Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu và bước đầu thử hoạt tính hóa học của sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 37 trang )

1 of 128.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Hoàng Thị Thúy Vững
Sinh ngày: 09/07/1993
Nơi sinh: xã Phú Định – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình
Ngành học:

Sư phạm Hóa Học

Lớp: ĐHSP Hóa Học

Khóa:

53
Khoa: Khoa học - Tự nhiên
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Thị Thúy Vững - Lớp ĐHSP Hóa k53 – Trường ĐHQB
Điện thoại:
01642837508


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học:


Sư phạm Hóa học

Khoa: Tự Nhiên - Kỹ Thuật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:Giấy khen sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn
luyện
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Sư phạm Hóa học

Khoa: Tự Nhiên - Kỹ Thuật

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Giấy khen : Đã có thành tích tham gia nghiên cứu khoa học
Ngày
Xác nhận của khoa

tháng

năm 2014

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

1

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



2 of 128.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 5
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6
4. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................................... 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................ 7
6. Phạm vi đề tài ........................................................................................................................ 7
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 7
8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................. 7
9. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................................... 8
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 8
B. NỘI DUNG ............................................................................................................................ 8
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 8
B. NỘI DUNG ........................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................................................... 9
1.1. Khái quát phèn chua ......................................................................................................... 9
1.2. Công dụng phèn chua ...................................................................................................... 10
1.2.1. Trong công nghiệp........................................................................................................ 10
1.2.2. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe ............................................................................... 11
1.2.3. Trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống hàng ngày ............................................................. 14
Hình 1.1: Sử dụng phèn chua khi “thừa và thiếu” nước sinh hoạt .......................................... 14

1.3. Ảnh hưởng của nhôm kim loại đến sức khỏe con người .............................................. 15
1.3.1. Nhôm vào cơ thể từ những nguồn sau ......................................................................... 15
1.3.2. Nhôm và vấn đề sức khỏe con người ............................................................................ 17
1.4. Tác hại của phế liệu nhôm đến sự suy thoái của môi trường ...................................... 17
1.4.1. Nhôm và vấn đề ô nhiễm môi trường ........................................................................... 17
Hình 1.2: Tác hại của nhôm phế liệu đến sự suy thoái môi trường ......................................... 18
1.4.2. Thực trạng môi trường do khai thác nhôm ở nước ta ................................................. 18
CHƯƠNG II ............................................................................................................................ 21
NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM ........................................................................................ 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................ 21
2.2.1. Chuẩn bị phối liệu ......................................................................................................... 21
2.2.2. Tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu. ....................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 23
2.3.1. Phương pháp tổng hợp .................................................................................................. 23
2.3.2. Phương pháp chuẩn độ ................................................................................................. 23
2.3.3. Phương pháp quan sát dưới kính hiển vi .................................................................... 24
2.3.4. Phương pháp đối chứng hoạt tính của sản phẩm so với mẫu chuẩn ......................... 24
2.4. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất .......................................................................................... 24
2.4.1. Dụng cụ, thiết bị ............................................................................................................ 24
2.4.2. Hóa chất ......................................................................................................................... 24
CHƯƠNG III .......................................................................................................................... 25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................................ 25
3.1. Pha hóa chất ..................................................................................................................... 25

2

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



3 of 128.
3.1.1. Pha dung dịch H2SO4 9M ............................................................................................. 25
3.1.2. Pha dung dịch KOH 0,643M ......................................................................................... 26
3.1.3. Chuẩn độ dung dịch KOH bằng H2SO4 ....................................................................... 26
3.2. Hiệu suất tổng hợp ở các nồng độ bazơ và axit khác nhau .......................................... 28
3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tổng hợp .......................................................... 29
3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng kết tinh sản phẩm .......................................... 29
3.5. Hiệu suất tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau ............................................ 30
3.6. Quy trình tổng hợp phèn chua ....................................................................................... 31
3.6.1. Quy trình tổng hợp phèn chua trong phòng thí nghiệm .............................................. 31
3.6.2. Đề xuất quy trình sản xuất phèn chua trong công nghiệp .......................................... 32
3.7. Xác định hình thái và cỡ hạt của sản phẩm .................................................................. 33
3.8. Thử nghiệm tính chất hóa học của sản phẩm ............................................................... 33
3.9. Tính toán chi phí sản xuất và giá trị sản phẩm ............................................................ 34
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 36
1. Kết luận ............................................................................................................................... 36
2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 37

3

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


4 of 128.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.2: Hiệu suất tạo phèn khi cố định nồng độ KOH 0,643M
Bảng 3.2: Hiệu suất tạo phèn khi cố định nồng độ KOH 0,643M

Bảng 3.3: Hiệu suất tạo phèn khi cố định nồng độ H2SO4 9M
Bảng 3.4: Khoảng pH dung dịch và hiệu suất tạo phèn
Bảng 3.5: Hiệu suất tổng hợp phèn nhôm từ các nguồn nguyên liệu khác nhau
Bảng 3.6: Bảng tính lợi nhuận về chi phí tổng hợp phèn chua

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sử dụng phèn chua khi “thừa và thiếu” nước sinh hoạt
Hình 1.2: Tác hại của nhôm phế liệu đến sự suy thoái môi trường
Hình 2.1: Nhôm phế liệu
Hình 2.2: Tổng hợp phèn nhôm trong phòng thí nghiệm
Hình 3.1: Quy trình tổng hợp phèn nhôm trong phòng thí nghiệm
Hình 3.2: Ảnh quan sát dưới kính hiển vi
Hình 3.3: Thử nghiệm làm trong nước đục của sản phẩm

4

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


5 of 128.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tổ chức y tế thế giới

Tiếng Anh
World Health

Viết tắt

WHO

Organization
Cơ quan bảo vệ môi

Environmental Protection

trường Hoa Kì

Agency

Thành phố Đồng Hới

Dong Hoi city

TP Đồng Hới

Nồng độ mol trên 1 lít

Molar Concentration

CM

Nồng độ phần trăm

Percent Concentration

C%

Thể tích


Volume

V

Thể tích trung bình

Average Volume

V

Nồng độ trung bình

Average Molar

C

EPA

Concentration
Độ pH là chỉ số đo độ

pH

pH

Laboratory

PTN


hoạt động của các ion H+
Phòng thí nghiệm

5

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


6 of 128.

