Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TNHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG HỌC TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỐN ĐỨC THẮNGạp chí TLH 15 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.75 KB, 21 trang )

1

NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG HỌC TẬP NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
TỐN ĐỨC THẮNG

NCS. Lê Thị Hương
Khoa Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội

TÓM TẮT
Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của học sinh, sinh viên
trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng được thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét nhu cầu thành đạt trong học tập
nghề nghiệp được thể hiện qua thái độ và hành vi.
Đề tài khảo sát 300 học sinh, sinh viên tại trường Trung cấp nghề Tôn Đức
Thắng, tỉnh Bình Phước vào năm học: 2013 - 2014 bằng phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và thống kê toán học.

Từ khóa: Nhu cầu, Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, Nhu cầu thành đạt trong học
tập nghề nghiệp của học sinh, sinh viên.
1. Đặt vấn đề
Nhu cầu thành đạt là sự nỗ lực của con người vươn lên hoàn thiện bản
thân, là nguồn gốc tích cực của con người. Nó quy định chiều hướng, tính chất,
điều chỉnh hành vi mỗi người. Đặc biệt tri thức trẻ, trong đó lực lượng học sinh,
sinh viên có số lượng rất lớn với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập lĩnh hội


2

tri thức kỹ năng, kỹ xảo ở những chuyên nghành khoa học khác nhau. Nhu cầu
thành đạt trong học tập nghề nghiệp của sinh viên đóng vai trò đặc biệt quan


trọng, trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ ngày mai. Nhất là học
sinh, sinh viên trung cấp nghề, cao đẳng nghề nói chung, học sinh, sinh viên
Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng thì nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp
là nhu cầu bức thiết phải đạt được, bởi đó là điều kiện giúp họ vươn lên và gắn
bó với nghề.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn còn một số học sinh, sinh viên Trung
cấp nghề Tôn Đức Thắng chưa có sự phấn đấu vươn lên, vì vậy kết quả học tập
chưa cao như sự mong đợi của gia đình, nhà trường và xã hội.
Điều quan trọng là việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo chuyển biến
căn bản chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế
giới, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề, phát triển mạnh hệ thống
giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề
cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động,
đã và đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Đặc biệt dự thảo
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 sẽ được trình tại Đại hội lần
thứ XI cũng đã nêu rõ: Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn
và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề. Trên
thế giới cũng vậy luôn tăng cường, mở rộng quy mô đào tạo nghề cả về chất
lượng lẫn số lượng, xem đó là một trong những chiến lược trọng tâm phát triển
kính tế của đất nước. Chẳng hạn như Trung Quốc, gần đây ráo riết đẩy mạnh đào
tạo nghề Lý Bằng nói: “Giáo dục dạy nghề và tại chức là bộ phận hợp thành của
giáo dục. Ra sức phát triển giáo dục dạy nghề là con đường tất yếu để nâng cao
trình độ người lao động và chấn hưng nền kinh tế”.


3

Do vậy, nghiên cứu nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của học
sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng là yêu cầu bức thiết,
nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng về mức độ nhu cầu thành đạt trong học tập

nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Từ đó, tìm ra những biện pháp tâm lý – giáo
dục nhằm nâng cao nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của học sinh,
sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng. Vì đó là con
đường tất yếu để nâng cao trình độ người lao động và chấn hưng nền kinh tế của
đất nước.
2. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1: NCTĐTHTNN thể hiện qua thái độ của học sinh, sinh viên.

STT

Đúng
Mệnh đề

đúng

một phần
%

SL

%

SL

%

82,0

38


16,0

5

2,0

213

62,0

58

25,0

29

13,0

trong thực tiễn.
NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh, 131

44,0

32

11,0

137


45,0

SL
1

Không

Đúng

NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh 257
viên tích cực học tập, tìm hiểu các
lĩnh vực khác và sáng tạo khoa học

2

kỹ thuật.
NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh,
sinh viên tích cực ứng dụng tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo giải quyết vấn đề

3

sinh viên tích cực thi đua với bạn bè
trong học tập.


4

4


NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh 156

53,0

67

31,0

36

16,0

5

viên có uy tín cao trong học tập.
NCTĐTHTNN thúc đấy học sinh,

270

89,0

18

8,0

11

3,0

136


48

79

38

31

14

113

39,0

89

46,0

35

15,0

sinh viên tích cực học hỏi kinh
nghiệm, nâng cao tay nghề, trở thành
người thợ giỏi sau này ra trường có
6

thu nhập cao.
NCTĐTHTNN đòi hỏi học sinh, sinh

viên sự nỗ lực không ngừng trong quá

7

trình học tập.
NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên
có mối quan hệ tốt đẹp và vị trí cao
trong tập thể và được tập thể yêu
mến.

