Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

MÔN PPNCKH STT 2 PHẠM THÁI BÌNH thầy minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.38 KB, 13 trang )

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Câu hỏi : Nêu sự khác biệt giữa tri thức thông thường và tri thức khoa học
(nêu một số ví dụ minh họa). Làm thế nào để có được tri thức khoa học?
Bài làm
1. Khoa học là gì?
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ảnh hiện thực khách
quan, tạo ra hệ thống chân lý về thế giới. Hệ thống chân lý này được diễn đạt
bằng các khái niệm, phạm trù trừu tượng, những nguyên lý khái quát, những
giả thuyết, học thuyết,.... Khoa học không những hướng vào việc giải thích thế
giới mà còn nhắm đến việc quản lý, cải tạo thế giới phục vụ cuộc sống của con
người.
2. Sự khác biệt giữa tri thức khoa học và tri thức thông thường.
TRI THỨC THÔNG THƯỜNG

TRI THỨC KHOA HỌC

1. Khái niệm

1. Khái niệm

Trong cuộc sống đời thường, khi tiếp

Là hệ thống tri thức khái quát về

xúc với tự nhiên và xã hội bằng các giác sự vật, hiện tượng của thế giới và về
quan, tri giác con người cảm nhận được về các quy luật vận động của chúng. Là
bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh hệ thống tri thức được xác lập trên
mình, họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được
những hiểu biết về nhiều mặt trong mối quan và có tính ứng dụng.
hệ giữa con người với con người, giữa con


người với thiên nhiên gọi là tri thức thông
thường.

2. Quá trình hình thành

2. Quá trình hình thành

Tri thức khoa học là kết quả của

Tri thức thông thường được tạo ra từ quá trình nhận thức có mục đích, có
phép quy nạp đơn giản, chưa chỉ ra được bản kế hoạch, có phương pháp, phương
chất bên trong, chưa phát hiện được quy luật tiện thích hợp và do đội ngũ các nhà
của sự vật hiện tượng quan sát được, do đó khoa học thực hiện.
1


nó chưa tạo được hệ thống tri thức vững chắc
và có hệ thống.
Tri thức thông thường được con người
không ngừng sử dụng và phát triển.

3. Đặc điểm nhận biết

3. Đặc điểm nhận biết

- Chặt chẽ, logic và bền vững và

- Không chặt chẽ, không bền vững; được kiểm chứng bằng kết quả nghiên
Không được giải thích bằng lý luận.


cứu của các nhà khoa học.

- Mang tính cá nhân, mang tính văn hóa
vùng miền, tính phổ quát thấp

- Không mang tính văn hóa vùng
miền, mang tính phổ quát cao.

Ví dụ: Bằng sư quan sát, kiểm chứng và
đúc kết từ kinh nghiệm thực tế.

Ví dụ:
- Các công thức toán học, vật lí,

- Khoai đất lạ, mạ đất quen.

hóa học,…

- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao
thì nắng bay vừa thì dâm.

3. Tri thức khoa học có từ đâu ra
- Tri thức khoa học và tri thức thông thường tuy khác nhau nhưng có mối
quan hệ mật thiết.
- Tri thức khoa học có thể xuất phát từ gợi ý của những hiểu biết thông
thường, từ nhu cầu thực tế cuộc sống để tiến hành những nghiên cứu sâu sắc.
Tuy nhiên tri thức khoa học không phải là tri thức thông thường được hệ
thống hoá lại.
Ví dụ: Ở những ngôi mộ mới chôn đôi khi ta thấy có hiện tượng ánh sáng

lập lòe trên ngôi mộ vào ban đêm à Nhiều người gọi là Ma
Xuất phát từ thực tế đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu, để giải thích hiện
tượng đó: Trong xương người và não người chết có nhiều photpho, sau khi chết
các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin và diphotphit bốc lên thoát ra
ngoài, gặp không khí và một số điều kiện sẽ bốc cháy thành lửa.

2


4. Bản chất của tri thức khoa học
- Là hệ thống tri thức về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, về thế giới
KQ
- Là nhận thức được tích luỹ có hệ thống, là sự tổng kết các tập hợp tri thức,
được khái quát thành các lý thuyết về bản chất của sự vật, hiện tượng theo
những phương pháp tiếp cận, phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu đặc thù.