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của các ngành công
nghiệp chất dẻo và luyện kim kéo theo một lượng lớn rác thải nói chung và các mạt
nhôm, vỏ lon, dây điện …nói riêng ra môi trường.
Các quá trình xử lý, thu gom nhôm phế liệu chưa triệt để dẫn đến sự ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gây nên ngộ độc, viêm phổi, ung
thư ác tính…mức độ nặng thường dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Ở các tỉnh miền trung nước ta, đặc biệt tỉnh Quảng Bình về mùa mưa lũ tình trạng ô
nhiễm nguồn nước diễn ra nghiêm trọng, thiếu nước sinh hoạt, các bệnh mùa lũ là vấn
đề cấp bách.
Các hoạt động sản xuất, tái chế nhôm phế liệu đem lại việc làm và thu nhập cao cho
con người nhưng trong quá trình sản xuất, kinh doanh họ chỉ chú tâm đến lợi nhuận
mà không thực sự quan tâm đến môi trường. Điều đó đã tác động lớn đến sự suy thoái
của môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Phèn nhôm là loại hóa chất có tính keo tụ tham gia vào quá trình keo tụ nhằm làm
kết dính các loại hạt keo lơ lửng trong nước thành các hạt cặn lớn hơn có thể loại bỏ
được. Nhờ hoạt tính này mà nhôm được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước như: xử lý
nước giếng khoan, xử lý nước cặn bẩn để dùng trong sinh hoạt.
Mặt khác, phèn chua có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất (làm thuốc,

phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ, xử lý nước dùng trong sinh hoạt,…) mà có thể
điều chế trực tiếp từ nhôm đặc biệt là nhôm phế liệu.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tổng hợp phèn chua từ
nhôm phế liệu và bước đầu thử hoạt tính hóa học của sản phẩm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu ảnh hưởng của kim loại nhôm đến sức khỏe con người
- Tìm hiểu ảnh hưởng của phế liệu nhôm đến sự suy thoái của môi trường
- Tác dụng của phèn chua đối với con người
- Đề xuất quy trình tổng hợp phèn chua trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp khi cần tổng hợp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


7 of 128.

Phèn chua và quy trình điều chế phèn chua từ nhôm phế liệu như: mạt nhôm, vỏ lon
bia, lon nước ngọt, dây điện nhôm….
4. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu chính xác có tính quyết định
về vấn đề ô nhiễm môi trường chung và sức khỏe con người. Trên thế giới cũng như
trong nước ta đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như: Nghiên cứu xử lý
nước thải lò đúc nhôm, nghiên cứu về đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn,
nghiên cứu các bài thuốc từ phèn chua…Do đặc thù về điều kiện tự nhiên và điều kiện
xã hội mà mỗi đề tài lại mang tính đặc thù, ứng dụng riêng của từng địa phương, địa
bàn. Ở tỉnh Quảng Bình, các đề tài nghiên cứu về xử lý nhôm phế liệu giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường còn ít, đặc biệt là tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu - sản phẩm

được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm giảm sự ô nhiễm môi trường do phế liệu nhôm gây ra.
- Xây dựng được quy trình tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp.
- Thử hoạt tính làm sạch nước đục, nước bẩn của sản phẩm và so sánh với mẫu chuẩn.
6. Phạm vi đề tài
- Nội dung:
+ Tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu.
+ Thử hoạt tính hóa học của sản phẩm.
- Thời gian: 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013 và kết thúc tháng 4 năm 2014.
- Địa điểm:
+ Các cơ sở sản xuất nhôm kính, đại lý phế liệu.
+ Phòng thí nghiệm hoá học, phòng thí nghiệm kỹ thuật xây dựng và phòng thí
nghiệm sinh học Trường Đại học Quảng Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Tra cứu tài liệu liên quan về các phương pháp tổng hợp phèn chua.
- Phương pháp thực nghiệm, phòng thí nghiệm.
- Thu gom nhôm phế liệu, tiến hành các thí nghiệm tạo phèn chua và so sánh với
mẫu chuẩn ở phòng thí nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài

7

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


8 of 128.

- Về mặt khoa học: Xây dựng và bổ sung thêm phương pháp tổng hợp phèn chua từ

nhôm phế liệu theo các tỉ lệ khác nhau và thử hoạt tính làm sạch nước đục của sản
phẩm so với mẫu chuẩn.
- Về mặt thực tế: Giúp giảm tải sự ô nhiễm môi trường do phế liệu nhôm gây nên và
giúp người dân vùng lũ có thêm nước sinh hoạt.
9. Cấu trúc đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm 3 phần:
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Tình hình nghiên cứu
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi đề tài
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Đóng góp của đề tài
9. Cấu trúc đề tài
B. NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan lý thuyết
Chương 2. Nội dung và thực nghiệm
Chương 3. Kết quả và thảo luận
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

8

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


9 of 128.