Qua bảng số liệu trên, tính theo tỉ lệ phần trăm của các mệnh đề, ta nhận
thấy mệnh đề thứ 6 có tỉ lệ phần trăm cao nhất là: 89 % số học sinh, sinh viên
cho khẳng định mệnh đề: “NCTĐTHTNN thúc đấy học sinh, sinh viên tích cực
học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trở thành người thợ giỏi sau này ra
trường có thu nhập cao” là đúng, có 8% số học sinh, sinh viên cho khẳng định
mệnh đề này chỉ đúng một phần và chỉ có 3% số học sinh, sinh viên cho khẳng
định mệnh đề này là không đúng: Mệnh đề 1 có có tỉ lệ phần trăm cao thứ hai
là: 82% số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề: “NCTĐTHTNN giúp
học sinh, sinh viên tích cực học tập, tìm hiểu các lĩnh vực khác và sáng tạo khoa
học kỹ thuật.” là đúng, có 16% số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề
này chỉ đúng một phần và chỉ có 2% số học sinh, sinh viên cho khẳng định
mệnh đề này là không đúng. Mệnh đề thứ 2 có có tỉ lệ phần trăm cao thứ ba là:
62% số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề: “NCTĐTHTNN thúc đẩy
học sinh, sinh viên tích cực ứng dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo giải quyết vấn đề


5

trong thực tiễn.” là đúng, có 25 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh
đề này chỉ đúng một phần và có tới 13 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định

mệnh đề này là không đúng. Mệnh đề thứ 4 có có tỉ lệ phần trăm cao thứ tư là:
53 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề: “NCTĐTHTNN giúp học
sinh, sinh viên có uy tín cao trong học tập.” là đúng, có tới 31 % số học sinh,
sinh viên cho khẳng định mệnh đề này chỉ đúng một phần và có 16 % số học
sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề này là không đúng. Mệnh đề thứ 6 có
có tỉ lệ phần trăm cao thứ năm là: 48 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định
mệnh đề: “NCTĐTHTNN đòi hỏi học sinh, sinh viên sự nỗ lực không ngừng
trong quá trình học tập.” là đúng, có tới 38 % số học sinh, sinh viên cho khẳng
định mệnh đề này chỉ đúng một phần và chỉ có 14 % số học sinh, sinh viên cho
khẳng định mệnh đề này là không đúng. Mệnh đề thứ 3 có có tỉ lệ phần trăm
cao thứ sáu là: 44 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề:
“NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh, sinh viên tích cực thi đua với bạn bè trong
học tập.” là đúng, có tới 45 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề
này là không đúng và chỉ có 11 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh
đề này chỉ đúng một phần. Mệnh đề thứ 7 có có tỉ lệ phần trăm thấp nhất trong
7 mệnh đề và chỉ đạt: 39% số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh đề:
“NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên có mối quan hệ tốt đẹp và vị trí cao
trong tập thể.” là đúng, có tới 46% số học sinh, sinh viên cho khẳng định mệnh
đề này chỉ đúng một phần và có 15 % số học sinh, sinh viên cho khẳng định
mệnh đề này là không đúng.
Điều này chứng tỏ cho thấy học sinh, sinh viên có thái độ khá tốt về tầm
quan trọng về NCTĐTHTNN, nhưng thái độ được thể hiện ở nhiều mức độ
khác nhau trong từng mệnh đề, điều này cũng đúng vì nó phải phù hợp với nhu
cầu của học sinh, sinh viên học nghề. Mệnh đề: “NCTĐTHTNN thúc đẩy học
sinh, sinh viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trở thành người
thợ giỏi sau này ra trường có thu nhập cao” có tỉ lệ phần trăm: 89 % khẳng định


6


đúng, cao nhất trong 7 mệnh đề. Vì sao vậy? điều này cũng dễ hiểu bởi học
sinh, sinh viên học nghề luôn ý thức được rằng: “tay nghề là cần câu cơm” của
người thợ. Hơn thế nữa học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức
Thắng học nghề luôn mong muốn sau này ra trường có tay nghề giỏi để có thu
nhập cao và đủ sức cạnh tranh với các bậc thợ khác trong xã hội.
Mục tiêu chính của người học nghề ở đây là phải kiếm được nhiều tiền từ
chính nghề mà mình được đào tạo, muốn vậy phải có kinh nghiệm và tay nghề
giỏi, mới có đủ sức cạnh tranh trên thi trường. Điều gì thúc đẩy học sinh, sinh
viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng đặt ra mục tiêu cao trong nhu cầu
thành đạt trong học tập nghề nghiệp “NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh, sinh
viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trở thành người thợ giỏi
sau này ra trường có thu nhập cao”. Phải chăng ảnh hưởng cả về chủ quan và
khách quan đến học sinh, sinh viên.
Như chúng ta cũng biết, trong hai năm trở lại đây, nhất là trong thời điểm
này. Thời điểm mà tôi tiến hành điều tra: Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề
nghiệp của học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng – Tỉnh
Bình Phước, vào tháng 5 năm 2014, giá các mặt hàng nông sản, nhất là giá mủ
cao su rớt giá thê thảm. …. bà con nông dân ở các vùng trồng cao su nói chung
và tỉnh Bình Phước nói riêng, buộc lòng mất trắng thu hoạch mủ, vì giá mủ cao
su bán ra không đủ vốn bỏ ra chăm sóc, chưa nói đến công thuê thợ cao mủ và
trút mủ ban đêm. Chỉ có ít hộ gia đình cạo mủ cao su cầm hơi: “ Đủ mua bát gạo
sống qua ngày”.
Thu nhập chính của nhân dân tỉnh Bình phước là nông sản, cao su là
nguồn nông sản chính của người nông dân nơi đây, diện tích trồng cao su chiếm
tới trên 90% quỹ đất. Cao su rớt giá thê thảm người nông dân bỏ xứ đi làm thuê,
làm mướn khắp nơi chủ yếu là đi phụ hồ, xe ôm … Vì lâu nay họ chỉ có một
nghề duy nhất là chăm sóc cao su và cạo mủ cao su.