3


BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
ĐỀ BÀI:
Xây dựng ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CỦA MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ( LUẬN VĂN THẠC SĨ QLGD)
BÀI LÀM
Tên đề tài: “Xây dựng đội ngũ giáo viên THCS trong nhà trường, nâng cao
chất lượng giáo dục”.
1.XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò
quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục

mới tốt. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao.
Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo hoạt động
Đoàn, Đội. Có đội ngũ cốt cán giỏi, nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm
với nghề lại có trách nhiệm cao trong tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì
mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.
Như vậy: Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo
và điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh
thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của
trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng
đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng,
Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo,
có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và
thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác
ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời
4


quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của
người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có
nói:” Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào
tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thầy giáo phải không
ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự
xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề
lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo
viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của
mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho

nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất
lượng đội ngũ giáo viên.”
Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên như trên, là một cán bộ quản lý, tôi
nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ
giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm
qua trường chúng tôi đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp quản lý có
hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt động, chuyên môn
trong nhà trường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường
ngày càng phát triển. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên,
nâng cao chất lượng giáo dục”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài “Xây dựng đội ngũ giáo viên THCS trong nhà trường, nâng cao chất
lượng giáo dục” nhằm tìm tìm hiểu thực trạng , đánh giá tình hình đội ngũ GV để
từ đó đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ có tâm huyết với
nghề, có năng lực sư phạm, có chuyên môn vững vàng để từng bước nâng cao chất
lượng dạy – học .
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
- Ban Giám hiệu, GV và HS lớp 6,7,8,9 trên địa bàn nghiên cứu.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu:
5


- Thực trạng việc quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên THCS.
- Một số tồn tại trong quản lý phát triển giáo viên ở THCS.
3.3 Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh THCS.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Thực trạng của việc quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
THCS

- Những biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS
Chi Lăng trong giai đoạn hiện nay
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên
cứu trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến thực trạng, ...
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực
tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình thảo luận của các nhóm học sinh trong trường THPT Sào
Nam nhằm tìm hiểu thực trạng, kỹ năng thảo luận nhóm.
* Phương pháp điều tra bằng anket
- Điều tra trên học sinh để tìm hiểu thực trạng kĩ năng thảo luận nhóm, thực
trạng tính tích cực của việc thảo luận nhóm của học sinh THPT trường Sào Nam.
- Đối tượng điều tra là học sinh THPT trường Sào Nam.
* Phương pháp điều tra bằng trò chuyện
Chúng ta tiến hành trò chuyện với học sinh và giáo viên trường THPT Sào
Nam. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những đánh giá khách quan, đúng đắn và chính
xác hơn về kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh nhằm thu thập những thông tin
cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra bằng an két.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
6


Nghiên cứu kế hoạch tổ chức thảo luận nhóm của học sinh và các sản phẩm
khác có liên quan đến đề tài.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả điều
tra về định lượng, chủ yếu là tính điểm trung bình, tính phần trăm.
7. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm
nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là nhân tố quyết
định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy cần bồi dưỡng để phát triển đội
ngũ giáo viên.
Đặc điểm về mục tiêu: Mục tiêu của tập thể sư phạm hoàn toàn thống nhất
với mục tiêu giáo dục của trường trung học là "Nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả giáo dục của trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phô
thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động"
( Luật Giáo dục ).
Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu đó, tập thể sư phạm nhà
trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên với
mục tiêu của tập thể và mục tiêu xã hội. Sự thống nhất và hài hoà ba lợi ích đó là
điều kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể. "Trong thực tiễn của
tập thể sư phạm, mỗi bước đều có sự đối chọi giữa mục tiêu cá nhân và tập thể và
vấn đề hoà hợp các mục đích đó. Nếu trong một tập thể còn cảm thấy mâu thuẫn
giữa mục đích chung và mục đích riêng thì có nghĩa là tập thể đó chưa được tô
chức đúng đắn. Chỉ ở nơi nào mục đích chung và mục đích riêng hoà hợp, nơi nào
không có sự lạc điệu thì ở đấy tập thể là tập thể vững mạnh" (Macarencô).
Giáo viên trong trường THCS được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn
học hoặc nhóm môn học, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng. Tổ trưởng và tổ
phó chuyên môn có vai trò quan trọng, nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của
tổ. Nhiệm vụ của họ là xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn và quản lý
7



