Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI TẠI XÃ LĂNG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.05 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu việc tiếp cận các quyền sử dụng đất của phụ nữ
và nam giới tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện: Bhling Thị Dan
Lớp: Quản lý đất đai 46B
Thời gian thực hiện: 28/12/2015-01/05/2016
Địa điểm thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Giáo viên hướng dẫn: ThS.GVC.Trần Văn Nguyện
Bộ môn: Quy hoạch và Kinh tế đất

NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đến nay tôi đã hoàn thành xong
khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Nghiên cứu việc tiếp cận các quyền
sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam”.
Để hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin
được bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – ThS. GCV. Trần Văn
Nguyện, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập


tốt nghiệp, triển khai đề tài nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Tài nguyên đất và Môi
trường nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã tận tụy
truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học tập tại mái trường này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các lãnh đạo, cán bộ trong Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Tây Giang, các lãnh đạo, cán bộ trong Ủy ban nhân dân xã
Lăng đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ quan cũng
như quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy,
cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo, các cô chú, anh chị luôn dồi dào sức
khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Bhling Thị Dan

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


Cụm từ viết tắt

Chú giải

GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCN

Giấy chứng nhận

ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

DTTS

Dân tộc thiểu số

NQ-TW

Nghị quyết- Trung ương

CT-TTg

Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ

LĐĐ

Luật đất đai

SDĐ

Sử dụng đất


VARHS
UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp
quốc

KH-ĐCT
NQ-UBTVQH13

Nghị quyết- Ủy ban thường vụ Quốc
hội khóa 13

WB

Ngân hàng thế giới

LANDA
Bộ TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề


Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về diện tích và
không có khả năng tăng thêm theo thời gian. Là tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được và là thành

phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Việc sử dụng tài nguyên đất đai
vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách tiết kiệm, hợp lý để
đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn.
Trong những năm qua, Luật đất đai được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn luôn đề
cập đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia
đình sử dụng đất nhằm đáp ứng kịp thời những thay đổi và nhu cầu sử dụng đất
càng lớn của xã hội, cũng như để đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể sử
dụng đất.
Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong việc tiếp cận đất đai nói
riêng được thể chế hoá trong Hiến pháp Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980 và
1992. Khung pháp lý do Chính phủ thiết lập được thể hiện trong thực tế thông
qua hàng loạt các chính sách và điều khoản luật cụ thể như Luật đất đai năm
2013, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật bình đẳng giới năm 2007...
Khoản 4, điều 98, Luật đất đai năm 2013 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng
đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ
và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp
vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người…..”
Bình đẳng giới trong phân công lao động bị chi phối bởi sự bình đẳng trong
nắm giữ và tiếp cận thông tin về đất đai. Theo những nhận định thu được, nam
giới luôn tiếp cận về đất đai nhiều hơn do việc nam giới luôn nắm quyền gia
trưởng trong gia đình và nữ giới thì dễ có nguy cơ mất quyền sử dụng đất khi ly
hôn hoặc khi chồng mất do không có một chứng thực nào về tài sản. Từ đó,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng được quy định trong
Luật đất đai đánh dấu bước tiến mới trong việc công nhận quyền bình đẳng về
tài sản của phụ nữ và nam giới, là bước tiến mới trong vấn đề bình đẳng giới và
xóa đói giảm nghèo…đã tạo ra cơ hội trao quyền cho phụ nữ để họ có thể cùng
chồng định đoạt những vấn đề thuộc tài sản của gia đình, tăng thêm cơ hội ra
quyết định cho phụ nữ, giúp họ cải thiện cuộc sống của mình và con cái.

Tuy các văn bản pháp lý này đã cải thiện đáng kể sự bình đẳng trong tiếp cận
đất đai giữa nam và nữ, song do nhiều nguyên khác nhau, bất bình đẳng trong
tiếp cận đất đai giữa phụ nữ và nam giới, trên thực tế vẫn còn rất lớn. Do đó, phụ


nữ chưa được hưởng trọn vẹn quyền tài sản đất đai của mình.Ví dụ, các cuộc
điều tra của Action Aid (2008), Ngân hàng thế giới (2008), VARHS (2010) hay
UNDP (2006) đều chỉ ra rằng tỉ lệ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của phụ nữ so với nam giới chỉ chiếm khoảng 30% . Tuy nhiên những
sự bất bình đẳng này trên thực tế có sự thể hiện khác nhau giữa các vùng miền,
tộc người khác nhau và trong các điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau[1].
Xã Lăng một xã vùng cao thuộc huyện miền núi Tây Giang của tỉnh Quảng
Nam, nên việc tiếp cận các quy phạm pháp luật về nơi đây chưa kip thời và gặp
nhiều khó khăn, trong đó một lĩnh vực vẫn thiếu sót và còn tồn đọng khá nhiều
là những vấn đề liên quan đến đất đai. Phần lớn người dân sinh sống trên địa bàn
xã là đồng bào dân tộc thiểu số nên trong môi trường vẫn còn sự tồn tại của luật
tục liên quan đến lĩnh vực tài sản, đặc biệt đối với đất đai nên việc am hiểu về
các quyền sử dụng đất vẫn còn ít, chưa kể đến vấn đề giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đai phải đứng tên cả vợ lẫn chồng theo pháp luật quy định. Cũng như
thiếu vắng các nghiên cứu, đánh giá này sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc kết nối
giữa sự đảm bảo mang tính luật pháp về quyền bình đẳng của phụ nữ và các
thực hành trong thực tế. Vì vậy, sự chênh lệch về nhận thức giữa nam giới và nữ
giới vẫn chưa xác định rõ, cần được tiếp xúc để có các biện pháp tốt hơn.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất và
Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo ThS. GVC. Trần Văn Nguyện, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu việc tiếp cận các quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại
xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.
1.1. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.1.1. Mục đích của đề tài

- Tổng hợp và phân tích được nhận thức theo giới trong việc tiếp cận các
quyền chung của người sử dụng đất.
- Phân tích kết quả khảo sát việc đảm bảo có tên vợ và chồng trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đề xuất những giải pháp để quyền tiếp cận đất đai theo giới được công
bằng và theo đúng quy định của luật.
1.1.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.


- Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác và trung thực, phản ánh đúng hiện
trạng.
- Phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
- Đề xuất giải pháp phải mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa
phương


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Các quyền sử dụng đất trong Luật đất đai 2013
Luật đất đai 2013 quy định một số quyền chung của người SDĐ, cụ thể tại
điều 166 như sau: người SDĐ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; được hưởng thành quả lao
động, kết quả đầu tư trên đất; được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà
nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn
và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi
người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình; được bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này; được khiếu nại, tố
cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình

và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai[10].
Bên cạnh đó, theo điều 167 của LĐĐ còn cho phép người SDĐ được quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp,
góp vốn quyền sử dụng đất[10].
2.1.2. Quyền tiếp cận về đất đai
Theo Jesse Ribot và Nancy Peluso cho rằng thuật ngữ tiếp cận, được định
nghĩa là “khả năng hưởng lợi từ cái gì đó”, rõ hơn thuật ngữ tài sản, thường
được hiểu là “quyền có thể được thực thi” mà C.B. McPherson đã đặt ra trước
đây. Theo hai tác giả này, tiếp cận nên được hiểu là một tập hợp các quyền và
quan hệ cho phép các cá nhân hay nhóm “lấy được, quản lý và giữ được,khả
năng hưởng lợi”[11].
Tiếp cận pháp luật được hiểu là hoạt động tuyên truyền, giáo dục đưa pháp
luật về với người dân giúp người dân tại cơ sở có cái nhìn đúng đắn về pháp
luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực
hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở;
phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục
tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa[12].
Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống
luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để ghi nhận, bảo đảm quyền được


thông tin pháp luật, quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, hỗ trợ, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền,
nghĩa vụ, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Việc đánh giá thực trạng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở để có giải
pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong
việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện đáp ứng nhu
cầu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân ngay tại cơ sở; phát huy vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa[13].
Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2014. Cho đến nay, Luật đã
quy định cụ thể những yêu cầu của Nhà nước đối với người sử dụng đất như:
Bảo hộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của
người sử dụng đất; quy định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất khi đủ điều kiện, kể cả trường hợp sử dụng đất mà không
có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 cũng nhấn
mạnh đến quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
trong đó chú trọng hơn đến vấn đề an sinh xã hội như tái định cư, hỗ trợ đào tạo
nghề, tìm kiếm việc làm cho người có đất bị thu hồi; mở rộng quyền cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị
quyền sử dụng đất.
Một điều đặc biệt là, Luật Đất đai 2013 đã quy định mở rộng hơn quyền tiếp
cận đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
thì việc áp dụng các quy định về thu hồi đất, hình thức giao đất, cho thuê đất đều
bình đẳng như nhau.
Cụ thể tại khoản 4, Điều 98 của Luật đất đai năm 2013 ghi rõ “Trường hợp
quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài
sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ,
tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng



đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng nếu có yêu cầu”[10].
2.1.3. Chủ trương chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Từ năm 1977, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, tập trung chỉ đạo, giải
quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS.
Tại Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị “ Về một
số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” và Nghị quyết
số 24/NQ-TW, ngày 21/01/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
về công tác dân tộc đã thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định
đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng DTTS, trong đó
có vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS.
Cụ thể hóa chủ trương trên, trong hệ thống các văn bản luật hiện hành, mới
có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có các quy định, nội dung liên quan trực tiếp
đến vùng DTTS. Khi Chính phủ ban hành một số chính sách, quy định về giải
quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS đều phải căn cứ vào các quy định của
Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng…Thực tiễn cho thấy: việc giải
quyết đất ở, đất sản xuất cho ĐBDTTS còn liên quan trực tiếp tới Luật Cư trú,
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, các luật này (trừ Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng) lại không hề có điều nào quy định nhằm khắc phục, hạn chế mặt
trái của cơ chế thị trường (quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra rất
mạnh, tập trung ở những vùng đất nông nghiệp có chất lượng tốt với diện tích
rộng lớn) đảm bảo đất ở, đất sản xuất ở mức hợp lý cho các hộ ĐBDTTS ngay
trên quê hương của họ.
Triển khai chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, chính
sách cụ thể để giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất của ĐBDTTS. Từ năm 2002
đến năm 2014, có trên 40 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hơn 50 quyết
định, thông tư của các Bộ, ngành. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã xây
dựng 405 đề án, dự án triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất

cho ĐBDTTS nghèo như:
- Quyết định số 132/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/10/2002 về
việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên.


- Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà
ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu nghèo, đời sống khó khăn
(thực hiện 2004 – 2008).
- Quyết định số 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/06/2005 về
thu hồi đất sản xuất của các Nông lâm trường để giao cho các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo.
- Quyết định số 304/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/11/2005 về
việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong
buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/10/2009
về việc tiếp tục thưc hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt đến năm 2010 cho đồng bào dân tộc thiểu số (từ năm 2009 đến
năm 2010).
- Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30 tháng 10 năm 2012 về kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số[39].
- Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư
cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015. Quyết định 1049/QĐ-TTg ban
hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng chính
phủ ban hành, có hiệu lực ngày 26 tháng 06 năm 2014 và Quyết định số
1733/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2009 về việc công nhận các đơn vị hành
chính thuộc vùng khó khăn tỉnh Gia Lai[5].
- Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ,

về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, việc làm cho đồng bào DTTS
nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015.
Theo đó, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, có đời sống khó khăn được xác
định theo tiêu chí tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg chưa có đất ở và đất sản xuất,
chưa được chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, có nhu cầu về vốn để tạo
việc làm, tăng thu nhập cho gia đình đang cư trú ổn định, hợp pháp tại 13 tỉnh,
thành phố đồng bằng sông Cửu Long[4].
Thực hiện Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
10/1998/CT-TTg ngày 20/2/1998 về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg


ngày 01/7/1999 về một số biện pháp đẩy mạnh và hoàn thành việc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở nông thôn.
Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2012 cả nước đã cấp được 35.458.000 giấy
chứng nhận các loại với tổng diện tích 20.385.000 ha. Trong đó, ĐBDTTS cả
nước đã cấp được đã cấp 1.702.000 giấy chứng nhận đất ở, diện tích là 94.000
ha; cấp 2.349.000 GCN đất nông nghiệp, diện tích là 1.600.000 ha; 1.037.300
giấy chứng nhận đất lâm nghiệp, diện tích là 4.237.600 ha. Việc cấp GCNQSDĐ
cho ĐBDTTS nói chung trong giai đoạn 2002- 2012 đạt khá cao, nhưng mới chỉ
đạt 34,6% tổng số mảnh so với 78% tổng số mảnh đất của người Kinh. Tuy vậy,
ở một số địa phương vùng dân tộc thuộc khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội
đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ cấp GCNQSDĐ đạt còn
thấp. Cá biệt, có nơi đến nay vẫn chưa cấp được GCNQSDĐ cho các hộ DTTS
thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất của các Quyết
định số 134, 132, 33...Theo báo cáo của Bộ TN & MT, hiện tại, việc cấp giấy
chứng nhận đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở tại các tỉnh miền núi,
biên giới, có đông ĐBDTTS đạt khá thấp: có 23 tỉnh cấp giấy chứng nhận đất
sản xuất nông nghiệp đạt dưới 80%, trong đó có 18 tỉnh đạt từ 22% - dưới 70%.
Có 36 tỉnh cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp đạt dưới 80%, trong đó có 28

tỉnh đạt từ 16 % -63 %. Có 26 tỉnh cấp giấy chứng nhận đất ở đạt dưới 80%,
trong đó có 19 tỉnh đạt từ 13 % đến 68%[14].
Bộ Tài nguyên - Môi trường đã quan tâm thực hiện chính sách đối với đồng
bào dân tộc thiểu số nhưng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đất đai. Luật Đất đai
vừa được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã quy định trách
nhiệm của Nhà nước trong việc bố trí đất ở, đất sản xuất; miễn giảm thuế đất ở,
đất sản xuất… Chính phủ, các Bộ, ngành cần tập trung chỉ đạo rà soát quỹ đất
của nông, lâm trường giao lại cho địa phương ưu tiên bố trí đất ở, đất sản xuất vì
đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đất ở, đất sản xuất là điều kiện tiên quyết để
ổn định sản xuất và đời sống. Có chính sách bảo vệ môi trường, tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường vùng dân tộc, miền
núi [20].
Một điều đặc biệt là, Luật Đất đai 2013 ra đời và có hiệu lực thực hiện đã
quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn
thương như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể tại Điều 27,
LĐĐ 2013 đã khẳng định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất
nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số là “có chính sách về đất ở, đất
sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập


quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều
kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn
có đất để sản xuất nông nghiệp”[10].
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến năm 2014 cả nước
đã cấp cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9
triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận
(diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu
giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng
cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận [23].

2.1.4. Quyền bình đẳng giới
2.1.4.1. Khái niệm bình đẳng giới
Tại khoản 3, điều 5 của Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định Bình đẳng
giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó[8].
Vai trò và vị trí ngang nhau không có nghĩa là nam và nữ phải có những trách
nhiệm giống nhau trong xã hội. Trái lại, định nghĩa này nhấn mạnh việc thừa
nhận và tôn trọng sự khác biệt trong vai trò và trách nhiệm của nam và nữ giới
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Bình đẳng giới cũng có nghĩa nam và nữ
hưởng quyền lợi như nhau, thừa hưởng những cơ hội và điều kiện để tiếp cận
nguồn lực một cách bình đẳng và tận hưởng những thành quả của phát triển xã
hội, văn hóa, chính trị và kinh tế. Thể hiện cao nhất của bình đẳng giới là qua
việc đánh giá ngang nhau tiếng nói của nam giới và nữ giới trong những quyết
định của gia đình và xã hội.
2.1.4.2. Bình đẳng giới trong tiếp cận chính sách pháp luật về đất đai
So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đạt nhiều thành tích tốt
trong công tác tuyên truyền bình đẳng giới. Chẳng hạn, Việt Nam có tỉ lệ đại
biểu quốc hội là nữ cao hơn nhiều quốc gia phát triển, đồng thời đã xây dựng
được hành lang chính sách về bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia cho
những nhà lãnh đạo nữ. Tuy nhiên những mục tiêu này vẫn chưa được thực hiện,
đặc biệt ở cấp địa phương và trong những lĩnh vực truyền thống của nam giới.
Vai trò của phụ nữ, vấn đề nữ giới trong việc quyết định các chính sách về
đất đai là một yếu tố để đảm bảo thành công việc hoàn thiện chính sách, pháp
luật đất đai, xây dựng xã hội dân sự. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, tăng


cường bình đẳng về giới, lồng ghép các vấn đề giới vào các chính sách, chương
trình và dự án phát triển là một nội dung quan trọng trong chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo.

