Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

KẾ HOẠCH dạy ôn BUỔI CHIỀU VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.22 KB, 124 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUẾ VÕ
TRƯỜNG THCS CÁCH BI
=== &===

GIÁO ÁN DẠY ÔN NGỮ VĂN 9
(Buổi chiều)

Giáo viên: NGUYỄN THỊ HỀN
Tổ:
KHXH

Năm học 2017-2018

1


KẾ HOẠCH DẠY ÔN BUỔI CHIỀU MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2017-2018
Cả năm: 25 buổi
Học hì I: 13 buổi
Học kì II: 12 buổi
HỌC KÌ I
Buổi
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11
12
13

Nội dung
Ghi chú
Chuyên đề 1: Đoạn văn và cách viết đoạn văn
Chuyên đề 2: Kĩ năng làm bài tập cảm thụ thơ văn
Chuyên đề 3: Kĩ năng làm bài tập về biện pháp tu từ
Chuyên đề 4: Văn nghị luận:Nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích
Nghi luận tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
Chuyên đề 4: Văn nghị luận: +Hoàng Lê nhất thống chi
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Chị em Thuý Kiều
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Cảnh ngày xuânChuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
- Đồng chí
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
- Bài thơ về tiểu đội xe ko kính
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Đoàn thuyền đánh cá
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
- Bếp lửa
Chuyên đề 5: Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Ánh trăng


2


HỌC KÌ II
Buổi
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Nội dung
Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp)
-Làng
Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp)
-Lặng lẽ Sa Pa
Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp)
-Chiếc lược ngà
Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Mùa xuân nho nhỏ
Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Viếng lăng Bác
Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ

-Sang thu
Văn nghị luận:Nghị luận một bài thơ,đoạn thơ
-Nói với con
Chuyên đề 6: Nghị luận tư tưởng đạo lí
Chuyên đề 7: Nghị luận sự việc hiện tượng đời sống
Chuyên đề : nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích (tiếp)
-Những ngôi sao xa xôi
Ôn:+Các phương châm hội thoại
+Các thành phần biệt lập
+Sự phát triển của từ vựng
Ôn: +Khởi ngữ
+Thuật ngữ
+Cách dẫn trực tiếp,gián tiếp
+Nghĩa tường minh hàm ý

Hiệu trưởng phê duyệt
Ngày tháng 10 năm 1017

Tổ/nhóm chuyên môn thẩm định
Ngày tháng 10 năm 1017

Ghi chú

Họ và tên giáo viên dạy
Ngày 27 tháng 9 năm
1017

Nguyễn Thị Hiền

3



HỌC KÌ I
NS:
ND:

Chuyên đề 1: ĐOẠN VĂN VÀ CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN
A.Các dạng bài tập tự luận
-Tự luận dưới dạng một đoạn văn
-Tự luận dước dạng một bài văn
B.Nội dung các bài tập tự luận
1.Tóm tắt văn bản: 9 văn bản cần tóm tắt
2.Giới thiệu tác giả,tác phẩm,thể loại
3. giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
4.Chép chính xác một đoạn thơ, chỉ ra phép tu từ trong đoạn thơ và phân tích nghệ
thuật,cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ
5.Giai thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
6.Phân tích một chi tiết nghệ thuật,một đoạn thơ,đoạn văn,khía cạnh của tác phẩm
7.Phân tích tình huống truyện,ngôi kể,người kể chuyện
8.Phân tích trình bày câm nhận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự
9.Phân tích biện pháp tu từ
10.So sánh tác phẩm (đối chiếu, so sánh nét tương đồng và khác biệt về hình ảnh
thơ,hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự, cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật biểu hiện
nội dung trong cùng một tác phẩm hoặc giữa tác phẩm này với tác phẩm khác)
11.Phân tích cấu tạo câu trong văn bản
C.Đoạn văn và cách viết đoạn văn
I.Khái niệm
-Đoạn văn là một phần của văn bản, tính từ chỗ viết hoa đầu dòng đến chỗ chấm xuống
dòng.
II.Đặc điểm của đoạn văn

1.Đề tài trong đoạn văn
- là sự vật, sự việc, hiện tượng chính được nói đến trong đoạn
- có đoạn chứa một đề tài, hơn một đề tài,1 bộ phận của đề tài
2.Câu chủ đề, câu chốt
- là câu nêu lên ý chung,khái quát nhất, hàm súc nhất, là đề tài của đoạn. Các câu còn lại
có tác dụng diễn giải nhưng ko phụ thuộc nó về quân hệ ý nghĩa
-Vị trí:
+ câu chốt có thể nằm đầu đoạn,cuối đoạn
+có đoạn không có câu chốt
+câu chốt nằm giữa đoạn
*VD: Ngay từ khổ thơ đầu,Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những “tín hiệu”
riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô
đồng rơi hay ao sen tàn lạnh ... như trong thơ cổ. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt
hay làn nước biếc như trong thơ thu Nguyễn Khuyến ... Tín hiệu của mùa thu này là làn
4


hương ổi “phả vào trong gió se”. Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế.
Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu
để có được mùi hương ấy. Gió đưa làn hương đi khắp nẻo, như để “thông báo” với đất
trời,với hồn người một tin vui: mùa thu đang tới!
III.Các dạng đoạn văn
1.Đoạn diễn dịch: trình bày ý theo trình tự đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng
đầu đoạn, các câu còn lại mang ý nghĩa minh họa cụ thể cho câu chốt
*VD:
Dưới ngòi bút N.Du, ngoại hình đã trở thành một phương tiện để bộc lộ tính
cách, thậm chí có thể dự báo số phận của nhân vật. Vẻ đẹp của Thúy Vân dịu
dàng,hài hòa cùng tự nhiên “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” như hứa hẹn
một cuộc sống êm đềm,bình lặng. Trong khi đó, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
của một Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà lại khiến cho tạo hóa phải hờn ghen, gợi liên tưởng