7


Có thể nói thời hoàng kim của cây cao su bị tạm lắng, từ đó ta có thể
đưa ra câu hỏi yếu tố khách quan nào tiếp động trực tiếp đến nhận thức của
người dân nơi đây, trong đó có học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn
Đức Thắng – Tỉnh Bình Phước. Trước đây thời hoàng kim của cây cao su, người
dân không chú trọng đến việc học tập của con em họ, họ cho rằng học làm gì cho
mất thời gian và công sức, chỉ cần có sức khỏe, có vốn đầu tư vào cây cao su thì
cả đời sung sướng: Một tháng thu hoạch từ mủ cao su với diện tích 1ha trừ công
chăm bón và thuê thợ cạo mủ, thu lợi nhuận tới gần 3 trăm triệu/1 tháng. Họ
thường ngân nga chế diễu: “ Học làm gì cho đầu to, mắt cận, học làm gì cho lận
đận về sau – Như tôi đây chẳng cần học tiền bạc chất đầy nhà – ngủ dậy bước ra
vườn cao su là có tiền đầy túi…”
Thời điểm này: “Thất bát” làm thay đổi nhận thức của người dân, dù
kinh tế sa sút hơn trước nhiều nhưng họ bắt đầu chú ý đến chuyện học hành của
con em. Các bậc phụ huynh đưa con đến nhập học tại trường không còn thái độ
hênh hoang vỗ ngực trước cán bộ giáo viên nhà trường “Vận động lắm, ông mới
cho con ông đi học đấy, liệu hồn đối xử cho tốt, nếu không ông cho con ông về
ăn chơi và cạo mủ cho khỏe” mà thay vào đó là: “Thất bát thật rồi, trăm sự nhờ
các thầy cô dạy bảo, rèn cho cháu một cái nghề … để kiếm cơm…”
Có thể khẳng định rằng tình hình thực tế “Giá mủ cao su trượt giá trầm
trọng” tác động trực tiếp đến nhận thức các bậc phụ huynh và học sinh, sinh
viên, vì thế mà các em chọn mệnh đề: “NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh, sinh
viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trở thành người thợ giỏi
sau này ra trường có thu nhập cao” khẳng định là đúng, chiếm: 89% cao nhất
trong 7 mệnh đề. Chỉ 3% học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức
Thắng – Tỉnh Bình Phước, cho là không đúng. Vì sao vậy ? tôi tìm hiểu số ý kiến
này thuộc về số rất ít học sinh, sinh viên năm thứ hai thi rớt các trường Đại học
hoặc điểm thi xét vào hệ cao đẳng chuyên nghiệp không đủ điểm. Số học sinh,



8

sinh viên này còn nuôi ước mơ sẽ thi lại đại học, vào học nghề với họ chỉ là nơi
trú chân tạm thời, trong 3% học sinh, sinh viên đó còn có một số con nhà đại gia
cao su trước kia vẫn chưa tỉnh mộng, do có nhiều tiền ăn chơi, quậy phá, gia đình
không quản lí và giáo dục nổi, đưa vào trường, các bậc phụ huynh này xem
trường nghề là nơi trông coi con em hư hỏng giúp họ, chứ không phải cho con đi
học lấy cái nghề nuôi thân sau này.
Nếu dừng lại ở “NCTĐTHTNN thúc đẩy học sinh, sinh viên tích cực
học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trở thành người thợ giỏi sau này ra
trường có thu nhập cao”. Thì điều này đúng với thực tế khó khăn mà người nông
dân Bình Phước đang phải nếm trãi: “ Cao su trượt giá thê thảm” nên người học
có ước mơ thoát khỏi thảm cảnh này, là phải học có một tay nghề giỏi ra trường
hành nghề kiếm được thật nhiều tiền phụ giúp gia đình. Xét về khía cạnh cho cá
nhân, là thái độ đúng đắn không có gì là sai, nhưng chỉ dừng lại lợi ích cá nhân,
nghĩa là NCTĐTHTNN mang tính cá nhân thì chưa đủ. Cần phải có giá trị xã hội
và vì lợi ích xã hội nữa.
Xét cho cùng thì: “Nhà nhà, người người có no ấm thì xã hội mới phồn
vinh và thịnh vượng” và “Dân giàu thì nước mới mạnh”. Vấn đề mấu chốt ở đây
là các lực lượng giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội cần phải giáo dục để
nâng cao hơn nữa thái độ cho các em, giúp các em không chỉ hiểu: cố gắng học
tập trở thành người thợ giỏi có thu nhập cao cho bản thân và gia đình còn phải có
đóng góp cho xã hội. Trả lời câu hỏi lớn này, chúng ta đi vào tỉ lệ phần trăm cao
thứ 2 ở mệnh đề thứ nhất “ NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên tích cực học
tập, tìm hiểu các lĩnh vực khác và sáng tạo khoa học kỹ thuật” Đạt tới 82%
khẳng định đúng. Có thể nói đây là nhiệm vụ cốt lõi trong học tập của học sinh,
sinh viên nói chung và của học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức
Thắng nói riêng, nhất là học sinh, sinh viên học nghề, bởi vì sau này ra đời trên
bước đường hành nghề, muốn tồn tại được mang lại thu nhập cao và đủ sức cạnh



