đứa cháu mình. Chẳng thế mà nhân vật tôi trong “Khi ng ười ta tr ẻ” đã ph ải
thốt lên: “Đáng lắm chứ! Tôi bám vào cánh cửa, ngoài vườn mưa như giông.
Nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào, ngông cu ồng
đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta l ại thích
trả thù nữa chứ !”.Người trẻ đã cô đơn trong tình yêu, lại còn cô đơn h ơn
nữa khi ngày ngày đối diện với những người không hề hiểu mình.
2.3. Thả mình vào những trò chơi phù phiếm


Trong bài Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ (1993),
Bùi Việt Thắng khẳng định: “Nữ tính” của những cây bút trẻ phát lộ rất rõ
trong sự quyết liệt đấu tranh giành, giữ tình yêu và sự bình quyền trong
tình cảm”. Nhưng truyện của Phan Thị Vàng Anh thì không thế. Các nhân
vật yêu, đắm say trong tình yêu nhưng không có được sự quy ết li ệt đ ể đ ấu
tranh cho tình yêu ấy. Sự quyết liệt khi tìm đến cái chết đ ể bảo v ệ nh ững
gì mình tin tưởng như Xuyên là điều hiếm gặp trong tác ph ẩm của chị.
Nhịp sống gấp gáp của đời sống đô thị đã ảnh hưởng tới lối sống c ủa
một bộ phận thanh niên trong xã hội, hình thành nên lối sống bất c ần đ ời,
bấp chấp hậu quả, chỉ biết có mình và hiện tại. Nhà phê bình Huỳnh Nh ư
Phương gọi truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là “một cái sân ch ơi”, ở đó
các nhân vật đã “chơi hết mình” với đủ các th ứ trò, t ừ nh ững trò “ ấm ớ”
đến những trò ngông cuồng và rồ dại nhất.
Sau những mệt mỏi trước việc đời, điều duy nhất làm cho các nhân
vật của Phan Thị Vàng Anh có một chút nghị lực tiếp tục sống là tr ở về v ới
ý niệm rằng mình đang tham gia một cuộc chơi.
Nhân vật Xuyên trong “Khi người ta trẻ” vốn tính thất thường, mê
chơi và phù phiếm, bất cần, cô nói: “Có phải là chồng em đâu, chơi cho vui
vậy thôi. Đi với ai cũng được, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm” .
Rồi vì mê mải trong một cuộc tình tay ba, vì tự ái, vì mất mát mà cu ối cùng
Xuyên kết thúc trò chơi tình ái bằng cái chết như một cách để trả thù Vỹ.

Trong “Sau những hẹn hò”, nhân vật cô gái xưng "tôi" nghĩ về người
yêu hờ của mình "nhờ có vợ, anh mới trở thành một trò chơi lạ đối với tôi,
không ràng buộc, không ai được hy vọng ". Nhưng không như Xuyên, Giang
đã biết dừng lại “những tình cảm không cao trào này” đ ể cu ộc ch ơi đ ược
kết thúc êm xuôi.


Trong “Hoài cổ”, cũng như trong “Kịch câm”, cảm giác trò chơi đồng
nghĩa với nhận thức về một kiếp sống cay đắng, khốn khổ mà người ta
buộc phải sống.
Ở “Hội chợ” người ta gặp cuộc chơi gượng gạo, buồn tẻ, thì t ới
“Đất đỏ”, trước mắt ta lại là cuộc chơi tàn bạo của tạo hóa, trong đó,
những gì sinh động tài hoa thì mất, những gì ngơ ngẩn vô h ồn thì còn. B ấy
nhiêu những trường hợp lẻ tẻ kết cả lại, gợi nên nét th ần thái riêng trong
các trò chơi mà Phan Thị Vàng Anh miêu tả.
Tuy nhiên họ chơi mà lại quá tỉnh. Tâm lí họ ngổn ngang khổ sở, khi
trống trải bơ vơ, bởi luôn luôn bị ám ảnh là hình như mọi chuyện hỏng
hết rồi, không sao cứu vãn nổi! Bởi vậy mà họ không hề nông cạn.
Chạy theo những cái lạ, đó là cách mà những người trẻ đáp tr ả l ại
cuộc đời vô vị này. Phan Thị Vàng Anh không khắc họa nh ững nhân v ật
chạy theo đồng tiền, hùa vào cái xã hội đang quay cuồng vì cám d ỗ c ủa v ật
chất. Họ có nhu cầu mãnh liệt được đuổi theo những cái lạ, tận h ưởng
những điều kì thú. Chỉ có điều, họ bồng bột và non n ớt, b ởi v ậy mà h ọ l ại
rơi vào những lầm lạc đáng tiếc.
2.4. Đầy khao khát và hoài nghi
Mang khát vọng yêu và khát vọng được sống đúng nghĩa v ới cu ộc
đời. Những người con gái trong truyện của Phan Th ị Vàng Anh đa tình, tha
thiết yêu thương và hiến dâng.
“Bỏ trường” là câu chuyện về cô giáo trẻ phải nghỉ việc ở nhà chăm
mẹ nhưng luôn nung nấu suy nghĩ: “Mình không bỏ trường được đâu. Chị

Hoa nghĩ ra một thời khóa biểu từ ngày mai, để khi chị trở lại trường, học
sinh sẽ thấy chị không quên một cái gì cả”.