về một số phận nhiều sóng gió ...
2. Đoạn quy nạp: trình bày ý đi từ ý cụ thể đến khái quát.Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
VD:
Vẻ đẹp của Thúy Vân dịu dàng,hài hòa cùng tự nhiên “Mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da” như hứa hẹn một cuộc sống êm đềm,bình lặng. Trong khi đó, vẻ đẹp
nghiêng nước nghiêng thành của một Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà lại khiến cho tạo hóa
phải hờn ghen, gợi liên tưởng về một số phận nhiều sóng gió ... Dưới ngòi bút N.Du,
ngoại hình đã trở thành một phương tiện để bộc lộ tính cách, thậm chí có thể dự báo
số phận của nhân vật
3.Đoạn Tổng – Phân –Hợp: Trình bày ý theo trình tự khái quát – cụ thể -tổng hợp (kết
hợp hai cách diễn dịch và quy nạp).Khi viết cần biết cách khái quát,nâng cao để tránh sự
trùng lặp của hai câu chốt này.
*VD:
Ngay từ khổ thơ đầu,Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những “tín hiệu”
riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô
đồng rơi hay ao sen tàn lạnh ... như trong thơ cổ. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt
hay làn nước biếc như trong thơ thu Nguyễn Khuyến ... Tín hiệu của mùa thu này là làn
hương ổi “phả vào trong gió se”. Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế.
Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu
để có được mùi hương ấy. Gió đưa làn hương đi khắp nẻo, như để “thông báo” với đất
trời,với hồn người một tin vui: mùa thu đang tới! Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm
bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
IV.Luyện tập
1.Bài 1: Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề “Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự
kết hợp giữa cái giản dị và thanh cao”
2.Bài 2: Viết đoạn văn quy nạp với câu chủ đề “VN là người vợ thông minh,đôn hậu
yêu chồng và thủy chung với chồng”
3.Bài 3: Viết đoạn văn Tổng –Phân –Hợp cho một trong hai đoạn văn trên
=======================================


5


NS:
ND:
Chuyên đề

KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP CẢM THỤ THƠ VĂN
A. Thế nào là cảm thụ thơ văn ?
- Cảm thụ thơ văn là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và
đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay một
bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ…thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu
văn, câu thơ)
B.Các bước làm bài
- Bước 1: tìm hiểu đề: +gạch chân dưới từ quan trọng trong đề
+ xác định yêu cầu của đề
-Bước 2: tìm ý
-Bước 3: làm bài
-Bước 4: đọc và sửa lỗi
C.Các dạng bài tập cảm thụ thơ văn: 3dạng
1. Bài tập chép thơ và nêu nội dung
2.Bài tập cảm thụ thơ văn thông thường
3.Bài tập về biện pháp tu từ
D. Phương pháp làm bài

I. Bài tập chép thơ và nêu nội dung
1.Thời gian làm bài: 5-7 phút
2.Hình thức trình bày:
- không viết đoạn văn
3.Dấu hiệu nhận biết:

-Trong đề thường xuất hiện các từ: +hãy ghi lại chính xác .... nêu nội dung ...
+hãy chép lại .... nêu nội dung ...
4.Các bước làm bài: 2 bước
-Bước 1: *Chép thơ: chép chính xác thơ (chính xác cả dấu câu, đúng chính tả)
-Bước 2: * Nội dung đoạn thơ : nêu nội dung chính của đoạn thơ, không cần nêu nghệ
thuật
5.Bài tập
(?)Hãy chép lại khổ 1 bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và nêu nội dung
chính của khổ thơ.
GỢI Ý
*Chép thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
*Nội dung:
6


Khổ thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn. Khi hoàng
hôn buông xuống, phía Tây mặt trời đỏ rực như hòn lửa đang lặn vào lòng đại dương
mênh mông, bao la. Cảnh hoàng hôn trên biển thật rực rỡ ,kì vĩ, ấm áp, tráng lệ. Sau lúc
hoàng hôn, màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ đóng sập lại, những lượn sóng
là then cửa. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh tuyệt đối.
Vào thời điểm đó, đoàn thuyền đánh cá ra khơi với khí thế tưng bừng, hùng dũng, hào
hứng,lạc quan, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động- những người đang được
làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời, làm chủ công việc mà mình
yêu thích.

II. Bài tập cảm thụ thơ văn thông thường:

1.Thời gian làm bài: 20-25 phút
2.Hình thức:
- Phải viết đoạn văn
*Lưu ý:
- Nếu đề không quy định hình thức đoạn văn thì viết đoạn văn Tổng –phân- hợp hoặc
đoạn văn diễn dịch.
3. Độ dài: 15-20 câu (nếu đề không yêu cầu số câu cụ thể)
4.Dấu hiệu nhận biết
- Trong đề thường xuất hiện các cụm từ: hãy phân tích, nêu cảm nhận của em, suy
nghĩ ...
-Ngoài ra có những đề còn đi kèm một số yêu cầu nhỏ như: có sử dụng một câu ghép,
một phép liên kết, câu cảm thán, thành phần khởi ngữ ... Vậy nên khi viết đoạn văn cần
lưu ý thực hiện các yêu cầu ấy. Viết xong đoạn văn phải gạch chân dưới câu văn hay
cụm từ ấy.Sau đó chép lại để chú thích ở dưới đoạn văn.
5. Phương pháp viết đoạn văn cảm thụ
-Mở đoạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm(nếu có), nội dung chính đoạn thơ, chép thơ
-Thân đoạn (phát triển đoạn):
+ chỉ ra nghệ thuật có trong đoạn thơ, đoạn văn đó ( các biện pháp tu từ, thể thơ, cách
dùng từ, dấu câu, giọng thơ, kết cấu ...)
+ chỉ ra nội dung của đoạn thơ, đoạn văn ...
-Câu kết đoạn: khái quát lại nội dung của cả đoạn văn (tránh lặp với câu mở đoạn).
6.Bài tập
a.Bài 1: Cảm nhận của em về bài ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ,ca dao Việt Nam có bài ca dao hay nói về đề tài lao
động sản xuất là:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
7