9

tranh trên chiến trường kinh doanh đầy thử thách và gay gắt. Bản thân người thợ
không những giỏi một nghề được đào tạo chính thức mà còn phải có hiểu biết và
làm được một số nghề gần với nghề chính của mình.
Hơn nữa, muốn có uy tín cao trong nghề nghiệp sau này và thành đạt
trong học tập thì học sinh, sinh viên không chỉ tích cực học tập, mà còn phải tìm
hiểu các lĩnh vực khác và luôn luôn có những sản phẩm sáng tạo khoa học trong
học tập, đưa ra sử dụng mang lại tiện lợi cho cuộc sống, nhiệm tình tham gia hội
thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do trường và các cấp tổ chức nhằm khẳng định tay
nghề và năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật của bản thân.
Như vậy ở mệnh đề 1 này: “NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên
tích cực học tập, tìm hiểu các lĩnh vực khác và sáng tạo khoa học kỹ thuật” thì
NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên cố gắng học tập trở thành người thợ giỏi
có thu nhập cao cho bản thân và gia đình mà các em còn có đóng góp cho xã hội.
Chẳng hạn trong học tập luôn có những sản phẩm khoa học sáng tạo sử dụng tốt
trong đời sống, ví dụ Thầy và trò trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng năm
2012 đã sáng tạo bộ điều khiển từ xa hệ thống bóng đèn cao áp, sản phẩm này
tham gia hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Phước đạt giải nhì.
Hiện nay lắp sắp đưa vào sử dụng điều khiển hệ thống bóng đèn cao áp tại
trường và các khu công nghiệp Chơn thành, được nhiều tỉnh bạn đặt hàng. Như
vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi lớn “cố gắng học tập trở thành người thợ
giỏi có thu nhập cao cho bản thân và gia đình còn phải có đóng góp cho xã hội”.
Các em có thái độ đúng đắn về NCTĐTHTNN của mình là luôn biết đặt lợi ích
của bản thân và lợi ích xã hội trong NCTĐTHTNN, đây là điều rất đáng được
động viên và khích lệ hơn nữa.
Mệnh đề thứ 7: “NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên có mối quan
hệ tốt đẹp và vị trí cao trong tập thể và được tập thể yêu mến.” đạt: 39% khẳng



10

định đúng, thấp nhất trong 7 mệnh đề. Điều này làm cho chúng ta phải đặt câu
hỏi: Tại sao? trả lời cho câu hỏi này, trong phỏng vấn sâu với câu hỏi: “ Những
bạn học khá giỏi trong lớp có được tập thể lớp yêu mến không ?. Tại sao?”. Đa
số các em trả lời rất thẳng thắn: “ Rất ít được tập thể lớp quý trọng” các em giải
thích: Phần lớn những bạn này khá kiêu luôn xem mình là trung tâm, ít khi giúp
đỡ tập thể trong học tập và những khó khăn trong cuộc sống, những bạn học khá
giỏi trong lớp không có nghĩa là được tập thể yêu mến, quý trọng, mặt khác học
sinh, sinh viên trường nghề chúng em hạnh kiểm không quan trọng, vì đến các
doanh nghiệp xin việc họ thử tay nghề trong 2 tiếng hoặc 4 tiếng làm được việc
họ nhận vào làm ngay, ít quan tâm đến hạnh kiểm. Vì kỷ luật ở các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp nước ngoài nói riêng luôn dùng kỷ luật sắt: Vi phạm
một lần trừ 50% lương, lần 2 đuổi việc dù vi phạm chỉ là đi trễ quá 5 phút. Dù
hạnh kiểm hàng tuần, hàng tháng từng học sinh, sinh viên đưa ra tập thể lớp bình
bầu, xếp loại. Xếp loại gì cũng được các em không quan tâm, vì nó không ảnh
hưởng đến quá trình đi xin việc làm sau này, nên các em không cần sự ủng hộ
của tập thể lớp.
Phải chăng ? “ Đạo đức của người công nhân” không quan trọng, mà
chỉ cần người thợ, người công nhân có tay nghề giỏi là đủ, đây là một vấn đề cần
kiến nghị với các doanh nghiệp, công ty trong nước và nước ngoài.
Chúng tôi thiết nghĩ nhà nước cần phải đặt ra tiêu chuẩn tuyển công
nhân: Phải bao gồm cả năng lực và phẩm chất cho các công ty, doanh nghiệp,
nhà máy trong nước và ngoài nước. Như vậy trong quá trình đào tạo ở các
trường nghề thuận lợi rất nhiều. Vì học sinh, sinh viên của trường nghề, các em
chỉ chú trọng đến việc rèn luyện và nâng cao tay nghề, không quan tâm đến tu
dưỡng đạo đức. Điều này dẫn đến thực tế học sinh, sinh viên ở trường nghề luôn
xảy ra những hành vi mất đạo đức như: Đánh nhau, uống rượu, cờ bạc, … thậm