kế hoạch của từng giáo viên trong tổ theo kế hoạch dạy học, tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ
của giáo viên... Tổ trưởng sử dụng các buổi sinh hoạt chuyên môn để thực hiện các
nhiệm vụ quản lý của mình.
Phát triển đội ngũ là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến
hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi
nghề nghiệp của người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài
giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra
sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm
nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về mặt nội dung,
phát triển đội ngũ bao gồm bốn loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và
phát triển.
Bồi dưỡng đội ngũ là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng
chuyên môn cho cán bộ, công chức trong một tổ chức hành chính nhà nớc khi mà
những kiến thức, kỹ năng đợc đào tạo trớc đây đã lạc hậu, không đủ để thực hiện
có hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức đó. Sự thay đổi trong
đời sống kinh tế - xã hội diễn ra thờng xuyên dới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển của khoa học quản lý làm cho những kiến thức và kỹ năng
hoạt động chuyên môn của cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan luôn bị lạc hậu
đòi hỏi phải đợc bồi dỡng thờng xuyên. Đó cũng là một trong những lý do cơ bản
của triết lý học tập liên tục, suốt đời trong cuộc sống hiện đại của tất cả các tổ chức
nhà nước cũng như ngoài nhà nước.
Mục tiêu và vai trò của phát triển đội ngũ là nhằm sử dụng tối đa nguồn
nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho
người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình
và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt
hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương
lai.

8



8. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Phần II: NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Chương II :

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ , XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.
2.1.2 Vài đặc điểm của trường THCS Chi Lăng.
2.2. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Ở
TRƯỜNG THCS
2.2.1. Những tồn tại chung về chất lượng đội ngũ giáo viên :
2.2.2. Những tồn tại riêng của GV THCS.
a. Về tư tưởng chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp:
b. Về lòng nhân ái sư phạm.
d. Năng lực làm công tác xã hội hoá giáo dục.
e. Năng lực về tin học.
g) Năng lực ngoại ngữ.
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT

TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Chương III :
NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN TRƯỜNG THCS CHI LĂNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN.
1.1. Đảm bảo tính hệ thống và chủ trương phát triển của Bộ GD-ĐT và Sở GDĐT cho giáo viên THPT. Trên cơ sở đó, nhà trường vận dụng phát triển vào thực
tiễn của trường THCS.
9


1.2. Đảm bảo tính tích cực, chủ động của giáo viên trong việc bồi dưỡng và
phát triển. Từng giáo viên, phải tự giác, tích cực chủ động trong việc tiếp nhận nội
dung bồi dưỡng của cấp trên, đồng thời nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng.
Mỗi giáo viên, khi nhận thức rõ sự cần thiết phải bồi dưỡng và tự bồi dưỡng họ sẽ
có động cơ, thái độ đúng đắn, có quyết tâm cao, và từ đó nâng cao chất lượng công
tác.
1.3. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và lâu dài. Trước mắt
cần đảm bảo cho giáo viên được cập nhật những kiến thức cần được điều chỉnh và
đổi mới trong chương trình môn học, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục. Về
lâu dài, giáo viên cần được bồi dưỡng nâng chuẩn lên trình độ Đại học để đáp ứng
yêu cầu và nhiệm vụ của người giáo viên của trường THCS trong thời kỳ mới.
1.4. Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của người quản lý trong
công tác bồi dưỡng là một nguyên tắc cơ bản. Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định
trong việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng cần giáo dục để giáo viên
nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải nâng cao và tự nâng cao trình độ, năng lực.
Hiệu trưởng cần thống nhất được yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ của toàn
trường với mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên, thu hút mọi giáo viên vào các
hình thức học tập phù hợp.
2. TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ

GIÁO VIÊN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ.
2.1. Nội dung tăng cường.
Những nội dung cần bồi dưỡng về nhận thức như sau:
Bồi dưỡng nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển. Phải làm cho
mọi người thấu triệt giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển cá nhân và xã
hội. Giáo dục được coi là đồng nghĩa với sự phát triển. Giáo dục ngày nay được
coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho
nền kinh tế quốc dân. Nền giáo dục phát triển nhân cách mỗi cá thể và bản sắc dân
tộc góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Bồi dưỡng nhận thức về quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, nhiệm vụ giáo
dục trong thời kỳ CNH, HĐH.
10


