Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên khoa tâm lý học, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.39 KB, 6 trang )

Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên
Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn

Vũ Bích Hạnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Khanh
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản của động cơ thành đạt (ĐCTĐ)
trong học tập của sinh viên. Nghiên cứu thực trạng mức độ động cơ thành đạt (ĐCTĐ)
trong học tập của sinh viên khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV, đồng thời phân
tích nguyên nhân của thực trạng này. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoạt hoá và nâng
cao mức độ ĐCTĐ trong học tập của sinh viên khoa Tâm lý học, trường
ĐHKHXH&NV.

Keywords: Tâm lý học; Trường đại học; Sinh viên; Động cơ thành đạt

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Những năm trở lại đây, nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước ta diễn ra khá mạnh
mẽ. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam không ngừng nỗ
lực vươn lên trong công việc, học tập để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Trong Tâm lý học, động cơ thành đạt (ĐCTĐ) là một hiện tượng tâm lý phức tạp, giữ
vai trò quan trọng trong cấu trúc nhân cách. Động cơ thành đạt được xem như một loại động
cơ đặc trưng, có tác dụng thúc đẩy con người hoạt động vươn tới sự thành thục cao nhất trong
công việc.
Sinh viên (SV) là một nhóm xã hội đặc biệt với hoạt động chủ đạo là hoạt động học


tập, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của những chuyên ngành khoa học cụ thể, chuyên sâu.
Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên hôm nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành một lớp người lao động chất lượng cao cho ngày mai. Cho đến hiện nay,
những nghiên cứu về động cơ thành đạt ở Việt Nam vẫn còn chưa nhiều, đặc biệt là động cơ
thành đạt trong học tập của sinh viên. Trong khi đó, đây lại là vấn đề không chỉ có giá trị về
mặt lý luận mà còn có giá trị quan trọng về mặt thực tiễn. Trước mắt, việc nghiên cứu động cơ

2
thành đạt trong học tập của sinh viên trong đề tài này trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo củaíinh viên khoa Tâm lý học (TLH), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHKHXH&NV).
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên
khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp Cao học Tâm lý học của mình.






2. Đối tượng nghiên cứu.
Mức độ động cơ thành đạt trong học tập của sinh viên.
3. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng mức độ ĐCTĐ trong học tập của sinh viên khoa TLH, trường
ĐHKHXH&NV. Phân tích nguyên nhân của thực trạng; đồng thời qua đó đề xuất một số kiến
nghị nhằm hoạt hoá và phát triển ĐCTĐ trong học tập của SV khoa TLH, trường
ĐHKHXH&NV.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn bằng cách phân tích, khái quát hoá một
số văn bản và tài liệu có liên quan.

3.2. Nghiên cứu thực tiễn thực trạng mức độ động cơ thành đạt trong học tập của SV khoa
Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV và phân tích nguyên nhân của thực trạng này.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoạt hoá và nâng cao mức độ ĐCTĐ trong học tập của
SV khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV.
5. Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Khách thể nghiên cứu.
- Nghiên cứu 151 sinh viên từ năm thứ I đến năm thứ IV, năm học 2009-2010 của
khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu mức độ ĐCTĐ trong học tập (theo phương thức nhà trường) của
sinh viên.
6. Giải thuyết nghiên cứu.

3
ĐCTĐ trong học tập của đại đa số sinh viên khoa Tâm lý học mới đạt mức trung bình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, song, tinh thần tự giác, tự khẳng định mình
và tự chiụ trách nhiệm trong học tập của sinh viên trước gia đình, xã hội và bản thân còn chưa
cao là nguyên nhân cơ bản nhất.


7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài: nhằm làm rõ cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đây là phương pháp chủ yếu của đề tài nhằm tìm
hiểu ĐCTĐ trong học tập của sinh viên khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXH&NV.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm tìm hiểu sâu thêm một số thông tin mà trong bảng hỏi
chưa thể khai thác được.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: khi xử lý số liệu, đề tài sử dụng phần
mềm SPSS 13.0 với mục đích tìm hiểu một số thông tin như: tần suất, giá trị trung bình, độ tin
cậy, phân tích mối tương quan giữa ĐCTĐ trong học tập với các yếu tố ảnh hưởng khác…

8. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 3 chương chính:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của ĐCTĐ trong học tập của sinh viên.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.

References
1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), Hứng thú và vai trò của hứng thú nhận thức trong hoạt
động học tập của học sinh, tạp chí tâm lý học số 3-2006.
3. Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), Hứng thú và vai trò của hứng thú trong hoạt động học
tập của học sinh, tạp chí Tâm lý học, số 3/2006, tr.46-49.
4. Văn Thị Kim Cúc (2006), Động cơ làm việc của chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân
trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tâm lý học số 3/2006.
5. Trần Anh Châu (2006), Giới thiệu một số nghiên cứu về động cơ thành đạt, tập chí
Tâm lý học số 5(86).
6. Trần Anh Châu, Tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt,
, 14/5/2009.