11

chí còn đe dọa, lăng mạ, xỉ nhục và hành hung với cả cán bộ, giáo viên trong
trường.
Việc quản lí nề nếp học sinh, sinh viên trên giảng đường và kí trúc xá
gặp rất nhiều khó khăn. Bất cứ thầy cô nào nhận nhiệm vụ công tác tại phòng
quản lí học sinh, sinh viên và ban thường trực kí trúc xá đều thở dài: “ Phải quản
tù rồi”. Mặc dù nhà trường đã có chế độ bồi dưỡng tăng thêm cho cán bộ thường
trực kí trúc xá là 60% lương hàng tháng, nhưng không ai muốn đảm nhận, quản
lí nề nếp của học sinh, sinh viên trường nghề rất cực khổ, nhiều khi còn ảnh
hưởng đến tính mạng, không ít học sinh, sinh viên đã hành hung cán bộ quản lí
và thường trực kí trúc xá ngoài khuôn viên nhà trường, khi thầy cô hết giờ làm
việc đi ra ngoài. Vì bị ban quản lí kí trúc xá lập biên bản, gọi lên viết kiểm đểm
và thông báo về gia đình, mời phụ huynh đến trường cùng phối hợp giáo dục học
sinh, sinh viên, do tội đánh bài ăn tiền, uống rượu cả đêm quay ra đánh nhau phá
hoại tài sản tại các phòng kí túc xá như: đập vỡ cửa kính, đập các thiết bị trong
phòng …
Đây là thực tế nan giải mà cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ quản lí nề
nết nói riêng và giáo viên giảng dạy ở các trường nghề nói chung đang phải gồng
mình lên để gánh vác sứ mệnh đào tạo người thợ vừa: “ Vừa hồng lại vừa
chuyên” như Bác kính yêu đã căn dặn.
Với câu hỏi: Theo Thầy (Cô) một trong những tiêu chí quan trọng nhất
trong NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên trường nghề là tiêu chí nào trong
những tiêu chí sau đây, thì tiêu chí: “Tích cực học tập nâng cao tay nghề phải đi
đôi không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt” được thầy cô chọn nhiều
nhất, chiếm tỉ lệ 98% khẳng định là đúng. Đây là điều điên nhiên, chúng ta đều
hiểu phải đào tạo ra những cô cậu học trò: giỏi về chuyên môn và tốt về đạo đức.
Được tiếp xúc rất nhiều với học sinh, sinh viên trương nghề, nhất là học sinh,



12

sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng – tỉnh Bình Phước, chứng kiến
thái độ mất lịch sự, thiếu tôn trọng giáo viên của học sinh, sinh viên của trường
lòng không khỏi bùi ngùi như: Gặp cán bộ, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường,
thay lời chào thì các em tráo mắt ra nhìn hoặc linh lích đi. Trên giảng đường
ngang nhiên hút thuốc lá, văng tục, chửi bậy. Giáo viên nhắc nhở các em tráo
mắt lườm bỏ đi hay quay lại chửi thầy cô. Thậm chí sợ bị lập biên bản nên nhảy
qua hàng rào ném đá vào thầy cô.
Do đó ta không có gì là ngạc nhiên, tiêu chí: “Tích cực học tập nâng cao
tay nghề phải đi đôi không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt” cán bộ giáo
viên của trường khẳng định đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng và
không thể thiếu được trong NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên trường nghề.
Qua kết quả điều tra giữa học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên ở
trường Trung cấp nghề Tôn Đức Thắng – tỉnh Bình Phước có nội dung về mặt
phẩm chất đạo đức của người học nghề lại có tỉ lệ phần trăm chênh lệch quá lớn :
“NCTĐTHTNN giúp học sinh, sinh viên có mối quan hệ tốt đẹp và vị trí cao
trong tập thể và được tập thể yêu mến.” có tỉ lệ phần trăm: 39% khẳng định
đúng, còn về phía cán bộ, giáo viên: “Tích cực học tập nâng cao tay nghề phải đi
đôi không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt” được thầy cô chọn nhiều
nhất, chiếm tỉ lệ 98% khẳng định đúng.
Phải chăng ? về phía học sinh, sinh viên có tỉ lệ thấp “NCTĐTHTNN
giúp học sinh, sinh viên có mối quan hệ tốt đẹp và vị trí cao trong tập thể và
được tập thể yêu mến.” có tỉ lệ phần trăm: 39% là thấp nhất trong 7 mệnh đề,
phần lớn là do thực tế: học sinh, sinh viên trường nghề chúng em hạnh kiểm
không quan trọng, vì đến các công ty, nhà máy và doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài đặt tại Việt Nam xin việc họ thử tay nghề 2 tiếng hoặc 4 tiếng hồ làm
được việc là nhận vào làm ngay, ít quan tâm đến hạnh kiểm.



13

Qua thực tế này, chúng tôi thiết tha nhờ các cơ quan nhà nước có liên
quan hãy đặt ra tiêu chuẩn tuyển chọn người thợ, người công nhân phải đầy đủ
cả: Đức và Tài, phẩm chất và năng lực. Giúp cho các trường nghề thuận lợi trong
việc tạo ra sản phẩm của mình hoàn chỉnh. Như Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”
Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà còn nghèo, đời sống của
đại đa số nhân dân còn thiếu thốn, nếu người giởi, người tài chỉ biết đưa ra
những đòi hỏi, yêu cầu nhà nước phải tạo cho mình nhiều ưu đãi, thuận lợi mới
chịu làm việc thì với nguồn lực hạn chế hiện tại khó mà đáp ứng được. Khi
người thợ, người công nhân có đủ tài và đức sẽ không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết
tự kiềm chế, nhân nhượng, bao dung biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của
mọi người để khuyến khích, khen gợi khi các thành viên trong xưởng, trong đội
mình có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi, giúp đỡ khi người đồng nghiệp
gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tài và Ðức rất cần thiết để người thợ, người công nhân như: Tài để
quán xuyến công việc nhanh nhẹn, tháo vát, tự giác, để giải tỏa khó khăn. Ðức để
hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo có tác phong công nghiệp hiện đại:
đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ … nhau trong công việc và cuộc sống, giúp
đồng nghiệp mà không phách lối, khoe khoang; không khắt khe xét nét, không
lấy mình làm khuôn mẫu bắt người khác phải dập theo, luôn bình đẳng và công
bình với mọi người.
Để có được cái cốt cách của người công nhân, người thợ như trên, phải
được tôi luyện mài rủa trong suốt quá trình được đào tạo trong trường nghề, chứ
không phải khi vào làm tại công ty, nhà máy, xí nghiệp rồi mới hình thành.