Cuộc đời, tự bản thân nó, vốn đã vô vị. Cho nên đ ối v ới nh ững tâm
hồn đang khao khát chuyển động, mong ch ờ điều thú vị thì cu ộc đ ời càng
trở nên đáng chán. Họ muốn “có cái gì đó sẽ vỡ, sẽ nổ và biết đâu sẽ vui
hơn” (Hồng ngủ). Thảo trong “Hội chợ” có những cảm xúc hết sức trong
sáng và chân thành. Cô vẫn luôn mong chờ người yêu tr ở về, dẫu th ời th ế
đổi thay và không chút hi vọng.
Chính vì cuộc sống hôm nay quá bon chen nên con người ta m ới c ần
một tình yêu chân thành để làm điểm tựa. Cái đáng trân trọng ở họ là h ọ
có một lối sống chân thành, cuồng nhiệt, chân thật với tình yêu, không che
giấu tình cảm của mình dù cho phải đối diện với hoàn c ảnh phũ phàng
nhất. Họ thích triết lí, thích trải nghiệm, nghĩa là họ có đ ủ nh ững tính cách
bình thường và cả bất thường của tuổi mới lớn.
Bởi vậy, dẫu tuổi trẻ còn lầm lạc, hãy cũng đừng phán xét hay chê
trách. Thử sai là một phần không thể thiếu của những người trẻ. Th ấu
hiểu và chia sẻ với họ, để họ được vơi bớt những nỗi niềm ch ồng chéo
mới là điều cần làm hơn cả.
3. Nghệ thuật khắc họa những người trẻ trong truyện ngắn của
Phan Thị Vàng Anh
3.1. Nghệ thuật kết cấu
Ngắn: Nét độc đáo trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là
ngắn, rất ngắn, có truyện chỉ 2 trang giấy, truyện dài nh ất cũng ch ỉ ch ục
trang. Truyện thường xung quanh những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt của
đời thường, không có biến động nào đặc biệt. Tuy nhiên, nó đ ể lại cho
người đọc sự day dứt rồi từ đó, vấn đề được nói tới lại bung ra m ột cách
mạnh mẽ.



Cách kết thúc truyện của Phan Thị Vàng Anh khá linh hoạt. Đó có khi
là một suy ngẫm thể hiện nhận thức của nhân vật và cũng c ủa chính tác
giả, có khi được để ngỏ. Truyện “Kịch câm” kết thúc nh ưng mâu thuẫn
giữa cha và con vẫn tiếp diễn. Khoảng trống ở cuối truy ện g ợi ra nh ững
khả năng của đời sống mà người đọc có thể giả định.
Có truyện dường như không có kết thúc: truyện “Trẻ con” kết thúc
như sau: “Ngày mai tôi sẽ mua một quyển sổ làm nhật kí. Không th ể tâm
sự cùng ai những trò ấm ớ này”.
Truyện của Phan Thị Vàng Anh, vì thế là kết mà không kết, câu
chuyện như vẫn đang tiếp diễn, đang tham dự vào một phần đời sống c ủa
chúng ta. Đằng sau những cái kết mở ấy là bao vấn đề tác động t ới tâm lí
của con người trong thời đại lúc bấy giờ. Và công việc của người đọc là t ự
mình dựng lại truyện, tự bổ sung hồi kết theo quan điểm của riêng mình.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Phan Thị Vàng Anh ít khắc họa ngoại hình của nhân vật mà ch ỉ chú
tâm khám phá ngóc ngách tâm lí của nhân vật.
- Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ: Phan Thị Vàng Anh th ường
để nhân vật chính tự soi vào một người bạn đồng trang lứa để tự nh ận
thức.
Buổi học ở tu viện: Tôi – Vân
Chị em họ: Thùy – Hà
Sự đối chiếu ấy của tác giả hướng người đọc tới sự lựa chọn cách
sống: “Tôi thấy mình hình như là hai nửa của con người, một n ửa h ướng
thiện và một nửa hướng ác”