Luật Đất đai 2003 đã có Nghị định hướng dẫn chi tiết về việc thi hành Luật,
trong đó có điều khoản hướng dẫn chi tiết về Quyền có tên của phụ nữ trong
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ, theo cách gọi khác là "sổ
đỏ"). Để đảm bảo tính liên tục, nhất quán và sự kế thừa, phát huy các chính sách,
Luật Đất đai năm 2013 cũng có điều khoản quy định về quyền này. Tuy nhiên,
theo báo cáo khảo sát Quyền tiếp cận đất của phụ nữ do nhóm An ninh lương
thực và giảm nghèo (CIFPEN) và tổ chức Actinoaid Việt Nam thực hiện năm
2008 cho thấy, 5 năm sau ngày Luật Đất đai 2003 ra đời, tại 3 tỉnh Hòa Bình,
Lai Châu, Vĩnh Long vẫn còn 90% GCNQSDĐ mang tên một người - phần lớn
mang tên người chồng.
Việc phụ nữ không có tên trong GCNQSDĐ đã góp phần làm giảm vai trò, vị
thế của phụ nữ trong sử dụng đất đai vào mục đích phát triển kinh tế gia đình,
cải thiện sinh kế, giảm nghèo bền vững. Trên thực tế, người chồng đứng tên một
mình trong "sổ đỏ" đồng nghĩa với việc người chồng được quyền quyết định với
tài sản đất đai. Khi người chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất, người vợ
không có quyền tham gia hoặc tham gia cũng chỉ lấy lệ. Khi vợ chồng ly hôn,
người vợ thường gặp nhiều rắc rối trong phân chia tài sản, hoặc khi người chồng
chẳng may qua đời hoặc làm ăn kinh doanh thất thoát thì người vợ đều gặp thiệt
thòi.
Để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, để người dân hiểu hết quyền lợi khi đứng
tên cả vợ, chồng trong GCNQSDĐ, các thành viên Liên minh đất đai đã thống
nhất đưa ra những kiến nghị như: Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
2013 cần có hướng dẫn chi tiết cho việc đổi GCNQSDĐ là tài sản chung của vợ
và chồng từ 1 tên thành 2 tên với các trường hợp trước năm 2004 như là một
việc đương nhiên, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương mà không nên
chờ đến khi phụ nữ có yêu cầu.
Để thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang hai tên vợ và
chồng cũng như nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này, cần thực hiện
các nhóm giải pháp: cải cách thủ tục hành chính; nâng cao công tác tuyên
truyền, vận động giúp người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa hiểu

rõ hơn về lợi ích và tác động tích cực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2
tên; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính địa phương; giảm, miễn lệ
phí đổi/ cấp sổ 2 tên cho các gia đình nghèo[36].


2.1.5. Chủ trương chính sách tiếp cận đất đai đối với phụ nữ
Dự án Tiếp cận Quyền về Đất đai cho Phụ nữ được thực hiện bởi Viện
Nghiên cứu Phát triển Xã hội, đối tác trong nước của Trung tâm Quốc tế Nghiên
cứu về Phụ nữ, tổ chức đang chia sẻ những công cụ và các bài học kinh nghiệm
từ cách tiếp cận dựa vào cộng đồng tương tự đã được thực hiện tại Uganda[19].
Ngày 7.10.2014, T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ban hành kế hoạch
193/KH-ĐCT nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 trong hệ
thống Hội. Mục đích của kế hoạch này là tuyên truyền nâng cao nhận thức của
hội viên, phụ nữ về Luật Đất đai để chị em nắm được những quy định cơ bản về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, (bao gồm chính sách sổ đỏ 2 tên) và
tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình[14].
Theo kết quả nghiên cứu “Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam
đương đại” do UNDP tài trợ được công bố tại Hà Nội mới đây, nam giới có
mạng lưới xã hội rộng hơn nữ giới.
Đại diện nhóm nghiên cứu - bà Nguyễn Thị Phương Châm cho biết, tỷ lệ phụ
nữ đứng tên chủ quyền đất ở và các loại đất khác thấp hơn so với nam giới, ở
nông thôn thấp hơn ở đô thị. Cụ thể, tỷ lệ người đứng tên trên Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất: 44% là chồng, 22% là hai vợ chồng, 19,7% là vợ, 7,4% là
người khác và 6,9% là bố mẹ.
Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đứng
tên cùng chồng chỉ có xu hướng cao hơn khi đó là đất do cha mẹ đẻ để lại, đất
được cấp cho vợ hoặc chồng hoặc đất họ cùng mua sau khi kết hôn.
Tương tự, việc sở hữu bình đẳng (2 vợ chồng cùng đứng tên) có xu hướng
phổ biến hơn trong nhóm di dân, có học vấn cao hơn, có thu nhập cao hơn, có sự
tham gia của phụ nữ trong các buổi họp tuyên truyền về pháp luật.

Một nghiên cứu do WB tài trợ tiến hành lại cho hay, phụ nữ rất muốn đứng
tên chủ quyền đất đai cũng do mong có được an ninh sinh kế khi tuổi già, ngay
cả khi họ có con cái phụng dưỡng[15].
Tại nhiều cộng đồng DTTS, mặc dù tỷ lệ phụ nữ tham gia vào nông nghiệp
cao nhưng họ ít có khả năng được tiếp cận với đất đai, tín dụng, và các nguồn tài
nguyên và nguồn lực kinh tế khác. Theo luật tục, chỉ nam giới mới có quyền
thừa kế đất đai.Tỷ lệ hộ gia đình có nam giới là chủ sở hữu quyền sử dụng đất
duy nhất là 40,6% đối với người Kinh so với 74,2% ở các nhóm DTTS.Trong
khi 36% giấy chứng nhận sử dụng đất của người Kinh có tên cả vợ và chồng thì
con số này ở người dân tộc thiểu số chỉ là 21%. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ


không nhận thức được quyền lợi hợp pháp của mình là được cùng có tên trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Khả năng tiếp cận quyền đất đai còn có nội hàm sâu xa hơn đối với việc tăng
cường quyền năng kinh tế như tiếp cận tín dụng, thừa kế, quyền hợp pháp đối
với tài sản, nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên. Tỷ lệ hộ gia đình chưa
từng được tiếp cận tín dụng (ưu đãi) trong các nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao
hơn so với người Kinh. Người dân tộc thiểu số thường vay tín dụng từ Ngân
hàng Chính sách xã hội thay vì các ngân hàng thương mại, tuy nhiên món vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh có quy mô
trung bình chỉ từ 5-7 triệu đồng. Các hộ DTTS do phụ nữ làm chủ hộ càng khó
tiếp cận với nguồn tín dụng hơn do không đủ tài sản để thế chấp [24].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình thực hiện quyền tiếp cận về đất đai của phụ nữ và nam
giới trên thế giới
Đất đai là một yếu tố nguồn lực sản xuất, do đó nội dung đánh giá bình đẳng
giới trong tiếp cận đất đai được nghiên cứu cùng với các yếu tố nguồn lực khác
như vốn tín dụng hay tiếp cận thông tin. Các nghiên cứu ngoài nước, cho dù ở
đánh giá trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển (FAO,