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát phèn chua
- Phèn là loại hợp chất có cấu tạo tinh thể thường là hình bát diện đều (có tám mặt
đều). Có công thức chung là:
MI2SO4.MII(SO4)3.24H2O Hoặc MI2MIII (SO4)2.12H2O
Trong đó:
MI: là ion kim loại của kiềm hoặc NH4+
MIII: là ion kim loại của kim loại có hóa trị III như: Al,Cr, Fe, Mn, Co,...
- Có 2 loại phèn nhôm là phèn đơn và phèn kép
+ Phèn nhôm đơn: Công thức phân tử phèn nhôm đơn là Al2(SO3)3.18H2O.
Phèn đơn nhôm sunfat được sản xuất từ axit sunfuric và một vật liệu chứa nhôm như
đất sét, cao lanh, quặng bôxit, nhôm hydroxit. Một vài cơ sở nhỏ sản xuất phèn chua
từ axit sunfuric và nhôm phế liệu.
+ Phèn nhôm kép: Để sản xuất phèn kép, người ta cho thêm Kali sunfat hoặc
Amoni sunfat vào quá trình phản ứng tạo phèn đơn, tức là muối kép của sunfat nhôm
với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni. Ví dụ như: Kali nhôm sunfat hay phèn nhôm kali
(thường gọi là phèn chua, có công thức phân tử: KAl(SO4)2.12H2O hay
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O)



amoni

nhôm

sunfat

hay


phèn

nhôm

amoni

[(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O)] là tinh thể không màu, khối lượng riêng 1,65 g/cm3.
- Phèn chua có tên khoa học alumen, là muối sunfat kép của nhôm và kali, ở
dạng tinh

thể

ngậm

24

phân

tử

H2 O

nên



công

thức


hoá

học

là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, trong đông y phèn chua còn gọi là Bạch phàn. Nó được sử
dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước, thuộc da, vải chống cháy và bột nở. Phèn chua
đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong
hay hơi đục.
- Phèn chua có những tính chất sau:
+ Phèn chua không độc, có vị chát và chua, làm se lưỡi.
+ Tan ít trong nước lạnh nhưng lại tan nhiều trong nước nóng. Khi tan vào
nước nó thu nhiệt.
+ Thu được từ Alunit tự nhiên (phèn đá).

9

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


10 of 128.

+ Tồn tại dạng tinh thể màu trắng khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch
không màu.
+ Nhiệt độ nóng chảy: 920 C
+ Nhiệt độ sôi: 200C
+ Khối lượng riêng: 1,757g/ml
+ Khi hòa tan vào nước tạo môi trường acid có pH = 3 (đối với dung dịch 10%)
+ Không tan trong cồn tuyệt đối. Khi hòa tan vào trong nước, một phần cho
phản ứng thủy phân tạo kết tủa keo Al(OH)3. Chính kết tủa này giúp cho phèn có
nhiều ứng dụng trong thực tế.

1.2. Công dụng phèn chua
1.2.1. Trong công nghiệp
Từ rất lâu, phèn chua đã được sử dụng trong công nghiệp làm giấy, làm chất cắn
màu nhuộm vải, làm sơn...
* Trong công nghiệp làm giấy
Vì có tác dụng gắn chặt các phân tử xenlulozo giúp làm cho giấy dai, chắc và bền
hơn, giấy sẽ lâu mục rã và không làm nhòe mực khi viết nên phèn chua đã trở thành
một phần quan trọng trong công nghiệp làm giấy về chất lượng làm giấy.
- Cách sử dụng phèn chua trong sản xuất giấy:
Cách 1: Trong quá trình sản xuất, giấy được nhúng vào trong thùng chứa dung dịch phèn
(khoảng 27%), sau đó giấy được làm khô, rồi nén ép và cắt theo kích thước cần sử dụng.
Cách 2: Phèn được cho vào bột giấy cùng với muối ăn. Nhôm clorua (AlCl3) được tạo
ra do phản ứng trao đổi, bị thủy phân mạnh hơn tạo nên các hidroxit, các hidroxit này sẽ
kết dính những sợi xenlulozo với nhau làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.
Nhờ dung dịch phèn mà trong quá trình bảo quản giấy lâu bị mục rã hơn.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến độ sáng của giấy, vì vậy phèn dùng cho công
nghiệp làm giấy phải tinh khiết.
* Trong công nghiệp nhuộm vải
Khi nhuộm vải, các hidroxit được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với
phẩm nhuộm tạo thành màu bền, nên có tác dụng là chất cắn màu. Nó có tác dụng làm
cho vải lâu bạc.
Chính vì vậy nên ta có thể ngâm áo quần dễ phai màu vào nước phèn, hay ngày xưa
thường ngâm áo quần xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.

10

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


11 of 128.


1.2.2. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe
Trong Đông y, phèn chua có tên là Bạch phàn, Minh phàn, nó có vị chua, tính hàn,
không độc, có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn rất tốt nên được dùng phổ biến trong dân
gian. Và do đặc tính se da nên phèn chua được xem là bài thuốc đem lại hiệu quả tốt
trong lĩnh vực y dược. Các bài thuốc về phèn chua có kinh nghiệm, gia truyền sau đây
đã được dùng và có hiệu quả tốt trong dân gian.
* Chữa hôi nách
Có thể dùng phèn chua để trị hôi nách theo các cách sau:
Cách 1: Chưng khoảng 50g phèn chua (phèn cục bình thường) đã giã nhỏ và cho
vào nồi nung, tốt nhất là nung bằng nồi đất. Chưng nóng cho phèn rút hết nước, trở
thành phèn xốp nở phồng ra gấp 2-3 lần chúng ta gọi là phèn phi hay bột phèn chua.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ chà xát phèn chua lên nách và chân. Tuần bôi 3-4 lần.
Cách 2: Dùng 15g phèn chua, phụ tử, thanh mộc hương, vôi sống mỗi vị 30g. Tất cả
nghiền thành bột mịn, trộn với phấn thơm xoa vào hai bên nách.
Cách 3: Rang khô phèn chua sau đó giả mịn, trộn với 50% bột Talc, trứ trong lọ để
nơi khô thoáng. Thoa bột vào vùng nách sau khi tắm.
Cách 4: Mài phèn chua với nước hoặc ngâm phèn chua vào rượu, bỏ thêm 1 ít dầu
thơm vào dung dịch này. Thoa dung dịch vào vùng nách sau khi tắm.
Cách 5: Khi tắm, có thể thêm vào nước tắm 1 cục phèn chua nhỏ sẽ có tác dụng khử
mùi hôi hiệu quả.
Cách 6: Cho 50g phèn chua vào trứng, dùng lửa nhỏ hơ đến khi phèn chảy nước,
đợi phèn cứng lại, sau đó giã nhuyễn thành bột, ngày bôi 2 lần.
* .Chữa hắc lào
Cho 4 phần phèn chua phi, 1 phần hàn the nung, hai vị tán nhỏ, rây mịn, trộn lẫn
cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Rửa sạch nơi bị hắc lào, chấm nước lá trầu không, sau
đó rắc thuốc bột trên bề mặt nơi bị tổn thương, ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
* Chữa rắn cắn
Phèn chua phi, cam thảo 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 3-6g, ngày uống 2-3
lần, chữa rắn rết độc cắn, cả khi đã bị cấm khẩu, mắt thâm quầng.