14

Để hiểu rõ hơn nhận thức của học sinh, sinh viên trường Trung cấp
nghề Tôn Đức Thắng – tỉnh Bình Phước về NCTĐTHTNN, ta đi vào tìm hiểu
NCTĐTHTNN thể hiện qua hành vi.
Bảng 2: NCTĐTHTNN thể hiện qua hành vi của học sinh, sinh viên.

ST
T

Nội dung mệnh đề

Thường

Thỉnh

xuyên

thoảng

SL
1

Thi đua với bạn trong hoạt động học 216

%

SL

%


Không bao
giờ
%

SL

66,0

72

27,0

12

7,0

tập, sáng tạo kỹ thuật, luôn tạo ra sản
phẩm thiết thực.
2

Hăng say phát biếu ý kiến trong các 176

53,0

87

31,0

37


16,0

3

buổi học, thảo luận, thực hành.
Mong muốn sau này có vị trí cao 9

5,0

33

11,0

258

84,0

4

nghề nghiệp của mình.
Nổ lực cao trong quá trình rèn luyện 224

73,0

66

21,0

10


6,0

5

kỹ năng tay nghề.
Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, 229

75,0

36

13,0

35

12,0

91,0

17

9,0

0

0

trong xã hội nhằm nâng cao uy tín


say mê tìm tòi học hỏi kinh nghiệm
tay nghề của thầy cô phục vụ cho
6

nghề của mình.
Tích cực học hỏi kinh nghiệm của bậc 283
thợ giỏi và hăng hái thực hành khi đi
thực tế, thực tập tại các cơ sở nhằm

củng cố và khẳng định tay nghề.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu được ta nhận thấy có sự thống


15

nhất tương đối giữa thái độ và hành vi về tầm quan trọng của NCTĐTHTNN thể
hiện NCTĐTHTNN của họ phần lớn nghiêng về rèn luyện và nâng cao tay nghề
để sau này ra trường có thu nhập cao. Trong quá trình học tập các em nổ lực học
tập vì mục đích lớn lao luôn đặt lên hàng đầu là: “NCTĐTHTNN thúc đấy học
sinh, sinh viên tích cực học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, trở thành người
thợ giỏi sau này ra trường có thu nhập cao” và “Tích cực học hỏi kinh nghiệm
của bậc thợ giỏi và hăng hái thực hành khi đi thực tế, thực tập tại các cơ sở nhằm
củng cố và khẳng định tay nghề”. Đây cũng là hai mệnh đề có tỉ lệ phầm trăm
cao nhất.
Như vậy vấn đề cốt lõi NCTĐTHTNN của các em là hoàn toàn đúng,
không có gì là sai, là chính đáng. Điều này cũng cho chúng ta biết mong muốn
của học sinh, sinh viên ở các trường nghề nói chung và người công nhân nói
riêng, họ không có mơ ước cao sang về địa vị quyền lực trong xã hội, mà ước mơ
của họ rất thực chất và mộc mạc là: có việc làm thu nhập cao… Để khám phá ước
mơ thực của họ, chúng tôi đưa ra câu hỏi trong phần phỏng vấn sâu: “Bạn mong

muốn sau này có vị trí cao trong xã hội nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp của
mình.”. Các em mỉm cười: điều đó khó xảy ra đối với người thợ chúng em. “Vì
sao vậy ?” vì xã hội luôn coi trọng bằng cấp, nhất là ở nước ta, mà bản thân
chúng em học ở trường nghề lại chỉ là học trung cấp nghề,“cái bằng nghề”
chẳng có nghĩa lí gì với xã hội nước ta đâu cô. Vì vậy các em không trông mong
gì được xã hội cất nhắc. Sao các em lại bi quan vậy ? thời đại chúng ta đang
sống là công bằng và văn minh... Công bằng ư không có đâu cô.
Phải chăng ? Đây là sự phản ánh phần một của thực tế xã hội ở nước ta
hiện nay. Bản thân tôi sống giữa khu công nghiệp Bình Phước, liên tục tiếp xúc
với công nhân và người dân nơi này, tôi hiểu điều mà các em nói không phải là
không có, một số người dân buôn bán ở các chợ gần khu công nghiệp cũng có
thái độ, hành vi thiếu công bằng với học sinh, sinh viên trường nghề và công