2011) hay tập trung vào 1 số quốc gia như Bangladesh, Ghana, Tajikistan hay
vùng (Christine G. Ishengoma, (1997); Hatcher, J. et.al. (2005); Shahnaj
Parveen, (2008); Ogato, G. and J. Subramani.(2009); Alexander M. Danzer et.al.
(2009) đều có chung kết luận là tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận
nguồn lực nói chung vẫn diễn ra phổ biến, với bất lợi thuộc về phụ nữ. Trên cơ
sở phân tích các nguyên nhân liên quan đến quan điểm truyền thống và phong
tục tập quán, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân,... các nghiên cứu trên cũng
đưa ra ngụ ý chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực cho phụ
nữ. Mặc dù vậy các nghiên cứu chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố tác động để từ đó đưa ra các lựa chọn ưu tiên về mặt chính sách.
Bên cạnh các nghiên cứu bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất
chung, có tương đối nhiều các nghiên cứu đề cập tới bình đẳng giới trong tiếp
cận yếu tố đất đai. Các nghiên cứu của Eve Crowley (1999); Linus Blom
(2006); Nichols, S.; Crowley, E. and Komjathy, K. (1999); Carmen Diana
Deere, Magdalena Leon (2003); Mechthild Runger (2006); Jagero, N et.al
(2011); Nitya Rao (2011); Cheryl Doss et.al (2013); Henri – Ukoha, A. et al.
(2014), với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hay định lượng hoặc
kết hợp cả hai, tất cả đều chỉ ra thực tế có tồn tại vấn đề bất bình đẳng giới trong


tiếp cận đất, theo đó phụ nữ có ít khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai hơn nam
giới, và nếu có thể tiếp cận với đất đai thì các mảnh đất cũng có diện tích nhỏ
hơn và chất lượng thấp hơn. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy tác động của các
quan điểm truyền thống “trọng nam khinh nữ” trong trao quyền, kiểm soát và
thừa kế đất đai (Jagero, N et.al (2011), các đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ
như trình độ học vấn, tuổi, tình trạng hôn nhân của phụ nữ... (Henri – Ukoha, A.
et al. (2014)) hay các yếu tố gắn với thể chế chính thức (Mechthild Runger
(2006)) ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và kiểm soát đất đai của phụ nữ. Mặc
dù vậy, phần lớn các nghiên cứu này xem xét đất đai với tư cách là tài sản của hộ
gia đình mà chưa xem xét cụ thể đất đai dưới góc độ là nguồn lực sản xuất.

Thêm vào đó nếu nghiên cứu ở phạm vi quốc gia thì chỉ dừng ở việc mô tả
dữ liệu cũng như sơ lược giải thích nguyên nhân trong bối cảnh phân tích so
sánh với các quốc gia khác mà chưa đi sâu vào phân tích vai trò cũng như cơ
chế tác động của các nguyên nhân đó, còn với các nghiên cứu đi sâu phân tích
thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai thì cho dù là
nghiên cứu định tính hay định lượng, các nghiên cứu mới chỉ tập trung khai thác
dữ liệu thông qua các cuộc điều tra hay phỏng vấn với đối tượng hộ gia đình cụ
thể, qui mô mẫu nhỏ tập trung theo một vùng nhất định của các quốc gia ví dụ
như quận Bunyala của Kenya hay bang Abia thuộc Đông Nam Nigeria …và do
đó các kết luận sẽ không có tính đại diện quốc gia.
Tóm lại, các nghiên cứu ngoài nước cho dù xem xét dưới góc độ tổng quan,
mang tính lý thuyết, hay với các vấn đề cụ thể, đánh giá thực trạng trong các
khía cạnh của bình đẳng giới, đã cho thấy được một khung lý thuyết tương đối
đồng nhất về quan điểm trong đánh giá bất bình đẳng giới, các nguyên nhân gây
ra bất bình đẳng giới và tác động của vấn đề bất bình đẳng giới tới quá trình phát
triển kinh tế, đây chính là cơ sở tương đối vững chắc để có thể tiến hành đánh
giá toàn diện vấn đề bình đẳng giới và trong từng khía cạnh riêng lẻ để từ đó
hoạch định các chính sách đảm bảo bình đẳng giới. Tuy vậy, vấn đề giới là vấn
đề chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cấu trúc xã hội cũng như đặc trưng văn
hóa, do đó các nghiên cứu này chỉ đóng vai trò giúp hình thành khung lý thuyết
mà không thể áp dụng làm chính sách chung để giải quyết vấn đề bất bình giới
nói chung và bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn lực sản xuất ở mỗi một
quốc gia riêng lẻ, do đó đây chính là “khoảng trống’ mà tác giả đặt ra trong
nghiên cứu của mình [18].
Quỹ Nông nghiệp và Phát triển Quốc tế (IFAD) báo cáo rằng trong thế giới
đang phát triển, tỉ lệ đất đai do phụ nữ sở hữu chỉ chiếm gần 2% [16].