* Chữa viêm dạ dạy, ruột cấp, mạn tính

11

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


12 of 128.

Phèn chua phi 100g tán nhỏ, rây mịn, cho vào lọ nút kín, dùng dần. Ngày uống 0.51g chia làm nhiều lần, chữa viêm dạ dày và ruột cấp tính, nôn mửa, viêm ruột mạn
tính, kiết lỵ mạn tính.
* Chữa khí hư, bạch đới
Khô phàn, sà sàng tử ( hạt cây Giần sàng ) hai vị bằng nhau, tán nhỏ thành viên hay
sắc nước, dùng rửa âm hộ, âm đạo, chữa khí hư bạch đới.
* Chữa nước ăn chân tay
Bệnh nước ăn chân tay là một bệnh thường gặp khi ta tiếp xúc nhiều với nước hoặc
do đặc thù của một số ngành nghề như đánh cá, làm ruộng,… phải thường xuyên ngâm
chân tay trong nước bẩn. Để chữa trị bệnh này một cách hiệu quả, ta có thể áp dụng
bài thuốc dân gian từ phèn chua như sau: rửa sạch chân bằng nước muối, chú ý các kẽ
chân, lau khô, bôi dầu hỏa vào các kẽ chân, sau đó rắc bột phèn phi vào. Ngày rắc
thuốc 2 lần, luôn để chân khô ráo.
* Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết
Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật
ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
* Trị động kinh bởi phong đờm
Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm
càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con
uống từ 5 - 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
Ngoài ra còn một số phương pháp chữa bệnh bằng phèn thường được sử dụng
- Chữa cao huyết áp: Phèn chua, uất kim lượng bằng nhau, nghiền thành bột, làm

thành viên hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Mỗi liệu trình 20 ngày,
uống liền 2-3 liệu trình.
- Chữa màng bao tinh hoàn tích dịch: Phèn chua, ngũ bội tử mỗi thứ 10 g, cho
khoảng 300 ml nước, sắc trong nửa giờ, ngâm bao tinh hoàn vào nước thuốc khi còn
ấm, ngày 2 lần mỗi, lần ngâm 20-30 phút.
- Chữa viêm tai giữa mạn tính: Nhỏ nước phèn chua vào trong tai ngày một lần.
- Chữa sốt rét: Phèn chua 2 g, uống vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, bụng đang đói,
uống liền mấy ngày.

12

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


13 of 128.

Hoặc: Phèn chua 60 g, đậu xanh 120 g, nghiền thành bột. Quấy bột gạo thành hồ,
cho thuốc vào, làm thành viên hoàn to như hạt tiêu, uống 20 viên với nước sôi để
nguội trước khi lên cơn sốt rét 1 giờ.
- Chữa ho ra máu: Phèn chua 20 g, hài nhi trà 30 g, đem nghiền thành bột, bảo quản
trong lọ thủy tinh màu để dùng dần. Nếu khạc ra máu ít thì mỗi lần uống 0,3 g; ngày 3
lần. Nếu khạc ra máu mức trung bình thì mỗi lần uống 0,6 g; ngày 4 lần. Nếu khạc ra
máu nhiều thì uống mỗi lần 0,6 g nhưng cứ 3-4 giờ uống một lần cho đến khi cầm
máu.
- Chữa sa tử cung: Phèn chua, địa phu tử mỗi thứ 15 g, nấu lấy nước, xông rửa hằng
ngày.
- Trị sản hậu bị cấm khẩu:
Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2-3 lần.
- Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được:
Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.

- Trị đại tiểu tiện không thông:
Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí
lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
- Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn:
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng
hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
- Trị xuất huyết ở phổi (phương có tác dụng liễm huyết, chỉ huyết, trong nôn ra
máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt)
Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán
bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
- Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt):
Minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ
tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu
thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán
bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g),
ngày uống 3 lần.
- Trị lở ngứa:

13

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


14 of 128.

Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn
với dầu vừng để bôi lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.
Trong y học hiện đại, phèn chua còn được dùng cho các thuốc vacxin, chữa môi
mép lỡ, cầm máu.
Trong mỹ phẩm: dùng để tẩy da cho trắng bằng cách pha với lòng trắng trứng và

phèn chua còn có một phần trong thuốc tẩy làm trắng răng.
1.2.3. Trong lĩnh vực sinh hoạt đời sống hàng ngày

a

b

d

c

Hình 1.1: Sử dụng phèn chua khi “thừa và thiếu” nước sinh hoạt
a, Thiếu nước sinh hoạt trong mùa lũ
b, Thiếu nước sinh hoạt trong lúc hạn hán
c, Cán bộ y tế hướng dẫn người dân sử dụng phèn chua để xử lý nước
d, Người dân sử dụng phèn chua để xử lý nước
Phèn chua là một loại khoáng chất khá quen thuộc với đời sống của người dân, nhất
là những người dân sống trong vùng mưa lũ, ngập úng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước
diễn ra nghiêm trọng, hạn hán thiếu nước sinh hoạt.
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Đây chính là ứng dụng phổ biến nhất, rất cần thiết cho việc xử lý nước đục ở các
vùng lũ, để có nước dùng cho ăn uống, tắm, giặt, sinh hoạt.
- Cách xử lí nước bằng phèn chua:

14

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



15 of 128.