+ Đảng ta thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
+ Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục là: "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện,
đôi mới nội dung phương pháp dạy và học... phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ,
sáng tạo của học sinh... thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã
hội học tập".
Tăng cường nhận thức về thực trạng giáo dục của đất nước, đặc biệt thấy rõ
những yếu kém của nền giáo dục, như: chất lượng giáo dục - đào tạo đại trà còn
thấp, đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, cơ cấu không đồng bộ, chất lượng thấp,
phương pháp giảng dạy, giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại và
tương lai.
Tăng cường nhận thức về vai trò của người thầy giáo trong việc thực hiện
mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục. Phải làm cho mọi người thấy được vai trò
của chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của
đất nước. Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát
triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH đất nước. Muốn làm tròn sứ mệnh cao cả đó, giáo dục phải có sự thay

đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao
chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên.
2.2. Hình thức tăng cường
Có thể vận dụng nhiều hình thức, như:
- Đẩy mạnh công tác chính trị - tư tưởng
- Mời cán bộ tuyên huấn nói chuyện thời sự, chính trị
- Mời các cán bộ , GV có kinh nghiệm,năng lực , tâm huyết bồi dưỡng đổi mới
phương pháp giảng dạy.
- Tổ chức học tập chính trị cho cán bộ, giáo viên
- Phổ biến các văn kiện của Đảng, Nhà nước
- Mua các tài liệu .
- Giáo viên tăng cường đọc sách, báo, tài liệu .
- Giáo viên viết thu hoạch
- Bồi dưỡng qua các sinh hoạt tập thể
11


- Các tổ có kế hoạch hoạt động, đăng ký nội dung BD .
3. ĐA DẠNG HOÁ CÁC NỘI DUNG, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
3.1. Đa dạng hoá nội dung bồi dưỡng
a) Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm
b) Bồi dưỡng năng lực sư phạm
c) Bồi dưỡng năng lực chuyên môn
d) Bồi dưỡng năng lực công tác xã hội hoá giáo dục
e) Bồi dưỡng kiến thức khoa học bô trợ
3.2. Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên
a) Bồi dưỡng tại trường
b) Bồi dưỡng ngắn hạn:
c) Học các lớp đào tạo bồi dưỡng từ xa.

d) Học các lớp tập trung
e) BD chuyên đề theo cụm trường.
g) Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn.
4. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG.
4.1. Nội dung thi đua
4.2. Các hình thức thi đua, khen thưởng.
5. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT GIÁO VIÊN
6. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ
a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
b) Người quản lý phải nắm được đặc điểm cơ bản của tập thể sư phạm, đội ngũ
giáo viên. Đó là các đặc điểm về mục tiêu, đặc điểm về lao động sư phạm, đặc
điểm các yếu tố tâm lý, giá trị của tập thể sư phạm.
c) Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, xây dựng khối đại đoàn
kết thống nhất trong tập thể sư phạm, trong đội ngũ giáo viên.
d) Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể đội ngũ giáo viên.
Hiệu trưởng cần phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội thường xuyên tổ chức
12


những sinh hoạt tập thể, những chuyến tham quan, nghỉ mát, hội thảo, quan tâm
đến những sinh hoạt tập thể, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng
giáo viên. Hiệu trưởng cần hoàn thiện phong cách quản lý của mình vì phong cách
quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý của tập thể sư
phạm qua tiếp xúc của hiệu trưởng với các giáo viên và điều tiết các quan hệ giữa
các thành viên trong tập thể.
e) Tăng cường các quy chế, cải cách hành chính trong nhà trường nhằm xây
dựng kỷ cương, nền nếp dạy và học, nhằm phát huy chức năng bộ máy nhà trường,
phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Phần III : KẾT LUẬN

1.Những vấn đề quan trọng nhất đề cập đến của SKKN.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên THPT.
- Đa dạng hoá các nội dung và hình thức bồi dưỡng.
- Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng.
- Có các chính sách thu hút giáo viên.
2. Hiệu quả mà đề tài mang lại khi vận dụng :
3. Kiến nghị với các cấp quản lí.
Học viên

Phạm Thái Bình

13



×