2.2.2. Tình hình thực hiện quyền tiếp cận về đất đai của phụ nữ và nam
giới ở Việt Nam

Theo báo cáo khảo sát “Đảm bảo quyền có tên của vợ và chồng trong giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất” do LANDA thực hiện tháng 8.2014 ở 3 địa bàn,
sổ đỏ đã cấp trước năm 2004 mang tên một người, chủ yếu là người chồng thì
nay đã được ngành TN & MT cấp đổi sang 2 tên cả vợ và chồng ở những vùng
có dự án hoặc đối với trường hợp tách hộ chuyển đổi, thừa kế. Tuy nhiên, nếu
không có dự án hoặc tách đổi, chuyển nhượng, thừa kế thì sổ đỏ vẫn mang 1 tên,
chủ yếu là chồng.
Báo cáo của nhóm tư vấn Oxfam thực hiện tháng 9.2014 cho biết: Tại Quảng
Bình, trong số những người được khảo sát có 83,0% số GCNQSDĐ đã được ghi
tên cả vợ và chồng. Còn những người được khảo sát tại huyện Lạc Sơn, Hòa
Bình cho biết 100% số GCNQSDĐ vẫn chỉ ghi tên người chồng.
Phần đông người dân được hỏi đều cho biết là đất đai của họ được cấp sổ đỏ
trước 2003 và họ thiếu thông tin về sổ đỏ 2 tên. Thậm chí ngay tại một số xã có
dự án cấp đổi sổ (bao gồm sổ 2 tên) thì đa số người dân cũng không biết rõ về
chính sách. Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách này, ngành TN &MT và chính
quyền địa phương cần tuyên truyền rộng rãi về lợi ích sổ đỏ 2 tên nhằm đảm bảo
quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ trên thực tế [14].
Cuộc khảo sát do ActionAid Việt Nam phối hợp cùng Mạng lưới Các tổ chức
dân sự xã hội vì an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) tại 6 tỉnh: Hòa
Bình, Lai Châu, Ninh Thuận, Gia Lai, Trà Vinh, Vĩnh Long. Kết quả khảo sát
cho thấy ở cả 6 tỉnh, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung mới
chỉ phổ biến ở sổ một tên (chồng). Các thông tin về Luật đất đai và những điều
liên quan đến quyền tiếp cận đất của phụ nữ chỉ mới tới được cấp huyện, chưa
được phổ biến đến người dân, do vậy tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất mang tên cả vợ và chồng tại các địa bàn khảo sát còn rất thấp: Hòa Bình và
Lai Châu: 1-5%, các tỉnh còn lại là 10-15%.
Nguyên nhân của thực trạng này là do các cấp chính quyền địa phương chưa
nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải tiến hành cấp đổi giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; thủ tục hành chính còn rườm rà, chi phí mà người dân phải trả cho
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn cao; công tác thông tin tuyên

truyền về Luật Đất đai chưa được quan tâm đúng mức; bản thân người dân, đặc
biệt là phụ nữ cũng chưa hiểu về quy định này và ý nghĩa của nó. Trong một số
gia đình, người chồng chưa tạo điều kiện để người vợ được ghi tên vào giấy


chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều chủ hộ gia trưởng, chỉ muốn đứng một
tên...
Đa số người dân ở các vùng khảo sát chưa biết đến quy định về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mang hai tên vợ và chồng, từ đó chưa nhận thức
đầy đủ về lợi ích của quyền tiếp cận và sử dụng đất của người phụ nữ. Vì vậy,
mặc dù người phụ nữ tham gia vào hoạt động trồng trọt nhiều không kém đàn
ông nhưng đại đa số chủ hộ đứng tên là nam giới.
Ông Saroj Dash, quyền Giám đốc Quốc gia ActionAid Việt Nam nói: “Phụ
nữ là người sản xuất nông nghiệp chủ yếu và nuôi sống cả gia đình, song quyền
tiếp cận và sử dụng các công cụ và tư liệu sản xuất của họ vẫn chưa được đảm
bảo, thậm chí có khi còn bị xâm phạm”.
Trong gia đình, việc không thực sự được làm chủ nguồn đất đai, tư liệu, công
cụ sản xuất, người phụ nữ luôn ở vào vị thế phụ thuộc, vai trò giới không được
phát huy. Vì thế, đói nghèo, chậm phát triển luôn là ẩn họa đối với phụ nữ và
con cái họ.
Ở Việt Nam, tuy luật pháp quy định phụ nữ và nam giới đều có quyền và có
khả năng thực hiện, quản lý tài nguyên bền vững nhưng họ nhận thức về sử dụng
quyền khác nhau tùy theo điều kiện tiếp cận nguồn đất đai. Thêm vào đó, phong
tục, tập quán ở một số nơi đã bỏ qua quyền sở hữu thực tế được pháp luật công
nhận. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một tên đã tạo nên sự bất
bình đẳng về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ so với nam giới.
Hệ quả là người phụ nữ dễ mất quyền với đất đai trong mọi trường hợp, nhất
là khi vợ chồng ly hôn hoặc góa bụa. Đây là chưa kể đến khó khăn của phụ nữ
trong trường hợp cần vay vốn tín dụng của Nhà nước khi chồng ốm đau hay
được quyền chủ động trồng cây gì, gieo hạt gì đạt năng suất cao...giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất 2 tên sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho cả vợ và chồng sở
hữu đất; nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là phụ nữ khi họ không biết
đến quyền lợi của chính mình.
Người phụ nữ sẽ cảm thấy phấn khởi vì được làm chủ tài sản gia đình ngang
với chồng, từ đó tạo tâm lý thoải mái cho cả gia đình, dẫn tới không khí gia đình
đầm ấm, kinh tế gia đình phát triển, con cái được chăm sóc tốt hơn; trong trường
hợp ly hôn thì cũng chủ động hơn về việc phân chia tài sản. giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất còn đảm bảo để người vợ tham gia quản lý, bảo vệ tài sản cho
con cái, yên tâm hơn để đóng góp công sức của mình với gia đình, tạo nên sự tự
tin của người vợ bên cạnh người chồng.


Điều đặc biệt quan trọng là khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai tên, vị
thế của người phụ nữ đã được nâng lên trong gia đình cũng như trong xã hội,
góp phần thay đổi tính gia trưởng ở một bộ phận nam giới.
Để thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang hai tên vợ và
chồng cũng như nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này, cần thực hiện
các nhóm giải pháp: cải cách thủ tục hành chính; nâng cao công tác tuyên
truyền, vận động giúp người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa hiểu
rõ hơn về lợi ích và tác động tích cực của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2
tên; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa chính địa phương; giảm, miễn lệ
phí đổi/ cấp sổ 2 tên cho các gia đình nghèo.
Theo báo cáo mới nhất về Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội hiện nay
được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố năm 2013, tại 10
tỉnh thành đại diện cho sự đa dạng của các vùng kinh tế và tộc người bao gồm
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Ninh
Thuận, Quảng Ninh, Sơn La, Trà Vinh, tỷ lệ cả chồng và vợ cùng đứng tên trên
GCNQSDĐ chỉ chiếm 22% trong khi nếu đứng tên riêng người chồng thì gấp
đôi tỷ lệ này.
Từ con số đó, UNDP đã đưa ra kết luận cho rằng, luật pháp nhà nước đang áp