Bài ca dao viết theo thể lục bát,vần “ưa” được gieo trong các tiếng “trưa”, “mưa” ở hai
câu đầu được sử dụng để tái hiện lại công việc cày cấy của người nông dân. Đặc biệt,
tác giả dân gian còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa”. Hình
ảnh so sánh ấy đã làm nổi bật được nỗi gian lao, nhọc nhằn, vất vả, cực nhọc của người
nông dân ngày ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mới làm ra hạt thóc, hạt
gạo. Đến hai câu cuối, tác giả sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” để chỉ tất cả mọi người và
cặp từ trái nghĩa dẻo thơm >< đắng cay; một hạt >< muôn phần thể hiện sự thấu hiểu
đồng cảm của tác giả dân gian với bao nỗi nhọc nhằn,gian khó của người nông dân.
Phải biết được giá trị của hạt gạo, bát cơm để từ đó biết trân trọng nâng niu thành quả,
công sức của người lao động và lòng biết ơn với những người làm ra hạt gạo nuôi sống
con người. Chỉ với 4 câu,bài ca dao đã thức tỉnh tất cả chúng ta về cách sử dụng hạt
thóc, hạt gạo phải hợp lí,tránh lãng phí, tránh “cơm thừa, gạo thiếu”.
b. Bài 2: Cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ sau trong đó có sử dụng một câu
ghép:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
( “Đoàn thuyền đánh cá”-Huy Cận)
GỢI Ý
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận có bốn câu thơ
rất hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn và tâm trạng
náo nức của người đi biển. Bốn câu thơ đó là:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Trong những câu thơ 7 chữ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “mặt trời ...
như hòn lửa” và nhân hóa “sóng ...cài then đêm sập cửa”.Những đặc sắc nghệ thuật ấy
đã tái hiện lại cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp. Khi hoàng hôn buông xuống, ở phía
Tây mặt trời đỏ rực như hòn lửa, đang lặn vào lòng đại dương mênh mông.Cảnh hoàng
hôn trên biển thật rực rỡ, kì vĩ, ấm áp và tráng lệ.Sau lúc hoàng hôn, màn đêm buông
xuống như tấm cửa khổng lồ đóng sập lại còn những lượn sóng là then cửa.Vũ trụ như
một ngôi nhà lớn, có động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Vũ trụ đi vào
trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh tuyệt đối. Sau khoảnh khắc tráng lệ, rực rỡ của thiên nhiên
là một không gian huyền bí đầy thách thức. Vào thời điểm đó, đoàn thuyền đánh cá ra
khơi. Tác giả dùng từ “đoàn thuyền” chứ không phải “chiếc thuyền”. Không phải từng
chiếc thuyền đi lẻ tẻ trên biển mà là cả một đoàn thuyền hùng dũng gợi khí thế lao động
tập thể tưng bừng,một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Chữ “lại” được sử dụng thật
đắt để gợi tả một công việc, một hành động thường xuyên, liên tục, ổn định hàng ngày.
ĐTĐC ra khơi vào lúc vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi là việc làm thường xuyên và
bình thường gợi tư thế làm chủ, sự hăng say, nhiệt tình xây dựng đất nước của những
con người lao động. Họ ra khơi mang theo câu hát. “Câu hát căng buồm” là hình ảnh ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác. Các ngư dân căng buồm và cất lên câu hát. Tiếng hát ấy hòa
cùng gió mạnh thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Tác giả có cảm
8


giác như chính câu hát ấy làm căng cánh buồm. Thủ pháp phóng đại với những liên
tưởng mạnh bạo ấy đã diễn tả được khí thế hào hứng, niềm vui khỏe khoắn, niềm lạc
quan và khát vọng chinh phục biển khơi của những con người lao động mới – những
con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước, làm chủ công việc mà mình yêu thích.
Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc xây dựng đất

nước.
*Câu ghép:
“Sau lúc hoàng hôn, màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ đóng sập lại còn
những lượn sóng là then cửa.”
===================================
NS:
ND:

Chuyên đề: KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
I.Các biện pháp tu từ thường gặp
*Các biện pháp tu từ từ vựng:
- so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, nói quá, nói giảm nói tránh
*Các biện pháp tu từ cú pháp:
- điệp ngữ, liệt kê, đảo trật tự cú pháp, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ
II. Các bước làm bài: 2 bước
-B1: gọi tên biện pháp tu từ và chỉ rõ biện pháp tu từ đó thể hiện qua từ ngữ nào.
-B2: nêu tác dụng: + ý nghĩa biểu đạt
+ý nghĩa biểu cảm
*Lưu ý: -Khi phân tích tác dụng có 2 cách triển khai:
+ Cách 1: Nếu tất cả các biện pháp tu từ đều chung tác dụng ( chung giá trị biểu đạt) thì
ta sẽ gọi tên, chỉ rõ từ ngữ của tất cả các biện pháp, sau đó đưa ra tác dụng chung.
+ Cách 2: Nếu mỗi biện pháp tu từ trong đoạn thơ( văn ) mang một tác dụng (giá trị
biểu đạt) riêng thì khi làm bài người viết sẽ tiến hành gọi tên, chỉ rõ và phân tích tác
dụng của từng biện pháp tu từ. Sau đó cần khái quát bằng 1 ý chung nhất từ giá trị biểu
đạt, biểu cảm của các biện pháp trên.
III.Hình thức trình bày: có 2 cách:
-Cách 1: không viết đoạn văn
-Cách 2: phải viết đoạn văn

IV.Phương pháp làm bài không viết đoạn văn:

1. Thời gian làm bài: 5-10 phút
2.Dấu hiệu nhận biết:
-Trong đề thường có các từ: hãy chỉ ra và nêu tác dụng ...
3. Hình thức trình bày: dùng 2 dấu (*)
*Các biện pháp tu từ: -thực hiện bước 1
*Tác dụng: thực hiện bước 2.
a.Ví dụ 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
9


(HCM - “Cảnh khuya”)
BÀI LÀM
*Biện pháp tu từ: - so sánh: “tiếng suối” so sánh với “tiếng hát xa”
- điệp ngữ “lồng”
*Tác dụng:- biện pháp so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống.
khung cảnh núi rừng yên tĩnh, gần gũi, thân mật với con người. Nghệ thuật lấy động tả
tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút,
hoang vu.Phép so sánh còn làm nên nét riêng cho nhà thơ,làm phong phú hơn cho hồn
thơ dân tộc.
- biện pháp điệp ngữ: gợi tả bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với
nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Bức tranh được thêu dệt bởi ánh
trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ
mình lên những nhành hoa. Qua đây ta thấy Bác là người yêu thiên nhiên, hòa hợp
với thiên nhiên
b.Ví dụ 2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
BÀI LÀM
*Các biện pháp tu từ:
-so sánh: “mặt trời ...như hòn lửa”
-ẩn dụ nhân hóa: “sóng...cài then”, “đêm sập cửa”
-ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm”
*Tác dụng:
Các biện pháp tu từ ấy góp phần làm nổi bật cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào
lúc hoàng hôn. Khi hoàng hôn buông xuống, phía Tây mặt trời đỏ rực như hòn lửa đang
lặn vào lòng đại dương mênh mông, bao la. Cảnh hoàng hôn trên biển thật rực rỡ,
khoáng đạt, kì vĩ, tráng lệ. Sau lúc hoàng hôn, màn đêm buông xuống như tấm cửa
khổng lồ đóng sập lại, những lượn sóng là then cửa. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào
trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh tuyệt đối. Vào thời điểm đó, đoàn thuyền đánh cá ra khơi
với khí thế tưng bừng, hùng dũng. Các ngư dân ra khơi mang theo câu hát.Tiếng hát ấy
thể hiện niềm lạc quan, hào hứng và niềm vui to lớn của người lao động- những người
đang làm chủ công việc mà mình yêu thích, làm chủ cuộc đời, được làm chủ thiên
nhiên, làm chủ đất nước.