16

nhân. Chẳng hạn cuối tháng công nhân các khu công nghiệp lấy lương, những
người bán hàng ở chợ thi nhau chở các hàng quá hạn sử dụng như: quấn áo, giầy
dép... và thức ăn: bán ế nơi khác về ... bày đông đặc tại chợ công nhân. Họ thì
thào với nhau: mấy ngày “quân trâu bò” lấy lương, nó khuân vát những món rẻ
tiền cho mình đây “ Quân đầu đất” mà cái gì mà chúng chẳng ăn, chẳng dùng.
Một công nhân nữ mua giầy: Hình như giầy quá hạn sử dụng nên kéo ra
có vết nứt ... cô có bao giờ dùng hàng xịn đâu mà cô biết, hàng xịn là vậy. Sau
một hồi lời qua tiếng lại, người bán hàng: Đầu óc bã đậu còn đòi lí lẽ, không
mua thì biến, lấy muôi và gạo ném vào mặt nữ công nhân.
Cũng là hai sinh viên, một là sinh viên học ở trường trung cấp nghề và
một sinh viên học ở trường lộc quân 2 vào quán mua đồ, người bán hàng đối xử
như sau: Mua gì, hàng xịn đấy có đủ tiền không thì xem đồ ... Đối với sinh viên
trường trung cấp nghề. Thế hôm nay được nghĩ tết dương lịch về nhà chơi hả
cháu, mua gì cứ vào lấy, đúng là ông tướng quân đội có khác, sau này làm quan

lớn đây....(sinh viên học lộc quân 2). Tôi không khỏi bùi ngùi và luôn đặt ra câu
hỏi: Tại sao và tại sao? xã hội lại đối xử quá đáng với người học nghề và công
nhân như vậy?.
Có lẽ nào, chính xã hội đã kìm nén và thui chột ước mơ của người học
nghề. Đây là bài toán khó cần có sự chung sức của cả nước bắt tay vào giải quyết,
dù hiện nay Đảng và nhà nước ta đã và đang rãi thải đỏ rước các doanh nhân
thành đạt đầu tư vốn. Thiết nghĩ muốn có nhiều doanh nhân thành đạt thì phải
quan tâm đầu tư ngay từ gốc, chứ không phải hớt lấy ngọn: “Muốn thu được
nhiều trái ngon phải gieo hạt...”.
Ta quay lại số liệu của bảng 2: Mệnh đề 3 “Mong muốn sau này có vị trí
cao trong xã hội nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình” có tỉ lệ phần trăm
thấp nhất trong sáu mệnh đề. Chỉ đạt: 5% học sinh, sinh viên cho rằng thường
xuyên “Mong muốn sau này có vị trí cao trong xã hội nhằm nâng cao uy tín


17

nghề nghiệp của mình” có 11% học sinh, sinh viên cho rằng thỉnh thoảng có tới
84% số học sinh, sinh viên cho rằng không bao giờ. Vì sao vậy, điều này đã
được lí giải ở trên.
Mệnh đề 5: “Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, say mê tìm tòi học hỏi
kinh nghiệm tay nghề của thầy cô phục vụ cho nghề của mình”. Có tỉ lệ phần
trăm cao thứ hai. Có tới 75% học sinh, sinh viên cho rằng thường xuyên:
“Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành, say mê tìm tòi học hỏi kinh nghiệm tay
nghề của thầy cô phục vụ cho nghề của mình” và 13% học sinh, sinh viên cho
rằng thỉnh thoảng chỉ có tới 12% số học sinh, sinh viên cho rằng không bao giờ.
Đây là điều cần được động viên và khuyến khích hơn nữa.Vì ta hiểu: Tay nghề
là cần câu cơm của người thợ.
12% số học sinh, sinh viên cho rằng không bao giờ, là một số em bị gia
đình ép buộc cho vào trường nghề, do ở nhà lêu lổng phá phách gia đình không

quản lí được, một số nghề theo học không phù hợp với năng lực và sở thích
nhưng gia đình bắt học sau này về nhà phục vụ cho gia đình như nhà bố chạy xe
tải muốn con nối nghiệp. Còn một số ít vào trường nghề là ngồi tạm, có thời
gian ôn thi lại vào đại học.
Thực tế cho thấy, đối với học sinh mới tốt nghiệp lớp 9, các em vừa học
nghề học văn hóa là 3 năm. Đối tượng này, chiếm hơn 200 khách thể nghiên
cứu của đề tài, phần lớn khi học văn hóa các em ngại tiếp xúc với giáo viên dạy
văn hóa, vì một phần lực học văn hóa còn hạn chế, hơn nữa các em chú trọng
nghề mình tâm đắc theo học nên chú trọng nghề nhiều hơn. Đây là nhận thức
còn hạn chế của các em.
Các em xác định ra trường là lao vào hành nghề, do đó khi học nghề các
em học rất nhiệt tình và hăng hái, tích cực say mê tìm tòi học hỏi kinh nghiệm
tay nghề của thầy cô làm sáng tỏa lí thuyết trên lớp, đó cũng là sức hút thôi thúc
các em sáng tạo trong thực hành, thực hành chiếm 80% chương trình học giúp
các em tiếp xúc được nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm làm


18

việc thực tế qua giờ học và thực tập sản xuất tại trường và doanh nghiệp.
Tại sao mệnh đề thứ 5 chiếm tỉ lệ phần trăm cao thứ hai, điều này đã
được giải thích ở sự thống nhất tương đối giữa thái độ và hành vi về tầm quan
trọng NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên.
Có thể thấy rằng: NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên trường Trung cấp
nghề Tôn Đức Thắng tỉnh Bình Phước tương đối tốt. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều
hạn chế một phần phụ thuộc vào nhận thức còn phiến diện, lệch lạc của xã hội
đối với người học nghề và người công nhân, một phần là do nhận thức của chính
bản thân và gia đình các em.
3. Kiến nghị:
Từ thực tế nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra kiến nghị nhằm phát triển