- Tác giả cũng thường đặt nhân vật trong quan hệ giữa cha mẹ - con
cái. Ở hầu hết các truyện, những cuộc hội thoại giữa mẹ và con không tìm
được niềm đồng cảm và tiếng nói chung. Điều đó khiến nh ững đ ứa con b ị

hụt hẫng và rơi vào trạng thái cô đơn hơn bao giờ hết.
Phan Thị Vàng Ảnh chịu ảnh hưởng từ cha rất nhiều, bởi vậy mà
hình ảnh của người cha hiện lên trên trang văn của chị đầy thành kính và
yêu thương.
- Để tạo ấn tượng về những nhân vật trẻ tuổi ham chơi và ham vui,
chị thường đặt họ vào tình trường. Trò chơi tình ái đầy quyến rũ có vẻ vô
tội nhưng thực ra ẩn chứa hậu quả khôn lường.
- Sử dụng ngôn ngữ hội thoại và độc thoại nội tâm: Phan Th ị Vàng
Anh đã phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sảo thông qua nh ững đ ộc
thoại nội tâm của nhân vật. Đọc truyện “Mười ngày”, người đọc có c ảm
nhận có điều gì đó đang tan vỡ, đang rạn ra, m ột cách âm th ầm nh ưng
chắc chắn. “Anh lên thành phố với một vẻ lạnh lung. Tôi hỏi: “Anh có nhận
thư không”. Anh gật đầu. “Sao anh không viết?”. “Anh cũng không bi ết”.
Những câu hội thoại ngắn, ngát gừng cùng thái độ lãnh đạo nh ư báo tr ước
sự chia xa sắp sửa của cặp tình nhân.
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.1. Ngôn ngữ
Tác giả sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống hiện đại, gần
gũi với đời sống hàng ngày: “Chức cách đây mấy hôm ch ạy xe vèo vèo ngoài
ngã ba, chở một đứa con gái bé như cái kẹo, không ôm iếc gì cả nh ưng thì
biết ngay là bồ bịch” (Hoa muộn).


Nhân vật thường có những câu nói ngắn, có phần hơi cộc, m ộc m ạc:
“Con Hà chán lắm ngoại ơi”, “Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà” – “R ảnh thì
làm” (Chị em họ).
Ngôn ngữ của nhân vật thống nhất với tính cách của nhân vật, cũng
vô tư, hồn nhiên, kiểu nửa người lớn nửa trẻ con và có tham v ọng th ể hiện
sự trải đời non nớt của mình. Nhiều lúc khó lòng phân bi ệt đ ược l ời c ủa
người kể với lời của nhân vật, lời hội thoại của nhân vật lẫn trong l ời k ể

của người kể chuyện.
Ngôn ngữ trần thuật vừa gãy gọn lại giàu chất thơ và chất triết lí.
3.3.2. Giọng điệu
Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có sự trộn lẫn của giọng d ửng
dưng lạnh lùng, giọng chán chường, hoài nghi và giọng hóm h ỉnh có chút
chế giễu. Giọng điệu đó góp phần đắc lực trong việc kh ắc họa hình t ượng
những người trẻ vừa bất cần, chán nản, vừa khát khao kiếm tìm nh ững giá
trị nhân bản mới.
III. Phần kết luận
Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh là truyện ngắn của m ột người
trẻ dành cho những người trẻ. Chị đã phác họa lại tâm trạng ngổn ngang
chồng chéo của thế hệ trẻ trong đời buổi đời sống xã hội có nh ững chuy ển
mình lớn lao mà mặt trái của nó là quá rõ ràng. Nh ững người trẻ si tình,
bốc cháy nhưng lại sợ sệt, đầy hoài nghi và chưa tìm đ ược lí t ưởng, đam
mê. Bởi vậy mà họ cô đơn, xa lạ, đành thả mình vào nh ững cu ộc ch ơi phù
phiếm với niềm hi vọng cuộc đời sẽ bớt nhạt nhẽo. Cách đáp tr ả tiêu c ực
ấy vừa thể hiện sự khủng hoảng trong đời sống tinh thần của th ời đại v ừa
minh chứng cho niềm khát khao đi tìm, thiết lập hệ giá trị mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Phan Anh, Ghi nhận về thế giới nghệ thuật c ủa Phan Th ị
Vàng Anh, Báo văn nghệ trẻ, số 1.
2. Tạ Mai Anh, Đặc điểm kết thúc truy ện ngắn của Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh,
2002.
3. Ngô Vĩnh Bình, Trẻ và già, Báo văn nghệ, số 9.
4. Lại Nguyên Ân, Sống với văn học cùng thời, NXB Thanh niên, 2003.
5. Lê Hồng Lâm, Trong nhiều Vàng Anh có một Vàng Anh,
Talawas.org.

6. Vương Trí Nhàn, Phan Thị Vàng Anh, http: //Vuongdangbi.com
7. Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn bốn cây bút n ữ, NXB Văn h ọc Hà N ội,
2002.



×