IV.Phương pháp làm bài phải viết đoạn văn:
1.Thời gian: 10-15 phút
2.Độ dài: 10-15 câu
-Lưu ý: Độ dài của đoạn văn còn tùy thuộc vào số điểm mà đề cho và yêu cầu của đề
( VD: “Phân tích ngắn gọn ...”)
3.Dấu hiệu nhận biết: đề thường xuất hiện các từ: “phân tích tác dụng của biện pháp
tu từ ...
phân tích giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ ...
4. Hình thức trình bày:
10



-Mở đoạn: tác giả, tác phẩm(nếu có), nội dung chính, chép thơ
-Thân đoạn:
+ thực hiện bước 1,2
-Kết đoạn: khái quát nội dung cả đoạn (tránh lặp với câu mở đoạn) và nêu cảm nghĩ của
người viết
a.Ví dụ 1: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
( “Cảnh khuya”-HCM)
BÀI LÀM
Trong bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh có hai câu thơ rất hay là:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Ngay câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh: “tiếng suối” so sánh với
“tiếng hát xa” của con người. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy
sức sống. Khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Nghệ thuật lấy
động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo
hút, hoang vu.Phép so sánh còn làm nên nét riêng cho nhà thơ,làm phong phú hơn cho
hồn thơ dân tộc.Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng . Tác giả sử
dụng điệp ngữ “lồng” thật là hay. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng
lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có
hai màu trắng – đen nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh lung linh, huyền ảo . Bức
tranh được thêu dệt bởi ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng
cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh
động, tươi sáng . Có thể nói, hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, người
nghệ sĩ Hồ Chí Minh, một con người có tâm hồn nhạy cảm và yêu thiên nhiên.
b.Ví dụ 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
( “Đoàn thuyền đánh cá”-Huy Cận)
GỢI Ý
Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận có bốn câu thơ
rất hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “mặt trời ... như hòn
lửa” và ẩn dụ nhân hóa “sóng ...cài then đêm sập cửa”.Những đặc sắc nghệ thuật ấy đã
tái hiện lại cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp. Khi hoàng hôn buông xuống, ở phía Tây
mặt trời đỏ rực như hòn lửa, đang lặn vào lòng đại dương mênh mông.Cảnh hoàng hôn
trên biển thật rực rỡ, kì vĩ, ấm áp và tráng lệ.Sau lúc hoàng hôn, màn đêm buông xuống
như tấm cửa khổng lồ đóng sập lại còn những lượn sóng là then cửa.Vũ trụ như một
11


ngôi nhà lớn, có động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Vũ trụ đi vào trạng
thái nghỉ ngơi, yên tĩnh tuyệt đối. Sau khoảnh khắc tráng lệ, rực rỡ của thiên nhiên là
một không gian huyền bí đầy thách thức. Vào thời điểm đó, đoàn thuyền đánh cá ra
khơi. Không phải từng chiếc thuyền đi lẻ tẻ trên biển mà là cả một đoàn thuyền hùng
dũng gợi khí thế lao động tập thể tưng bừng,một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay.
ĐTĐC ra khơi vào lúc vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi là việc làm thường xuyên và
bình thường gợi tư thế làm chủ, sự hăng say, nhiệt tình xây dựng đất nước của những
con người lao động. Họ ra khơi mang theo câu hát. Hình ảnh“Câu hát căng buồm” ở câu
thơ thứ tư là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Các ngư dân căng buồm và cất lên
câu hát. Tiếng hát ấy hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng
rẽ sóng. Tác giả có cảm giác như chính câu hát ấy làm căng cánh buồm. Hình ảnh ẩn dụ
ấy đã diễn tả được khí thế hào hứng, niềm vui khỏe khoắn, niềm lạc quan và khát vọng

chinh phục biển khơi của những con người lao động mới – những con người làm chủ
công việc mà mình yêu thích, làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất nước mà trước đó chưa
bao giờ có.

VI. Một số dạng bài tập thường gặp:
1.Dạng 1: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ hoặc
đoạn văn
*VD1: Xác định và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của từng biện pháp tu từ từ vựng
có trọng đoạn thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
*VD2: Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của từng biện pháp tu từ từ vựng có trọng
đoạn thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
2.Dạng 2: Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ hoặc
đoạn văn.
*VD: Em hãy tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ
sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)

* Lưu ý:
-Ở dạng này người viết cần tìm và phân tích tác dụng của tất cả các biện pháp tu từ
có trong đoạn thơ hoặc đoạn văn.
12


3.Dạng 3:Phân tích tác dụng của 1 (hoặc 2 … ) biện pháp tu từ trong đoạn thơ (đoạn
văn) sau:
VD1: Hãy phân tích tác dụng của nghệ thuật nhân hóa có trong đoạn thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
VD2: Hãy phân tích tác dụng của nghệ thuật nhân hóa và so sánh có trong đoạn thơ
sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
VD3: Hãy phân tích tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật chính trong đoạn thơ sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
*Lưu ý:
-Đây là dạng yêu cầu khá rõ ràng cụ thể người viết chú ý không lan man sang các biện
pháp khác. Cần chọn biện pháp nổi bật, chính.

- Người viết cần chỉ rõ dấu hiệu, bản chất, từ ngữ của biện pháp tu từ và phân tích tác
dụng.