Lấy 1 xô đựng 20 lít nước bẩn và 1 ca múc nước, lấy 1 gam phèn chua (khoảng nửa
đốt ngón tay) cho vào ca nước khuấy đều cho phèn chua tan hết, sau đó đổ ca nước
vừa hòa tan phèn vào xô đựng 20 lít nước và khuấy đều. Để lắng khoảng 30 phút, các
chất cặn bẩn sẽ bị keo tụ lại ở đáy xô, gạn lấy nước trong để sử dụng. Nước làm trong
bằng phèn chua chỉ sử dụng để tắm rửa, nếu để ăn uống phải khử trùng hoặc đun sôi.
Nếu muốn làm trong lượng nước nhiều hơn thì ta thay xô đựng 20 lít nước bằng các
dụng cụ khác có kích cỡ lớn hơn như chum, vại, thùng, bể nước... rồi lấy lượng phèn
chua theo tỉ lệ “1 gam phèn dùng cho khoảng 20 lít nước” hòa tan để làm trong nước.
Sau khi làm trong nước, ta gạn nước trong để sang các dụng cụ khác để dùng.
- Cách xử lý nước giếng:
Theo tỉ lệ hòa tan phèn chua (1 gam phèn dùng cho khoảng 20 lít nước), ta hòa tan
phèn vào một thùng nước, sau đó tưới đều lên mặt nước giếng. Thả gàu chìm sâu
xuống nước rồi kéo lên kéo xuống 10-15 lần và thay đổi vị trí để diện tiếp xúc rộng
hơn, có thể khuấy được nước ở khắp giếng. Đợi từ 40 phút đến 1 giờ để cho cặn lắng
xuống hết. Khi thấy nước giếng đã trong thì ta khử khuẩn để sử dụng cho ăn, uống.
1.3. Ảnh hưởng của nhôm kim loại đến sức khỏe con người
Nhôm là kim loại có khắp mọi nơi trong môi trường sống của con người - tức là con
người “gặp” nhôm thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, các nhà
khoa học từ lâu đã nghiên cứu về ảnh hưởng của nhôm đối với sức khoẻ con người.
1.3.1. Nhôm vào cơ thể từ những nguồn sau
Bởi vì nhôm hiện diện trong khắp môi trường sống và trong nhiều sản phẩm tiêu dùng,
không thể nào con người tránh được việc phơi nhiễm nhôm ở một mức độ nào đó, từ
những nguồn chủ yếu như sau.
* Thực phẩm
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhôm hiện diện tự nhiên trong đa số thực phẩm
hoặc trong thực phẩm có chất phụ gia có chứa nhôm. Tổ chức Health Canada (Y tế
Canada) ước tính khoảng 95% lượng nhôm đưa vào cơ thể hàng ngày đối với người
lớn đến từ thực phẩm.

Nhôm cũng có thể thâm nhập vào thực phẩm từ các công cụ nấu nướng (nồi, chảo,
ấm…), vật dụng sinh hoạt và các loại bao gói… Nhưng nhiều nghiên cứu cho đến nay
cho thấy lượng nhôm những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng như thế
được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn sản phẩm.

15

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


16 of 128.

Thực phẩm bị nhiễm nhôm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người.Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có
nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại đó
và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng “lú lẫn” (ngớ ngẩn). Biểu
hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc
bất thường.
Thực phẩm có nhôm cao là khoai tây, cải bi-na và trà. Những sản phẩm chế biến từ
sữa, bột mì và sữa dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể có hàm lượng nhôm cao nếu chúng
có chứa chất phụ gia có nhôm.
* Dược phẩm
Theo WHO, lượng nhôm vào cơ thể hàng ngày có thể tăng mạnh ở những người sử
dụng thuốc có hàm lượng nhôm cao như antacid (chất làm giảm acid trong dạ dày) và
acetylsalicylic acid (ASA) có lớp bọc. WHO ước tính những ai sử dụng đều đặn những
dược phẩm như thế có thể đưa nhôm vào cơ thể ở mức 5g mỗi ngày.
* Nước uống
Theo WHO, nồng độ nhôm trong các nguồn nước tự nhiên trên thế giới khác nhau
rất nhiều, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lý-hoá và khoáng vật học ở từng nơi.
Nồng độ nhôm hoà tan trong các nguồn nước có giá trị pH gần mức trung tính

thường từ 0,001 đến 0,05 mg/lít trong nước chứa nhiều chất hữu cơ.
Đối với nguồn nước bị nhiễm acid nặng, nồng độ nhôm hòa tan có thể đạt đến mức
90 mg/lít. Lượng nhôm vào cơ thể qua nước uống là rất nhỏ, nhưng một số nhà
khoa học cho rằng nhôm trong nước uống được cơ thể hấp thụ tốt hơn nhôm trong
thực phẩm.
Ngay cả khi nhôm đạt mức cao nhất cho phép trong nước uống là 0,2 mg/lít theo
tiêu chuẩn châu Âu, thì nếu một người uống 2 lít nước/ngày thì thì lượng nhôm vào cơ
thể chỉ là 0,4 mg, tức không bằng 1/10 mức trung bình của lượng nhôm vào cơ thể
hàng ngày từ thực phẩm.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), nồng độ nhôm trong nước tự
nhiên (chưa xử lý) nói chung là từ 0,001 đến 1mg/l, mặc dù nồng độ có thể tăng cao
đến 26 mg/l ở một số khu vực nhất định.

16

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


17 of 128.