hơn nữa NCTĐTHTNN của học sinh, sinh viên trường Trung cấp nghề Tôn
Đức Thắng tỉnh Bình Phước như sau:
a. Đối với học sinh, sinh viên:
+ Nhận thức đúng nghĩa người thợ giỏi là phải có đức và có tài. Từ đó việc
rèn luyện năng lực nghề nghiệp phải đi đôi với tu dưỡng đạo đức.
+ Phải thấy được giá trị to lớn sự đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau cả về
học tập và cuộc sống trong tập thể lớp. Vì nó là một phần đạo đức cần phải có của
mỗi con người.
+ Phải có tính quyết đoán để xác định rõ sở thích, năng lực của mình trước
khi chọn ngành học phù hợp. Tự tìm hiểu về ngành nghề mình muốn làm, đặt ra
các kế hoạch mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, có phương pháp, cách thức, có quyết tâm
và nỗ lực ý chí để thực hiện tốt các mục tiêu đó.
+ Cần có ước mơ về vị trí và địa vị trong xã hội, vì ước mơ là động lực
thôi thúc các em vượt qua khó khăn gian khổ, thử thách … trong học tập và tu
dưỡng, không nên có cái nhìn quá thiệm cận là học để có cái nghề kiếm sống.
+ Phải nhận thức đúng đắn học lực văn hóa và năng lực nghề là hai vấn đề


19

cốt lõi tạo nên tay nghề vững vàng. Có kiến thức tốt về hai lĩnh vực này là tiền đề
quan trọng, thiết yếu để các em phấn đấu thành đạt trong nghể nghiệp tương lai. Vì
vậy phải chú trọng học cả hai lĩnh vực này, không được bên trọng, bên khinh.
b. Đối với giáo viên:
- Giảng viên cần không ngừng học tập, nghiên cứu, phấn đấu để có những
kiến thức sâu rộng về chuyên ngành, Tích cực tiếp cận với máy móc trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại nhất giáo viên giảng dạy khoa: công nghệ ô tô, Điện tử và điện
dân dụng, tin học …cập nhật thực tế, có phương pháp giảng dạy và truyền đạt kỹ
thuật tay nghề dễ hiểu cho học sinh, sinh viên dễ tiếp thu, nắm bắt.
- Giáo viên cần tâm huyết hơn nữa với nghề truyền đạt tận tình về: kiến thức,

tay nghề, kinh nghiệm cho học sinh, sinh viên tạo hứng thú cho các em trong học
tập nhất là khi hướng dẫn các em thực hành tại xưởng luôn luôn tạo ra sản phẩm
mới có ích và tiện dụng.
- Khích lệ học sinh, sinh viên vững bước trên con đường mình đã chọn, khơi
dậy tình yêu nghề và khơi dậy ước mơ thành đạt trong nghề nghiệp trong tương lai
cho học sinh, sinh viên.
- Luôn là tấm gương sáng về năng lực nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức,
luôn thể hiện kiến thức văn hóa uyên bác và tay nghề giỏi cho học sinh, sinh viên
noi theo.

c. Đối với gia đình:
- Gia đình cần phải nhận thức đúng đắn học nghề của con em mình, hãy
loại bỏ quan niệm:“Trường nghề là nơi tạm trú chân, học nghề làm gì, không đi
học nghề vẫn trở thành công nhân …”.
- Tôn trọng sự lựa chọn nghề mà con em mình theo học không nên ép

buộc các em học theo yêu cầu của gia đình.


20

- Gia đình hãy là tấm gương sáng về đạo đức cho con em mình noi theo,

cần chú trọng kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục đức và tài cho học sinh,
sinh viên.
d. Đối với Nhà trường:
- Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa ý nghĩa, vai trò của người học nghề xây
dựng chương trình đào tạo phải bắt kịp với nhu cầu của xã hội, mô đun môn học
phải bám sát với yêu cầu của cuộc sống và thực tiễn.
- Tăng cường hơn nữa trang thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, các xưởng

thực hành, mở rộng hơn nữa sân tập lái tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy,
học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, sinh viên.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn rèn luyện và nâng cao tay nghề
giữa học sinh, sinh viên với các bậc thợ giỏi và thầy cô các cuộc giao các cuộc toạ
đàm, gặp gỡ trò chuyện với những người thợ giỏi thành đạt và các doanh nhân
thành đạt, để họ tiếp lửa cho các em nuôi dưỡng ước mơ thành thạt trong nghề
nghiệp của mình.
- Bên cạnh đó nhà trường mở rộng hơn nữa trong việc liên kết đào tạo và
giải quyết việc làm với các nhà máy, xí nghiệp, công ty trong nước và ngoài nước
giúp cho học sinh, sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
đ. Đối với xã hội:
- Quan tâm hơn đến giáo dục dạy nghề có các chính sách hợp lý cho người
học nghề. Làm sao cho những câu chữ sau đây thành hiện thực: “ tăng nhanh quy

mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng
kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động, đã và đang được Đảng và nhà nước
ta quan tâm, chú trọng.”
- Các công ty, nhà máy, xí nghiệp ... trong nước và ngoài nước khi tuyển
đầu vào cần căn cứ vào cả hai tiêu chí: năng lực và đạo đức người thợ, bước đầu
là căn cứ vào bảng điểm và phiếu đánh giá hạnh kiểm của nhà trường.


21

- Đảng và nhà nước cần có các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao

nhận thức cho người dân về người học nghề và người công nhân, loại bỏ thái
độ và hành vi coi thường họ. Đảng và nhà nước đưa ra yêu cầu cụ thể về năng
lực tay nghề và đạo đức trong tuyển dụng công nhân.




×