*TÓM LẠI: Người làm bài cần tuân thủ qui tắc chung:
GỌI TÊN CHỈ RÕ  PHÂN TÍCH TÁC DỤNG
VII. Phân biệt bài tập về biện pháp tu từ với bài tập cảm thụ thơ văn thông
thường.
1.Bài tập cảm thụ thơ văn thông thường: phạm vi nghệ thuật rộng: dùng từ, dấu câu,
nhịp điệu, giọng thơ, hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ, kết cấu ...
2.Bài tập về biện pháp tu từ: là một dạng hẹp hơn của cảm thụ, chỉ tập trung vào các
biện pháp tu từ.
*VD1: Bài tập cảm thụ thơ văn thông thường:
(?) Cảm nhận của em về cái hay của bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
*Lưu ý: ở dạng này học sinh cần chú ý tất cả các yếu tô:
-Từ ngữ đặc sắc
- Biện pháp tu từ
13


-Hình ảnh đặc sắc
-Nhịp điệu
-Dấu câu ...
*VD2: Bài tập về biện pháp tu từ
(?) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Lưu ý:
-Dạng bài tập này chỉ chú trọng vào các biện pháp tu từ

NS:
ND:
Chuyên đề 4: Văn

nghị luận:Nghị luận tác phẩm truyện,đoạn trích
Nghị luận tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

I.Những kiến thức cần nhớ
1.Thế nào là nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích)?
- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của
truyện (đoạn trích)
2.Các kiểu bài nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích)
-nghị luận về nhân vật
-nghị luận về chủ đề
-nghị luận về nghệ thuật
3.Phương pháp làm bài
a. MB:
-tác giả, tác phẩm
-hoàn cảnh sáng tác
-vị trí, nguồn gốc (nếu có)
-luận điểm chính
14


b.TB

* tóm tắt ngắn gọn truyện (đoạn trích): 5-7 câu
*
Luận điểm phụ + dẫn chứng + lí lẽ
(chú thích: gọi tên luận điểm phụ, tìm dẫn chứng trong truyện minh họa rồi dùng lí lẽ
phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm)
*nghệ thuật
c.KB:
-khái quát nghệ thuật và nội dung
-liên hệ mở rộng vấn đề

Truyện “CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
- Nguyễn Dữ I.Tác giả:
-Sống ở thế kỉ 16,là người đặt nền móng cho nền văn xuôi VN
-Là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm
-Là người học rộng tài cao
-Làm quan một năm rồi từ quan về quê ở ẩn
II.Tác phẩm
1.Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
*Hoàn cảnh
- thế kỉ 16: triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng,các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh –
Mạc tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội chiến kéo dài cuộc sống của nhân
dân,đặc biệt là người phụ nữ bị xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le,oan khuất,bất hạnh
*Xuất xứ:
-Rút từ trong “truyền kì mạn lục”: ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền
-Là truyện 16/20 truyện.
-Được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”
2. Tóm tắt
Truyện kể về nàng Vũ Thị Thiết,người con gái quê ở Nam Xương,tính đã thùy mị nết
na lại thêm tư dung tốt đẹp.Nàng vâng lời cha mẹ làm vợ Trương Sinh-con nhà hào phú
nhưng thất học.Đất nước gặp cảnh binh đao,T.Sinh phải ra trận.Ở nhà VN sinh con trai

đặt tên là Đản.Một mình vừa nuôi con vừa chăm mẹ chồng.Khi bà ốm nàng hết sức
thuốc thang.Lúc bà mất nàng lo ma chay như với cha mẹ mình. Giặc tan,TS trở về.Vì
nghe lời con nhỏ mà nghi vợ không chung thủy,đánh và duổi nàng đi.VN không thể
minh oan đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Nàng được Linh Phi cứu giúp
về ở động Rùa.Phan Lang là người cùng làng cũng được Linh Phi cứu giúp gặp VN ở
động Rùa.Phan Lang trở về nhắn với TS. TS lập đàn giải oan nhưng VN mãi không trở
về.
3.Thể loại
-Truyền kì: là một thể văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì
lạ,hoang đường
4.Nguồn gốc
-từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
15


5. Ý nghĩa nhan đề:
- “Truyền kì mạn lục”: ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền

Phân tích nhân vật Vũ Nương
1.MB
-Tác giả, tác phẩm
-hoàn cảnh: thế kỉ 16
-vị trí: 16/20 truyện
-nguồn gốc: “Vợ chàng Trương”
-LĐC: VN là người phụ nữ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng phải chịu số phận bi thảm
2.TB
a.Vẻ đẹp của Vũ Nương
a.1.VN là người phụ nữ có dung nhan xinh đẹp
-VN là người thùy mị nết na,tư dung tốt đẹp
-TS cảm mến dung hạnh ấy nên xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ

a.2.VN là người vợ thông minh đôn hậu,yêu chồng tha thiết,thủy chung son sắc với
chồng
*Trong cuộc sống vợ chồng bình thường
-giữ gìn khuôn phép
-không để vợ chồng đến thất hòa
→nàng là một người vợ tốt,biết giữ đạo làm vợ,thông minh đôn hậu
*Khi tiễn chồng đi lính
- “Chàng đi ... thế là đủ rồi”→ước nguyện bình dị,nàng ko mong vinh hiển mà chỉ cầu
cho chồng được bình an trở về.Nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh
phù phiếm ở đời
- “chỉ e việc quân khó liệu ... lo lắng” →nàng cảm thông với những nỗi vất vả và gian
lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi xa trường
- “nhìn trăng soi ... ko có cánh hồng bay bổng” →nàng nói lên nỗi khắc khoải nhớ
nhung của mình
=>câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu,hình ảnh ước lệ đã thể hiện được khát vọng
và tình cảm của mình với chồng. Nàng còn cảm thông cho cả nỗi niềm của bà mẹ xa
con
*Khi xa chồng
- “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trì ko thể
nào ngăn cản được”→hình ảnh ước lệ mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôi chảy
của thời gian ( đông qua,xuân đến) nàng buồn,nhớ chồng da diết,yêu chồng tha thiết
- “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết...chưa hề bén gót”→nàng thủy chung son sắc với
chồng
a.3. VN là người mẹ hiền yêu thương con hết mực
-một mình nuôi dạy con thơ
-vỗ về con khi con nhớ ba: chỉ bóng mình trên vách bảo đó là ba của Đản
-vừa làm cha,vừa làm mẹ
--nàng tự vẫn để bảo vệ con khỏi những định kiến trong XHPK
16