Trong nhiều trường hợp, mức nhôm tăng cao trong nước có liên quan đến độ pH
thấp hơn 5,5 hoặc nguồn nước có chứa nhiều chất hữu cơ. Nói chung, nồng độ nhôm
trong nước rất khác nhau tuỳ theo chất lượng nguồn nước.
* Không khí
Lượng nhôm vào cơ thể từ không khí không bị ô nhiễm nói chung là rất thấp, dưới
4 microgram/ngày. Tuy nhiên, tại các khu vực công nghiệp, nơi mà lượng nhôm trong
không khí cao hơn rất nhiều, lượng nhôm đưa vào cơ thể có thể đạt đến 100
microgram/ngày. Những công nhân phơi nhiễm nhôm do đặc điểm nghề nghiệp có thể
hít phải một lượng nhôm từ 3,5 - 7 mg/ngày.
Theo tổ chức Alzheimer Scotland, một lượng nhôm từ không khí sẽ tiến vào phổi

nhưng khó có thể thâm nhập vào các bộ phận khác trong cơ thể.
1.3.2. Nhôm và vấn đề sức khỏe con người
Việc hấp thụ nhôm của cơ thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều nhân tố, như loại
hợp chất nhôm, thành phần của thực phẩm được ăn, tuổi tác và sức khoẻ của người sử
dụng thực phẩm có chứa nhôm.
- Theo Health Canada, việc đưa vào cơ thể một lượng lớn nhôm có thể gây ra bệnh
thiếu máu, chứng nhuyễn xương (osteomalacia), sự không dung nạp glucose và ngưng tụ.
- Nhôm là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý như: bệnh não, bệnh xương, chứng
thiếu máu…
- Nhôm cũng là một nhân tố góp phần trong việc gây ra các bệnh suy thoái thần
kinh, trong đó có bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ ở người cao tuổi).
- Lượng nhôm đưa vào cơ thể có thể gây ra bệnh xơ cứng và teo cơ bên (bệnh Lou
Gehrig) và bệnh Parkinson (bệnh liệt rung, thường xảy ra ở người cao tuổi).
- Bụi nhôm cũng là một vấn đề lớn. Người ta chỉ cần hít thở bụi nhôm, cũng bị
nhiễm bệnh khó thở, nghẹt phổi và các bệnh về phổi khác.
Ngoài ra, trẻ em uống sữa có chứa nhôm làm tổn hại sự phát triển thần kinh trẻ nhỏ,
dẫn đến trở ngại phát triển trí lực.
1.4. Tác hại của phế liệu nhôm đến sự suy thoái của môi trường
1.4.1. Nhôm và vấn đề ô nhiễm môi trường

Các loại phế liệu từ nhôm nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ gây
hậu quả nặng nề đối với môi trường, dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng về môi
trường đất, nước và không khí.
17

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


18 of 128.


a

b

c

d

Hình 1.2: Tác hại của nhôm phế liệu đến sự suy thoái môi trường
a,Thu gom nhôm trong bãi phế liệu
b, Bãi phế liệu nhôm
c, Nước thải chảy đen ngòm, đặc quánh váng nhôm
d, Lò tái chế nhôm xả khói gây ô nhiễm môi trường
- Nhôm là một vấn nạn lớn trong nông nghiệp ở điểm là làm suy đồi đất đai.
- Chất nhôm được dẫn qua nước chảy vào sông ngòi sẽ tiêu diệt tất cả mọi thủy sản,
tôm cá đều chết hết.
- Với súc vật, nhôm có thể gây ra triệu chứng run rẩy giống như Parkinson, và
chết sớm.
- Sau khi mỏ nhôm được khai thác, đất đai biến thành hàng dãy những lỗ hố khổng
lồ không thể lấp nổi, nước đọng ao tù đỏ quạnh, không có sinh vật gì sống sót.
1.4.2. Thực trạng môi trường do khai thác nhôm ở nước ta
- Hiện nay, Việt Nam đang triển khai các dự án bauxite, alumina, aluminium (sau
đây gọi chung là dự án nhôm) ở khu vực Tây Nguyên. Bauxite là một khoáng vật
tương đối phổ biến, thuộc số các khoáng vật chủ yếu trong cấu tạo của vỏ trái đất. Hơn
90% bauxite được sử dụng cho sản xuất alumina và từ alumina sản xuất ra aluminium.

18

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



19 of 128.

Trữ lượng bauxite của Việt Nam được đánh giá khoảng 2,4 tỷ tấn, tập trung chủ yếu
ở Tây Nguyên (91,4%). Trong đó, Đăk Nông 1,44 tỷ tấn, Lâm Đồng 0,463 tỷ tấn, Gia
Lai-Kon Tum 0,285 tỷ tấn.
Ngay từ khâu khai thác bauxite do phải tác động vào lớp đất phủ sẽ làm thay đổi
điều kiện địa chất thuỷ văn của các tỉnh ven biển Nam Trung bộ (có thể gây ra lũ lớn
vào mùa mưa và hạn hán kéo dài vào mùa khô). Kết quả là đất canh tác của nông
nghiệp, sau đó là sản lượng lúa sẽ bị giảm đáng kể. Các chuyên gia của Nga đã tính
toán rằng, thu hoạch từ bauxite ở Tây Nguyên không đủ bù thất thu về lúa ở các tỉnh
ven biển Nam Trung bộ. Ở khâu chế biến alumina, nếu chế biến tại chỗ trên Tây
Nguyên sẽ giảm được 2/3 khối lượng vận tải nhưng Việt Nam sẽ phải chứa chất thải
của khâu chế biến này trên vùng cao với lượng rất lớn các đuôi quặng thải có hại cho
môi trường, luôn có nguy cơ đe doạ các vùng phía dưới. Nếu chế biến alumina dưới
vùng ven biển, hoặc để xuất khẩu phải chở quặng bauxite có chứa ít nhất 70% chất
không cần thiết trên một cung độ vừa rất lớn vừa không kinh tế đối với các phương
tiện vận tải hiện có (khi đó cũng đã sơ bộ khảo sát khả năng mở tuyến đường sắt chở
bauxite từ Lâm Đồng ra khu cảng Mũi Né). Khâu sản xuất aluminium (điện phân
nhôm) đòi hỏi phải có nhà máy thuỷ điện tại chỗ đủ lớn và đủ rẻ để đáp ứng có hiệu
quả cho nhu cầu khoảng 18.000 kWh/1 tấn nhôm, với giá không lớn hơn 2,7 cent/kWh
(tính theo định mức tiêu hao và giá thị trường khi đó). Do điều kiện hình thành tự
nhiên (bauxite thường hình thành ở những nơi có khí hậu nhiệt đới-nóng và ẩm), phần
lớn các mỏ bauxite của Việt Nam đều nằm trong khu vực rừng đầu nguồn hoặc rừng
phòng hộ. Khi khai thác bauxite, trước mắt bắt buộc phải phá huỷ toàn bộ thảm thực
vật để bốc đi lớp đất phủ trên bề mặt tới độ sâu 1-5m. Sau đó, sẽ khai thác (cũng bốc
đi) lớp khoáng vật chứa bauxite với độ sâu hết chiều dày của thân quặng. Do quá trình
khai thác, toàn bộ vùng đồi núi vốn đang có rừng cây che phủ và giữ độ ẩm ở Tây
Nguyên sẽ dần biến thành núi đất trọc, phong hoá, không có khả năng trồng trọt do
không giữ được độ ẩm. Lớp đất đá phủ bốc đi trước khi khai thác không giữ lại được