4
7. Võ Thị Ngọc Châu, Nghiên cứu nhu cầu thành đạt và quan hệ của nó với tính tích cực
nhận thức của sinh viên, 1999.
8. Chaupsy, Động cơ thành công (thành đạt) theo quan điểm của một số nhà Tâm lý học,
, 09/7/2008.
9. Nguyễn Công Dũng (1998), Điều tra sự thay đổi định hướng giá trị của người chưa
thành niên phạm pháp trong thời gian tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, Khóa luận tốt
nghiệp khoa Tâm lý học.
10. Phạm Thị Đức (1999), Giá trị và định hướng giá trị, tạp chí Tâm lý học số 4
(8/2009), tr.49.
11. Vũ Mộng Đóa (2003), Tìm hiểu thực trạng động cơ vào Đảng của sinh viên trường

Đại học KHXH&NV, Khóa luận tốt nghiệp khoa Tâm lý học.
12. Song Hà, Một số kiểu trị liệu tâm lý theo trường phái nhân văn,
, 14/4/2010.
13. Hoàng Thị Thu Hà (2003), Các yếu tố kích thích hoạt động học tập của sinh viên ĐH
Sư phạm, tạp chí Tâm lý học số 3/2003, tr.38.
14. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1997),
Tâm lý học, NXB Giáo dục - Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc, Nhập môn Tâm lý học, NXB Giáo dục.
16. Vũ Bích Hạnh (2007), Tìm hiểu thực trạng hình thành và phát triển động cơ học tập
của sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt
nghiệp 2003-2007.
17. Lê Văn Hảo (2006), Động lực làm việc bên trong và bên ngoài của cán bộ nghiên
cứu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Tâm
lý học số 6/2006.
18. Đào Lan Hương (2006), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên trường Cao đẳng
Sư Phạm Bắc Ninh.
19. Lê Thanh Hương, Trần Anh Châu (2003), Động cơ thành đạt của con người và mối
tương quan của nó với một số đặc điểm nhân cách.
20. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Lê Ngọc Lan, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư
phạm, NXB Giáo dục.
21. Lê Hương (2002), Cấu trúc động cơ của con người, tạp chí Tâm lý học, số 6/2002.
22. Lê Hương (chủ biên) (2003), Tính tích cực nghề nghiệp của công chức. Một số nhân
tố ảnh hưởng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5
23. Lê Thanh Hương (2001), Động cơ thành đạt trong khoa học của cán bộ nghiên cứu
thuộc trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.
24. Lê Thị Thanh Hương (2008), Động cơ thành đạt của thanh niên hiện nay, đề tài cấp
viện.
25. Khăm phăn khăm on (1994), Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng

chọn nghề của học sinh Lào.
26. Nguyễn Hồi Loan (2003), Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học
KHXH&NV, tạp chí Tâm lý học, số 2/2003, tr.6.
27. Dương Thị Kim Oanh (2004), Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên khoa Sư
phạm kỹ thuật trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tạp chí Tâm lý học, số 4/2004, tr.55-58.
28. Trương Thị Mai Phương (1981), Bước đầu tìm hiểu động cơ nghề nghiệp của học
sinh năm thứ nhất của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
29. Nguyễn Thị Quyên (2005), Nhu cầu học tập của sinh viên trường Đại học
KHXH&NV, Khóa luận tốt nghiệp.
30. Trần Thị Thơm (2006), Động cơ học tập chuyên ngành Tâm lý học của sinh viên
khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoá luận tốt nghiệp 2002-
2006.
31. Lê Hồng Thái (1998), Vấn đề kích thích hứng thú học tập của học viên các trường
Đại học Quân sự, tạp chí Tâm lý học số 6, 12/1998.
32. Nguyễn Thị Lệ Thu (2005), Động cơ học tập của học sinh trường Phổ thông trung
học huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp.
33. Lã Thị Thu Thuỷ (2006), Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức.
34. Trần Thị Thìn, Động cơ học tập của sinh viên sư phạm - thực trạng và phương hướng
giáo dục, Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học 2004.
35. Lê Xuân Tiến (1997), Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5, Luận án Thạc sĩ
khoa học sư phạm - tâm lý.
36. Trương Thành Trung (2006), Hình thành động cơ đúng đắn trong hoạt động học tập
của sinh viên Đại học Quân sự hiện nay, tạp chí Tâm lý học số 3/2006, tr.15-19.
37. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lý học đại
cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
38. Đỗ Thị Thu Trang (2006), Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học
KHXH&NV, Luận văn Thạc sỹ.
39. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý học, NXB Văn hoá thông tin.
40. A.N.Leonchiev (1989), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo dục.


6
41. Jo.Godefroid, (1998), Những con đường Tâm lý học, tập 2, tủ sách NT.

×