a.4. VN là người con dâu hiếu thảo
-khi mẹ ốm: thuốc thang,lựa lời khuyên lơn ...
-Lời trăng trối của mẹ chồng “xanh kia quyết chẳng phụ con
-Khi mẹ mất: lo ma chay tế lễ như cha mẹ mình
a.5.VN là người trọng nhân phẩm và tình nghĩa,giàu lòng vị tha,bao dung
*Khi bị chồng nghi oan:
-Lời thoại 1:
+nàng nói về thân phận mình
+nói về tình nghĩa vợ chồng
+khẳng định tấm lòng thủy chung
+cầu xin chồng đừng nghi oan
→Nàng một mực phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình.Nàng cố gắng tìm mọi cách hàn
gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
-Lời thoại 2: nàng nói lên nỗi đau đớn,thất vọng khi ko hiểu vì sao bị đối xử bất
công,nàng ko có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh
vực..Hạnh phúc gia đình,niềm khao khát cả đời nàng đã tan vỡ,cả nỗi đau khổ chờ
chồng đến thành hóa đá trước đây cũng ko còn có thể làm lại được nữa.Cuộc đời chẳng
còn ý nghĩa gì nữa với người cợ trẻ khao khát yêu thương
-Lời thoại 3:
+nàng mượn dòng sông quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng,để minh oan cho
mình
+lời than,lời thề nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong
của nàng
->Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng còn là hành động quyết liệt để bảo vệ nhân
phẩm
*Khi sống dưới thủy cung:
-Nhờ Phan Lang nói với TS lập đàn gải oan
->khao khát được trả lại danh dự,nặng lòng với chồng con,với quê hương,khao khát
được đoàn tụ cùng gia đình

-nàng ko trở về mà ở lại Thủy cung cùng Linh Phi→nàng trọng tình nghĩa,giữ trọn lời
hứa với Linh Phi
=>VN có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ VN trong
XHPK.Nàng là hiện thân của người phụ nữ VN
b.Số phận của Vũ Nương
b.1.Nàng phải sống cô đơn,vất vả
*Vất vả về thể xác
-Khi TS đi lính nàng một mình gánh vác gia đình
-một mình nuôi dạy con thơ
-một mình chăm sóc mẹ già
*Nỗi cô đơn tinh thần
-cuộc sống lẻ lôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa
-vượt qua nỗi cô đơn cùng cực của những đêm dài đau đáu
-vượt qua nỗi nhớ thương chồng khắc khoải
-chống chọi với nỗi lo lắng khôn nguôi khi thế giặc khôn lường.
=> Những nỗi vất vả ấy,bằng nghị lực,bằng sự đảm đang nàng vẫn vượt qua được
17


b.2.Nỗi oan khuất của VN
-Bị TS đổ cho tội thất tiết.
*Hậu quả:
-TS mắng vợ,đánh đuổi vợ đi
-VN gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
*Nguyến nhân dẫn đến cái chết của VN :
-do lời nói ngây thơ của bé Đản (cái bóng tạo thắt nút cho câu chuyện)
-dohồ đồ,đa nghi,ghen tuông mù quáng của TS
-do tính gia trưởng,nam quyền của chế độ phong kiến
-do cuộc hôn nhân bất bình đẳng
-do chiến tranh gây ra cảnh gia đình li tán,thử thách niềm tin của TS (TS ko còn tin vào

VN nữa)
-do chính bản thân nàng
=>VN có số phận bi thảm .Qua đó tố cáo XHPK
3.KB
-khái quát nghệ thuật và nội dung
+thể loại truyện truyền kì
+xen hiện thực với yếu tố kì ảo
+câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu ...
-ND
- Liên hệ:
=======================================
NS:
ND:

NGHỊ LUẬN “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”
- Ngô gia văn phái I.Tác giả
-Ngô gia văn phái: nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì
-Tác giả chính:
+Ngô Thì Chí: làm quan triều Lê: viết bảy hồi đầu
+Ngô Thì Du: làm quan triều Nguyễn: viết 7 hồi tiếp
+ba hồi cuối do người khác viết
-Họ là những cây bút trung thực, tiến bộ, phản ánh chân thực lịch sử
- Họ làm quan dới triều nhà Lê, nhà Nguyễn
II.Tác phẩm
1.Hoàn cảnh sáng tác
- Cuối TK 18 đầu TK 19: cuối triều Lê đầu triều Nguyễn.
2.Thể loại
- chí
3.Ý nghĩa nhan đề
18



- Hoàng Lê nhất thống chí: ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê
4.Tóm tắt
Ng.Huệ ra Bắc lần hai để bắt Vũ Văn Nhậm.Lê Chiêu Thống sợ bỏ kinh thành Thăng
Long lên phía Bắc chiêu mộ binh trung hưng nhà Lê.Việc ko thành cử người cầu viện
Mãn Thanh. Tôn Sĩ Nghị được lệnh vua Càn Long kéo quan sang nước ta dưới danh
nghĩa phò Lê diệt Tây Sơn. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn rút về cố thủ ở Tam
Điệp. Ngày 20.11, Ngô Văn Sở lui về Tam Điệp, sai Ng.Văn Tuyết chạy trạm vào Nam
cấp cáo. Quân Thanh vào T.Long dễ dàng nên kiêu căng tự mãn. Vua Lê mọi việc đều
theo T.Sĩ Nghị.Ngày 22.11 vua Lê thụ phong.Ngày 24.11 N.V.Tuyết vào đến Phú Xuân
báo tin với N.Huệ.N.Huệ đinh xuất quân đi ngay nhưng qua sự tham mưu của mọi
người ông lên ngôi hoàng đế ngày 25.12.1788 và xuấ quân ra T.Long. Ngày 29.12 ra
đến Nghệ An.Tại đây ông đã gặp gỡ cống sĩ Nguyễn Thiếp bàn kế đánh giặc, tuyển mộ
quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, phủ dụ tướng sĩ, yêu ủi quân lính. Ngay 30.12 ra
đến Tam Điệp. Tai đây, ông xét tội Sở và Lân, khen Ngô Thì Nhậm,địnhkế hoạch đánh
giặc: cho quân ăn tết trước, tối 30 tết lên đường, hẹn 7.1 vào Thăng long ăn mừng.
Đêm 30.12 nghĩa quân liên tục hành quân tiến vào T.Long. Ngày 3.1.1789 bao vây,
đánh chiếm đồn Hà Hồi. Sáng 5.1.1789 đánh Ngọc Hồi. Trưa 5.1 tấn công thẳng
T.Long. Giặc sợ chạy tán loạn.T.S. Nghị chạy lên biên giới, Lê chiêu Thống bỏ chạy gặp
TSN ở biên giới, theo y về nước chịu cảnh vong quốc.
III. Phân tích