(chỉ trừ khi chúng ta tạo ra các bãi thải ở những nơi không có độ dốc và không có nguy
cơ trôi để đổ vào); việc hoàn thổ sau khi khai thác sẽ không có ý nghĩa nếu giữa hai
mùa mưa chưa phục hồi kịp tầng thực vật như trước khi khai thác. Những nơi khai
thác bauxite ở Tây Nguyên có độ dốc trên 25o nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với
mặt nước biển lại có mùa mưa lũ cố định hàng năm, việc trôi lấp những lớp đất đá phủ

19

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


20 of 128.

bốc đi trước khi khai thác và lớp đất hoàn thổ sau khi khai thác sẽ xảy ra trong các
mùa mưa thường xuyên hàng năm không thể ngăn chặn được.
Do lớp thực vật bị xâm hại, lớp đất phủ bị trôi lấp, độ ẩm không được giữ lại trên
vùng cao Tây Nguyên, nguy cơ lũ lớn trong mùa mưa và hạn hán kéo dài trong mùa
khô sẽ gia tăng hết sức nguy hiểm. Chất phát thải của quá trình sản xuất nhôm cũng rất
nguy hại. Với các thế hệ công nghệ tiên tiến (thế hệ 3-4) các nhà máy sản xuất nhôm
có mức độ phát thải vẫn rất cao. Tính bình quân mức độ ô nhiễm sẽ lên tới 0,5-1 kg
chất phát thải fluoride/1 tấn nhôm. Chất phát thải flouride có ở hai dạng hỗn hợp vô cơ
(NaF, AlF3, Na3AlF6 dạng hạt và HF dạng khí) và hỗn hợp hữu cơ (CF4, C2F6) dạng
khí. Vì các chất phát thải flouride có tác động rất mạnh đến các nguồn thực vật ngành
nhôm đòi hỏi phải khử tối thiểu 96-99% chất phát thải này. Mặc dù công nghệ tiên tiến
đã hạn chế phát thải nhưng việc ô nhiễm CF4 vẫn ở mức độ cao.

20

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag



21 of 128.

CHƯƠNG II
NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổng hợp phèn chua (K2SO4Al2(SO4)3.24H2O) từ nhôm phế liệu.
- Thử hoạt tính hóa học của sản phẩm sau khi tổng hợp được.
2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Chuẩn bị phối liệu
a

b

c

d

Hình 2.1: Nhôm phế liệu
a) Vỏ lon bia, b) vỏ lon nước ngọt
c) Mạt nhôm, d) Dây điện bằng nhôm
- Thu gom nhôm phế liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Đến các cơ sở nhôm kính thu gom mạt nhôm. Cụ thể chúng tôi đến cơ sở nhôm
kính ở địa bàn trong thành phố Đồng Hới để thu gom mạt nhôm.
+ Thu gom vỏ lon bia Hà Nội, Sài Gòn, Huda…, vỏ lon nước ngọt dọc các tuyến
đường, quán ở khu vực TP Đồng Hới.

21


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


22 of 128.

+ Lấy các dây điện nhôm từ các cuộn dây điện phế liệu sẳn có ở gia đình hoặc các
cơ sở thu gom phế liệu.
+ Mua nhôm tinh khiết dùng trong phòng thí nghiệm tại các cơ sở hóa chất…
- Rửa sạch, cắt nhỏ các loại nhôm phế liệu.
2.2.2. Tổng hợp phèn chua từ nhôm phế liệu.

Hình 2.2: Tổng hợp phèn nhôm trong phòng thí nghiệm
Mỗi lần tổng hợp chúng tôi cân 2.85 gam Al (mỗi loại) hòa tan trong 180.5ml KOH
0.643M khuấy đều và đun nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc. Để nguội, lọc dung dịch.
Cho từ từ 25.8ml H2SO4 9M vào dung dịch vừa lọc. Khuấy đều, để yên trong phòng
thí nghiệm ở nhiệt độ phòng từ 2-3 ngày. Cuối cùng gạn lọc, rửa bằng cồn 96o, sấy khô
ở nhiệt độ 40- 60oC ta thu được phèn chua. Lặp lại như vậy trong 6 lần tại phòng thí
nghiệm Hóa học, Trường Đại học Quảng Bình.
Phương trình cho quá trình tổng hợp như sau:
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2
2KAlO2

+3H2

+ 4H2SO4 +20H2O → K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tổng quát: 2Al + 2KOH + 4H2SO4 + 22H2O →K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O+3H2

22


kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


23 of 128.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp phèn chua mà chúng tôi áp dụng dựa trên quy trình sản xuất
truyền thống.
2.3.2. Phương pháp chuẩn độ
a, Chuẩn độ dung dịch KOH bằng H2SO4
Xác định nồng độ dung dịch KOH: Cân chính xác a gam KOH khan, hòa tan với
nước định mức đến 100ml. Chấp nhận nồng độ của H2SO4 là yM, dùng H2SO4 để
chuẩn độ lại dung dung dịch KOH. Lấy 4ml dung dịch H2SO4 yM cho vào 1 bình tam
giác rồi nhỏ thêm 2 giọt phenolphtalein vào khuấy đều và đặt dưới ống buret. Cho vào
buret 25ml KOH, nhẹ nhàng mở khóa van buret cho dung dịch KOH từ từ nhỏ vào
bình tam giác chứa dung dịch H2SO4 yM và phenolphtalein cho đến khi dung dịch này
chuyển sang màu hồng nhạt thì dừng chuẩn độ và ghi lại thể tích KOH đã dùng.
- Ta thực hiện chuẩn độ 4 lần và lấy kết quả trung bình.
V KOH 