dụng hiện nay vô hình trung đã tạo khả năng để các tác nhân loại trừ phụ nữ ra
khỏi sự tiếp cận đối với đất đai hơn là bảo đảm cho sự tiếp cận của phụ nữ đối
với loại tài sản này. Đây không phải lần đâu tiên các tổ chức quốc tế nhận định
như vậy, bởi trước đó, trong báo cáo Khảo sát quyền tiếp cận đất của phụ nữ do
Nhóm An ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) và Tổ chức Actionaid Việt
Nam (AAV) thực hiện năm 2008, thậm chí có tới trên 90% GCNQSDĐ ghi tên
một người mà phần lớn là người chồng [21].
2.2.3. Tình hình thực hiện quyền tiếp cận về đất đai của phụ nữ và nam
giới của tỉnh Quảng Nam
Từ năm 2004, theo NĐ 84/2004/ NĐ-CP việc cấp mới cấp đổi GCNQSDĐ
có tên cả vợ lẫn chồng đã được tỉnh triển khai về cho các huyện, thành phố trực
thuộc thực hiện. Tuy còn nhiều bất cập từ lúc triển khai nhưng đến nay tình hình
cấp mới cấp đổi khá hoàn thiện và ổn thỏa, tuy nhiên vẫn còn rào cản ở các
huyện miền núi, khó khăn chẳng hạn như: Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà
My, Bắc Trà My… Nhưng bên cạnh đó tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ tận tình
trong cuộc cấp mới đồng loạt không thu lệ phí khi đăng kí cấp GCN cũng như
việc thu thuế sử dụng đất được miễn giảm hoàn toàn.


Ngày 15-12, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị sơ
kết 5 năm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 –
2015, bàn phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo. Trong 5 năm qua,
Quảng Nam bước đầu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động,
việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ dân tộc
thiểu số với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động; đảm bảo sự tham gia
bình đẳng giới giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đời sống gia
đình, văn hóa, thông tin [22].
2.2.4. Tình hình thực hiện quyền tiếp cận về đất đai của phụ nữ và nam
giới của xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Xã đã phối hợp với Công ty Cao su Nam Giang I đã đầu tư trồng 540 ha cao

su đại điền, Dự án Carbi đã thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại thôn Nal
nhằm nâng cao thu nhập đối với đất rừng. Chương trình có hỗ trợ cấp
GCNQSDĐ có tên cả vợ lẫn chồng để đủ điều kiện được vay vốn của ngân hàng
chính sách. Đây là một cơ hội để người dân được cầm trên tay GCN có tên cả vợ
lẫn chồng theo quy định của pháp luật. Đồng thời chương trình cấp mới
GCNQSDĐ có tên cả vợ lẫn chồng đã được huyện triển khai thực hiện về xã
Lăng nhưng hầu như xã chưa phổ biến đến người dân bởi những điều kiện khó
khăn nhất định. Và đến nay số hộ gia đình cầm trên tay được GCN có tên vợ và
chồng là rất ít, hầu hết GCNQSDĐ chỉ đứng tên người chủ hộ là chồng, số còn
lại chưa biết các thủ tục để đăng kí GCNQSDĐ là gì.


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Việc tiếp cận các quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã Lăng,
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Một số văn bản pháp luật có liên quan đến quyền sử dụng đất đai
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian sử dụng số liệu: năm 2015- 2016
+ Thời gian thực tập: từ ngày 28/12/2015 đến ngày 01/05/2016
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Lăng, huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam
- Tình hình sử dụng đất của xã Lăng năm 2015
- Nhận thức của người dân theo giới trong việc tiếp cận các quyền sử dụng

đất
- Hiện trạng tiếp cận đất đai theo giới
- Khảo sát và thống kê việc đảm bảo có tên vợ và chồng trong giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013
- Phân tích các nguyên nhân của những tồn tại trong việc tiếp cận đất đai theo
giới
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc tiếp cận đất đai
theo giới
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên,tài nguyên
thiên nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất của địa phương.


- Các văn bản pháp quy của Trung ương và địa phương có liên quan đến việc
tiếp cận quyền sử dụng đất theo giới, bình đẳng giới.
- Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Tây Giang; Uỷ ban nhân dân xã Lăng trên cơ sở các loại bảng biểu, báo
cáo, bản đồ...
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu tiến hành 212 lượt phỏng vấn sâu, trong đó chia làm 2 nhóm đối
tượng gồm 106 phiếu cho nam giới và 106 phiếu cho phụ nữ. Ngoài ra, cũng đã
tiến hành lấy ý kiến của cán bộ chuyên môn tại địa phương.
3.4.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về hiện trạng sử dụng đất giúp
đưa ra những nhận định chính xác hơn về tình hình sử dụng đất và việc tiếp cận
các quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã Lăng, làm cơ sở cho việc
phân tích và đánh giá trong báo cáo.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

Sau khi đi khảo sát thực tế tại địa phương, thu thập những số liệu, tài liệu cần
thiết cũng như điều tra thực tế, phỏng vấn tại địa phương tôi tiến hành xử lý các
tài liệu thu thập được nhằm đưa ra những kết quả và nhận định chính xác cho
việc nghiên cứu việc tiếp cận quyền sử dụng đất của phụ nữ và nam giới tại xã
Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn cán bộ chuyên môn về tình hình thực hiện việc tiếp cận
đất đai theo giới để đề xuất các giải pháp liên quan.
3.4.5. Phương pháp kế thừa
Sự tiếp thu, kế thừa và phát triển các nội dung đã nghiên cứu liên quan sẽ
đảm bảo củng cố thêm tính khoa học và thực tiễn cho đề tài. Vì vậy, trong quá
trình thực hiện, nội dung và số liệu của đề tài sẽ được kế thừa có chọn lọc các số
liệu, tài liệu của các tác giả khác đã nghiên cứu có liên quan.


Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lăng, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lăng là một xã biên giới phía Tây của huyện Tây Giang. Có chiều dài
đường biên giới với nước CHDCND Lào khoảng 3.50 km, cách trung tâm huyện
5.5 km về phía Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 22544.67 ha.
Trung tâm xã có tọa độ địa lý 15 0 20’32.6’’ vĩ Bắc và 107052’46.8’’ kinh
Đông. Ranh giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Dang, huyện Tây Giang.
- Phía Tây giáp xã Tr’hy, huyện Tây Giang.
- Phía Nam giáp huyện Nam Giang.
- Phía Bắc giáp xã Atiêng, huyện Tây Giang và nước CHDCND Lào.


Hình 4.1. Vị trí địa lý của xã Lăng, huyện Tây Giang
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Là một xã miền núi cao nên có địa hình phức tạp, hiểm trở, chia cắt bởi nhiều
sông suối nên rất khó trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và bố


trí dân cư. Địa hình có hướng thấp dần từ tây sang đông, có thể chia làm 3 dạng
sau:
* Địa hình núi cao: Chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố
khu vực phía tây giáp Lào và xã Tr' Hy. Khu vực này có địa hình phức tạp, nhiều
núi cao, hiểm trở, độ cao trung bình từ 800m đến 1400m. Dạng địa hình này chỉ
thích hợp cho phát triển các loại cây lâm nghiệp.
* Địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này nằm tập trung ở khu vực phía
đông và gần khu trung tâm xã, độ cao trung bình từ 300m đến 700m, chiếm
khoảng 25% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Địa hình này phù hợp cho phát
triển các cây lâm nghiệp, ở những nơi có độ cao thấp thích hợp trồng các cây
công nghiệp, cây dược liệu, hoa màu...
* Địa hình gò đồi và đất bằng: Chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên của xã,
phân bố khu vực trung tâm xã, ven sông Avương và các khe suối nhỏ. Dạng địa
hình này thích hợp cho phát triển ngành nông nghiệp, bố trí dân cư và xây dựng
cơ sở hạ tầng.
4.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu xã Lăng mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng chủ
yếu sau:
Xã Lăng nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực đông
Trường Sơn, có hai mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8; và mùa mưa
từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Về nhiệt độ với nhiệt độ trung bình năm là 22 0C. Trong đó, nhiệt độ cao nhất

trong năm là 380C và nhiệt độ thấp nhất là 80C
Lượng mưa trung bình năm là 2500 mm, lượng mưa tập trung vào tháng 10
và tháng 11 của năm.
Với độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.
Trên địa bàn xã có 3 hướng gió chính hoạt động là gió Tây Nam (gió Lào),
Đông Nam và gió mùa Đông Bắc.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn xã tương đối thuận lợi, độ ẩm trung bình,
thích nghi nhiều loài sinh vật sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên mùa mưa,
nắng thường tập trung theo mùa nên hiện tượng khan hiếm nước trong mùa khô
và thừa nước vào mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp
cũng như sinh hoạt người dân.


4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn xã có hai nhánh sông chính là sông Avương và sông Lăng:
- Sông Avương bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy qua địa phận huyện Tây
Giang đi qua xã Lăng, Atiêng, Bhalêê, Avương rồi đổ vào địa phận huyện Đông
Giang, đoạn đi qua xã dài khoảng 10 km. Do ở thượng nguồn nên lưu lượng
nước không nhiều, độ dốc cao, lòng sông rộng trung bình khoảng 10m.
- Sông Lăng bắt nguồn từ các khe suối phía tây trên địa bàn xã, chảy theo
hướng Nam qua địa phận Nam Giang, hợp thủy với sông Bung. Ngoài ra còn có
nhiều khe suối nhỏ như; suối Nal, H' Xoo, Zuông, Mr' Xíc...
Hệ thống thuỷ văn khá phong phú với nhiều sông, suối dày đặt. Hệ thống
sông, suối được bắt nguồn từ các dãy núi phía tây, có địa hình khá phức tạp với
độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác nên thường gây lũ cục bộ vào mùa mưa. Đây là
nguồn nước mặt cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt trong nhân dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Với vị trí địa kiến tạo tại xã Lăng được cấu thành bởi những thành tạo địa
chất có thành phần phức tạp, đa dạng, có tuổi địa chất khác nhau từ Paleozoi đệ

tứ bao gồm các phân vị địa tầng của đá trầm tích (trầm tích phun trào, trầm tích
biến chất) và phức hệ đá macma xâm nhập.
- Hệ Cambri - Hệ Odovic dưới - Hệ tầng Avương (-O1av): Tập dưới (-O1av1):
Các đá của tập này gồm chủ yếu là các loại đá phiến: đá phiến thạch anh biotit,
đá phiến thạch anh xerixit, đá phiến silic, đá phiến xerixit - clorit, đá phiến
plagioclas- thạch anh - biotit, đá phiến đen, thấu kính và lớp mỏng đá hoa silic
cuội kết, phun trào mafic bị lục hoá, phun trào anderit.
- Hệ tầng Ocdocic - Hệ silua. Hệ tầng Long Đại (O-Sld): Các thành tạo đá
trầm tích hệ tầng Long Đại lộ ra tương đối rộng rãi. Chúng tạo thành dãi kéo dài
theo phương Á vĩ tuyến. Thành phần chủ yếu là các trầm tích lục nguyên; ở xã
Lăng được phân bố ở tập dưới (O-slđ 1) với thành phần đá phiến thạch anh - mica
xen kẻ đá phiến thạch anh -plagiocls - biotit đôi khi có horblen amfibolit. Đôi
khi gặp đá hoa can xifia có granat.
- Hệ Pecmi - Hệ tầng Alin (Pal): Thành phần gồm: ở phần dưới chủ yếu là
các tập đá phun trào andezit màu nâu nhạt, bazan -andezít màu xám đen xen kẻ
với tuf của chúng. Phần trên gồm tuf màu nâu gụ xen kẹp với cuội, sạn kết, bột


×