NHÂN VẬT QUANG TRUNG- NGUYỄN HUỆ
1.MB:
- “Hoàng Lê nhất thống chí”-Ngô gia văn phái
-HCST: TK 18 –đầu TK 19
- Vị trí: hồi 14
- LĐC: Nổi bật trên nền cảnh tăm tối của XHPK lúc ấy là vóc dáng ngời sáng của
Quang Trung- Nguyễn Huệ, người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường

của cả dân tộc.
2.TB:
a.Tóm tắt
Đánh Ngọc Hồi quân Thanh tua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài
b.Con người hành động mạnh mẽ,quyết đoán
*Khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long:
-thái độ: giận
-Hành động:
+ định thân chinh cầm quân đi ngay->hành động mạnh mẽ ko hề nao núng
*Trong vòng hơn 1 tháng ông làm nhiều việc lớn:
(1)tế cáo trời đất và lên ngôi hoàng đế vào 25.12
(2) tự mình đốc xuất đại binh
(3) ngày 29.12 ra đến Nghệ An.Tại đây:
.gặp người cống sĩ Nguyễn.tuyển mộ quân
.duyệt binh
19


.phủ dụ tướng sĩ,an ủi động viên quân
.bàn kế đánh giặc, kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng
=>đây là những hành động xông xáo, mạnh mẽ, nhanh nhẹn,quả quyết có chủ đích, có
tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến của những cộng sự, những người giúp việc
c.Trí tuệ sáng suốt nhạy bén sâu sắc
*Trong việc lên ngôi
-lên ngôi nhằm mục đích thống nhất nội bộ, hộ tụ anh tài,yên lòng quân sĩ, đặc biệt với
kẻ phản trắc, giữ lòng người và thu hút lực lượng
*Sáng suốt ở phân tích tình hình địch ta
-Trong lời phủ dụ quân lính ông khẳng định chủ quyền dân tộc ta
-tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của giặc

-nhắc lại truyền thống đánh giặc của ta nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của binh lính
-kêu gọi tướng sĩ đồng tâm hiệp lực
-ra kỉ luật nghiêm minh ngăn ngừa kẻ phản trắc
-> Lời phủ dụ như một bài hịch, ngăn gọn, ý tứ thật sâu xa có tác dụng kích thích lòng
yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc
*Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi và dùng người
-Với Sở và Lân: N.Huệ hiểu người, hiểu tình thế nên khen và chê rất rạch ròi,chính xác
-Với Ngô Thì Nhậm: đánh giá cao vai trò của một vị quân sư “đa mưu túc trí”
d. Có ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng
-Lúc mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào, ông đã chắc thắng và dự
kiến cả ngày chiến thắng “ phương lược tiến đánh đã tính sẵn, bất quá mươi ngày là
xong”
- tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi hiến thắng với một nước lớn “chờ 10 năm nữa
ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh thì ta có sợ gì
chúng”
e.Nguyễn Huệ là bậc kì tài trong việc dùng binh (tài dùng binh như thần)
-nhà vua thân chinh cầm quân, tổ chức chiến dịch với cuộc tấn công thần tốc nổi tiếng
trong lịch sử:
+ngày 25.12: xuất quân ở Phú Xuân
+ngày 29.12: đến Tam Điệp vượt 350 km núi đèo
+30.12: ra đến Tam Điệp vượt qua 150 km
+Đêm 30.12 lập tức tiến quan vào Thăng Long
+Vạch kế hoạch mùng 7 ăn tết ở T.Long nhưng sớm trước 2 ngày
+Hành quân đường dài lẽ ra quân mệt mỏi,rã rời ... nhưng quân Tây Sơn cơ nào đội ấy
vẫn chỉnh tề.
=>Hành quân thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh, đảm bảo an toàn bí mật, bất ngờ
g. Oai phong lẫm liệt trong chiến trận:
-Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức
quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn,
bày mưu tính kế ...

-Dưới sự chỉ đạo của vị tổng chỉ huy, quân ta vốn ko phải lính thiện chiến, lại vừa hành
quân thần tốc vậy mà vẫn đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù:
+bắt hết quân do thám ở Phú Xuyên
+Vây kín làng Hà Hồi và xin hàng
20


+Công phá đồn Ngọc Hồi: lấy ván phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến
đánh
+trong cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua
“cưỡi voi đi đốc thúc”, khi vào đến thành Thăng Long, tấm áo bào màu đỏ của nhà vua
đã sạm đen khói súng
=>N.Huệ là linh hồn của những chiến công vĩ đại, bất cứ kẻ phản trắc nào nghe tên
cũng hồn bay phách lạc, sợ như sấm sét.là biểu tượng đẹp về vị vua yêu nước thời
phong kiến.
3.KB
- Khái quát nghệ thuật:
- Nội dung
- Liên hệ
=========================================

NS:
ND:

Chuyên đề 5.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Lí thuyết
1.Khái niệm
-Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ là trình bày nhận xét,đánh giá của mình về nội dung
và nghệ thuật của đoạn thơ,bài thơ ấy

2.Phân biệt đoạn thơ với bài thơ
3.Các dạng bài nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ: 2 dạng bài
-Nghị luận về một bài thơ
-Nghị luận về một đoạn thơ
4.Phương pháp làm bài nghị luận một bài thơ
4.1.Bước 1: tìm hiểu đề,tìm ý
a.Tìm hiểu đề: - đọc kĩ đề
- gạch chân từ ngữ quan trọng trong đề
- xác định vấn đề nghị luận
- xác định kiểu bài nghị luận
b.Tìm ý:
21


4.2.Bước 2:Lập dàn bài
a.Mở bài
-Giới thiệu tác giả,tác phẩm
-Hoàn cảnh sáng tác
-Luận điểm chính (nội dung chính của bài thơ)
b.Thân bài
*Xác định thể thơ và mạch cảm xúc của bài thơ
*Gọi tên luận điểm phụ +chép thơ+nghệ thuật+nội dung
c.Kết bài
-Khái quát nghệ thuật và nội dung của bài thơ
-Liên hệ
4.3.Bước 3:Viết bài
4.4.Bước 4: Đọc và sửa lỗi
5. Phương pháp làm bài nghị luận một đoạn thơ
a. MB
-T/g, t/p