V1  V2  V3  V4
4

-Tính kết quả phân tích:
Phương trình phản ứng hóa học:
H2SO4
Tọa độ cực đại:

+ 2KOH




Emax = C H SO .VH SO 
2

=> C KOH 

4

2

4

K2SO4

+

2H2O

C KOH .V KOH
2

2.C H 2 SO4 .VH 2 SO4
V KOH

b, Chuẩn độ dung dịch H2SO4 bằng KOH
Dùng pipet lấy chính xác 100 ml H2O cho vào bình định mức, tiếp theo lấy thêm a
(ml) H2SO4 đậm đặc rồi khuấy đều. Chấp nhận nồng độ của KOH là b (M) để chuẩn độ
lại dung dịch H2SO4.

Lấy 4ml dung dịch KOH b(M) cho vào 1 bình tam giác rồi nhỏ thêm 2 giọt
phenolphtalein vào khuấy đều và đặt dưới ống buret. Cho vào buret 25ml H2SO4, nhẹ
nhàng mở khóa van buret cho dung dịch H2SO4 từ từ nhỏ vào bình tam giác chứa dung
dịch KOH b(M) và phenolphtalein cho đến khi dung dịch này chuyển màu từ màu đỏ
sang không màu thì dừng chuẩn độ và ghi lại thể tích H2SO4 đã dùng.

23

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


24 of 128.

- Ta thực hiện chuẩn độ 4 lần và lấy kết quả trung bình.
V H 2 SO4 

V1  V2  V3  V4
4

- Kết quả chuẩn độ:
Phương trình phản ứng hóa học:


H2SO4 + 2KOH
Tọa độ cực đại:

K2SO4

Emax = C H SO .VH SO 
2


4

=> C H SO 
2

4

2

4

+

2H2O

C KOH .V KOH
2

C KOH .VKOH
2V H 2 SO4

2.3.3. Phương pháp quan sát dưới kính hiển vi
Chúng tôi lấy mẫu phèn đã điều chế được từ nhôm phế liệu để quan sát dưới kính
hiển vi, chụp lại hình ảnh quan sát được từ đó so sánh với cấu trúc phèn của mẫu chuẩn.
Quá trình được thực hiện tại phòng thí nghiệm sinh học Trường Đại học Quảng Bình.
2.3.4. Phương pháp đối chứng hoạt tính của sản phẩm so với mẫu chuẩn
Tiến hành thử hoạt tính làm trong nước của sản phẩm so với mẫu chuẩn để kiểm tra
chất lượng sản phẩm điều chế được từ nhôm phế liệu.
2.4. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất

2.4.1. Dụng cụ, thiết bị
- Bình định mức (10ml, 50ml, 100ml, 1000ml….), cốc chịu nhiệt (100ml, 250ml,
500ml, 1000ml….)
- Bình tam giác, bình tia, ống đong, buret, pipet, thìa thủy tinh, đũa thủy tinh.
- Đèn cồn, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lưới nung amiăng, giá đèn.
- Giấy thử pH, quỳ tím, phenolphtalein.
- Phễu lọc, giấy lọc, kéo….
- Cân phân tích, máy li tâm, kính hiển vi, tủ sấy, tủ lạnh
2.4.2. Hóa chất
- KOH khan, H2SO4 98% (Trung Quốc), C2H5OH 96o, nước cất.
- Nhôm trong phòng thí nghiệm.
- Dây điện nhôm, mạt nhôm ở các cơ sở nhôm kính.
- Vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt.

24

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


25 of 128.

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Pha hóa chất
3.1.1. Pha dung dịch H2SO4 9M
Để pha 500 ml H2SO4 9M (d=1,84 g/ml, C%=98%) ta thực hiện như sau:
- Tính toán thể tích H2SO4 98% cần dùng:
Số gam chất tan:

mCT= CM (


mol
g
).M (
).V (l ) = C M .M .V (gam)
l
mol

(1)

Nồng độ phần trăm:
C%=

mCT
mdd

mCT
.100
C%

(2)

mdd
d

(3)

=> mdd=

.100


Khối lượng riêng dung dịch:
d=
Thay (2) vào (3) ta có:
Thay (1) vào (4) ta có:

mdd
V(ml )

=> V(ml) =
V(ml) =
V(ml)=

M CT .100
C % .d

(4)

C M .M .Vdd .100
C% .d

Trong đó:
V(ml): thể tích dung dịch H2SO4 (gốc, ml)
Vdd: thể tích dung dịch H2SO4 cần pha (lít)
CM: nồng độ H2SO4 cần dùng (M)
M: khối lượng mol phân tử H2SO4 (M = 98 g/mol)
d: khối lượng riêng (d = 1,84 g/ml)
C%: nồng độ phần trăm của H2SO4 (%)
Vậy: VH SO 98% =
2


4

C M .M .Vdd .100
=
C% .d

9.98.0,5.100
98.1,84

= 244,57ml

Chú ý: H2SO4 98% rất háo nước, khi hòa tan vào nước tạo thành những hidrat
H2SO4.H2O và tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn. Nên khi tiếp xúc vào cơ thể người sẽ gây
bỏng nặng, rất nguy hiểm. Do đó, khi tiến hành pha chế phải rất cẩn thận, chú ý tới
mức tối đa. Khi pha loãng dung dịch H2SO4 thì phải rót từ từ axit H2SO4 vào nước. Vì
H2SO4 có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước nên khi cho axit H2SO4

25

kho tai lieu -123doc-doc-luan an - luan an tien si -luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Pag


×