-HCST
-Vị trí đoạn thơ
-LĐC: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐOẠN THƠ
b. TB
*Gọi tên luận điểm phụ +chép thơ+nghệ thuật+nội dung
*Lưu ý
- Nếu đoan thơ đề yêu cầu phân tích nằm ở đầu bài thơ: sau khi phân tích đoạn thơ đề
yêu cầu phải tóm tắt đoạn thơ còn lại
-Nếu đoạn thơ đề yêu cấu phân tích nằm ở giữa bài thơ: phải tóm tắt nội dung đoạn
thơ đầu rồi phân tích đoạn thơ đề yêu cầu, sau đó lại tóm tắt nội dung đoạn thơ cuối
-Nếu đoạn thơ cần phân tích nằm ở cuối bài: cần tóm tắt đoạn thơ đầu bài rồi sau đó
mới phân tích đoạn thơ đề yêu cầu
c.KB:
-Khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ
-Khái quát nội dung cả bài thơ
-Liên hệ
6.Dấu hiệu nghệ thuật trong tác phẩm thơ
-thể thơ: lục bát,ngũ ngôn, tám chữ,tự do …
-gieo vần,nhịp thơ
-giọng thơ
-các phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả,tự sự…
-cách dùng từ: từ địa phương, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ mạnh, tính từ, thán từ …
-dấu câu: dấu chấm, dấu ba chấm …
-kết cấu của đoạn,bài thơ
-các biện pháp tu từ: so sánh,nhân hóa,điệp từ,ẩn dụ, hoán dụ,liệt kê, đảo trật tự cú pháp

-hình ảnh thơ đặc sắc
II. Luyện tập
22



Phân tích “ CHỊ EM THÚY KIỀU”
-Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du
1.MB
-T/G,T/P
-HCST: 1805-1809
-Nguồn gốc: “Kim Vân Kiều Truyện”- TTTN-Trung Quốc
- Vị trí đoạn trích
+ Nằm ở Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.Gồm 24 câu, từ câu 15-38
-LĐC:
2. TB
a.Vẻ đẹp chung của hai chị em Kiều
*Câu 1,2:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
→ Tự sự, ẩn dụ: tác giả đã giới thiệu vị thứ của chị em Kiều trong gia đình
*Câu 3,4:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười
→ bút pháp ước lệ, ẩn dụ, thành ngữ: làm nổi bật vẻ đẹp chung của chị em Kiều: thanh
cao, ta nhã, trong trắng. Vẻ đẹp ấy đạt đến độ hoàn mĩ.
b. Vẻ đẹp của Thúy Vân (câu 5-8)
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
→ bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, nói quá, cách dùng từ tác giả làm nổi bật
vẻ đẹp của TV: đoan trang, phúc hậu, cao sang, quý phái. Đồng thời dự cảm cuộc đời
nàng sẽ bình lặng, suôn sẻ, an lành
c.Vẻ đẹp của Thúy Kiều.

*Câu 9,10:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
->Kiều sắc sảo về trí tuệ; mặn mà về tâm hồn
*Về sắc (câu 11-13)
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
→ẩn dụ, hoán dụ, thành ngữ, dùng từ làm nổi bật vẻ đẹp đôi mắt của Kiều. Kiều là
một tuyệt thế giai nhân. Dự cảm cuộc đời nàng gặp nhiều sóng gió, tai ương
*Về tài năng (câu 14-20)
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
23


Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
→Kiều giỏi cầm, kì, thi, họa, đặc biệt là tài đàn, nàng có khả năng soạn nhạc
=>Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc – tài - tình
d. Cuộc sống của hai chị em (câu 21-24)
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi vè mặc ai
→hoán dụ, từ láy: nếp sống phong lưu, quý phái,êm đềm, đoan chính, kín đáo, gia
phong, nền nã.

3.KB:
*Nghệ thuật
-hình ảnh ước lệ, tượng trưng
-thủ pháp đòn bẩy
*Nội dung
-Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc
mệnh là biểu hiện của cảm hững nhân văn ở Nguyễn Du →giá trị nhân đạo của truyện
=====================================
NS:
ND:

Nghị luận: “ CẢNH NGÀY XUÂN”
I.MB
- Tác giả, tác phẩm
- Vị trí: Nằm ở phần đầu : “Gặp gỡ và đính ước”
- Câu 39-56 của truyện
-LĐC: Đoạn trích là bức tranh phong cảnh mùa xuân và cảnh du xuân của chị em
Kiều
II.TB
1.Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
->Ẩn dụ,nhân hoá,miêu tả vẻ đẹp của bức tranh xuân trên bàu trời với ko gian rộng lớn
mênh mông.Trên bầu trời cao rộng ấy những cánh én chao liệng trên bầu trời như thoi
đưa .Thời gian trôi đi rất nhanh ,tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời .Mùa xuân
có 90 ngày thì 60 ngày đã trôi qua
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
24



-> bút pháp ước lệ tượng trưng,tính từ chỉ mầu sắc,đảo trật tự cú pháp “trắng” được đảo
lên trước động từ “điểm” và danh từ làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thnh mùa
xuân.Đó là bức tranh xuân rộng lớn,mênh mông,bao la,tràn ngập sức sống mới mẻ tinh
khôi khoáng đạt nhẹ nhàng,thanh khiết,có hồn và động chứ ko tĩnh
2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ // là tảo mộ, hội // là đạp thanh
-> điệp từ: cho ta biết vào ngày tiết thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng lúc: lễ tảo
mộ, hội đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
->Ẩn dụ,so sánh,từ láy,tính từ,DT,ĐT,từ ghép HV… đã miêu tả không khí lễ hội thật
náo nhiệt,rộn ràng,đông vui,nhộn nhịp tấp nập của chị em Kiều và những nam thanh nữ
tú.Qua đó tác giả muốn khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội ta xưa thật đẹp và
sống động
3.Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
->Bút pháp ước lệ tượng trưng,từ láy:
Chị em Kiều du xuân trở về vào lúc chiều tà;hội tan;cảnh xuân vẫn đẹp nhưng lặng lẽ
hơn,êm đềm,vắng lặng ,mọi chuyển động nhẹ nhàng hơn,tất cả đều nhỏ bé;ko khí vui

hội đã tàn,nhịp sống chậm hơn;Thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng:nỗi niềm bâng
khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã
xuất hiện
III.KB:
-Khái quát nghệ thuật+nội dung
=======================================
NS:
ND:

Nghị luận: “ KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”
I.Mở bài
-Tác giả, tác phẩm
-Nguồn gốc: “Kim Vân Kiều truyện”
-Vị trí: Nằm ở phần II: “Gia biến và lưu lạc”
25


×